Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - Bài viết Bài viết - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - Bài viết Bài viết - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Khi nhắc đến Đà Lạt, ngoài nhắc đến những công trình kiến trúc độc đáo, hay quang cảnh
thiên nhiên thơ mộng mà Đà Lạt còn ẩn chứa bềy giá trị lịch sử, những nền văn hoá tiêu
biểu. Tại đỉnh núi Langbian, có một di tích lịch sử cách mạng được Bộn hóa, Thể thao
Du lịch công nhận Dich quốc gia. Đó chính là Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, từng được
chế đ dựng lên với n gọi mỹ miều: “Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt”. nếu
những ai chưa cơ hội ra Đà Lạt t thể ghé thăm tại Bảo tàng chứngch chiến tranh
– nơii hiện lại một phần không gian nhà lao thiếu nhi tại Đà Lạt.
Hình 1: Ảnh chụp di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi
(Nguồn: doanhnhansaigon.com)
Đầu năm 1971, Trung m giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt được thành lập. Chế độ sử dụng
hình thức mị dân, lừa đảo luận, nhằm giành được lòng tin sự ủng hộ nhất thời của thế
hệ trẻ miền Nam để phục vụ cho các mưu đồ xấu. Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt dưới
sự chỉ huy trực tiếp của Tổng nha cảnh sát Sài Gòn, trình độ tổ chức, cấu kết với quy mô lớn.
Đây thực chất chính là nơi giam giữ hơn 600 thiếu nhi độ tuổi từ 12 -17. Tập hợp từ khắp các
nhà lao ở miền Nam nhằm cô lập những chiến sĩ nhỏ tuổi khỏi môi trường hoạt động của các
thế hệ đàn anh, cũng như thực hiện nhồi sọ tưởng chống đối cách mạng, hoặc ít nhất thủ
tiêu tinh thần đấu tranh của các tù nhân chính trị nhỏ tuổi.
Hình 2: Khu phòng giam tù nhân nam
(Nguồn: baotanglamdong.com.vn)
Nhà lao được bao bọc bởi những bức tường xung quanh, khuôn viên hình chữ nhật. Dọc hai
bên dãy nhà các phòng giam, lim, khoảng sân giữa phục vụ cho các nhân khi ra
ngoài phòng giam. Khi được ra ngoài sân, các tù nhân chỉ được phép di chuyển trên các ô nhỏ
kẻ vạch trên sân ở gần cửa ra vào của mỗi phòng giam. Các hoạt động của nhân thiếu nhi
khép kín phía sau, với rất nhiều cuộn dây kẽm gai dày trên mái nhà, có thể giao tiếp với bên
ngoài thông qua hai lớp cửa nhưng hầu như lúc nào cũng đóng kín.
Hình 3: Sân chào cờ tại nhà tù thiếu nhi
(Nguồn: 360dalat.com)
Ở giữa là khu vực sân chào cờ. Sáng thứ hai đầu tuần, khu vực đó để chào cờ và hát quốc ca.
Những tù nhân thiếu nhi nào không chào cờ, không hát quốc ca sẽ bị tra tấn cho đến chết. Đó
nơi thể hiện ý chí bất khuất, kiên cường của những chiến nhỏ tuổi. N tám
phòng giam chia làm hai khu. Khu giam nhân nam sáu phòng khu giam nhân nữ
có hai phòng. Mỗi phòng khoảng 30 mét vuông, giam từ 60 – 70 tù nhân. Cuối hành lang hai
bên phòng giam các dãy lim biệt giam các chiến nhỏ tuổi chống đối mệnh lệnh.
hầm đá xây khuất phía sau hành lang xà lim. Không những không có mái che mà còn có lưới
kẽm dây dày bên trên để thực hiện hình phạt phơi sương, phươi nắng.
