-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nguyên nhân đói nghèo trong covid 19 | Học viện Hành chính Quốc gia
Nguyên nhân đói nghèo trong covid 19 tới thế giới Nguyên nhân đói nghèo trong covid 19 đối với VIệt Nam Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản lí công 172 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Nguyên nhân đói nghèo trong covid 19 | Học viện Hành chính Quốc gia
Nguyên nhân đói nghèo trong covid 19 tới thế giới Nguyên nhân đói nghèo trong covid 19 đối với VIệt Nam Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lí công 172 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|49830739 I.
Nguyên nhân đói nghèo trong covid 19 tới thế giới
Các tổ chức quốc tế cảnh báo đại dịch COVID-19 đang tàn phá các nền kinh tế, khiến cuộc chiến chống
đói nghèo trên thế giới bị thụt lùi một thập niên, thậm chí ở một số khu vực trên thế giới như châu Phi,
Mỹ La-tinh và Trung Đông, sự phát triển có thể bị tụt hậu 30 năm.
Gia tăng tỷ lệ người nghèo trên thế giới
Tổ chức Oxfam dẫn nghiên cứu của Đại học King ở Thủ đô London (Anh) và Đại học Quốc gia Australia
ước tính, đại dịch COVID-19 sẽ khiến nửa tỷ người (khoảng 8% dân số thế giới) lâm vào cảnh nghèo
đói. Đây là nghiên cứu đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến tình trạng nghèo khổ toàn cầu
trên cơ sở ngưỡng thu nhập 1,9 USD, 3,2 USD và 5,5 USD/ngày theo tính toán của Ngân hàng Thế
giới (WB). Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hơn 2 tỷ người trên toàn cầu cần có thu nhập hằng ngày để tồn tại.
Do tác động của đại dịch COVID-19, lần đầu tiên kể từ năm 1990, mức độ nghèo khổ trên toàn cầu sẽ
gia tăng khiến “một thập niên tiến bộ” sẽ bị đánh mất. Thậm chí, ở một số nơi bị đại dịch tác động mạnh
như khu vực Bắc Phi, Cận Sahara châu Phi và Trung Đông, Mỹ Latinh, những tiến bộ đạt được trong
30 năm qua ở những nước này có thể bị tiêu tan.
Theo kịch bản tồi tệ nhất, nếu mất 20% thu nhập, số người phải sống trong cảnh nghèo cùng cực sẽ
tăng từ 434 triệu người lên 922 triệu người trên thế giới. Kịch bản tương tự cũng xảy ra khi số người
sống dưới ngưỡng 5,5 USD/ngày sẽ tăng thêm 548 triệu người, lên gần 4 tỷ người (1). Chương trình
lương thực thế giới (WFP) cảnh báo, số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực có
thể tăng gần gấp đôi trong năm 2020, lên 265 triệu người do suy thoái kinh tế vì đại dịch COVID-19.
Theo dự báo của WB, số người nghèo khổ ở Đông Á và Thái Bình Dương có thể tăng lên khoảng 11
triệu người nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn. Những nỗ lực đẩy lùi tình trạng đói nghèo của thế giới
trong nhiều thập niên qua có nguy cơ mất trắng. Các nước đang trên đà phát triển ở châu Phi, Trung
Đông, Mỹ Latinh đặc biệt bị tác động mạnh.
Trong số tầng lớp chịu nhiều rủi ro thì phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới do họ thường làm
trong các lĩnh vực kinh tế không chính thức, không có hoặc hầu như không được bảo đảm quyền lợi
lao động. Với cuộc sống bấp bênh ngày qua ngày, những người nghèo thường không được nghỉ ngơi
và không có đồ dự trữ. Theo con số thống kê, có hơn 2 tỷ người làm việc trong thành phần phi chính
thức không được tiếp cận với bảo hiểm trợ cấp ốm đau.
