-
Thông tin
-
Quiz
Những thuận lợi và khó khăn đối với các yêu sách chủ quyền ở biển Đông của Việt Nam | Trường đại học Luật, đại học Huế
Những thuận lợi và khó khăn đối với các yêu sách chủ quyền ở biển Đông của Việt Nam | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Việt Nam 38 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Những thuận lợi và khó khăn đối với các yêu sách chủ quyền ở biển Đông của Việt Nam | Trường đại học Luật, đại học Huế
Những thuận lợi và khó khăn đối với các yêu sách chủ quyền ở biển Đông của Việt Nam | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Việt Nam 38 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


















Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
A. MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
B. NỘI DUNG..........................................................................................................1
1. Khái quát chung về các yêu sách chủ quyền ở Biển đông của Việt Nam...........1
1.1 Ví trí địa lí.....................................................................................................1
1.2. Các tranh chấp ở Biển Đông.........................................................................2
1.2.1 Khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.......................................2
a. Tranh chấp quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc.................2
b. Tranh chấp quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc, Phi
lippin, Malaixia, Brunây..................................................................................3
1.2.2 Tranh chấp vùng biển..............................................................................4
a. Vùng biển phía Nam giữa Việt Nam, Inđônêxia và Malaixia:......................4
b. Vùng biển vịnh Thái Lan:.............................................................................5
c. Vùng biển phía Bắc:.....................................................................................6
2. Các yêu sách chủ quyền trên biển đông..............................................................6
2.1 Yêu sách của Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan)........................................6
a) Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa....................................................6
b) Về Đường lưỡi bò.........................................................................................7
2.2 Yêu sách của Philippineses............................................................................8
3. Thuận lợi và khó khăn đối với các yêu sách chủ quyền ở Biển đông của Việt
Nam......................................................................................................................10
3.1 Thuận lợi.....................................................................................................10
3.2 Khó khăn.....................................................................................................10
4. Đối thoại và hòa giải.........................................................................................13
C. Kết luận.............................................................................................................15 A. MỞ ĐẦU
Biển Đông là một khu vực có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng, có nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia trên thế giới.
Biển Đông hiện nay đang là một điểm nóng về tình trạng mâu thuẫn và tranh chấp chủ
quyền, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định an ninh của khu vực và thế giới. Tranh
chấp trên Biển Đông hiện nay là một vấn đề chính trị lớn ảnh hưởng chủ quyền của
nhiều quốc gia có liên quan khiến cho tình trạng chồng lần về chủ quyền, và mâu thuẫn
lợi ích tại khu vực này trở lên căng thằng hơn bao giờ hết, rất có nguy cơ xảy ra xung
đột quân sự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trên Biển Đông nói riêng và
an ninh thế giới nói chung nước lớn tại vùng biển này.
Hiện nay trên thế giới một số nước đã đưa ra các yêu sách nhằm bảo vệ được lợi ích của
mình trên Biển Đông và dung hòa được với lợi ích của các nước có liên quan, tránh tình
trạng căng thằng xung đột leo thang, gây bất lợi cho sự phát triển kinh tế cũng như
ngoại giao của mình. Qua đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Những thuận lợi và khó
khăn đối với các yêu sách chủ quyền biển Đông của Việt Nam”. B. NỘI DUNG
1. Khái quát chung về các yêu sách chủ quyền ở Biển đông của Việt Nam
1.1 Ví trí địa lí
Biển Đông: Có vị trí về địa chính trị và địa kinh tế cực kỳ quan trọng (1/3 hàng hóa
thương mại của thế giới đi qua để nói trên thế giới ít có vị trí nào đắc địa như biển
Đông). Xung quanh BĐ có 9 nước và 1 vùng lãnh thổ: TQ, Philipin, Thái lan, Singapo,
Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia, Brunây và Đài Loan.
- Về diện tích: BĐ có diện tích gần 3,5 triệu Km2 (gấp 8 lần biển Đen, 1,2 lần Địa
Trung Hải) là biển lớn thứ 2 sau biển Taxman. 1
- Về giao thông: Là 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất thế giới, giao thông rất
nhộn nhịp (Hàng ngày có khoảng 200 – 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại, chiếm 3/4
lưu lượng tàu hoạt động trên biển). Nếu khủng hoảng: giao thông gián đoạn, thiệt hại
nặng nề về kinh tế, nhiều nền kinh tế suy thoái. ảnh hưởng đến an ninh thế giới.
- Về kinh tế: Tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ....), hải sản, năng lượng.v.v..... - Về chính
trị, QP-AN: Là nơi tập trung các mâu thuẫn chính trị, kinh tế. Trọng tâm của thế giới
chuyển từ châu Âu- Đại Tây Dương sang châu Á-Thái Bình Dương. Là nơi diễn ra
tranh chấp quyết liệt, phức tạp nhất. Là vùng biển liên quan đến nhiều nước nhất trên
thế giới (kể những nước không có chủ quyền: Nga, Ấn Độ, Mỹ, Nhật....).
