Nhận định đúng sai môn Luật hành chính | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. Thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính chỉ thuộc về cơ quanhành chính nhà nước.Sai. Các chủ thể có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính Việt Namrất đa dạng như: Quốc hội, Chính Phủ và Thủ tướng Chính Phủ,…Tuy nhiên,các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhànước ban hành.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45148588
Họ và tên: Trịnh Huyền Trang Mã sinh viên: 2205TTRA081 Câu 1:
1. Thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính chỉ thuộc về cơ quan hành chính nhà nước. Sai.
Các chủ thể có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam
rất đa dạng như: Quốc hội, Chính Phủ và Thủ tướng Chính Phủ,…Tuy nhiên,
các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
=> Thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính không chỉ thuộc về cơ
quan hành chính nhà nước.
2. Tổ chức xã hội là chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước. Sai.
Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết
định một vấn đề. Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy
định cho cơ quan nhà nước. Tổ chức xã hội không phải cơ quan nhà nước nên
không có thẩm quyền quản lý nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt do pháp luật
quy định, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền mới hoạt động nhân danh
nhà nước quản lý một lĩnh vực cụ thể.
3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thời hạn xử lý kỷ luật đối
với công chức không quá 90 ngày trong mọi trường hợp. Sai.
Theo khoản 3 điều 80 Luật cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung 2019:
“Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức
tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử
lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.”
4. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có
quyền chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ
thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đúng.
Điểm b khoản 2 điều 28 Luật tổ chức Chính phủ 2015 lOMoAR cPSD| 45148588
Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn chỉ đạo và thống nhất quản lý
cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
5. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, việc khiếu nại chỉ được
thực hiện bằng đơn khiếu nại. Sai.
Theo khoản 1 điều 8 Luật khiếu nại 2011, việc khiếu nại được thực hiện bằng
đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Câu 2:
Phân biệt vi phạm pháp luật hành chính với vi phạm pháp luật hình sự. Cho ví dụ minh hoạ. Tiêu chí Vi phạm hành chính Vi phạm hình sự
Là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ
độc lập, chủ quyền, thống nhất, chức thực hiện, vi phạm quy
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm định của pháp luật về quản lý
phạm chế độ chính trị, chế độ
Khái nhà nước mà không phải là tội kinh tế, nền văn hóa, quốc niệm phạm
và theo quy định của pháp
phòng, an ninh, trật tự, an toàn luật phải bị xử phạt vi phạm
xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp hành chính
của tổ chức, xâm phạm quyền
con người, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa mà
theo quy định của Bộ luật này
phải bị xử lý hình sự. Căn cứ
Luật xử lý vi phạm hành chính
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, pháp lý 2012 sửa đổi 2020 bổ sung năm 2017) Mức độ nguy Cao hơn lOMoAR cPSD| 45148588 Thấp hơn hiểm cho xã hội
Các chế tài hành chính, hình
Các chế tài hình sự, các chế tài
Chế tài thức xử phạt ít nghiêm khắc hơn, nặng nhất, án tích bị ghi vào lý xử lý nhẹ hơn lịch tư pháp Chủ thể
Cá nhân và pháp nhân thương Cá nhân và tổ chức thực hiện mại
Nhiều cơ quan và người có thẩm
Chủ thể quyền ở các ngành, các cấp, có thẩm trong đó chủ yếu là các chức
Toà án quyền xử danh thuộc cơ quan quản lý hành lý chính nhà nước Ví dụ minh hoạ:
Điểm khác nhau cơ bản giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự là mức độ
nguy hiểm, một trong những căn cứ quan trọng để phân loại tội phạm và quy
định khung hình phạt tương ứng. VD1:
Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
+ Nếu tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
+ Nếu tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng (ít nghiêm trọng hơn) thì bị xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định
tại điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. VD2:
A điều khiển xe máy tham gia giao thông lạng lách đánh võng, chở 3. =>
A vi phạm hành chính về quản lý hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
A điều khiển xe máy tham gia giao thông lạng lách đánh võng, chở 3. Xảy
ra va chạm giao thông với B và nảy sinh mâu thuẫn. A cùng bạn lao vào lOMoAR cPSD| 45148588
đánh B gây thương tích cho B với tỉ lệ 60% => A vi phạm hình sự, tội: cố ý gây thương tích