-
Thông tin
-
Quiz
Nhóm 4: Khám phá đề tài ôn tập luật quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhóm 4: Khám phá đề tài ôn tập luật quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Luật Quốc tế (LAW103) 10 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Nhóm 4: Khám phá đề tài ôn tập luật quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nhóm 4: Khám phá đề tài ôn tập luật quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Luật Quốc tế (LAW103) 10 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – LUẬT
―――――― BÁO CÁO CUỐI KỲ Đề tài:
CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA Môn :
Luật Thương Mại Quốc tế Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Anh Tuấn Lớp : 1272-2234 Nhóm : Nhóm 4 Sinh viên thực hiện/MSSV : Lê Tạ Tuyết Mai (Leader) - 22011314 Nguyễn Ngọc Yến Nhi - 22118064 Trần Thị Bảo Minh - 22014494 Trần Ngọc Huỳnh Mai - 22005812 Lê Nguyễn Hương Lan - 22004602 Trần Thị Yến Linh - 22011623 Hà Ngọc Tuyết Trinh - 22122673
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP Tỷ lệ STT MSSV Họ và tên
Phân công công việc đóng góp
Thuyết trình; Tìm hiểu phần 1 22011314 Lê Tạ Tuyết Mai
mở rộng cam kết, cơ chế giải 100% quyết tranh chấp EVFTA
Làm báo cáo; Tìm hiểu phần
cam kết về thuế nhập khẩu, 2 22118064 Nguyễn Ngọc Yến Nhi 100%
cam kết mở cửa thị trường và dịch vụ Tìm hiểu phần mua sắm 3 22014494 Trần Thị Bảo Minh 100%
chinh phủ, sở hữu trí tuệ
Làm ppt; Tìm hiểu phần tiến trình đàm phán gia nhập 4 22005812 Trần Ngọc Huỳnh Mai 100%
WTO của Việt Nam, thực thi cam kết WTO của Việt Nam
Làm ppt; Tìm hiểu phần thời gian kí kết hiệp định 5 22004602 Lê Nguyễn Hương Lan 100% EVFTA, nội dung thương mại hàng hóa
Tìm hiểu phần quan ngại về 6 22011623 Trần Thị Yến Linh
thực thi cam kết, thương mại 100% phát triển bền vững
Thuyết trình; Tìm hiểu phần 7 22122673 Hà Ngọc Tuyết Trinh
nội dung cam kết đa phương, 80% kết luận TRÍCH YẾU
Việc cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thỏa thuận Hiệp
định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) đã đem lại nhiều
cơ hội phát triển toàn diện và bền vững cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Trên cơ sở đó, tiểu luận này sẽ tập trung trình bày về những nội dung cơ bản của
WTO, EVFTA và tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển của thương mại cũng
như sự phát triển của đất nước.
Để hoàn thành đề tài này chi tiết và thuyết phục hơn, chúng tôi đã tìm kiếm và thu
thập thông tin chính xác từ các nguồn chính thống như Giáo trình môn học Luật thương
mại Quốc tế, các bài báo chính phủ, bài báo của các tổ chức quốc tế,… cùng với đó là các
bài phân tích, thống kê số liệu về nhập khẩu, xuất khẩu cần thiết để phục vụ cho bài luận
“Cam kết gia nhập WTO và những nội dung cơ bản của hiệp định EVFTA”.
