NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM | Pháp luật và Đạo đức nghề nghiệp | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Môn học "Pháp Luật và Đạo Đức Nghề Nghiệp" tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh tập trung vào việc khám phá những vấn đề pháp luật và đạo đức đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực truyền thông, cả ở quốc tế và tại Việt Nam. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về các vụ án, tranh cãi và thách thức pháp lý đang diễn ra trong ngành truyền thông trên toàn cầu và tại Việt Nam. Bằng việc nắm vững các nguyên tắc và quy định pháp luật, cũng như đạo đức nghề nghiệp, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào lĩnh vực truyền thông một cách chuyên nghiệp và có trách nhiệm.
Môn: Pháp luật và đạo đức nghề báo
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG TIỂU LUẬN
NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
TRONG THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
MÔN HỌC: Pháp luật và Đạo đức nghề nghiệp
GIẢNG VIÊN: ThS. Võ Thị Như Hằng
NGƯỜI THỰC HIỆN: Võ Ngọc Thiên Kim
LỚP: K22 Truyền thông đa phương tiện MSSV: 2256050030
Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2023 lOMoAR cPSD| 41487872
PHẦN I. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm nhà nước: Nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai
cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt có chức năng quản
lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện
những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất của xã hội.
1.1.2. Khái niệm pháp luật: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có
tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà
nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, thể hiện ý chí của nhà
nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm duy trì trật tự xã hội.
1.2. Nguồn gốc ra đời của nhà nước và pháp luật
1.2.1. Nguồn gốc ra đời của nhà nước:
Nhà nước xuất hiện trong quá trình phát triển của nền kinh tế sản xuất,
nhà nước là kết quả phát triển của một giai đoạn lịch sử nhất định khi nền
kinh tế sản xuất thay thế nền kinh tế tự nhiên, hình thành chế độ tư hữu dẫn
đến xuất hiện giai cấp, lợi ích giai cấp mâu thuẫn phát sinh xung đột giai cấp.
Nói một cách khác, nhà nước xuất hiện bởi hai nguyên nhân:
Về kinh tế: chế độ tư hữu xuất hiện.
Về xã hội: sự phân chia xã hội thành các giai cấp có lợi ích căn bản
đối kháng nhau đến mức không thể điều hòa được.
1.2.2. Nguồn gốc ra đời của pháp luật:
Giai đoạn cuối của xã hội Công xã nguyên thủy, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, chế độ tư
hữu xuất hiện dần dần hình thành giai cấp giàu và nghèo, sự phân chia các giai
cấp có lợi ích đối kháng ngày càng trầm trọng. Các tập quán, quy tắc của Công
xã nguyên thủy đã trở nên lỗi thời, không đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ
xã hội phức tạp giữa các giai cấp có lợi ích đối kháng nhau. lOMoAR cPSD| 41487872
Trước nhu cầu khách quan của xã hội, nhà nước ra đời với những quy tắc
xử sự mới để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các giai cấp, tầng lớp trong
xã hội. Khi nắm quyền lực của xã hội, giai cấp thống trị đã sử dụng những quy tắc
xã hội phù hợp với những lợi ích của họ và chuyển hóa chúng thành pháp luật của
nhà nước, do đó pháp luật đã trở thành công cụ thể hiện ý chí nhà nước của giai
cấp thống trị xã hội, góp phần đắc lực trong việc bảo vệ lợi ích của nhà nước.
Pháp luật không chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn xuất
phát từ nhu cầu điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong xã hội.
1.3. Bản chất của nhà nước và pháp luật
1.3.1. Bản chất của nhà nước:
Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, là công cụ đặc biệt của quyền
lực chính trị nhằm mua mục đích duy trì trật tự xã hội theo những cách thức và
biểu hiện khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội ở những nơi
khác nhau trên thế giới. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, bản chất của các nhà nước
cũng có những thay đổi nhất định nhưng về cơ bản chúng luôn thể hiện những
dấu hiệu mang tính đặc thù chung của nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội.
