



















Preview text:
TRƯỜNG Ạ Đ I Ọ H C VĂN LANG
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO CUỐI KỲ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: NHẬN ĐỊNH CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ
BẮT NẠT TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. Nhóm thực hiện : Nhóm 8 Giảng viên h ớ ư ng dẫn : ThS. Lê Thị Thanh Tâm
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2023 Trang 2 DANH SÁCH NHÓM 8 Mức ST MSSV Họ và tên Công việc đánh Chữ ký T giá Chương 1 Nguyễn Đỗ (1.1, 1.2, 1 2273201080461 100% Hồng Hân 1,3), chỉnh sửa tiểu luận Chương 1
2 2273201080492 Phan Gia Hiên và 2 (1.4, 100% 1.5, 2.1, 2.2) Chương 2
3 2273201081047 Lâm Bảo Ngọc và 4 (2.1, 100% 2.2, 4.3, 4.4) Mai Phạm Thế 4 2273201081507 Chương 2 80% Thanh (2.1, 2.2) Chương 3 Nguyễn Huỳnh và 4 (3.1, 5 2273201081680 3.2, 4.3, 100% Minh Thư 4.4), chỉnh sửa tiểu luận. Trang 3 Chương 3 6 2273201081743 Lê Diệu Thy (3.3, 3.4) 100% chạy phần mềm SPSS Trần Nguyễn 7 2273201081868 Chương 4 100% Bảo Trân (4.1, 4.2) Chương 4
8 2273201081963 Trần Minh Tuệ (4.3, 4.4), 100% làm form khảo sát Chương 2 Nguyễn Anh (2.3, 2.4), 9 2273201082177 100% Xuân làm form khảo sát Kiểm tra phần làm Nguyễn Thị của các 10 2273201082196 chương 1, 2, 100% Hải Yến 3, 4, chỉnh sửa bài làm, phân tích số liệu SPSS
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2023 Trưởng nhóm Nguyễn Thị Hải Yến Trang 4 MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. 7
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................... 9
1.1. Lý do hình thành đề tài .................................................................................... 9
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................... 10
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 10
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 10
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 11
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 11
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 11
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................ .............................................. 11
1.4.1. Nghiên cứu định tính ............................................................................. 11
1.4.2. Nghiên cứu định lượng .......................................................................... 11
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 12
1.6. Bố cục của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ............................................................... 14
2.1. Giới thiệu ....................................................................................................... 14
2.2. Các khái niệm ................................................................................................ 14
2.2.1. Khái niệm về Bắt nạt trực tuyến .......................................................... 14
2.2.2. Khái niệm về Trực tuyến ...................................................................... 15
2.2.3. Khái niệm Mạng xã hội ......................................................................... 16
2.2.4. Khái niệm về Người ngoài cuộc ............................................................ 16 Trang 5
2.3. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 17
2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ................................................................. 19
2.4.1. Giả thuyết ............................................................................................... 19
2.4.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 22
3.1. Giới thiệu ....................................................................................................... 22
3.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 22
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................... 22
3.2.2. Nghiên cứu chính thức .......................................................................... 23
3.3. Thang đo các khái niệm nghiên cứu .............................................................. 23
3.3.1. Xây dựng phiếu khảo sát ....................................................................... 23
3.3.2. Xây dựng thang đo ................................................................................ 25
3.3.3. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 25
3.4. Thống kê mô tả và kiểm tra độ tin cậy ........................................................... 26
3.4.1. Thống kê mô tả theo giới tính ............................................................... 26
3.4.2. Kiểm tra độ đáng tin cậy của các thang đo ......................................... 27
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................... 33
4.1. Kết luận .......................................................................................................... 33
