-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe - Môn Sinh lý | Đại học Y dược Cần Thơ
Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Sinh lý I 20 tài liệu
Đại học Y dược Cần Thơ 303 tài liệu
Nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe - Môn Sinh lý | Đại học Y dược Cần Thơ
Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Sinh lý I 20 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Cần Thơ 303 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Theo Lalone sức khỏe chịu sự chi phối bởi sinh học, hành vi lối sống, môi trường
và dịch vụ y tế. Các yếu tố tác động qua lại có liên quan mật thiết với nhau, nếu 1
trong các yếu tố mất đi thì sức khỏe của chúng ta sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ
xấu tiềm ẩn: sa sút sức khỏe, đề kháng yếu, nhiễm 1 số căn bệnh cấp tính… Các
yếu tố ảnh hưởng sức khỏe tác động 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống vật
chất và tinh thần của chúng ta
Yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe
Di truyền: Các yếu tố sinh học quyết định cấu trúc cơ thể và các hoạt động chức
năng của cơ thể nên một khi khi có sự biến đổi bất thường trong cấu trúc của
những đoạn gen nào đó sẽ dẫn đến nguy cơ gây ra những bệnh tật tương ứng.
Môi trường: Môi trường tự nhiên có nhiệt độ, ánh sáng, không khí, đất nước,thiên
tai, thảm họa. Trong khi đó, môi trường sống, làm việc đề cập đến tình trạng khó
khăn về nhà ở, nơi làm việc, trong gia đình và cộng đồng dễ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Xã hội: Là tất cả các yếu tố và hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sinh
sống và làm việc, như: chiến tranh, sự bất ổn về kinh tế - xã hội, tình hình an ninh
trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh sống ô nhiễm, khó tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc y tế, quá nhiều tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy,cờ bạc, thực phẩm
chứa nhiều chất độc hại, dinh dưỡng không đúng cách, kỳthị chủng tộc, giới tính,
vị trí xã hội, quan hệ xã hội, công ăn việc làm, mức thu nhập, mức sống, kinh tế chậm phát triển…
Lối sống: Hành vi sức khỏe cá nhân là trọng tâm của quá trình giáo dục và nghiên
cứu sức khỏe. Hành vi và lối sống không lành mạnh được xem là nguyên nhân dẫn
đến bệnh tật, tử vong và các vấn đề sức khỏe khác…
Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để giúp cho cơ thể được khỏe
mạnh. Dinh dưỡng hợp lý, an toàn, lành mạnh sẽ giúp cơ thể hoạt độngtốt, tăng sức
đề kháng chống lại nguy cơ bệnh tật. Ngược lại, nếu một người ăn uống không hợp
lý, không đều độ, không khoa học sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể bị
rối loạn, suy yếu. Đây là cơ hội cho các loại bệnhtật tấn công, gây nguy hiểm cho tính mạng.
Hành vi sức khỏe cần thay đổi
Sức khỏe và hành vi sức khỏe là sự tác động 2 qua lại điều hòa lẫn nhau. Muốn có
1 sức khỏe tốt thì những hành vi, thói quen thường ngày cũng được cải thiện và
nâng cao. Nhưng ít ai biết rằng, hành vi sức khỏe còn được chi phối bởi các yếu tố:
Yếu tố tiền đề, yếu tố tăng cường và yếu tố tạo điều kiện:
Yếu tố tiền đề (cá nhân)
Chính là sự hiểu biết về nguyên nhân cũng như hậu quả của đột quỵ. Có lẽ mọi
người chắc hẳn đã nghe qua hoặc chưa nghe qua về những kiến thức mà các trạm y
tế, trung tâm y tế tuyên truyền đã tuyên truyền về những biến chứng và di chứng
rất nặng của đột quỵ nhưng mọi người vẫn tỏ ra thờ ơ với những cơn tử thần đang
lâm le đe dọa tới chính bản thân mình. Điều này dẫn đến hậu quả số ca mắc đột
quỵ đang ngày càng tăng và những ca được đưa đến cơ sở tế thì hầu như đã qua
giai đoạn vàng để sơ cứu tránh những di chứng sau này.