1. Tính giai cấp của nhà nước
Sự xuất hiện của nhà nước là do nhu cầu thiết lập ổn định, trật tự của xã
hội nhưng ngay từ khi ra đời, nhà nước đã thể hiện là công cụ bảo vệ quyền lợi
chủ yếu của giai cấp thống trị xã hội. Tính giai cấp của nhà nước được thể hiện
nhà nước đó do ai tổ chức, quyền lực nằm trong tay giai cấp nào và nhà nước bảo
vệ lợi ích trước hết của ai? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần biết: nhà nước
trước hết là bộ máy cưỡng chế đặc biệt trong tay giai cấp thống trị xã hội, là công
cụ sắc bén nhất để duy trì sự thống trị giai cấp và bảo vệ quyền lợi của giai cấp
cầm quyền, nhà nước thiết lập một trật tự xã hội nhằm phục vụ cho chính lợi ích
của giai cấp thống trị. Tuy là đại diện chính thức cho toàn xã hội, nhưng nhà nước
trước hết phục vụ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Tính chất giai cấp của
nhà nước là cơ sở để quy định nội dung các hoạt động của nhà nước
2.2. Tính xã hội của nhà nước lOMoAR cPSD| 41487872
Bản chất của nhà nước không chỉ phản ánh tính giai cấp mà còn thể
hiện tính xã hội thông qua vai trò quản lý xã hội của nhà nước. Tính xã hội của
nhà nước thể hiện nhà nước là phương tiện để giai cấp thống trị quản lý xã hội.
Để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị thì bên cạnh
việc bảo vệ lợi ích giai cấp cầm quyền, nhà nước phải đảm bảo những lợi ích ở
mức độ nhất định cho các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội. Với tư cách là
đại diện chính thức cho toàn xã hội, nhà nước thực hiện các công việc chung
của toàn xã hội mà các cá nhân, tổ chức khác không thể làm được.
1.3.2. Bản chất của pháp luật:
Bản chất của pháp luật được thể hiện qua hai thuộc tính cơ bản, đó là
tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật, cụ thể như sau:
1. Tính giai cấp của pháp luật
Để thực hiện quyền lực chính trị của mình, nhà nước một mặt xây dựng
bộ máy quyền lực công cộng, mặt khác tìm cách hợp pháp hóa ý chí nhà nước
của giai cấp thống trị vào hệ thống pháp luật.
Thông qua hệ thống pháp luật và các hoạt động áp dụng pháp luật của
nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của nhà nước.
Nhà nước thừa nhận hoặc ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã
hội, định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo những mục đích, đường
lối phát triển phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và những điều kiện
khách quan của xã hội. Pháp luật không phải là cấp số cộng đơn giản tất cả các
lợi ích, nhu cầu mọi cá nhân của giai cấp thống trị mà là những lợi ích tiêu
biểu, cơ bản được chọn lọc và thông qua nhà nước “đề lên thành luật”. Pháp
luật của bất kỳ nhà nước nào cũng mang tính giai cấp, nhưng tùy theo mức độ,
cách thức thể hiện và thực tiễn áp dụng, tính giai cấp trong mỗi nhà nước biểu
hiện không hoàn toàn giống nhau. Thậm chí ngay cả trong một nhà nước vào
những thời điểm khác nhau pháp luật cũng có sự thay đổi khác nhau.
