Nguyên cứu marketing - bài tập - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Nguyên cứu marketing - bài tập - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
7 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nguyên cứu marketing - bài tập - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Nguyên cứu marketing - bài tập - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

32 16 lượt tải Tải xuống
BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN LẤY ĐIỂM 20%
1. So sánh kỹ thuật phỏng vấn sâu (in-depth interview) kỹ thuật phỏng vấn nhóm
(focus group)? Nêu ví dụ. (2 điểm)
Giống nhau: Cả hai kỹ thuật nghiên cứu này đều được sử dụng để thu nhận các dữ liệu dựa trên
ý kiến, thái độ, hành vi trải nghiệm của người tiêu dùng về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào
đó. Cả hai đều là phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn, quan
sát, phân tích nội dung phân tích dữ liệu. Hai phương pháp này giúp nghiên cứu viên cái
nhìn khách quan, chi tiết về hiện tượng nghiên cứu mang lại sự đồng cảm, thấu hiểu về trải
nghiệm và quan điểm của người tham gia nghiên cứu.
Khác nhau:
- Kỹ thuật phỏng vấn sâu (in-depth interview): kỹ thuật này, cuộc phỏng vấn thường được
tiến hành nghiên cứu theo một cấu trúc câu hỏi và lộ trình đã được xác định trước. Phỏng vấn sâu
thường được thực hiện một cách nhân, tương tác trực tiếp giữa người nghiên cứu người
tham gia nghiên cứu.
Người nghiên cứu sẽ đặt câu hỏi chi tiết, khuyến khích người tham gia cung cấp những
thông tin phản hồi tường thuật về trải nghiệm của họ. Các câu hỏi thường được thiết kế để
khám phá các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu, tạo điều kiện cho người tham gia chia
sẻ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của họ.
Từ đó, phương pháp này cho phép nghiên cứu viên nhận được thông tin đa dạng chi
tiết từ người dùng, giúp hiểu rõ hơn về các quan điểm và trải nghiệm của họ. Tuy nhiên, phương
pháp này thể đòi hỏi nhiều thời gian, công sức kỹ năng từ nghiên cứu viên để thực hiện
một cuộc phỏng vấn sâu hiệu quả.
- Kỹ thuật phỏng vấn nhóm (focus group): Đâyphương pháp nghiên cứu người nghiên
cứu sẽ tiến hành phỏng vấn một nhóm người cùng một lúc. Trong phương pháp này, nghiên cứu
viên sẽ chuẩn bị một loạt câu hỏi yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến, kinh
nghiệm quan điểm của họ về một chủ đề cụ thể. Kỹ thuật này thường được sử dụng để thu
thập thông tin đa chiều từ nhiều người cùng một lúc tạo ra một diễn đàn cho các thành viên
trong nhóm thảo luận, tương tác với nhau. Phương pháp này giúp cho nghiên cứu viên thu thập
các quan điểm khác nhau, tìm ra các mô hình chung và phát hiện các quan hệ giữa các thành viên
trong nhóm. Đồng thời người nghiên cứu thể khám phá được sự đồng thuận hoặc xung đột
giữa các thành viên trong nhóm, tạo điều kiện cho sự thảo luận trao đổi quan điểm. Nghiên
cứu viên có thể sử dụng các kỹ thuật như câu hỏi mở, nhóm thảo luận và phân tích nhóm để thu
thập và phân tích thông tin.
dụ: Một công ty du lịch muốn tiến hành nghiên cứu đánh giá trải nghiệm của du khách khi
đến tham quan khu du lịch tại Phú Quốc. Công ty thể bắt đầu phỏng vấn nhóm đối với các
hành khách đi theo đoàn về những trải nghiệm, hoạt động,.. từ đó thu thập được các dữ liệu khác
nhau từ nhiều nhóm khách du lịch( có thể là đại gia đình lớn, các cặp đôi,...) như vậy công ty
thể so sánh sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng ( theo độ tuổi, giới tính,...). Sau đó, công ty
có thể phỏng vấn sâu đối với từng du khách để khám phá chi tiết hơn về trải nghiệm và cảm nhận
của họ, đồng thời tìm hiểu thêm về những mong muốn, nhu cầu, cũng như những điều chưa
hài lòng, góp ý từ những du khách đó.
2. Giải thích kỹ thuật phân tích định tính phép đạc tam giác (triangulation) cho
dụ. (2 điểm)
Kỹ thuật phân tích định tính phép đạc tam giá thể được xem “kiểm tra chéo”. Nói cách
khác, trong quá trình thực hiện một đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu có sử dụng các kỹ thuật
khác nhau nhằm xem xét các kết quả thu nhận được có trùng khớp hay không; nếu có thì hướng
nghiên cứu đó đúng và kết quả đáng tin cậy
Phép đạc tam giác có 4 kỹ thuật:
Đạc tam giác “dữ liệu” (data triangulation): Quá trình kiểm tra dữ liệu bẳng việc so
sánh các kết quả thu được từ các nguồn khác nhau. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng để
kiểm tra độ chính xác của các nghiên cứu nhằm đảm bảo kết quả thể hỗ trợ cho giả
thuyết của họ. Đây là kỹ thuật phổ biến trong nghiên cứu định tính, thường liên quan đến
việc xác nhận dữ liệu bởi những người đã thu nhập phân tích dữ liệu đó. Nguồn dữ
liệu thường có 3 đặc trưng: thời gian, địa điểm và con người. Người nghiên cứu thu nhập
dữ liệu các thời điểm, khu vực đối tượng khác nhau, từ đó cho ra các dữ liệu khác
nhau và đưa vào đối chiếu
 Ví dụ: Để có thể tìm hiểu mô hình nhu cầu sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử của sinh
viên từ 3 trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc sử dụng phép đạc tam giác
dữ liệu, cũng giúp có được dữ liệu từ 3 trường đại học trên các địa bàn khác (Hà Nội,...) bằng thu
nhập dữ liệu từ các địa điểm, giúp người nghiên cứu có thểthông tin và hiểu hơn về nhu cầu
khác nhau, đa dạng giữa các sinh viên trên khắp cả nước.
