-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ngoặt | Báo cáo cuối kì môn sản xuất audio
"Ngoặt" là từ được nhóm 6 chọn để lấy làm tên cho dự án cuối kì của môn Sản xuất audio. Cùng với đó là mong muốn và ý nghĩa của cả nhóm gửi gắm tới dự án lần này. Với "Ngoặt", ta có thể khái niệm hóa từ đó theo nghĩa là một sự chuyển biến đột ngột sang một chiều hướng khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Sản xuất audio 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Ngoặt | Báo cáo cuối kì môn sản xuất audio
"Ngoặt" là từ được nhóm 6 chọn để lấy làm tên cho dự án cuối kì của môn Sản xuất audio. Cùng với đó là mong muốn và ý nghĩa của cả nhóm gửi gắm tới dự án lần này. Với "Ngoặt", ta có thể khái niệm hóa từ đó theo nghĩa là một sự chuyển biến đột ngột sang một chiều hướng khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Sản xuất audio 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ MÔN SẢN XUẤT AUDIO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thế Cường Lớp: PT02601_K41.1 Nhóm: 6 HÀ NỘI – 2023 MỤC LỤC
I. Tổng quan về kênh Podcast
1. Giới thiệu về dự án, lí do chọn dự án
1.1. Giải thích tên “Ngoặt”
"Ngoặt" là từ được nhóm 6 chọn để lấy làm tên cho dự án cuối kì của
môn Sản xuất audio. Cùng với đó là mong muốn và ý nghĩa của cả nhóm gửi
gắm tới dự án lần này. Với "Ngoặt", ta có thể khái niệm hóa từ đó theo nghĩa
là một sự chuyển biến đột ngột sang một chiều hướng khác. Nhưng đối với cả
nhóm từ "Ngoặt" được dùng để gửi gắm những câu chuyện mà đã tạo ra bước
ngoặt cho chính người kể, những câu chuyện mà mỗi khi ta nhắc lại đều sẽ
kéo theo cả một vùng ký ức vui buồn lẫn lộn để rồi sau tất mọi thứ sẽ lại trở
thành một đòn bẩy giúp ta trưởng thành hơn.
"Ngoặt" được ra đời vì thế với mục đích là nơi để mọi người giãi bày
những tâm sự, cùng ngồi lại sau bao bão giông cuộc đời để nhớ lại cũng như
giúp các thính giả hiểu thêm về các biến cố trong cuộc đời, cách mà chính
người kể đã vượt qua câu chuyện đó thế nào, là nơi chúng ta thả lỏng cái tôi
để đón nhận những cảm xúc trái chiều không theo ý muốn và cũng chính là
nơi giúp ta hiểu được rằng đôi khi những thứ xấu xí ta gặp trên đường đời lại
chính là nơi giúp ta trở nên mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn sau này. MỤC ĐÍCH
Hiện nay, trong cuộc sống xung quanh ta vẫn luôn có những câu
chuyện khá khó tin nhưng nó vẫn luôn hiện hữu. Chính vì vậy, nhóm chúng
em đã cùng nhau thực hiện một dự án có tên là “Ngoặt” – đây là một kênh
podcast, với mong muốn sẽ là nơi để mọi người giãi bày những tâm sự, cùng
ngồi lại sau bao bão giông cuộc đời để nhớ lại cũng như giúp các thính giả
hiểu thêm về các biến cố trong cuộc đời, cách mà chính người kể đã vượt qua
câu chuyện đó thế nào, là nơi chúng ta thả lỏng cái tôi để đón nhận những
cảm xúc trái chiều không theo ý muốn và cũng chính là nơi giúp ta hiểu được
rằng đôi khi những thứ xấu xí ta gặp trên đường đời lại chính là nơi giúp ta
trở nên mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn sau này. Qua đó giúp chính những
người từng trải qua có thể thoải mái hơn, ngoài ra nhóm chúng em cũng mong
muốn được lắng nghe về sự mạnh mẽ của mỗi con người khi đã vượt qua
trong hoàn cảnh đó. Đồng thời, cũng như là để những thính giả có thể thấu
hiểu được những hoàn cảnh thiếu may mắn hơn trong xã hội này.