2. Tính xã hội của pháp luật lOMoAR cPSD| 41487872
Pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước điều
chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị. Tuy nhiên để thực hiện
được đầy đủ chức năng “điều chỉnh” của mình, pháp luật cần phải ghi nhận, bảo
vệ lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp khác trong xã hội. Tùy theo bản chất giai
cấp của mỗi nhà nước cũng như nhu cầu khách quan của xã hội, trong mỗi ở giai
đoạn lịch sử khác nhau, pháp luật thể hiện tính xã hội ở mức độ khác nhau để duy
trì trật tự xã hội theo đường lối của giai cấp thống trị. Pháp luật của các nhà nước
phong kiến trước đây chủ yếu là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội là vua,
chúa, địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, để duy trì sự thống trị giai cấp của nhà nước
nên pháp luật phong kiến vẫn có những quy định, tuy không nhiều, liên quan đến
quyền lợi của nông dân và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội để đảm bảo
trật tự xã hội, trong đó có nhiều lợi ích của giai cấp thống trị trùng hợp với lợi ích
chung của toàn xã hội. Ví dụ: tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật Hồng Đức của nhà
Lê có khung hình phạt rất nặng, có thể bị chém đầu hoặc lưu đày, khổ sai... quy
định này chủ yếu nhằm bảo vệ quyền tài sản của vua, chúa, quan lại, địa chủ
những kẻ nắm giữ nhiều tài sản của xã hội phong kiến nhưng bên cạnh đó cũng
bảo vệ quyền sở hữu của những tầng lớp lao động khác trong xã hội, cũng như
bảo vệ được trật tự xã hội nói chung.
1.4. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
Sự thống nhất giữa nhà nước và pháp luật: Nhà nước và pháp luật được
biết đến là hai hiện tượng xã hội và chúng luôn gắn liền với nhau, cũng chính vì
thế mà nguyên nhân về sự ra đời của nhà nước cũng chính là nguyên nhân chính
làm xuất hiện pháp luật. Như mỗi chúng ta đều đã biết, nhà nước và pháp luật
đều là những hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đây thực chất đều là sản phẩm
của xã hội khi xã hội đó có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhà nước và pháp luật
chỉ ra đời và tồn tại khi trong xã hội khi xã hội đó có những điều kiện nhất định,
điều kiện đó chính là có sự tư hữu, xã hội phân chia thành giai cấp và đấu tranh
giai cấp. Như vậy, ta thấy rằng, nhà nước và pháp luật có sự thống nhất với nhau. lOMoAR cPSD| 41487872
Sự khác biệt giữa nhà nước và pháp luật: Nhà nước là tổ chức đặc biệt
của quyền lực công và cũng chính là phương thức hay chính hình thức tồn tại
của xã hội có giai cấp. Còn pháp luật lại được hiểu là hệ thống các quy phạm
được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm mục đích để có thể thông
qua đó điều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội của con người. Nhà nước sẽ
đại diện cho sức mạnh còn pháp luật thì được sử dụng để đại diện cho ý chí.
Khi chúng ta nhắc đến nhà nước tức là chúng ta đang nói đến yếu tố con người
cùng cơ chế bộ máy, còn khi chúng ta nói pháp luật thì tức là chúng ta đang là
nói đến các quy tắc hành vi của con người.
Sự tác động qua lại của Nhà nước và pháp luật: Trước hết đó chính là ở việc
nhà nước là cơ quan thực hiện ban hành, thay đổi, hủy bỏ, hoàn thiện đối với pháp
luật, nhà nước sẽ có chức năng bảo vệ pháp luật khỏi sự vi phạm, bảo đảm pháp luật,
đưa pháp luật vào đời sống. Pháp luật được hiểu là là sản phẩm trực tiếp của hoạt
động nhà nước. Pháp luật được ban hành cũng có vai trò quan trọng và được sử dụng
nhằm mục đích để có thể điều chỉnh hoạt động nhà nước và các quan hệ xã hội.
Không những thế, hoạt động của nhà nước về cơ bản đều là mang tính pháp lý.
Pháp luật chính là mục đích tồn tại của nhà nước. Pháp luật cũng được
biết đến là loại phương tiện được dùng nhằm mục đích để có thể kiểm soát
hoạt động nhà nước.Thông qua pháp luật mà nhà nước sẽ có thể thực hiện
được các nhiệm vụ, chức năng, chính sách đối nội và đối ngoại của mình,
không những thế mà nhà nước còn có thể từ đó xác định chế đội chính trị, kinh
tế, xã hội, quy chế pháp lý đối với các chủ thể là những cá nhân. Toàn bộ hoạt
động của nhà nước đều xuất phát từ chế độ pháp luật của nhà nước đó.
Ta thấy được rằng, pháp luật có ý nghĩa cũng như những vai trò khá quan
trọng để củng cố hoàn thiện nhà nước. Và để nhà nước có thể thích ứng sự phát triển
khách quan của xã hội. Không có chế độ nhà nước nào tồn tại mà lại có thể thiếu
pháp luật và ngược lại. Đối với một nhà nước thì sự hoàn thiện tiến bộ hay lạc hậu,
trì trệ của pháp luật cũng từ đó mà nó sẽ kéo theo sự hoàn thiện hay trì trệ, lạc lOMoAR cPSD| 41487872
hậu của nhà nước và cũng ngược lại thì việc đổi mới, hoàn thiện nhà nước và
pháp luật cũng sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa và đạt được hiệu quả khi được tiến
hành song song trên cơ sở giám sát của toàn xã hội.
1.5. Hệ thống chính trị ở nước ta
1.5.1. Cơ cấu hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị của nước ta gồm có:
Đảng Cộng sản Việt Nam (Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng):
Là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là
đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động,
lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, Đảng Cộng
sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám
sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa hai giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức quản lý xã hội bằng pháp luật,
không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tổ chức bộ máy Nhà nước:
Quốc hội (cơ quan lập pháp) và Hội đồng nhân dân các cấp
Chủ tịch nước (là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng
an ninh và thực thi các nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp). lOMoAR cPSD| 41487872
Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp (cơ quan hành chính Nhà
nước, cơ quan hành pháp)
Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp (cơ quan tư pháp)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: tổ chức liên minh chí trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức
xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội,
dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: là bộ phận của hệ thống chính trị
của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản
Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;
nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn
dân, phát huy làm chủ nhân dân; nơi hiệp thương, phối hợp và
thống nhất hành động của các thành viên.
Các đoàn thể chính trị xã hội gồm: Công đoàn
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Hội Nông dân Việt Nam
Hội Cựu chiến binh Việt Nam
1.5.2. Ba nhánh quyền lực và mối quan hệ giữa ba nhánh quyền lực
Ba nhánh quyền lực là một nguyên tắc cơ bản trong hệ thống chính trị của
nhiều quốc gia dựa trên nguyên tắc phân chia và cân bằng quyền lực. Ba
nhánh quyền lực bao gồm: Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Ở nước ngoài, ví dụ như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Úc… áp dụng ba nhánh
quyền lực dựa trên cơ chế tam quyền phân lập: phân công và độc lập để
kiểm soát lẫn nhau. Quốc hội nắm quyền lập pháp, Chính phủ nắm
quyền hành pháp còn tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền
tư pháp. Tam quyền phân lập đề cao sự phân công, đối trọng lẫn nhau
để tạo ra một thể công bằng trong hệ thống chính trị. lOMoAR cPSD| 41487872
Khuyết điểm của tam quyền phân lập là sự chậm trễ và bất khả thi
trong quyết định bởi các nhánh quyền lực phải làm việc lập và kiểm soát
lẫn nhau, việc đưa ra quyết định có thể mất thời gian kéo dài hay xung
đột và đối địch, trốn tránh trách nhiệm và thiếu tính nhất quán.
Ở Việt Nam, ba nhánh quyền lực vẫn có chức năng tương tự nhưng thay
vì dựa trên nền tảng tam quyền phân lập thì ở Việt Nam là tam quyền
phân công (điều 2 Hiến pháp) có sự phân công rõ ràng nhưng nằm trong
sự thống nhất năm dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Việt Nam hiện không “tam quyền phân lập". Khoản 2 Điều 3 Hiến pháp
năm 2013 quy định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
1.5.3. Liệu báo chí có phải là quyền lực thứ tư hay không?
Việt Nam không thừa nhận tam quyền phân lập nên báo chí không
được xem là nhánh quyền lực thứ tư. Lâu nay, một số nước phương Tây từng
quan niệm báo chí là "quyền lực thứ tư” (sau quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp). Nhiều người Việt Nam cũng tin vào lập luận này bởi họ cho rằng báo
chí thực sự có quyền lực khi mà tiếng nói của báo chí có thể tác động đến một
số cơ quan, nhà quản lý, các nhóm cộng đồng dân cư... Trên thực tế, một bộ
phận cán bộ, lãnh đạo, doanh nghiệp rất ngại tiếp xúc với báo chí, nhất là khi ở
cơ quan, đơn vị mình có những vấn đề khuất tất, sai phạm hoặc có những biểu
hiện khác chưa tích cực. Trong trạng thái đó, nhiều người tìm cách thoái thác,
né tránh hoặc che đậy, bưng bít, kể cả "tranh thử" bằng nhiều cách để thông
tin khỏi lên mặt báo. Chỉnh điều đó vô hình trung đã làm báo chí tự cho mình
có thêm quyền lực và xã hội nhìn thấy báo chí càng có quyền lực.
Đã không có sự phân lập của 3 quyền thì cũng không có căn cứ để nói
đến quyền thứ tư hay thứ năm... Và cũng không có căn cứ nào để xác định báo
chỉ có quyền lực thứ mấy trong xã hội.
1.6 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta: lOMoAR cPSD| 41487872
Điều 4 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật số 63/2020/QH14 quy định Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Hiến pháp.
Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch
giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn
Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện). lOMoAR cPSD| 41487872
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.7 Liên hệ thực tiễn
Bạn có đồng tình với ý kiến cho rằng mạng xã hội là quyền lực thứ năm hay
không? Cho ví dụ chứng minh quan điểm của bạn.
Em không đồng tình với ý kiến cho rằng mạng xã hội là quyền lực thứ năm.
Vì đã không có sự phân lập của 3 quyền thì cũng không có căn cứ để nói
đến báo chí là quyền thứ tư hay mạng xã hội là quyền lực thứ năm...
Ví dụ: Ngày 11/1/2023, mạng xã hội lan truyền clip và thông tin vụ việc nữ
sinh HUFLIT nghi bị xâm hại tình dục khi đang tham gia học kỳ quân sự
tại Trung tâm giáo dục Quốc phòng - An ninh (thuộc Trường Quân sự
Quân khu 7). Tuy nhiên, sau khi công an vào cuộc điều tra, thì đây là thông
tin bịa đặt, không đúng sự thật. Tiếng la hét trong clip là do sự tranh chấp,
mâu thuẫn giữa 2 nữ sinh cùng phòng. Sau đó, các bên liên quan, nhà nước
và giới báo chí đã tổ chức họp báo để đính chính sự thật, trấn an dư luận.
Vậy mà sau đó nhiều cư dân mạng vẫn không tin, cho rằng đây là hành
động che giấu tội phạm, giữ gìn danh tiếng cho bộ Quốc phòng. Đồn thổi
rằng buổi họp báo mặc dù có đầy đủ nhân chứng, chứng cứ là sự sắp xếp.
Nhưng vì mạng xã hội là nơi không hội tụ đủ quyền lực để khiến cho vụ
việc diễn ra theo những gì được thể hiện trên đó. Và dẫu có lớn mạnh đến
đâu, những sự việc diễn ra trên mạng xã hội cũng chỉ là những ý kiến chủ
quan của một bộ phận cư dân mạng, rồi những tin đồn, ý nghĩ, cảm nghĩ
của họ trên mạng xã hội cũng sẽ nhanh chóng bị lãng quên, không để lại
bất cứ tác động nào đến sự thật được pháp luật minh chứng, bảo vệ.
PHẦN II. PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC 2.1. Khái niệm
Khái niệm đạo đức: là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã
hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong
quan hệ với người khác, với xã hội.
Từ "đạo đức" có gốc từ La-tinh Morality (luận lý) - bản thân mình cư
xử và gốc từ Hy Lạp Ethigos (đạo lý) - người khác muốn ta hành xử và
ngược lại ta muốn họ. lOMoAR cPSD| 41487872
Ở Trung Quốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của con người,
“đức” có nghĩa là đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý.
Từ giác độ khoa học, "Đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản
chất tự nhiên của cái đúng - cái sai, triết lý về cái đúng - cái sai, quy tắc hay
chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp.
2.2. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo
đức Đặc điểm của đạo đức
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:
Đạo đức có tính giai cấp, tỉnh khu vực, tính địa phương.
Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.
Đạo đức khác pháp luật ở chỗ:
Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mang
tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp quy.
Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, pháp luật
chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà nước,
còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. Pháp luật chỉ làm rõ
những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lý đúng
đắn tồn tại bên trên luật.
2.3. Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi vi phạm pháp luật phải được quy định
trong các văn bản pháp luật, có thể là luật, nghị định, thông tư,...
Vi phạm đạo đức là hành vi trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội, xâm
phạm đến các giá trị đạo đức được xã hội thừa nhận. Hành vi vi phạm đạo đức
không nhất thiết phải được quy định trong các văn bản pháp luật, nhưng nó
vẫn bị xã hội lên án và phê phán.
2.4. Đạo đức nghề nghiệp
Khái niệm: Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo
đức trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung xã hội. Đạo đức nghề lOMoAR cPSD| 41487872
nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn
mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của
các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự
tiến bộ của xã hội.
Vai trò: Lớp cấu trúc của đạo đức. Đạo đức xã hội nói chung và đạo đức của
các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp đặc thù: nghề giáo, nghề y, nghề
báo, nghề luật sư, công chức tư pháp…. Tất cả những nghề này đều có
đối tượng phục vụ là con người
2.5. Đạo đức nghề báo
Khái niệm: Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn
mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan
hệ nghề nghiệp và xã hội. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là “những
quy định đạo đức không được ghi trong đạo luật, nhưng được chấp nhận
trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội, bởi
các tổ chức sáng tạo nghề nghiệp, đó là những nguyên tắc, những quy
định và những quy tắc về hành vi đạo đức của nhà báo
Tầm quan trọng của đạo đức nghề báo:
Nghề báo được ví là nghề “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” bởi những người
viết báo phải là những người trực tiếp đi, trực tiếp nghe, trực tiếp nhìn
những sự việc, sự kiện diễn ra, vì vậy báo chí trở thành một bộ phận quan
trọng và không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Tác động
đến nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Để thực hiện tốt những sứ mệnh cao quý của nghề báo, các nhà báo trước
tiên cần phải rèn luyện cho mình phẩm chất đạo đức vững vàng, không thể
sa đọa vào bất kỳ các yếu tố sai trái, yếu tố lợi ích nào, không để quyền lực
hay đồng tiền phù phiếm chi phối mà bẻ cong ngòi bút. Đạo đức nghề
nghiệp sẽ giúp người làm báo nhìn nhận rõ được hướng đi nghề nghiệp của
bản thân, nhìn nhận được vấn đề đúng sai, vi phạm pháp luật đạo đức để
rồi sáng tạo nên một tác phẩm báo chí sao cho đúng với luân thường đạo lý,
đúng với pháp luật. Điều này cũng đòi hỏi người viết báo có cái nhìn phản
biện, dám phê phán cái sai, cái xấu, sẵn sàng đấu tranh ủng hộ cái đúng và
hướng người đọc đến với những điều tốt đẹp. lOMoAR cPSD| 41487872
Tuân thủ trong đạo đức nghề báo tại Việt Nam:
Nghề báo là một nghề cao quý, việc tuân thủ đạo đức khi hành nghề sẽ giúp
nhà báo luôn trong tâm thế tự tin, có được sự tôn trọng của mọi người,
Cơ quan báo chí tuân thủ là điều kiện sống còn để phát triển bền vững.
Bền vững đơn giản là bạn có thể tiếp tục công việc đó trong tương lai.
Nếu không tuân thủ, sẽ dẫn đến các hậu quả như: Bị xử lý theo quy định
của pháp luật; Tổn thất danh dự và tài chính; Mất uy tín của các nhân
và cơ quan báo chí; Mất cơ hội phát triển cá nhân.
