-
Thông tin
-
Quiz
NHỮNG BIỂU HIỆN BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP | Học viện Hành chính Quốc gia
Vấn đề bất bình đẳng giới đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại, được biểu hiện qua những hình thức khác nhau qua các thời kỳ lịch sử và phụ thuộc vào bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật Hiến pháp Việt Nam 58 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
NHỮNG BIỂU HIỆN BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP | Học viện Hành chính Quốc gia
Vấn đề bất bình đẳng giới đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại, được biểu hiện qua những hình thức khác nhau qua các thời kỳ lịch sử và phụ thuộc vào bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến pháp Việt Nam 58 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|49605928
NHỮNG BIỂU HIỆN BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Vấn đề bất bình đẳng giới đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại, được biểu hiện qua
những hình thức khác nhau qua các thời kỳ lịch sử và phụ thuộc vào bản sắc văn hóa của mỗi
quốc gia, dân tộc. Đó là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác
nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội... Bất bình đẳng giới luôn thể hiện ở cả hai khía cạnh đối
với nam giới và nữ giới. Tuy nhiên trong thực tế, bất bình đẳng đối với phụ nữ thường diễn ra
một cách phổ biến hơn, đặc biệt ở các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác thúc đẩy
bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được các cấp, các ngành tập trung triển khai, góp
phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và đạt được nhiều thành tựu. Việt Nam đã được Liên hợp
quốc công nhận cơ bản đã hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới, nâng cao vị thế phụ nữ. Tuy
nhiên, những biểu hiện bất bình đẳng giới vẫn tồn tại tương đối phổ biến trong xã hội.
Thứ nhất, bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
Ở nước ta, công việc đặc thù của phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơn nam giới. Phụ nữ
thường làm việc trong các ngành nghề có thu nhập thấp hoặc những công việc dễ bị tổn thương,
ít được tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất, giáo dục, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm hơn so với nam giới.
Khoảng cách thu nhập theo giới của Việt Nam cũng có xu hướng giãn rộng. Năm 2021,
thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 7,7 triệu đồng; thu nhập bình quân tháng của lao
động nữ là 5,7 triệu đồng.[1] Như vậy, tiền lương bình quân tháng của lao động nam cao hơn nữ
trung bình là khoảng 2,0 triệu đồng.
Như vậy, có thể nói dù đã có nhiều tiến bộ trong bình đẳng giới. Tuy nhiên, bất bình đẳng
giới trong lĩnh vực kinh tế ở nước ta vẫn còn khá rõ nét, đòi hỏi phải được giải quyết để tạo động
lực phát triển cho nền kinh tế đất nước.
Thứ hai, bất bình đẳng trong lĩnh vực chính trị lOMoARcPSD|49605928
Các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong Đảng, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân từ
trung ương đến địa phương hiện nay chủ yếu do nam giới đảm nhiệm. Trong hệ thống tổ chức
Đảng: Các nhiệm kỳ vừa qua, tỷ lệ nữ tham gia Ban thường vụ chỉ khoảng 7 - 8% ở cấp tỉnh, cấp
huyện và khoảng 6% ở cấp xã. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỷ lệ nữ giữ vị trí Bí thư Tỉnh ủy khoảng
5%. Chỉ có 03 tỉnh có Bí thư Tỉnh ủy là nữ gồm: Ninh Bình, An Giang, Vĩnh Phúc. Nhiệm kỳ
2020 – 2025, số nữ Bí thư tỉnh ủy được tăng lên 09 đồng chí, tuy nhiên, con số này vẫn còn
tương đối khiêm tốn. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy ở các cấp chưa tương xứng với tỷ lệ nữ đảng viên
hiện nay. Trong các cơ quan dân cử: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 26,72%; tỷ lệ nữ
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 đạt 26,54%; tỷ lệ nữ chủ tịch Hội
đồng nhân dân ở mỗi cấp dao động trong khoảng 6%. Tỷ lệ nữ giới giữ chức vụ Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, huyện khoảng 20%. Tỷ lệ này ở cấp xã còn thấp hơn (khoảng
14%). Trong bộ máy hành chính nhà nước: Nhiệm kỳ 2021 – 2026 cả nước chỉ có 02 nữ chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh (tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bình Phước).[2]
Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 là 29%; cấp huyện là 29,8%; cấp
xã là 28,98%. (Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, “bảo đảm có
ít nhất là 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND là
phụ nữ; phấn đấu tỷ lệ phụ nữ trúng cử là khoảng 30% tổng số đại biểu HĐND”).