1.2. Lí do chọn đề tài
Trong thời gian gần đây, khi mạng xã hội bắt đầu phổ biến hơn, chúng
ta được nhìn thấy những câu chuyện như đánh ghen, giật bồ, tiểu tam bị chính
thất đánh hay cũng là bạo lực học đường, những người đam mê cờ bạc đỏ
đen, chất kích thích. Chỉ cần một ngày sử dụng internet là chúng ta đã có thể
thấy được rất nhiều những tin tức như thế. Nhưng khi đọc, xem những tin tức
kia chúng ta vẫn chưa thấy được những góc nhìn khác như : Vì sao con bạc
lại luôn có tâm lý muốn gỡ? Tại sao chất kích thích có cái gì mà khiến người
ta mê muội trong nó? Hay là cảm giác tức tối, bực tức của một người phụ nữ
khi biết chồng ngoại tình ra sao?
Đặc biệt, nhóm chúng em rất quan tâm đến những tinh thần mạnh mẽ
đã vượt qua được những hoàn cảnh khó khăn đó. Chính vì vậy nhóm chúng
em lấy tên là “Ngoặt”, ta có thể khái niệm hóa từ đó theo nghĩa là một sự
chuyển biến đột ngột sang một chiều hướng khác. Nhưng đối với cả nhóm từ
"Ngoặt" được dùng để gửi gắm những câu chuyện mà đã tạo ra bước ngoặt
cho chính người kể, những câu chuyện mà mỗi khi ta nhắc lại đều sẽ kéo theo
cả một vùng ký ức vui buồn lẫn lộn để rồi.
Để sau tất cả chúng ta có thể nhận thấy được sự cố gắng, sự trưởng
thành hơn, thay đổi về những hướng tích cực hướng đến những cái tốt về đạo
đức và cũng như mong những người nghe được những câu chuyện này sẽ biết
cách cảm thông hơn với những người thiếu đi sự may mắn, không còn những
ánh mắt gièm pha, chê cười họ. Chúng em mong rằng, dự án này của chúng
em sẽ được tuyên truyền rộng rãi, để nhiều người cùng nhau xây dựng một xã
hội yêu thương, đùm bọc và đoàn kết.
1.2. Đối tượng mục tiêu của kênh Podcast
1.2.1. Công chúng mục tiêu - Độ tuổi
Công chúng mục tiêu của kênh podcast có độ tuổi 18 – 14. Đây là phân
phân khúc công chúng trẻ có xu hướng sử dụng phương tiện truyền thông để giải trí nhiều. - Công việc Học sinh/sinh viên. - Địa lý Thành phố Hà Nội. - Trang mạng xã hội
Trang mạng xã hội mà công chúng mục tiêu nhóm hướng tới là những
người sử dụng Facebook và Spotify. Bởi hiện nay, Facebook đang là trang
mạng xã hội được công chúng Việt Nam sử dụng nhiều nhất, tuy không đăng
tải các sản phẩm podcast trên kênh này. Nhưng nhóm đã tạo Fanpage để
Promotion cho các sản phẩm podcast của nhóm trên Facebook.
Đối với Spotify, có thể nói đây là nền tảng có giao diện phù hợp, dễ sử
dụng và cũng là trang mạng xã hội âm thanh được sử dụng phổ biến tại Việt
Nam. Đây là nền tảng quen thuộc được lựa chọn đăng tải và tiếp nhận các sản
phẩm truyền thông dưới hình thức Audio.
- Thời gian sử dụng mạng xã hội
Công chúng mà nhóm hướng tới có thời gian sử dụng mạng xã hội
nhiều hơn 2 tiếng một ngày. Thời gian truy cập phần lớn rơi vào từ 19h – 24h. - Sở thích
Thích hóng chuyện, nghe ngóng những drama trong cuộc sống và
những điều thú vị mình chưa từng thấy hoặc nghe qua. - Nhu cầu
Có nhu cầu giải trí bằng các sản phẩm Audio.
Cần được học hỏi từ thế giới bên ngoài. - Thị hiếu
Ưa thích những thứ giật gân cãi vã, tranh giành, mất mát,….., những
câu chuyện tình yêu tan vỡ, dối gian hay hạnh phúc. - Insight
Đây là nhóm công chúng đang trong độ tuổi trưởng thành đa phần là
sống xa gia đình. Vậy nên nhóm bạn trẻ này sẽ có nhiều trải nghiệm, nhiều
câu chuyện riêng của bản thân.
Nhóm công chúng trẻ có xu hướng cởi mở, thoải mái hơn về việc chia
sẻ suy nghĩ, cảm xúc và cuộc sống.
Có nhu cầu được lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm.
1.2.2. Công chúng liên quan
Công chúng liên quan được xác định gồm 2 nhóm đó là nhóm từ 15 –
18 tuổi và nhóm từ 24 đến 30 tuổi.
