-
Thông tin
-
Quiz
Nghiệp vụ sư phạm giảng viên Bài thu hoạch Môn:Nâng cao chất lượng tự học | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Là nguồn tài nguyên có trong các cơ sở giáo dục, các cơ quan nhànước, chínhphủ, ban ngành v...;-Là tài nguyên mang tính bao quát và hiện đại, tập trung trong những cơ sở thôngtin mà mọi người ở khắp nơi có thể truy cập1;Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Nâng cao chất lượng tự học (HVNN) 1 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Nghiệp vụ sư phạm giảng viên Bài thu hoạch Môn:Nâng cao chất lượng tự học | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Là nguồn tài nguyên có trong các cơ sở giáo dục, các cơ quan nhànước, chínhphủ, ban ngành v...;-Là tài nguyên mang tính bao quát và hiện đại, tập trung trong những cơ sở thôngtin mà mọi người ở khắp nơi có thể truy cập1;Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nâng cao chất lượng tự học (HVNN) 1 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

















Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48541417
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN BÀI THU HOẠCH
MÔN:NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC
LỚP: K12.2024.TC.NVSP GIẢNG VIÊN
Họ và tên : PHẠM THANH THẢO
Ngày sinh : 26/05/2000
Nơi sinh: Thị trấn Thanh Miện, TM - HD STT: 217 lOMoAR cPSD| 48541417
Câu 1 (5 điểm): Trình bày hiểu biết và bài học kinh nghiệm của anh/chị
về kĩ năng Khai thác tài nguyên học tập, liên hệ với công tác giảng dạy của bản thân. Bài làm
I. Khái niệm tài nguyên học tập
-Là nguồn tài nguyên có trong các cơ sở giáo dục, các cơ quan nhà nước, chính phủ, ban ngành v...;
-Là tài nguyên mang tính bao quát và hiện đại, tập trung trong những cơ sở thông tin
mà mọi người ở khắp nơi có thể truy cập1;
-Tài nguyên học tập cung cấp nguồn thông tin và công cụ để người học tiếp cận,
nắm bắt và áp dụng kiến thức. Chúng hỗ trợ quá trình học tập, nghiên cứu và phát
triển kỹ năng của người học, đồng thời cung cấp cơ hội mở rộng kiến thức và khám
phá các lĩnh vực quan tâm.
-Tài nguyên học tập được giáo viên sử dụng để thực hiện việc giảng dạy và tạo điều
kiện để học sinh đạt được mục tiêu giáo dục của mình. Tài nguyên học tập được học
sinh sử dụng để nâng cao, mở rộng kiến thức học được, tìm tòi thêm nhiều kiến thức
mới về các chủ đề từ các nguồn tài nguyên học tập có sẵn.
-Ngày nay việc lựa chọn tài nguyên học tập trở nên đa dạng hơn nhờ vào sự phát
triển của công nghệ thông tin Internet. lOMoAR cPSD| 48541417
II. Khái niệm, đặc điểm và phân loại kỹ năng mềm
1 . Khái niệm
Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách
vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có phù hợp với điều kiện cho
phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu
hiện năng lực của con người. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của
kinh tế dựa vào kỹ năng (Skills Based Economy). Còn đối với các nhà tuyển dụng
và người sử dụng lao động thường chú trọng đến năng lực của người được tuyển
dụng. Thang năng lực dựa vào phạm trù nhận thức đã được Giáo sư Benjamin
Bloom, một nhà khoa học giáo dục người Mỹ phát triển và công bố năm 1956,
năng lực này bao gồm 3 nhóm tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong lĩnh
vực giáo dục, có thể gọi nhóm kiến thức chính là kỹ năng cứng, là những kiến
thức, hiểu biết hoặc trải nghiệm thực hành có tính chất thiên về kỹ thuật. Kỹ năng
cứng thường mang tính chuyên môn. Nói cách khác, kỹ năng cứng dùng để chỉ
trình độ, kiến thức chuyên môn, bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Loại kỹ năng
này đa phần được đào tạo ở các trường học. Thông qua các môn học chính, kỹ
năng cứng sẽ dần được hình thành.