Đạc tam giác “nhà nghiên cứu” (investigator triangulation): kỹ thuật này, một bài
nghiên cứu sẽ nhiều hơn một nhà nghiên cứu. Mỗi một người nghiên cứu sẽ kinh
nghiêm cá nhân, môi trường sống, văn hóa giáo dục khác nhau, từ đó thái độ và góc nhìn
đối với sự vật hiện tượng cũng sẽ khác nhau, tạo nên cái nhìn đa chiều trong nghiên
cứu, giúp gia tăng độ tin cậy trong kết luận. Trong một nhóm nghiên cứu sẽ có xu hướng
phản biện lẫn nhau, từ đó giúp loại bỏ đi những thông hoặc kiến thức chưa chính xác.
Đây là cơ sở lý luận cho việc xây dựng các nghiên cứu hợp tác.
 Ví dụ: Các dự án nghiên cứu khoa học ở các trường cấp ba hoặc đại học, thường có nhiều nhà
nghiên cứu tham gia, họ thường tham gia nhân hoặc theo nhóm, từ đó những người có cùng
suy nghĩ hoặc đề tài sẽ cùng hợp tác triển khai, phát triển bài nghiên cứu. Trong quá trình đó,
nghiên cứu viên có thể học hỏi lẫn nhau, trau dồi từ giảng viên hướng dẫn....
Đạc tam giác “lý thuyết” (theory triangulation): Khi thực hiện nghiên cứu, nhà nghiên
cứu luôn dựa trên các cơ sởthuyết để định hướng và lý giải. Nếu chỉ tham khảo hoặc
sử dụng một nền tảng lý thuyết thì hướng nghiên cứu chỉ được phân tích ở một góc nhìn.
Chính vì vậy, ở kỹ thuật này người nghiên cứu có thể sử dụng nhiều nguồn lý thuyết hơn
để giải quyết các dữ liệu đã có, từ đó giúp dữ liệu có nhiều cách lý giải hơn.
dụ: Một nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, người nghiên cứu thể sử dụng các
thuyết về (ảnh hưởng đến quyến định mua sắm của khách hàng, như việc“xung đột động cơ”
người dùng thường sẽ bị phân vân giữa việc lựa chọn: mua thứích cho bản thân ( Sách tham
khảo) hoặc mua theo sở thích của bản thân (Album của idol,…); đồng thời người nghiên cứu
cũng thể kết hợp phân tích thuyết về ( trạng thái bất đồng khi“sự bất đồng nhận thức”
niềm tin hành vi xung đột với nhau, đây sự bất hòa sau quyết định xảy ra khi người tiêu
dùng phải lựa chọn giữa hai sản phẩm, cả hai đều tính chất tốt xấu. Khi người tiêu dùng
chọn sản phẩm A thay vì sản phẩm B; nhưng sản phẩm A không mang lại những trải nghiệm tốt
so với sản phẩm B, họ khônghội sử dụng sản phẩm tốt. Sự mất mát này tạo ra một trạng
thái khó chịu người tiêu dùng muốn cắt bớt.). Bằng cách kết hợp so sánh hai thuyết
trên, người nghiên cứu thể tìm thấy được điểm tương thích, từ đó củng cố bài phân tích
loại bỏ các khoảng cách giữa chúng, rút ra được lời giải thích cho hiện tượng.
Đạc tam giác “phương án luận” (methodological triangulation): quá trình sử dụng
nhiều loại phương án thu thập dữ liệu. Việc này giúp đảm bảo quá trình phân tích một
cách khách quan, đồng thời ngăn ngừa tính sai lệch trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Đạc tam giác “phương án luận” còn giúp việc điều chỉnh nghiên cứu dễ dàng hơn, bằng
việc xác định các lỗ hỏng hoặc các thông tin thiếu tính nhất quán. Đây kỹ thuật được
các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều thường xuyên nhất. Thông thường, người nghiên
cứu sẽ kết hợp phương pháp định tính và định lượng khi sử dụng kỹ thuật này.
 Ví dụ: Trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng đồng thời hai
phương án, một các cuộc phỏng vấn trực tiếp như một nguồn định tính hai khảo sát
online thông qua form các thiết bị điện tử như một nguồn dữ liệu định lượng. Từ đó thể
thấy, việc sử dụng cả hai phương pháp này sẽ loại bỏ tối đa các thông tin, dữ liệu sai lệch trong
bài nghiên cứu.