Hình 4: Hầm đá tra tấn tù nhân
(Nguồn: baotanglamdong.com.vn)
Ngày 23/4/1971, chính quyền Sài Gòn đưa 126 thiếu nhi từ nhà nhà tù Kho Đạn tại Đà Nẵng
vào giam tại nơi đây. Khi ấy, nhà chính thức hoạt động. Cuối năm 1971, chính quyền Sài
Gòn đưa các chiến nhỏ tuổi giam cầm nhà lao Côn Đảo nhà lao Chí Hoà về giam tại
đây. Những chiến sĩ nhỏ tuổi đã tập hợp lực lượng, thành lập chỉ huy thống nhất để tiến hành
đấu tranh liên tục trong suốt quá trình nhà lao tồn tại. Suốt quá trình đấu tranh, tuy nhỏ tuổi
nhưng cácnhân vẫn bị hành hạ, tra tấn bằng nhiều hình thức như còng tréo, đánh bằng roi
tết từ dây điện, dây kẽm gai, gậy hướng đạo, hay dùng bóng điện cao áp sáng nóng ấn vào
mặt... Tại lim, giữa đêm Đà Lạt lạnh giá, nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, kẻ địch còn dội
nước lạnh để hành hạ các tù nhân biệt giam. Các chiến sĩ nhỏ tuổi phải ngủ trên nền xi măng,
san sẻ cho nhau từng hạt cơm, ngụm nước, chỗ nằm… Chỉ phẩm chất tưởng cách
mạng, ý chí kiên cường và niềm tin cháy bỏng vào tương lai tươi sáng mới giúp các chiến sĩ
có sức chịu đựng mạnh mẽ, vượt qua đói rét, đòn roi của kẻ thù.
Hình 5: Hình ảnh các tù nhân bị hành hạ trong nhà tù
(Nguồn: doanhnhansaigon.vn)
Ngày 21/11/1971, tổ chức đã cử năm đồng chí thực hiện kế hoạch mổ bụng tại sân chào cờ để
phản đối sự đàn áp của địch. hai đồng chí chưa kịp hành động đã bị địch phát hiện
khống chế. NHững nhân nhỏ tuổi đã biến đau đớn về thể xác thành hành động đấu tranh
bất khuất khiến kẻ địch phải khiếp sợ. Những chiến sĩ ba lần bảy lượt vượt ngục với khát
vọng tự do mong ước trở về tiếp tục chiến đấu. Tối ngày 23/1/1973, các nhân thiếu nhi
mật tổ chức tiêu diệt lính cai ngục Nguyễn Cương - kẻ tình nguyện làm tay sai cho bọn giặc.
Đầu năm 1973, chúng bắt các nhân chụp ảnh và lăn tay, làm sai lệch hồ sơ. Khi biết được
âm mưu của kẻ thù, các chiến sĩ nhỏ tuổi chống trả quyết liệt. Các nhóm tù nhân tự chuẩn bị
khí từ dao rựa, cuốc xẻng, đun nước sôi chống đối kế hoạch lăn tay chụp ảnh, sẵn sàng
đánh trả khi bị tấn công. Cuộc đấu tranh lên tới đỉnh điểm khi các chiến thành công hạ
cờ ba que xuống đất, khống chế, kiểm soát nhà tù, đồng thời dùng loa phát thanh kêu gọi
người dân quanh vùng cùng đứng lên ủng hộ đấu tranh cách mạng. Cuộc đấu tranh gan dạ,
bất khuất làm thất bại âm mưu của kẻ địch khi thành lập nhà lao này buộc phải giải tán vào
năm 1973. Năm 1975, các cựu tù nhà lao thiếu nhi về thăm các địa phương phát huy tinh thần
truyền thống đấu tranh bất khuất, góp phần vào quá trình xây dựng bảo vệ đất nước. Năm
2009, nhà lao thiếu nhi Đà Lạt được chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Tập thể Anh hùng Lực
lượng vũ trang Nhân dân.
Chiến tranh lùi xa, những cựu tại nhà lao thiếu nhi năm xưa nay đã không còn nhiều. Chế
độ lao khắc nghiệt, trận đòn roi tra tấn về tinh thần thể xác lấy đi bao nhiêu sức sống
của các cựu thiếu nhi. Thế nhưng những người đại diện cho thế hệ trẻ ngày ấy vẫn luôn
quan niệm “Khi trong tay không một tấc sắt đã chiến thắng một đội quân hùng hậu, đạp
tan âm mưu thâm độc của kẻ thù… Nhưng muốn quá khứ ấy có ý nghĩa với thời gian thì hôm
nay, chúng ta, những người ngày ấy, phải sống trách nhiệm với bản thân, với gia đình,
với xã hội… làm sao để con cháu, để thế hệ sau mình tự hào và noi gương”.