1.2. Các tranh chấp ở Biển Đông
Hiện nay trên Biển Đông đang tồn tại hai loại tranh chấp chủ yếu: Tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa và tranh chấp trong
việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ
biển liền kề hay đối diện nhau ở xung quanh Biển Đông khi vận dụng quy định Công
ước UNCLOS 1982 (khi xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình, đã
tạo ra những vùng chồng lấn). Tranh chấp ở khu vực quần đảo Trường Sa là phức tạp
nhất vì nó liên quan đến các quốc gia và vùng lãnh thổ: Việt Nam, Trung Quốc, Đài
Loan, Philippin, Malaixia, Brunây.
1.2.1 Khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
a. Tranh chấp quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc
- Trung Quốc: Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận, chính
quyền Trung Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía đông Hoàng Sa.
Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi lục địa Trung Hoa (năm 1949), họ phải rút luôn
số quân đang chiếm đóng ở quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1950, Trung Quốc đã xuất bản bản đồ, trong đó có phụ đồ vẽ cả 3 quần đảo
(có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) và bãi ngầm Maclesfield – thể
hiện đường biên giới của Trung Quốc ôm gần hết Biển Đông (chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông). 2
Từ năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy
định của Hiệp định Giơnevơ và khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam)
chưa kịp tiếp quản, Trung Quốc cho quân lên chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo
Hoàng Sa (gồm các đảo Phú Lâm và Linh Côn).
Năm 1959, Trung Quốc định cho quân đổ bộ chiếm một số đảo ở phía tây quần đảo,
nhưng quân đội Việt Nam Cộng hòa có mặt tại đó ngăn cản nên họ không thực hiện
được. Sau đó, họ hoàn thành việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo này vào tháng 1/1974 –
khi quân đội Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng
hòa đang trên đà sụp đổ (lực lượng tại chỗ giảm từ một tiều đoàn xuống còn một trung đội quân địa phương).
b. Tranh chấp quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc, Phi lippin, Malaixia, Brunây
Trung Quốc: Ngay từ những năm 1930, Công sứ Trung Quốc ở Pari đã gửi công
hàm cho Bộ Ngoại giao Pháp, cho rằng “các đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) là
bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc”. Nhưng tại thời điểm này cho đến hết năm 1987,
Trung Quốc chưa hề đóng quân trên bất cứ đảo hay bãi đá nào ở đây.
Từ tháng 1/1988, Trung Quốc cho lực lượng Hải quân sử dụng vũ lực xâm chiếm
một số điểm và bãi đá ngầm ở tây bắc đảo Trường Sa; tăng cường xây dựng, nâng cấp
các công trình như sân bay, bến cảng, trạm ra đa, đài khí tượng…, biến các bãi đá này
thành các điểm đóng quân kiên cố và tổ chức các đội tàu tuần tiễu, thăm dò, khai thác
dầu khí, hải sản…Năm 1995, Trung Quốc lại huy động quân đội đánh chiếm đá Vành
Khăn nằm phía đông nam quần đảo Trường Sa. Gần đây, họ dùng sức mạnh bao vây,
hòng chiếm đóng bãi cạn Cỏ Mây, gần đá Vành Khăn. Như vậy Trung Quốc đã chiếm 7
bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa.
Đài Loan: Năm 1946, lợi dụng khi quân đội Nhật rút khỏi Việt Nam, quân đội Pháp
chưa kịp tiếp quản, quân đội Trung Hoa Dân quốc đã xâm chiếm đảo Ba Bình (đảo lớn
nhất trong quần đảo Trường Sa). Khi bị đuổi khỏi lục địa Trung Hoa, họ rút quân và
năm 1956, sau khi quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam theo Hiệp định Giơnevơ và quân 3
đội Việt Nam Cộng hòa chưa kịp cho quân ra tiếp quản, quân đội Đài Loan tái chiếm
đảo Ba Bình – đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa. Hiện nay họ đang đóng giữ và
củng cố căn cứ quân sự ở đây. Năm 2003, Đài Loan đã cho quân cắm cờ, làm nhà chòi
trên Bãi cạn Bàn Than. Như vậy, Đài Loan đã chiếm 2 đảo và bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa.
Philippin: Bắt đầu chuẩn bị dư luận tranh chấp quần đảo Trường Sa từ năm 1951.
