-
Thông tin
-
Quiz
Những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt động xuất bản là gì? Lấy ví dụ về các cuốn sách đã vi phạm vào những nội dung, hành vi cấm đó | Tiểu luận Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển không ngừng của xã hội thông tin hiện đại, vai trò của báo chí và hoạt động xuất bản không chỉ làm nền tảng cho việc truyền tải thông tin mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phản ánh và bảo vệ các giá trị cơ bản của xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật đạo đức báo chí truyền thông 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt động xuất bản là gì? Lấy ví dụ về các cuốn sách đã vi phạm vào những nội dung, hành vi cấm đó | Tiểu luận Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển không ngừng của xã hội thông tin hiện đại, vai trò của báo chí và hoạt động xuất bản không chỉ làm nền tảng cho việc truyền tải thông tin mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phản ánh và bảo vệ các giá trị cơ bản của xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đạo đức báo chí truyền thông 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
Đề bài: Những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt
động xuất bản là gì? Lấy ví dụ về các cuốn sách đã vi
phạm vào những nội dung, hành vi cấm đó
Họ và tên: Bùi Đức Gia Long
Lớp: Quay phim truyền hình k42
Mã sinh viên: 2256060021
Môn: Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông
Giảng Viên: Nguyễn Thuỳ Vân Anh Mục lục
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................................3
A. MỞ ĐẦU......................................................................................................................................4 1.
Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................4
2. Mục đích, ý nghĩa đề tài..............................................................................................5
3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................5 B.
Nội dung........................................................................................................................................ 6 1.
Khái niệm.............................................................................................................................6 2.
Những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt động xuất bản.............6
a. Những nội dung cấm trong hoạt động xuất bản.......................................6
b. Những hành vi cấm trong hoạt động xuất bản..........................................8 3.
Một số cuốn sách vi phạm những nội dung, hành vi đó.........................10
a. Những ấn phẩm của nhà xuất bản Tự Do....................................................10
b. Cuốn Hồi ký “Những mảnh đời sau song sắt”..........................................10 d.
Một số cuốn sách khác........................................................................................................12 4.
Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản........................................................14 5.
Giải pháp khắc phục....................................................................................................16 C.
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................... 18 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận tìm hiểu về đề tài này, em xin gửi mời cảm ơn chân thành đến
giảng viên bộ môn Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông cô Nguyễn Thuỳ Vân
Anh đã tạo điều kiện và dành thời gian giảng dạy cho em để em có thể chuẩn bị đầy đủ
chi tiết kiến thức để tập trung hoàn thành tiểu luận.
Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì bản thân đã nghiên cứu về
“Những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt động xuất bản và từ đó lấy ví dụ về các cuốn sách vi phạm”
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của mỗi cá thể luôn tồn tại những
hạn chế thiếu xót. Em biết rằng trong quá trình làm bài tiểu luận sẽ không thể tránh
khỏi những sai xót. Em nhận thức được rằng với lượng kiến thức ít ỏi của bản thân
chắc chắn bài tiểu luận của em sẽ không thể tránh khỏi thiếu xót. Kính mong cô có thể
thông cảm và góp ý để em ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.
Em xin kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc và gặt hái được thật nhiều
thành công trên con đường giảng dạy của mình !!! A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển không ngừng của xã hội thông tin hiện đại, vai
trò của báo chí và hoạt động xuất bản không chỉ làm nền tảng cho việc truyền tải thông
tin mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phản ánh và bảo vệ các giá
trị cơ bản của xã hội. Tuy nhiên, sự tự do của báo chí cũng đồng đi kèm với trách nhiệm
xã hội và phải tuân thủ các quy định pháp luật.
Nghị định số 119 năm 2020 của Chính phủ với nội dung "Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản" đã nổi lên như một công cụ
quản lý, kiểm soát, và điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực báo
chí và xuất bản ở Việt Nam. Nghị định này đã tập trung vào vi phạm về in xuất bản
phẩm, một khía cạnh quan trọng trong hoạt động của ngành này. Nhóm vi phạm liên
quan đến in xuất bản phẩm là một trong những vấn đề được Nghị định 119 nhắc đến và
cũng là một điểm nổi bật cần được nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng. Việc này không chỉ
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quy định cụ thể mà Nghị định đã đưa ra mà còn giúp
chúng ta nhìn nhận sâu sắc hơn về vai trò, ý nghĩa của việc tuân thủ các quy định pháp
luật trong hoạt động báo chí và xuất bản. Để tìm hiểu sâu hơn về đề tài này, việc phân
tích các quy định cụ thể, các trường hợp vi phạm, hậu quả của việc vi phạm và cách
thức xử lý theo Nghị định 119 năm 2020 là cực kỳ quan trọng. Bằng việc làm này, chúng
ta có thể đánh giá được tính khả thi, tính linh hoạt của các quy định này đồng thời cũng
đưa ra các khuyến nghị, đề xuất nhằm cải thiện, hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý,
điều chỉnh hoạt động báo chí và xuất bản trong tương lai.
Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào phân tích, đánh giá các điểm cụ
thể về nhóm những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt động xuất bản, từ đó đưa ra
những nhận định chính xác và đề xuất cụ thể, nhằm góp phần vào việc nâng cao chất
lượng hoạt động của ngành báo chí và xuất bản, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền
vững của xã hội thông tin trong thời đại hiện nay.
2.Mục đích, ý nghĩa đề tài
Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu về những nội dung cấm, hành
vi cấm trong hoạt động xuất bản cũng như là tìm hiểu một
số cuốn sách vi phạm vào những nội dung, hành vi cấm đó
và đưa ra những giải pháp khắc phục với mục tiêu giúp
ngành xuất bản của Việt Nam cũng như thế giới được phát
triển đúng và toàn diện
3.Phạm vi nghiên cứu -
Điều 10 luật Xuất Bản năm 2012 -
Các cuốn sách Việt Nam -
Các cuốn sách trên thế giới B.Nội dung 1. Khái niệm
Trước khi tìm hiểu về những nội dung cấm, hành vi cấm trong
hoạt động xuất bản thì ta cần biết xuất bản là gì?
Theo khoản 1 Điều 4JLuật Xuất bản 2012, xuất bản là việc tổ
chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và
phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
Cụ thể hai phương thức xuất bản bao gồm:
- In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.
- Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua,
bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu,
nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.
(Khoản 2 và khoản 3 Điều 4JLuật Xuất bản 2012)
2. Những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt
động xuất bản
a. Những nội dung cấm trong hoạt động xuất bản
Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội
dung sau đây theo điều 10 trong Luật Xuất Bàn 2012
Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ, xúc phạm Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các cơ
quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các lực lượng vũ
trang nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ
chức xã hội, các tổ chức kinh tế, các cá nhân có uy tín trong xã hội.
Kích động bạo loạn, lật đổ chính quyền nhân dân.
Tuyên truyền, cổ súy cho tư tưởng, quan điểm, đường lối, chính
sách của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.
Phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc:
Kích động, chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, các
tầng lớp xã hội, các giai cấp, các thành phần kinh tế, các tổ chức
chính trị, xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các
tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, các cá nhân.
Tuyên truyền, kích động bạo lực, gây rối an ninh trật tự xã hội.
Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa
các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư
tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn
xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục
Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược là hành vi đi ngược
lại nguyên tắc cấm đe doạ bằng vũ lực và sử dụng vũ lực được quy
định tại Hiến chương Liên hợp quốc. Đối tượng tuyên truyền, kích
động là nhân dân nước đi xâm lược, nước bị xâm lược. Kẻ phạm tội
cùng một lúc có thể tuyên truyền, kích động nhân dân trong nước
hoặc nhân dân nước ngoài hoặc có thể tuyên truyền kích động cả
hai. Hình thức tuyên truyền, kích động có thể bằng lời nói, hoặc
phim ảnh, tài liệu. Phương tiện kích động tuyên truyền bao gồm:
phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh; tại hội nghị hoặc phát
biểu trước đám đông…
Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi sản xuất ra, sao chép
lại, vận chuyển và lưu hành rộng rãi, tàng trữ nhằm phổ biến đến
nhiều người những sách báo, phim, hình ảnh, âm thanh với nội
dung khiêu dâm, có lối sống đồi trụy trái với quan niệm đạo đức
tốt đẹp của dân tộc
Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá ngân và bí mật khác do pháp luật quy định
Tiết lộ bí mật nhà nước: là việc tiết lộ hoặc lan truyền các thông tin bí
mật của nhà nước mà không có sự cho phép của cơ quan có thẩm
quyền, có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia và an ninh cộng
đồng. Đây là một hình thức vi phạm pháp luật và có thể bị truy tố
theo luật hình sự. Các thông tin bí mật của nhà nước có thể bao
gồm các thông tin về quốc phòng, an ninh, tình báo, ngoại giao và
các thông tin khác có liên quan đến an ninh quốc gia, an ninh
cộng đồng, chính trị và kinh tế.