Trong 63 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 có 9
người là nữ tại các tỉnh: Lạng Sơn, Lai Châu, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam,
Ninh Bình, Quảng Ngãi và An Giang. Đây là số lượng nữ bí thư tỉnh ủy nhiều nhất từ trước đến nay.
Theo thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, trong nhiệm kỳ này, ở cấp cơ sở, số
nữ tham gia cấp ủy đạt 21%, tăng 2%; cấp trên cơ sở đạt 17%, tăng 2%. Đối với các đảng bộ trực
thuộc Trung ương, tỷ lệ nữ đạt 16%, tăng 3% so với nhiệm kỳ trước.
Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế như Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
đối xử với phụ nữ (CEDAW), Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, Tuyên bố thiên niên kỷ, v.v, cam
kết ủng hộ phụ nữ tham chính và nỗ lực giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Việt
Nam tích cực tham gia Cương lĩnh hành động Bắc Kinh với 12 lĩnh vực quan tâm, trong đó có
vấn đề ra quyết định và cơ chế thể chế, bên cạnh các lĩnh vực quan tâm khác như nghèo đói, giáo
dục và đào tạo, sức khỏe, bạo lực, xung đột vũ trang, kinh tế, quyền con người, truyền thông,
môi trường và trẻ em gái. Gần đây nhất, Việt Nam ký kết tham gia Chương trình nghị sự thế giới
về phát triển bền vững, trong đó có Mục tiêu 5: Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trên toàn lOMoARcPSD|49605928
cầu, trong đó có chỉ tiêu đảm bảo phụ nữ có quyền tham gia đầy đủ, hiệu quả, bình đẳng các cơ
hội lãnh đạo và ra quyết định.
Để thúc đẩy phụ nữ tham chính, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp quan
trọng như khuyến khích phụ nữ tham chính, có các chính sách hỗ trợ, đưa thêm phụ nữ vào danh
sách ứng cử, khuyến khích đề bạt thêm phụ nữ vào Đảng, v.v. Nhằm nâng cao năng lực cho các
nữ ứng viên Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân, chuẩn bị tốt cho kỳ bầu cử
2016, Hội LHPN Việt Nam, phối hợp với UNDP và Bộ Ngoại Giao đã tổ chức nhiều lớp tập
huấn với nội dung hữu ích, trang bị cho các ứng cử viên nữ kiến thức về hệ thống chính trị Việt
Nam, về quy trình bầu cử, xây dựng chương trình hành động, kỹ năng chuẩn bị cho hội nghị tiếp
xúc cử tri và trình bày chương trình hành động, v.v.
Bên cạnh đó cần có những giải pháp giải quyết những vướng mắc, bất cập liên quan, gây
cản trở đến quyền tham gia chính trị và tiếp cận các vị trí lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong các
cơ quan công quyền. Đó có thể là một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần có kế hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ một cách lâu
dài, thường xuyên, với tầm nhìn chiến lược lâu dài. Kế hoạch quy hoạch cán bộ nữ cần cụ thể
hóa ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương với tỉ lệ cụ thể đảm bảo tính định lượng, trên cơ sở
đó có báo cáo, đánh giá kết quả đạt được, những điểm cần rút kinh nghiệm hoặc phát huy và lộ
trình cần thực hiện. Việc thực hiện quy hoạch cán bộ nữ được giao trách nhiệm cụ thể cho người
đứng đầu ngành, địa phương... và phải chịu trách nhiệm nếu không hoàn thành
Thực hiện quy hoạch cán bộ nữ gắn với trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nữ ở
các địa phương, các cấp, các ngành nên cần sâu sát, kịp thời, nhằm tháo gỡ những khó khăn nhất
định, tạo điều kiện tốt nhất cho phụ nữ có thể hoàn thành tốt quá trình đào tạo bồi dưỡng. Vì lẽ
đó, "cần đưa tiêu chí về công tác cán bộ nữ trong đánh giá, kiểm điểm hằng năm của các cơ
quan, ban hành chính sách nhằm nâng cao năng lực cho nữ lao động, nữ cán bộ, nữ công chức, nữ viên chức”.