Kỹ năng mềm (soft skill) là những kỹ năng quan trọng liên quan tới mặt trí
tuệ cảm xúc. Kỹ năng mềm chứng tỏ khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội,
cộng đồng, tập thể,… Có thể thấy, kỹ năng mềm không mang tính chuyên môn
mà liên quan tới tính cách, cảm xúc nhiều hơn. Khác với kỹ năng cứng thường
được hình thành và tích lũy từ trường học, “Trường đời và xã hội” thường được
ví là nơi “tôi luyện” kỹ năng mềm. Tuy nhiên trong giai đoạn tác động mạnh mẽ
của cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng rất nhanh và mạnh mẽ đến thái độ và lối sống
của sinh viên, để các kỹ năng mềm sinh viên tiếp cận đúng với yêu cầu việc làm
và nhu cầu của nhà tuyển dụng, cũng như thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và
phát triển các kỹ năng mềm trong sinh viên, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã chú
trọng đến việc bồi dưỡng các kỹ năng, đồng thời hình thành nhiều sân chơi, câu
lạc bộ, đội nhóm… để sinh viên tham gia trải nghiệm, tích lũy kỹ năng. lOMoAR cPSD| 48541417
Như vậy, kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật
ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm, thuộc về tính cách con người dùng để chỉ các
kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh
đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng
hoảng, sáng tạo và đổi mới…
2 . Đặc điểm
- Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh: kỹ năng mềm là khả
năng thiên về mặt tinh thần của cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng
với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ
trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả. Do vậy kỹ năng mềm hình thành theo
sự trải nghiệm, áp dụng kiến thức vào giải quyết tình huống từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm, và do đó nó không phải là yếu tố bẩm sinh. Để có được kỹ
năng mềm tốt, điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần hình thành được ở người
học một thái độ tích cực và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kỹ năng
mềm. Để từ đó họ sẵn sàng, chủ động cho một tâm thế thấu hiểu và tích lũy và
lâu dài hơn nữa là quá trình tự tập luyện bằng nhiều hình thức, phương pháp với
sự nỗ lực không ngừng.
- Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc: mà nó còn thể
hiện sức mạnh của việc thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội. Kỹ năng mềm giúp
cá nhân thích ứng nhanh với từng hoàn cảnh khác nhau như khi làm việc nhóm,
xử lý tình huống bất ngờ, xử lý dữ liệu công việc, hay thậm chí là những thay đổi
ngoại cảnh, thay đổi môi trường sống và làm việc,... Trong mỗi môi trường sống,
mỗi môi trường làm việc khác nhau thì có những yêu cầu khác nhau. Người có kỹ
năng mềm linh hoạt sẽ làm chủ được tình huống, biết tìm ra cách để giải quyết
vấn đề hợp lý, hiệu quả, khéo léo khi ứng xử với mọi người,...
- Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm: các kỹ năng
mềm không dễ để có được vì nó được hình thành từ những trải nghiệm thực tế,
trong mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh xác định nên. Kiến thức chuyên
môn sẽ được được tích lũy dưới các dạng lý thuyết hoặc thực hành, qua quá trình lOMoAR cPSD| 48541417
lĩnh hội và đánh giá sẽ tạo thành khối kiến thức và kỹ năng cứng. Trong khi kỹ
năng mềm không hoàn toàn hình thành bằng cách truyền đạt thông tin lý thuyết,
mà đòi hỏi khả năng thích ứng của người học đối với môi trường thực tế, những
đặc thù của môi trường thực tế này lại luôn vận động và biến đổi không ngừng.
Do đó kỹ năng mềm chỉ thật sự tồn tại và phát huy hiệu quả khi người học làm
chủ được bản thân và ứng biến linh hoạt trong thực tế bằng sự trải nghiệm.
- Kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn, mà
đặc biệt là "kỹ năng cứng": kỹ năng cứng là những kỹ năng cơ bản trong nghề
nghiệp, thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ, được thể hiện thông qua bảng lý lịch,
trình độ học vấn hay cụ thể là qua các văn bằng, chứng chỉ. Ngược với nó thì kỹ
năng mềm là những kinh nghiệm, sự thành thạo chuyên môn, tính linh hoạt trong
xử lý tình huống thực tế. Hiện nay trong phỏng vấn, tuyển dụng và đánh giá nhân
sự nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm về trình độ học vấn mà kỹ năng mềm cũng
như kinh nghiệm công việc cũng là những yếu tố rất quan trọng được chú ý, quan
tâm. Thậm chí nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới gần
đây chỉ ra rằng: để thành đạt trong công việc và cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí
tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Chính vì
vậy kỹ năng mềm sẽ là “đòn bẩy” phát triển tư duy và kỹ năng cứng lên một cách
hiệu quả. Chìa khóa đi đến thành công nhanh nhất đó là trau dồi và bồi dưỡng 2
nhóm kỹ năng này nhuần nhuyễn, hiệu quả.
- Kỹ năng mềm không "cố định" cho tất cả các ngành nghề: với mỗi ngành
nghề cần đến những nhóm kỹ năng khác nhau nhất định. Chẳng hạn với vị trí nhân
viên phòng Kinh doanh thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng lại chính là
kỹ năng “cứng”, hay chính là chuyên môn của nghề nghiệp. Đối với ngành Hướng
dẫn viên du lịch, kỹ năng thuyết minh, thuyết trình và kỹ năng giao tiếp được coi
là kỹ năng cứng. Nhưng với vị trí Lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó là
những kỹ năng “mềm”. Việc xác định rõ “mềm”, “cứng” và nhận ra điểm mạnh,
điểm yếu, những mặt thiếu hụt của bản thân là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng
để trau dồi kỹ năng “mềm”. Kỹ năng nghề là căn bản, đặc trưng chuyên môn, lOMoAR cPSD| 48541417
nghiệp vụ còn kỹ năng mềm mang tính bổ trợ cho kỹ năng cứng, nghiệp vụ chuyên
môn. Bên cạnh đó có những kỹ năng mềm mang tính xã hội, quan hệ giữa con
người với con người. Những kỹ năng như giao tiếp, lắng nghe, kỹ năng thuyết
trình,... giúp con người dễ dàng thích ứng, hòa nhập với mọi người, linh hoạt vận
dụng, triển khai công việc. Nên giữa các nghề nghiệp sẽ có sự giao thoa của những kỹ năng mềm.
III. Kỹ năng khai thác tài nguyên học tập
1. Kỹ năng khai thác tài nguyên học tập
-Kỹ năng khai thác tài nguyên học tập là việc sử dụng thành thạo các công cụ tìm
kiếm, tập hợp và phân tích các nguồn tài nguyên học tập để trở thành tài liệu nghiên
cứu, lưu giữ của bản thân, phục vụ hiểu quả cho công việc.
-Kỹ năng khai thác là tập hợp các năng lực, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để
thực hiện quá trình khai thác tài nguyên một cách hiệu quả và an toàn. Đó là khả
năng áp dụng các phương pháp, kỹ thuật, và quy trình khai thác tối ưu hóa. Hiệu
suất và đạt được kết quả mong muốn trong việc trích xuất và sử dụng các tài nguyên
2. Các nguồn tài nguyên học tập
Nguồn tài nguyên giấy: thư viện, tạp chí giáo dục giấy, sách, sách tham khảo,...
Nguồn tài nguyên điện tử: refseek, science, pdfdrive, scholar.google
3. Cách khai thác tài nguyên học tập hiệu quả Tìm kiếm nguồn tài nguyên
chính thống, được cho phép.
Trính dẫn phù hợp, đúng yêu cầu.
Sắp xếp, lưu trữ các nguồn thông tin để dễ tìm lại khi cần thiết IV. Vai trò
*Vai trò tài nguyên học tập lOMoAR cPSD| 48541417
-Tái sinh trí nhớ: Tài nguyên học tập rất hiệu quả trong việc ghi nhớ và lưu giữ
những khái niệm về chủ đề mà người học/ giáo viên đang nghiên cứu.
-Động lực học tập: Khi sử dụng tài nguyên học tập sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về
chủ đề đang theo đuổi, nhờ vào động lực đó, sẽ thấy học tập dễ dàng hơn và cảm
thấy có động lực mạnh hơn để học tập tốt hơn.
