Nguyên nhân cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược của đảng 1946 | Câu hỏi tự luận Lịch sử đảng

Nguyên nhân cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược của đảng 1946 | Câu hỏi tự luận Lịch sử đảng. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!

Nguyên nhân cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và nội dung đường lối kháng
chiến chống thực dân pháp xâm lược của đảng 1946-1954
I,Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc ( 19-12-1946 )
1, Âm mưu của thực dân Pháp
- Trong giai đoạn sau năm 1945, để tránh tình hình bất lợi , ( phải chiến đấu
cùng lúc với quân Tưởng và quân đồng minh ) thì nước ta đã chủ động hòa hoãn
với Pháp thông qua Hiệp định Sơ bộ ( 6-3-1946 ) và sau đó là bản Tam Ước Việt
Pháp (14-9-1946 ) . Trong hoàn cảnh đất nước khó khăn cả về kinh tế, xã hội , thù
trong , giặc ngoài ra sức chống phá, vận mệnh dân tộc như “ ngàn cân treo sợi tóc “
thì việc kí 2 hiệp định nói trên là nước cờ ngoại giao vô cùng xuất sắc của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dù nước ta đã thực hiện nghiêm chỉnh hiệp ước ,
nhưng thực dân pháp thì không. Chúng đã tăng cường hành động khiêu khích với
âm mưu xâm lược nước ta lâu dài.
- 1-6-1946 : Chúng lập ra chính phủ Nam Kì tự trị do Nguyễn Văn Thinh cầm
đầu, nhằm tách Nam Kì ra khỏi nước Việt Nam thống nhất
- Tháng 11-1946 : Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn
- Đầu tháng 12 – 1946 : quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và tự vệ
của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài chính và
một số cơ quan khác của ta
-18–12–1946 : thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta giải tán
lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng
2, Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trên cả nước
- Có thể thấy rõ rằng ngay từ đầu Pháp đã không có ý định làm theo hiệp ước
và quyết tâm cướp nước ta 1 lần nữa
- Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp,nhân dân ta chỉ có một
con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do. Sau cuộc họp Ban
Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Ngay
trong đêm 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và
chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.Vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946,
tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loại nổ súng. Cuộc kháng chiến toàn
quốc chống Pháp bùng nổ
- Thuận lợi:
Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là chiến
đấu để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc và đánh địch trên đất nước mình nên
có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Ta cũng đã có sự chuẩn bị cần
thiết về mọi mặt, nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược.
Trong khi đó, thực dân Pháp cũng có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân
sự ở trong nước và tại Đông Dương không dễ gì có thể khắc phục được ngay.
- Khó khăn:
Tương quan lực lượng quân sự của ta yếu hơn địch. Ta bị bao vây bốn phía,
chưa được nước nào công nhận giúp đỡ. Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã
chiếm đóng được hai nước Campuchia, Lào và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có
quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.
Xác định đúng thuận lợi và khó khăn là cơ sở để Đảng đề ra đường lối cho
cuộc kháng chiến
II,Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng
1946-1954
- Mục đích kháng chiến : Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng
Tám, "Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập".
( Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược là mục tiêu thiết yếu trong giai đoạn này, vì thực dân Pháp
quay trở lại nhằm đô hộ VN 1 lần nữa. Chỉ khi đánh thắng thực dân pháp mới có thể giải phóng ,
giành độc lập dân tộc và thống nhất 2 đầu đất nước)
- Tính chất kháng chiến: là cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa
, chiến tranh vì độc lập, tự do,dân chủ tổ quốc . Vậy đây là cuộc kháng chiến có
tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
(Kế tục sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến này hoàn thành nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ cộng hoà dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng
dân chủ mới. Cho nên cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.)
- Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập và thống Nhiệm vụ kháng chiến :
nhất về cho dân tộc . Từng bước tiến hành chính sách ruộng đất của Đảng nhằm
bồi dưỡng sức dân, củng cố khối liên minh công nông, phân hóa cô lập kẻ
thù.Ngoài ra nhiệm vụ kháng chiến còn là bảo về hòa bình thế giới
- Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân,
thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Kháng chiến toàn dân: đem toàn bộ sức dân , tài dân, lực dân. Xây dựng
đồng thuận nhất trí cả nước, đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc thực hiện” mỗi
người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, mỗi đường phố là
1 mặt trận “. Trong đó quân đội nhân dân làm nòng cốt
( “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người
trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp” )
Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế,
văn hóa, ngoại giao. Trong đó mặt trận quân sự và vũ trang là mũi nhọn,
mang tính quyết định.
o Về mặt chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng
Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào
và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
o Về mặt quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân, đánh địch ở khắp nơi, vừa tiêu diệt địch,vừa xây
dựng lực lượng, giải phóng nhân dân và đất đai,
( “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu
dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”.)
o Về mặt kinh tế: “ vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước “ . Phá
hoại kinh tế địch như : đường, cầu cống,.. . Xây dựng kinh tế tự
cung , tự cấp , tập trung phát triển nông nghiệp , thủ công nghiệp,
thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
o Về mặt văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền
văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
o Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực.
“Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn
sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.
Kháng chiến lâu dài (trường kì): là 1 quá trình vừa đánh vừa tiêu hao lực
lượng của địch, chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp , chuyển
hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch,
đánh thắng địch. Kháng chiến lâu dài nhưng không phải kéo dài vô thời hạn
mà luôn chớp thời cơ thúc đẩy cuộc kháng chiến có bước nhảy vọt về chất,
thắng từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao
vây bốn phía. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ nhận sự giúp đỡ của các
nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại. Lấy độc lập , tự chủ về đường lối
là yếu tố quan trọng hàng đầu
Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định
thắng lợi
Kết luận : Đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản nêu trên là
đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các
nguyên lí về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa mác- lênin , vừa phù hợp với
thực tế lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến của Đảng được công bố sớm đã có tác
dụng đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng,
từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang
Ý nghĩa:
– Trong nước: việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây
dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất bại âm
mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại
hòa bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền
Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở
miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế.
– Quốc tế: thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên
thế giới; mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng
thế giới, cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa
thực dân ở ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên
thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.
(Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
Hồ Chí Minh nói: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã
đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó cũng là một thắng lợi vẻ vang của
nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng
hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới”.)
| 1/4

Preview text:

Nguyên nhân cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và nội dung đường lối kháng
chiến chống thực dân pháp xâm lược của đảng 1946-1954
I,Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc ( 19-12-1946 )
1, Âm mưu của thực dân Pháp
- Trong giai đoạn sau năm 1945, để tránh tình hình bất lợi , ( phải chiến đấu
cùng lúc với quân Tưởng và quân đồng minh ) thì nước ta đã chủ động hòa hoãn
với Pháp thông qua Hiệp định Sơ bộ ( 6-3-1946 ) và sau đó là bản Tam Ước Việt
Pháp (14-9-1946 ) . Trong hoàn cảnh đất nước khó khăn cả về kinh tế, xã hội , thù
trong , giặc ngoài ra sức chống phá, vận mệnh dân tộc như “ ngàn cân treo sợi tóc “
thì việc kí 2 hiệp định nói trên là nước cờ ngoại giao vô cùng xuất sắc của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dù nước ta đã thực hiện nghiêm chỉnh hiệp ước ,
nhưng thực dân pháp thì không. Chúng đã tăng cường hành động khiêu khích với
âm mưu xâm lược nước ta lâu dài.
- 1-6-1946 : Chúng lập ra chính phủ Nam Kì tự trị do Nguyễn Văn Thinh cầm
đầu, nhằm tách Nam Kì ra khỏi nước Việt Nam thống nhất
- Tháng 11-1946 : Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn
- Đầu tháng 12 – 1946 : quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và tự vệ
của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài chính và
một số cơ quan khác của ta
-18–12–1946 : thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta giải tán
lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng
2, Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trên cả nước
- Có thể thấy rõ rằng ngay từ đầu Pháp đã không có ý định làm theo hiệp ước
và quyết tâm cướp nước ta 1 lần nữa
- Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp,nhân dân ta chỉ có một
con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do. Sau cuộc họp Ban
Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Ngay
trong đêm 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và
chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.Vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946,
tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loại nổ súng. Cuộc kháng chiến toàn
quốc chống Pháp bùng nổ - Thuận lợi:
Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là chiến
đấu để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc và đánh địch trên đất nước mình nên
có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Ta cũng đã có sự chuẩn bị cần
thiết về mọi mặt, nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược.