Bài luận này sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan, cung cấp những thông
tin cần thiết để đánh giá tình hình về những nội dung cam kết, những tác động lẫn nhau
của WTO và Việt Nam, cũng như những cam kết có trong EVFTA. Đồng thời đưa ra
những kết luận đánh giá khách quan về thương mại của Việt Nam đối với việc gia nhập WTO và EVFTA. MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP...........................................................................ii
TRÍCH YẾU...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC......................................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... vi
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN..........................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................x 1
Cam kết gia nhập WTO................................................................................................1 1.1
Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam................................................1 1.2
Nội dung cam kết..................................................................................................3 1.2.1
Cam kết đa phương.........................................................................................3 1.2.2
Cam kết về thuế nhập khẩu.............................................................................5 1.2.3
Cam kết về mở cửa thị trường và dịch vụ.......................................................8 1.3
Cam kết sau 10 năm gia nhập WTO....................................................................11 1.3.1
Thực thi cam kết...........................................................................................11 1.3.2
Quan ngại về thực thi cam kết.......................................................................12 1.3.3
Mở rộng cam kết...........................................................................................13 2
Hiệp định EVFTA......................................................................................................14 2.1
Thời gian kí kết...................................................................................................14 2.2
Thương mại hàng hóa..........................................................................................14 2.2.1
Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU...............................................14 2.2.2
Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam.....................................14 2.2.3
Cam kết về thuế xuất khẩu............................................................................15 2.2.4
Cam kết về hàng rào thuế quan.....................................................................15 2.2.5
Phụ lục về dược phẩm...................................................................................16 2.3
Thương mại dịch vụ và đầu tư.............................................................................16 2.4
Mua sắm chính phủ.............................................................................................16 2.5
Sở hữu trí tuệ.......................................................................................................17 2.6
Thương mại và phát triển bền vững.....................................................................18 2.7
Cơ chế giải quyết tranh chấp...............................................................................20
KẾT LUẬN........................................................................................................................x
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................xi LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận này, lời đầu tiên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và
chân thành nhất đến giảng viên là thầy Nguyễn Anh Tuấn đã tận tình, ân cần truyền đạt
những kinh nghiệm, bài học quý giá trong suốt quá trình chúng tôi học tập bộ môn “Luật
thương mại quốc tế” tại lớp. Cùng với đó, chúng tôi xin cảm ơn thầy đã dành thời gian
quý báu để hướng dẫn chi tiết và đưa ra những góp ý chân thành, giúp đỡ chúng tôi định
hướng tư duy làm bài, tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Qua quá trình làm đề tài “Cam kết gia nhập WTO và những nội dung cơ bản của
hiệp định EVFTA” đã đem lại cho chúng tôi thêm nhiều kiến thức bổ ích từ nhiều góc độ
khác nhau của đề tài. Đồng thời qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy bộ môn
“Luật thương mại quốc tế” rất thú vị và hữu ích, có tính thực tiễn cao trong cuộc sống
cũng như trong công việc của chúng tôi sau này.
Trong suốt quá trình làm bài chúng tôi đã cố gắng nghiêm túc nghiên cứu, tìm hiểu
đề tài, tuy nhiên khó có thể tránh khỏi những sai sót do kiến thức của nhóm còn hạn chế.
Chúng tôi rất mong được nhận những lời nhận xét, đánh giá của thầy về bài luận này để
chúng tôi có thể hoàn thiện hơn nữa những kiến thức và hoàn thiện hơn nữa những bài luận sau này.
Xin chân thành cám ơn thầy rất nhiều. Kính chúc thầy nhiều sức khoẻ, thành công,
nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 20... Giảng viên chấm bài
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: So sánh mức giá mức cắt giảm thuế giữa Việt Nam với các nước khác (khi gia
nhập WTO).........................................................................................................................6
Bảng 2: Mức thuế cam kết bình quân của một số mặt hàng................................................7
Bảng 3: Mức cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam theo một số Hiệp định ngành WTO.....8 DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GATT
Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU WTO
Tổ chức Thương mại Thé giới
1 Cam kết gia nhập WTO
1.1 Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới, tên tiếng anh là World Trade Organization – WTO, là
một trong những tổ chức quốc tế quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. WTO được thành
lập và hoạt động từ 1/1/1995 với chức năng chính là giảm thiểu các rào cản thương mại,
tiến đến sự tự do thương mại, giúp các giao dịch quốc tế diễn ra suôn sẻ và WTO cũng là
tổ chức quốc tế duy nhất giải quyết các quy tắc thương mại toàn cầu. WTO được kế thừa
và phát triển, mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân Hiệp
định chung về Thuế quan thương mại – GATT. Tính đến nay, tổ chức này có 164 thành
viên trên tổng số 195 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và hiện là ngồi nhà cho các
cuộc đàm phán mới theo Chương trình Nghị sự phát triển Doha được đưa ra vào năm 2001.