Đến năm 1971-1973, Philippin cho quân chiếm 5 đảo và năm 1977-1978, chiếm 2 đảo
nữa ở phía Bắc quần đảo Trường Sa; tăng cường các hoạt động thăm dò, khai thác dầu
khí và tổ chức đánh bắt hải sản, xây dựng các kho ướp lạnh, xây dựng đường băng cho
máy bay chiến đấu cất hạ cánh, mở đường hàng không qua khu vực này… Năm 1979,
tổng thống Philippin Marcos công bố sắc lệnh coi quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường
Sa) là lãnh thổ của Philippin. Năm 1980, họ mở rộng chiếm đóng đảo Công Đo ở phía
Nam quần đảo. Năm 2003, Philippin công bố vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các
đảo của họ là 350 hải lý. Đến nay Philippin đã chiếm đóng tổng cộng là 8 đảo, đá, bãi
cạn trong quần đảo Trường Sa.
Malaixia: bắt đầu tham gia tranh chấp quần đảo Trường Sa từ năm 1971. Năm
1979, họ cho xuất bản bản đồ: gộp phần phía Nam quần đảo (có đảo An Bang của Việt
Nam) vào lãnh thổ Malaixia; năm 1983 – 1984, Malaixia cho quân chiếm đóng các bãi
đá Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân ở phía nam quần đảo Trường Sa. Năm 1988, họ cho
quân chiếm đóng thêm hai bãi đá nữa là Én Đất và Thám Hiểm ở khu vực nói trên.
Tổng cộng, Malaixia hiện đóng giữ 7 đảo, đá, bãi cạn trong quần đảo Trường Sa.
Brunây: Nước có yêu sách chủ quyền ở quần đảo Trường Sa (phần bản đồ – chồng
lấn lên khu vực phía Nam quần đảo Trường Sa) nhưng chưa đóng quân ở bất kỳ một vị
trí nào trong quần đảo này.
1.2.2 Tranh chấp vùng biển
a. Vùng biển phía Nam giữa Việt Nam, Inđônêxia và Malaixia:
Inđônêxia và Malaixia đã ký kết một hiệp ước phân chia ranh giới vùng biển và
thềm lục địa giữa hai nước ở khu vực này (10/1969). Vùng biển chồng lấn giữa Việt 4
Nam và Inđônêxia hiện còn rộng khoảng 4.500km .2 Vùng biển khác chồng lấn giữa
Việt Nam và Malaixia rộng khoảng 2.800km2.
Sau hàng chục năm đàm phán kể từ tháng 6/1978, thể hiện sự nỗ lực, thiện chí và
có tính chất đầy đủ đến luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, điều kiện cụ thể và sự nhân
nhượng của các bên, với nhiều vòng đàm phán giữa chính phủ Việt Nam và từng nước,
vấn đề tranh chấp vùng biển và thềm lục địa ở đây đã có những tiến bộ đáng kể. Việt
Nam và Inđônêxia đã ký kết hiệp định phân định biển và ranh giới thềm lục địa giữa hai
nước (tháng 6/2003). Đặc biệt, ngày 22/12/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cùng thông báo: Sau 12 năm nỗ lực, Việt Nam và
Indonesiađã kết thúc đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế trên cơ sở luật pháp
quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Trong khi đó, Việt Nam và Malaixia đã có thỏa thuận hợp tác thăm dò, khai thác
dầu khí ở khu vực biển chồng lấn giữa hai nước (ký ngày 5/6/1992). Sau đó, năm 2009,
Việt Nam và Malaixia cùng gửi lên Liên Hợp Quốc báo cáo chung về ranh giới rìa
ngoài thềm lục địa liên quan đến hai nước…
b. Vùng biển vịnh Thái Lan:
Do còn có những điểm khác biệt trong yêu sách chủ quyền vùng biển, thềm lục địa
của các nước trong khu vực nên còn tồn tại vùng biển chồng lấn giữa Thái Lan và
Cămpuchia rộng trên 20.000km2. Trải qua nhiều vòng đàm phán cấp chuyên viên và cấp
chính phủ, ngày 9/8/1997 Chính phủ Việt Nam và Thái Lan đã ký Hiệp định về phân
định ranh giới trên biển giữa hai nước (có hiệu lực từ ngày 27/2/1998).
Chính phủ hai nước Việt Nam và Cămpuchia đã ký hiệp định về vùng nước lịch sử
chung giữa hai nước (7/7/1982) và tiếp tục đàm phán để phân định ranh giới vùng biển giữa hai nước.