Đối với nhiều quốc gia, nhất là các nước châu Phi, vào thời điểm trước khi dịch bệnh COVID-19 trở
thành một cuộc khủng hoảng y tế, các nước này đã phải gánh chịu cuộc khủng hoảng kinh tế bởi giá
nguyên nhiên liệu bị rớt thê thảm, khoảng hơn 80 tỷ USD đầu tư bị rút khỏi thị trường, khiến một nửa
tỷ dân rơi vào cảnh nghèo đói. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tấn công các nền kinh tế châu
Phi, các lĩnh vực như hàng không, du lịch và thương mại của các nước này được cho là chịu hậu quả
trước tiên. Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, đại dịch COVID-19 sẽ
khiến ngành hàng không châu Phi tổn thất khoảng 4,4 tỷ USD. Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu
Phi cho rằng, dịch bệnh COVID-19 sẽ khiến ngành du lịch châu Phi thiệt hại 7,2 tỷ USD, khoảng 80%
số người lao động sẽ bị mất việc làm tạm thời, nhiều người phải kiếm sống từng ngày. Sau khi thực
hiện chính sách cách ly xã hội do dịch bệnh, những người lao động tầng lớp thấp sẽ mất đi cơ hội kiếm
sống. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Phi sẽ giảm từ 3,2% xuống 1,8%
trong năm 2020 với tổng thiệt hại khoảng 29 tỷ USD (2).
Ở Mỹ Latinh, có thể cảm nhận tác động của cuộc khủng hoảng đối với khu vực trên sáu khía cạnh: Sự
giảm sút về hoạt động kinh tế của các đối tác thương mại chủ chốt của khu vực và các hệ lụy đi kèm;
sự xuống giá của các mặt hàng nguyên liệu trên thị trường thế giới; sự gián đoạn, đứt gãy của chuỗi
giá trị toàn cầu; sự thu hẹp nhu cầu dịch vụ du lịch; sự sụt giảm kiều hối; gia tăng chỉ số rủi ro và sự đi
xuống của các điều kiện thu hút các nguồn tài chính quốc tế khác (3). lOMoARcPSD|49830739 II.
Nguyên nhân đói nghèo trong covid 19 đối với VIệt Nam
giảm nghèo bền vững luôn là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình
thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến
phức tạp ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội và đời sống của Nhân dân, đặc biệt
là người nghèo và các đối tượng yếu thế trong xã hội. Dịch bệnh có thể còn kéo dài và đang đặt ra thách thức lớn
cho công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế – xã hội. Hiểu rõ thực trạng và đưa ra các
chính sách hỗ trợ phù hợp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đại dịch Covid-19 là việc làm cấp bách trong thời điểm hiện nay.
Qua 35 năm đổi mới (1986 – 2020), nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tăng trưởng kinh tế
luôn ở mức dương, có nhiều năm tăng trưởng đạt mức cao; tỷ lệ nghèo giảm mạnh; thu nhập được cải thiện rõ rệt,
đời sống người dân nâng cao. Tuy nhiên, trong hơn 3 thập niên đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nhiều lần chịu tác
động bởi các cú sốc bên ngoài, như: cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính
thế giới năm 2008 và cú sốc dịch bệnh năm 2020.
Khác với 2 cú sốc trước là về tài chính – tiền tệ, cú sốc Covid-19 lần này chưa từng có tiền lệ, tác động mạnh mẽ
đến nền kinh tế – xã hội của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế,
hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng
yếu thế trong xã hội (người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em). Dịch bệnh có thể còn kéo dài, tiếp tục và đang đặt
ra thách thức lớn cho công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh và phát triển kinh tế – xã hội. lOMoARcPSD|49830739
------------------------------
(1) How wil coronavirus affect levels poverty aroud the world, www.weforum.org, 12-4-2020
(2) Châu Phi: “gót chân Achil es” trong đại dịch Covid-19, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xãViệt Nam, 28-4-2020
(3) “Mỹ Latinh trong đại dịch Covid-19”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, ngày 284- 2020