-Cung cấp tính minh bạch, rõ ràng: Học sinh được cung cấp với sự rõ ràng hơn về
những gì họ đang học vì họ có cùng hoặc tương tự với tài liệu giáo viên và có thể từ
đó giải đáp những thắc mắc của mình ngay lập tức.
-Hỗ trợ hình ảnh: Giúp học sinh dễ dàng hiểu và nhớ thông tin, tạo ra sự tương tác
và thú vị trong quá trình học tập.
-Từ vựng: Chúng có thể giúp mở rộng vốn từ vựng của người học, cả trong lĩnh vực
chuyên môn cũng như tổng quát. Như vậy, Tài liệu học tập đóng vai trò quan trọng
trong quá trình học tập, giúp người học tiếp cận kiến thức, phát triển kỹ năng, khám
phá và tìm hiểu. Việc sử dụng các LR phù hợp và hiệu quả sẽ tăng cường quá trình
học tập và nắm bắt kiến thức một cách tốt hơn. Tài nguyên học tập tồn tại ở nhiều
dạng khác nhau (sách, báo, tranh ảnh, video, nhạc, các bài nghiên cứu v..), ở nhiều
nguồn khác nhau (thư viện, thư viện số, internet...)
-Vai trò kỹ năng khai thác tài nguyên học tập Sau khi đã nắm bắt được vai trò của
tài nguyên học tập, ta có thể hình dung được vai trò của kỹ năng khai thác tài nguyên
học tập là gì. Kỹ năng khai thác tài nguyên học tập giúp cho người nghiên cứu sử
dụng thành thạo các tài nguyên học tập sẵn có. Giúp người nghiên cứu tiếp cận, nắm
bắt và áp dụng các kiến thức có trong tài nguyên
*Khai thác tài nguyên học tập như thế nào cho phù hợp với mục đích và đạt được
mục tiêu một cách hiệu quả, tối ưu nhất 4.
Các lưu ý khi khai thác tài nguyên học tập
-Khi khai thác tài nguyên học tập, ngoài xác định mục tiêu học tập, ta cần đánh giá
tính đáng tin cậy của tài liệu, tìm kiếm từ nhiều nguồn, đọc kỹ và hiểu nội dung, sắp lOMoAR cPSD| 48541417
xếp và quản lý tài liệu, kết hợp các nguồn tài nguyên, chia sẻ và thảo luận, và liên
tục cập nhật với những thông tin mới nhất.
-Đánh giá độ đáng tin cậy của tài liệu: Ngoài tài nguyên học tập là các ấn phẩm sách,
báo, luận án, tạp chí có trong thư viện truyền thống, thì những tài nguyên học tập
tìm kiếm miễn phí trên Internet cần tra rõ nguồn gốc của tài liệu. Và cần làm rõ BẢN
QUYỀN của các tài liệu này ra sao.
- Tìm kiếm đa nguồn: Tìm kiếm tài nguyên học tập từ nhiều nguồn khác nhau để có
cái nhìn toàn diện và đa dạng về chủ đề học tập. Sử dụng công cụ tìm kiếm, thư viện
trực tuyến, cơ sở dữ liệu học thuật và các nền tảng học tập trực tuyến để tìm kiếm
các nguồn tài nguyên học tập phù hợp.
-Đọc kỹ và hiểu nội dung: Khi sử dụng tài liệu học tập, cần đọc kỹ và hiểu nội dung.
-Đặt câu hỏi cho bản thân, làm các bài tóm tắt và ghi chú để giúp hiểu rõ hơn và lưu
giữ thông tin quan trọng.
-Sắp xếp và quản lý tài liệu: Sắp xếp và quản lý tài nguyên học tập một cách có tổ chức.
-Kết hợp các nguồn tài nguyên: Khi khai thác tài nguyên học tập, hãy kết hợp các
nguồn tài nguyên khác nhau như sách giáo trình, bài viết khoa học, video, bài giảng
và tài liệu tham khảo để có một cái nhìn đa chiều và phong phú về chủ đề học tập.
-Liên tục cập nhật: Tài nguyên học tập không ngừng phát triển và cập nhật. Theo dõi
và cập nhật với những xu hướng mới, nghiên cứu và nguồn thông tin để không bỏ
lỡ những tài nguyên học tập quan trọng và cập nhật nhất.