Nhóm đối tượng từ 15 – 18 tuổi là các em học sinh. Đây là độ tuổi dậy
thì, học làm người lớn. Ở đây nhóm như “khung cửa sổ” để các em ngó ra thế
giới người lớn đang diễn ra.
Với nhóm từ 24 – 30 tuổi là các anh chị đã lớn, đi làm. Nhóm công
chúng này có thể theo dõi những tập đặc biệt vào cuối tuần. Hoặc tiếp nhận
sản phẩm vào khoảng thời gian rảnh. Đối với nhóm đối tượng này Ngoặt cũng
sẽ là góc nhìn để các anh, chị dòm vào xem những câu chuyện đang sảy ra
xung quanh cuộc sống của những người trẻ.
1.3. So sánh với các kênh Podcast đã có
1.3.1. Về nội dung triển khai
Ngoặt lựa chọn việc trò chuyện giữa Host và khách mời, giúp cho
khách mời có thể chia sẻ những câu chuyện thầm kín trong lòng mà khó có
thể nói ra. Ngoặt lựa chọn chủ đề các số lên sóng rất gần gũi với thính giả
như: gia đình, bạn bè, tình yêu,... để giúp cho khách mời có thể dễ dàng hơn
trong việc chia sẻ câu chuyện của mình cũng như có thể khiến cho thính giả
có thể dễ dàng tiếp cận hơn tới với kênh Podcast này.
Điểm giống so với các kênh đã có: giống về đề tài như đề tài gia đình,
tình bạn, tình yêu, những vấn đề được quan tâm nhiều trong cuộc sống. Nội
dung mỗi tập podcast đều mong muốn mang lại những bài học, những câu
chuyện của nhân vật một cách chân thực và gần gũi nhất. Nếu bạn đang cần
một kênh podcast với giọng nói thủ thỉ, âm trầm, sâu lắng thì không thể bỏ lỡ “Ngoặt”.
1.3.2. Về hình thức triển khai
Tương tự như các kênh Podcast đã tạo được tiếng vang trước đó, Ngoặt
lựa chọn hình thức triển khai theo hướng cuộc đối thoại giữa hai hoặc ba
người. Học hỏi từ một số kênh podcast nổi tiếng như Have a sip của
Vietcetera với host là Thùy Minh hoặc TED Talks Daily với host là Elise Hu,
Ngoặt xây dựng đồng thời hai nhân vật chính là host và khách mới.
Việc lựa chọn hình thức triển khai như vậy khá phù hợp với nội dung
của kênh khi có thể khai thác tối đa câu chuyện của khách mời từ nhiều góc
độ. Cách hỏi - đáp thân mật, gần gũi và tự nhiên thay vì một kịch bản đóng
khung có sẵn sẽ khiến khách mời cởi mở, thoải mái để chia sẻ câu chuyện của
mình hơn. Đồng thời, góc độ của Host cũng được phát huy triệt để thông qua
tương tác với khách mời. Nhờ đó, những thông điệp, bài học muốn truyền tải
tới thính giả sẽ chân thật và cuốn hút hơn.
1.4. Điểm mới của kênh Podcast so với các kênh đã có
Ngoặt có thể nói là kênh podcast storytelling đầu tiên tập trung khai
thác vào chủ đề về những sự kiện drama, kịch đính, plot twist trong cuộc
sống, mỗi tập kênh sẽ đưa các bạn thính giả đến với từng cung bậc cảm xúc
khác nhau với những câu chuyện được gửi từ thính giả nghe kênh và biên tập
lại sao cho phù hợp. Từng tập phát sóng của Ngoặt sẽ gắn với một trong
những chủ đề như, gia đình, học đường, công sở,... rồi từ đó khách mời và
Host chương trình cùng góp phần đưa ra thông điệp đến với tính giả. Đến với
Ngoặt, đây sẽ là cơ hội để những nhân vật khách mời có thể trò chuyện, trải
lòng cùng với host về những sự thật đằng sau những câu chuyện ấy và từ đó
có thể giúp nhân vật trải lòng và nếu có cơ hội thì sẽ có thể đề xuất 1 số
phương án để nhân vật có hướng giải quyết vấn đề của mình. Quan trọng hơn
thế, rất nhiều bạn thính giả theo dõi kênh có thể đồng cảm bản thân mình với
nhân vật khách mới và cũng có thể giải quyết những trăn trở tương tự.. Có thể
nói, đây là một nội dung khá mới mẻ, mở ra nhiều cơ hội để Ngoặt có thể phát
triển và khai phá những khía cạnh mới, khác biệt so với các kênh podcast
đang hoạt động hiện nay.