Thứ hai, việc sắp xếp danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội
đồng nhân dân các cấp cần cân nhắc các yếu tố giới chi phối tới khả năng trúng cử của phụ nữ.
Cùng với việc cần quy định tỷ lệ nữ bắt buộc trong danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu
Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp với tỉ lệ cao hon theo quy định hiện hành lên 45%
(để có thể đảm bảo tỷ lệ nữ trúng cử đạt trên 35%) thì việc sắp xếp danh sách, phân chia các nữ
ứng cử viên về các khu vực bầu cử cũng phải có nhạy cảm giới. Việc sắp xếp danh sách bầu cử tại lOMoARcPSD|49605928
cùng một khu vực bầu cử một tỷ lệ ứng cử viên nữ bắt buộc tối thiểu phải đi đôi với sự tương quan
về trình độ chuyên môn, bằng cấp, vị trí công tác... của các ứng cử viên nữ so với các ứng cử viên
nam thì mới đảm bảo khả năng, cơ hội nữ ứng cử viên được cử tri lựa chọn.
Thứ ba, cần xóa bỏ các rào cản về văn hóa, phong tục tập quán, định kiến giới, các quan
niệm về vai trò giới, khuôn mẫu giới truyền thống cản trở việc phụ nữ tham gia, tiếp cận và đảm
nhiệm các vị trí lãnh đạo trong cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước. Giải pháp
cần có tính hệ thống, đồng bộ, toàn diện và cơ bản nhất là quy định “đưa nội dung phòng chống
bạo lực gia đình, bình đẳng giới vào chương trình học của tất cả các bậc học” cần được sớm triển khai, hiện thực hoá.
Thứ tư, cần xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia về giới một cách thống nhất, đồng
bộ. Đây là việc làm rất cấp thiết, đặc biệt trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm hệ
thống hóa các dữ liệu thống kê tách biệt giới, cung cấp những dữ liệu về giới để có thể tiến hành
phân tích giới một cách khoa học, từ đó có cơ sở đề xuất chính sách về bình đẳng giới nói chung
và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng.
Thứ ba, bất bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa – xã hội
Việt Nam hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tàn dư văn hóa phong kiến,
do đó, lĩnh vực văn hóa – xã hội chính là nơi biểu hiện rõ nét nhất của hiện tượng bất bình đẳng
giới đối với phụ nữ.