Như vậy, Việt Nam và Campuchia, Malaixia còn phải tiếp tục giải quyết vấn đề
phân định ranh giới trên biển ở Vịnh Thái Lan. 5
c. Vùng biển phía Bắc:
Sau khi ký kết Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm
lục địa trong Vịnh Bắc Bộ (Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ) và Hiệp định Hợp tác
Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc (Hiệp định Hợp tác Nghề cá), chính phủ
hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức trên hai chục cuộc đàm phán về phân
định vùng biển giữa hai nước phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và sẽ tiếp tục đàm phán về
nội dung này trên tinh thần áp dụng Luật biển quốc tế 1982 và thông lệ quốc tế, bảo
đảm lợi ích hài hòa giữa các bên
2. Các yêu sách chủ quyền trên biển đông
2.1 Yêu sách của Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan)
a) Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Trung Quốc yêu sách về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
chủ yếu dựa trên một số lập luận về phát hiện, chiếm hữu, quan hệ “thiên triều, chư
hầu” trong lịch sử. Trung Quốc cho rằng Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện và
chiếm hữu hai quần đảo từ xa xưa. Họ còn cho rằng, ngay cả khi các quốc gia khác
chứng minh được chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì lúc
đó các nước này cũng hành động dưới danh nghĩa của hoàng đế Trung Hoa theo quan
hệ “thiên triều-chư hầu”, do đó các lãnh thổ mới này cũng thuộc về Trung Quốc
Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc đã không chiếm hữu hòa bình, thực sự và dưới
danh nghĩa nhà nước theo luật quốc tế đương thời đối với hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa. Nếu có sự phát hiện như Trung Quốc lập luận thì đó chỉ là sự phát hiện với
tư cách cá nhân của các ngư dân, không nhân danh tư cách nhà nước. Hơn nữa, bản thân
sự phát hiện không đủ xác lập chủ quyền mà cần đi cùng với sự quản lý liên tục và hiệu
quả. Trung Quốc đã không thực thi việc “chiếm hữu hiệu quả” đối với hai quần đảo,
nhất là đối với Trường Sa - điều tiên quyết hiện nay theo các tiền lệ án quốc tế để chứng minh chủ quyền.
Trung Quốc cũng đưa ra lập luận về việc Việt Nam đã công nhận chủ quyền của
Trung Quốc và không có quyền thay đổi theo nguyên tắc estoppel. Lập luận này dựa 6
vào việc vào năm 1958, khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi thư tuyên bố tán thành
Tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc, trong đó có việc áp dụng cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Tuy nhiên, cần phải xem xét bức thư trong bối cảnh lúc bấy giờ, khi Mỹ đưa tàu
chiến thuộc Hạm đội 7 vào eo biển Đài Loan, đe dọa trực tiếp an ninh của Trung Quốc.
Bức thư hoàn toàn là một hành động thiện chí của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ủng
hộ quyết định mở rộng lãnh hải của Trung Quốc, giảm bớt nguy cơ an ninh đối với
Trung Quốc tại eo biển Đài Loan lúc bấy giờ. Câu chữ của bức thư chỉ thông báo việc
tôn trọng và tán thành ‘hải phận” 12 hải lý của Trung Quốc, không có từ nào chỉ việc
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quan trọng hơn, theo Hiệp định Geneva 1954, Chính
quyền Sài Gòn quản lý phần nam vĩ tuyến 17, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Chính quyền này là bên tranh chấp trực tiếp đối với hai quần đảo này. Từ
1954 đến 1975, Chính quyền Sài Gòn đã thực thi chủ quyền cả về pháp lý và trên thực
tế đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất, Chính phủ
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) đã kế thừa các quyền và nghĩa
vụ của cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính quyền Sài Gòn. Đối với các khu vực
lãnh thổ bị chia cắt theo Hiệp định Geneva 1954, CHXHCNVN là chính phủ quản lý
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và kế thừa yêu sách (chủ quyền) đối với Hoàng Sa và
Trường Sa và trở thành một bên trong tranh chấp
b) Về Đường lưỡi bò
Trung Quốc còn cho lưu hành bản đồ có yêu sách Đường lưỡi bò, khởi thủy do một
cá nhân vẽ vào những năm 1930 và được chính quyền Quốc dân Đảng cho ban hành
vào năm 1948, lúc đầu là 11 đoạn nhưng Chu Ân Lai cho bỏ đi hai đoạn vào năm 1953.
Năm 2009, Trung Quốc lần đầu tiên công khai bản đồ có Đường lưỡi bò trong Công
hàm gửi Liên hợp quốc phản đối báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và
Malaysia. Gần đây, Trung Quốc áp dụng luật biển hiện đại bổ sung lập luận về cơ sở
pháp lý của đường này theo hướng Trung Quốc có chủ quyền đối với các quần đảo tại
Biển Đông và các quần đảo này có đời sống kinh tế riêng nên tạo ra vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa tương đương như Đường lưỡi bò. 7
Trung Quốc vẫn duy trì quan điểm về “quyền lịch sử” tại Biển Đông theo Đường lưỡi
bò. Lý do chính là áp dụng Công ước 1982 theo hướng dùng Hoàng Sa và Trường Sa để
đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cũng không tạo ra vùng biển đủ rộng để
Trung Quốc có quyền đòi hỏi các vùng gần bờ các nước khác (là nơi tập trung nhiều tài
nguyên, nhất là dầu khí).