3. Sự khác nhau giữa phương pháp quan sát (observation) phương pháp nghiên
cứu thực địa (ethnography – dân tộc học)? (2 điểm)
- Phương pháp quan sát (observation): phương pháp nghiên cứu trong khoa học hội
hành vi, trong đó người nghiên cứu sẽ quan sát ghi nhận các hiện tượng, hành vi, sự kiện
trong một môi trường nghiên cứu cụ thể. Phương pháp này nhằm mục đích thu thập thông tin
hiểu hơn về các quá trình tự nhiên hoặc hội không can thiệp, tác động vào các tình
huống nghiên cứu.
Phương pháp này thể được thực hiện thông qua việc quan sát trực tiếp, tức người
nghiên cứu ghi nhận những gì xảy ra trong thời gian thực, hoặc thông qua việc quan sát gián tiếp,
tức là dựa vào các nguồn thông tin đã được ghi lại trước đó như video, hồ sơ, báo cáo, tài liệu,...
- Phương pháp nghiên cứu thực địa (ethnography – dân tộc học) : một phương pháp nghiên
cứu trong khoa học xã hội và nhân học, trong đó người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu trực tiếp
trên một môi trường, cộng đồng hoặc tình huống nghiên cứu cụ thể. Phương pháp này nhằm mục
đích hiểu rõ và phân tích sâu hơn về các vấn đề xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị và môi trường
trong ngữ cảnh thực tế.
Trong phương pháp nghiên cứu này, người nghiên cứu thường tham gia trực tiếp
tương tác với cộng đồng hoặc nhóm nghiên cứu, thường trong một khoảng thời gian dài. Họ có
thể sống trong cộng đồng, tham gia vào các hoạt động hàng ngày, quan sát, ghi nhận và phân tích
các sự kiện, hành vi, giá trị và tương tác xã hội.
dụ: Một công ty quan tâm đến việc nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong
một khu trung tâm thương mại địa phương. Khi đó, người nghiên cứu cần tiến hành phương
pháp nghiên cứu thực địa để hiểu rõ hơn về cộng đồng và mô trường ở địa phương đó; bằng việc
có thể sống trong khu vực đó, tương tác với người tiêu dùng thông qua hoạt động mua sắm, tham
gia các skiện cuộc trò chuyện liên quan. Sau khi đã thu thập được dữ liệu về môi trường
nghiên cứu, người nghiên cứu có thể quan sát trực tiếp các hành vi mua sắm của người tiêu dùng
trong khu thương mại, tương tác với nhân viên bán hàng. Từ đó, thể tiến hành phân tích
đánh giá kết quả nghiên cứu, rút ra kết luận và đưa ra các chiến lược hợp lý.
4. Sử dụng kỹ thuật phân tích tình huống (case study) để so sánh hiện tượng “phe vé” của
02 đêm biểu diễn của Black Pink ngày 29 & 30/07/2023 với việc bán chợ đen các trận
bóng đá cũng như việc kinh doanh bánh Trung Thu và cây cảnh chưng Tết. Những sự việc
đó có cùng chịu ảnh hưởng của một hay nhiều quy luật nào hay không? Bạn rút ra điều
sau phân tích trên? (2 điểm)
Phân tích so sánh:
- Các hiện tượng nêu trên đều dựa trên việc mua với giá gốc hoặc lấy sỉ bán lại với giá cao
hơn nhiều lần nhằm thu lợi nhuận.
 Đối với hiện tượng “phe vé” BlackPink: đây trường hợp khá phổ biến trong ngành công
nghiệp âm nhạc, đặc biệt với các nhóm nhạc lượng người hâm mộ đông đảo như
BlackPink. Từ đó, các buổi biểu diễn thường sẽ có lượng người mua vé rất lớn, nhưng số lượng
lại hạn nhanh chóng bị bán hết, dẫn đến sự “khan hiếm” vé. Các được mua lại bởi
các nhân hoặc tổ chức khác với mục đích bán lại với giá cao hơn rất nhiều lần giá gốc.
Thực tế số lượng vé tại buổi diễn đã được mở bán thêm, tuy nhiên nhu cầu của người mua khác
nhau ( người muốn ngồi gần sân khấu, người muốn tầm nhìn đẹp,...) dẫn đến
được mở bán thêm cũng không giải quyết được nhu cầu của người mua họ vẫn sẵn sàng bỏ
nhiều tiền hơn để giải quyết nhu cầu của bản thân. Tương tụ với việc bán chợ đen các trận
bóng đá, số lượng vé sẽ tỷ lệ thuận với sức chứa của sân vận động. Tuy nhiên, với các yếu tố như
sự quan tâm của công chúng, sự yêu thích riêng giữa các đội tuyển,... mà giá vé của mỗi trận đấu
thể chênh lệch ít nhiều, các trận các đội tuyển nổi tiếng đấu với nhau sẽ lượng người
mua vé cao, dẫn đến tình trạng “mua vé chợ đen”
 Đối với việc kinh doanh bánh Trung thu và cây cảnh chưng ngày Tết: Đây là những sản phẩm
được sản xuất theo những sự kiện, dịp lễ nhất định. Tuy nhiên, những sản phẩm trên mang yếu tố
văn hóa, truyền thống, do đó tần suất mua hàng hằng nămphần đều đặn, dẫn đến chi phí sản
phẩm có thể thay đổi từng năm. Song song với đó, những mặt hàng nêu trên không “khan hiếm”
như hiện tượng vé, mà được bán đại trà, từ đó sự cạnh tranh không thật sự mạnh mẽ, vẫn có tình
trạng ế ẩm.