Đến với Ngoặt, sự khác biệt đã được cái tên nói rõ ra, “Ngoặt” mà
nhóm thự hiện đó là bước ngoặt, những điều gì đó không vững chắc, ổn định
mà nó luôn tiềm tàng một khả năng thay đổi lớn. Đây cũng là điểm khác biệt
lớn nhất mà Ngoặt muốn truyền tải đến các bạn thính giả nghe kênh, dù cuộc
sống có “ngoặt” bao nhiêu lần đi chăng nữa thì sau mỗi lần đó chúng ta đều
trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Như đã nói, mạch câu chuyện nhóm hướng
tới đó là sự đồng cảm của các bạn thính giả và sự gợi mở, chia sẻ một cách tự
nhiên, thoải mái, giúp khách mời chia sẻ vui vẻ, thoải mái, dễ chịu không có cảm giác bị khai thác.
Hơn vậy, mỗi câu chuyện chúng em ddeuf tìm ra những điểm “Ngoặt” -
Plot twist giật gân để mọi thính giả cảm thấy thú vị, lôi cuốn hơn.
Ngoài ra, các thành viên nhóm 6 đã xây dựng thêm 1 fanpage Facebook để
sáng tạo các nội dung liên quan đến chủ đề từng tập, đăng bài truyền thông
cho kênh podcast và các tập mỗi khi lên sóng.
https://www.facebook.com/ngoatthepodcast/
2. Kịch bản, link các số đã thực hiện
2.1. Các số nhóm đề xuất chấm điểm Ngoặt #1: Ông ấy Link: Ngặt #1: Ông ấy
Ngoặt #8: Định mệnh của mình
Link: Ngoặt #8: Định mệnh của mình
Ngoặt # 10: “Thời đi học tớ đã có gì”
Link: Ngoặt #10: "Thời đi học tớ có gì"
2.2. Kịch bản chi tiết các số đã thực hiện Ep #1: Ông ấy Link: Ep #1: Ông ấy Kịch bản chi tiết: ST Khung nội dung Người nói Lời thoại T 1 CTA mở đầu Host
Chào các bạn, đây là Ngoặt – Những câu chuyện giúp ta trưởng
thành, phát sóng vào 20h mỗi thứ 2 và thứ 5 hàng tuần. Hôm
nay Ngoặt đã mời tới đây một vị khách và rất mong chúng ta sẽ
thoải mái và cởi mở chia sẻ câu chuyện của mình trong số phát sóng lần này nhé.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nghe “khách mời” chia sẻ câu 2 Host
chuyện của mình. Chào bạn, cảm ơn bạn đã đến đây và chia sẻ
câu chuyện của mình với Ngoặt
Xin chào “Ngoặt” và mọi người đang nghe podcast. Tớ xin
phép được giấu tên của mình. câu chuyện hôm nay Thực ra Khách mời giới Khách
người khiến chúng ta đau khổ nhất không phải người luôn đối 3 thiệu mời
xử tệ với ta mà là người trao tình thương, sự ấm áp, để mình
chìm trong ảo tưởng rồi phản bội lại sự tin tưởng mình trao cho họ. Host và khách
Cậu có thể kể sơ qua một chút về hoàn cảnh của mình được 4 mời trò chuyện Host không? về câu chuyện
Bố mẹ tớ ly hôn. Tớ ở với mẹ. Tớ nghe mọi người kể lại, năm
tớ lên 3 tuổi vì bố tớ bị nghiện đến mức phát điên, mẹ tớ quyết Khách
định ly hôn và tớ đi theo mẹ nhưng hằng năm vào dịp hè và mời
Tết mẹ vẫn cho tớ về quê nội thăm bố. Mẹ tớ một mình nuôi tớ lớn.
Người mà cậu muốn nhắc đến ở đây liệu có phải bố hay mẹ cậu Host không?
Không phải đâu, mãi đến năm tớ học lớp 8 - độ tuổi phát triển Khách
khiến tớ nhạy cảm với mọi thứ thì vào một ngày, mẹ tớ đưa mời
một người đàn ông lạ mặt vào nhà. Mặc dù mẹ không nói,
nhưng tớ thừa biết đó là người yêu của mẹ.
