Người lái đò sông Đà - Đọc thêm - Ngữ Văn 12

Người lái đò Sông Đà là một trong những thiên tuỳ bút thể hiện được khá trọn vẹn phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. Tuỳ bút là một thể thuộc loại hình kí, nó không thể từ chối việc ghi chép về những con người và sự kiện cụ thể, có thực, nhưng nó dành sự ưu tiên hàng đầu cho vấn đề bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá của nhà văn về con người và cuộc sống hiện tại. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
7 trang 1 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Người lái đò sông Đà - Đọc thêm - Ngữ Văn 12

Người lái đò Sông Đà là một trong những thiên tuỳ bút thể hiện được khá trọn vẹn phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. Tuỳ bút là một thể thuộc loại hình kí, nó không thể từ chối việc ghi chép về những con người và sự kiện cụ thể, có thực, nhưng nó dành sự ưu tiên hàng đầu cho vấn đề bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá của nhà văn về con người và cuộc sống hiện tại. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
NGUYN TUÂN
I - V TH LOI - LOI HÌNH
Người lái đò Sông Đà mt trong nhng thiên tu bút th hiện được khá trn vn
phong cách ngh thuật độc đáo của Nguyn Tuân. Tu t là mt th thuc loi hình ,
không th t chi vic ghi chép v những con người s kin c th, thc,
nhưng dành sự ưu tiên hàng đầu cho vấn đề bc l cảm xúc, suy tư, nhận thc, đánh
giá của nhà văn v con người cuc sng hin ti. Cu trúc ca mt tác phm tu bút
nói chung không b ràng buc cu thúc bi mt ct truyn c thể, nhưng tính chnh th
ca vẫn được đảm bo bi s hin din ca mt cm hng ch đạo, mt ch đề
ng nhất định. Ngôn ng ca tu bút giàu hình nh, giàu chất thơ, chứa đựng rt nhiu
liên tưởng bt ng, thú v.
Nguyễn Tuân như một nhà văn được sinh ra cho th tu bút. Vi tu bút, ông như
gặp nước, tho sc vy vùng, thoi mái bc l cái tôi ngh sĩ đẩy bản lĩnh và giàu cá tính
ca mình. Trong điu kin phát trin của văn học Vit Nam mt thi, cũng chính tuỳ bút
đã giúp Nguyễn Tuân có điu kiện săn sóc” hơn đến phm cht ngh thut thc s ca
các trang viết, giúp chúng vượt thoát đưc phn nào s nô l vào hin thc phn ánh, s
c công đuổi theo hin thc trong mc cảm trang viết nht nht hơn trong đời”. Ngược
li, chính Nguyn Tuân vi các tác phm độc đáo, giàu tính thm m của mình đã góp
phn làm danh giá cho th tu bút, góp phn khẳng định nhng phm cht riêng, nhng
ưu thế riêng ca th tu bút trong “gia đình” các th loại văn học.
Trong sáng tác ca Nguyn Tuân, không ít lần người ta thy đồ vt (hiểu theo nghĩa
rng) được tôn lên thành một nhân vật” trung tâm, thu hút mi s chú ý của nhà văn.
Người lái đò Sông Đà cũng một trường hợp như vy. đây, bên cnh nhân vật đích
thực là người lái đò, ta còn thấy “nhân vật” Sông Đà na. Sông Đà đã thc s đưc
nhà văn xem như một con người, tính cách riêng hai nét ni bt nhất là “hung
bạo” “trữ tình”. Hoàn toàn không ngu nhiên vic tác gi viết hoa c ch sông - mt
danh t chung, Sông Đà - đó là tên của mt nhân vật đích thc trong cái nhìn hn nhiên,
tr trung ca tác gi.
Trong Người lái đò Sông Đà, Nguyn Tuân đã sử dng mt lối văn tùy bút phóng túng,
miên man, bt tn vi nhiều so sánh độc đáo, táo bo, đy ch quan nhưng hết sc có lí.
Hầu như ở câu nào, dòng nào ta cũng bắt gp lối đặt câu, dùng ch hết sc riêng bit ca
Nguyn Tuân. những lúc ông như muốn chơi ngông, đã dùng lửa để t ớc: Mt
sông trong tích tắc sáng loài lên như một ca b đom đóm rng ùa xung châm la
vào đầu sóng”. Li có lúc ông phi hp nhiu cm giác trong mt câu văn để đưa lại cho
độc gi nhng ấn tượng l lm, thú vị: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nng giòn
tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đt quãng. Đi rừng dàn ngày ri li bt ra
sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm m ấm như gp li c nhân, mc dầu người c nhân y
mình biết lm bnh lm chng, chc dịu dàng đy, ri chc li bn tính gt gng
thác lũ ngay đấy”. Một so sánh khác: “Đàn dm xanh quy vt lên mt sông bng
trắng như bạc rơi thoi”. Bình thường, người ta ch nói “bụng trắng như bạc”, nhưng
Nguyn Tuân thì không chu dng li đó. Ông đã thêm vào hai chữ “rơi thoi” khá “phi
lí” theo lôgíc ng pháp thông thường. Có th nói câu văn đã được viết theo bút pháp ca
hi ho lp th mc tích ca mun ta cùng mt lúc thấy được s vt nhiu
phía, nhiu chiu. Trước mt chi tiết miêu t rất đọng như thế, ta không ch thy
còn nghe - thy cái lp lánh ánh bc ca bng nghe tiếng quẫy nước rn ràng
vang ngân. n trong các so sánh sau: “B sông hoang dại như một b tin s. B sông
hn nhiên nmột ni nim c tích tuổi xưa”, nhà văn đã đi ngưc thói quen, đ gii
thích một đặc tính vn đã khá trừu ng bng nhng khái nim trừu tượng hơn nữa, đưa
người đọc vượt qua nhng cm giác trc tiếp để tiếp cn mt thế gii đậm nh siêu thc
bng nhng liên tưởng trùng trùng, bát ngát. Nguyn Tuân cũng dùng nhiu t rt mi,
rt sáng to, không thy có trong t điển, đảm nhim chức năng rọi vào s vt mt lung
sáng l khiến độc gi phi chú ý. Chng hạn đó là các từcác cm t: áng tóc tr tình,
thơ ngộ, đu nhun , áng c sương, tiếng còi sương, b tin s, núi o đốt nương
xuân,…
II -TIP CẬN VĂN BẢN
Đọc Văn Nguyễn Tuân, ta thường xuyên cm giác ngợp. Đó s ngp mình trưc
cái đẹp có một không hai: chưa gp thì xiết bao ao ước, càng nghe i li càng bn
chn, khi gp ch n biết thán phc, ch e s giây phút nào nghnh ngãng không
thu nhn hết, đã để trôi qua nhng khonh khc hiếm hoi ca cuộc đi. L thế, văn
Nguyn Tun vẫn còn đó, rành rành trên trang giy, khi cn ta th đọc đi, đọc li
nhiu ln y vy ni e s kia lúc nào cũng cứ gn lên. Mt mt, ta thường b cun
nhanh vào mch k chuyn, cũng mạch tr tình hào hng, mt khác, ta không cưỡng
đưc ý mun ngoái nhìn li nhng dòng vừa lướt qua, như tiếc r mình đã không đủ thi
gi đủ sc cm, hiu bao nhiêu sáng to v ngôn t nhà văn đã ném ra h hê,
không chút sn. Gây được cho người đọc cm giác y, bn thân nhà vn phi mt
pho tiu thuyết k không bao gi cn mi s xut hin ca ông (trước hết vi ngôn
t) bao gi cũng phải đạt ti ch tận cùng độc đáo.