-Liên hệ bản thân khi sử dụng kỹ năng khai tác tài nguyên học tập này trong việc
tìm kiếm, sử dụng tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, làm luận văn tiến sĩ. lOMoAR cPSD| 48541417
IV. Bài học kinh nghiệm trong giảng dạy:
1. Ứng dụng khai thác tài nguyên học tập:
Tìm kiếm tài liệu từ các nguồn uy tín (sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu, các website giáo dục chất lượng).
Kết hợp sử dụng công nghệ:
Sử dụng các nền tảng học trực tuyến (Zoom, Google Classroom, Quizlet) để hỗ trợ giảng dạy.
Áp dụng phần mềm trình chiếu, công cụ đồ họa (Canva, PowerPoint) để tạo bài giảng sinh động.
2. Phát triển kỹ năng cho học sinh:
Hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm thông tin hiệu quả qua các công cụ tìm kiếm như Google, thư viện số.
Tổ chức các hoạt động thảo luận, bài tập nhóm để học sinh thực hành khai thác và
trình bày tài nguyên học tập.
Khuyến khích học sinh tự nghiên cứu các tài liệu bổ sung ngoài sách giáo khoa.
*Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc khai thác và sử dụng hiệu quả
tài nguyên học tập có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc nâng cao chất lượng
giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
Tự học và khuyến khích học viên tự học: Tôi luôn khuyến khích học viên tự tìm
kiếm tài liệu bổ sung ngoài giáo trình chính thức. Điều này không chỉ giúp họ nắm
bắt kiến thức sâu sắc hơn mà còn rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, học hỏi.
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy: Việc ứng dụng công nghệ không chỉ giúp tôi
dễ dàng quản lý lớp học mà còn tạo ra môi trường học tập linh hoạt cho học viên. Ví
dụ, tôi sử dụng các phần mềm như Google Classroom, Moodle để chia sẻ tài liệu lOMoAR cPSD| 48541417
học tập, bài tập, và bài kiểm tra trực tuyến. Điều này giúp học viên có thể học bất cứ
khi nào và ở đâu, đồng thời tạo cơ hội để họ tham gia thảo luận và trao đổi.
Chú trọng đến việc phân tích và đánh giá tài liệu: Trong mỗi bài giảng, tôi luôn
hướng dẫn học viên cách phân tích tài liệu học tập, không chỉ dừng lại ở việc tiếp
nhận thông tin mà còn khuyến khích họ đánh giá, đối chiếu các quan điểm, lý thuyết
để phát triển tư duy độc lập.
Cập nhật tài liệu và phương pháp giảng dạy: Trong công tác giảng dạy, tôi cũng học
hỏi từ các tài nguyên học tập mới, bao gồm những nghiên cứu, bài giảng trực tuyến,
tài liệu mở và các mô hình giảng dạy hiện đại. Điều này giúp tôi không ngừng cải
thiện phương pháp giảng dạy và cập nhật kiến thức cho bản thân.
V. Liên hệ với công tác giảng dạy của bản thân:
1. Kế hoạch nâng cao kỹ năng khai thác tài nguyên học tập
Đối với bản thân:
Cập nhật kiến thức và công nghệ:
Định kỳ tham gia các khóa học trực tuyến liên quan đến công nghệ giáo dục, như
cách sử dụng Google Workspace, Microsoft Teams, hay các nền tảng quản lý học tập (LMS).
Theo dõi các diễn đàn, blog chuyên ngành để học hỏi kinh nghiệm khai thác tài
nguyên từ các đồng nghiệp trong nước và quốc tế.
Thử nghiệm và áp dụng thực tế: lOMoAR cPSD| 48541417
Lựa chọn và kiểm tra chất lượng các tài nguyên mới trước khi đưa vào giảng dạy.
Ví dụ: kiểm tra tính chính xác và phù hợp của nội dung từ các trang web, ứng dụng học tập.
Xây dựng ngân hàng tài nguyên học tập cá nhân, bao gồm tài liệu số, liên kết hữu
ích và các bài giảng đã chuẩn bị sẵn.