Những hành động gan dạ của các chiến nhỏ tuổi chỉ thể giải thích được bằng lòng yêu
nước và tinh thần cách mạng. Thế hệ trẻ sống trong thời bình có lẽ không một ai thẻ hiểu
được nổi đau hay những trận đòn roi man rợ kẻ thù đã để lại qua các thập kỷ về trước.
Việc đặt chân tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh – nơi tái hiện lại không gian nhà lao
thiếu nhi đã cho thấy được cuộc sống khắc khổ của các nhân bị đầy đoạ đến chết đi sống
lại nhưng vẫn mang trong mình lòng yêu nước, chiến đấu tới cùng, bảo vệ lẽ phải
Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt nay trở thành một địa điểm tham quan đầy ý nghĩa
của tỉnh Lâm Đồng. Nơi đó còn có những chứng nhân lịch sử giá trị, nhắc nhở các thế hệ trẻ
chúng ta hãy biết ơn cuộc sống hoà bình ngày nay. Ngoài ra, đây còn là nơi giáo dục lý tưởng
cách mạng lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất nước
quên thân của các chiến nhỏ tuổi năm xưa truyền lại cho ngọn lửa truyền thống mãi bùng
cháy.
Tài liệu tham khảo:
[1] Ngọc, L. (2023). .Phát huy tinh thần yêu nước của nhân Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt
Retrieved form
https://doanhnhansaigon.vn/phat-huy-tinh-than-yeu-nuoc-cua-tu-nhan-nha-lao-thieu-
nhi-da-lat-304470.html
[2] Uyển, Q. (2016). Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt: Tái hiện trung thực giá trị lịch sử.
Retrieved form
https://baolamdong.vn/xahoi/201605/nha-lao-thieu-nhi-da-lat-tai-hien-trung-thuc-gia-
tri-lich-su-2690338/
[3] Hoa, Đ. (2016). . RetrievedDi tích Quốc gia nhà lao thiếu nhi Đà Lạt (1971 - 1973)
form
https://www.baotanglamdong.com.vn/index.php/component/content/article/99-nha-
lao-thieu-nhi-da-lat/137-di-tich-quoc-gia-nha-lao-thieu-nhi-da-lat-1971-1973.html
| 1/5

Preview text:

Khi nhắc đến Đà Lạt, ngoài nhắc đến những công trình kiến trúc độc đáo, hay quang cảnh
thiên nhiên thơ mộng mà Đà Lạt còn ẩn chứa bề dày giá trị lịch sử, những nền văn hoá tiêu
biểu. Tại đỉnh núi Langbian, có một di tích lịch sử cách mạng được Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch công nhận là Di tích quốc gia. Đó chính là Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, từng được
chế độ cũ dựng lên với tên gọi mỹ miều: “Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt”. Và nếu
những ai chưa có cơ hội ra Đà Lạt thì có thể ghé thăm tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh
– nơi tái hiện lại một phần không gian nhà lao thiếu nhi tại Đà Lạt.
Hình 1: Ảnh chụp di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi
(Nguồn: doanhnhansaigon.com)
Đầu năm 1971, Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt được thành lập. Chế độ cũ sử dụng
hình thức mị dân, lừa đảo dư luận, nhằm giành được lòng tin và sự ủng hộ nhất thời của thế
hệ trẻ miền Nam để phục vụ cho các mưu đồ xấu. Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt dưới
sự chỉ huy trực tiếp của Tổng nha cảnh sát Sài Gòn, trình độ tổ chức, cấu kết với quy mô lớn.
Đây thực chất chính là nơi giam giữ hơn 600 thiếu nhi độ tuổi từ 12 -17. Tập hợp từ khắp các
nhà lao ở miền Nam nhằm cô lập những chiến sĩ nhỏ tuổi khỏi môi trường hoạt động của các
thế hệ đàn anh, cũng như thực hiện nhồi sọ tư tưởng chống đối cách mạng, hoặc ít nhất thủ
tiêu tinh thần đấu tranh của các tù nhân chính trị nhỏ tuổi.
