Nhận định luật Hình Sự - Luật Hình sự | Học viện Tòa án

Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều quan hệ xã hội (quan hệ dân sự, quan hệ hành chính,…). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Học viện Tòa án 144 tài liệu

Thông tin:
34 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nhận định luật Hình Sự - Luật Hình sự | Học viện Tòa án

Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều quan hệ xã hội (quan hệ dân sự, quan hệ hành chính,…). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

64 32 lượt tải Tải xuống
NHẬN ĐỊNH LUẬT HÌNH SỰ
1 – Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các QHXH phát sinh khi
có một tội phạm được thực hiện.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều quan hệ xã hội (quan hệ
dân sự, quan hệ hành chính,…). Trong khi luật hình sự chỉ điều chỉnh quan hệ xã
hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội
phạm, hay còn gọi là quan hệ pháp luật hình sự.
2 – Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những QHXH được luật hình
sự bảo vệ.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là QHXH phát sinh giữa NN và người
phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Còn QHXH được luật hình sự bảo
vệ là các quan hệ xã hội được quốc gia tuyên bố bảo vệ trước sự xâm hại của tội
phạm. Các quan hệ này khi bị xâm phạm sẽ trở thành khách thể của tội phạm.
3 – Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm
dứt QHPL hình sự.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên không phải mọi các hành
vi phạm tội đều không bị xử lí hình sự khi có bãi nại. Căn cứ vào Điều 155
BLTTHS 2015 thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị
hại (hoặc đại diện người bị hại) đối với 10 tội danh được quy định điều luật này
quy định. Vì thế, bãi nại chỉ có giá trị pháp lí bắt buộc làm chấm dứt quan hệ PL
hình sự đối với một số tội danh do luật định mà thôi.
Cơ sở pháp lý: Điều 155 BLHS 2015
4 – Trong mọi trường hợp một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt
Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Tội phạm được xem là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có một
giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là tội phạm đó có thể
được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc diễn ra hoặc
kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
5 – Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật hình sự là mức hình phạt
do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này. Nói cách
khác, căn cứ phân loại tội phạm phải dựa trên mức cao nhất của khung hình phạt
(do Điều luật quy định), còn mức hình phạt do Tòa án áp dụng là hoạt động áp
dụng pháp luật của Tòa án, không phải căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9
BLHS.
Cơ sở pháp lý: Điều 9 BLHS 2015
6 – Trong một tội danh bắt buộc phải có 3 loại cấu thành tội phạm: cấu
thành cơ bản, tăng nặng và giảm nhẹ.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Trong một tội danh không bắt buộc có đủ 3 loại CTTP. Ví dụ: Điều 173 quy định
về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, Khoản 1 là CTTP cơ bản, Khoản 2 và Khoản 3
là CTTP tăng nặng, Khoản 5 là hình phạt bổ sung. Điều luật này không quy định
về CTTP giảm nhẹ
7 – Tội phạm có cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã gây
hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Để xác đinh một tội phạm có cấu thành vật chất là phải dựa vào mặt khách quan
của tội phạm , tức là hậu quả của tội phạm được quy định cụ thể do luật định
trong điều luật, không dựa vào hậu quả đã xảy ra trên thực tế.
8 – Khách thể của tội phạm là các QHXH mà luật hình sự có nhiệm vụ điều
chỉnh.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại. Còn quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh là quan hệ xã
hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện một tội
phạm, đây là quan hệ pháp luật hình sự.
9 – Đối tượng tác động của một tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người (VD: hành vi giết người),
đối tượng vật chất (VD: trộm cắp tài sản) hoặc hoạt động bình thường của con
người (VD: đưa hối lộ).
10 – Mọi tội phạm suy cho cùng đều là xâm phạm đến khách thể chung.
Đáp án tham khảo
Nhận định đúng.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ khỏi xự xâm
phạm của tội phạm. Bất kể tội phạm nào khi được thực hiện đều đã xâm phạm
đến các mối quan hệ đó. Vì vậy, suy cho cùng đều xâm phạm đến một khách thể
chung là các quan hệ xã hội được pháp luật Hình sự bảo vệ.
11 – Nếu trên thực tế tội phạm đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm
tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho XH.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Thông thường, hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối
tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội
phạm. Có những trường hợp hành vi phạm tội không làm xấu đi tình trạng của
đối tượng tác động, nhưng vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách
thể.
Ví dụ: A trộm dây chuyền vàng của B. A mang về, cất đi, bảo quản và không
làm gì hư hại đến sợi dây chuyền. Nhưng hành vi trộm cắp tài sản của A đã gây
thiệt hại cho quyền sở hữu của B. Nên hành vi của A vẫn gây nguy hiểm cho xã
hội và cấu thành tội phạm.
12 – Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho XH.
Đáp án tham khảo
Nhận định đúng.
Vì chỉ khi một người đạt đến một độ tuổi nhất định (do luật quy định) thì người
này mới có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bản thân. Từ đó, vấn
đề “lỗi” mới được đặt ra nếu người này đủ tuổi chịu TNHS.
13 – Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH được
quy định trong BLHS thì không phải chịu TNHS.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Căn cứ vào Điều 21 BLHS 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu
trách nhiệm hình sự”. Theo đó, người mắc bệnh tâm thần chỉ là điều kiện cần để
loại trừ trách nhiệm hình sự. Chỉ khi nào một người đang mắc bệnh tâm thần
dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi trong khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội (điều kiện đủ) thì mới được xem là không có năng
lực TNHS.
Cơ sở pháp lý: Điều 21 BLHS 2015.
14 – Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ yếu tố lỗi của hành vi phạm tội.
Đáp án tham khảo
Nhận định đúng.
Căn cứ vào Điều 20 BLHS 2015 thì “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy
hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải
thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Theo đó, trong trường hợp sự kiện bất ngờ thì người có hành vi gây thiệt hại
được xem là không có lỗi vì họ không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy
trước hậu quả. Do đó, họ không phải chịu TNHS.
Cơ sở pháp lý: Điều 20 BLHS 2015
15 – Mục đích phạm tội có ý nghĩa bắt buộc trong một số cấu thành tội
phạm.
Đáp án tham khảo
Nhận định đúng.
Mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội
phạm, mà chỉ có ý nghĩa bắt buộc đối với một số cấu thành tội phạm. Ví dụ: đối
với các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều có mục đích phạm tội là chống chính
quyền nhân dân.
16 – Người bị cưỡng bức thân thể, trong mọi trường hợp không phải chịu
trách nhiệm hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Người bị cưỡng bức thân thể vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự
gây ra thiệt hại cho xã hội. Căn cứ vào điểm k khoản 1 Điều 51 BLHS 2015
thì chỉ được xem là tình “Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức”
tiết giảm nhẹ TNHS.
Cơ sở pháp lý: điểm k Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015
Cập nhật ngày 7/12/2016:
Bạn “Phuong” cho rằng: cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm
hình sự, còn đối với cưỡng bức tinh thần thần thì có thể chịu TNHS, nên điểm k,
khoản 1, điều 51 sẽ áp dụng đối với trường hợp cưỡng bức tinh thần là hợp lí
hơn.
17 – Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo PLHS.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Về nguyên tắc, biểu lộ ý định phạm tội không phải là 1 giai đoạn thực hiện tội
phạm, cho nên không phải chịu TNHS. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc
biệt, việc biểu lộ ý định tội phạm đã có tính nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, trong
các trường hợp này, luật hình sự quy định việc biểu lộ ý định phạm tội thành 1
tội độc lập và người biểu lộ ý định vẫn phải chịu TNHS như bình thường. Ví dụ:
Điều 133 BLHS quy định về tội đe dọa giết người.
18 – Tội phạm có cấu thành hình thức là loại tội phạm không có giai đoạn
phạm tội chưa đạt.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội
phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý
muốn của người phạm tội”. Theo đó, đối với những tội phạm có CTTP hình
thức mà hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa
thực hiện hết tất cả các hành vi mà dừng lại do nguyên nhân khách quan thì
được coi là phạm tội chưa đạt.
Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015) là tội phạm
có CTTP hình thức về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin, hành vi
đe dọa chỉ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực
hiện hành vi bắt cóc con tin mà đã bị bắt giữ thì trường hợp này ở giai đoạn
phạm tội chưa đạt
Cơ sở pháp lý: Điều 15 BLHS 2015
19 – Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không bị coi là phạm tội.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015 thì “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực
hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội này”. Theo đó, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ
được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do chính sách khoan hồng của
Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
Cơ sở pháp lý: Điều 16 BLHS 2015
20 – Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là 1 trong những căn cứ ảnh hưởng
đến mức độ TNHS.
Đáp án tham khảo
Nhận định đúng.
Căn cứ vào Điều 57 BLHS 2015 thì ta thấy trách nhiệm hình sự của phạm tội
chưa đạt và chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành.
Cơ sở pháp lý: Điều 57 BLHS 2015
21 – Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến 1 QHXH cụ thể.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Các quan hệ xã hội tồn tại như một hệ thống, có tác động qua lại lẫn nhau. Vì
vậy khi một tội phạm được thực hiện, nó có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ xã
hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ.
Ví dụ: hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm hại quan hệ sở hữu và quan hệ nhân
thân.
22 – Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau về mức
độ TNHS của người phạm tội.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Xuất phát từ phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp quyền uy
– phục tùng. Trong đó Nhà nước buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành
vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Vì thế, không có sự thỏa thuận nào trong TNHS
giữa người phạm tội và người bị hại.
23 – Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho XH của hành vi là tình tiết loại
trừ tính chất phạm tội.
Đáp án tham khảo
Nhận định đúng.
Tình thế loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được ghi nhận trong
BLHS 2015 từ Điều 20 đến Điều 26. Theo đó, tình tiết loại trừ tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi là một trong 2 dạng tình tiết loại trừa tính chất phạm tội
(cùng với tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi). Tình tiết loại trừ tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi là cơ sở pháp lí quan trọng để phân định tội phạm
và các hành vi không phải là tội phạm.
Cơ sở pháp lý: từ Điều 20 đến Điều 26 BLHS 2015.
24 – Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì không bị coi là phạm tội.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015 thì “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực
hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội này”. Theo đó, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ
được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do chính sách khoan hồng của
Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
Cơ sở pháp lý: Điều 16 BLHS 2015
25 – Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm.
Đáp án tham khảo
Nhận định sai.
Phòng vệ quá sớm là trường hợp có hành vi chống trả khi chưa có những biểu
hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc. Theo đó, mặc dù hành vi tấn
công chưa xảy ra nhưng đã đe dọa xảy ra ngay tức khắc cũng làm phát sinh
quyền phòng vệ chính đáng được ghi nhận tại Điều 22 BLHS 2015.
Cơ sở pháp lý: Điều 22 BLHS 2015
26 – Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn
thành trong mọi trường hợp đều là đồng phạm.
Đáp án tham khảo
Nhận định đúng.
Vì căn cứ vào khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 thì: “Người giúp sức là người tạo
điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Giúp sức để kết
thúc tội phạm tức là được tiến hành trước khi tội phạm kết thúc. Đây là điệu
kiện để hành vi giúp sức của người giúp sức trở thành đồng phạm.
Cơ sở pháp lý: Điều 17 khoản 3 BLHS 2015.
*NHẬN ĐỊNH MÔN HÌNH SỰ 1*
1. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đó
đang hoạt động trên không phận quốc tế thì không bị coi là phạm tội trên
lãnh thổ Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện nay còn có khái niệm
lãnh thổ mở rộng, tức là lãnh thổ theo giác độ chủ quyền quốc gia về phương
diện pháp lí.
2. Người phạm tội luôn phải chịu hình phạt trên thực tế.
=> Nhận định này Sai. Trong thực tế vẫn có trường hợp người phạm tội không
phải chịu hình phạt. Đó là những trường hợp có tội nhưng được miễn trách
nhiệm hình sự, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt.
3. Đồng phạm phức tạp là phạm tội (phạm tội) có tổ chức?
=> Nhận định này Sai. Vì hai khái niệm này không đồng nhất, đồng phạm phức
tạp là khái niệm rộng hơn một tội có tổ chức.
4. Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội xảy ra
ngoài lãnh thổ Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Theo Điều 6 Bộ luật Hình sự.
5. Người được hưởng quyền miễn trừ về ngoại giao hoặc quyền ưu đãi miễn
trừ về lãnh sự nếu phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam cũng không phải chịu
trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Theo Điều 5, sẽ giải quyết theo con đường ngoại giao,
nhưng không có nghĩa là không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình
sự Việt Nam.
6. Người bị toà án tuyên phạt 5 năm tù là người phạm tội thuộc loại tội
nghiêm trọng.
=> Nhận định này Sai. Có thể là tội rất nghiêm trọng, nhưng có nhiều tình tiết
giảm nhẹ theo Điều 46 thì sẽ được hưởng hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ
luật (Điều 47).
7. Bộ luật Hình sự Việt Nam không có hiệu lực trở lại (hiệu lực hồi tố)
=> Nhận định này Sai. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự
2015. Bộ luật Hình sự Việt Nam không có hiệu lực hồi tố trong trường hợp việc
áp dụng không có lợi cho người bị áp dụng. Ngược lại, trong trường hợp áp
dụng mà có lợi cho họ thì Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực hồi tố.
8. Phòng vệ quá muộn là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?
=> Nhận định này Sai. Bởi lẽ, phòng vệ quá muộn là trường hợp một người có
hành vi gây thiệt hại cho người tấn công sau khi sự tấn công của người này đã
kết thúc. Sự gây thiệt hại này không đạt mục đích ngăn chặn sự tấn công nguy
hiểm cho xã hội cho nên không được Bộ luật Hình sự nước ta thừa nhận là
phòng vệ mà là tội phạm bình thường. Còn vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng là trường hợp một người có đủ cơ sở pháp lý để phòng vệ, nhưng đã sử
dụng phương pháp thủ đoạn phòng vệ quá mức cần thiết, gây thiệt hại cho người
tấn công một cách quá đáng trong trường hợp này người phòng vệ phải chịu
trách nhiệm hình sự những được giảm nhẹ đặc biệt.
9. Phòng vệ quá sớm là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?
=> Nhận định này Sai. Vì phòng vệ quá sớm khi chưa có sự tấn công nguy hiểm
hoặc sự tấn công chưa có nguy cơ xãy ra ngay tức khắc mà 1 người đã gây thiệt
hại cho người khác, bởi họ cho rằng người này sẽ tấn công mình. Trong trường
hợp này chưa đủ cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ nếu không được thừa nhận
phòng vệ chính đáng.
10. Hành vi giúp sức về tinh thần chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi
được thực hiện trong thực tế.
=> Nhận định này Sai. Vì hành vi giúp sức về tinh thần thực chất là những tác
động tâm lý dưới dạng các lời hứa hoặc sự góp ý về phương pháp thủ đoạn thực
hiện tội phạm vốn là các tác động tâm lý cho nê sự giúp đỡ về tinh thần đã có
hiệu quả ngay trong việc tăng thêm phần quyết tâm thực hiện tội phạm. Chính vì
vậy, không cần đợi đến lúc sự giúp sức về tinh thần đước thực hiện thì nó mới
bộc lộ hết bản chất nguy hiểm.
11. Người thực hành không bao giờ thực hiện tội phạm thông qua hành vi
của người khác?
=> Nhận định này Sai. Vì có 2 loại người thức hành (tự mình và không tự mình)
12. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng là phạn 1 tội ít nghiêm
trọng?
=> Nhận định này Sai. Vì tội ít nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 8 là những tội
phạm có mức cao nhất của khung hình phạt từ 3 năm trở xuống, còn phạm tội
trong trường hợp ít nghiêm trọng là thuật ngữ có nội dung so sánh. Trường hợp
phạm tội cụ thể với 1 tội danh so với các trường hợp thông thường mà tội danh
này thể hiện ra bên ngoài. Thực ttế là đối với hành vi phạm tội trong trường hợp
ít nghiêm trọng, luật vẫm quy định hình phạt rất nặng (K2 các Điều 86, 87, 88 )
15. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội trong trường hợp bị
cưỡng bức về tinh thần không phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội trong trường
hợp bị cưỡng chế về tinh thần bị coi là có lỗi bởi vì không phải Mọi trường hợp
cưỡng chế về tinh thần đều loại trừ khả năng ý chí do vậy vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự vì còn khả năng ý chí.
16. Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp được quy định tại khoản 3
Điều 80 Bộ luật Hình sự là do tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội?
=> Nhận định này Sai. Vì tự ý nữa chừng chấm dứt hành vi phạm tội (viết tắt
phạm tội) Đ19 là không chủ định thực hiện tội phạm do vậy họ không có hành
vi chuẩn bị phạm tội hơn nữa K3 Đ80 (tyội ZĐ) không đòi hỏi người phạm tội
hoàn toàn tự giác( tác là không có sự cản trở của nguyên nhân khách quan) Đây
đối với những người HĐ ZĐ, rõ ràng bản chất của việc miễn trách chính sách
nhiệm hình sự trong trường hợp này hoàn toàn khác với trường hợp Đ19.
17. Không chấp hành mệnh lệnh của người thi hành công vu là phạm tội
chống người thi hành công vụ?
=> Nhận định này Sai. Vì theo Đ257 Bộ luật Hình sự thì chống người thi hành
công vụ là hành vi dùng vũ lực đe doạ, tức là tội phạm được thực hiện = hành
động. Do vậy trường hợp được nêu là không hành động nên không phải phạm
tội này.
18. Bàn bạc thoả thuận trước là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm?
=> Nhận định này Sai. Vì theo Bộ luật Hình sự Việt Nam có 2 hình thức đồng
phạm dựa vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được phân chia:
– Đồng phạm có thông mưu trước.
– Đồng phạm không có thông mưu trước.
Trong hình thức đồng phạm có thông mưu trước có sự bàn bạc thoả thuận trước
về việc cùng thực hiện tội phạm giữa những người cùng phạm tội còn trong
đồng phạm không có thông mưu trước thìn không có dấu hiệu này hoặc có
nhưng không đáng kể.
19. Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là
trường hợp giết người có sử dụng nhưng công cụ nguy hiểm như súng, lựu
đạn.
=> Nhận định này Sai. Vì bản thân phương tiện phạm tội chưa thể hiện p pháp
phạm tội nếu đặt nó trong địa điểm hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: nếu dùng súng, lựu
đạn chỉ để giết 1 người đang ở nơi hẻo lánh thì không thuộc trường hợp giết
người phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
20. Mọi trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi đều cấu thành tội quy
định tại Điều 115 Bộ luật Hình sự Việt Nam?
=> Nhận định này Sai. Vì có những trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi
lại không cấu thành tội quy định tại Đ115 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Ví dụ: Nếu
người đã thành niên giao cấu với người dưới 13 tuổi thì cấu thành tội hiếp dâm.
Nếu nam giới dưới 14 tuổi giao cấu với người nữ giới dưới 16 tuổi cũng không
cấu thành tội này (vì họ không có lỗi).
21. Án treo không được áp dung cho trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm
trọng?
=> Nhận định này Sai. Vì trong trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm trọng mà
