Những biểu hiện của văn hóa trong các lĩnh vực xã hội riêng biệt
Những biểu hiện của văn hóa trong các lĩnh vực xã hội riêng biệt
Môn: Triết học mác -lênin (MLN)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36207943
2.3. Những biểu hiện của văn hóa trong các lĩnh vực xã hội riêng biệt
2.3.1. Biểu hiện của văn hóa trong các thiết chế xã hội cơ bản
2.3.1.1. Văn hóa trong sự phát triển kinh tế xã hội
“Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và
xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.
Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản
của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” Với ý nghĩa
đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù đó là hoạt động
sản xuất vật chất hay sản xuất tinh thần, trong quan hệ giao tiếp ứng xử xã hôi hay
trong thái độ với thiên nhiên… còn kinh tế là hoạt động nhằm tạo ra của cải vật chất
cho xã hội trong đó có các nhân tố như : vốn, tài nguyên, khoa học – công nghệ và
con người (người quản ly và người lao động). Nói tới con người là nói tới văn hóa,
vì toàn bộ các giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực tinh thần của con
người. Những năng lực và phẩm chất đó được vật chất hóa trong quá trình sản xuất.
Vì vậy văn hóa và kinh tế có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhau. Ở đây văn hóa
là yếu tố nội sinh, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế.
\Chúng ta đều biết đời sống xã hội có hai mặt : vật chất và tinh thần. Nếu kinh
tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời
sống xã hội và với tính cách như vậy, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của
sự phát triển kinh tế xã hội.
Từ trước đến nay, văn hoá là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy tính
năng động sáng tạo, ý thức trách nhiệm của con người trong hoạt động kinh tế. Nó
mang lại không ít các cơ hội cho kinh tế phát triển nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ
và du lịch. Chính vì vậy có thể nói rằng văn hoá đang có một tác động trực tiếp vô
cùng to lớn tới sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể nhận thấy các hoạt động kinh tế cũng có tác
động ngược trở lại với các nhân tố văn hoá. Nhất là trong thời đại hiện nay, rất nhiều
những nét văn hoá mới đang phát triển và trở thành những giá trị chung cho cả nhân
loại, nếu một nền kinh tế kém phát triển thì sự hội nhập này rất khó khăn và cộng
đồng ấy, quốc gia ấy vô tình đã làm mất đi những cơ hội tiếp thu những nét đẹp văn
hoá mới mà nhân loại đang tiếp cận.
2.3.1.2. Văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo:
Văn hoá trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo là sự thể hiện của văn hoá qua
các cách thức hành lễ trong tín ngưỡng, cách thức tổ chức cho con người tham gia
các hoạt động tôn giáo theo tín ngưỡng của mình, qua thái độ của con người đối với
lễ vật nhằm thực hành tín ngưỡng, qua sự kết hợp hài hòa với các giáo lý..... lOMoARcPSD| 36207943
Văn hóa nếu như thể hiện đúng giá trị nhân bản của nó trong tín ngưỡng của
mỗi cá nhân thì nó sẽ giúp cho mỗi cá nhân có được những hành động đúng, mang
tính tích cực trong khi thực hành các lễ nghi tôn giáo và ngược lại bởi lẽ, một đời
sống tinh thần ổn định, một nền đạo đức không bị xói mòn, một kỉ cương xã hội
được tôn trọng... không bao giời thiếu bóng dáng của đời sống tâm linh và một nền
văn hoá phát triển lành mạnh với những định hướng đúng đắn, thì tự bản thân giá trị
văn hoá ấy sẽ chế ngự những đức tin trá hình, những kiểu tâm linh bệnh hoạn...