Từ những phân tích trên, có thể thấy các hiện tượng đã nêu đều chịu ảnh hưởng của quy
luật cung cầu. Đây nguyên tắc bản quang trọng trong nền kinh tế, tả mối
quan hệ giữa nguồn cungnhu cầu của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Quy luật này cho
thấy mối liên hệ giữa giá cảnhu cầu mua bán. Theo đó, nếu cầu lớn hơn cung, giá cả
hàng hóa sẽ tăng lên, và ngược lại nếu cầu thấp hơn cung giá cả sẽ giảm; nhưng nếu cung
và cầu cân bằng nhau thì giá cả sẽ được ổn định ở mức hợp lý. Liên hệ với các hiện tượng
trên, tuy các tình huống khác nhau, sợ chênh lệch giữa các loại hàng hóa nhưng
chung quy lại chúng đều mang quy luật cung cầu.
Cũng từ những phân tích nêu trên, ta có thể rút ra được rằng:
Đối với các hiện tượng liên quan đến mở bán vé, cầnsự phối hợp giữa các
quan có thẩm quyền và bên đứng ra tổ chức, nhằm hạn chế tối đa hiện tượng “phe
vé” “vé chợ đen”. Đồng thời đẩy mạnh việc xử phạt các đối tượng các các
hành vi bán lại vé với mức giá quá cao.
Đối với việc kinh doanh các sản phẩm mang tính đặc thù vào những ngày lễ, sự
kiện nhất định, cần khảo sát thị trường để đưa ra những mức giá ổn định, đi cùng
chất lượng sản phẩm tốt. Tránh bán những sản phẩm kém chất lượng với giá
thành cao nhằm thu lợi nhuận. Các cơ quan có thẩm quyền cũng có các biện pháp
xử lý đối với các trường hợp đó.
5. Bài tập tình huống số 02 (2 điểm)
Công ty X ở Tp. HCM (bán lẻ sách) muốn phát triển thị trường ở các tỉnhthành phố
vùng duyên hải miền Trung của Việt Nam, hãy nêu một hoặc nhiều phương án để đánh giá
tiềm năng thị trường, trong đó:
a) Nêu cụ thể các phương pháp nghiên cứu & giải thích do sao nên chọn các
phương pháp đó. (1 điểm)
Để đánh giá thị trường tiềm năng, có thể sử dụng các phương án:
- Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về nhu cầu và xu hướng người tiêu dùng trong khu vực. Có
thể sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu để phục vụ cho quá trình
thu thập dữ liệu các khách hàng tiềm năng, tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của người dùng,
từ đó công ty X sẽ cái nhìn tổng quan hơn về tiềm năng đưa ra các phương án phát triển
trong thị trường mới.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Công ty cần nghiên cứu phân tích các công ty cạnh tranh
trong khu vực, bao gồm vị trí, chiến lược giá cả, hình thức tiếp thị,... Điều này giúp công ty
thể xác định được điểm mạnh và điểm yếu, từ đó tìm ra cách cạnh tranh hiệu quả.
- Nghiên cứu địa lý và văn hóa: Việc này giúp công ty có thể hiểu rõ đặc điểm địa phương, thị
trường các yếu tố văn hóa thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. thể sử dụng
phương pháp nghiên cứu quan sátphương pháp nghiên cứu thực địa, tìm hiểu về dân số, tình
hình kinh tế, thói quen tiêu dùng của khu vực. Từ đó, công ty sẽ tạo ra các chiến lược phù hợp và
tùy chỉnh để phát triển thị trường.
b) b) Dự trù kinh phí nghiên cứu (thời gian, tiền bạc và nhân lực). (1 điểm)
- Thời gian: tùy thuộc vào tiến độ làm việc của các nghiên cứu viên thời gia thể ngắn
hoặc dài hơn so với mục tiêu đề ra. Các phương pháp nghiên cứu được đề xuất ở trên tương đối
nhiều bước, do đó để đảm bảo thể thu thập các dữ liệu một cách chính xác, thời gian thể
kéo dài từ 4-6 tuần, tùy thuộc vào phạm vi.
- Chi phí: công ty cần lên kế hoạch chi tiết và ngân sách cho thực hiện nghiên cứu. Công ty
thể thuê các dịch vị nghiên cứu thị trường, chi phí cho các cuộc khảo sát thu thập dữ liệu, lương
và các chi phí sinh hoạt khác. Chi phí dự kiến có thể dao độnng từ 40-60 triệu đồng.