Mt s độc đáo đi tìm cái độc đáo. Đó là Nguyễn Tuân vi tp bút kí Sông Đà mà c th
đây với Người lái đò Sông Đà (nm trong tp y) . Ông đã đến với sông Đà như đến
với người bạn tương đc. S d di, mãnh lit và thơ mộng tuyt vi ca nó thu hút ông
hết sc mnh m. Ngòi bút của ông như nở hoa. Ông đã được tho chí tung hoành trong
môi trường ca chính mình. Lúc này, mc ông đang thc s k chuyện cho đc gi,
ta vn cm giác ông ch biết c sông Đà, ch chú tâm vào mi việc đem hết tài hoa
ca mình ra làm cho sông Đà dậy sóng, dậy đá. sông Đà cũng vậy, dường như chỉ
mt mc qun vào từng câu văn của ông vùng vẫy, reo cười. Người ta thường nói
văn học là loi hình ngh thut thi gian, nghĩa hình tượng ca m dn ra trong
thi gian mang đậm tính gián tiếp. Thế nhưng đọc đoạn văn sau đây, độc gi cm
ởng nhà văn đã khắc phục được cái hn chế định mnh ca ngh thut ngôn t. Nhp
độ thi gian ca lời văn tường thut hoàn toàn ng khp vi nhịp độ tri giác c thi gian
ln không gian của người đọc: “Còn xa lắm mới đến cái tc dưới. Nhưng đã thy tiếng
c réo gn mãi li, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như oán trách , ri li
như van xin, ri lại như khiêu khích, ging gn chế nho. Thế ri rng lên
như tiếng mt ngàn con trâu mộng đang lng ln gia rng vu rng tre na n la,
đang phá tuông rừng la, rng la cùng gm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Ti
cái thác ri”. Dưới góc độ ca mt nhà nghiên cu, người ta th phân tích cái cm
thc ngôn ng cc bén nhy ca Nguyn Tuân khi dùng liên tiếp nhng t ch thi
gian như đã thấy, ri li, thế ri, ... cùng nhng so sánh tuyệt đối chính xác để truyn ti
tâm trng ch đợi phn khích, căng thẳng cm giác mnh m trước mt không gian
đột ngt m òa ra rt mc hùng tráng Với độc giả, khi chưa đọc hết đoạn văn, khi chưa
“thấy” hết nhng s tun t hin lên vi tng con ch, h đã được nhà văn tạo trước
cho mt cm giác toàn khi hết hết sc gần gũi hin thực. Điều ct lõi ca tính to hình
trong văn Nguyn Tun có l chính là ch đó.
Nguyn Tuân bao gi cũng sống hết mình vi những gì được ông mô t. S vật có được
hin lên với đầy đủ đặc tính, khí cht” của thì văn mới lên chất “Nguyễn”,
ngưc lại, văn càng lên hết chất “Nguyễn” thì sự vt càng ni hình, ni nét, ca quy,
xôn xao. đây dường như một tác đng tương hỗ, mt nguồn kích thích đến t hai
phía khiến các trang viết của nhà văn luôn có được không khí đối thoi đặc bit, gây nên
cảm xúc cho người đọc có duy trì h mt nim hng thú không dt. Đọc đoạn văn khá
dài t cnh sông Đà bày thch trận để “đòi ăn chết i thuyền” nhưng rồi phi thua
s chèo chống tài ba dũng cm của người lái đò, ta đâu chỉ thấy sông Đà quẩy còn
thy văn Nguyễn Tuân cũng quy sóng, sng khoái vô cùng. Biết bao là thách thc trong
cnh này - thách thc c với người lái đò, c với nhà văn: Thch trn dàn bày va xong
thì cái thuyn vt ti. Phi hp với đá, nước thác reo làm thanh viện cho đá, nhng
hòn đá bệ v oai phong lm lit. Mt hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang ht hàm hi
cái thuyn phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Mt hòn khác lùi li mt chút
thách thc cái thuyn có gii thì tiến gần vào”. S thc, Nguyn Tuân t thách thc
kia khi ông nhn diện, điểm mặt trúng đối tượng, đã nhận thấy nét xưng xưng, ngông
ngo, t ph, thế rất láo xược của “thng đá tướng”. Còn trong đoạn văn sau, khi ông
lái đò dũng nh, quyết liệt cưỡi lên thác cũng là khi văn Nguyễn Tuân đè n con sông
ương bướng ca s vt ct mt tiếng cười chiến thắng: “Dòng thác hùm beo đang
hng hc tế mạnh trên sông đá. Nm cht lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò
ghì cương lai, bám chc ly luồng nước đúng mà phóng nhanh vào ca sinh, mà lái miết
một đường chéo v phía cửa đá y. Bốn năm bọn thu quân ca ải nước bên b trái lin
ra định nếu chuyển đi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vn nh mt bn này, đứa thì ông
tránh ro bơi chèo lên, đứa thì ông để sn lên chặt đôi ra, đ m đưng tiến.