Lướt các trang mạng xã hội chắc hẳn ai ai cũng thấy những bài báo, những dòng stt
chia sẻ về giới hạn độ tuổi dễ mắc phải nhất nhưng mấy ai biết được rằng đột quỵ
đang ngày càng trẻ hóa, độ tuổi mắc phải nó đã nhỏ hơn rất nhiều. Mặc khác mọi
người thường quan niệm rằng ngoài ung thư thì đột quỵ cũng là 1 trong những án
tử đáng sợ nhất không có cách cứu chửa mà chỉ nằm chờ chết mà thôi
Hiện nay, các phương tiện, dịch vụ y tế hiện đại, những chương trình tầm soát sức
khỏe về nguy cơ mắc đột quỵ đã và đang được phổ cập tới tất cả mọi người như ở
Đà Nẵng của chúng ta đã có phòng khám đa khoa quốc tế S.I.S Đà Nẵng chuyên
tầm soát về đột quỵ nhưng những lời mời những lời hứa hẹn về việc đi tầm soát
sức khỏe vẫn đang được bỏ ngỏ điều đó cho thấy mọi người vẫn còn thái độ chủ
quan coi thường bệnh tật không mấy thiết tha về việc bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.
-Kiến thức: nhiều cá nhân chưa trang bị đủ kiến thức về bệnh đột quỵ (nguyên
nhân, hậu quả,…) dẫn đến những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bản thân
- Niềm tin: chưa có những niềm tin đúng đắn (VD: “Đột quỵ chỉ xảy ra ở
người già”; “Không thể phòng ngừa được đột quỵ”,…)
- Thái độ: vẫn còn người chủ quan, coi thường nguy cơ có thể mắc đột quỵ của mình... Yếu tố tăng cường:
Bên cạnh các yếu tố như tuổi tác, giới tính, tiền sử đột quỵ hay các yếu tố bệnh
lý như đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu hoặc cao huyết áp, thói quen sinh
hoạt hàng ngày cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Gia đình, người thân cũng có tác động không nhỏ tới mỗi người. Những thói quen
bỏ nhiều muối, dùng nhiều dầu động vật,.. thậm chí có những gia đình mỗi bữa
cơm đều đặn phải có vài ba chai bia chai rượu. Sự tích lỹ những thói quen xấu
ngày càng nhiều dẫn đến cơ thể có những tín hiệu không rõ ràng nhưng cũng góp
phần đưa đột quỵ đến với chúng ta sớm hơn.
Giới trẻ hiện nay đã và đang dấm thân vào những lối sống không lành mạnh mà họ
tự vẻ ra cho bản thân mình.
Không ngủ đủ giấc, thường xuyên thức khuya: đây là một thói quen xấu của các
bạn trẻ ngày nay. Họ thường thức rất khuya thậm chí là thâu đêm tới sáng. Điều
này đang góp phần làm cho đột quỵ đang ngày càng tiệm cận với chúng ta- nó
ngày càng ảnh hưởng trực tiếp tới người trẻ bởi lẽ giấc ngủ là để các cơ quan thanh
lọc, nghỉ ngơi sau một ngày chúng ta hấp thụ những thứ không tốt từ môi trường
và để chào đón 1 ngày làm việc năng suất hơn: từ 23h-1h sáng là thời gian để gan
thải độc, 1h sáng -3h sáng là thời gian bài độc của túi mật
Thói quen hút nhiều thuốc lá nói chung thuốc lá điện tử nói chung cũng là một
trong những nguyên nhân gây đột quỵ não vì trong thuốc nicotine là chất tác động
tâm thần kinh như là cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng chú ý, tăng hoạt
động nhận thức và trí nhớ ngắn hạn. Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới
phổi mà nó còn ảnh hưởng tới các mạch máu trong cơ thể nhất là mạch máu não,
gây biến hình dị dạng chúng gây cản trở dòng máu tới não dẫn tới quá trình đột
quỵ não diễn ra càng nhanh.