mức án đã tuyên đối với họ không quá 3 năm và các Điều kiện khác về án treo
đêu thoả mãn (theo Đ60 Bộ luật Hình sự Việt Nam) thì họ được hưởng án treo.
Ví dụ: Án treo vẫn có thể áp dung đối với người phạm tội gây mất TTCC (K2
Đ245 Bộ luật Hình sự Việt Nam có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm: tội nghiêm
trọng khi thoả mãn các Điều kiện của án treo quy định tại Đ60 Bộ luật Hình sự
Việt Nam).
22. Luật hình sự là văn bản pháp luật quy định tội phạm và hình phạt?
=> Nhận định này Sai. Vì luật hình sự là ngành luật bao gồm hệ thống các quy
phạm PL do nhà nước ban hành, xác định những hành vi bị coi là tội phạm và
quy định những hình phạt được áp dung đối với người có hành vi nguy hiềm cho
xã hội.
23. Người chuẩn bị phạm tội chiếm đoạt chất phóng xạ phải chịu trách
nhiệm hình sự trong Mọi trường hợp?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm, đặc biệt nghiêm trọng và căn cứ vào
K1 Đ17 Bộ luật Hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người chuẩn
bị phạm tội thì: Nếu người chuẩn bin phạm tội chiếm đoạt chất phóng xạ thuộc
K1 Đ236 thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm trọng có
mức cao nhất khung hình phạt là 07 năm tù.
24. Hành vi chuẩn bị phạm tội chữa mại dâm luôn phải chịu trách nhiệm
hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và căn cứ
vào K1 Đ17 Bộ luật Hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người
chuẩn bị phạm tội thì: Nếu người phạm tội chứa mại dâm thuộc K1 Đ254 thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm trọng có mức cao nhất
của khung hình phạt là 7 năm tù.
25. Người có hành vi giúp sức ở dạng “hứa hẹn trước” phải chịu trách
nhiệm hình sự ngay cả khi lời hứa đó không đước thức hiện?
=> Nhận định này Đúng. Vì Luật hình sự không đòi hỏi lời hứa hẹn trước của
người giúp sức phải được thức hiện, bởi lẻ chính lời hứa hẹn của người giúp sức
đã cũng cố ý định phạm tội, cũng cố quyết tâm phạm tội hoặc quyết tâm phạm
tội đến cùng của người trực tiếp thực hiện tội phạm.
26. Không phải Mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội hiếp dâm đểu phải chịu
trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Đúng. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt biệt nghiêm trọng và căn
cứ vào K1 Đ17 Bộ luật Hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người
chuẩn bị phạm tội thì: Nếu người chuẩn bị phạm tội hiếp dâm thuộc K1 Đ111
BKHS Việt Nam thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm
trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù.
27. Không phải Mọi tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội đều phải
được cân nhắc đến khi quy định hình phạt?
=> Nhận định này Đúng. Vì khi quy định hình phạt hội đồng xét xử cần chú ý
đến 1 số đặc điểm nhân thân của người phạm tội có ảnh hưởng đến tính chất
nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như khả năng cải tạo giáo dục của người
đó.
Ví dụ: như các đặc điểm mang tính chất pháp lý: tái phạm, tái phạm nguy hiểm,
tiền án, tiền sự.
28. Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng khác nhau ở chổ
hình phạt tù cụ thể Đ8 là đưới 3 năm và trên 3 năm?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ vài K3 Đ8 Bộ luật Hình sự Việt Nam việc phân
biệt tội phạm nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là dựa vào mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy mà luật hình sự đã quy định chứ không dựa vào
hình phạt cụ thể đã tuyên. Ví dụ: Hội đồng xét xử tuyên án phạt 2 năm tù đối với
A vì đã phạm tội thuộc K1 Đ202 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Như vậy A đã phạm
1 tội nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là 6
năm tù).
29. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ và ghi rõ tại khoản 1 Điều 8?
=> Nhận định này Sai. Vì đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ phát
sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người đó thực hiện 1 tội phạm. Còn
những quan hệ xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự Việt
Nam là những khách thể được luật hình sự bảo vệ.
31. Việc phân biệt giữa lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp trong khi áp
dung luật hình sự chỉ có ý nghĩa đối với việc quy định hình phạt mà không
có ý nghĩa đối với việc định tội?
=> Nhận định này Sai. Vì khi áp dung luật hình sự lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý
gián tiếp không phải chỉ có ý nghĩa đối với việc quy định hình phạt mà còn có ý
nghĩa đối với việc định tội. Ví dụ:Tội bức tử(Đ100 Bộ luật Hình sự Việt Nam)
nếu người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp làm nạn nhân xử tự sát thì xử theo
Đ100 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Nếu người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp đối
với hậu quả làm nạn nhân chết thì sẽ bị xử lý theo Đ93 Bộ luật Hình sự Việt
Nam.
32. Khi áp dung luật hình sự chỉ phải xác định hậu quả của tội phạm nếu
như tôi đó là tội có cấu thành tội phạm vật chất?
=> Nhận định này Sai. Vì trong Mọi trường hợp khi áp dung luật hình sự đều
phải xác định hậu quả của hành vi người phạm tội để định tội hoặc định hình
phạt, chứ không phải cấu thành tội phạm vật chất mới xác định hậu quả của tội
phạm.
33. Cơ sở duy nhất của việc quy định độ tuổi của Điều 12 Bộ luật Hình sự
Việt Nam: độ tuổi là Điều kiện để có năng lực trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì ngoài cơ sở độ tuổi quy định tại Đ12 Bộ luật Hình sự
Việt Nam là Điều kiện để có năng lực trách nhiệm hình sự còn có các cơ sở sau:
– Về chính sách hình sự: chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước ta đối với
người chưa thành niên.
Yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong từng thời điềm giai
đoạn nhất định.
34. Người bị mắc bệnh tâm thần luôn không phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. vì người bị mắc bệnh tâm thần ở dạng nhẹ mà năng lực
nhận thức vẫn còn và họ có khả năng Điều khiển hành vi của họ, tuy khả năng
nhận thức và khả năng Điều khiển hành vi bị hạn chế, nếu có hành vi phạm tội
thì vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, tình tiết bị hạn chế khả năng Điều
khiển hành vi là một tình tiết giảm nhẹ được quy định ở điểm n khoản 1 Đ46 Bộ
luật Hình sự Việt Nam.
Nhận định đúng sai Luật hình sự phần các tội phạm
35. Hành vi vi phạm các quy định an toàn giao thông vận tải chỉ cấu thành
tội theo Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam khi hành vi đó gây ra thiệt hại
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ khoản 4 Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam
thì có những hành vi chưa gây ra hậu quả nhưng có khả năng thực tế dẫn đến
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì cấu thành
tội phạm theo Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Ví dụ: người bẻ ghi đường
sắt đã không thực hiện nhiệm vụ của mình (do ngủ gật) song có người phát hiện
và bẻ ghi để 2 đoàn tàu không đâm vào nhau. Trong trường hợp này mặc dù
chưa có hậu quả (tai nạn) xảy ra nhưng người bẻ ghi vẫn phải bị truy cứu trách
nhiệm hinh sự theo K4 Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
36. Nếu người đưa hối lộ chủ động khái báo thì họ được coi là không có lỗi?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ đoạn 2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật Hình sự Việt
Nam thì trong trường hợp người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ
động khai báo trước khi bị phát giác thì vẫn bị coi là có tội, nhưng có thể được
miễn trách nhiệm hình sự.
37. Tình tiết hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp 1 người tất cả
đều đồng phạm hiếp dâm?
=> Nhận định này Sai. Vì hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp dâm
1 người không phải là đồng phạm hiếp dâm.
Hiếp dâm có tổ chức là trương hợp đông phạm hiếp dâm ở hình thức có tổ chức
tức là có sự cấu kết chặt chẻ giữa những người phạm tội, ở trương hợp này
không phải là buộc tất cả những tên phạm tội đêu phải thực hiện hành vi giao
cấu với 1 hoặc nhiều nạn nhân mà chủ thể của trường hợp này có thể là nữ giới
với vai trò là người tổ chức giúp sức, xúi giục.
Nhiều người hiếp 1 người cũng là trương hợp đồng phạm hiếp dâm nhưng chưa
đến mức đồng bọn có tổ chức, ở trường hợp này tất cả những tên phạm tội đều
có hành vi thực hiện giao cấu với cùng 1 nạn nhân và chủ thể trong trường hợp
này chỉ có thể là nam giới.
38. Tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại đều là khách thể trực tiếp
của tội phạm đó?
=> Nhận định này Sai. Vì khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ
thể bị 1 loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại và sự xâm hại này thể hiệh được
bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó. ví dụ: hành vi giết người gây
thiệt hại cho nhiều quan hệ xã hội như quan hệ giữa nạn nhân với gia đình, giữa
nạn nhân với cơ quan nơi người đó làm việc, quyền sống, quyền được tôn trọng
bảo vệ của người đó. Trong tội giết người quy định tại Đ3 Bộ luật Hình sự Việt
Nam khách thể trực tiếp chính là quyền sống quyền được tôn trọng và bảo vệ
tính mạng.
39. Người giúp sức ở dạng « hứa hẹn trước » chỉ phải chịu trách nhiệm hình
sự trong trường hợp họ đã thực hiện lời hứa hẹn đó?
=> Nhận định này Sai. Vì người giúp sức ở dạng hứa hẹn trước mặc dù họ chưa
thực hiện lời hứa hẹn trước nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi lẽ lời
hứa hẹn trước đó đã làm cho người phạm tội vững tâm về tư tưởng để họ thực
hiện tội phạm. VD: A hứa với C tới giờ hẹn sẽ đi xe tới chở tài sản mà C trộm
cắp được nhưng đến giờ hẹn A không đến mà C đã thực hiện xong hành vi của
mình thì A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
40. Hành vi tấn công – cơ sở của phòng vệ chính đáng luôn là một tội
phạm?
=> Nhận định này Sai. Vì hành vi tấn công là cơ sở của phòng vệ chính đáng
phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, có thể có dấu hiệu cấu thành tội
phạm, nhưng luật hình sự không bắt buộc phải như vậy. bởi thực tế có những
hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm. VD: Hành vi người điên
dùng dao tấn công người khác là cơ sở của phòng vệ chính đáng và hành vi này
không phải là hành vi của tội phạm.
41. Người không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình không phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì trong trường hợp họ tuy không thấy trước hậu quả cho
xã hội của hành vi của mình nhưng họ buộc phải thấy trước hậu quả đó. Đây là