Việt nam mặc dù chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các tín ngưỡng của Ấn Độ và
Trung Quốc nhưng nhờ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các giá trị văn hoá truyền
thống mà các hoạt động tín ngưõng này có những nét riêng biệt, độc đáo và tồn tại
song hành với sự phát triển văn hóa- xã hội ngày hôm nay. Điều đó có nghĩa, việc
khôi phục lại các hoạt động văn hóa truyền thống như lễ hội... của mỗi công đồng sẽ
giúp mỗi người hiểu rõ hơn các nhân tố văn hoá được tồn tại trong các hoạt động tín
ngưõng trong đó. Tuy nhiên, không tránh khỏi trên thực tế vẫn còn có những người
lợi dụng các hoạt động tín ngưỡng để để phục vụ lợi ích cá nhân. Vì thế việc định
huớng văn hoá lãnh mạnh cho mỗi cá nhân trong xã hội đóng một vai trò vô cùng
quan trọng, nhất là trong hoạt động phục vụ và thực hành các tín ngưỡng tôn giáo.
Các nhà xã hội học văn hóa sẽ làm gì từ những vấn đề đang đặt ra trong xã hội hiện nay? -
Phải nhận thấy rõ thực trạng về vấn đề này, cả những mặt tích
cực vànhững biến tướng của nó. -
Tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó -
Đưa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề tồn tạị.
2.3.1.3. Văn hóa và giáo dục
Giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người. Giáo dục đóng một vai trò
vô cùng quan trọng trong phát triển văn hóa, và văn hoá cũng là một nhân tố rất quan
trọng trong sự phát triển của giáo dục. Nhờ có quá trình giáo dục mà mỗi người với
tư cách cá nhân trong xã hội tiếp nhận được tri thức để từ đó có thể hoà nhập với
cộng đồng. Thông qua quá trình giáo dục con người phát triển và hoàn thiện nhân
cách của mình theo những giá trị và chuẩn mực tốt đẹp. Giáo dục là nhân tố cơ bản
giúp con người nhận rõ đâu là những nét văn hoá cần phải được bảo lưu và giữ gìn,
đâu là những nét văn hoá lạc hậu cần phải thay đổi. Vì thế giáo dục là nhân tố để văn
hoá phát triển. Ngược lại, văn hoá có những tác động một cách trực tiếp và gián tiếp
tới hoạt động giáo dục. Bằng cách tác động trực tiếp, các hệ giá trị- chuẩn mực của
xã hội tác động trực tiếp đến tình trạng đi học và đến ý thức trong học tập và đến chất lượng giáo dục. lOMoARcPSD| 36207943
Trong mối quan hệ giữa văn hoá và giáo dục chúng ta có thể nhận thấy chúng
có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Ở đây, văn hóa luôn luôn đóng vai trò
nhân tố “hạt nhân”, “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình giáo dục để sự nghiệp giáo dục
phát triển theo đúng định hướng là nơi “đào luyện nhân tố” cho đất nước. 2.3.2. Biểu
hiện của văn hóa trong các hình thức sinh hoạt đời thường Văn hóa đóng vai trò vui chơi, giải trí:
Khái niệm vui chơi, giải trí bao gồm tất cả hoạt động của con người nhằm đem
lại sự sảng khoái về tinh thần và thể xác.Trong quan hệ với văn hóa, mối quan hệ
giữa hoạt động vui chơi, giải trí với văn hoá là mối quan hệ tương tác hai chiều. Ở
chiều thứ nhất, văn hoá đóng vai trò vui chơi, giải trí: Điều này thể hiện ở sự chi phối
của hệ giá trị, chuẩn mực của xã hội tới việc tổ chức các loại hình vui chơi, tới hình
thức và nội dung của các loại trò chơi, tới ý thức tham gia và tới hành đọng tham gia
của các cá nhân và các nhóm xã hội. Ở đây, văn hoá đã chứng tỏ được vai trò hết sức
quan trọng và không thể thay thế của mình trong các hoạt động đó. Chính vì vậy mà
cho tới nay nó vẫn thu hút được sự chú ý và tham gia của rất nhiều người trên khắp
mọi vùng, miền. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại cùng với sự hội nhập và giao
thoa văn hóa thì bên cạnh những loại hình vui chơi, giải trí lành mạnh là những loại
hình mang đầy tính chất bạo lực, khoét sâu, khai thác những nhu cầu 47 bản năng
của con người. Chính vì vậy, vai trò của văn hoá lại càng quan trọng với tư cách là
công cụ định hướng tư tưởng lành mạnh trong các trò chơi, hoạt động giải trí.