● Các tác hại có thể kể đến như:
- Tiết lộ bí mật nhà nước gây tổn hại đến an ninh quốc gia: khi thông tin bí
mật của nhà nước bị tiết lộ, có thể gây ra các rủi ro và tổn hại đến
an ninh quốc gia, như an ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninh
kinh tế và các lĩnh vực khác.
- Tiết lộ bí mật nhà nước gây hại đến quan hệ đối ngoại: khi thông
tin bí mật của nhà nước bị tiết lộ, có thể làm suy yếu các quan hệ
đối ngoại của đất nước, gây mất niềm tin của bạn bè, đối tác quốc
tế và ảnh hưởng đến vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
- Tiết lộ bí mật nhà nước gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường
nhật của người dân: khi thông tin bí mật của nhà nước bị tiết lộ,
nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của người dân,
như hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - trật tự công cộng và các lĩnh vực khác.
- Tiết lộ bí mật nhà nước gây ảnh hưởng đến đạo đức, văn hóa xã
hội: khi thông tin bí mật của nhà nước bị tiết lộ, nó có thể gây ra
tình trạng vi phạm đạo đức, văn hóa xã hội. Nó có thể làm tổn hại
đến những giá trị đạo đức, đạo lý của đất nước, ảnh hưởng đến sự
lành mạnh của văn hóa xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững của đất nước.
Tiết lộ bí mật đời tư: là việc tiết lộ hoặc lan truyền các thông tin
riêng tư của một cá nhân hoặc tổ chức mà không có sự cho phép
của đối tượng đó, có thể có những tổn hại đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân hoặc tổ chức và có thể gây tổn hại đến
an ninh, an toàn, công cộng, xã hội. Điều này có thể dẫn đến tình
trạng quấy rối, đe dọa, xâm hại và gây ảnh hưởng đến cuộc sống
riêng tư của cá nhân hoặc tổ chức bị tiết lộ.
● Tiết lộ bí mật đời tư có thể gây ra nhiều tác hại cho cá nhân,tổ
chức và xã hội. Chúng có thể bao gồm:
- Tác hại đến danh dự, nhân phẩm của người bị tiết lộ: khi thông
tin bí mật được tiết lộ mà không có sự đồng ý của người đó, danh
dự, nhân phẩm của họ có thể bị tổn hại và có thể gây ra những rối
loạn tâm lý cho họ.
- Tác hại đến công việc, sự nghiệp của người bị tiết lộ: khi thông
tin bí mật liên quan đến công việc hoặc sự nghiệp của người bị tiết
lộ, họ có thể gặp phải những khó khăn, thách thức trong công việc
và sự nghiệp, có thể bị mất việc hoặc gặp phải những rối loạn tâm
lý trong việc đảm nhận công việc và sự nghiệp.
- Tác hại đến an ninh công cộng, an ninh xã hội, trật tự, đạo đức:
khi thông tin bí mật bị tiết lộ, có thể gây ra tình trạng nhạy cảm
về an ninh, trật tự, đạo đức trong xã hội, gây mất an toàn, trật tự
công cộng và ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.
- Tác hại đến mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội: khi thông tin bí
mật của một cá nhân hoặc tổ chức bị tiết lộ, nó có thể chịu sự lên
án, chỉ trích từ gia đình, bạn bè, xã hội, ảnh hưởng đến mối quan
hệ gia đình, bạn bè, xã hội của họ.
Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng;
xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể
hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc
phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng :J
Hành động biến đổi, sửa đổi, hoặc biến tướng các sự kiện lịch
sử để phục vụ cho mục đích cá nhân, chính trị hoặc tôn
giáo,phá hoại về tư tưởng, đổi trắng thay đen, làm mất lòng
tin của các thế hệ đối với truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Phủ nhận thành tựu cách mạng là việc từ chối hoặc bác bỏ
những thành tựu quan trọng của cách mạng, như quyền lực
của nhân dân, sự công bằng xã hội, hay các chính sách cải
cách mạnh mẽ. Đây là hành vi phản động và có thể gây hậu
quả nghiêm trọng đối với xã hội và quốc gia.
Xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc :
Hàng động lăng mạ, bôi nhọ, hoặc xúc phạm danh dự, uy tín,
và hình ảnh của một dân tộc, nhân vật lịch sử, hoặc người
anh hùng dân tộc. Điều này có thể làm tổn thương lòng tự
trọng và niềm tự hào của người dân, gây ra xung đột và căng
thẳng trong cộng đồng.J
Xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc là một hành
vi không đáng được chấp nhận và có thể gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho mối quan hệ giữa các cộng đồng và quốc gia.
Không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia : J
Là không công nhận hoặc biến tướng sự tự chủ và quyền
lãnh thổ của một quốc gia. Điều này có thể bao gồm việc phủ
nhận quyền tự trị của một dân tộc, việc không công nhận
lãnh thổ của một quốc gia hoặc thể hiện sai lệch về biên giới
quốc gia trong các bản đồ hoặc thông tin địa lý.
JViệc không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền
quốc gia có thể gây căng thẳng và xung đột giữa các quốc gia và dân tộc.
Vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và
danh dự, nhân phẩm của cá nhân :J
Là hành vi không trung thực, gây tổn hại đến uy tín, danh dự
của một tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân. Điều này có thể bao
gồm việc tạo ra thông tin giả mạo, đồn đại không đúng sự
thật hoặc lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của một
người hoặc tổ chức.J
Đây là hành vi không đạo đức và có thể gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho cá nhân và tổ chức bị ảnh hưởng.
b. Những hành vi cấm trong hoạt động xuất bản
Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau theo điều 10 Luật Xuất Bản 2012
Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản
hoặc không có giấy phép xuất bản
Không đăng ký hoạt động xuất bản: Trong điều kiện hoạt
động xuất bản, pháp luật yêu cầu tất cả mọi tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động xuất bản đều phải đăng ký hoạt động
xuất bản như: đăng ký tên gọi, đăng ký địa chỉ, đăng ký
người đứng đầu tổ chức, cá nhân. Nếu tổ chức, cá nhân
không thực hiện việc đăng ký này, sẽ bị xử lý vi phạm hành
chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Không có quyết định xuất bản: Trong các hoạt động xuất
bản, việc xuất bản và phát hành một tác phẩm đều phải có
quyết định xuất bản. Nếu tổ chức, cá nhân không có quyết
định xuất bản hoặc có quyết định xuất bản nhưng vi phạm
pháp luật, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Không có giấy phép xuất bản: Trong các hoạt động xuất bản,
điều kiện hoạt động xuất bản bắt buộc phải có giấy phép
xuất bản. Nếu tổ chức, cá nhân không có giấy phép xuất bản
hoặc có giấy phép xuất bản nhưng vi phạm pháp luật, sẽ bị
xử lý vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Dùng sách để truyền bá tư tưởng phương Tây, tư tưởng
chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước:
Đây là một hành vi cấm tuyệt đối trong hoạt động xuất bản.
Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi này, sẽ bị xử lý vi phạm
hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt
hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan
cấp giấy phép xuất bản;
Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký
duyệt: Điều này đồng nghĩa với việc tổ chức, cá nhân đã
thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được duyệt.
Nếu hành vi này được phát hiện hoặc được chỉ ra trong
quá trình kiểm tra, duyệt lại bản thảo, sẽ bị xử lý vi phạm
hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Sử dụng sách để truyền bá tư tưởng phương Tây, tư tưởng
chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước:
Đây là một hành vi cấm tuyệt đối trong hoạt động xuất
bản. Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi này, sẽ bị xử lý vi
phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Dùng sách để xúc phạm nhân phẩm, uy tín, danh dự của
tổ chức, cá nhân: Đây là một hành vi cấm trong hoạt động
xuất bản. Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi này, sẽ bị xử lý
vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
In lậu, in giả: Các hành vi in lậu hoặc in bị giả sách đều có
thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình
sự. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sách và
quyền lợi của nhà xuất bản.
In nối bản trái phép xuất bản phẩm: Nếu không được sự
đồng ý của nhà xuất bản, thì việc in nối bản sách của nhà
xuất bản có thể vi phạm quyền tác giả và bị xem là hành vi
cấm trong hoạt động xuất bản. Nếu hành vi này được phát
hiện, tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý vi phạm hành chính
hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp
hoặc chưa nộp lưu chiểu
Tác giả tự xuất bản sách của mình mà không có sự cho phép
của các nhà xuất bản được cấp phép.
Tác giả phát hành sách bằng các phần mềm và tài liệu đang
được bảo vệ bằng quyền tác quyền như PDF, EPUB, MP3,
MP4... mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác quyền.