Nhng lung t đã b hết li sau thuyền”. Trong những cm t như lái miết mt
đường chéo ”, “đè sắn lên chặt đôi ra”,thực ngm cha nim khoái cm ca nhà
văn khi gieo được ch đắc địa, đóng đinh thn thái ca s vt bn cht ca s vic
trên trang giy. Nguyn Tuân đúng người cái nhìn khác thưng v ngôn ngữ. Đi
vi ông, không ch phương tiện biu l, din t ý nghĩa, ch th s vt n
mục đích. Ông đã đổ biết bao m hôi, m não đ cho mi t được mt giá tr riêng
(gần như tự nó). Lúc này, nhng t đó chính là “Nguyễn” - một nhà thơ đích thực.
Nguyn Tuân không ch tâm đắc với đặc tính gây sự” của sông Đà mà còn hết sc mn
vi phm cht tr tình ca nó. Tt c đều nhng cc khác nhau của cái đẹp, đòi
ngòi bút Nguyn Tuân phô khoe hết v đa dạng ca nh. Nếu đon trên, khi t
cuc giao tranh hào hùng giữa người thác, ông đã điều động rt nhiu thoi mái
nhng tri thc v quân s thut, thì đon sau, khi nói v cái thơ mộng ca sông
Đà, bao lch lãm v văn chương , hội hoạ, điện ảnh đã tự chúng t v ngòi bút ca ông,
khiến cho câu văn từ ch mang tiết tu gt, mnh, dn bức đã được kéo ra, tduỗi rt
mc êm . Nguyn Tuân va t ra rt s trường khi to nên nhng bức sơn dầu
tính hoành tráng, gân guốc, trong đó các mảng u, nhát màu ti tp va đập nhau như
muốn làm náo động c tm toan để to cm giác hân hoan tột đỉnh, va t ra cc tài hoa
khi đưa nhẹ nét thn thu mc trên tm lụa độ thm loang m o truyn ti mt
niềm xúc đng thm kín, riêng tư rất đỗi ngt ngào. Tht khó mà phân định được nét tr
tình kia do t sông Đà hay nhờ ngòi bút Nguyn Tuân mới ngân lên n một câu
thơ: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc tr tình, đầu tóc chân tóc n hin
trong mây tri Tây Bc bung n hoa ban hoa go tháng hai cun cun khói núi
Mèo đốt nương xuân”. Trong bài v sông Đà này, từ khi “câu thơ” trên được viết ra,
c mt mạch thơ hoài cựu được khơi lên bắt đu tuôn chy. Ch trong một đoạn văn
không dài, hai ln Nguyn Tuân tht lên hai tiếng Chao ôi” dào dạt ni nim. Sông Đà
tng có lần được nhà văn nhìn nhận nhu mt c nhân, xa lâu thì nh khi đột ngt gp
li thì cung quýt mừng vui, sung sướng. Chính tâm trng ấy đã tạo nên mt câu cu
trúc đặc bit ch gm toàn nhng cm t định danh, to nên những liên ng bt ng
nhưng cùng có lí: “Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chun chuồn bươm bướm trên Sông
Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dm, vui như nối li
chiêm bao đt quãng. Đi rng dài ngày ri li bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đầm đm m
ấm như gp li c nhân.” Thật khó dn hết c đoạn văn đó khi Nguyễn Tuân chìm
trong chất thơ của cnh, ca hoài nim, ca ức lãng đãng sương khói thì cũng khi
độc gi lặng người trôi trong âm ng ca những câu văn đẹp đẽ, trong sáng, gi cm
l lùng. Những câu văn ấy, đọc mt lần cũng không th nào quên, bi chúng chuyên ch
quá nhiu cm giác, ấn tượng c v không gian ln thời gian. B ng hoang dại n
mt b tin s. B sông hn nhiên như một ni nim c tích tuổi xưa. Chao ôi, thy
thèm được git mình mt tiếng còi xúp - ca mt chuyến xe lửa đầu tiên đường st
Phú Th - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng sương,
chăm chăm nhìn tôi lừ l trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chp mt
mà như hi mình bng cái tiếng nói riêng ca con vật lành: Hỡi ông khách Sông Đà, có
phải ông cũng vừa nghe thy mt tiếng còi sương?”. Qu đáng ngạc nhiên: Có bao nhiêu
liên tưởng độc đáo, bao nhiêu sáng to t ng dn cha trong mt din tích hp câu
văn không thế tr nên khúc khuỷu, khó đc, trái li, luôn dn ta vào thế gii ca du
dương “để ta ch còn biết xúc động, bi hi. Kh năng làm chủ ngôn ng của nhà văn
tht phi thường, muốn “vẫy gió tuôn mưa” hay muốn “long lanh đáy nước in trời” cũng
chng khó gì.
Đọc Người lái đò Sông Đà, ta ấn tượng rt v s t do ca một tài năng, của mt
đấng Hoá công thc s trong ngh thut ngôn t. Ngòi bút ca Nguyn Tuân đã tới lui
rt mc thoi mái, t tin bởi ông có được s bảo đảm ca mt kho tri thc uyên bác, kho
ấn tượng ăm p v s vt - kết qu ca một quá trình đọc, nghin ngm quan sát
không mi mt đặc bit ca mt vn ngôn t hết sức giàu có tưởng phung phí thế nào
cũng chẳng h vơi. Khi gân guc, khi mm mi, khi nghiêm ngh như một nhà bác hc,
khi hn nhiên ta một đa tr thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyn Tuân
mang hơi thở m nóng ca cuộc đời phc tạp, phong phú, đa dạng. S ý thc sâu sc v
tài năng của mình không phi là mt biu hin tiêu cc, trái li, nó to nên s gii phóng
năng lượng rt cn thiết để nhà văn có thể ng to nên nhng tác phẩm kì vĩ.