Xã hội phong kiến với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đề cao vai trò và địa vị của nam
giới, hạ thấp vai trò của nữ giới. Vẫn còn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng đối với phụ nữ
ngay trong nhiều gia đình, bởi các chuẩn mực giới theo truyền thống văn hóa phong kiến đã ăn
sâu trong xã hội. Không ít người, kể cả những nam giới có trình độ học vấn cao vẫn coi việc
chính của phụ nữ là sinh con, tề gia, nội trợ... Nhiều gia đình vẫn mang nặng tư tưởng phải có
con trai nối dõi tông đường, con trai là người thừa kế tài sản… nên phải tìm cách sinh con trai
bằng mọi giá. Điều này khiến cho cân bằng giới tính của Việt Nam bị tác động tiêu cực. Năm
2021, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 111.5 bé trai / 100 bé gái.[3] Sự thay đổi cân bằng
giới tính chệch khỏi mức sinh học bình thường phản ánh những can thiệp có chủ đích và gây
nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa đến sự ổn định dân số của quốc gia. lOMoARcPSD|49605928
Nhiều gia đình có cả con trai, con gái thì lại có sự phân biệt, đối xử bất bình đẳng với con
gái so với con trai. Con trai luôn có quyền nhiều hơn, được bênh vực hơn chị em gái. Việc bếp
núc, dọn dẹp nhà cửa cũng chủ yếu chỉ dạy con gái làm. Chính những quan điểm không phù hợp
này vô hình trung đã dẫn đến một hệ quả bất bình đẳng, áp đặt những việc không tên trong gia
đình lên vai người phụ nữ. Người phụ nữ bị trói buộc trong phạm vi gia đình và hoàn toàn bị lệ
thuộc vào nam giới. Theo báo cáo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm của Tổ
chức Lao Động quốc tế, phụ nữ trung bình dành số giờ gấp đôi nam giới để làm việc nhà. Thậm
chí, 20% đàn ông Việt không hề làm việc nhà. Gánh nặng công việc gia đình dồn lên vai người phụ nữ.[4]
Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” cũng góp phần hình thành nên tính gia trưởng của nam
giới. Tình trạng bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ và trẻ em gái, các tác động mặt trái của hôn
nhân có yếu tố nước ngoài thời gian qua chưa có chiều hướng thuyên giảm. Báo cáo Điều tra
quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 03 phụ nữ thì có gần 02
phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần hoặc kinh
tế. Thêm vào đó, bạo lực đối với phụ nữ thường vẫn bị che giấu. Khoảng 50% phụ nữ bị chồng
bạo lực chưa bao giờ kể với bất kỳ ai. Hầu hết phụ nữ (90,4%) bị bạo lực thể xác, bạo lực tình
dục do chồng gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền, đoàn thể. [5]
Bất bình đẳng giới còn được thể hiện rõ nét trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Ở nước ta,
tỷ lệ biết chữ của nữ giới (từ 15 tuổi trở lên) những năm qua luôn thấp hơn nam giới từ 1 - 4%.
Đặc biệt tại các trường Đại học, Cao đẳng, giảng viên nữ thường có học hàm, học vị thấp hơn
nhiều so với giảng viên nam. Năm 2019, trong tổng số 24.083 giảng viên giảng dạy ở các cấp
bậc đại học, cao đẳng trên cả nước, chỉ có 8.708 người là nữ, chiếm tỷ lệ 0,36% tổng số giảng
viên.[6] Như vậy, ngay trong ngành giáo dục đào tạo, ngành được coi là nhân văn nhất trong các
ngành nghề, bình đẳng giới vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ.
Bất bình đẳng giới đối với phụ nữ tại Việt Nam thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như sau
Thứ nhất, một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ, chưa dành sự quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức cho công tác bình đẳng giới. Mặc dù bình đẳng giới luôn là một
nội dung quan trọng hàng đầu được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nhiều văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn về công tác bình đẳng giới đã được ban hành, tuy nhiên, bên cạnh những cơ
quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm triển khai đồng bộ, hiệu quả, vẫn có một số cấp ủy, cá lOMoARcPSD|49605928
nhân chưa thay đổi trong tư duy, nhận thức, từ đó triển khai các nội dung bình đẳng giới một
cách hình thức, hời hợt, kém hiệu quả.
Thứ hai, hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam về bình đẳng giới hiện nay vẫn
chưa hoàn thiện, vẫn còn những lỗ hổng gây thiệt thòi về quyền và lợi ích chính đáng cho nữ
giới. Thêm vào đó, những chế tài đối với các hành vi bất bình đẳng giới chưa đủ sức răn đe, đôi
khi bất hợp lý. Điều đó làm cho những đối tượng vi phạm có tâm lý coi thường pháp luật và
những phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng cũng thiếu niềm tin vào pháp luật để đấu tranh đòi quyền
lợi chính đáng cho bản thân.
Thứ ba, sự phối hợp giữa các ngành trong việc triển khai thực hiện bình đẳng giới và vì
sự tiến bộ của phụ nữ chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bình đẳng giới
và vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng còn nhiều hạn chế.