Lớp 8 là khoảng 13 tuổi, là độ tuổi bước vào giai đoạn dậy thì
nên tâm sinh lý có nhiều thay đổi, dễ phản nghịch và thích thể Host
hiện cá tính, tiếng nói riêng. Khi một người lạ hoàn toàn như
thế bước vào cuộc sống thì cậu có phản ứng ra sao?
Tớ không nói gì, nhưng không có nghĩa tớ chấp nhận ông ta.
Bởi trong thâm tâm tớ không thể gọi ai khác là bố trong khi bố Khách
tớ vẫn còn sống. Nhưng vì sợ mẹ buồn, tớ không nói cho mẹ mời
biết. Mỗi khi ông ấy đến nhà chơi, tớ sẽ viện cớ đi học hoặc đi
chơi để tránh mặt. Mỗi lần đến,ông ấy đều mang cho tớ một
món quà nhưng tớ không hề đụng tới.
Ông ấy có đối xử tốt với mẹ cậu không? Sau đó quan hệ của Host cậu và ông ấy ra sao?
Thực ra sau đó quan hệ giữa tớ và ông ấy dịu dần, có thể do tớ
lớn, tâm sinh lý đàn ổn định nhưng phần lớn do một vài hành
động nhỏ của ông ấy đã làm tớ xúc động. Một ngày, mẹ và ông
ấy rủ tớ đi chợ cùng. Nhìn thấy chiếc áo dạo gần đây đang bạn Khách
bè đứa nào cũng mặc, tớ rất muốn có nhưng chỉ dám nhìn mà mời
không nói thẳng với mẹ. Cho đến khi mẹ đang lựa đồ thì ông
ấy đã lại gần quan tâm hỏi han và khi biết tớ thích chiếc áo kia
ông đã ngỏ lời mua cho. Từ đó tớ có thiện cảm với người đàn
ông này. Ông ấy quan tâm tớ nhiều hơn nhưng thái độ của tớ
chỉ dừng ở mức thiện cảm
Vậy là ông ấy đối xử rất tốt với hai mẹ con cậu, cậu có chút Host
rung động nhỏ nhưng do cái bóng của người bố quá lớn khiến
cậu chưa thể chấp nhận gọi ra tiếng “bố” đúng không? Khách
Ừ, tớ rất thương mẹ nên tớ cũng mong mẹ hạnh phúc, tìm được
người thương yêu và quan tâm tới mẹ. Hồi đó ông ấy ông ấy có
vẻ thật lòng muốn chăm sóc mẹ nên tớ đã có chút dao động.
Nhưng sau đó có một việc xảy ra làm tớ thay đổi hoàn toàn suy
nghĩ. Bình thường ngày họp phụ huynh mẹ tớ sẽ đi làm và nhờ
phụ huynh của một bạn khác họp cho 2 đứa và năm đó cũng
không ngoại lệ. Cũng như mọi năm, sau khi tổng kết tớ ngồi
đợi phụ huynh đến với các bạn. Và mỗi lần như thế, nói không
chạnh lòng thì sẽ là nói dối vì tớ không có người nhà đến họp
mà còn chứng kiến các bạn bè có bố. Tớ có chút ganh tỵ và
những lúc ấy tớ ước tớ có bố. Tớ cũng khá buồn nhưng tớ hiểu mời
mẹ một mình nuôi tớ nên có nhiều thứ cần suy nghĩ, và tớ đã
luôn tự an ủi dù sao cũng chỉ là một cuộc họp, người nào đi
họp cũng không quan trọng. Nhưng hôm đó, tớ cùng đứa cùng
bàn đứng hành lang đợi người nhà. Trong dòng người đông
đúc, tớ bắt gặp một gương mặt quen thuộc là ông ấy, người yêu
của mẹ. Ông ấy bảo ông đến họp phụ huynh cho tớ. Trong lòng
tớ có một chút cảm động. Khi phụ huynh vào họp đứng ngoài
nghe lén bên trong lớp cô điểm danh phụ huynh đến lượt tớ ông
ấy đã dõng dạc kêu có. Lúc đấy tớ trong chốc lát cảm thấy đây
là lần đầu tớ biết cảm giác có bố đúng nghĩa là như thế nào.