Nhân lực: với các phương pháp nghiên cứu đã nêu trên, mỗi nhiệm vụ cần từ 1-2 người cùng
thực hiện, dó đó tổng nhân lực dự trừ sẽ là 4-5 người.
| 1/7

Preview text:

BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN LẤY ĐIỂM 20%
1. So sánh kỹ thuật phỏng vấn sâu (in-depth interview) và kỹ thuật phỏng vấn nhóm
(focus group)? Nêu ví dụ. (2 điểm)
Giống nhau: Cả hai kỹ thuật nghiên cứu này đều được sử dụng để thu nhận các dữ liệu dựa trên
ý kiến, thái độ, hành vi và trải nghiệm của người tiêu dùng về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào
đó. Cả hai đều là phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn, quan
sát, phân tích nội dung và phân tích dữ liệu. Hai phương pháp này giúp nghiên cứu viên có cái
nhìn khách quan, chi tiết về hiện tượng nghiên cứu và mang lại sự đồng cảm, thấu hiểu về trải
nghiệm và quan điểm của người tham gia nghiên cứu. Khác nhau: - Kỹ
thuật phỏng vấn sâu (in-depth interview): Ở kỹ thuật này, cuộc phỏng vấn thường được
tiến hành nghiên cứu theo một cấu trúc câu hỏi và lộ trình đã được xác định trước. Phỏng vấn sâu
thường được thực hiện một cách cá nhân, tương tác trực tiếp giữa người nghiên cứu và người tham gia nghiên cứu.
Người nghiên cứu sẽ đặt câu hỏi chi tiết, khuyến khích người tham gia cung cấp những
thông tin phản hồi và tường thuật về trải nghiệm của họ. Các câu hỏi thường được thiết kế để
khám phá các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu, tạo điều kiện cho người tham gia chia
sẻ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của họ.
Từ đó, phương pháp này cho phép nghiên cứu viên nhận được thông tin đa dạng và chi
tiết từ người dùng, giúp hiểu rõ hơn về các quan điểm và trải nghiệm của họ. Tuy nhiên, phương
pháp này có thể đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kỹ năng từ nghiên cứu viên để thực hiện
một cuộc phỏng vấn sâu hiệu quả. - Kỹ
thuật phỏng vấn nhóm (focus group): Đây là phương pháp nghiên cứu mà người nghiên
cứu sẽ tiến hành phỏng vấn một nhóm người cùng một lúc. Trong phương pháp này, nghiên cứu
viên sẽ chuẩn bị một loạt câu hỏi và yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến, kinh
nghiệm và quan điểm của họ về một chủ đề cụ thể. Kỹ thuật này thường được sử dụng để thu
thập thông tin đa chiều từ nhiều người cùng một lúc và tạo ra một diễn đàn cho các thành viên
trong nhóm thảo luận, tương tác với nhau. Phương pháp này giúp cho nghiên cứu viên thu thập
các quan điểm khác nhau, tìm ra các mô hình chung và phát hiện các quan hệ giữa các thành viên
trong nhóm. Đồng thời người nghiên cứu có thể khám phá được sự đồng thuận hoặc xung đột
giữa các thành viên trong nhóm, tạo điều kiện cho sự thảo luận và trao đổi quan điểm. Nghiên
cứu viên có thể sử dụng các kỹ thuật như câu hỏi mở, nhóm thảo luận và phân tích nhóm để thu
thập và phân tích thông tin.
Ví dụ: Một công ty du lịch muốn tiến hành nghiên cứu đánh giá trải nghiệm của du khách khi
đến tham quan khu du lịch tại Phú Quốc. Công ty có thể bắt đầu phỏng vấn nhóm đối với các
hành khách đi theo đoàn về những trải nghiệm, hoạt động,.. từ đó thu thập được các dữ liệu khác
nhau từ nhiều nhóm khách du lịch( có thể là đại gia đình lớn, các cặp đôi,...) như vậy công ty có
thể so sánh sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng ( theo độ tuổi, giới tính,...). Sau đó, công ty
có thể phỏng vấn sâu đối với từng du khách để khám phá chi tiết hơn về trải nghiệm và cảm nhận
của họ, đồng thời tìm hiểu thêm về những mong muốn, nhu cầu, cũng như là những điều chưa
hài lòng, góp ý từ những du khách đó.
2. Giải thích kỹ thuật phân tích định tính phép đạc tam giác (triangulation) và cho ví dụ. (2 điểm)
Kỹ thuật phân tích định tính phép đạc tam giá có thể được xem là “kiểm tra chéo”. Nói cách
khác, trong quá trình thực hiện một đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu có sử dụng các kỹ thuật
khác nhau nhằm xem xét các kết quả thu nhận được có trùng khớp hay không; nếu có thì hướng
nghiên cứu đó đúng và kết quả đáng tin cậy
Phép đạc tam giác có 4 kỹ thuật:
Đạc tam giác “dữ liệu” (data triangulation): Quá trình kiểm tra dữ liệu bẳng việc so
sánh các kết quả thu được từ các nguồn khác nhau. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng để
kiểm tra độ chính xác của các nghiên cứu nhằm đảm bảo kết quả có thể hỗ trợ cho giả
thuyết của họ. Đây là kỹ thuật phổ biến trong nghiên cứu định tính, thường liên quan đến
việc xác nhận dữ liệu bởi những người đã thu nhập và phân tích dữ liệu đó. Nguồn dữ
liệu thường có 3 đặc trưng: thời gian, địa điểm và con người. Người nghiên cứu thu nhập
dữ liệu ở các thời điểm, khu vực và đối tượng khác nhau, từ đó cho ra các dữ liệu khác
nhau và đưa vào đối chiếu
Ví dụ: Để có thể tìm hiểu mô hình nhu cầu sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử của sinh
viên từ 3 trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc sử dụng phép đạc tam giác
dữ liệu, cũng giúp có được dữ liệu từ 3 trường đại học trên các địa bàn khác (Hà Nội,...) bằng thu
nhập dữ liệu từ các địa điểm, giúp người nghiên cứu có thể có thông tin và hiểu hơn về nhu cầu
khác nhau, đa dạng giữa các sinh viên trên khắp cả nước.