Trong khi đó, thực dân Pháp cũng có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân
sự ở trong nước và tại Đông Dương không dễ gì có thể khắc phục được ngay. - Khó khăn:
Tương quan lực lượng quân sự của ta yếu hơn địch. Ta bị bao vây bốn phía,
chưa được nước nào công nhận giúp đỡ. Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã
chiếm đóng được hai nước Campuchia, Lào và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có
quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.
Xác định đúng thuận lợi và khó khăn là cơ sở để Đảng đề ra đường lối cho cuộc kháng chiến
II,Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng 1946-1954
- Mục đích kháng chiến : Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng
Tám, "Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập".
( Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược là mục tiêu thiết yếu trong giai đoạn này, vì thực dân Pháp
quay trở lại nhằm đô hộ VN 1 lần nữa. Chỉ khi đánh thắng thực dân pháp mới có thể giải phóng ,
giành độc lập dân tộc và thống nhất 2 đầu đất nước)
- Tính chất kháng chiến: là cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa
, chiến tranh vì độc lập, tự do,dân chủ tổ quốc . Vậy đây là cuộc kháng chiến có
tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
(Kế tục sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến này hoàn thành nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ cộng hoà dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng
dân chủ mới. Cho nên cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.)
- Nhiệm vụ kháng chiến : Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập và thống
nhất về cho dân tộc . Từng bước tiến hành chính sách ruộng đất của Đảng nhằm
bồi dưỡng sức dân, củng cố khối liên minh công nông, phân hóa cô lập kẻ
thù.Ngoài ra nhiệm vụ kháng chiến còn là bảo về hòa bình thế giới
- Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân,
thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Kháng chiến toàn dân: đem toàn bộ sức dân , tài dân, lực dân. Xây dựng
đồng thuận nhất trí cả nước, đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc thực hiện” mỗi
người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, mỗi đường phố là
1 mặt trận “. Trong đó quân đội nhân dân làm nòng cốt
( “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người
trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp” )
Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế,
văn hóa, ngoại giao. Trong đó mặt trận quân sự và vũ trang là mũi nhọn, mang tính quyết định. o
Về mặt chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng
Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào
và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. o
Về mặt quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân, đánh địch ở khắp nơi, vừa tiêu diệt địch,vừa xây
dựng lực lượng, giải phóng nhân dân và đất đai,
( “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu
dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”.) o
Về mặt kinh tế: “ vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước “ . Phá
hoại kinh tế địch như : đường, cầu cống,.. . Xây dựng kinh tế tự
cung , tự cấp , tập trung phát triển nông nghiệp , thủ công nghiệp,
thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng. o
Về mặt văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền
văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng. o
Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực.
“Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn
sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.
Kháng chiến lâu dài (trường kì): là 1 quá trình vừa đánh vừa tiêu hao lực
lượng của địch, chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp , chuyển
hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch,
đánh thắng địch. Kháng chiến lâu dài nhưng không phải kéo dài vô thời hạn
mà luôn chớp thời cơ thúc đẩy cuộc kháng chiến có bước nhảy vọt về chất,
thắng từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao
vây bốn phía. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ nhận sự giúp đỡ của các
nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại. Lấy độc lập , tự chủ về đường lối
là yếu tố quan trọng hàng đầu
Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi
Kết luận : Đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản nêu trên là
đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các
nguyên lí về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa mác- lênin , vừa phù hợp với
thực tế lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến của Đảng được công bố sớm đã có tác
dụng đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng,
từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang Ý nghĩa:
– Trong nước: việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây
dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất bại âm
mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại
hòa bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền
Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở
miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế.
– Quốc tế: thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên
thế giới; mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng
thế giới, cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa
thực dân ở ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên
thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.
(Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
Hồ Chí Minh nói: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã
đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó cũng là một thắng lợi vẻ vang của
nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng
hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới”.)