4.2. Tính khả thi của đề tài nghiên cứu ................................................................. 34
4.3. Kế hoạch nghiên cứu ..................................................................................... 34
4.4. Kiến nghị ........................................................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 38
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 40 Trang 6
Bảng hỏi khảo sát .................................................................................................. 40
Phiếu khảo sát ....................................................................................................... 42 Trang 7 DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê số lượng người tham gia khảo sát ............................................ 26
Bảng 3.2. Thống kê giới tính tham gia khảo sát ....................................................... 26
Bảng 3.3. Độ đáng tin cậy của Thang đo Mối quan hệ với nạn nhân ...................... 27
Bảng 3.4. Độ đáng tin cậy của Thang đo Mức độ nghiêm trọng ............................. 28
Bảng 3.5. Độ đáng tin cậy của Thang đo Sự đồng cảm ........................................... 29
Bảng 3.6. Độ đáng tin cậy của Thang đo Hành vi can thiệp .................................... 30
Bảng 3.7. Độ đáng tin cậy của Thang đo Tính ẩn danh ........................................... 31
Bảng 3.8. Độ đáng tin cậy của Thang đo Vai trò của người ngoài cuộc .................. 32 Trang 8 DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình nghê cứu đề xuất. Nguồn: (Linh, 2022) ..................................... 21
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 22
Hình 3.2. Quy trình xây dựng bảng khảo sát ............................................................ 24
Hình 3.3. Thống kê mô tả giới tính quan tâm đến hành vi Bắt nạt trực tuyến ......... 27 Trang 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do hình thành đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội nói chung và công nghệ nói riêng, mạng xã hội
đang ngày càng có những bước tiến vượt bậc và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giới. Mạng xã hội là không gian ảo mà ở đó chúng ta có thể kết bạn, chia sẻ và trao
đổi thông tin với nhau. Đây cũng chính là nơi đã tạo điều kiện cho những vấn đề tiêu
cực xảy ra và một trong những mối lo ngại ấy đó chính là bắt nạt trực tuyến.
Theo nghiên cứu của Microsoft, trên thế giới có khoảng 58% người cảm thấy bị sỉ
nhục, 52% người mất tinh thần và 51% người cảm thấy mất tự tin khi được hỏi về tác
động của bắt nạt trực tuyến trong môi trường công sở và học tập. Ở Việt Nam, 21%
người từng là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến và 38% là những người ngoài cuộc,
chứng kiến hành vi này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy có 15% đã chứng
kiến hành vi bắt nạt tại nơi công sở và 44% ở bên ngoài. Có rất nhiều hình thức gây
ra tình trạng bắt nạt trực tuyến như: gửi những tin nhắn có nội dung mang tính chất
đe doạ, tin nhắn quấy rối thông qua máy tính hoặc điện thoại,…
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay, thì những bình luận, video
hoặc hình ảnh ác ý có khả năng được lan truyền rộng rãi và nhanh hơn chỉ trong vài
giây, chia sẻ liên tục và không bao giờ được gỡ bỏ hoàn toàn trên Internet. Đây là lý
do khiến bắt nạt trực tuyến có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Có thể nói bắt nạt trực tuyến là một hiện tượng đang diễn ra ngày càng phổ biến và
đáng báo động vì những tác hại mà nó đem lại. Bên cạnh đó, xã hội vẫn chưa thực sự
tìm ra cách giải quyết phù hợp và triệt để góp phần giảm thiểu vấn nạn bắt nạt trực tuyến.
Hiểu được những hậu quả mà bắt nạt trực tuyến gây ra nên nhóm chúng em quyết
định chọn đề tài “NHẬN ĐỊNH CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ BẮT NẠT TRỰC
TUYẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” để làm đề tài nghiên cứu cho học phần Phương
pháp nghiên cứu khoa học. Trang 10
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu nhận thức về vấn đề bắt nạt trực tuyến của học sinh sinh viên hiện nay tại Việt Nam.
Đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa hành vi bạo lực bắt nạt trực tuyến.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết những
mục tiêu cụ thể sau đây:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề bắt nạt trực tuyến hiện nay
Đo lường mức độ ảnh hưởng của việc bắt nạt trực tuyến
Xem xét có hay không sự khác biệt giữa các nhân khẩu học đến mức độ ảnh hưởng
của việc bắt nạt trực tuyến
Đề xuất một số hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu để nhằm giảm tình trạng bắt
nạt trực tuyến hiện nay.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào tác động đến hành vi và ý định của người ngoài cuộc đối với tình
trạng bắt nạt trực tuyến ở giới trẻ hiện nay?