Đạc tam giác “nhà nghiên cứu” (investigator triangulation): Ở kỹ thuật này, một bài
nghiên cứu sẽ có nhiều hơn một nhà nghiên cứu. Mỗi một người nghiên cứu sẽ có kinh
nghiêm cá nhân, môi trường sống, văn hóa giáo dục khác nhau, từ đó thái độ và góc nhìn
đối với sự vật và hiện tượng cũng sẽ khác nhau, tạo nên cái nhìn đa chiều trong nghiên
cứu, giúp gia tăng độ tin cậy trong kết luận. Trong một nhóm nghiên cứu sẽ có xu hướng
phản biện lẫn nhau, từ đó giúp loại bỏ đi những thông hoặc kiến thức chưa chính xác.
Đây là cơ sở lý luận cho việc xây dựng các nghiên cứu hợp tác.
Ví dụ: Các dự án nghiên cứu khoa học ở các trường cấp ba hoặc đại học, thường có nhiều nhà
nghiên cứu tham gia, họ thường tham gia cá nhân hoặc theo nhóm, từ đó những người có cùng
suy nghĩ hoặc đề tài sẽ cùng hợp tác triển khai, phát triển bài nghiên cứu. Trong quá trình đó,
nghiên cứu viên có thể học hỏi lẫn nhau, trau dồi từ giảng viên hướng dẫn....
Đạc tam giác “lý thuyết” (theory triangulation): Khi thực hiện nghiên cứu, nhà nghiên
cứu luôn dựa trên các cơ sở lý thuyết để định hướng và lý giải. Nếu chỉ tham khảo hoặc
sử dụng một nền tảng lý thuyết thì hướng nghiên cứu chỉ được phân tích ở một góc nhìn.
Chính vì vậy, ở kỹ thuật này người nghiên cứu có thể sử dụng nhiều nguồn lý thuyết hơn
để giải quyết các dữ liệu đã có, từ đó giúp dữ liệu có nhiều cách lý giải hơn.
Ví dụ: Một nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, người nghiên cứu có thể sử dụng các lý
thuyết về “xung đột động cơ” (ảnh hưởng đến quyến định mua sắm của khách hàng, như việc
người dùng thường sẽ bị phân vân giữa việc lựa chọn: mua thứ có ích cho bản thân ( Sách tham
khảo) hoặc mua theo sở thích của bản thân (Album của idol,…); đồng thời người nghiên cứu
cũng có thể kết hợp phân tích lý thuyết về “sự bất đồng nhận thức” ( trạng thái bất đồng khi
niềm tin và hành vi xung đột với nhau, đây là sự bất hòa sau quyết định xảy ra khi người tiêu
dùng phải lựa chọn giữa hai sản phẩm, cả hai đều có tính chất tốt và xấu. Khi người tiêu dùng
chọn sản phẩm A thay vì sản phẩm B; nhưng sản phẩm A không mang lại những trải nghiệm tốt
so với sản phẩm B, họ không có cơ hội sử dụng sản phẩm tốt. Sự mất mát này tạo ra một trạng
thái khó chịu mà người tiêu dùng muốn cắt bớt.). Bằng cách kết hợp và so sánh hai lý thuyết
trên, người nghiên cứu có thể tìm thấy được điểm tương thích, từ đó củng cố bài phân tích và
loại bỏ các khoảng cách giữa chúng, rút ra được lời giải thích cho hiện tượng.
Đạc tam giác “phương án luận” (methodological triangulation): quá trình sử dụng
nhiều loại phương án thu thập dữ liệu. Việc này giúp đảm bảo quá trình phân tích một
cách khách quan, đồng thời ngăn ngừa tính sai lệch trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Đạc tam giác “phương án luận” còn giúp việc điều chỉnh nghiên cứu dễ dàng hơn, bằng
việc xác định các lỗ hỏng hoặc các thông tin thiếu tính nhất quán. Đây là kỹ thuật được
các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều và thường xuyên nhất. Thông thường, người nghiên
cứu sẽ kết hợp phương pháp định tính và định lượng khi sử dụng kỹ thuật này.
Ví dụ: Trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng đồng thời hai
phương án, một là các cuộc phỏng vấn trực tiếp như một nguồn định tính và hai là khảo sát
online thông qua form và các thiết bị điện tử như một nguồn dữ liệu định lượng. Từ đó có thể
thấy, việc sử dụng cả hai phương pháp này sẽ loại bỏ tối đa các thông tin, dữ liệu sai lệch trong bài nghiên cứu.