2.2 Yêu sách của Philippineses
Bắt đầu với sự kiện Tomas A. Cloma cùng 40 người khác đổ bộ lên một vài đảo
nhỏ ở Trường Sa, cắm cờ và đặt tên cho cho khu vực được họ chiếm đóng là
Freedomland (trong tiếng Filipino là Kalayaan). Tháng 5 năm 1956, chính phủ
Philippin nhận được một lá thư của Cloma kể về việc ông đã phát hiện ra một nhóm đảo
nằm cách đảo Palawan 400 km về phía Tây. Cloma tuyên bố sở hữu khu vực “bao gồm
các đảo, các bãi cát, các bãi san hô và nơi đánh bắt cá với diện tích khoảng 64.976 dặm
vuông”. Tuy nhiên, trong thư gửi chính phủ Philippin, Cloma cũng nhấn mạnh rằng
tuyên bố của họ thuộc về các công dân Philippin chứ không nhân danh chính phủ
Philippin bởi các công dân không được quyền làm vậy. Cloma cũng không quên yêu
cầu chính phủ Philippin ủng hộ và bảo vệ tuyên bố của mình. Trong thư trả lời Cloma
vào tháng 12 năm đó, chính phủ Philippin đã không có câu trả lời cụ thể, rõ ràng nào
đối với các yêu cầu của Cloma và cũng như không có tuyên bố chủ quyền của mình về
khu vực mà Cloma gọi là Kalayaan này
Ngày 17/6/1961, Philippin ban hành Đạo luật Cộng hòa số 3064 xác định đường cơ
sở lãnh hải của nước này. Điều 1 của Đạo luật xác định 64 đường cơ sở lãnh hải của
Philippin nhưng chiếu theo tọa độ địa lý, góc phương vị và độ dài của các đường cơ sở
này thì quần đảo Trường Sa không nằm trong các đường lãnh hải của Philippin. Ngày
18 tháng 9 năm 1968, Philippin ban hành Đạo luật Cộng hòa số 5446 quy định sửa đổi
Điều 1 của Đạo luật 3064 nhưng về cơ bản vẫn không có những điều chỉnh lớn về tọa
độ địa lý của 64 đường cơ sở.
Yêu sách chính thức của Philippin về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa được
đưa ra ngày 10 tháng 7 năm 1971 khi Tổng thống Ferdinand Marcos chính thức tuyên 8
bố chủ quyền đối với một phần của quần đảo (Trường Sa). Tuyên bố ra đời với ba lý
do: thứ nhất, do sự gần kề của đảo Ba Bình, sự hiện diện của các đạo quân Đài Loan ở
đảo này đe dọa lợi ích quốc gia của Philippin; thứ hai, chính phủ Philippin tái khẳng
định rằng quần đảo Trường Sa đã được thừa nhận là thuộc sự ủy trị thực tế của Đồng
minh (Allied Powers); và thứ ,
ba khẳng định 53 (có nghiên cứu nói là 33 đảo) đảo
thuộc Freedomland do công dân Philippin là Cloma phát hiện và chúng được coi là vô
chủ. Tuyên bố của Tổng thống Marcos nhấn mạnh thêm rằng chính phủ Philippin đã
thực sự “chiếm đóng và kiểm soát thực tế” đối với các đảo này, trong đó bao gồm các
đảo được cho là đã được nước này đã chiếm đóng vào năm 1968 như đảo Thị Tứ
(Pagasa - Thitu Island), đảo Vĩnh Viễn (Lawak - Nanshan Island) và đảo Bình Nguyên (Patag - Flat Island).
Tiến thêm một bước trong các nỗ lực tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường
Sa, ngày 11 tháng 6 năm 1978, Tổng thống Ferdinand Marcos đã ký “Sắc lệnh Tổng
thống số 1596 - Tuyên bố một phần khu vực thực tế của lãnh thổ Philippin và hình
thành chính quyền và hành chính”. Sắc lệnh xác định rõ tọa độ của “Nhóm đảo
Kalayaan” và khẳng định chúng có vai trò sống còn đối với an ninh và kinh tế của
Philippin. Sắc lệnh này khẳng định đáy biển, tầng đất cái (subsoil), thềm lục địa và
vùng trời nằm trong khu vực thuộc Nhóm đảo Kalayaan thuộc chủ quyền của Philippin.