Tác giả sử dụng tài liệu liên quan đến các ngành nghề như
luật, y tế, giao thông... mà không có sự cho phép của các cơ
quan có thẩm quyền, làm giả các tài liệu của các cơ quan, tổ
chức này để sử dụng cho việc phát hành sách.
Tác giả phát hành sách bằng các loại ngôn ngữ khác nhau
mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác quyền, vi
phạm các quy định đảm bảo an ninh thông tin.
3. Một số cuốn sách vi phạm những nội dung, hành vi đó
a. Những ấn phẩm của nhà xuất bản Tự Do
Tuyên bố thành lập vào ngày 14/2/2019, Nhà xuất bản Tự do tiến hành một số
hoạt động chính là xuất bản in và phát hành các ấn phẩm có nội dung kích động,
bạo lực chống đối Nhà nước.
Mặc dù là một tổ chức tự xưng không lợi nhuận, nhưng số đối tượng cầm đầu
vẫn công khai hình thức bán sách với giá khá cao. Một số ấn phẩm được phát
tán theo hình thức cho, tặng sách in miễn phí, các bản sách điện tử của tổ chức
này được đăng tải trên mạng Internet.
Nhà xuất bản Tự do ra đời với mục đích để phục vụ nhu cầu của một bộ phận
chống đối, bất mãn trong xã hội. Những ấn phẩm của các đối tượng chủ yếu nói
về các bất mãn cá nhân, tiêu cực, thậm chí là giả tạo tình huống, cảm xúc để
đánh lừa cộng đồng bằng những ngôn từ mĩ miều.
Nhà xuất bản Tự do đã phát tán hàng chục nghìn cuốn sách là các ấn phẩm đen.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho rằng, sự nguy hại của việc này đối với Nhà nước
và xã hội Việt Nam là rất lớn: “Dân trí thì có nhiều tầng, trí thức tỉnh táo thì họ
sẽ nhìn theo chiều dài xuyên suốt của lịch sử, nhận ra được cái hay và không
hay, nhưng còn có một bộ phận dân chúng với nhận thức, tri thức hạn chế thì
đây là vấn đề rất nguy hiểm.
Các ấn phẩm của Nhà xuất bản Tự Do
Link bài báo: do-xuat-ban-chong-pha-nha-nuoc-1077010.vov>
b. Cuốn Hồi ký “Những mảnh đời sau song sắt”
Cuốn Hồi ký “Những mảnh đời sau song sắt” do đối tượng Phạm Thanh
Nghiên soạn thảo từ năm 2012, sau khi chấp hành xong hình phạt tù về tội
“Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, (Phạm Thanh
Nghiên là đối tượng sáng lập ra “Mạng lưới Blogger Việt Nam”). Cuốn
sách được viết với bút danh là “Blogger Phạm Thanh Nghiên”, dung lượng
500 trang, được in song ngữ do Đài “Đáp lời Sông Núi”, “Tủ sách Tiếng
quê hương” và “Thư viện Việt Nam” tổ chức in ấn và phát hành, có giá bán
25 USD tại Mỹ. Nội dung cuốn sách tuyên truyền phản đối chính sách giam
giữ của Việt Nam; vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền; cổ vũ, khích lệ
“tinh thần đấu tranh dân chủ của các đối tượng tù nhân lương tâm”, nhất
là đối tượng nữ giới ở Việt Nam và sự phát triển của cái gọi là “phong trào
xã hội dân sự độc lập”.