3. Sự khác nhau giữa phương pháp quan sát (observation) và phương pháp nghiên
cứu thực địa (ethnography – dân tộc học)? (2 điểm)
- Phương pháp quan sát (observation): là phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội và
hành vi, trong đó người nghiên cứu sẽ quan sát và ghi nhận các hiện tượng, hành vi, sự kiện
trong một môi trường nghiên cứu cụ thể. Phương pháp này nhằm mục đích thu thập thông tin và
hiểu rõ hơn về các quá trình tự nhiên hoặc xã hội mà không can thiệp, tác động vào các tình huống nghiên cứu.
Phương pháp này có thể được thực hiện thông qua việc quan sát trực tiếp, tức là người
nghiên cứu ghi nhận những gì xảy ra trong thời gian thực, hoặc thông qua việc quan sát gián tiếp,
tức là dựa vào các nguồn thông tin đã được ghi lại trước đó như video, hồ sơ, báo cáo, tài liệu,...
- Phương pháp nghiên cứu thực địa (ethnography – dân tộc học) : là một phương pháp nghiên
cứu trong khoa học xã hội và nhân học, trong đó người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu trực tiếp
trên một môi trường, cộng đồng hoặc tình huống nghiên cứu cụ thể. Phương pháp này nhằm mục
đích hiểu rõ và phân tích sâu hơn về các vấn đề xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị và môi trường
trong ngữ cảnh thực tế.
Trong phương pháp nghiên cứu này, người nghiên cứu thường tham gia trực tiếp và
tương tác với cộng đồng hoặc nhóm nghiên cứu, thường trong một khoảng thời gian dài. Họ có
thể sống trong cộng đồng, tham gia vào các hoạt động hàng ngày, quan sát, ghi nhận và phân tích
các sự kiện, hành vi, giá trị và tương tác xã hội.
Ví dụ: Một công ty quan tâm đến việc nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong
một khu trung tâm thương mại ở địa phương. Khi đó, người nghiên cứu cần tiến hành phương
pháp nghiên cứu thực địa để hiểu rõ hơn về cộng đồng và mô trường ở địa phương đó; bằng việc
có thể sống trong khu vực đó, tương tác với người tiêu dùng thông qua hoạt động mua sắm, tham
gia các sự kiện và cuộc trò chuyện liên quan. Sau khi đã thu thập được dữ liệu về môi trường
nghiên cứu, người nghiên cứu có thể quan sát trực tiếp các hành vi mua sắm của người tiêu dùng
trong khu thương mại, tương tác với nhân viên bán hàng. Từ đó, có thể tiến hành phân tích và
đánh giá kết quả nghiên cứu, rút ra kết luận và đưa ra các chiến lược hợp lý.
4. Sử dụng kỹ thuật phân tích tình huống (case study) để so sánh hiện tượng “phe vé” của
02 đêm biểu diễn của Black Pink ngày 29 & 30/07/2023 với việc bán vé chợ đen các trận
bóng đá cũng như việc kinh doanh bánh Trung Thu và cây cảnh chưng Tết. Những sự việc
đó có cùng chịu ảnh hưởng của một hay nhiều quy luật nào hay không? Bạn rút ra điều gì
sau phân tích trên? (2 điểm) Phân tích so sánh:
- Các hiện tượng nêu trên đều dựa trên việc mua với giá gốc hoặc lấy sỉ và bán lại với giá cao
hơn nhiều lần nhằm thu lợi nhuận. Đối
với hiện tượng “phe vé” BlackPink: đây là trường hợp khá phổ biến trong ngành công
nghiệp âm nhạc, đặc biệt là với các nhóm nhạc có lượng người hâm mộ đông đảo như
BlackPink. Từ đó, các buổi biểu diễn thường sẽ có lượng người mua vé rất lớn, nhưng số lượng
vé lại có hạn và nhanh chóng bị bán hết, dẫn đến sự “khan hiếm” vé. Các vé được mua lại bởi
các cá nhân hoặc tổ chức khác với mục đích bán lại với giá cao hơn rất nhiều lần giá vé gốc.
Thực tế số lượng vé tại buổi diễn đã được mở bán thêm, tuy nhiên nhu cầu của người mua khác
nhau ( có người muốn ngồi gần sân khấu, có người muốn có tầm nhìn đẹp,...) dẫn đến vé có
được mở bán thêm cũng không giải quyết được nhu cầu của người mua và họ vẫn sẵn sàng bỏ
nhiều tiền hơn để giải quyết nhu cầu của bản thân. Tương tụ với việc bán vé chợ đen các trận
bóng đá, số lượng vé sẽ tỷ lệ thuận với sức chứa của sân vận động. Tuy nhiên, với các yếu tố như
sự quan tâm của công chúng, sự yêu thích riêng giữa các đội tuyển,... mà giá vé của mỗi trận đấu
có thể chênh lệch ít nhiều, các trận có các đội tuyển nổi tiếng đấu với nhau sẽ có lượng người
mua vé cao, dẫn đến tình trạng “mua vé chợ đen”
Đối với việc kinh doanh bánh Trung thu và cây cảnh chưng ngày Tết: Đây là những sản phẩm
được sản xuất theo những sự kiện, dịp lễ nhất định. Tuy nhiên, những sản phẩm trên mang yếu tố
văn hóa, truyền thống, do đó tần suất mua hàng hằng năm có phần đều đặn, dẫn đến chi phí sản
phẩm có thể thay đổi từng năm. Song song với đó, những mặt hàng nêu trên không “khan hiếm”
như hiện tượng vé, mà được bán đại trà, từ đó sự cạnh tranh không thật sự mạnh mẽ, vẫn có tình trạng ế ẩm.
Từ những phân tích trên, có thể thấy các hiện tượng đã nêu đều chịu ảnh hưởng của quy
luật cung cầu. Đây là nguyên tắc cơ bản và quang trọng trong nền kinh tế, mô tả mối
quan hệ giữa nguồn cung và nhu cầu của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Quy luật này cho
thấy mối liên hệ giữa giá cả và nhu cầu mua bán. Theo đó, nếu cầu lớn hơn cung, giá cả
hàng hóa sẽ tăng lên, và ngược lại nếu cầu thấp hơn cung giá cả sẽ giảm; nhưng nếu cung
và cầu cân bằng nhau thì giá cả sẽ được ổn định ở mức hợp lý. Liên hệ với các hiện tượng
trên, tuy là các tình huống khác nhau, có sợ chênh lệch giữa các loại hàng hóa nhưng
chung quy lại chúng đều mang quy luật cung cầu.
Cũng từ những phân tích nêu trên, ta có thể rút ra được rằng:
Đối với các hiện tượng liên quan đến mở bán vé, cần có sự phối hợp giữa các cơ
quan có thẩm quyền và bên đứng ra tổ chức, nhằm hạn chế tối đa hiện tượng “phe
vé” và “vé chợ đen”. Đồng thời đẩy mạnh việc xử phạt các đối tượng các các
hành vi bán lại vé với mức giá quá cao.
Đối với việc kinh doanh các sản phẩm mang tính đặc thù vào những ngày lễ, sự
kiện nhất định, cần khảo sát thị trường để đưa ra những mức giá ổn định, đi cùng
chất lượng sản phẩm tốt. Tránh bán những sản phẩm kém chất lượng với giá
thành cao nhằm thu lợi nhuận. Các cơ quan có thẩm quyền cũng có các biện pháp
xử lý đối với các trường hợp đó.
5. Bài tập tình huống số 02 (2 điểm)
Công ty X ở Tp. HCM (bán lẻ sách) muốn phát triển thị trường ở các tỉnh và thành phố ở
vùng duyên hải miền Trung của Việt Nam, hãy nêu một hoặc nhiều phương án để đánh giá
tiềm năng thị trường, trong đó:
a) Nêu cụ thể các phương pháp nghiên cứu & giải thích lý do vì sao nên chọn các
phương pháp đó. (1 điểm)
Để đánh giá thị trường tiềm năng, có thể sử dụng các phương án: -
Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về nhu cầu và xu hướng người tiêu dùng trong khu vực. Có
thể sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu để phục vụ cho quá trình
thu thập dữ liệu các khách hàng tiềm năng, tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của người dùng,
từ đó công ty X sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tiềm năng và đưa ra các phương án phát triển trong thị trường mới.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Công ty cần nghiên cứu và phân tích các công ty cạnh tranh
trong khu vực, bao gồm vị trí, chiến lược giá cả, hình thức tiếp thị,... Điều này giúp công ty có
thể xác định được điểm mạnh và điểm yếu, từ đó tìm ra cách cạnh tranh hiệu quả. -
Nghiên cứu địa lý và văn hóa: Việc này giúp công ty có thể hiểu rõ đặc điểm địa phương, thị
trường và các yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Có thể sử dụng
phương pháp nghiên cứu quan sát và phương pháp nghiên cứu thực địa, tìm hiểu về dân số, tình
hình kinh tế, thói quen tiêu dùng của khu vực. Từ đó, công ty sẽ tạo ra các chiến lược phù hợp và
tùy chỉnh để phát triển thị trường.
b) b) Dự trù kinh phí nghiên cứu (thời gian, tiền bạc và nhân lực). (1 điểm)
- Thời gian: tùy thuộc vào tiến độ làm việc của các nghiên cứu viên mà thời gia có thể ngắn
hoặc dài hơn so với mục tiêu đề ra. Các phương pháp nghiên cứu được đề xuất ở trên tương đối
nhiều bước, do đó để đảm bảo có thể thu thập các dữ liệu một cách chính xác, thời gian có thể
kéo dài từ 4-6 tuần, tùy thuộc vào phạm vi.
- Chi phí: công ty cần lên kế hoạch chi tiết và ngân sách cho thực hiện nghiên cứu. Công ty có
thể thuê các dịch vị nghiên cứu thị trường, chi phí cho các cuộc khảo sát thu thập dữ liệu, lương
và các chi phí sinh hoạt khác. Chi phí dự kiến có thể dao độnng từ 40-60 triệu đồng.
Nhân lực: với các phương pháp nghiên cứu đã nêu trên, mỗi nhiệm vụ cần từ 1-2 người cùng
thực hiện, dó đó tổng nhân lực dự trừ sẽ là 4-5 người.