Nhưng tài năng mi ch mt mt ca vấn đề. Qua bài kí này, ta thy Nguyn Tuân
mt tm lòng nng nghĩa vi cuộc đời, vi non sông, đất nước, vi tt c nhng
ông thấy đẹp. Chng thế ông đã rt công phu khi lt tng trang c s, tng trang
địa ch để tìm hiu lịch sông Đà, đã không ngại s st rut của độc gi ch lit ra
tên của năm mươi trên bảy mươi ba con thác ln nh t biên gii Vit - Trung v ti
Ch B. ràng ông không mun mt góc nh nào ca T quc b b quên. Ông còn
muốn ta hãy lưu ý tới “cái âm thanh chào mời đò đưa và cũng rất nhiều hình tưng trong
cách nói, cách hô tên non sông đất nước của nhân dân lao động Vit Nam gi nhng cái
thác, cái ga nước trên Sông Đà từ Vn Yên v xuôi”. Cái gc ca s uyên bác Nguyn
Tuân, không nghi ng nữa, đó chính cái tình, cái tinh thn trách nhim ca mt
công dân yêu c. Ta hiu s bt bình của ông trước việc người Pháp gọi sông Đà
sông Đen (Rivière Noire): Chưa h bao gi i thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân
Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mc Tây vào gi bng mt cái tên Tây Táo láo
lếu, ri c thế phiết vào bản đồ lai chữ”. Thái độ ca ông th hin trong cách nói
đối lp ta vi Tây (thc dân Pháp) giọng điệu chì chiết dn d khi dùng nhng t
như c thế phiết vào bản đồ lai chữ”. Ông nht quyết phi chng minh đưc con
sông Đà của ta khác, cách chng minh thì tht công phu - ng phu c thc
địa c cách chn t, chn ch: [...] tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu nhìn
xuống dòng Sông Đà. Mùa xuân đồng xanh ngc bích, ch c Sông Đà không xanh
màu xanh canh hến ca Sông Gâm, Sông . Mùa thu nước Sông Đà l l chín đ như
da mt một người bầm đi rượu ba, l l cái màu đỏ gin d một người bt mãn
bc bi gì mỗi độ thu về”.
Ta còn đọc thy các trang văn ca Nguyn Tuân mt s hàm ơn sâu xa đối vi c
nhân, đối vi những nhà thơ, nhà văn trong quá kh đã truyền li cho ông lòng yêu cái
đẹp, kh năng thưởng thức i đẹp, qua những áng thơ tuyt tác. Chng phi ngu nhiên
mà ông nhc ti Lí Bch với câu “Yên hoa tam nguyệt hái Dương Châu” khi ông gp li
sông Đà mau bao ngày nh nhung như nhớ một “cố nhân”. khi ngi thuyn trôi trên
sông khi ông sng mt cách ý thc trong câu thơ lãng mn ca Tản Đà: Thuyn
tôi trôi trên Di Sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cnh by nhiu tình ca mt
người tình nhân chưa quen biết (Tản Đà)”.
Nguyn Tuân viết: “Nói chuyện với người lái đò, như càng lai láng thêm cái lòng như
muốn đề thơ vào sông nước”. Đúng, mt trong nhng tác nhân quan trng bc nht
gây men cho cm hng v sông Đà của Nguyn Tuân, hình ảnh ông lái đò làm sao
không khơi dy nim biết ơn mt người chí tình như Nguyễn? điều, mt nhà
văn, s biết ơn ấy trước hết được ông gi vào trang sách. Qua văn của Nguyn Tuân,
người lái đò sông Đà đã hin lên vi v đẹp lm lit ca một người anh hùng trên sông
ớc. Con ngưi, bt k địa v và ngh nghip, nếu hết lòng và thành tho vi công vic
ca mình, nếu sng trn vn vi bn tính t nhiên phong phú ca mình thì bao gi cũng
đáng trọng. Nguyễn Tuân thích tìm đến những con người ấy để chiêm ngưỡng, đ xác
nhn li tín nim ca ông v cái vinh quang của lao đng (chng phi ông cũng mt
ngưi hết mình trong lao động viết văn đó sao?). Cái dũng mãnh, tnh táo, trm tính,
khôn ngoan ca người lái đò khi vượt thác giữa “trùng vị thch trận”, giữa trn nước
vang tri thanh la não bt” nhiên kích thích Nguyn Tuân rt mnh, nhưng vẻ thanh
thn coi mi việc như không của h càng có sc thu hút ngòi bút của ông : “Đêm ấy nhà
đò đt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán v anh vũ, đm
xanh, v nhng cái hm hang mùa khô n nhng tiếng to nmìn bộc phá ri
túa ra đầy tràn rung. Cũng chả thy ai bàn thêm mt li nào v cuc chiến thng va
qua nơi ca ải nước đ ng d quân tn va ri. Cuc sng ca h ngày nào ng
chiến đấu với Sông Đà dữ di, ngày nào cũng giành lấy cái ng t tay nhng cái thác,
nên nó cũng không có cái gì là hộp đáng nh... H nghĩ thế, lúc ngừng chèo”. Nếu ai đã
tng quen với các văn tung hoành của Nguyn, hn s d dàng nhn thy đây một
ging k c gng kìm nén, c gng ít li. Ta hiểu ông đã xúc động biết chng nào tc
những con người chân chính. H đã biết quên đi cái lớn lao ca mình thì ngh thut
cũng cần biết tìm đến s lng im - cái lặng im giàu ý nghĩa. Đây phải mt nét mi
trong sáng tác ca Nguyn Tuân sau Cách mng? Con người ngh thích chơi “ngông
y nhiều khi đã tìm thấy hnh phúc trong s giao hoà, giao cm vi xung quanh, vi
cuộc đời.
trên đã nói qua đến tính đối thoại trong văn Nguyễn Tuân. Nếu xét t c đ cái
tình ca Nguyn, phi thy rằng ông đã luôn luôn đi x vi các s vt mt cách bình
đẳng. S vt đã rất trong con mt Nguyn Tuân. đã không bị bào gt hết c
góc cạnh để nhà văn dễ b chiếm lĩnh. Ta thường thấy ông đưa hết ví von này đến ví von
khác ra đ s vt hiện lên đúng chất ca mình. Dĩ nhiên ông quá tài năng và hiu biết
rng, nhưng điều quan trọng ông đã không phụ lòng to hoá khi sinh ra muôn vàn
s vật độc đáo đến như vậy. Đây chính chỗ hiện đại của văn ông - loi văn luôn biết
xem s vật như một khách th cn tìm hiu thấu đáo trước khi đông hoá mt mc
cao hơn. C xem đoạn văn tả những hút nước sông Đà, ta s hiu sâu sắc thêm điều đó.
cái t nước ông mt công nhiu thế? Ông thy, ông nghe, ông cm, ông
ởng tượng rồi tung ra trùng trùng đip điệp nhng so sánh l lùng, gây ấn tượng, khiến
cho độc gi đọc văn ông bỗng dưng thấy chóng mặt như đang rơi lọt thm vào gia hút
c quay tít. Nếu hút nước sông Đà biết nói, hn s cảm ơn ông ông đã làm
cho đáng nhớ đến dường ấy. Và sông Đà nữa, ni ta thy rt Nguyn Tuân,
nhưng đúng hơn, lẽ phi nói: nh Nguyn Tuân, vẫn được sông Đà nchính
nó.