trường hợp phạm tội với lỗi vô ý cẩu thả. VD: Y tá do cẩu thả đã phát thuốc
nhằm cho bệnh nhân uống. Trong trường hợp người y tá tuy không thấy trước
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng với nghề y tá buộc
họ phải thấy trước và có dấu hiệu chuyên môn để thấy trước là bệnh nhân uống
nhằm thuốc sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm. Người y tá phải chịu trách nhiệm
hình sự với vô ý cẩu thả.
42. Người say rượu phạm tội luôn phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì nếu người say rượu bệnh lý « người phạm tội bị mắc 1
chứng bệnh vì liên quan đến bệnh nên chỉ uống rượu một lượng rượu rất nhỏ
cũng có thể vẫn đến năng lực, nhận thức và năng lực Điều khiển hành vi của con
người hoàn toàn bị loại trừ » thì họ không có lỗi với tình trạng say rượu của
mình, do vậy cũng không được coi là không có lỗi với hành vi nguy hiểm cho xã
hội mà họ thực hiện trong tình trạng say rượu.
43. Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với các trường hợp người
nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam?
=> Nhận định này Sai. Vì nếu người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt
Nam mà họ không thực hiện các tội quy định ở chương 24 Bộ luật Hình sự Việt
Nam thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người nước ngoài phạm tội
ở ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ
luật Hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các hiệp
ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
công nhận theo K2 Đ6 Bộ luật Hình sự Việt Nam và các tội trong chương 24 Bộ
luật Hình sự Việt Nam.
44. Trong mọi trường hợp người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam Điều phải
chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam?
=> Nhận định này Sai. Vì người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam không phải
chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam trong những trường
hợp họ được hưởng các quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi miễn
trừ lãnh sự.
45. Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi hành vi đó gây
ra những thiệt hại đáng kể?
=> Nhận định này Sai. Vì có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không bị coi
là tội phạm mặc hành vi đó gây ra những thiệt hại đáng kể.
Ví dụ: Người phạm tội không có năng lực trách nhiệm hình sự, phòng vệ chính
đáng, tình thế cấp thiết.
46. Hình thức thứ hai của lỗi cố ý là cố ý gián tiếp; trường hợp này người
phạm tội không trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội?
=> Nhận định này Sai. Vì lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp là căn cứ vào thái độ
tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm và đối với hậu quả hoàn
toàn không phải căn cứ vào việc người đó trực tiếp gây ra hậu quả để xác định
lỗi của một người. Sự phân biệt 2 loại cố ý trực tiếp và gián tiếp dựa trên cơ sở
Mối quan hệ giữa 2 yếu tố ý chí và lý trí. Từ 2 yếu tố tâm lý khác nhau của can
phạm đối với hành vi nguy hiểm của mình cũng như khả năng thấy trước và
khuynh hướng ý chí đối với hậu quả mong muốn có xảy ra hay không.
47. Gây thiệt hại trong trường hợp bị cưỡng bức về thân thể không thể chịu
trách nhiệm hình sự vì họ bị uy hiếp về tinh thần?
=> Nhận định này Sai. Vì cưỡng bức về thân thể là trường hợp dùng sức mạnh
bạo lực vật chất tác động lên cơ thể khiến người này không thể hoạt động theo ý
muốn của mình được. Như vậy trường hợp bị cưỡng bức về thân thể không phải
chịu trách nhiệm hình sự, không phải vì họ uy hiếp về tinh thần mà vì biểu hiện
nguy hại họ không phải là hành vi phạm tội.
48. Đạo luật hình sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam có đối tượng Điều chỉnh và phương pháp Điều chỉnh riêng?
=> Nhận định này Sai. Vì đạo luật hình sự là văn bản pháp luật do cơ quan
quyền luật tối cao của Nhà nước ban hành quy định tội phạm và hình phạt đồng
thời quy định nguyên tắc chung của luật hình sự Việt Nam. luật hình sự là ngành
luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Nhà nước bao gồm hệ thống pháp luật
do nhà nước ban hành, quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội
phạm, đồng thời quy định những hình phạt đối với tội phạm ấy.
49. Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là
trường hợp phạm tội phải có hậu quả nhiều người chết, kẻ phạm tội mới bị
xử lý theo điểm 1 K1 Đ93 Bộ luật Hình sự Việt Nam?
=> Nhận định này Sai. Vì Luật hình sự không đòi hỏi giết người = phương pháp
có khả năng làm chết nhiều người có hậu quả nhiều người chết. VD: A thù tức C
định giết C, A đã ném lựu đạn vào nhà C trong lúc C và vợ con đang ăn cơm lựu
đạn không nổ C và Mọi người không chết nhưng A vẫn bị xử lý về trường hợp
giết người = phương pháp có khả năng làm chết nhiều người « Điểm 1 K1 Đ 93
Bộ luật Hình sự Việt Nam.
50. Không phải mọi hành vi không hành động phạm tội Điều cấu thành tội
phạm vật chất?
=> Nhận định này Đúng. Vì không hành động phạm tội có thể cấu thành tội
phạm vật chất hoặc ở cấu thành tội phạm hình thức.
VD: Không tố giác tội phạm « Điều 134 Bộ luật Hình sự Việt Nam » là cấu
thành tội phạm hình thức.
51. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát
sinh khi có một tội phạm được thực hiện.
=> Nhận định này Sai. Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều
quan hệ xã hội (quan hệ dân sự, quan hệ hành chính,…). Trong khi luật hình sự
chỉ Điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi
người này thực hiện tội phạm, hay còn gọi là quan hệ pháp luật hình sự.
52. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ.
=> Nhận định này Sai. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội
phát sinh giữa NN và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Còn
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là các quan hệ xã hội được quốc gia
tuyên bố bảo vệ trước sự xâm hại của tội phạm. Các quan hệ này khi bị xâm
phạm sẽ trở thành khách thể của tội phạm.
53. Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm
dứt quan hệ pháp luật hình sự.
=> Nhận định này Sai. Bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên
không phải mọi các hành vi phạm tội đều không bị xử lí hình sự khi có bãi nại.
Căn cứ vào Điều 155 BLTTHS 2015 thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có
yêu cầu của người bị hại (hoặc đại diện người bị hại) đối với 10 tội danh được
quy định Điều luật này quy định. Vì thế, bãi nại chỉ có giá trị pháp lí bắt buộc
làm chấm dứt quan hệ PL hình sự đối với một số tội danh do luật định mà thôi.
Cơ sở pháp lý: Điều 155 BLHS 2015.
54. Trong mọi trường hợp một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt
Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Tội phạm được xem là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
khi tội phạm ấy có một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa
là tội phạm đó có thể được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt
đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
55. Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật Hình sự là mức hình
phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ
luật này. Nói cách khác, căn cứ phân loại tội phạm phải dựa trên mức cao nhất
của khung hình phạt (do Điều luật quy định), còn mức hình phạt do Tòa án áp
dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án, không phải căn cứ phân loại tội
phạm theo Điều 9 BLHS.
Cơ sở pháp lý: Điều 9 BLHS 2015
56. Trong một tội danh bắt buộc phải có 3 loại cấu thành tội phạm: cấu
thành cơ bản, tăng nặng và giảm nhẹ.
=> Nhận định này Sai. Trong một tội danh không bắt buộc có đủ 3 loại CTTP.
Ví dụ: Điều 173 quy định về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, Khoản 1 là cấu thành
tội phạm cơ bản, Khoản 2 và Khoản 3 là cấu thành tội phạm tăng nặng, Khoản 5
là hình phạt bổ sung. Điều luật này không quy định về cấu thành tội phạm giảm
nhẹ.
57. Tội phạm có cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã gây
hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
=> Nhận định này Sai. Để xác đinh một tội phạm có cấu thành vật chất là phải
dựa vào mặt khách quan của tội phạm do luật định, tức là hậu quả của tội phạm
được quy định cụ thể trong Điều luật, không dựa vào hậu quả đã xảy ra trên thực
tế.
58. Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm
vụ Điều chỉnh.
=> Nhận định này Sai. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình
sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Còn quan hệ xã hội được luật hình sự Điều
chỉnh là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người
này thực hiện một tội phạm, đây là quan hệ pháp luật hình sự.
59. Đối tượng tác động của một tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.
=> Nhận định này Sai. có thể là con người Đối tượng tác động của tội phạm
(VD: hành vi giết người), đối tượng vật chất (VD: trộm cắp tài sản) hoặc hoạt
động bình thường của con người (VD: đưa hối lộ).
60. Mọi tội phạm suy cho cùng đều là xâm phạm đến khách thể chung.
=> Nhận định này Đúng. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật
Hình sự bảo vệ khỏi xự xâm phạm của tội phạm. Bất kể tội phạm nào khi được
thực hiện đều đã xâm phạm đến các mối quan hệ đó. Vì vậy, suy cho cùng đều
xâm phạm đến một khách thể chung là các quan hệ xã hội được pháp luật Hình
sự bảo vệ.
61. Nếu trên thực tế tội phạm đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm
tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
=> Nhận định này Sai. Thông thường, hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng
bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
khách thể của tội phạm. Có những trường hợp hành vi phạm tội không làm xấu
đi tình trạng của đối tượng tác động, nhưng vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho khách thể.
Ví dụ: A trộm dây chuyền vàng của B. A mang về, cất đi, bảo quản và không
làm gì hư hại đến sợi dây chuyền. Nhưng hành vi trộm cắp tài sản của A đã gây
thiệt hại cho quyền sở hữu của B. Nên hành vi của A vẫn gây nguy hiểm cho xã
hội và cấu thành tội phạm.
62. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Vì chỉ khi một người đạt đến một độ tuổi nhất định (do
luật quy định) thì người này mới có khả năng nhận thức và Điều khiển hành vi
của bản thân. Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra nếu người này đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự.
63. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
| 1/34