Tham gia hội thảo chuyên môn:
Tích cực tham gia các hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, trong đó tập trung
vào việc khai thác tài nguyên học tập.
Giao lưu, trao đổi với các đồng nghiệp về kinh nghiệm và cách tận dụng tài nguyên hiệu quả.
Đối với học sinh:
Tổ chức buổi hướng dẫn chuyên đề:
Lên kế hoạch tổ chức các buổi học chuyên đề hướng dẫn học sinh cách khai thác tài nguyên học tập, như:
Cách sử dụng công cụ tìm kiếm (Google Advanced Search).
Đánh giá độ tin cậy của nguồn tài liệu (phân biệt nguồn chính thống và không chính thống).
Hướng dẫn học sinh truy cập thư viện điện tử và các nền tảng học tập chính thống
như Vietnam Open Educational Resources, Khan Academy, hay các khóa học MOOC (Coursera, edX). lOMoAR cPSD| 48541417
Kết hợp với bài tập thực tế:
Giao các bài tập hoặc dự án yêu cầu học sinh tự tìm kiếm và trình bày tài liệu đã
khai thác được. Ví dụ: “Tìm hiểu vai trò của năng lượng tái tạo và trình bày bằng sơ
đồ tư duy kèm nguồn tham khảo.”
Đánh giá cao sự sáng tạo và cách học sinh sử dụng các tài nguyên khác nhau, khuyến
khích các em chia sẻ với bạn bè.
Xây dựng văn hóa học tập chủ động:
Tạo một “góc tài nguyên” trong lớp học hoặc nhóm học tập trực tuyến, nơi học sinh
có thể chia sẻ tài liệu hữu ích mà các em tìm thấy.
Tổ chức các cuộc thi nhỏ như “Ai tìm được tài liệu tốt nhất” để tăng động lực cho học sinh. V. Kết luận
Kỹ năng khai thác tài nguyên học tập giúp tôi không chỉ nâng cao năng lực chuyên
môn mà còn cải thiện khả năng truyền đạt kiến thức hiệu quả. Tôi đã rút ra rằng,
việc sử dụng tài nguyên học tập không chỉ giới hạn trong việc tham khảo sách vở
hay tài liệu mà còn bao gồm việc áp dụng các công cụ học tập và giảng dạy trực
tuyến để kết nối với học viên, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình học tập chủ
động. Từ đó, tôi luôn chủ động cải thiện và mở rộng tài nguyên giảng dạy của mình,
đồng thời khuyến khích học viên khai thác và sử dụng những nguồn tài liệu học tập
phong phú để không ngừng phát triển và nâng cao kỹ năng học tập suốt đời.
Câu 2 (5 điểm): Trình bày hiểu biết và bài học kinh nghiệm và liên hệ
công việc giảng dạy của anh/chị về MỘT trong số các kĩ năng sau đây (
Quản lí cảm xúc; Ra quyết định; Kết nối bản thân; Xác định mục tiêu; Lập
kế hoạch học tập; Giải quyết vấn đề; Quản lí thời gian; Làm việc nhóm; Giao tiếp; Lãnh đạo). lOMoAR cPSD| 48541417 Bài làm
Kĩ Năng Kiểm Soát Thời Gian Trong Giảng Dạy
I. Khái niệm thời gian
Một trong ba thứ quan trọng trong đời mà một khi nó đã ra đi thì không bao giờ
lấy lại được đó là: Thời gian, Vậy thời gian là gì mà nó quan trọng? Đây là một câu
hỏi mà khi nhắc đến thì ra khó có thể mà trả lời được, bởi khải niệm của thời gian
rất đa dạng và nhiều hàm nghĩa. -
Thời gian là thước đo cho cuộc sống, người ta sử dụng thời gian để đặt mốc
cho mọi sự vật sự việc. -
"Thời gian" là "Một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra" của các sự kiện, biến
cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển
động của các đối tượng có tính lặp lại (Sự lượng hoá các chuyển động lặp lại) và
thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó. - Thời gian còn là một
khái niệm triết học, chỉ sự biến đổi nhanh hay chậm, kế tiếp nhau theo một trật tự
nhất định. Thời gian cho mỗi người là như nhau và chúng ta không có thể cất giữ hoặc níu kéo. -
Thời gian chỉ có một chiều duy nhất đó là từ quá khứ đến hiện tại và tƣơng
lai. Do sự vận động không ngừng của thế giới vật chất từ vi mô đến vĩ mô (và kể cả
trong ý thức, nhận thức) mà trạng thái và vị trí (Xét theo quan điểm động lực học)
của các vật không ngừng thay đổi, biến đổi. Chúng luôn có những quan hệ tương hỗ
với nhau và vì thế "Vị trí và trật tự" của chúng luôn biến đổi, không thể trở về với
trạng thái hay vị trí trước đó được.