Đọc Nguyn Tuân, đọc Ngưi lái đò Sông Đà, ta va thy cái tài, li va thy cái tình
ca Nguyn. C hai đều lớn lao, đều đẹp khiến ta luôn bi hi, hân hoan, sng khoái như
đưc gt ra, thanh lọc đến tn đáy tâm hồn.
| 1/7

Preview text:

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ NGUYỄN TUÂN
I - VỀ THỂ LOẠI - LOẠI HÌNH
Người lái đò Sông Đà là một trong những thiên tuỳ bút thể hiện được khá trọn vẹn
phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. Tuỳ bút là một thể thuộc loại hình kí,
nó không thể từ chối việc ghi chép về những con người và sự kiện cụ thể, có thực,
nhưng nó dành sự ưu tiên hàng đầu cho vấn đề bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh
giá của nhà văn về con người và cuộc sống hiện tại. Cấu trúc của một tác phẩm tuỳ bút
nói chung không bị ràng buộc cấu thúc bởi một cốt truyện cụ thể, nhưng tính chỉnh thể
của nó vẫn được đảm bảo bởi sự hiện diện của một cảm hứng chủ đạo, một chủ đề tư
tưởng nhất định. Ngôn ngữ của tuỳ bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ, chứa đựng rất nhiều
liên tưởng bất ngờ, thú vị.
Nguyễn Tuân như là một nhà văn được sinh ra cho thể tuỳ bút. Với tuỳ bút, ông như cá
gặp nước, thoả sức vẫy vùng, thoải mái bộc lộ cái tôi nghệ sĩ đẩy bản lĩnh và giàu cá tính
của mình. Trong điều kiện phát triển của văn học Việt Nam một thời, cũng chính tuỳ bút
đã giúp Nguyễn Tuân có điều kiện “săn sóc” hơn đến phẩm chất nghệ thuật thực sự của
các trang viết, giúp chúng vượt thoát được phần nào sự nô lệ vào hiện thực phản ánh, sự
cố công đuổi theo hiện thực trong mặc cảm “trang viết nhợt nhạt hơn trong đời”. Ngược
lại, chính Nguyễn Tuân với các tác phẩm độc đáo, giàu tính thẩm mỹ của mình đã góp
phần làm danh giá cho thể tuỳ bút, góp phần khẳng định những phẩm chất riêng, những
ưu thế riêng của thể tuỳ bút trong “gia đình” các thể loại văn học.
Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, có không ít lần người ta thấy đồ vật (hiểu theo nghĩa
rộng) được tôn lên thành một “ nhân vật” trung tâm, thu hút mọi sự chú ý của nhà văn.
Người lái đò Sông Đà cũng là một trường hợp như vậy. Ở đây, bên cạnh nhân vật đích
thực là người lái đò, ta còn thấy có “nhân vật” Sông Đà nữa. Sông Đà đã thực sự được
nhà văn xem như một con người, có tính cách riêng mà hai nét nổi bật nhất là “hung
bạo” và “trữ tình”. Hoàn toàn không ngẫu nhiên việc tác giả viết hoa cả chữ sông - một
danh từ chung, Sông Đà - đó là tên của một nhân vật đích thực trong cái nhìn hồn nhiên, trẻ trung của tác giả.
Trong Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng một lối văn tùy bút phóng túng,
miên man, bất tận với nhiều so sánh độc đáo, táo bạo, đẩy chủ quan nhưng hết sức có lí.
Hầu như ở câu nào, dòng nào ta cũng bắt gặp lối đặt câu, dùng chữ hết sức riêng biệt của
Nguyễn Tuân. Có những lúc ông như muốn chơi ngông, đã dùng lửa để tả nước: “Mặt
sông trong tích tắc sáng loài lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa
vào đầu sóng”. Lại có lúc ông phối hợp nhiều cảm giác trong một câu văn để đưa lại cho
độc giả những ấn tượng lạ lẫm, thú vị: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn
tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dàn ngày rồi lại bắt ra
sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy
mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẩn tính và gắt gỏng
thác lũ ngay đấy”. Một so sánh khác: “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng
trắng như bạc rơi thoi”. Bình thường, người ta chỉ nói “bụng trắng như bạc”, nhưng
Nguyễn Tuân thì không chịu dừng lại ở đó. Ông đã thêm vào hai chữ “rơi thoi” khá “phi
lí” theo lôgíc ngữ pháp thông thường. Có thể nói câu văn đã được viết theo bút pháp của
hội hoạ lập thể mà mục tích của nó là muốn ta cùng một lúc thấy được sự vật ở nhiều
phía, nhiều chiều. Trước một chi tiết miêu tả rất cô đọng như thế, ta không chỉ thấy mà
còn nghe - thấy cái lấp lánh ánh bạc của bụng cá và nghe tiếng cá quẫy nước rộn ràng
vang ngân. Còn trong các so sánh sau: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông
hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, nhà văn đã đi ngược thói quen, để giải
thích một đặc tính vốn đã khá trừu tượng bằng những khái niệm trừu tượng hơn nữa, đưa
người đọc vượt qua những cảm giác trực tiếp để tiếp cận một thế giới đậm tính siêu thực
bằng những liên tưởng trùng trùng, bát ngát. Nguyễn Tuân cũng dùng nhiều từ rất mới,
rất sáng tạo, không thấy có trong từ điển, đảm nhiệm chức năng rọi vào sự vật một luồng
sáng lạ khiến độc giả phải chú ý. Chẳng hạn đó là các từ và các cụm từ: áng tóc trữ tình,
thơ ngộ, đầu nhun , áng cỏ sương, tiếng còi sương, bờ tiền sử, núi Mèo đốt nương xuân,… II -TIẾP CẬN VĂN BẢN
Đọc Văn Nguyễn Tuân, ta thường xuyên có cảm giác ngợp. Đó là sự ngợp mình trước
cái đẹp có một không hai: chưa gặp thì xiết bao ao ước, càng nghe nói lại càng bồn
chồn, và khi gặp chỉ còn biết thán phục, chỉ e sợ có giây phút nào nghễnh ngãng không
thu nhận hết, đã để trôi qua những khoảnh khắc hiếm hoi của cuộc đời. Lạ thế, văn
Nguyễn Tuấn vẫn còn đó, rành rành trên trang giấy, khi cần ta có thể đọc đi, đọc lại
nhiều lần ấy vậy mà nỗi e sợ kia lúc nào cũng cứ gợn lên. Một mặt, ta thường bị cuốn
nhanh vào mạch kể chuyện, cũng là mạch trữ tình hào hứng, mặt khác, ta không cưỡng
được ý muốn ngoái nhìn lại những dòng vừa lướt qua, như tiếc rẻ mình đã không đủ thi
giờ và đủ sức cảm, hiểu bao nhiêu sáng tạo về ngôn từ mà nhà văn đã ném ra hả hê,
không chút dè sẻn. Gây được cho người đọc cảm giác ấy, bản thân nhà vẫn phải là một
pho tiểu thuyết kể không bao giờ cạn và mọi sự xuất hiện của ông (trước hết với ngôn
từ) bao giờ cũng phải đạt tới chỗ tận cùng độc đáo.