Preview text:

NHẬN ĐỊNH LUẬT HÌNH SỰ
1 – Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các QHXH phát sinh khi
có một tội phạm được thực hiện.
Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều quan hệ xã hội (quan hệ
dân sự, quan hệ hành chính,…). Trong khi luật hình sự chỉ điều chỉnh quan hệ xã
hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội
phạm, hay còn gọi là quan hệ pháp luật hình sự.
2 – Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những QHXH được luật hình sự bảo vệ. Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là QHXH phát sinh giữa NN và người
phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Còn QHXH được luật hình sự bảo
vệ là các quan hệ xã hội được quốc gia tuyên bố bảo vệ trước sự xâm hại của tội
phạm. Các quan hệ này khi bị xâm phạm sẽ trở thành khách thể của tội phạm.
3 – Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt QHPL hình sự. Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên không phải mọi các hành
vi phạm tội đều không bị xử lí hình sự khi có bãi nại. Căn cứ vào Điều 155
BLTTHS 2015 thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị
hại (hoặc đại diện người bị hại) đối với 10 tội danh được quy định điều luật này
quy định. Vì thế, bãi nại chỉ có giá trị pháp lí bắt buộc làm chấm dứt quan hệ PL
hình sự đối với một số tội danh do luật định mà thôi.
Cơ sở pháp lý: Điều 155 BLHS 2015
4 – Trong mọi trường hợp một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt
Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Tội phạm được xem là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có một
giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là tội phạm đó có thể
được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc diễn ra hoặc
kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
5 – Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật hình sự là mức hình phạt
do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.
Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này. Nói cách
khác, căn cứ phân loại tội phạm phải dựa trên mức cao nhất của khung hình phạt
(do Điều luật quy định), còn mức hình phạt do Tòa án áp dụng là hoạt động áp
dụng pháp luật của Tòa án, không phải căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS.
Cơ sở pháp lý: Điều 9 BLHS 2015
6 – Trong một tội danh bắt buộc phải có 3 loại cấu thành tội phạm: cấu
thành cơ bản, tăng nặng và giảm nhẹ.
Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Trong một tội danh không bắt buộc có đủ 3 loại CTTP. Ví dụ: Điều 173 quy định
về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, Khoản 1 là CTTP cơ bản, Khoản 2 và Khoản 3
là CTTP tăng nặng, Khoản 5 là hình phạt bổ sung. Điều luật này không quy định về CTTP giảm nhẹ
7 – Tội phạm có cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã gây
hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Để xác đinh một tội phạm có cấu thành vật chất là phải dựa vào mặt khách quan
của tội phạm do luật định, tức là hậu quả của tội phạm được quy định cụ thể
trong điều luật, không dựa vào hậu quả đã xảy ra trên thực tế.
8 – Khách thể của tội phạm là các QHXH mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh. Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại. Còn quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh là quan hệ xã
hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện một tội
phạm, đây là quan hệ pháp luật hình sự.
9 – Đối tượng tác động của một tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể. Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người (VD: hành vi giết người),
đối tượng vật chất (VD: trộm cắp tài sản) hoặc hoạt động bình thường của con
người (VD: đưa hối lộ).
10 – Mọi tội phạm suy cho cùng đều là xâm phạm đến khách thể chung. Đáp án tham khảo Nhận định đúng.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ khỏi xự xâm
phạm của tội phạm. Bất kể tội phạm nào khi được thực hiện đều đã xâm phạm
đến các mối quan hệ đó. Vì vậy, suy cho cùng đều xâm phạm đến một khách thể
chung là các quan hệ xã hội được pháp luật Hình sự bảo vệ.
11 – Nếu trên thực tế tội phạm đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm
tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho XH.
Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Thông thường, hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối
tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội
phạm. Có những trường hợp hành vi phạm tội không làm xấu đi tình trạng của
đối tượng tác động, nhưng vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể.
Ví dụ: A trộm dây chuyền vàng của B. A mang về, cất đi, bảo quản và không
làm gì hư hại đến sợi dây chuyền. Nhưng hành vi trộm cắp tài sản của A đã gây
thiệt hại cho quyền sở hữu của B. Nên hành vi của A vẫn gây nguy hiểm cho xã
hội và cấu thành tội phạm.
12 – Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH. Đáp án tham khảo Nhận định đúng.
Vì chỉ khi một người đạt đến một độ tuổi nhất định (do luật quy định) thì người
này mới có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bản thân. Từ đó, vấn
đề “lỗi” mới được đặt ra nếu người này đủ tuổi chịu TNHS.
13 – Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH được
quy định trong BLHS thì không phải chịu TNHS.
Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Căn cứ vào Điều 21 BLHS 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu
trách nhiệm hình sự”
. Theo đó, người mắc bệnh tâm thần chỉ là điều kiện cần để
loại trừ trách nhiệm hình sự. Chỉ khi nào một người đang mắc bệnh tâm thần
dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi trong khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội (điều kiện đủ) thì mới được xem là không có năng lực TNHS.
Cơ sở pháp lý: Điều 21 BLHS 2015.
14 – Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ yếu tố lỗi của hành vi phạm tội. Đáp án tham khảo Nhận định đúng.
Căn cứ vào Điều 20 BLHS 2015 thì “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy
hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải
thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”
.
Theo đó, trong trường hợp sự kiện bất ngờ thì người có hành vi gây thiệt hại
được xem là không có lỗi vì họ không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy
trước hậu quả. Do đó, họ không phải chịu TNHS.
Cơ sở pháp lý: Điều 20 BLHS 2015
15 – Mục đích phạm tội có ý nghĩa bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm. Đáp án tham khảo Nhận định đúng.
Mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội
phạm, mà chỉ có ý nghĩa bắt buộc đối với một số cấu thành tội phạm. Ví dụ: đối
với các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều có mục đích phạm tội là chống chính quyền nhân dân.
16 – Người bị cưỡng bức thân thể, trong mọi trường hợp không phải chịu
trách nhiệm hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội.
Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Người bị cưỡng bức thân thể vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự
gây ra thiệt hại cho xã hội. Căn cứ vào điểm k khoản 1 Điều 51 BLHS 2015
thì “Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức” chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS.
Cơ sở pháp lý: điểm k Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 Cập nhật ngày 7/12/2016:
Bạn “Phuong” cho rằng: cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm
hình sự, còn đối với cưỡng bức tinh thần thần thì có thể chịu TNHS, nên điểm k,
khoản 1, điều 51 sẽ áp dụng đối với trường hợp cưỡng bức tinh thần là hợp lí hơn.
17 – Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo PLHS. Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Về nguyên tắc, biểu lộ ý định phạm tội không phải là 1 giai đoạn thực hiện tội
phạm, cho nên không phải chịu TNHS. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc
biệt, việc biểu lộ ý định tội phạm đã có tính nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, trong
các trường hợp này, luật hình sự quy định việc biểu lộ ý định phạm tội thành 1
tội độc lập và người biểu lộ ý định vẫn phải chịu TNHS như bình thường. Ví dụ:
Điều 133 BLHS quy định về tội đe dọa giết người.
18 – Tội phạm có cấu thành hình thức là loại tội phạm không có giai đoạn phạm tội chưa đạt. Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội
phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý
muốn của người phạm tội”.
Theo đó, đối với những tội phạm có CTTP hình
thức mà hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa
thực hiện hết tất cả các hành vi mà dừng lại do nguyên nhân khách quan thì
được coi là phạm tội chưa đạt.
Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015) là tội phạm
có CTTP hình thức về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin, hành vi
đe dọa chỉ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực
hiện hành vi bắt cóc con tin mà đã bị bắt giữ thì trường hợp này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt
Cơ sở pháp lý: Điều 15 BLHS 2015
19 – Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không bị coi là phạm tội. Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015 thì “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực
hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội này”
. Theo đó, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ
được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do chính sách khoan hồng của
Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
Cơ sở pháp lý: Điều 16 BLHS 2015
20 – Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là 1 trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ TNHS. Đáp án tham khảo Nhận định đúng.
Căn cứ vào Điều 57 BLHS 2015 thì ta thấy trách nhiệm hình sự của phạm tội
chưa đạt và chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành.
Cơ sở pháp lý: Điều 57 BLHS 2015
21 – Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến 1 QHXH cụ thể. Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Các quan hệ xã hội tồn tại như một hệ thống, có tác động qua lại lẫn nhau. Vì
vậy khi một tội phạm được thực hiện, nó có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ xã
hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ.
Ví dụ: hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm hại quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
22 – Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau về mức
độ TNHS của người phạm tội.
Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Xuất phát từ phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp quyền uy
– phục tùng. Trong đó Nhà nước buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành
vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Vì thế, không có sự thỏa thuận nào trong TNHS
giữa người phạm tội và người bị hại.
23 – Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho XH của hành vi là tình tiết loại
trừ tính chất phạm tội.
Đáp án tham khảo Nhận định đúng.
Tình thế loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được ghi nhận trong
BLHS 2015 từ Điều 20 đến Điều 26. Theo đó, tình tiết loại trừ tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi là một trong 2 dạng tình tiết loại trừa tính chất phạm tội
(cùng với tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi). Tình tiết loại trừ tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi là cơ sở pháp lí quan trọng để phân định tội phạm
và các hành vi không phải là tội phạm.
Cơ sở pháp lý: từ Điều 20 đến Điều 26 BLHS 2015.
24 – Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì không bị coi là phạm tội. Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015 thì “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực
hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội này”
. Theo đó, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ
được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do chính sách khoan hồng của
Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
Cơ sở pháp lý: Điều 16 BLHS 2015
25 – Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm. Đáp án tham khảo Nhận định sai.
Phòng vệ quá sớm là trường hợp có hành vi chống trả khi chưa có những biểu
hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc. Theo đó, mặc dù hành vi tấn
công chưa xảy ra nhưng đã đe dọa xảy ra ngay tức khắc cũng làm phát sinh
quyền phòng vệ chính đáng được ghi nhận tại Điều 22 BLHS 2015.
Cơ sở pháp lý: Điều 22 BLHS 2015
26 – Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn
thành trong mọi trường hợp đều là đồng phạm.
Đáp án tham khảo Nhận định đúng.
Vì căn cứ vào khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 thì: “Người giúp sức là người tạo
điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
Giúp sức để kết
thúc tội phạm tức là được tiến hành trước khi tội phạm kết thúc. Đây là điệu
kiện để hành vi giúp sức của người giúp sức trở thành đồng phạm.
Cơ sở pháp lý: Điều 17 khoản 3 BLHS 2015.
*NHẬN ĐỊNH MÔN HÌNH SỰ 1*
1. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đó
đang hoạt động trên không phận quốc tế thì không bị coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.