Thứ tư, định kiến giới và sự phân công xã hội giữa nam và nữ đã có từ hàng nghìn năm,
ăn sâu vào văn hóa truyền thống và ngẫu nhiên gây một cảm giác về sự hợp lý, bất biến. Tâm lý
ấy khiến sự bất bình đẳng kéo dài nhưng các cá nhân trong xã hội không nhận thấy sự bất công
ấy, coi là lẽ tự nhiên, là sự bình thường.
Thứ năm, bản thân một số phụ nữ vẫn còn tư tưởng cam chịu, lệ thuộc, thiếu ý chí độc
lập, tự chủ, vươn lên tự hoàn thiện bản thân và đấu tranh cho quyền và lợi ích chính đáng của
bản thân nói riêng và nữ giới nói chung. Một số có ý định thay đổi nhưng lại cảm thấy e ngại
trước dư luận xã hội, mặc dù hoàn cảnh của đất nước đã phát triển và khác trước rất nhiều.
Để khắc phục, đẩy lùi bất bình đẳng giới đối với phụ nữ ở nước ta, trong thời gian tới cần
thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:
Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, Chính quyền về công tác bình đẳng
giới. Để xóa bỏ sự bất bình đẳng giới, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Chính quyền là
một nhân tố quan trọng hàng đầu. Do đó, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
Đảng, trách nhiệm quản lý của Chính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, triển khai
thực hiện và hoàn thiện thể chế về bình đẳng giới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng
đầu trong việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới. Để làm được điều này, mỗi cơ quan,
đơn vị, địa phương cần xây dựng các nghị quyết chuyên đề, các chương trình, kế hoạch cụ thể về
bình đẳng giới hoặc có lồng ghép các nội dung bình đẳng giới. Xây dựng quy chế để ràng buộc lOMoARcPSD|49605928
trách nhiệm của cấp ủy Đảng, Chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện.
Hai là, kiện toàn hệ thống pháp luật về bình đẳng giới. Hệ thống pháp luật về bình đẳng
giới là một nhân tố quan trọng để đảm bảo công tác này có thể được triển khai, phát huy hiệu quả
trong thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, thời gian tới cần phải rà soát hệ thống pháp luật hiện hành
đảm bảo nhất quán trong các luật về nguyên tắc bình đẳng giới. Đặc biệt cần phải chú ý các
chính sách về quy hoạch cán bộ đối với nữ, nhất là chính sách cho đội ngũ nữ cán bộ khoa học,
cán bộ dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Bên cạnh đó, cũng cần rà soát, sửa
đổi, bể sung các chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu thống kê giới quốc gia phù hợp với các nghị quyết của
Đảng, các luật hiện hành, các cam kết quốc tế và mục tiêu phát triển bền vững.
Ba là, nâng cao hiệu quả bộ máy thúc đẩy bình đẳng giới. Để đảm bảo việc triển khai có
hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng
giới, vai trò của bộ máy thúc đẩy bình đẳng giới là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, thời gian
tới cần phải kiện toàn, nâng cao hiệu quả của các cơ quan, tổ chức của bộ máy thúc đẩy bình
đẳng giới trên các nội dung cụ thể sau: -
Chuyên môn hóa bộ máy làm công tác bình đẳng giới. Trước thực tế về giảm biên
chế trong các cơ quan của Nhà nước. Bình đẳng giới là lĩnh vực mới, cán bộ lại kiêm nhiệm nên
thường không yên tâm trong công tác. Do vậy, cần hoàn thiện theo hướng đảm bảo có cán bộ
chuyên trách về bình đẳng giới nhằm tăng động lực làm việc, tạo sự gắn bó lâu dài với công tác bình đẳng giới. -
Xây dựng kế hoạch tổng thể về nâng cao năng lực cho bộ máy làm công tác về
bình đẳng giới. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác về bình đẳng giới cần được thực hiện
theo một kế hoạch tổng thể. Kế hoạch này cần được xây dựng ở tất cả các cấp, trước mắt ở cấp
Trung ương và cấp tỉnh, đồng thời lựa chọn một số huyện và xã làm thí điểm để từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng. -
Chú trọng đầu tư ngân sách cho các hoạt động về bình đẳng giới. Đối với các mục
tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới đã đặt ra, cần dành kinh phí thỏa đáng để đảm bảo các mục tiêu,
chỉ tiêu đạt được hiệu quả. Bên cạnh đó, cần huy động tối đa nguồn lực trong nước và quốc tế
cho các hoạt động liên quan đến bình đẳng giới. Kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động
vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước được bố trí trong lOMoARcPSD|49605928
dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị đó theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật.
Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền về bình đẳng giới. Xóa bỏ bình đẳng giới không
phải là công việc riêng của Đảng, của chính quyền mà cần có sự chung tay của toàn xã hội. Do
đó, bên cạnh các chính sách, kế hoạch, chương trình để đảm bảo bình đẳng giới thì công tác
truyền thông cần phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài và hiệu quả hơn nhằm thay đổi
những định kiến giới đang tồn tại khá phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong
chiến lược dài hạn, cần phải có các chương trình giáo dục về bình đẳng giới đưa vào giảng dạy
trong trường học cho trẻ em. Việc thay đổi các chuẩn mực xã hội phải được thực hiện thật cụ thể,
thông qua việc xây dựng văn hóa tôn trọng, bình đẳng giới không chỉ tại nhà, nơi làm việc,
trường học, trên môi trường trực tuyến… Công tác này cần được tiến hành bền bỉ, khoa học và
sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và các cơ quan truyền thông đại chúng.
Năm là, chủ động hợp tác quốc tế về bình đẳng giới. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay,
Bình đẳng giới là một vấn đề mang tính toàn cầu, không còn là một vấn đề của riêng bất cứ quốc
gia, dân tộc nào. Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia ký kết nhiều văn kiện quốc tế
về bình đẳng giới, quyền của phụ nữ và trao quyền cho phụ nữ. Việc hợp tác quốc tế về bình
đẳng giới không những có thể giúp Việt Nam tranh thủ các kinh nghiệm từ các nước phát triển,
đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực này, mà còn tranh thủ được các nguồn lực để
triển khai công tác thực hiện bình đẳng giới ở trong nước, đồng thời giúp quảng bá hình ảnh của
Việt Nam đối với bạn bè thế giới.
Tóm lại, bình đẳng giới đang ngày càng được nhìn nhận, đánh giá có vai trò quan trọng,
tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của từng quốc gia và toàn cầu nói chung. Thời gian qua, vấn
đề bình đẳng giới đã và đang tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng
và Nhà nước ta. Tuy nhiên, thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại và có tác động
tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước. Tin tưởng rằng, nếu triển khai đồng bộ các giải
pháp đã được đề cập, với sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị và toàn thể dân tộc Việt
Nam, trong thời gian tới, những biểu hiện bất bình đẳng giới đối với phụ nữ sẽ dần thu hẹp, tiến
tới bị xóa bỏ hoàn toàn./.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, luật quy định nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn,
độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền
thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Nam, nữ bình đẳng lOMoARcPSD|49605928
về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm quy định tỷ lệ
nam, nữ được tuyển dụng lao động; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong
một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Bên cạnh đó, căn cứ vào điều 135 Bộ luật Lao động năm 2019, chính sách nhà nước đối
với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới được quy định cụ thể như sau: Bảo đảm quyền bình
đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng,
chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để
lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời
gian biểu lih hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp,
chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao
động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc
sống gia đình. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao
động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động.
Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp
với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
Ngoài ra, điều 136 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định trách nhiệm của người sử dụng
lao động đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới. Theo đó, bảo đảm thực hiện bình đẳng
giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo,
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên
quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại
nơi làm việc; giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu
giáo cho người lao động.