Một sự độc đáo đi tìm cái độc đáo. Đó là Nguyễn Tuân với tập bút kí Sông Đà mà cụ thể
đây là với Người lái đò Sông Đà (nằm trong tập ấy) . Ông đã đến với sông Đà như đến
với người bạn tương đắc. Sự dữ dội, mãnh liệt và thơ mộng tuyệt vời của nó thu hút ông
hết sức mạnh mẽ. Ngòi bút của ông như nở hoa. Ông đã được thoả chí tung hoành trong
môi trường của chính mình. Lúc này, mặc dù ông đang thực sự kể chuyện cho độc giả,
ta vẫn có cảm giác ông chỉ biết cố sông Đà, chỉ chú tâm vào mỗi việc đem hết tài hoa
của mình ra làm cho sông Đà dậy sóng, dậy đá. Và sông Đà cũng vậy, dường như chỉ
một mực quấn vào từng câu văn của ông mà vùng vẫy, reo cười. Người ta thường nói
văn học là loại hình nghệ thuật thời gian, nghĩa là hình tượng của nó mở dần ra trong
thời gian và mang đậm tính gián tiếp. Thế nhưng đọc đoạn văn sau đây, độc giả có cảm
tưởng nhà văn đã khắc phục được cái hạn chế định mệnh của nghệ thuật ngôn từ. Nhịp
độ thời gian của lời văn tường thuật hoàn toàn ứng khớp với nhịp độ tri giác cả thời gian
lẫn không gian của người đọc: “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng
nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại
như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên
như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vẩu rừng tre nứa nổ lửa,
đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới
cái thác rồi”. Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu, người ta có thể phân tích cái cảm
thức ngôn ngữ cực kì bén nhạy của Nguyễn Tuân khi dùng liên tiếp những từ chỉ thời
gian như đã thấy, rồi lại, thế rồi, ... cùng những so sánh tuyệt đối chính xác để truyền tới
tâm trạng chờ đợi phấn khích, căng thẳng và cảm giác mạnh mẽ trước một không gian
đột ngột mở òa ra rất mực hùng tráng Với độc giả, khi chưa đọc hết đoạn văn, khi chưa
“thấy” hết những gì sẽ tuần từ hiện lên với từng con chữ, họ đã được nhà văn tạo trước
cho một cảm giác toàn khối hết hết sức gần gũi hiện thực. Điều cốt lõi của tính tạo hình
trong văn Nguyễn Tuấn có lẽ chính là chỗ đó.
Nguyễn Tuân bao giờ cũng sống hết mình với những gì được ông mô tả. Sự vật có được
hiện lên với đầy đủ đặc tính, “khí chất” của nó thì văn mới lên và chất “Nguyễn”, và
ngược lại, văn càng lên hết chất “Nguyễn” thì sự vật càng nổi hình, nổi nét, cựa quậy,
xôn xao. Ở đây dường như có một tác động tương hỗ, một nguồn kích thích đến từ hai
phía khiến các trang viết của nhà văn luôn có được không khí đối thoại đặc biệt, gây nên
cảm xúc cho người đọc có duy trì ở họ một niềm hứng thú không dứt. Đọc đoạn văn khá
dài mô tả cảnh sông Đà bày thạch trận để “đòi ăn chết cái thuyền” nhưng rồi phải thua
sự chèo chống tài ba dũng cảm của người lái đò, ta đâu chỉ thấy sông Đà quẩy mà còn
thấy văn Nguyễn Tuân cũng quẫy sóng, sảng khoái vô cùng. Biết bao là thách thức trong
cảnh này - thách thức cả với người lái đò, cả với nhà văn: “Thạch trận dàn bày vừa xong
thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những
hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi
cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và
thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào”. Sự thực, Nguyễn Tuân vượt thách thức
kia khi ông nhận diện, điểm mặt trúng đối tượng, đã nhận thấy nét xưng xưng, ngông
ngạo, tự phụ, ỷ thế rất láo xược của “thằng đá tướng”. Còn trong đoạn văn sau, khi ông
lái đò dũng mãnh, quyết liệt cưỡi lên thác cũng là khi văn Nguyễn Tuân đè lên con sông
ương bướng của sự vật mà cất một tiếng cười chiến thắng: “Dòng thác hùm beo đang
hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò
ghì cương lai, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết
một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền
xô ra định nếu chuyển đi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông
tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông để sấn lên mà chặt đôi ra, để mở đường tiến.
Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền”. Trong những cụm từ như “ lái miết một
đường chéo ”, “đè sắn lên và chặt đôi ra”,… thực ngầm chứa niểm khoái cảm của nhà
văn khi gieo được chữ đắc địa, đóng đinh thần thái của sự vật và bản chất của sự việc
trên trang giấy. Nguyễn Tuân đúng là người có cái nhìn khác thường về ngôn ngữ. Đối
với ông, nó không chỉ là phương tiện biểu lộ, diễn tả ý nghĩa, chỉ thị sự vật mà còn là
mục đích. Ông đã đổ biết bao mồ hôi, tâm não để cho mỗi từ có được một giá trị riêng
(gần như tự nó). Lúc này, những từ đó chính là “Nguyễn” - một nhà thơ đích thực.
Nguyễn Tuân không chỉ tâm đắc với đặc tính “gây sự” của sông Đà mà còn hết sức mặn
mà với phẩm chất trữ tình của nó. Tất cả đều là những cực khác nhau của cái đẹp, đòi
ngòi bút Nguyễn Tuân phô khoe hết vẻ đa dạng của mình. Nếu ở đoạn trên, khi mô tả
cuộc giao tranh hào hùng giữa người và thác, ông đã điều động rất nhiều và thoải mái
những tri thức về quân sự và võ thuật, thì ở đoạn sau, khi nói về cái thơ mộng của sông
Đà, bao lịch lãm về văn chương , hội hoạ, điện ảnh đã tự chúng tụ về ngòi bút của ông,
khiến cho câu văn từ chỗ mang tiết tấu gắt, mạnh, dồn bức đã được kéo ra, thư duỗi rất
mực êm ả. Nguyễn Tuân vừa tỏ ra rất có sở trường khi tạo nên những bức sơn dầu có
tính hoành tráng, gân guốc, trong đó các mảng màu, nhát màu tới tấp va đập nhau như
muốn làm náo động cả tấm toan để tạo cảm giác hân hoan tột đỉnh, vừa tỏ ra cực tài hoa
khi đưa nhẹ nét thần thuỷ mặc trên tấm lụa có độ thấm loang mờ ảo mà truyền tới một
niềm xúc động thầm kín, riêng tư rất đỗi ngọt ngào. Thật khó mà phân định được nét trữ
tình kia là do tự sông Đà có hay nhờ ngòi bút Nguyễn Tuân mới ngân lên như một câu
thơ: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi
Mèo đốt nương xuân”. Trong bài kí về sông Đà này, từ khi “câu thơ” trên được viết ra,
cả một mạch thơ hoài cựu được khơi lên và bắt đầu tuôn chảy. Chỉ trong một đoạn văn
không dài, hai lần Nguyễn Tuân thốt lên hai tiếng “Chao ôi” dào dạt nỗi niềm. Sông Đà
từng có lần được nhà văn nhìn nhận nhu một cố nhân, xa lâu thì nhớ và khi đột ngột gặp
lại thì cuống quýt mừng vui, sung sướng. Chính tâm trạng ấy đã tạo nên một câu có cấu
trúc đặc biệt chỉ gồm toàn những cụm từ định danh, tạo nên những liên tưởng bất ngờ
nhưng vô cùng có lí: “Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông
Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại
chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đầm đầm ấm
ấm như gặp lại cố nhân.” Thật khó dẫn hết cả đoạn văn mà ở đó khi Nguyễn Tuân chìm
trong chất thơ của cảnh, của hoài niệm, của kí ức lãng đãng sương khói thì cũng là khi
độc giả lặng người trôi trong âm hưởng của những câu văn đẹp đẽ, trong sáng, gợi cảm
lạ lùng. Những câu văn ấy, đọc một lần cũng không thể nào quên, bởi chúng chuyên chở
quá nhiều cảm giác, ấn tượng cả về không gian lẫn thời gian. “Bờ sông hoang dại như
một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy
thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp - lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt
Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng có sương,
chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt
mà như hỏi mình bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có
phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Quả đáng ngạc nhiên: Có bao nhiêu
liên tưởng độc đáo, bao nhiêu sáng tạo từ ngữ dồn chứa trong một diện tích hẹp mà câu
văn không vì thế trở nên khúc khuỷu, khó đọc, trái lại, luôn dẫn ta vào thế giới của du
dương “để ta chỉ còn biết xúc động, bồi hồi. Khả năng làm chủ ngôn ngữ của nhà văn
thật phi thường, muốn “vẫy gió tuôn mưa” hay muốn “long lanh đáy nước in trời” cũng chẳng khó gì.
Đọc Người lái đò Sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một
đấng Hoá công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ. Ngòi bút của Nguyễn Tuân đã tới lui
rất mực thoải mái, tự tin bởi ông có được sự bảo đảm của một kho tri thức uyên bác, kho
ấn tượng ăm ắp về sự vật - kết quả của một quá trình đọc, nghiền ngẫm và quan sát
không mỏi mệt – đặc biệt của một vốn ngôn từ hết sức giàu có tưởng phung phí thế nào
cũng chẳng hề vơi. Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học,
khi hồn nhiên tựa một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân
mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự ý thức sâu sắc về
tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng
năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ.
Nhưng tài năng mới chỉ là một mặt của vấn đề. Qua bài kí này, ta thấy rõ Nguyễn Tuân
một tấm lòng nặng nghĩa với cuộc đời, với non sông, đất nước, với tất cả những gì mà
ông thấy là đẹp. Chẳng thế mà ông đã rất công phu khi lật từng trang cổ sử, từng trang
địa chỉ để tìm hiểu lý lịch sông Đà, đã không ngại sự sốt ruột của độc giả chỉ liệt kê ra
tên của năm mươi trên bảy mươi ba con thác lớn nhỏ từ biên giới Việt - Trung về tới
Chợ Bờ. Rõ ràng ông không muốn một góc nhỏ nào của Tổ quốc bị bỏ quên. Ông còn
muốn ta hãy lưu ý tới “cái âm thanh chào mời đò đưa và cũng rất nhiều hình tượng trong
cách nói, cách hô tên non sông đất nước của nhân dân lao động Việt Nam gọi những cái
thác, cái ga nước trên Sông Đà từ Vạn Yên về xuôi”. Cái gốc của sự uyên bác Nguyễn
Tuân, không nghi ngờ gì nữa, đó chính là cái tình, cái tinh thần trách nhiệm của một
công dân yêu nước. Ta hiểu sự bất bình của ông trước việc người Pháp gọi sông Đà là
sông Đen (Rivière Noire): “Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân
Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây Táo láo
lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ”. Thái độ của ông thể hiện rõ trong cách nói
đối lập ta với Tây (thực dân Pháp) và ở giọng điệu chì chiết dằn dữ khi dùng những từ
như “cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ”. Ông nhất quyết phải chứng minh được con
sông Đà của ta nó khác, và cách chứng minh thì thật công phu - công phu ở bước thực
địa và cả ở cách chọn từ, chọn chữ: “[...] tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn
xuống dòng Sông Đà. Mùa xuân đồng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh
màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như
da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn
bực bội gì mỗi độ thu về”.