Mức độ tác động của yếu tố đó đến ý định can thiệp của người ngoài cuộc? Trang 11
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề bắt nạt trực tuyến hiện nay. Bài nghiên cứu
được thực hiện khảo sát lại tại Trường Đại học Văn Lang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề bắt nạt trực tuyến hiện nay.
Nghiên cứu tại Trường Đại học Văn Lang.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 01/11/2023 đến ngày 12/11/2023.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành với 350 sinh viên thuộc Trường Đại học Văn Lang.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nghiên cứu định tính
Tham khảo các tài liệu đã nghiên cứu của các tác giả và kế thừa các nghiên cứu khảo
sát về mô hình các nhân tố để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến vấn đề bắt nạt
trực tuyến. Sau đó xây dựng bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát và lựa chọn mẫu.
1.4.2. Nghiên cứu định lượng
Sau khi nghiên cứu định tính sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng là các nhân tố khảo
sát là sinh viên của Trường Đại học Văn Lang.
Thiết kế bảng câu hỏi dựa trên thang đo 5 mức độ nhằm đánh giá các mức độ quan
trọng của các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề bắt nạt trực tuyến. Dùng hình thức làm
khảo sát online sau đó thu về và nhập lại dữ liệu khảo sát vào bảng kết quả. Sử dụng
phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS, chọn lọc các biến quan sát, xác định các thành
phần cũng như giá trị, độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích tương quan hồi quy. Trang 12
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Xã hội
Vấn đề bắt nạt trực tuyến gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của các
nạn nhân. Việc bị bắt nạt trực tuyến gây ra những căng thẳng tâm lý, tự ti, lo lắng,
cảm giác cô đơn, và dẫn đến các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, loạn thần, thậm chí
tự tử. Đặc biệt, với các em học sinh, bắt nạt trực tuyến gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự phát triển và học tập của họ.
Tình trạng này cũng gây tổn hại đến sự phát triển và hòa nhập xã hội của những
người bị bắt nạt. Các nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến thường trở nên tự ti, thiếu tự tin
và khó thể hiện bản thân trong xã hội. Họ trở nên xa lánh bạn bè, gia đình và không
thể tương tác xã hội một cách bình thường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc
sống cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển của xã hội. Kinh tế
Các trường hợp bắt nạt trực tuyến gây ra tổn thất về năng suất lao động. Các nạn
nhân bắt nạt trực tuyến thường trải qua căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng làm việc và học tập của họ. Điều này, qua thời gian, gây ra tổn
thất cho nền kinh tế do giảm năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực.
Việc xử lý và ngăn chặn bắt nạt trực tuyến cũng yêu cầu đầu tư nguồn lực kinh tế
đáng kể. Chi phí này bao gồm những khoản tiền dùng để phát triển và áp dụng công
nghệ để theo dõi và ngăn chặn hành vi bắt nạt, cũng như chi phí cho quá trình giáo
dục và tuyên truyền về vấn đề này.
Bắt nạt trực tuyến cũng ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp,
đặc biệt là những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khi những
hành vi bắt nạt diễn ra trên các nền tảng của họ, dẫn đến suy giảm niềm tin của người
dùng và khách hàng, gây ra tổn thất về thu nhập và lợi nhuận. Giáo dục Trang 13
Việc hiểu rõ hơn về cách sinh viên nhìn nhận vấn đề bắt nạt trực tuyến sẽ giúp giáo
dục viên, nhà lập trình chính sách và các nhà quản lý trường học phát triển các chương
trình giáo dục hiệu quả hơn, bao gồm việc giáo dục về an toàn trực tuyến, văn hóa số
và kỹ năng xử lý các tình huống tiêu cực trực tuyến
1.6. Bố cục của đề tài nghiên cứu Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết luận sơ bộ Trang 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT À V MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mạng internet, việc bắt
nạt trực tuyến đã trở thành một thách thức lớn đối với giới trẻ. Nhận định của sinh
viên về vấn đề này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình bắt nạt trực tuyến ở Việt Nam hiện nay.