=> Nhận định này Sai. Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện nay còn có khái niệm
lãnh thổ mở rộng, tức là lãnh thổ theo giác độ chủ quyền quốc gia về phương diện pháp lí.
2. Người phạm tội luôn phải chịu hình phạt trên thực tế.
=> Nhận định này Sai. Trong thực tế vẫn có trường hợp người phạm tội không
phải chịu hình phạt. Đó là những trường hợp có tội nhưng được miễn trách
nhiệm hình sự, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt.
3. Đồng phạm phức tạp là phạm tội (phạm tội) có tổ chức?
=> Nhận định này Sai. Vì hai khái niệm này không đồng nhất, đồng phạm phức
tạp là khái niệm rộng hơn một tội có tổ chức.
4. Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội xảy ra
ngoài lãnh thổ Việt Nam.

=> Nhận định này Sai. Theo Điều 6 Bộ luật Hình sự.
5. Người được hưởng quyền miễn trừ về ngoại giao hoặc quyền ưu đãi miễn
trừ về lãnh sự nếu phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam cũng không phải chịu
trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam.

=> Nhận định này Sai. Theo Điều 5, sẽ giải quyết theo con đường ngoại giao,
nhưng không có nghĩa là không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam.
6. Người bị toà án tuyên phạt 5 năm tù là người phạm tội thuộc loại tội nghiêm trọng.
=> Nhận định này Sai. Có thể là tội rất nghiêm trọng, nhưng có nhiều tình tiết
giảm nhẹ theo Điều 46 thì sẽ được hưởng hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật (Điều 47).
7. Bộ luật Hình sự Việt Nam không có hiệu lực trở lại (hiệu lực hồi tố)
=> Nhận định này Sai. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự
2015. Bộ luật Hình sự Việt Nam không có hiệu lực hồi tố trong trường hợp việc
áp dụng không có lợi cho người bị áp dụng. Ngược lại, trong trường hợp áp
dụng mà có lợi cho họ thì Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực hồi tố.
8. Phòng vệ quá muộn là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?
=> Nhận định này Sai. Bởi lẽ, phòng vệ quá muộn là trường hợp một người có
hành vi gây thiệt hại cho người tấn công sau khi sự tấn công của người này đã
kết thúc. Sự gây thiệt hại này không đạt mục đích ngăn chặn sự tấn công nguy
hiểm cho xã hội cho nên không được Bộ luật Hình sự nước ta thừa nhận là
phòng vệ mà là tội phạm bình thường. Còn vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng là trường hợp một người có đủ cơ sở pháp lý để phòng vệ, nhưng đã sử
dụng phương pháp thủ đoạn phòng vệ quá mức cần thiết, gây thiệt hại cho người
tấn công một cách quá đáng trong trường hợp này người phòng vệ phải chịu
trách nhiệm hình sự những được giảm nhẹ đặc biệt.
9. Phòng vệ quá sớm là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?
=> Nhận định này Sai. Vì phòng vệ quá sớm khi chưa có sự tấn công nguy hiểm
hoặc sự tấn công chưa có nguy cơ xãy ra ngay tức khắc mà 1 người đã gây thiệt
hại cho người khác, bởi họ cho rằng người này sẽ tấn công mình. Trong trường
hợp này chưa đủ cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ nếu không được thừa nhận phòng vệ chính đáng.
10. Hành vi giúp sức về tinh thần chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi
được thực hiện trong thực tế.

=> Nhận định này Sai. Vì hành vi giúp sức về tinh thần thực chất là những tác
động tâm lý dưới dạng các lời hứa hoặc sự góp ý về phương pháp thủ đoạn thực
hiện tội phạm vốn là các tác động tâm lý cho nê sự giúp đỡ về tinh thần đã có
hiệu quả ngay trong việc tăng thêm phần quyết tâm thực hiện tội phạm. Chính vì
vậy, không cần đợi đến lúc sự giúp sức về tinh thần đước thực hiện thì nó mới
bộc lộ hết bản chất nguy hiểm.
11. Người thực hành không bao giờ thực hiện tội phạm thông qua hành vi của người khác?
=> Nhận định này Sai. Vì có 2 loại người thức hành (tự mình và không tự mình)
12. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng là phạn 1 tội ít nghiêm trọng?
=> Nhận định này Sai. Vì tội ít nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 8 là những tội
phạm có mức cao nhất của khung hình phạt từ 3 năm trở xuống, còn phạm tội
trong trường hợp ít nghiêm trọng là thuật ngữ có nội dung so sánh. Trường hợp
phạm tội cụ thể với 1 tội danh so với các trường hợp thông thường mà tội danh
này thể hiện ra bên ngoài. Thực ttế là đối với hành vi phạm tội trong trường hợp
ít nghiêm trọng, luật vẫm quy định hình phạt rất nặng (K2 các Điều 86, 87, 88 )
15. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội trong trường hợp bị
cưỡng bức về tinh thần không phải chịu trách nhiệm hình sự?

=> Nhận định này Sai. Vì người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội trong trường
hợp bị cưỡng chế về tinh thần bị coi là có lỗi bởi vì không phải Mọi trường hợp
cưỡng chế về tinh thần đều loại trừ khả năng ý chí do vậy vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự vì còn khả năng ý chí.
16. Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp được quy định tại khoản 3
Điều 80 Bộ luật Hình sự là do tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội?

=> Nhận định này Sai. Vì tự ý nữa chừng chấm dứt hành vi phạm tội (viết tắt
phạm tội) Đ19 là không chủ định thực hiện tội phạm do vậy họ không có hành
vi chuẩn bị phạm tội hơn nữa K3 Đ80 (tyội ZĐ) không đòi hỏi người phạm tội
hoàn toàn tự giác( tác là không có sự cản trở của nguyên nhân khách quan) Đây
là chính sách đối với những người HĐ ZĐ, rõ ràng bản chất của việc miễn trách
nhiệm hình sự trong trường hợp này hoàn toàn khác với trường hợp Đ19.
17. Không chấp hành mệnh lệnh của người thi hành công vu là phạm tội
chống người thi hành công vụ?

=> Nhận định này Sai. Vì theo Đ257 Bộ luật Hình sự thì chống người thi hành
công vụ là hành vi dùng vũ lực đe doạ, tức là tội phạm được thực hiện = hành
động. Do vậy trường hợp được nêu là không hành động nên không phải phạm tội này.
18. Bàn bạc thoả thuận trước là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm?
=> Nhận định này Sai. Vì theo Bộ luật Hình sự Việt Nam có 2 hình thức đồng
phạm dựa vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được phân chia:
– Đồng phạm có thông mưu trước.
– Đồng phạm không có thông mưu trước.
Trong hình thức đồng phạm có thông mưu trước có sự bàn bạc thoả thuận trước
về việc cùng thực hiện tội phạm giữa những người cùng phạm tội còn trong
đồng phạm không có thông mưu trước thìn không có dấu hiệu này hoặc có nhưng không đáng kể.
19. Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là
trường hợp giết người có sử dụng nhưng công cụ nguy hiểm như súng, lựu đạn.

=> Nhận định này Sai. Vì bản thân phương tiện phạm tội chưa thể hiện p pháp
phạm tội nếu đặt nó trong địa điểm hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: nếu dùng súng, lựu
đạn chỉ để giết 1 người đang ở nơi hẻo lánh thì không thuộc trường hợp giết
người phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
20. Mọi trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi đều cấu thành tội quy
định tại Điều 115 Bộ luật Hình sự Việt Nam?

=> Nhận định này Sai. Vì có những trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi
lại không cấu thành tội quy định tại Đ115 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Ví dụ: Nếu
người đã thành niên giao cấu với người dưới 13 tuổi thì cấu thành tội hiếp dâm.
Nếu nam giới dưới 14 tuổi giao cấu với người nữ giới dưới 16 tuổi cũng không
cấu thành tội này (vì họ không có lỗi).
21. Án treo không được áp dung cho trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm trọng?
=> Nhận định này Sai. Vì trong trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm trọng mà
mức án đã tuyên đối với họ không quá 3 năm và các Điều kiện khác về án treo
đêu thoả mãn (theo Đ60 Bộ luật Hình sự Việt Nam) thì họ được hưởng án treo.
Ví dụ: Án treo vẫn có thể áp dung đối với người phạm tội gây mất TTCC (K2
Đ245 Bộ luật Hình sự Việt Nam có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm: tội nghiêm
trọng khi thoả mãn các Điều kiện của án treo quy định tại Đ60 Bộ luật Hình sự Việt Nam).
22. Luật hình sự là văn bản pháp luật quy định tội phạm và hình phạt?
=> Nhận định này Sai. Vì luật hình sự là ngành luật bao gồm hệ thống các quy
phạm PL do nhà nước ban hành, xác định những hành vi bị coi là tội phạm và
quy định những hình phạt được áp dung đối với người có hành vi nguy hiềm cho xã hội.
23. Người chuẩn bị phạm tội chiếm đoạt chất phóng xạ phải chịu trách
nhiệm hình sự trong Mọi trường hợp?