Tớ nghĩ cảm giác được yêu thương và quan tâm đó thật sự rất Host
tuyệt, chắc chắn là cậu đã có những khoảnh khắc rất vui và hạnh phúc. Khách
Đúng vậy, cũng kể từ đó, tớ bắt đầu mở lòng với ông ấy nhiều mời
hơn. Tớ dần chấp nhận ông ấy. Và không lâu sau đó, mẹ tớ có
em bé. Tớ cảm thấy vui thay cho mẹ. Trong suốt quá trình mẹ
tớ mang thai và đẻ em bé, tuy đi làm xa nhưng cuối tuần ông ấy
vẫn về thăm mẹ con chúng tớ. Cơ mà có lẽ ông trời thấy tớ
sống tốt quá nên ghen tị chăng? Kiểu không muốn mẹ con tớ
thực sự có hạnh phúc ấy.
Sao cậu lại nói vậy? Khoảng thời gian đó đã có chuyện gì đã Host xảy ra?
Thật sự là khoảng thời gian hạnh phúc của mẹ con tớ không
kéo dài quá lâu. Năm đứa em tớ gần 1 tuổi. Mẹ tớ phát hiện ra
mẹ tớ là kẻ thứ ba, nghĩa là trước khi quen mẹ tớ, ông ấy đã có
gia đình, vợ con. Khi biết được sự thật, tớ đã thấy mẹ tớ lén Khách
khóc mỗi đêm, tớ cũng buồn nhưng nhiều hơn là cảm giác bị mời
phản bội, có cái gì đấy vụn vỡ trong tớ ấy, có lẽ thứ vụn vỡ là
giấc mơ của tớ về một người bố hay giấc mơ về một gia đình
hoàn chỉnh, hạnh phúc. Tớ không biết nữa, khoảng thời gian đó
kinh khủng đến mức tớ không muốn nhớ lại nữa. Vì chuyện đó
mà tớ thật sự đã bị trầm cảm một khoảng thời gian.
Điều đó thật sự rất tệ, mình nghĩ cảm giác đau đớn khi bị lừa
dối là 1 thì sự suy sụp phải chịu khi cậu nhận ra điều cậu muốn
sẽ không bao giờ thành hiện thực nó là 10 ấy. Kiểu một điều Host
khát khao đã lâu, một điều tưởng như giản đơn thôi, cậu chỉ
còn thiếu chút nữa thôi mà giờ nó viển vông và nó khó khăn quá. Khách
Ừ, tớ còn căm ghét ông ấy đã đến làm đảo lộn cuộc sống mẹ mời
con tớ, đem lại những niềm đau cùng những lời đàm tiếu của
người đời. Họ không cần biết đầu đuôi câu chuyện, họ chỉ mù
quáng tin vào thứ họ cho là đúng, rỉ tai nhau, chỉ trỏ sau lưng
gia đình tớ rằng mẹ tớ là tiểu tam. Tớ bất lực và cũng không
biết làm sao để nói cho họ hiểu là mọi chuyện không như vậy.
Áp lực từ dư luận xung quanh, áp lực từ gia đình và áp lực từ
chính cú sốc tâm lý nó đè nặng lên khiến nhiều đêm tớ không
chợp mắt được. Tớ sợ chỉ cần nhắm mắt thì những tiếng gièm
pha, tiếng xì xào sẽ lớn hơn, sợ nhất là khi chẳng may mẹ tớ
nghĩ quẩn thì tớ và em phải làm sao. Trong khoảnh khắc ấy
thôi ,tớ thấy bản thân trưởng thành và lớn hơn, không có ai
nhắc nhưng tớ cảm nhận rõ trách nhiệm của mình là phải lo cho mẹ và em.
ậu đã rất mạnh mẽ để đứng dậy, thật sự thì mình nghĩ phải rất Host
dũng cảm để vực lại bản thân sau một cú sốc khủng khiếp và
khoảng thời gian kinh khủng đó.