Một cách hiểu đơn giản hơn thời gian là Thời gian là hình thức tồn tạị cơ bản của
vật chất (Cùng với không gian) trong đó vận động và phát triển liên tục, không lOMoAR cPSD| 48541417
ngừng, cũng có thể hiểu một cách đơn giản rằng thời gian chính là ngày tháng, là
nguồn tài sản mà mỗi ngƣời đều có như nhau. Đó là quy luật chung của tự nhiên,
tồn tại khách quan với ý muốn của con người, tuy nhiên con ngƣời lại có thể điều
chỉnh và quản lý quỹ thời gian ấy theo cách riêng của mình dẫn đến những hiệu quả
khác biệt. Thời gian vô cùng quý giá vì không gì có thể so sánh và đánh đổi được.
Thời gian không chờ ai cả và khi đã đi qua là mãi mãi không bao giờ trở lại. Mỗi
khoảnh khắc trôi qua là duy nhất của vũ trụ không bao giời lặp lại. Thời gian chính
là liều thuốc làm quên đau khổ, dập tắt oán thù, xoa dịu nóng giận, ghen ghét. Thời
gian cũng có thể chữa được những vết thương lòng do ái tình gây ra. Tâm hồn, phẩm
chất, giá trị con người được thanh lọc và khẳng định qua thời gian. Trên hết tất cả,
thời gian quyết định sự hiện hữu và giá trị con người trên mặt đất này. Tiền bạc có
thể mua đƣợc một chiếc đồng hồ nhưng không thể mua được thời gian. Suy cho
cùng thời gian là thứ quý giá nhất mà con người có thể cảm nhận được. Vươn lên
làm chủ thời gian là khát vọng mãnh liệt nhất của loài người. Thời gian là nguồn lực
không thể làm mới lại được. Nó là tên trộm tinh quái đánh cắp nét trẻ trung trên
khuôn mặt chúng ta. Thời gian lặng lẽ tước đoạt sức khỏe và những gì cuối cùng còn
xót lại của một đời người. Thời gian có thể làm thay đổi tất cả, thay đổi cả tính tình
con ngƣời. Nó làm xoa nhòa tất cả, làm tất cả rơi vào lãng quên. Kể cả tình yêu cũng
không tồn tại mãi mãi với thời gian.
II. Khái niệm kỹ quản lý thời gian -
Khái niệm kỹ năng Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những
định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của
từng người. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành
khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi
lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích
và định hướng rõ ràng. -
Quản lý thời gian là quá trình lên kế hoạch để kiểm soát thời gian sử dụng cho
một hoặc một số hoạt động cụ thể nhằm mục đích tăng hiệu suất, hiệu quả, năng lOMoAR cPSD| 48541417
suất. Hiểu một cách đơn giản, kỹ năng quản lý thời gian là việc phân chia, sắp xếp
các công việc trong một thời gian nhất định nhằm tối ưu hóa hiệu suất làm việc. -
Kỹ năng quản lý thời gian đóng vai trò quan trọng để đánh giá hiệu quả công
việc. Đa phần kết quả sẽ đánh giá mức độ đạt được trong một quỹ thời gian có hạn
chứ không đánh giá dựa trên thời gian hoàn thành sớm hay muộn. -
Cùng một khoảng thời gian với một khối lượng công việc và một khoảng thời
gian nhưng có người hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất trong khi có những
người không thể hoàn thành công việc, chậm trễ thời hạn. Do vậy, kỹ năng quản lý
thời gian và tổ chức công việc là yếu tố then chốt để tạo nên thành công và thăng tiến trong công việc.