Ta còn đọc thấy ở các trang văn của Nguyễn Tuân một sự hàm ơn sâu xa đối với cố
nhân, đối với những nhà thơ, nhà văn trong quá khứ đã truyền lại cho ông lòng yêu cái
đẹp, khả năng thưởng thức cái đẹp, qua những áng thơ tuyệt tác. Chẳng phải ngẫu nhiên
mà ông nhắc tới Lí Bạch với câu “Yên hoa tam nguyệt hái Dương Châu” khi ông gặp lại
sông Đà mau bao ngày nhớ nhung như nhớ một “cố nhân”. Và khi ngồi thuyền trôi trên
sông là khi ông sống một cách có ý thức trong câu thơ lãng mạn của Tản Đà: “Thuyền
tôi trôi trên Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiều tình của một
người tình nhân chưa quen biết (Tản Đà)”.
Nguyễn Tuân viết: “Nói chuyện với người lái đò, như càng lai láng thêm cái lòng như
muốn đề thơ vào sông nước”. Đúng, là một trong những tác nhân quan trọng bậc nhất
gây men cho cảm hứng về sông Đà của Nguyễn Tuân, hình ảnh ông lái đò làm sao
không khơi dậy niểm biết ơn ở một người chí tình như Nguyễn? Có điều, vì là một nhà
văn, sự biết ơn ấy trước hết được ông gửi vào trang sách. Qua văn của Nguyễn Tuân,
người lái đò sông Đà đã hiện lên với vẻ đẹp lẫm liệt của một người anh hùng trên sông
nước. Con người, bất kể địa vị và nghề nghiệp, nếu hết lòng và thành thạo với công việc
của mình, nếu sống trọn vẹn với bản tính tự nhiên phong phú của mình thì bao giờ cũng
đáng trọng. Nguyễn Tuân thích tìm đến những con người ấy để chiêm ngưỡng, để xác
nhận lại tín niệm của ông về cái vinh quang của lao động (chẳng phải ông cũng là một
người hết mình trong lao động viết văn đó sao?). Cái dũng mãnh, tỉnh táo, trầm tính,
khôn ngoan của người lái đò khi vượt thác giữa “trùng vị thạch trận”, giữa “trận nước
vang trời thanh la não bạt” dĩ nhiên kích thích Nguyễn Tuân rất mạnh, nhưng vẻ thanh
thản coi mọi việc như không của họ càng có sức thu hút ngòi bút của ông : “Đêm ấy nhà
đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá đầm
xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá
túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa
qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng
chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái ống từ tay những cái thác,
nên nó cũng không có cái gì là hộp đáng nhớ... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo”. Nếu ai đã
từng quen với các văn tung hoành của Nguyễn, hẳn sẽ dễ dàng nhận thấy ở đây một
giọng kể cố gắng kìm nén, cố gắng ít lời. Ta hiểu ông đã xúc động biết chừng nào trước
những con người chân chính. Họ đã biết quên đi cái lớn lao của mình thì nghệ thuật
cũng cần biết tìm đến sự lặng im - cái lặng im giàu ý nghĩa. Đây có phải là một nét mới
trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng? Con người nghệ sĩ thích chơi “ngông”
ấy nhiều khi đã tìm thấy hạnh phúc trong sự giao hoà, giao cảm với xung quanh, với cuộc đời.
Ở trên đã có nói qua đến tính đối thoại trong văn Nguyễn Tuân. Nếu xét từ góc độ cái
tình của Nguyễn, phải thấy rằng ông đã luôn luôn đối xử với các sự vật một cách bình
đẳng. Sự vật đã rất là nó trong con mắt Nguyễn Tuân. Nó đã không bị bào gọt hết các
góc cạnh để nhà văn dễ bề chiếm lĩnh. Ta thường thấy ông đưa hết ví von này đến ví von
khác ra để sự vật hiện lên đúng chất của mình. Dĩ nhiên là ông quá tài năng và hiểu biết
rộng, nhưng điều quan trọng là ông đã không phụ lòng tạo hoá khi nó sinh ra muôn vàn
sự vật độc đáo đến như vậy. Đây chính là chỗ hiện đại của văn ông - loại văn luôn biết
xem sự vật như một khách thể cần tìm hiểu thấu đáo trước khi đông hoá nó ở một mức
cao hơn. Cứ xem đoạn văn tả những hút nước sông Đà, ta sẽ hiểu sâu sắc thêm điều đó.
Có cái gì ở hút nước mà ông mất công nhiều thế? Ông thấy, ông nghe, ông cảm, ông
tưởng tượng rồi tung ra trùng trùng điệp điệp những so sánh lạ lùng, gây ấn tượng, khiến
cho độc giả đọc văn ông bỗng dưng thấy chóng mặt như đang rơi lọt thỏm vào giữa hút
nước mà quay tít. Nếu hút nước sông Đà biết nói, hắn nó sẽ cảm ơn ông vì ông đã làm
cho nó đáng nhớ đến dường ấy. Và sông Đà nữa, người ta thấy nó rất Nguyễn Tuân,
nhưng đúng hơn, có lẽ phải nói: nhờ Nguyễn Tuân, nó vẫn được là sông Đà như chính nó.
Đọc Nguyễn Tuân, đọc Người lái đò Sông Đà, ta vừa thấy cái tài, lại vừa thấy cái tình
của Nguyễn. Cả hai đều lớn lao, đều đẹp khiến ta luôn bồi hồi, hân hoan, sảng khoái như
được gột rửa, thanh lọc đến tận đáy tâm hồn.