Từ năm 1986, theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã tiến
hành thực hiện quá trình cải cách và mở cửa, trong đó việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
vào nền kinh tế thế giới là những mục tiêu chính mà Việt Nam hướng đến. Trong nước,
Việt nam tập trung vào việc tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất xuất khẩu. Về đối
ngoại, Việt Nam thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc
tế, trong đó có việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế với thế giới nhằm tăng cường các
quan hệ kinh tế quốc tế, ở cấp độ song phương từ đó Việt Nam đã thiết lập và mở rộng
các quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1994, Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận kinh tế
đối với Việt Nam đã đánh dấu sự chuyển mình quan trọng trong quan hệ kinh tế song
phương đó. Sau đó, Việt Nam đã gia nhập các Hiệp hội ở cấp độ khu vực như Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1995, Hội nghị cấp cao Á- U (‘ASEM’)
vào năm 1996,… Việc tham gia vào các thể chế khu vực nói trên đã tạo ra một bước tiến
tham gia vào các quan hệ kinh tế-thương mại toàn cầu, trong đó WTO là mục tiêu mà Việt
Nam hướng đến vì điều này sẽ là một bước nhảy vọt giúp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Ngày 4/1/1995, Việt Nam chính thức đệ trình đơn xin gia nhập WTO và trở thành
một quan sát viên của tổ chức này, sau đó Đại hội đồng WTO đã chấp thuận và chính thức
thành lập Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Các thành viên của nhóm 1
công này gồm: Argentina, Brazil, Ấn Độ, Úc, Hoa Kỳ, Thái Lan, EU và các nước thành viên khác.
Tháng 8-1996, Việt Nam đệ trình “Bị vong lục về chính sách thương mại” tới Ban
Thư ký WTO nhằm phác hoạ tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ
sở hoạch định và thực thi chính sách, song, cung cấp các thông tin chi tiết về các chính
sách liên quan đến thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ (IPRs).
Năm 1998-2000, tiến hành 4 phiên bản họp đa phương với Nhóm công tác về minh
bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7/1998, 12/1998, 7/1999 và 11/2000. Kết
thúc 4 phiên họp, Nhóm công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá
trình minh bạch hoá chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
Tháng 1/2002, tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 của Nhóm công tác, Việt Nam
đưa ra Bản chào đầu tiên về mở cửa thị trường hoá và dịch vụ, sau đó Bản chào này được
sửa đổi và bổ sung ba lần vào các năm 2004, 2005, 2006. Bản chào được đưa ra vào phiên
họp thứ 8 của Nhóm công tác vào tháng 6/2004 đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong quá
trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương.
Năm 2002-2006, đàm phán và hoàn thành đàm phán song phương với một số thành
viên WTO, trong đó có Hoa Kỳ và EU. Đồng thời, vào tháng 5/2006, Việt Nam và Mỹ ký
kết thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương, mở đường cho Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhập WTO.
Ngày 19/10/2006, Nhóm công tác họp phiên thứ 13 để xem xét và hoàn chỉnh Báo
cáo gia nhập WTO của Việt Nam.
Ngày 26/10/2006, kết thúc phiên đàm phán đa phương, toàn bộ hồ sơ gia nhập
WTO của Việt Nam được thông qua.
Ngày 7/11/2006, quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam kết thúc, WTO
triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.
Ngày 28/11/2006, Nghị định thư gia nhập được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn.
Ngày 12/12/2006, WTO nhận được văn bản phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam. 2
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO và
một ngày sau, những quyền và nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là thành viên mới của WTO sẽ được thực thi.
1.2 Nội dung cam kết
1.2.1 Cam kết đa phương
Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng
buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, do là nước đang phát triển ở trình độ
thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam đã yêu cầu và WTO đã chấp nhận
hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu
thụ đặc biệt (TTĐB), trợ cấp cho phi nông nghiệp, quyền kinh doanh,…
Cam kết chính thức như sau:
Kinh tế phi thị trường: Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường
trong 12 năm ( không muộn hơn 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu chứng
minh được với đối tác nào đó là kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị
trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ "phi thị trường". Chế độ "phi thị trường"
nói trên chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các thành viên WTO không
có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù (là cơ chế khác với cơ chế chung trong WTO mà
một số nước có nền kinh tế phi thị trường khi gia nhập WTO phải chịu) đối với hàng xuất
khẩu của Việt Nam, kể cả trong thời gian bị coi là nền kinh tế phi thị trường.
Dệt may: các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với
Việt Nam khi vào WTO. Riêng trường hợp vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối
với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra thành
viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của Việt Nam.
Trợ cấp phi nông nghiệp: Ta đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo
quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu
tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian
quá độ là 5 năm (trừ ngành dệt may).
Trợ cấp nông nghiệp: Ta cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông
sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng 3
của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO
quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản
lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ
đồng mỗi năm.Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức
để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay
trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế
Quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa): Tuân thủ quy định
WTO, ta đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu
hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh
mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và
một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm.