Khu vực này từ đây có tên gọi chính thức là Kalayaan, một chính quyền tự trị thuộc tỉnh
Palawan nhưng lại được giám sát bởi Bộ Quốc phòng. Cũng trong ngày 11 tháng 6 năm
1978, Tổng thống Marcos còn ký thêm “Sắc lệnh Tổng thống số 1599 thành lập vùng
kinh tế đặc quyền và các mục đích khác”. Sắc lệnh xác định vùng đặc quyền kinh tế,
các quyền về chủ quyền, đặc quyền và quyền thực thi được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Để củng cố yêu sách chủ quyền của mình đối với khu vực Kalayaan ở quần đảo
Trường Sa, Philippin đã tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên ở Kalayaan vào ngày 30 tháng 1
năm 1980. Aloner M. Heraldo được bầu làm thị trưởng đầu tiên. Đến năm 1980,
Philippin đã tiến hành chiếm thêm một số đảo, bãi đá ngầm…, đưa con số các đảo và
bãi đá của Philippin lên con số như hiện nay. 9
3. Thuận lợi và khó khăn đối với các yêu sách chủ quyền ở Biển đông của Việt Nam 3.1 Thuận lợi
Với việc trở thành thành viên của công ước “ Liên hợp quốc về luật biển 1982”
chúng ta đã có 1 công cụ pháp lý quốc tê hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền trên biển. Đồng
thời với việc ban hành Luật biên giới 2003 và nhiều văn bản pháp luật khác về vấn đề
biển, chúng ta đã có những cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ chủ quyền trên biển. Đảng
và nhà nước ta dành sự quan tâm lớn đến việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền trên biển
Đông. Lực lượng Hải quân Việt Nam ngày càng được tăng cường cả về quân số cũng
như trang bị, như gần gần đây nhà nước ta đã kí hợp đồng với Nga để mua sáu chiếc tàu
ngầm hạng Kilo ,tổng trị giá gần 2 t‹ đôla và nhiều trang thiết bị, vũ khí hiện đại để
trang bị cho lực lượng này..
Trong đường lối đối ngoại của nước ta luôn khẳng định độc lập chủ quyền đối với
các vùng biển của chúng ta…. Việc kí các hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và vịnh
Thái Lan với các nước liên quan đã góp phần giải quyết tốt vấn đề về chủ quyền trên 2
khu vực này, góp phần vào công cuộc khẳng định và bảo vệ chủ quyền trên biển Đông.
Sự Ủng Hộ Quốc Tế: Việt Nam có thể nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế, đặc
biệt là từ các quốc gia khác trong khu vực và những quốc gia ủng hộ việc duy trì tự do
hàng hải. Bằng Chứng Lịch Sử và Pháp Lý: Việt Nam có thể dựa vào bằng chứng lịch
sử và pháp lý để hỗ trợ yêu sách của mình, như việc quản lý và sử dụng các đảo và
vùng biển trong quá khứ. Phát Triển Năng Lực Quốc Phòng và Hợp Tác Khu Vực: Việt
Nam đang tăng cường năng lực quốc phòng và tìm kiếm hợp tác khu vực để đối phó với
những thách thức an ninh ở Biển Đông. Việc đưa ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
đòi hỏi Việt Nam phải cân nhắc cẩn thận giữa các khía cạnh pháp lý, địa chính trị và
quân sự, trong bối cảnh quốc tế đang không ngừng thay đổi. 3.2 Khó khăn
Chúng ta chưa xây dựng được một cơ sở pháp lý vũng chắc cho việc bảo vệ chủ
quyền trên những vùng biển thuộc chủ quyền. 10
Trong thời đại ngày nay, khi mà pháp luật ngày càng có vai trò quan trọng trong
việc điều chỉnh quan hệ quốc tế thì việc có 1 cơ sở pháp lý vững chắc là điều hết sức
cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền trên biển. Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được
những cơ sở pháp lý nhất định cho việc bảo vê chủ quyền trên biển nhưng vẫn chưa đáp
ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra và bộc lộ nhiều hạn chế nhất định. Các văn
bản pháp lý hiện hành của Việt Nam mới chỉ nêu những nguyên tắc chung về xác định
phạm vi, chế độ pháp lý của các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, chưa cụ thể hoá
công tác quản lý nhà nước về biển, nên hiệu lực pháp lý còn thấp. Hơn nữa, Nhà nước
ta chưa có một văn bản luật mang tính tổng thể xác định phạm vi, chế độ pháp lý của
từng vùng biển thuộc chủ quyền; quy định các nội dung quản lý nhà nước về biển; bảo
vệ chủ quyền, vấn đề bảo vệ quốc phòng, an ninh, kinh tế – xã hội, giữ gìn và bảo vệ
môi trường biển. Các quy định tiến bộ của luật biển quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật
biển 1982 mà nước ta là thành viên từ năm 1994 chưa được nội luật hoá. Tuyên bố
1977 và Tuyên bố 1982 mới chỉ là văn bản cấp Chính phủ hiệu lực chưa cao. Mộ số nội
dung quy của các văn bản pháp luật về biển còn chưa thực sự phù hợp với công ước về
luật biển quốc tế 1982. Việc quy định phạm vi quản lý, bảo vệ, hoạt động giữa các lực
lượng chức năng (Hải quân, cảnh sát biển…) còn chồng chéo, chưa cụ thể do vậy công
tác quản lý bảo vệ chủ quyền chưa đạt hiệu quả cao. Cùng với đó việc hệ thống hóa, sửa
đổi bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và công tác phổ biến, tuyên
truyền về luật biển cũng chưa được tiến hành thường xuyên rộng khắp. Thực trạng trên
hiện là những tồn tại và khó khăn của chúng ta trong việc tiến hành bảo vệ vững chắc
và toàn vẹn chủ quyền trên biển.