Sinh viên chúng ta thường lười chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
bởi lịch học dày đặc,… các bạn chọn ăn ngoài, thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian
có thể chọn đa dạng các món mà mọi người thích nhưng mấy ai biết rằng đó là mối
nguy cơ đưa các bạn đến với đột quỵ sớm nhất bởi lẽ để tiết kiệm chi phí, tăng khả
năng lời cao các hàng quán sẽ sử dụng những thực phẩm không có nguồn gốc rõ
ràng, những can dầu đã sử dụng nhiều lần…. Đặc biệt, cứ mỗi lần tái sử dụng dầu
ăn để chiên, xào, hàm lượng chất béo chuyển hóa sẽ tăng lên từ 2-6 lần, chất béo
trung tính (loại không gây hại) bị phân hủy, oxy hóa các gốc acid béo tự do, giải
phóng một chất gây ung thư có tên Acrolein. Dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần
cũng không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu. Bên cạnh đó, khi dầu chiên rán ở
nhiệt độ quá cao trong thời gian dài, dễ hình thành khói với Aldenhyde - chất có
nguy cơ gây nên các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, đau thắt ngực. Theo một nghiên
cứu ở Anh, việc đứng lâu trên một giờ đồng hồ trong gian bếp có hệ thống thông
gió kém, bếp đun và gas có chất lượng kém sẽ mang nguy hại sức khỏe, tương
đương việc hút hai bao thuốc lá một ngày (40 điếu).
Ai cũng biết tập thể dục tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có nhiều vẫn có lối sống lười
vận động, ít thể dục. Có nhiều nguyên nhân cho việc lười vận động: Sự ra đời của
công nghệ hiện đại khiến cuộc sống của chúng ta thoải mái hơn, ít hoạt động chân
tay hơn, từ đó hình thành thói quen lười vận động. Sa đà vào các hoạt động trên
mạng cũng là lý do khiến chúng ta lười vận động. Ngoài ra, nhịp sống nhanh khiến
chúng ta bận rộn với công việc nên ít quan tâm tới việc tập thể dục để giữ gìn sức khỏe.
- Người thân (cha, mẹ, ông bà...): vẫn còn duy trì các lối sống ăn uống, sinh
hoạt không lành mạnh (ăn quá mặn, uống rượu bia, hút thuốc...)
- Người xung quanh (đồng nghiệp, bạn bè, người có uy tín): còn tồn tại nhiều
trào lưu sống không lành mạnh (hút thuốc lá điện tử, thức khuya,..)
Yếu tố tạo điều điện
Do công tác tuyên truyền về nguy cơ đột quỵ cũng như những chính sách về
việc tầm soát vẫn chưa đượcphổ biến ở một vài nơi nên số ca mắc vẫn còn cao,
số người mắc những di chứng nặng nền vẫn còn nhiều. Mặc khác để tổ chức
được 1 buổi tuyên truyền hay 1 buổi khám tầm soát cũng cần rất nhiều nguồn
lực đến từ nhiều phía, phải có sự kết hợp ăn ý giữa các bên; đó là một trong
những điều khiến các chuyên gia và các cơ sở y tế đang trăn trở. Người bị đột
quỵ cần đưa tới các cơ sở y tế gần nhất nhưng có 1 số nơi lại không có đủ các
máy móc các phương tiện hỗ trợ cũng như các bác sĩ có tay nghề cao dẫn đến
phải trung chuyển bệnh nhân tới các cở tuyến trên điều đó dẫn đến qua thời
gian vàng để sơ cứu và giảm nhẹ nhất các di chứng. Một số người vẫn chưa có
khả năng hay hiểu biết điều chỉnh và kiểm soát những bệnh nền dễ dẫn đến đột
quỵ như: huyết áp cao, đái tháo đường, mỡ máu… đó là một trong những yếu
tố tạo điều kiện để đột quỵ phá hủy cuộc sống muôn màu của chúng ta
- Chương trình/Dịch vụ sức khỏe: tuyên truyền về chương trình sức khỏe
(kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần...) chưa đủ hiệu quả và rộng khắp để
tiếp cận tới đa dạng đối tượng người dân.