c. Cuốn “Một người quốc dân”
cuốn sách “Một người quốc dân” (bút danh Lê Luân) được Lê Văn Luân soạn
thảo từ tháng 12-2016 (Luân là luật sư thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội; được các đối
tượng chống đối phong cho là “Luật sư nhân quyền”). Nội dung cuốn sách gồm
281 trang, chia thành 8 phần với nội dung khẳng định giá trị và bản lĩnh của
“một con người chân chính”; tuyên truyền việc thay đổi tư tưởng, nhận thức của
con người; đấu tranh phê phán tiêu cực trong xã hội, bàn cách thay đổi thể chế,
xóa bỏ và lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam; kêu gọi mọi người đoàn kết, tự lực, tự
cường nhằm xây dựng quốc gia mới…
Link bài 2 cuốn “Những mảnh đời sau song sắt” và “Một người quốc dân”:
http://phongkhongkhongquan.vn/22441/canh-giac-truoc-nhung-an-pham-van-
hoc-nghe-thuat-co-noi-dung-phan-dong.html
d. Một số cuốn sách khác
Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu; Xin lỗi, em chỉ là con đĩ (tác giả Tào Đình Trung
Quốc) do Trang Hạ dịch; Sợi xích của Lê Kiều Như; Trên lưng chừng nhìn
xuống đám đông của Nguyễn Vĩnh Nguyên; Phù phiếm truyện của Phan Việt;
Sát thủ đầu mưng mủ của Thành Phong (Năm 2013, cuốn sách này còn được in
lại với tên Phê như con tê tê có bổ sung, sửa chữa so với ấn bản đầu); Chân dài
sao phải xoắn của Huyền Lê; Thương nhau để đó của Hamlet Trương và Iris
Cao; Đường hai ngả - Người thương thành lạ của Anh Khang... Đó là những
cuốn sách chứa nội dung thiếu lành mạnh, thậm chí là độc hại; đầy rẫy chuyện
thất tình, sự thù hận cá nhân, những cảnh gợi dục, làm tình trơ trẽn, những trận
cãi lộn nhố nhăng, tục tĩu, bới móc đời tư, loạn luân (Lê Vân: Yêu và Sống, Bóng
đè, Xin lỗi, em chỉ là con đĩ, Sợi xích, Dại tình...) hay những cuộc chửi đổng cạnh
khóe mang màu sắc chính trị nhằm giải tỏa những xung động tâm lý, ẩn ức cá
nhân (Trên lưng chừng nhìn xuống đám đông), hoặc là những chuyện bạo lực,
nhảm nhí (Sát thủ đầu mưng mủ),...
Những dạng sách nêu trên không những không
bồi đắp cho tâm hồn và trí tuệ của công chúng,
mà tệ hơn, chúng còn hướng người đọc đến những
chuyện bậy bạ, tầm thường, cố tình khoét sâu, tô
đậm những mặt tiêu cực, những góc khuất, mảng
tối trong đời sống xã hội và đời sống cá nhân con
người. Điều ấy, dù vô tình hay cố ý cũng đã góp
phần làm băng hoại đạo đức cá nhân và xã hội, xói
mòn lòng tin của công chúng vào bản chất tốt đẹp của con người. Link bài:
https://nhandan.vn/nhieu-loan-sach-van-chuong-tai-ban-post208882.html
Khoảng chục năm trở lại đây, cơ quan quản lý Nhà nước đã
phải thu hồi, dừng phát hành hàng chục cuốn sách chứa nội
dung tư tưởng có thể tiêm nhiễm “độc hại” vào tâm hồn
công chúng, như cuốn sách dịch “Chuyện ở nông trại” có
nhiều luận điểm sai trái, phản động về chế độ XHCN; cuốn
sách dịch “Đường về nô lệ” có nội dung phê phán nặng nề
chế độ XHCN; cuốn sách “Tranh luận để đồng thuận” có
những luận điểm đi ngược lại chủ trương của Đảng về phát
triển kinh tế-xã hội; cuốn “Việt Nam, thay đổi để hạnh phúc”
có nhiều nội dung sai lầm, ấu trĩ về nhận thức chính trị; cuốn
“Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc” có
nội dung xuyên tạc lịch sử về chủ quyền Biển Đông của Việt
Nam; cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” có nội dung bị sửa
chữa một cách lệch lạc với động cơ chính trị xấu… Link bài:
https://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien-bien-tu-
chuyen-hoa/chan-chinh-nhung-sai-pham-lech-lac-trong-hoat-dong- xuat-ban-553902
4. Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản
Theo điều 11 luật Xuất Bản 2012 xử lý những vi phạm trong
luật xuất bản như sau:
Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy
định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền: từ 10.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng (10
triệu đồng đến 10 tỷ đồng).
Buộc tiêu hủy: các tài liệu không có nguồn gốc hợp pháp
hoặc chưa nộp lưu chiểu.
Tước quyền sử dụng: tước quyền sử dụng các tác phẩm vi
phạm trong một thời kỳ nhất định.
Cấm hoạt động: cấm hoạt động trong một thời kỳ nhất định.
Phạt chính: từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng (5
triệu đồng đến 500 triệu đồng).
Buộc chấn chỉnh: bắt buộc chấn chỉnh hành vi vi phạm.
Háo hức tài sản: thu giữ tài sản có giá trị bằng với giá trị tài
sản mà tổ chức có hành vi vi phạm đã kiếm được từ việc vi phạm.
Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy
định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Truy trách nhiệm hình sự: Nếu hành vi vi phạm của cá nhân
đe dọa đến an ninh, trật tự xã hội, sức khỏe cộng đồng, môi
trường hoặc vi phạm nghiêm trọng những quy định của pháp
luật khác, thì cá nhân đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo các quy định của Luật Hình sự.
Xử phạt vi phạm hành chính: Nếu hành vi vi phạm của cá
nhân chỉ được xem là vi phạm hành chính, thì cá nhân đó có
thể bị xử phạt theo các quy định của Luật Xử phạt vi phạm
hành chính và pháp luật có liên quan. Mức phạt tùy thuộc
vào tính chất, mức độ vi phạm và tình tiết gia tăng.
Xử lý kỷ luật: Nếu cá nhân là công chức, viên chức thì có thể
bị xử lý kỷ kỷ luật theo các quy định của Luật Cán bộ, công
chức và Luật Viên chức.
Bồi thường thiệt hại: Nếu hành vi vi phạm của cá nhân gây
thiệt hại cho các bên liên quan, thì cá nhân đó có thể phải
bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật bồi thường bù
huống dân sự. Mức bồi thường tùy thuộc vào tính chất, mức độ thiệt hại.
Xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời
hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa
mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
Đình chỉ phát hành có thời hạn: Nếu xuất bản phẩm có vi
phạm quy định của Luật Xuất bản, thì có thể bị đình chỉ phát
hành có thời hạn hoặc bị đình chỉ phát hành vĩnh viễn. Thời
hạn đình chỉ phát hành tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi
phạm và tình tiết liên quan.
Phải sửa chữa mới được phát hành: Nếu xuất bản phẩm có vi
phạm quy định của Luật Xuất bản và có khả năng được sửa
chữa để phù hợp với quy định, thì Nhà xuất bản có thể được
yêu cầu đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý để sửa
chữa và chỉ được phát hành khi công bố những sửa chữa đó.
Bị thu hồi: Nếu xuất bản phẩm có vi phạm quy định của Luật
Xuất bản và không thể sửa chữa để phù hợp với quy định, thì
Nhà xuất bản có thể bị buộc thu hồi xuất bản phẩm đã phát hành.
Biểu quyết, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ: Nếu xuất bản
phẩm có vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Xuất bản,
có thể bị cấm lưu hành và tiêu hủy. Nếu nhà xuất bản vi
phạm nghiêm trọng quy định của Luật Xuất bản liên quan
đến việc giải quyết khiếu nại, có thể bị đình chỉ hoạt động
hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
Xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì bị đưa ra khỏi phương
tiện điện tử và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử
lý theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
trong hoạt động xuất bản thì bị xử lý theo quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ. o
Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong các hoạt động
xuất bản. Cụ thể, tổ chức, cá nhân trong các hoạt động
xuất bản bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:
* Tăng, giảm, sửa đổi không được sự đồng ý của chủ xuất
bản hoặc người có quyền được cấp phép tác phẩm
* Trả lương cho người viết hoặc cho người khác viết mà
không có sự đồng ý của chủ xuất bản hoặc người có quyền
được cấp phép tác phẩm
* Dùng tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ xuất bản
hoặc người có quyền được cấp phép tác phẩm
* Phân phối tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ xuất
bản hoặc người có quyền được cấp phép tác phẩm
* Thể hiện tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ xuất
bản hoặc người có quyền được cấp phép tác phẩm. o
Nếu tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi này, họ sẽ
bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-
CP ngày 26/11/2019 về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cụ thể, Điều 34 của Nghị định này quy định về các hình
thức xử phạt bao gồm:
* Xử phạt hành chính: Những hành vi vi phạm quyền sở hữu
trí tuệ được xử phạt theo quy định của pháp luật về giao dịch dân sự.
* Xử lý hình sự: Nếu lỗi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây
thiệt hại hoặc có những yếu tố tăng độ nghiêm trọng của
hành vi, thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự.
Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu
trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp quyết định
sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Giải pháp khắc phục
Một là, các cơ quan chức năng cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong nắm tình
hình, phát hiện kịp thời, chủ động đấu tranh. Cần phối hợp làm tốt công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nhất là việc xuất bản, tán
phát các tài liệu xấu độc chống phá cách mạng Việt Nam. Sự phối hợp cần được
thực hiện thường xuyên, nhưng tập trung vào thời điểm các thế lực bên ngoài
chuẩn bị ra các loại văn bản, tài liệu, xuất bản các ấn phẩm, mở các chiến dịch
tán phát tài liệu phản động vào nước ta để chủ động đấu tranh, ngăn chặn. Đây
là nhiệm vụ rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác phòng
ngừa, đấu tranh với hoạt động này. Do vậy, chúng ta cần chủ động nắm tình
hình ngay từ bên ngoài, đi sâu vào trung tâm phá hoại tư tưởng của các thế lực
thù địch để có các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời ngay khi mưu đồ của chúng mới manh nha.