=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm, đặc biệt nghiêm trọng và căn cứ vào
K1 Đ17 Bộ luật Hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người chuẩn
bị phạm tội thì: Nếu người chuẩn bin phạm tội chiếm đoạt chất phóng xạ thuộc
K1 Đ236 thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm trọng có
mức cao nhất khung hình phạt là 07 năm tù.
24. Hành vi chuẩn bị phạm tội chữa mại dâm luôn phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và căn cứ
vào K1 Đ17 Bộ luật Hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người
chuẩn bị phạm tội thì: Nếu người phạm tội chứa mại dâm thuộc K1 Đ254 thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm trọng có mức cao nhất
của khung hình phạt là 7 năm tù.
25. Người có hành vi giúp sức ở dạng “hứa hẹn trước” phải chịu trách
nhiệm hình sự ngay cả khi lời hứa đó không đước thức hiện?

=> Nhận định này Đúng. Vì Luật hình sự không đòi hỏi lời hứa hẹn trước của
người giúp sức phải được thức hiện, bởi lẻ chính lời hứa hẹn của người giúp sức
đã cũng cố ý định phạm tội, cũng cố quyết tâm phạm tội hoặc quyết tâm phạm
tội đến cùng của người trực tiếp thực hiện tội phạm.
26. Không phải Mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội hiếp dâm đểu phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Đúng. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt biệt nghiêm trọng và căn
cứ vào K1 Đ17 Bộ luật Hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người
chuẩn bị phạm tội thì: Nếu người chuẩn bị phạm tội hiếp dâm thuộc K1 Đ111
BKHS Việt Nam thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm
trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù.
27. Không phải Mọi tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội đều phải
được cân nhắc đến khi quy định hình phạt?

=> Nhận định này Đúng. Vì khi quy định hình phạt hội đồng xét xử cần chú ý
đến 1 số đặc điểm nhân thân của người phạm tội có ảnh hưởng đến tính chất
nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như khả năng cải tạo giáo dục của người đó.
Ví dụ: như các đặc điểm mang tính chất pháp lý: tái phạm, tái phạm nguy hiểm, tiền án, tiền sự.
28. Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng khác nhau ở chổ
hình phạt tù cụ thể Đ8 là đưới 3 năm và trên 3 năm?

=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ vài K3 Đ8 Bộ luật Hình sự Việt Nam việc phân
biệt tội phạm nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là dựa vào mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy mà luật hình sự đã quy định chứ không dựa vào
hình phạt cụ thể đã tuyên. Ví dụ: Hội đồng xét xử tuyên án phạt 2 năm tù đối với
A vì đã phạm tội thuộc K1 Đ202 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Như vậy A đã phạm
1 tội nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là 6 năm tù).
29. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ và ghi rõ tại khoản 1 Điều 8?

=> Nhận định này Sai. Vì đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ phát
sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người đó thực hiện 1 tội phạm. Còn
những quan hệ xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự Việt
Nam là những khách thể được luật hình sự bảo vệ.
31. Việc phân biệt giữa lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp trong khi áp
dung luật hình sự chỉ có ý nghĩa đối với việc quy định hình phạt mà không
có ý nghĩa đối với việc định tội?

=> Nhận định này Sai. Vì khi áp dung luật hình sự lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý
gián tiếp không phải chỉ có ý nghĩa đối với việc quy định hình phạt mà còn có ý
nghĩa đối với việc định tội. Ví dụ:Tội bức tử(Đ100 Bộ luật Hình sự Việt Nam)
nếu người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp làm nạn nhân xử tự sát thì xử theo
Đ100 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Nếu người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp đối
với hậu quả làm nạn nhân chết thì sẽ bị xử lý theo Đ93 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
32. Khi áp dung luật hình sự chỉ phải xác định hậu quả của tội phạm nếu
như tôi đó là tội có cấu thành tội phạm vật chất?

=> Nhận định này Sai. Vì trong Mọi trường hợp khi áp dung luật hình sự đều
phải xác định hậu quả của hành vi người phạm tội để định tội hoặc định hình
phạt, chứ không phải cấu thành tội phạm vật chất mới xác định hậu quả của tội phạm.
33. Cơ sở duy nhất của việc quy định độ tuổi của Điều 12 Bộ luật Hình sự
Việt Nam: độ tuổi là Điều kiện để có năng lực trách nhiệm hình sự?

=> Nhận định này Sai. Vì ngoài cơ sở độ tuổi quy định tại Đ12 Bộ luật Hình sự
Việt Nam là Điều kiện để có năng lực trách nhiệm hình sự còn có các cơ sở sau:
– Về chính sách hình sự: chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước ta đối với người chưa thành niên.
– Yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong từng thời điềm giai đoạn nhất định.
34. Người bị mắc bệnh tâm thần luôn không phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. vì người bị mắc bệnh tâm thần ở dạng nhẹ mà năng lực
nhận thức vẫn còn và họ có khả năng Điều khiển hành vi của họ, tuy khả năng
nhận thức và khả năng Điều khiển hành vi bị hạn chế, nếu có hành vi phạm tội
thì vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, tình tiết bị hạn chế khả năng Điều
khiển hành vi là một tình tiết giảm nhẹ được quy định ở điểm n khoản 1 Đ46 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Nhận định đúng sai Luật hình sự phần các tội phạm
35. Hành vi vi phạm các quy định an toàn giao thông vận tải chỉ cấu thành
tội theo Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam khi hành vi đó gây ra thiệt hại
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng?

=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ khoản 4 Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam
thì có những hành vi chưa gây ra hậu quả nhưng có khả năng thực tế dẫn đến
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì cấu thành
tội phạm theo Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Ví dụ: người bẻ ghi đường
sắt đã không thực hiện nhiệm vụ của mình (do ngủ gật) song có người phát hiện
và bẻ ghi để 2 đoàn tàu không đâm vào nhau. Trong trường hợp này mặc dù
chưa có hậu quả (tai nạn) xảy ra nhưng người bẻ ghi vẫn phải bị truy cứu trách
nhiệm hinh sự theo K4 Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
36. Nếu người đưa hối lộ chủ động khái báo thì họ được coi là không có lỗi?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ đoạn 2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật Hình sự Việt
Nam thì trong trường hợp người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ
động khai báo trước khi bị phát giác thì vẫn bị coi là có tội, nhưng có thể được
miễn trách nhiệm hình sự.
37. Tình tiết hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp 1 người tất cả
đều đồng phạm hiếp dâm?

=> Nhận định này Sai. Vì hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp dâm
1 người không phải là đồng phạm hiếp dâm.
Hiếp dâm có tổ chức là trương hợp đông phạm hiếp dâm ở hình thức có tổ chức
tức là có sự cấu kết chặt chẻ giữa những người phạm tội, ở trương hợp này
không phải là buộc tất cả những tên phạm tội đêu phải thực hiện hành vi giao
cấu với 1 hoặc nhiều nạn nhân mà chủ thể của trường hợp này có thể là nữ giới
với vai trò là người tổ chức giúp sức, xúi giục.
Nhiều người hiếp 1 người cũng là trương hợp đồng phạm hiếp dâm nhưng chưa
đến mức đồng bọn có tổ chức, ở trường hợp này tất cả những tên phạm tội đều
có hành vi thực hiện giao cấu với cùng 1 nạn nhân và chủ thể trong trường hợp
này chỉ có thể là nam giới.
38. Tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại đều là khách thể trực tiếp của tội phạm đó?
=> Nhận định này Sai. Vì khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ
thể bị 1 loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại và sự xâm hại này thể hiệh được
bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó. ví dụ: hành vi giết người gây
thiệt hại cho nhiều quan hệ xã hội như quan hệ giữa nạn nhân với gia đình, giữa
nạn nhân với cơ quan nơi người đó làm việc, quyền sống, quyền được tôn trọng
bảo vệ của người đó. Trong tội giết người quy định tại Đ3 Bộ luật Hình sự Việt
Nam khách thể trực tiếp chính là quyền sống quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.
39. Người giúp sức ở dạng « hứa hẹn trước » chỉ phải chịu trách nhiệm hình
sự trong trường hợp họ đã thực hiện lời hứa hẹn đó?

=> Nhận định này Sai. Vì người giúp sức ở dạng hứa hẹn trước mặc dù họ chưa
thực hiện lời hứa hẹn trước nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi lẽ lời
hứa hẹn trước đó đã làm cho người phạm tội vững tâm về tư tưởng để họ thực
hiện tội phạm. VD: A hứa với C tới giờ hẹn sẽ đi xe tới chở tài sản mà C trộm
cắp được nhưng đến giờ hẹn A không đến mà C đã thực hiện xong hành vi của
mình thì A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
40. Hành vi tấn công – cơ sở của phòng vệ chính đáng luôn là một tội phạm?
=> Nhận định này Sai. Vì hành vi tấn công là cơ sở của phòng vệ chính đáng
phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, có thể có dấu hiệu cấu thành tội
phạm, nhưng luật hình sự không bắt buộc phải như vậy. bởi thực tế có những
hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm. VD: Hành vi người điên
dùng dao tấn công người khác là cơ sở của phòng vệ chính đáng và hành vi này
không phải là hành vi của tội phạm.
41. Người không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình không phải chịu trách nhiệm hình sự?