- Nguồn lực cần thiết: cơ sở hạ tầng để tổ chức tuyên truyền, phòng chống,
chữa trị bệnh thiếu hụt tại nhiều cơ sở y tế.
- Chưa kiểm soát tốt các bệnh nền, tạo tiền đề cho đột quỵ xảy ra.
Khả năng can thiệp yếu tố nào trước
Tùy mỗi đối tượng mà chúng tôi sẽ có những cách can thiệp khác nhau ví dụ:
Như đối tượng đã có yếu tố tiền đề vững chắc thì chúng tôi sẽ hướng đến xây
dựng cho họ một lối sống lành mạnh khuyến khích mọi người thay đổi vì lợi
ích của cá nhân và cộng đồng hay chúng tôi sẽ hướng dẫn họ thực hiện tái
khám sức khỏe 6 tháng 1 lần, dùng các thực phẩm bổ sung để kiểm soát tốt
những bệnh nền ( nếu có )
Như đối tượng đã xây dựng cho mình 1 lối sống lành mạnh thì chúng tôi sẽ phổ
cập cho họ về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và di chứng của đột quỵ cũng
như tăng thêm cho họ những niềm tin chính đáng: biết cách sơ cứu đột quỵ thì
di chứng để lại sẽ nhẹ nhàng hơn… để từ đó mỗi người trong xã hội sẽ không
ai cảm thấy bị bơ vơ khi nhắc đến vấn đề sức khỏe đột quỵ
Như nếu các cơ sở y tế đã có nguồn lực dồi dào, phương tiện dịch vụ y tế tiên
tiến thì chúng tôi sẽ khuyến khích mọi người đi tầm soát cũng như ngăn chặn
con đường đột quỵ đến với chúng ta nhanh nhất và phối hợp xây dựng cho họ 1
lối sống lành mạnh nhất có thể.
KẾ HOẠCH NÂNG CAO SỨC KHOẺ I. Mục tiêu - Chung
1. Nâng cao nhận thức về phòng ngừa các nguy cơ đột quỵ từ sớm
2. Giảm nhẹ các di chứng sau đột quỵ tại Quận Ngũ Hành Sơn - Cụ thể
1. Giảm số lượng các ca đột quỵ tại Quận Ngũ Hành Sơn xuống còn 300
ca/tháng vào tháng 12 năm 2023.
2. Tăng tỉ lệ số người dân đi khám sức khỏe tại Quận Ngũ Hành Sơn lên 25% vào tháng 12 năm 2024.
3. Nâng cao tỉ lệ người dân có hiểu biết cơ bản về bệnh đột quỵ cũng như việc
thực hành lối sống lành mạnh, ngăn ngừa đột quỵ từ sớm tại Quận Ngũ Hành
Sơn lên 50% vào tháng 12 năm 2024. II. Giải pháp
- Tuyên truyền, giáo dục kiến thức cơ bản về đột quỵ tới đại bộ phận người
dân trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thông qua các buổi tuyên truyền trực tiếp
tại từng phường (4 phường: Hòa Hải, Hòa Quý, Khuê Mỹ, Mỹ An) và trên mạng xã hội
- Phối hợp với các cơ sở y tế để tổ chức khám sàng lọc nguy cơ đột quỵ cho người dân