Ừ, để mà nói thì sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ, người đàn ông
ấy là người duy nhất khiến mẹ tớ mở lòng, dành tình cảm và
đặt trọn niềm tin . Mẹ tớ chỉ cần ông ấy bên cạnh, những thứ
như kết hôn đối với mẹ tớ trở nên không quan trọng. Và tớ nghĩ Khách
chính điều đó, hạnh phúc diễn ra với mẹ quá nhanh, khiến mẹ mời
tớ chìm đắm. Khi phát hiện ra sự thật, mặc dù mẹ không nói
nhưng tớ biết trong thâm tâm mẹ suy sụp biết nhường nào . Tớ
cũng suy sụp nhưng khi nhìn thấy mẹ lén dùng vạt áo thấm
nước mắt sau khi ru em ngủ, tớ nghĩ lúc này tớ cần mạnh mẽ
hơn bao giờ hết vì mẹ và cả đứa em của mình. Host
Vậy sau chuyện đó ông ấy ra sao? Khách
Khi biết chuyện, ông ấy đã biến mất như chưa có chuyện gì xảy mời
ra. Từ đó tớ đã cố gắng vừa học vừa làm, tranh thủ nghỉ hè tớ
sẽ đi làm công nhân ở các xưởng may giúp mẹ. Đến khi học hết
c2 tớ cũng đã có ý định không thi cấp 3 mặc dù bản thân tớ vẫn
muốn được học tiếp cùng bạn bè và mẹ tớ ở thời điểm ấy cũng
muốn tớ nghỉ học đi làm cùng mẹ nuôi đứa em. Nhưng nhờ sự
khuyên bảo của các bác, cô chú và mọi người. Mẹ tớ đã thay
đổi cho tớ đi học. Điều đó làm tớ cảm thấy rất biết ơn mẹ. Và
sau đó suốt 3 năm học c3 tớ vẫn vừa học vừa làm phụ giúp mẹ.
Mãi hết c3 tớ đã quyết định không học đại học và tập trung đi
làm. Sau vài năm tích góp, tớ quyết định xuất khẩu lao động để
kiếm nhiều tiền hơn gửi về cho mẹ. Mặc dù bây giờ đang ở nơi
đất khách quê người làm việc mệt mỏi, nhưng mỗi lần vậy nghĩ
về gia đình, tớ lại có động lực hơn.
Đến thời điểm hiện tại, sau khi đã trải qua những chuyện không Host
vui, cậu có oán trách hay cảm thấy như thế nào về “ông ấy” nữa không?
Giờ nhìn lại, tớ không còn oán trách người đàn ông ấy như
trước nữa thay vào đó là suy nghĩ thoáng hơn, tớ trân trọng Khách
nhiều hơn. Trân trọng cảm xúc mà ông ấy đem lại, cho tớ biết mời
cảm xúc có bố và cho tớ biết tớ cần trân trọng mẹ hơn và cũng
cho tớ những lý do tớ cần trưởng thành.
Có lẽ bản thân tớ sau khi nghe câu chuyện này, cũng cảm thấy
trân trọng hơn cuộc sống mình đang có và thay mặt cho ekip
mình xin gửi lời cảm ơn đến câu chuyện và sự dũng cảm mà Host
bạn đã chia sẻ với “Ngoặt”. Còn các bạn thính giả của “Ngoặt”,
các bạn đã bao giờ chứng kiến hay rơi vào câu chuyện như vậy
hay chưa, và các bạn đã làm gì để vượt qua điều đó, hãy cho
chúng tớ biết trong phần bình luận nhé! 4 Lời kết Host
Các bạn thân mến, hi vọng là câu chuyện số 1 của “Ngoặt” đã
sẽ đem tới cho các bạn các cái nhìn mới hơn về bản thân trên
hành trình trưởng thành. Nhưng dù có vui hay buồn, “Ngoặt”
vẫn luôn ở đây, để lắng nghe và chia sẻ cùng bạn. Vì thế đừng
ngại ngần gửi câu chuyện của mình về hòm thư điện tử
ngoatthepodcast@gmail.com hoặc fanpage Ngoặt.
Chúng tớ sẽ phát sóng vào mỗi 20h thứ 2 và thứ 5 hàng tuần, 5 CTA kết Host
đừng quên Follow “Ngoặt” trên spotify và soundcloud để nhận
thông tin về tập mới nhất nhé. Xin chào
Ep #2: Bạo lực lạnh
Link: Ep #2: Bạo lực lạnh Kịch bản chi tiết: STT Khung nội dung Người nói Lời thoại
Chào các bạn, đây là Ngoặt – Những câu chuyện giúp ta
trưởng thành, phát sóng vào 20h mỗi thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.
Vị khách đặc biệt trong số thứ 2 sẽ cùng Ngoặt chia sẻ câu
chuyện của bạn ấy về thời đi học, chúng mình hãy thoải mái 1 CTA mở đầu Host
và cởi mở để cùng sẻ chia nhé.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đến đây và chia sẻ câu chuyện của
mình với Ngoặt, bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân mình được không?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đến đây và chia sẻ câu chuyện của Host
mình với Ngoặt, bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân mình được không? Khách mời giới Khách 2
Giới thiệu bản thân, cảm xúc…. của khách mời thiệu mời
Với mỗi người, thời đi học thường khoảng thời gian ngọt Host và khách 3 Host
ngào với những kỉ niệm đẹp và những ước mơ đầy trong sáng, mời trò chuyện
ngây thơ, không biết thời đi học của bạn có vậy không?