Hai là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực
thông tin - truyền thông, xuất bản, báo chí, quản lý in-tơ-nét. Đây là yêu cầu
khách quan của quá trình xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế. Do vậy, cần
chủ động rà soát lại hệ thống pháp luật hiện hành, xác định những quan hệ xã
hội nảy sinh trên lĩnh vực này chưa được pháp luật điều chỉnh để kiến nghị Nhà
nước xây dựng, ban hành mới văn bản pháp luật, góp phần phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với
hoạt động xuất bản, tán phát tài liệu, ấn phẩm của các thế lực thù địch mang nội
dung xấu độc. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cần phải được
tiến hành khẩn trương, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đường lối của Đảng;
đồng thời, phải quán triệt đầy đủ tinh thần của các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đấu tranh, ngăn
ngừa với những hoạt động chống phá Việt Nam.
Ba là, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin -
truyền thông, xuất bản, báo chí, quản lý in-tơ-nét. Tham mưu cho Đảng, Nhà
nước ban hành các chỉ thị, nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh phối kết hợp giữa các
ban, bộ, ngành chức năng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh; có cơ chế kiểm
tra, giám sát đối với nhiệm vụ này. Tăng cường quản lý các dự án hợp tác trên
lĩnh vực bưu chính, viễn thông, hoạt động xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm; kịp
thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm trong hoạt động kinh doanh, kiểm tra, phát
hiện các trang web, blog có nội dung xấu, độc hại để xử lý, ngăn chặn kịp thời.
Thông qua hợp tác quốc tế, cần tranh thủ sự ủng hộ của các chính khách, các tổ
chức quốc tế nhằm tác động chuyển hóa thái độ số đối tượng chống đối theo
hướng tích cực, góp phần hạn chế việc ủng hộ ra các nghị quyết, dự luật xuyên
tạc dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá
kết quả để có biện pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh đối với thủ đoạn này.
Bốn là, thường xuyên ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới, trang
bị các phương tiện thiết bị hiện đại, nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý,
kiểm duyệt, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý báo chí, thông tin - truyền thông,
xuất bản, internet, đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác phòng ngừa, đấu tranh với
các hoạt động lợi dụng khoa học - công nghệ để xuất bản, tán phát các tài liệu,
ấn phẩm chống phá Việt Nam. Các cơ quan chủ quản trong lĩnh vực báo chí,
thông tin - truyền thông, xuất bản cần thường xuyên bổ sung, củng cố tổ chức
nhân sự, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, đáp ứng
kịp thời yêu cầu do tình hình công tác đặt ra.
Năm là, phải tạo ra các điều kiện thuận lợi, những mặt tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực ở trong nước, nhằm không để các thế lực thù địch lợi dụng
chống phá. Trước hết, phải xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng,
tổ chức và đạo đức; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân; đề cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội
trong việc quản lý và xây dựng đất nước. Cùng với đó, cần tăng cường phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống
nhân dân. Chủ động nắm tình hình, giải quyết kịp thời và dứt điểm các vụ việc
tranh chấp, khiếu kiện đất đai, các vụ đình công, lãn công, đòi cơ sở thờ tự tôn
giáo, không để hình thành “điểm nóng” để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị
lợi dụng thổi phồng, xuyên tạc tình hình, can thiệp, đưa yêu sách, làm phức tạp
tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên các địa bàn. C. Tài liệu tham khảo
Pháp luật và đạo đức báo chí , PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020.
Luật Báo chí 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí 1999. Luật báo chí 2016J Luật Xuất bản Luật Quảng cáo
Luật sở hưu trí tuệ
Sắc lệnh số 41 quy định về chế độ báo chí.
Sắc lệnh số 282- SL năm 1956 kèm theo chế độ báo chí của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động báo chí, xuất bản
Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui chế phát ngôn
và cung cấp thông tin cho báo chí.
Nghị đinh số 09/2017/NĐ-CP ngày 9/2/2017: Nghị định qui định chi tiết việc phát ngôn
và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước