Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Khái niệm liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về “Nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến” và “Nguyên lý về sự phát triển” chứng minh tính tất yếu của việc tham gia hội
nhập: Tại sao cần chủ động hội nhập? Sinh viên rút ra được bài học gì từ việc nghiên cứu vấn đề trên? A. Cơ sở lý luận
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
- Khái niệm liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong
số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi
- Khái niệm mối liên hệ: dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa
các đối tượng với nhau.
- Mối liên hệ phổ biến: khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn
ở các đối tượng vật chất mà được mở rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng
tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng
Tất cả mọi sự vật hiện tượng cũng như thế giới luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ
phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập,
riêng lẻ, không liên hệ.
Nguyên lý về sự phát triển:
- Khái niệm phát triển: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình
vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Ý nghĩa phương pháp luận: - Quan điểm toàn diện:
+ Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và
trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
+ Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật
cái cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng
+ Từ việc rút ra MLH bản chất của sự vật, ta lại đặt MLH bản chất đó trong tổng
thể các MLH của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
+ Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện
VD: Ở những nơi người ta trồng mía thì có một loại sâu bệnh gọi là sâu đục thân, nó sẽ
ăn thân cây mía và làm cây mía bị mất giá trị. Khi đó người ta nhìn nhận thấy loài
sâu này có thiên địch là con ong mắt đỏ nên người nông dân lợi dụng điểm này để
nuôi ong mắt đỏ làm giảm sự sinh sản của sâu => tăng năng suất mía. - Quan điểm :
+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận động,
biến đổi, chuyển hoá nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi.
+ Nhận thức sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính quanh co,
phức tạp của sự phát triển.
+ Biết phát hiện và ủng hộ cái mới, chống bảo thủ, trì trệ định kiến.
+ Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong kiểu kiện mới.
VD: Đang trong đợt dịch covid nên mọi người phải làm việc tại nhà, khi làm việc tại nhà
quen thì mọi người sẽ nhận thấy những mặt tích cực của nó như là đỡ phải di chuyển,
giảm chi phí mặt bằng… nên là sau khi hết dịch xu hướng làm việc tại nhà, làm việc
online phát triển. Mình có thể nhận ra sự phát triển ấy và đón đầu xu hướng bằng
cách mở dịch vụ môi giới kết nối nhà tuyển dụng và nhân viên hoặc là tạo ra các món
vật dụng hỗ trợ công việc tại nhà.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể:
Để nắm được bản chất của đối tượng cần xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển
của nó vừa trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh vừa trong quá trình lịch sử, vừa ở
từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó.
VD: Khi ta đi một nơi vào đó để giới thiệu sản phẩm, ta phải nắm được đối tượng người
( tuổi tác, kinh nghiệm, giới tính, mục đích tới nghe ) thì chúng ta mới nắm được
trọng tâm để giới thiệu. Nhưng khi chúng ta khi qua địa phương khác thì trình độ dân
trí cao hơn, tuổi tác trẻ hơn, ... thì chúng ta không thể dùng cái bài nói cũ mà phải
thay đổi theo đối tượng người nghe thì mới đặt được mục đích mong muốn. B. Ph ần vận dụng
Chứng minh tính tất yếu:
Theo như lịch sử phát triển của nên kinh tế thế giới thì tất cả các quốc gia trong cái
xu hướng phát triển kinh tế của thế giới ngày nay, không có bât kì quốc gia nào có thể
nằm ngoài cái xu thế hội nhập đó vì vậy dựa trên quan điểm “Nguyên lý về sự phát
triển” rút ra Việt Nam chúng ta muốn phát triển kinh tế, chúng ta dự báo được cái
khuynh hướng chung đó nên là chúng ta phải chủ động tham gia vào cái tiến trình hội
nhập đó và hội nhập ở đây nó cũng là bảo đảm “Quan điểm phát triển”, hội nhập ở đây
là hội nhập đa phương hoá, đa dạng hoá trong quá trình hội nhập, nó là thể hiện cho
“Quan điểm toàn diện”. Việt Nam chúng ta muốn phát triển phải tận dụng các mối quan
hệ về kinh tế, về chính trị, về ngoại giao, về văn hoá với các quốc gia khác để tận dụng
và đó cũng là phát huy cái thế mạnh của quốc gia Việt Nam và tận dụng những cái lợi
thế của các quốc gia khác để học tập, tiếp thu, kế thừa những cái tinh hoa của nhân loại,
để phục vụ cho mục tiêu phát triển của nền kinh tế đất nước thì cái đó nó đều bảo đảm
“Quan điểm toàn diện”, “Quan điểm lịch sử - cụ thể” và “Quan điểm phát triển”.
Chính vì lý do đó, Việt Năm muốn phát triển kinh tế thì tất yếu phải tham gia hội
nhập. Chúng ta cũng không thể nào chủ động chờ hội nhập, chúng ta không phải ngồi
đây chờ hội nhập mà chúng ta phải chủ động đi vào con đường hội nhập. Chủ động để
nhận thức rõ cái quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nó mang lại cái gì cho chúng ta, cái
lợi ích gì và những cái mặt trái nào. Chủ động ở đây còn là để có thể tận dụng những cái
lợi thế, những cái thuận lợi và cũng chủ động để hạn chế những cái mặt trái của quá trình hội nhập.
Tác động của quá trình hội nhập :
Hội nhập kinh tế quốc tế với nước ta là một xu thế tất yếu, khẳng định rằng con
đường phát triển của hệ thống thế giới trong quá trình toàn cầu hoá là tham gia vào
quá trình này. Dưới đây là một số thuận lợi mà hội nhập kinh tế mang lại:
- Quá trình hội nhập kinh tế là động lực cho hội nhập văn hoá và xã hội. Trên cơ
sở hội nhập kinh tế giúp phát triển thị trường, chúng ta có cơ hội phát triển thương
mại và các quan hệ ngoại giao khác. Từ đó tạo điều kiện cho các quốc gia được tiếp
xúc với tình hình phát triển về mặt kinh tế, văn hoá và xã hội, qua đó có sự tiếp nhận
tri thức về văn hoá và xã hội giữa các dân tộc với nhau.
- Hội nhập kinh tế là cách thức để mỗi nước (trong đó có Việt Nam), thay đổi cơ cấu
kinh tế theo hướng hiệu quả, tối ưu cho tình hình lịch sử và con người của mỗi nước.
Đồng thời, việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu
tư kinh tế từ các quốc gia và liên minh quốc gia (Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU…).
- Hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển (trong đó có Việt
Nam) được tiếp cận với tri thức nhân loại. Dựa trên khuynh hướng phát triển theo
quan điểm của triết học Mác – Lênin, chúng ta thấy được sự giao thoa về mặt văn
hoá, kinh tế, xã hội cũng như tượng quan cạnh tranh, mâu thuẫn giữa các nước trên
phương diện thị trường sẽ là cơ hội và động lực cho Việt Nam tiếp thu các tri thức
nhân loại: trong đó có bao gồm kiến thức khoa học kỹ thuật và quản lý thị trường,
qua đó góp phần phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước khác.
- Hội nhập giúp duy trì hoà bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nước tập trung
cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các
nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới .
Song, với tư cách là một nước định hướng phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa,
nếu như không có sự quản lý tốt của chính phủ, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn:
- Về môi trường và kinh tế: việc quản lý nguồn vốn không hiệu quả sẽ dẫn đến việc
mắc nợ từ nguồn tài trợ của các nước, dẫn đến sự phụ thuộc tiêu cực đến các nước
phát triển, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân cũng như sự tín
nhiệm của dân đến Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, với tính chất cơ bản của khoa
học kĩ thuật trong thời kỳ công nghệ số, việc sản xuất ồ ạt không có định hướng sẽ
dẫn đến ô nhiễm môi trường và điều kiện sống của con người.
- Hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh
tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt kinh tế - xã hội.
- Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngàng sử dụng
nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Do vậy, họ dễ có
thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên và hủy hoại môi trường.
- Bản chất của kinh tế thị trường (KTTT) được xây dựng trên cơ sở của tư bản chủ
nghĩa. Mặc dù chúng ta không thể phủ nhận sự hiệu quả của mô hình này, nhưng nếu
như không có sự hài hoà giữa việc phát triển kinh tế và xây dựng hệ thống tư tưởng
của Đảng, việc chệch định hướng phát triển và nguy cơ “cách mạng màu” của Việt
Nam là có đủ cơ sở để xảy ra dưới ảnh hướng của thế lực thù địch ngoài nước, ảnh
hưởng rất lớn đến an ninh và độc lập của nước nhà.
- Việc chúng ta tiếp thu văn hoá từ các nước bạn bè là một việc hiển nhiên xảy ra
trong toàn cầu hoá, song hiện nay với lượng văn hoá dồn dập tràn vào, việc tiếp thu
thiếu kiến thức đang trở nên rõ ràng hơn. Nếu chúng ta không có biện pháp điều tiết
lượng kiến thức trên cũng như phổ biến những văn hoá đó trên góc nhìn toàn diện,
khách quan và khoa học, chúng ta có thể vô tình làm cho văn hoá bản sắc dân tộc mất
dần. Điều này là rất nguy hiểm bởi văn hoá là thứ đánh dấu sự độc nhất của mỗi quốc
gia, là động lực cho mỗi đồng bào gắn kết với nhau. Khi chúng ta mất đi bản sắc dân
tộc, thì thế lực thù địch dễ dàng thao túng tâm lý người dân của quốc gia đó, và việc
chính phủ sụp đổ có thể xảy ra. C. Li ên hệ bản thân
Sau khi đã xem xét qua các thách thức, thuận lợi cũng như khó khăn về hội nhập kinh tế
thế giới thì ta cần lưu tâm những điều sau:
- Đầu tiên, là lựa chọn con đường phát triển sao cho đúng đắn, với một xã hội đang
thiên hướng về công nghiệp hóa hiện đại hóa thì có một số ngành đóng vai trò rất
quan trọng ( công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, y học, kiến trúc, …. ). Để có thể
lựa được đúng con đường đi, chúng ta không chỉ dựa trên thực lực bản thân mà còn
phải tìm hiểu thông tin nhu cầu của xã hội, biết xã hội đang cần gì. Phải xem xét một
cách tường tận và bao quát để có thể dự đoán tương lai, ngành nào sẽ “khát” nhân
lực để tránh lãng phí. Thế nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ đổ xô đi vào một
ngành, nếu quá nhiều nhân lực vào trong một ngành sẽ gây tình trạng bão hòa nguồn
nhân lực. Cũng giống như cách Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế, chính phủ phải
xem xét các ngành mũi nhọn cũng như các ngành được ưa chuộng và có khả năng
thực hiện được để thu hút nguồn vốn nước ngoài.
- Thứ hai, học tập văn hóa có chọn lọc. Văn hóa là một thứ rất quan trọng đối với
mỗi quốc gia, đó là một lối sống và có một lối sống phù hợp với xã hội sẽ cho phép
xã hội đó tiếp tục phát triển. Vì thế, lối sống sẽ thay đổi qua ngày, thì việc du nhập
các văn hóa sẽ đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, cần phải xem xét và đánh giá để
có thể đưa ra lựa chọn cái nào nên học hỏi và cái nào nên bỏ đi, phải vận dụng một
cách linh động những thứ đã học sao cho phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội
Việt Nam. Học những thứ mới để làm tâm hồn phong phú hơn nhưng không đánh
mất đi con người thật của mình.
- Thứ ba, phát triển năng lực bản thân. Trong tình hình các công ty nước ngoài đang
ngày càng chú ý đến thị trường Việt Nam đã mang lại rất nhiều cơ hội việc làm mới
tốt hơn. Nhưng đi kèm với đó phải có những năng lực, những điểm nổi bật, đặc biệt
để xứng đáng với những cơ hội ấy. Vì vậy sinh viên cần cải thiện năng lực bản thân
không chỉ về chuyên ngành, các kiến thức cơ bản mà còn về các kĩ năng khác.
- Thứ tư, xây dựng và duy trì mối quan hệ. Có thể thấy, nhờ có những chính sách
ngoại giao tốt, Việt Nam đã gây ấn tượng và tạo nên tiếng vang lớn đối với nhiều
nước trên thế giới. Điều đó mở ra rất nhiều cơ hội phát triển về mọi mặt cho Việt
Nam. Chính vì vậy, trong giai đoạn còn học tập và học hỏi, việc giao tiếp và đàm
phán để các mối quan hệ tốt đẹp hơn là một kĩ năng cần thiết cũng như thiết yếu để
mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên phát triển trong tương lai.
- Thứ năm, muốn phát triển bản thân thì phải tích cực học hỏi tìm tòi thêm để mở
rộng kiến thức, tránh bị lạc hậu và đi sau những người khác và tích cực học hỏi các
kiến thức để đón đầu các xu hướng trong tương lai. Các kiến thức có thể được học
hỏi một cách dễ dàng dựa vào các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên vì tính chất
dễ dàng của việc truyền tải dữ liệu nên có không ít các kiến thức sai lệch xuất hiện
trên mạng xã hội và điều mà các cá nhân cần phải hiểu là chắt lọc thông tin, để tiếp
thu tri thức một cách thông minh.