Việc bảo vệ chủ quyền biển trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc mà
chưa thể khắc phục ngay được.
Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam có một diện tích lớn, bờ biển kéo dài,
giầu tài nguyên, gần với những tuyến đường hàng hải quan trọng trên thế giới do vậy
phát sinh rất nhiều vấn đề phức tạp trong công tác quản lý và bảo vệ biển. Để có thể
khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền, chúng ta cần phải xây dựng, phát triển sâu
và rộng các hoạt động kinh tế - quốc phòng trên biển để khẳng định chủ quyền của quốc
gia. Tuy nhiên thực tế hiện nay, chúng ta mới tiến hành được các hoạt động này ở một 11
quy mô và chừng mực nhất định do vậy mà công tác bảo vệ chủ quyền biển còn nhiều
vấn đề tồn tại trên thực tế.
Do điều kiện và hoàn cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, mặc dù đã được
đầu tư phát triển trong những năm gần đây nhưng tiềm lực quốc phòng trên biển của ta
vẫn chưa thể thể sánh ngang với 1 số nước trong khu vực biển Đông đặc biệt là Trung
Quốc. Hiện nay lực lượng này gồm 13.000 quân chủ yếu được xây dựng theo hướng
phòng thủ là chính, sức mạnh tấn công tương đối hạn chế, măt khác ngân sách quốc
phòng hàng năm của nước ta còn hạn chế do vậy việc tăng cường tiềm lực cho hải quân
ngay lập tức là không thể.
Đội ngũ chuyên gia biển của chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra trong
việc nghiên cứu biển đông cũng như trong lĩnh vực nhiên cứu và bảo vệ chủ quyền.
Ngư dân chưa có ý thức pháp luật đầy đủ trong việc bảo vệ chủ quyền biển, chưa thấy
rõ được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong công tác giữ gìn bảo vệ chủ quyền
vùng biển của đất nước.
Việc tiến hành các hoạt động phát triển kinh tế, khai thác biển của ta cũng còn gặp
nhiều khó khăn về vốn khoa học kĩ thuật và việc khai thác phát triển xa bờ vẫn chưa
mạnh mẽ. Tất cả những vấn đề trên hiện là những tồn tại trên thực tế trong viêc bảo vệ
chủ quyền hàng ngày. Vì vậy muốn thực hiện tốt công tác bảo vệ vững chắc toàn vẹn
chủ quyền biển chúng ta phải nhanh chóng có những biện pháp để giải quyết những tồn tại này.
Sự gia tăng ảnh hưởng của các nước trong vùng biển Đông và những tranh chấp về
chủ quyền các vùng biển với các nước trong khu vực đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến
chủ quyền, cũng như công việc bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam.
- Tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa vùng biển thuộc quần đảo giữa Việt Nam với Trung
Quốc và Đài Loan: Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có
đầy đủ các chứng cứ để chứng minh chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa. Tuy nhiên
năm 1974 và cho đến nay, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm các đảo ở quần đảo
Hoàng Sa. Đã nhiều lần xung đột bằng vũ lực giữa Việt Nam và Trung Quốc nổ ra ở
khu vực này. Những hành động của Trung Quốc đang xâm phạm trực tiếp đến chủ 12
quyền trên biển của Việt Nam đối với vùng biển khu vực Hoàng Sa và các vùng lân cận.
- Tranh chấp chủ quyền toàn bộ hay một phần Trường Sa và vùng biển khu vực này
giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei: Không chỉ
dùng vũ lực để chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc còn tiếp tục nổ súng đánh
chiếm quần đảo Trường Sa, hiện nay Trung Quốc đang chiếm giữ 5 đảo phía bắc và
đang có âm mưu chiếm hết quần đảo này của Việt Nam. Không chỉ Trung Quốc mà
Philippines, Malaysia và Brunei, Đài Loan cũng đã chiếm 1 số đảo ở đây và tuyên bố chủ quyền của mình.
- Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc với ranh rới “đường lưỡi bò” trên
biển: Phần diện tích trong đường lưỡi bò này chiếm khoảng 75% diện tích trên Biển
Đông, để lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia,
và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%. Năm 2007, Trung Quốc đưa ra quy
định theo đó tất cả bản đồ Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò này cùng với rất nhiều
hành động vi phạm pháp luật quốc tế khác. Những động thái của Trung Quốc cùng với
sự ra tăng sức mạnh và tiềm lực kinh tế cũng như quốc phòng của Trung Quốc không
chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo vệ chủ quyền của ta mà còn thực sự là mối đe
dọa lớn cho chủ quyền trên biển không chỉ của Việt Nam mà còn là mối đe dọa với các
nước trong khu vực. Ranh rới đường lưỡi bò của Trung Quốc là sự vi phạm nghiêm
trọng pháp luật quốc tế về luật biển.
4. Đối thoại và hòa giải
Đối thoại và hòa giải là một trong những chính sách quan trọng của Việt Nam trong
việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam luôn chủ trương giải quyết các
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.Việt Nam đã tích cực tham gia các
cuộc đàm phán song phương và đa phương về Biển Đông. Việt Nam đã tham gia đàm
phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc và các nước ASEAN.
Việt Nam cũng đã tham gia đàm phán về Hiệp định Hợp tác Biển Đông (DOC) với các
nước ASEAN.Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao, ngoại giao
nhân dân để nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông. Việt 13
Nam đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, diễn đàn về Biển Đông, thu hút sự tham gia
của các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều chuyến thăm của
các đoàn khách quốc tế đến các đảo, quần đảo ở Biển Đông để khẳng định chủ quyền
của Việt Nam.Những nỗ lực của Việt Nam trong việc đối thoại và hòa giải đã góp phần
giảm thiểu căng thẳng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc giải
quyết các tranh chấp ở Biển Đông vẫn còn nhiều khó khăn. Để giải quyết các tranh
chấp một cách hiệu quả, cần có sự hợp tác của tất cả các bên liên quan, trên cơ sở tôn
trọng luật pháp quốc tế.Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về đối thoại và hòa giải của Việt
Nam trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông:
Vào năm 2014, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán về vụ tàu cá Việt
Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Kết quả của cuộc đàm
phán là hai bên đã thống nhất thành lập cơ chế đàm phán để giải quyết các vấn đề trên biển.
Vào năm 2016, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán về vụ tàu Hải
Dương 8 của Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ ở vùng biển Hoàng Sa. Kết quả của cuộc
đàm phán là hai bên đã thống nhất trả tự do cho các thuyền viên của tàu Hải Dương 8.
Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao, ngoại giao nhân dân
để nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông. Ví dụ, Việt Nam
đã tổ chức Hội nghị quốc tế về Biển Đông lần thứ 2 vào năm 2017. Hội nghị này đã thu
hút sự tham gia của hơn 200 đại biểu từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ
Với những nỗ lực của mình, Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc duy trì hòa
bình, ổn định ở Biển Đông. Tuy nhiên, để giải quyết các tranh chấp một cách hiệu quả,
cần có sự hợp tác của tất cả các bên liên quan, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. 14 C. KẾT LUẬN
Việt Nam đề cao và khẳng định quyền chủ quyền của mình đối với các lãnh thổ
biển và đảo quần đảo Hoàng Sa (Paracel) và Trường Sa (Spratly) trong Biển Đông.
Trên cơ sở lịch sử, địa lý và pháp lý, Việt Nam cho rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa là một phần không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia và có quyền tài phán trên vùng
biển xung quanh.Việt Nam đã cố gắng thúc đẩy các biện pháp hòa bình và hợp tác với
các quốc gia khác để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông theo quyền lợi của mình. Tuy
nhiên, Việt Nam cũng đã bày tỏ sự quyết tâm và sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và lợi ích
quốc gia của mình trong trường hợp cần thiết. Việt Nam ủng hộ việc giải quyết tranh
chấp ở Biển Đông bằng cách tuân thủ các tiêu chí và nguyên tắc của UNCLOS (Công
ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển) và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin, hợp
tác và thỏa thuận với các quốc gia có liên quan. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm
%3Apath%3A/camaulibrary/camauofsite/gioithieu/chuyende/biendaoquehuong/
tulieuvanban/dgsdgsdg345643643
2. https://vusta.vn/yeu-sach-va-co-so-phap-ly-doi-chu-quyen-cua-cac-b en-o-bien- dong-p63473.html?
fbclid=IwAR1lGvvAX8FjYT881wALQ2WIJXQj9HgPV6raBC9ET1qygyL4dXJkz cNkUbs
3. https://giamsatluat.blogspot.com/2014/01/tieu-luan-bao-ve-chu-quyen-tren- cac.html
4. https://bientoancanh.org/tinh-hinh-tranh-chap-o-bien-dong-thuc-trang-va-giai-
phap/?fbclid=IwAR0RoBTsucQoOYxY4JX_L5vV7d7xdBfu4pghtE2KdNyvt- vgGWZfd5V-FNI ` 16