Hình 2: Khu phòng giam tù nhân nam
(Nguồn: baotanglamdong.com.vn)
Nhà lao được bao bọc bởi những bức tường xung quanh, khuôn viên hình chữ nhật. Dọc hai
bên là dãy nhà là các phòng giam, xà lim, khoảng sân giữa phục vụ cho các tù nhân khi ra
ngoài phòng giam. Khi được ra ngoài sân, các tù nhân chỉ được phép di chuyển trên các ô nhỏ
kẻ vạch trên sân ở gần cửa ra vào của mỗi phòng giam. Các hoạt động của tù nhân thiếu nhi
khép kín phía sau, với rất nhiều cuộn dây kẽm gai dày trên mái nhà, có thể giao tiếp với bên
ngoài thông qua hai lớp cửa nhưng hầu như lúc nào cũng đóng kín.
Hình 3: Sân chào cờ tại nhà tù thiếu nhi
(Nguồn: 360dalat.com)
Ở giữa là khu vực sân chào cờ. Sáng thứ hai đầu tuần, khu vực đó để chào cờ và hát quốc ca.
Những tù nhân thiếu nhi nào không chào cờ, không hát quốc ca sẽ bị tra tấn cho đến chết. Đó
là nơi thể hiện rõ ý chí bất khuất, kiên cường của những chiến sĩ nhỏ tuổi. Nhà tù có tám
phòng giam chia làm hai khu. Khu giam tù nhân nam có sáu phòng và khu giam tù nhân nữ
có hai phòng. Mỗi phòng khoảng 30 mét vuông, giam từ 60 – 70 tù nhân. Cuối hành lang hai
bên phòng giam là các dãy xà lim biệt giam các chiến sĩ nhỏ tuổi chống đối mệnh lệnh. Có
hầm đá xây khuất phía sau hành lang xà lim. Không những không có mái che mà còn có lưới
kẽm dây dày bên trên để thực hiện hình phạt phơi sương, phươi nắng.
Hình 4: Hầm đá tra tấn tù nhân
(Nguồn: baotanglamdong.com.vn)
Ngày 23/4/1971, chính quyền Sài Gòn đưa 126 thiếu nhi từ nhà nhà tù Kho Đạn tại Đà Nẵng
vào giam tại nơi đây. Khi ấy, nhà tù chính thức hoạt động. Cuối năm 1971, chính quyền Sài
Gòn đưa các chiến sĩ nhỏ tuổi giam cầm ở nhà lao Côn Đảo và nhà lao Chí Hoà về giam tại
đây. Những chiến sĩ nhỏ tuổi đã tập hợp lực lượng, thành lập chỉ huy thống nhất để tiến hành
đấu tranh liên tục trong suốt quá trình nhà lao tồn tại. Suốt quá trình đấu tranh, tuy nhỏ tuổi
nhưng các tù nhân vẫn bị hành hạ, tra tấn bằng nhiều hình thức như còng tréo, đánh bằng roi
tết từ dây điện, dây kẽm gai, gậy hướng đạo, hay dùng bóng điện cao áp sáng nóng ấn vào
mặt... Tại xà lim, giữa đêm Đà Lạt lạnh giá, nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, kẻ địch còn dội
nước lạnh để hành hạ các tù nhân biệt giam. Các chiến sĩ nhỏ tuổi phải ngủ trên nền xi măng,
san sẻ cho nhau từng hạt cơm, ngụm nước, chỗ nằm… Chỉ có phẩm chất và lý tưởng cách
mạng, ý chí kiên cường và niềm tin cháy bỏng vào tương lai tươi sáng mới giúp các chiến sĩ
có sức chịu đựng mạnh mẽ, vượt qua đói rét, đòn roi của kẻ thù.
Hình 5: Hình ảnh các tù nhân bị hành hạ trong nhà tù
(Nguồn: doanhnhansaigon.vn)
Ngày 21/11/1971, tổ chức đã cử năm đồng chí thực hiện kế hoạch mổ bụng tại sân chào cờ để
phản đối sự đàn áp của địch. Có hai đồng chí chưa kịp hành động đã bị địch phát hiện và
khống chế. NHững tù nhân nhỏ tuổi đã biến đau đớn về thể xác thành hành động đấu tranh
bất khuất khiến kẻ địch phải khiếp sợ. Những chiến sĩ ba lần bảy lượt vượt ngục với khát
vọng tự do mong ước trở về tiếp tục chiến đấu. Tối ngày 23/1/1973, các tù nhân thiếu nhi bí
mật tổ chức tiêu diệt lính cai ngục Nguyễn Cương - kẻ tình nguyện làm tay sai cho bọn giặc.