Một số nhận định của sinh viên về vấn đề bắt nạt trực tuyến ở Việt Nam:
Tình trạng bắt nạt trực tuyến đang gia tăng: Sinh viên nhận thấy rằng tình trạng bắt
nạt trực tuyến đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Việc này có thể được giải thích
bởi sự phổ biến của các nền tảng truyền thông xã hội và việc sử dụng internet ngày càng phổ biến.
Hậu quả của bắt nạt trực tuyến: Sinh viên nhận thấy rằng bắt nạt trực tuyến có thể
gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân như: có những tác động tâm lý, gây
ra tình trạng căng thẳng, lo lắng và thậm chí dẫn đến tự tử. Ngoài ra, bắt nạt trực
tuyến cũng có thể ảnh hưởng đến học tập và sự phát triển xã hội của các nạn nhân. 2.2. Các khái niệm
2.2.1. Khái niệm về Bắt nạt trực tuyến
Bắt nạt trực tuyến là việc bắt nạt thông qua các nền tảng mạng xã hội. Bắt nạt trực
tuyến được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: lan truyền những bức ảnh
của ai trên mạng xã hội, gửi tin nhắn đe doạ gây tổn thương,… (UNICEF, 2021)
(Bauman, 2007) và một số nhà nghiên cứu đã mô tả bắt nạt trực tuyến như một hình
thức bắt nạt diễn ra thông qua lời nói hoặc hành vi, nhưng được thực hiện qua các
thiết bị điện tử hoặc công nghệ không dây. Đặc biệt, điện thoại di động và mạng
internet là những công cụ chủ yếu được sử dụng trong việc này. Người bắt nạt trực Trang 15
tuyến có thể gửi và đăng tin nhắn hoặc hình ảnh độc hại hoặc thù địch qua mạng
internet hoặc các hình thức kết nối số khác. Đây là tình huống mà một người cố ý
quấy rối, trêu chọc, và hành xử tàn nhẫn với người khác trên mạng xã hội, qua tin
nhắn hoặc các phương tiện trực tuyến khác.
Khác với bắt nạt truyền thống phải mặt đối mặt, thì bắt nạt trực tuyến diễn ra thông
qua các trang mạng xã hội nhờ các thiết bị công nghệ. Điều này là một lợi thế cho kẻ
bắt nạt khi họ có thể ẩn danh hoặc giữ khoảng cách với nạn nhân. Bên cạnh đó, cả
bắt nạt trực tuyến và truyền thống đều có một điểm chung đó là xảy ra với tần số lặp
lại nhiều lần. Thêm vào đó, nhờ sự phát triển của Internet, nạn nhân có thể bị bắt nạt
bất cứ lúc nào dẫn đến một môi trường bắt nạt không ngừng 24/7.
2.2.2. Khái niệm về Trực tuyến
Trực tuyến là việc các cá nhân kết nối với nhau thông qua mạng Internet, sử dụng
các thiết bị cá nhân như: máy tính, điện thoại thông minh,.. để làm việc hay trò chuyện
với nhau qua các phần mềm (Zoom, Microsoft Team, Google Meet,…), các trang
mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,…) mà không cần gặp mặt nhau trực tiếp. (Nguyễn, 2021)
Thuật ngữ “trực tuyến” (Online) thường được sử dụng để chỉ một kết nối hoạt động
thông qua mạng truyền thông, đặc biệt là trong mạng Internet hoặc kết nối trong mạng
cục bộ. Khi một thiết bị đang kết nối, chúng ta nói rằng thiết bị này đang ở trạng thái
trực tuyến. Trong trạng thái trực tuyến, thiết bị có thể giao tiếp và tương tác với các
thiết bị khác thông qua mạng.
Trái ngược với trạng thái trực tuyến, nếu một thiết bị không kết nối, ta nói rằng thiết
bị đó đang ở trạng thái ngoại tuyến. Trong trạng thái ngoại tuyến, thiết bị hoạt động
độc lập mà không cần liên kết với các thiết bị khác.
Thuật ngữ trực tuyến và ngoại tuyến cũng được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và viễn thông, đặc biệt là trong thời đại của Internet. Trong ngữ cảnh này, Trang 16
trực tuyến thường chỉ trạng thái kết nối với mạng Internet toàn cầu, trong khi ngoại
tuyến chỉ trạng thái không kết nối, không liên kết.
Khái niệm trực tuyến đã được mở rộng để áp dụng không chỉ trong lĩnh vực tin học
và viễn thông, mà còn trong việc tương tác giữa con người với nhau và trong giao
tiếp và các cuộc trò chuyện. Ví dụ, cuộc thảo luận diễn ra trong một cuộc họp kinh
doanh được coi là "trực tuyến", có nghĩa là tất cả những người tham dự đều kết nối
với nhau qua mạng LAN; trong khi "người không được trực tuyến" hoặc "người ngoại
tuyến" có thể hiểu là người không được mời tham gia hoặc người không liên quan
đến cuộc thảo luận; "thiết bị ngoại tuyến" đề cập đến một thiết bị có khả năng hoạt
động độc lập mà không cần kết nối mạng.
2.2.3. Khái niệm Mạng xã hội
Mạng xã hội là một hệ thống giúp người dùng liên kết và chia sẻ với nhau dễ dàng
hơn. Mạng xã hội còn cho phép người dùng thiết lập hồ sơ cá nhân (có thể công khai
hoặc không công khai). (Hội, 2021)
2.2.4. Khái niệm về Người ngoài cuộc
Người ngoài cuộc là những người chứng kiến hoặc biết về hành vi bắt nạt trực tuyến
nhưng không tham gia hay can thiệp vào. Người ngoài cuộc có thể là người xem,
người đọc hay chia sẻ những thông tin có liên quan đến vấn đề đó. Đây là những cá
nhân có vai trò quan trọng trong việc xác định và giải quyết vấn đề bắt nạt trực tuyến.
Người ngoài cuộc có thể chọn giữ im lặng, giúp đỡ kẻ bắt nạt, hoặc hỗ trợ nạn nhân.
Hành động của họ, dựa trên lựa chọn họ lựa chọn, có thể làm gia tăng hoặc giảm thiểu
hậu quả của vấn đề. Cụ thể, họ có thể tăng cường hành vi bắt nạt bằng cách tham gia
vào việc chia sẻ hoặc tán thành thông tin đáng xấu hổ về nạn nhân, hoặc họ có thể
giảm bớt hành vi bắt nạt bằng cách không chia sẻ thông tin, báo cáo cho những người
có thẩm quyền, hoặc thể hiện sự ủng hộ đối với nạn nhân.
Tìm hiểu quan điểm của sinh viên về vai trò của người ngoài cuộc trong vấn đề bắt
nạt trực tuyến không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn về cách sinh viên nhìn nhận vấn Trang 17
đề này, mà còn góp phần trong việc xây dựng các chiến lược phòng chống bắt nạt
trực tuyến hiệu quả hơn. Đặc biệt, việc khuyến khích người ngoài cuộc chuyển từ
việc đứng ngoài xem sang hỗ trợ nạn nhân có thể đóng một vai trò quan trọng trong
việc ngăn chặn tình trạng này diễn ra.
Tuy nhiên, việc thay đổi hành vi của người ngoài cuộc không phải lúc nào cũng đơn
giản. Nhiều người có thể cảm thấy sợ hãi, bất lực, hoặc không biết phải làm gì khi
chứng kiến hành vi bắt nạt trực tuyến. Đây là những rào cản mà các chiến lược phòng
chống bắt nạt trực tuyến cần phải đối mặt. 2.3. Lịch sử vấn đề 1
Dương, Á. (2020). Bắt nạt trực tuyến: Vấn nạn của thời công nghệ số. Được
truy lục từ Tạp chí Thông tin và Truyền thông: https://ictvietnam.vn/bat-nat-truc-
tuyen-van-nan-cua-thoi-cong-nghe-so-30161.html 2
Hội, N. T. (2021). MÔ HÌNH HÀNH VI VÀ QUAN TÂM CỦA NGƯỜI DÙNG
TRÊN CÁC MẠNG XÃ HỘI. Được truy lục từ HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG:
https://portal.ptit.edu.vn/saudaihoc/wp-
content/uploads/2021/06/LA_Nguy%E1%BB%85n-Th%E1%BB%8B- H%E1%BB%99i.pdf 3
Nhân, P. H. (2020). Bắt nạt qua mạng: Không hề là chuyện nhỏ! Được truy
lục từ Báo Đồng Nai: https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202011/bat-nat-
qua-mang-khong-he-la-chuyen-nho-3030609/index.htm 4
PGS.TS. Nguyễn Thị Hương - Đào Duy Anh. (2017). Mạng xã hội ảnh hưởng
đến sự định hướng nhân cách của giới trẻ. Được truy lục từ Nhà xuất bản Chính trị quốc gia:
https://www.nxbctqg.org.vn/2017-02-23-08-48-
38.html#:~:text=Gi%E1%BB%9Bi%20tr%E1%BA%BB%20Vi%E1%BB%87t%20
Nam%20v%C3%A0,(16%2D30%20tu%E1%BB%95i). 5
Tiến Tú - Nguyên Thảo. (2020). Bắt nạt trên mạng: Khi ai cũng có thể là nạn
nhân! Được truy lục từ VTV - Đài truyền hình Việt Nam: https://vtv.vn/xa-hoi/bat-
nat-tren-mang-khi-ai-cung-co-the-la-nan-nhan-20201206130139959.htm Trang 18 6
Thanh, K. (2023). Bắt nạt trực tuyến: Nỗi lo cho giới trẻ. Được truy lục từ Sài
Gòn giải phóng: https://www.sggp.org.vn/bat-nat-truc-tuyen-noi-lo-cho-gioi-tre- post685566.html 7
UNICEF. (2019). UNICEF poll: More than a third of young people in 30
countries report being a victim of online bullying. Được truy lục từ UNICEF :
https://www.unicef.org/press-releases/unicef-poll-more-third-young-people-30-
countries-report-being-victim-online-bullying 8
Hồng,N.M. & Linh,V.T. (2022). NÂNG CAO KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI NẠN BẮT NẠT 9
TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. Được truy lục từ Đại học Thủ đô Hà Nội:
https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/bitstream/DLU123456789/182467/1/CVv443S
642022049.pdf?fbclid=IwAR0hxglXT2E1jiNf1WTu9xJFJfzuPQGgCe- HdUfDnYARA8vzuvxRirAtRXQ 10
Linh, L.T.H., Như,V.T.H., Nhung,P.T.H. và nnk (2022). Bắt nạt trực tuyến và
hành vi của người ngoài cuộc .Được truy lục từ Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh:
https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/proc-
vi/article/view/2530?fbclid=IwAR22LNYAk3hyEEdkIRx-ji46tO0dr- LB6TevNF6chhwWUtmO4_UkS8Ar1O8 11
T.V. Công và nnk. (2015). Chiến lược ứng phó của học sinh với bắt nạt trực
tuyến. Được truy lục từ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31,
Số 3: https://js.vnu.edu.vn/ER/article/download/188/181 12
Hiển,L.T và nnk (2023). Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sinh viên trên
mạng xã hội: Nghiên cứu tại Trường Đại học Lạc Hồng. Được truy lục từ Tạp chí
khoa học Lạc Hồng: https://js.lhu.edu.vn/index.php/lachong/article/view/266 Trang 19
2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 2.4.1. Giả thuyết
Mối quan hệ với nạn nhân: Trong giáo dục để hình thành kỹ năng sống hay những
bao lực học đường thông qua mạng xã hội cũng như là vấn đề bắt nạt trực tuyến ở
Việt Nam hiện nay thì mối quan hệ với nạn nhân chính là nền tảng là then chốt là
xuyên suốt và không có khoảng trống:
Mức độ nghiêm trọng: Bị bắt trực tuyến có thể gây ra những tác động tiêu cực đến
tâm lý của con người, khiến con người ta suy sụp tinh thần nghiêm trọng. Ví dụ
như: cảm giác tự ti, sợ hãi, đau khổ, lo âu, mất tự tin và cảm giác bị cô lập. Nếu không
được giải quyết kịp thời, những tác động này có thể kéo dài và ảnh hưởng đến tương
lai của người bị bắt nạt……
Sự đồng cảm: Theo giả định này, đồng cảm trong không gian mạng cũng có thể cần
nhiều nguồn lực hơn so với chứng kiến mặt đối mặt. Những người ngoài cuộc trên
mạng nếu có mức độ phản ứng đồng cảm cao hơn có nhiều khả năng giúp đỡ nạn
nhân trong việc bắt nạt trực tuyến, trong khi những người ngoài cuộc có mức độ phản
ứng đồng cảm thấp hơn có xu hướng không can thiệp giúp đỡ nạn nhân. Sự đồng cảm
là một thành phần quan trọng của nhận thức xã hội góp phần vào khả năng hiểu và
phản ứng thích hợp của một người đối với cảm xúc của người khác, nhân tố thúc đẩy
hành vi giúp đỡ nạn nhân.
Hành vi can thiệp: Can thiệp trực tiếp: Đối mặt trực tiếp với kẻ bắt nạt và yêu cầu
họ dừng hành vi của mình, bao gồm can thiệp về vật lý để ngăn chặn hoặc bằng lời nói.
Can thiệp gián tiếp: Báo cáo hành vi cho người lớn có trách nhiệm, chẳng hạn như
bảo vệ, giáo viên, hoặc ban giám hiệu. Cách tiếp cận này đặc biệt hiệu quả khi người
ngoài cuộc không chắc chắn về cách can thiệp trực tiếp hoặc khi hành vi bắt nạt đặc biệt nghiêm trọng. Trang 20
Tính ẩn danh: Ẩn danh nên được tích hợp như một tính năng cần thiết trong việc
kiểm tra hiệu ứng người ngoài cuộc khi giao tiếp qua trung gian máy tính). Từ đó có
thể thấy mức độ ẩn danh của người ngoài cuộc là yếu tố khác biệt của bắt nạt trực
tuyến so với bắt nạt truyền thống, cũng là yếu tố tác động đến ý định người ngoài
cuộc khi chứng kiến tình huống bắt nạt trực tuyến.
Vai trò của người ngoài cuộc: Theo hai nhà nghiên cứu Hong JS và Espelage DL
trong bài báo "Một đánh giá phân tích hệ sinh thái về nạn bắt nạt và ngược đãi bạn
bè ở trường học", bắt nạt trực tuyến được coi là một hiện tượng mang tính nhóm.
Theo đó, ngoài những kẻ bắt nạt và nạn nhân, còn có sự tham gia của một số lượng
lớn những người ngoài cuộc chứng kiến hành vi bắt nạt (gọi là "bystander). Người
ngoài cuộc (bystander) là những cá nhân chứng kiến hành vi bắt nạt nhưng không
trực tiếp tham gia vào hành vi đó. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS),
trong các tình huống bắt nạt, những người ngoài cuộc có thể đảm nhận 4 vai trò: (1)
trợ giúp, tham gia cùng những kẻ bắt nạt (2) ủng hộ và khuyến khích những kẻ bắt
nạt (3) đứng ngoài thụ động quan sát và (4) bảo vệ nạn nhân. Trong đó, trường hợp
thứ 3 là phổ biến nhất.