III. Bài học kinh nghiệm:
Kiểm soát thời gian bằng giáo án (lesson plan)
Đôi khi bạn nghĩ giáo án chỉ để nộp hay để xem cho ngầu thì có lẽ bạn chưa hiểu
được tầm quan trọng của nó. Dựa vào giáo án, bạn có thể kiểm soát nội dung giảng
dạy của buổi học như mục tiêu tiết học, dòng chảy bài giảng, tiến trình bài giảng …
Ngoài ra, một phần rất hữu ích của giáo án chính là kiểm soát thời gian.
Để kiểm soát thời gian trong giáo án, bạn cần chia thời gian trong từng phần của
giáo án càng chi tiết càng tốt.
Ví dụ: Hoạt động khởi động sẽ chiếm 7 phút, trong hoạt động khởi động bạn dùng
7 từ/câu, thì khoảng thời gian tương tác cho từng câu sẽ chiếm 1 phút. Vậy nếu 1
từ/câu dùng nhiều hơn số phút đó, bạn phải gia tăng tốc độ cho các câu còn lại để kịp thời gian.
Kiểm soát bằng đồng hồ lOMoAR cPSD| 48541417
Cách đơn giản nhất vẫn là cách tối ưu nhất. Dựa vào sự cân đo đong đếm có sẵn
trong giáo án mà bạn có thể kiểm soát thời gian hiệu quả bằng đồng hồ.
Bạn có thể lựa chọn đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ trên điện thoại
hay đồng hồ trên máy tính (laptop) hay ngay cả đồng hồ trong powerpoint lúc trình
chiếu. Điều quan trọng là bạn cần làm quen với cách quản lý thời gian và phải theo
sát nó. Nếu bản thân có tâm lý rằng, dạy tiết này không kịp thì tiết sau có thể dạy
tiếp hay tương tự thì ‘cháy’ giáo án trên ‘diện rộng’ là điều khó tránh khỏi.
Kiểm soát thời gian bằng hoạt động dự phòng
Bạn cần biết hoạt động dự phòng là gì trước khi nói đến tác dụng của nó trong quản
lý thời gian. Hoạt động dự phòng là hoạt động có thể bỏ đi ( skip) nếu không có thời
gian, hoặc là hoạt động thêm vào nếu còn dư thời gian.
Thường hoạt động dự phòng trong bài học chính sẽ là phần thảo luận, thay vì làm
trực tiếp trên lớp, phần thảo luận có thể giao cho học viên tự trả lời ở nhà hoặc có
thể bàn luận với đội sau tiết học. Nhưng cần chắc rằng các câu hỏi thảo luận sẽ được
tiến hành ở tiết sau để tránh việc giao về nhà nhưng học viên không làm.
Hoạt động dự phòng thêm vào thường là những hoạt động ôn lại bài đã học hoặc các
hoạt động đẩy năng lượng lên cao. Thông thường các hoạt động được chọn để thêm
vào là những hoạt động ít tốn thời gian chuẩn bị hoặc rất đơn giản.
Kiểm soát thời gian bằng việc giới hạn thời gian và đếm ngược thời gian
Thông thường, chúng ta tốn thời gian cho học viên nhiều vì chúng ta không giới hạn
thời gian tương tác của học viên. Vì vậy mà quỹ thời gian cho các hoạt động của học
viên thường vượt quá so với yêu cầu của chúng ta. Những phần dư thừa thường
không được trân trọng. Vì vậy các thầy cô nên thử việc cho học viên ít thời gian hơn
thời gian cần thiết cho hoạt động đó, điều đó phần nào thúc đẩy tốc độ cũng như
hiệu quả của các hoạt động đội nhóm. lOMoAR cPSD| 48541417
Nhưng phải đảm bảo là học viên đã nắm các phần yêu cầu cần làm một cách rõ ràng
trước khi giới hạn thời gian. Khi đưa giới hạn thời gian cần thông báo rõ ràng khoảng
thời gian học viên được phép tương tác trong từng yêu cầu.
Đếm ngược thời gian để học viên biết thời lượng còn lại để tóm ý, phân chia công
việc hiệu quả cho bản thân và đội, nhóm.