Ta đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại
Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất khẩu chỉ là
quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự
động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ
không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ
phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo - tạp chí…
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia: Các thành viên WTO đồng ý cho ta
thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu
và bia cho phù hợp với quy định WTO. Hướng sửa đổi là đối với rượu trên 20 độ cồn ta
hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phần trăm. Đối với bia, ta sẽ
chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm.
Doanh nghiệp Nhà nước/ Doanh nghiệp thương mại Nhà nước: Cam kết của ta
trong lĩnh vực này là Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động
doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp
bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác. Ta cũng đồng ý cách
hiểu mua sắm của doanh nghiệp Nhà nước không phải là mua sắm Chính phủ. 4
Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu: Ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân
khối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà thuốc lá điếu và xì
gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một
doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế
nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ô tô cũ ta cho phép
nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm.
Minh bạch hóa: Ta cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố dự thảo các văn bản
quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để
lấy ý kiến nhân dân. Thời hạn dành cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Ta cũng
cam kết sẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên.
Một số nội dung khác: Về thuế xuất khẩu ta chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu
đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản phẩm khác.
Ta còn đàm phán một số vấn đề đa phương khác như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp trong cơ quan Chính phủ. Định giá tính thuế xuất
nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ
thuật trong thương mại... Với nội dung này, ta cam kết tuân thủ các quy định của WTO kể từ khi gia nhập.
1.2.2 Cam kết về thuế nhập khẩu a) Những cam kết chung -
Số dòng thuế có cam kết: toàn bộ Biểu thuế (10.600 dòng). -
Mức giảm thuế bình quân toàn Biểu thuế: khoảng 23% (từ mức là 17,4% năm 2006
xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm). -
Số dòng thuế cam kết giảm: khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của
Biểu thuế); nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may,
cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử,
thịt (lợn, bò), phụ phẩm. -
Số dòng thuế giữ ở mức hiện hành (cam kết không tăng thêm): khoảng 3.700 dòng
(chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế). 5 -
Số dòng thuế ràng buộc theo mức thuế trần (cao hơn mức thuế suất hiện hành với
3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm
hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải.
Bảng 1: So sánh mức giá mức cắt giảm thuế giữa Việt Nam với các nước khác (khi gia nhập WTO)
(Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI)
b) Những cam kết cụ thể
Hơn 1/3 các dòng thuế sẽ bị giảm, chủ yếu đối với các mặt hàng được áp dụng ở
mức hơn 20%. Hàng hóa quan trọng, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi
măng, thép, vật liệu xây dựng và phương tiện/xe máy được duy trì ở mức độ bảo vệ nhất định.
Các lĩnh vực có mức giảm thuế cao nhất bao gồm dệt may, cá và các sản phẩm
thủy sản, gỗ và giấy tờ, hàng hóa sản xuất khác, máy móc, và các sản phẩm điện và điện tử. 6
Bảng 2: Mức thuế cam kết bình quân của một số mặt hàng
(Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI)
Việt Nam cam kết giảm thuế theo các hiệp định đa phương của WTO xuống 0%
hoặc thấp. Việt Nam đã tham gia Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA) là một hiệp định
đa phương. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia một phần vào các thỏa thuận đa phương
khác liên quan đến thiết bị máy bay, hóa chất và vật liệu xây dựng trong khoảng thời gian từ ba đến năm năm.
Về hạn ngạch thuế quan, Việt Nam duy trì quyền áp đặt hạn ngạch thuế quan đối
với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. 7
Bảng 3: Mức cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam theo một số Hiệp định ngành WTO
(Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI)
1.2.3 Cam kết về mở cửa thị trường và dịch vụ
Trong thỏa thuận với WTO, Việt Nam đã cam kết mười một lĩnh vực dịch vụ với
khoảng 110 tiểu ngành, so với cam kết của tám lĩnh vực và 65 tiểu ngành trong Hiệp định
Thương mại Song phương Việt Nam - Hoa Kỳ ('BTA').
Đối với hầu hết các lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả những lĩnh vực nhạy cảm như
bảo hiểm, phân phối và du lịch, Việt Nam vẫn duy trì các cam kết tương tự như trong
BTA. Đối với viễn thông, dịch vụ ngân hàng và chứng khoán, để nhanh chóng hoàn tất
các cuộc đàm phán, Việt Nam đã tiến một số bước, mặc dù nói chung không xa tình trạng
hiện tại và có liên quan đến định hướng phát triển như đã được phê duyệt cho các lĩnh vực đó.
Nội dung cam kết của một số lĩnh vực dịch vụ quan trọng được hiển thị bên dưới:
Cam kết chung cho các lĩnh vực dịch vụ
Doanh nghiệp nước ngoài sẽ không được trình bày tại Việt Nam dưới hình thức chi
nhánh, trừ khi được Việt Nam chấp thuận cho từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể; có tương đối ít cam kết như vậy. 8
Các công ty nước ngoài có thể được phép đưa nhân viên quản lý vào làm việc tại
Việt Nam, nhưng ít nhất 20% nhân viên quản lý của các công ty phải là công dân Việt Nam.
Các công ty và cá nhân nước ngoài được phép mua cổ phần trong các doanh
nghiệp Việt Nam, nhưng những điều này phải liên quan đến mức độ cởi mở của ngành đó.
Đối với dịch vụ ngân hàng, Việt Nam sẽ cho phép các ngân hàng nước ngoài chỉ mua tối
đa 30% vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam
Các cam kết cụ thể đối với một số lĩnh vực dịch vụ nhất định.
Các dịch vụ hỗ trợ và khai thác dầu mỏ:
Các doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài sau năm năm kể từ khi gia nhập để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu mỏ.
Các công ty vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí phải được đăng ký với chính quyền.
Việt Nam duy trì quyền quản lý đối với các hoạt động trên biển và thềm lục địa, và
quyền đề cử các công ty thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam cũng duy
trì một danh sách các dịch vụ dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam, chẳng hạn như
dịch vụ bay và dịch vụ cung cấp thiết bị và sản phẩm cho các hệ thống khai thác ngoài khơi. Dịch vụ viễn thông.
Việt Nam sẽ cho phép các công ty cổ phần có vốn nước ngoài lớn cung cấp dịch vụ
viễn thông không có cơ sở hạ tầng mạng, tức là họ phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt Nam quản lý.
Đối với các dịch vụ viễn thông được kết nối với cơ sở hạ tầng mạng: chỉ những
doanh nghiệp có phần lớn vốn thuộc nhà nước mới có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng; các
doanh nghiệp nước ngoài chỉ có thể có lợi ích tài chính lên đến 49% và điều này chỉ áp
dụng cho các liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép. Dịch vụ phân phối:
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, Việt Nam được phép tiến hành kinh doanh với 100%
các nhà đầu tư nước ngoài. 9
Thị trường phân phối dầu mỏ, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, đĩa CD, thuốc lá,
gạo, đường và kim loại quý sẽ không được mở cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Sau ba năm kể từ ngày gia nhập, Việt Nam sẽ mở cửa cho một số sản phẩm nhạy
cảm, chẳng hạn như thép, xi măng và phân bón.
Sự cởi mở của địa điểm kinh doanh bán lẻ thứ hai trở lên với 100% vốn nước
ngoài sẽ được cho phép trong từng trường hợp cụ thể. Dịch vụ bảo hiểm
Nói chung, mức độ cam kết tương tự như BTA. Tuy nhiên, Việt Nam đã đồng ý cho Mỹ
thành lập chi nhánh bảo hiểm nhân thọ sau năm năm kể từ ngày gia nhập. Dịch vụ ngân hàng
Cho phép thành lập ngân hàng con với 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1
tháng 4 năm 2007. Một ngân hàng nước ngoài có thể có chi nhánh tại Việt Nam, nhưng
bất kỳ chi nhánh nào cũng không được phép mở chi nhánh phụ và cũng phải tuân theo các
giới hạn trong việc huy động vốn từ các cá nhân Việt Nam trong vòng năm năm kể từ
ngày Việt Nam gia nhập WTO. Bên nước ngoài sẽ chỉ mua tối đa 30% vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam. Dịch vụ chứng khoán
Năm năm kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép thành lập các công ty chứng
khoán có 100% vốn nước ngoài. Các cam kết khác
Đối với các lĩnh vực còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kế toán, xây dựng và giao
thông vận tải, các mức cam kết cơ bản không khác gì các mức cam kết của BTA. Ngoài
ra, Việt Nam sẽ không mở cửa thị trường dịch vụ in ấn/xuất bản.
1.3 Cam kết sau 10 năm gia nhập WTO
1.3.1 Thực thi cam kết
Tính đến hết tháng 8/2017, Việt Nam chưa bị bất kỳ thành viên WTO nào khởi
kiện ra Cơ quan giải quyết tranh chấp – DSB. Điều này chứng minh là Việt Nam đã tuân
thủ toàn bộ các Hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia
nhập. Tuy nhiên, Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình 10