=> Nhận định này Sai. Vì trong trường hợp họ tuy không thấy trước hậu quả cho
xã hội của hành vi của mình nhưng họ buộc phải thấy trước hậu quả đó. Đây là
trường hợp phạm tội với lỗi vô ý cẩu thả. VD: Y tá do cẩu thả đã phát thuốc
nhằm cho bệnh nhân uống. Trong trường hợp người y tá tuy không thấy trước
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng với nghề y tá buộc
họ phải thấy trước và có dấu hiệu chuyên môn để thấy trước là bệnh nhân uống
nhằm thuốc sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm. Người y tá phải chịu trách nhiệm
hình sự với vô ý cẩu thả.
42. Người say rượu phạm tội luôn phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì nếu người say rượu bệnh lý « người phạm tội bị mắc 1
chứng bệnh vì liên quan đến bệnh nên chỉ uống rượu một lượng rượu rất nhỏ
cũng có thể vẫn đến năng lực, nhận thức và năng lực Điều khiển hành vi của con
người hoàn toàn bị loại trừ » thì họ không có lỗi với tình trạng say rượu của
mình, do vậy cũng không được coi là không có lỗi với hành vi nguy hiểm cho xã
hội mà họ thực hiện trong tình trạng say rượu.
43. Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với các trường hợp người
nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam?

=> Nhận định này Sai. Vì nếu người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt
Nam mà họ không thực hiện các tội quy định ở chương 24 Bộ luật Hình sự Việt
Nam thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người nước ngoài phạm tội
ở ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ
luật Hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các hiệp
ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
công nhận theo K2 Đ6 Bộ luật Hình sự Việt Nam và các tội trong chương 24 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
44. Trong mọi trường hợp người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam Điều phải
chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam?

=> Nhận định này Sai. Vì người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam không phải
chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam trong những trường
hợp họ được hưởng các quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi miễn trừ lãnh sự.
45. Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi hành vi đó gây
ra những thiệt hại đáng kể?

=> Nhận định này Sai. Vì có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không bị coi
là tội phạm mặc hành vi đó gây ra những thiệt hại đáng kể.
Ví dụ: Người phạm tội không có năng lực trách nhiệm hình sự, phòng vệ chính
đáng, tình thế cấp thiết.
46. Hình thức thứ hai của lỗi cố ý là cố ý gián tiếp; trường hợp này người
phạm tội không trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội?

=> Nhận định này Sai. Vì lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp là căn cứ vào thái độ
tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm và đối với hậu quả hoàn
toàn không phải căn cứ vào việc người đó trực tiếp gây ra hậu quả để xác định
lỗi của một người. Sự phân biệt 2 loại cố ý trực tiếp và gián tiếp dựa trên cơ sở
Mối quan hệ giữa 2 yếu tố ý chí và lý trí. Từ 2 yếu tố tâm lý khác nhau của can
phạm đối với hành vi nguy hiểm của mình cũng như khả năng thấy trước và
khuynh hướng ý chí đối với hậu quả mong muốn có xảy ra hay không.
47. Gây thiệt hại trong trường hợp bị cưỡng bức về thân thể không thể chịu
trách nhiệm hình sự vì họ bị uy hiếp về tinh thần?

=> Nhận định này Sai. Vì cưỡng bức về thân thể là trường hợp dùng sức mạnh
bạo lực vật chất tác động lên cơ thể khiến người này không thể hoạt động theo ý
muốn của mình được. Như vậy trường hợp bị cưỡng bức về thân thể không phải
chịu trách nhiệm hình sự, không phải vì họ uy hiếp về tinh thần mà vì biểu hiện
nguy hại họ không phải là hành vi phạm tội.
48. Đạo luật hình sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam có đối tượng Điều chỉnh và phương pháp Điều chỉnh riêng?

=> Nhận định này Sai. Vì đạo luật hình sự là văn bản pháp luật do cơ quan
quyền luật tối cao của Nhà nước ban hành quy định tội phạm và hình phạt đồng
thời quy định nguyên tắc chung của luật hình sự Việt Nam. luật hình sự là ngành
luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Nhà nước bao gồm hệ thống pháp luật
do nhà nước ban hành, quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội
phạm, đồng thời quy định những hình phạt đối với tội phạm ấy.
49. Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là
trường hợp phạm tội phải có hậu quả nhiều người chết, kẻ phạm tội mới bị
xử lý theo điểm 1 K1 Đ93 Bộ luật Hình sự Việt Nam?

=> Nhận định này Sai. Vì Luật hình sự không đòi hỏi giết người = phương pháp
có khả năng làm chết nhiều người có hậu quả nhiều người chết. VD: A thù tức C
định giết C, A đã ném lựu đạn vào nhà C trong lúc C và vợ con đang ăn cơm lựu
đạn không nổ C và Mọi người không chết nhưng A vẫn bị xử lý về trường hợp
giết người = phương pháp có khả năng làm chết nhiều người « Điểm 1 K1 Đ 93
Bộ luật Hình sự Việt Nam.
50. Không phải mọi hành vi không hành động phạm tội Điều cấu thành tội phạm vật chất?
=> Nhận định này Đúng. Vì không hành động phạm tội có thể cấu thành tội
phạm vật chất hoặc ở cấu thành tội phạm hình thức.
VD: Không tố giác tội phạm « Điều 134 Bộ luật Hình sự Việt Nam » là cấu
thành tội phạm hình thức.
51. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát
sinh khi có một tội phạm được thực hiện.

=> Nhận định này Sai. Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều
quan hệ xã hội (quan hệ dân sự, quan hệ hành chính,…). Trong khi luật hình sự
chỉ Điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi
người này thực hiện tội phạm, hay còn gọi là quan hệ pháp luật hình sự.
52. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ.

=> Nhận định này Sai. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội
phát sinh giữa NN và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Còn
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là các quan hệ xã hội được quốc gia
tuyên bố bảo vệ trước sự xâm hại của tội phạm. Các quan hệ này khi bị xâm
phạm sẽ trở thành khách thể của tội phạm.
53. Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm
dứt quan hệ pháp luật hình sự.

=> Nhận định này Sai. Bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên
không phải mọi các hành vi phạm tội đều không bị xử lí hình sự khi có bãi nại.
Căn cứ vào Điều 155 BLTTHS 2015 thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có
yêu cầu của người bị hại (hoặc đại diện người bị hại) đối với 10 tội danh được
quy định Điều luật này quy định. Vì thế, bãi nại chỉ có giá trị pháp lí bắt buộc
làm chấm dứt quan hệ PL hình sự đối với một số tội danh do luật định mà thôi.
Cơ sở pháp lý: Điều 155 BLHS 2015.
54. Trong mọi trường hợp một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt
Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.

=> Nhận định này Sai. Tội phạm được xem là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
khi tội phạm ấy có một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa
là tội phạm đó có thể được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt
đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
55. Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật Hình sự là mức hình
phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.

=> Nhận định này Sai. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ
luật này. Nói cách khác, căn cứ phân loại tội phạm phải dựa trên mức cao nhất
của khung hình phạt (do Điều luật quy định), còn mức hình phạt do Tòa án áp
dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án, không phải căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS.
Cơ sở pháp lý: Điều 9 BLHS 2015
56. Trong một tội danh bắt buộc phải có 3 loại cấu thành tội phạm: cấu
thành cơ bản, tăng nặng và giảm nhẹ.

=> Nhận định này Sai. Trong một tội danh không bắt buộc có đủ 3 loại CTTP.
Ví dụ: Điều 173 quy định về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, Khoản 1 là cấu thành
tội phạm cơ bản, Khoản 2 và Khoản 3 là cấu thành tội phạm tăng nặng, Khoản 5
là hình phạt bổ sung. Điều luật này không quy định về cấu thành tội phạm giảm nhẹ.
57. Tội phạm có cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã gây
hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

=> Nhận định này Sai. Để xác đinh một tội phạm có cấu thành vật chất là phải
dựa vào mặt khách quan của tội phạm do luật định, tức là hậu quả của tội phạm
được quy định cụ thể trong Điều luật, không dựa vào hậu quả đã xảy ra trên thực tế.
58. Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ Điều chỉnh.
=> Nhận định này Sai. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình
sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Còn quan hệ xã hội được luật hình sự Điều
chỉnh là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người
này thực hiện một tội phạm, đây là quan hệ pháp luật hình sự.
59. Đối tượng tác động của một tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.
=> Nhận định này Sai. Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người
(VD: hành vi giết người), đối tượng vật chất (VD: trộm cắp tài sản) hoặc hoạt
động bình thường của con người (VD: đưa hối lộ).
60. Mọi tội phạm suy cho cùng đều là xâm phạm đến khách thể chung.
=> Nhận định này Đúng. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật
Hình sự bảo vệ khỏi xự xâm phạm của tội phạm. Bất kể tội phạm nào khi được
thực hiện đều đã xâm phạm đến các mối quan hệ đó. Vì vậy, suy cho cùng đều
xâm phạm đến một khách thể chung là các quan hệ xã hội được pháp luật Hình sự bảo vệ.
61. Nếu trên thực tế tội phạm đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm
tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.

=> Nhận định này Sai. Thông thường, hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng
bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
khách thể của tội phạm. Có những trường hợp hành vi phạm tội không làm xấu
đi tình trạng của đối tượng tác động, nhưng vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho khách thể.
Ví dụ: A trộm dây chuyền vàng của B. A mang về, cất đi, bảo quản và không
làm gì hư hại đến sợi dây chuyền. Nhưng hành vi trộm cắp tài sản của A đã gây
thiệt hại cho quyền sở hữu của B. Nên hành vi của A vẫn gây nguy hiểm cho xã
hội và cấu thành tội phạm.
62. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

=> Nhận định này Đúng. Vì chỉ khi một người đạt đến một độ tuổi nhất định (do
luật quy định) thì người này mới có khả năng nhận thức và Điều khiển hành vi
của bản thân. Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra nếu người này đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
63. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.