Đầu năm 1973, chúng bắt các tù nhân chụp ảnh và lăn tay, làm sai lệch hồ sơ. Khi biết được
âm mưu của kẻ thù, các chiến sĩ nhỏ tuổi chống trả quyết liệt. Các nhóm tù nhân tự chuẩn bị
vũ khí từ dao rựa, cuốc xẻng, đun nước sôi chống đối kế hoạch lăn tay chụp ảnh, sẵn sàng
đánh trả khi bị tấn công. Cuộc đấu tranh lên tới đỉnh điểm khi các chiến sĩ thành công hạ lá
cờ ba que xuống đất, khống chế, kiểm soát nhà tù, đồng thời dùng loa phát thanh kêu gọi
người dân quanh vùng cùng đứng lên ủng hộ đấu tranh cách mạng. Cuộc đấu tranh gan dạ,
bất khuất làm thất bại âm mưu của kẻ địch khi thành lập nhà lao này buộc phải giải tán vào
năm 1973. Năm 1975, các cựu tù nhà lao thiếu nhi về thăm các địa phương phát huy tinh thần
truyền thống đấu tranh bất khuất, góp phần vào quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Năm
2009, nhà lao thiếu nhi Đà Lạt được chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Tập thể Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
Chiến tranh lùi xa, những cựu tù tại nhà lao thiếu nhi năm xưa nay đã không còn nhiều. Chế
độ lao tù khắc nghiệt, trận đòn roi tra tấn về tinh thần và thể xác lấy đi bao nhiêu sức sống
của các cựu tù thiếu nhi. Thế nhưng những người đại diện cho thế hệ trẻ ngày ấy vẫn luôn
quan niệm “Khi trong tay không một tấc sắt mà đã chiến thắng một đội quân hùng hậu, đạp
tan âm mưu thâm độc của kẻ thù… Nhưng muốn quá khứ ấy có ý nghĩa với thời gian thì hôm
nay, chúng ta, những người tù ngày ấy, phải sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình,
với xã hội… làm sao để con cháu, để thế hệ sau mình tự hào và noi gương”.
Những hành động gan dạ của các chiến sĩ nhỏ tuổi chỉ có thể giải thích được bằng lòng yêu
nước và tinh thần cách mạng. Thế hệ trẻ sống trong thời bình có lẽ không một ai có thẻ hiểu
được nổi đau hay những trận đòn roi man rợ mà kẻ thù đã để lại qua các thập kỷ về trước.
Việc đặt chân tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh – nơi tái hiện lại không gian nhà lao
thiếu nhi đã cho thấy được cuộc sống khắc khổ của các tù nhân bị đầy đoạ đến chết đi sống
lại nhưng vẫn mang trong mình lòng yêu nước, chiến đấu tới cùng, bảo vệ lẽ phải
Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt nay trở thành một địa điểm tham quan đầy ý nghĩa
của tỉnh Lâm Đồng. Nơi đó còn có những chứng nhân lịch sử giá trị, nhắc nhở các thế hệ trẻ
chúng ta hãy biết ơn cuộc sống hoà bình ngày nay. Ngoài ra, đây còn là nơi giáo dục lý tưởng
cách mạng lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất vì nước
quên thân của các chiến sĩ nhỏ tuổi năm xưa truyền lại cho ngọn lửa truyền thống mãi bùng cháy. Tài liệu tham khảo:
[1] Ngọc, L. (2023). Phát huy tinh thần yêu nước của tù nhân Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt. Retrieved form
https://doanhnhansaigon.vn/phat-huy-tinh-than-yeu-nuoc-cua-tu-nhan-nha-lao-thieu- nhi-da-lat-304470.html
[2] Uyển, Q. (2016). Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt: Tái hiện trung thực giá trị lịch sử. Retrieved form
https://baolamdong.vn/xahoi/201605/nha-lao-thieu-nhi-da-lat-tai-hien-trung-thuc-gia- tri-lich-su-2690338/
[3] Hoa, Đ. (2016). Di tích Quốc gia nhà lao thiếu nhi Đà Lạt (1971 - 1973). Retrieved form
https://www.baotanglamdong.com.vn/index.php/component/content/article/99-nha-
lao-thieu-nhi-da-lat/137-di-tich-quoc-gia-nha-lao-thieu-nhi-da-lat-1971-1973.html