Để mà nói thì đúng là mình cũng từng có những kỉ niệm rất Khách
đẹp, tuy nhiên điều làm mình nhớ nhất thời đi học lại là một mời
kỷ niệm không được đẹp lắm, đó là chuyện mình bị tẩy chay năm lớp 9. Host
Bạn có thể kể rõ về hoàn cảnh lúc đó được không?
Khi lên lớp 9 mình đã chuyển sang một ngôi trường khác, 1
phần vì tiện đường bố mẹ đưa đón và cũng như mong muốn
được học tập ở một môi trường tốt hơn. Lúc đó, mình được Khách
xếp chuyển vào lớp chọn đầu của trường mới. Lúc đó mình mời
cũng có nhiều hy vọng rằng mọi người xung quanh ở lớp sẽ
nice, thân thiện, tốt tính như ở lớp cũ, trường cũ và mong sẽ
có thêm nhiều bạn mới, học hỏi thêm được nhiều điều.
Vậy khi mới chuyển vào thì các bạn lớp mới có nice như bạn Host mong đợi không?
Khi mới vào lớp mình cũng có được sự quan tâm của nhiều
bạn trong lớp và các bạn lớp khác. Được vào lớp chọn nhưng
đây là lớp chọn của trường điểm trong khu vực nên sức học Khách
của mình có phần kém hơn so với mọi người; cũng không mời
được xếp hạng cao. Đầu kỳ, tranh thủ các buổi cả lớp được
phân công đi dọn dẹp vệ sinh ở trường, mình với các bạn cũng
nói chuyện và kết bạn được hơn với nhiều người.
Vậy là khoảng thời gian đầu khi mới chuyển vào thì mọi Host
chuyện vẫn khá là tốt đẹp đúng không?
Đúng, trải qua 3-4 tháng đầu tiên thì mình cũng đã rất vui và Khách
cũng kết thân được với các bạn. Cho đến một thời gian sau, mời
mình nhận ra các bạn cán bộ lớp hoặc các bạn có khả năng
học tập tốt hơn trong lớp có thái độ khó chịu với mình.
Cậu có thể kể rõ hơn được không? Các bạn khác trong lớp thì Host sao?
May mắn rằng tôi vẫn còn những người bạn khác vẫn sẵn
sàng chơi cùng với tôi, rủ tôi đi chơi, sẵn sàng ngồi chỉ bài Khách
cho tôi, nhưng mà thời kỳ đó cũng chỉ được một thời gian rồi mời
dần dần mọi người cũng bắt đầu né tránh tôi nhiều hơn và
cuối cùng chỉ còn đúng 1 người bạn. Đó là lúc mà mình bắt
đầu hiểu ra là bản thân đã bị cả lớp tẩy chay, cô lập.
Thời gian đó chắc hẳn rất kinh khủng, cậu có tiện chia sẻ với Host
Ngoặt và các bạn thính giả chứ?
Thực sự thì cũng là chuyện của quá khứ và mình đã vượt qua
được rồi nên không sao cả. Lúc đó đến lớp chỉ là những lời Khách
mỉa mai về những việc mình làm. Ở độ tuổi đó mình không mời
hiểu tại sao mình lại bị đối xử như thế vì mình luôn hòa đồng
với mọi người, chưa từng xảy ra bất kỳ mâu thuẫn gì với ai. Host
Lúc đó cậu cảm thấy ra sao? Khách
Lúc đó mình chỉ mong muốn được trở lại lớp cũ và trường cũ, mời
nơi có thể thoải mái vui chơi, học tập 1 cách thoải mái với
những người bạn cũ. Mình chán những ngày phải đến lớp,
những buổi học thêm. Rồi mình nhận ra sự khác biệt của mình
với mọi người ở đây là sức học, mình học kém hơn các bạn
trong lớp. Các bạn học lớp chọn, còn là trường điểm trong
khu vực nên quen với guồng quay thi cử, các đề trường ra
luôn được đánh giá khó hơn đề của sở, thêm nữa mình chuyển
đến vào năm lớp 9, khi mà các bạn hầu hết đã học xong hết
kiến thức và tập trung ôn thi còn mình thì chưa học đến những
kiến thức đó nên việc bắt kịp việc học là rất khó,. Và thật
buồn cười khi mọi người không muốn chơi cùng bởi vì mình