Bên cạnh sự định hướng của văn hoá cho các hoạt động vui chơi, giải trí thì
chính những hoạt động này cũng có sự tương tác ngược trở lại với văn hoá. Nó giúp
duy trì các nét tinh hoa trong văn hoá cổ xưa, tạo cho con người xu hưóng nhớ về
cội nguồn, gốc rễ của mình bên cạnh những giá trị văn hoá mới.
Ở Việt nam theo định hưóng của đảng và Nhà nuớc chúng ta phải phát triển
vai trò của văn hoá trong tất cả các lĩnh vực cuả đời sống, kể cả giải trí. Muốn phát
triển theo đúng định hướng đó chúng ta cần phải giải quyết những mối quan hệ sau:
- Quan hệ giữa các loại hình giải trí cũ với các loại hình giải trí mới
- Quan hệ giữa mục tiêu phát triển văn hoá và xã hội của Đảng và nhà
nướcđể đưa ra được con đường đi đúng đắn.
2.3.3. Biểu hiện của văn hóa trong lĩnh vực tư tưởng:
Văn hóa trong vai trò điều chỉnh quan hệ xã hội
Văn hoá đại chúng với chức năng cùa mình: thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải
trí của đám đông, nên ở một mức độ nào đó nó có tác dụng đáng kể với việc giải toả
sức ép tâm lí, giải toả và cân đối điều chỉnh tâm trạng của đại bộ phận dân cư, nhờ
đó mà có thể tăng cường cảm giác hoà đồng, cảm giác an sinh trong xã hội. Vì thế, lOMoARcPSD| 36207943
văn hoá đại chúng đã góp phần không nhỏ trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực thì văn hoá đại chúng cũng bộc lộ những mặt
hạn chế của nó như: làm giảm cá tính, tinh thần sáng tạo độc đáo, sức tưởng tuợng,
sức sống của người tiếp thu nó bị lu mờ, thậm chí bị nhấn chìm bởi một loại văn hoá
mang tính đồng dạng cao, có tính “ sản xuất hàng loạt.
Như vậy tính chất hai mặt của văn hoá đại chúng đều góp phần vào việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên cần phải nhận thấy rằng, bên cạnh những loại
hình văn hoá đại chúng còn tồn tại một loại hình khác “văn hoá bác học” với những
trào lưu triết mĩ khác nhau. Những loại hình văn hoá - nghệ thuật này sẽ là nền tảng
giữ gìn, nâng cao các giá trị chuẩn trong đời sống văn hoá- nghệ thuật, góp phần thoả
mãn nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của một tầng lớp tinh hoa trong xã hội.
Có thể thấy nhiều khi, các trào lưu văn hoá hay xã hội phát triển sâu rộng
nhiều khi cũng là một làn sóng có tác dụng điều chỉnh quan hệ xã hội.
Tóm lại, văn hoá có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên chính các mối quan hệ xã hội cũng là nhân tố để văn
hoá phát triển. Bởi lẽ, văn hoá có sống được hay không là nhờ những cộng đồng
chấp nhận nó. Do vậy, một xã hội, một cộng đồng hoà bình, đoàn kết sẽ là vườn ươm
cho văn hoá phát triển mạnh mẽ.
Ở Việt nam hiện nay, trong tình hình kinh tế thị trường phát triển chúng ta cần
phải giải quyết một số vấn đề rất quan trọng trong vấn đề văn hoá điều chỉnh các quan hệ xã hội như: -
Phát triển mạnh mẽ văn hoá đại chúng, có những định hướng để chúng
duytrì điều chỉnh những quan hệ xã hội ổn định -
Chú trọng hơn đến “ văn hoá bác học” để nâng cao được những giá
trịchuẩn mực trong cuộc sống.