2.6. Đạo đức kinh doanh
Khái niệm: Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn
mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi
của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được
vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp:
Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh
doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện
trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác:
Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới
kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế...
hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó
lại là những thói xấu bị xã hội phê phán.
Song cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối
bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm
lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và
làm, trung thực trong chấp hành luật pháp của Nhà nước, không làm
ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán
những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần
phục mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm
phán, ký kết) và người tiêu dùng, không làm hàng giả, khuyến mại giả,
quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhân hiệu nổi lOMoAR cPSD| 41487872
tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay
với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”.
Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền,
tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc,
tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng
mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. Đối
với khách hàng, tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.
Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ.
Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã
hội, coi trọng hiệu quả gần với trách nhiệm xã hội.
Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh:
Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là chủ thể hoạt động
kinh doanh. Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất
cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh
Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh
điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ
chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn)
như ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị, công nhân
viên chức... Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh
đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó. Đạo đức kinh doanh được gọi
là đạo đức nghề nghiệp của họ.
Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động
của họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý
muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo. Tâm lý này không khác tâm lý
thích "mua rẻ, bán đắt của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có
sự định hướng của đạo đức kinh doanh, tránh tình trạng khách hàng
lợi dụng vị thế "Thượng đế" để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức. Khẩu hiệu "bán cái
thị trường cần chứ không phải bán cái mình có" chưa hẳn đúng!
Nhận diện các vấn đề đạo đức kinh doanh: lOMoAR cPSD| 41487872
Để việc nhận diện các vấn đề đạo đức được thuận lợi, có thể tiến
hành theo trình tự các bước sau đây:
Thứ nhất là xác minh những người hữu quan. Đối tượng hữu
quan có thể là bên trong hoặc bên ngoài, tham gia trực tiếp hay
gián tiếp, lộ diện trong các tình tiết liên quan hay tiềm ẩn.
Thứ ba là xác định bản chất vấn đề đạo đức. Việc xác định bản
chất vấn đề đạo đức có thể thực hiện thông qua việc chỉ ra bản
chất mâu thuẫn. Do mâu thuẫn có thể thể hiện trên nhiều phương
diện khác nhau như quan điểm, triết lý, mục tiêu, lợi ích, việc chỉ
ra bản chất mâu thuẫn chỉ có thể thực hiện được sau khi xác minh
mối quan hệ giữa những biểu hiện này.
Chuẩn mực của đạo đức kinh doanh trong kinh tế - xã
hội: Nghĩa vụ về đạo đức:
Nghĩa vụ về đạo đức trong trách nhiệm xã hội liên quan đến
những hành vi hay hành động được các thành viên tổ chức, cộng
đồng và xã hội mong đợi hay không mong đợi nhưng không được
thể chất hòa thành luật.
Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể
hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực, hay kỳ vọng phản ánh mối
quan tâm của các đối tượng hữu quan chủ yếu như người tiêu dùng,
người lao động, đối tác, chủ sở hữu, cộng đồng. Nói cách khác, những
chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng hữu quan về
đúng - sai, công bằng, quyền lợi cần được bảo vệ của họ.
Nghĩa vụ đạo đức của một doanh nghiệp được thể hiện rõ qua thông
qua những nguyên tắc và giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày
trong bản sứ mệnh và chiến lược của một doanh nghiệp, việc tạo lập
một bầu không khí đọa đức đúng đắn trong tổ chức có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức của các thành viên.
Nghĩa vụ về nhân văn:
Nghĩa vụ về nhân văn trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
liên quan đến những đóng góp cho cộng đồng và xã hội. lOMoAR cPSD| 41487872
Những đóng góp của doanh nghiệp có thể trên bốn phương diện
nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bởi gánh nặng cho Chính
phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân
cách đạo đức cho người lao động.
Giúp đỡ những người bất hạnh hay yếu thế cũng là một lĩnh vực
nhân đạo được các doanh nghiệp quan tâm.
Đóng góp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là
nghĩa vụ nhân đạo đối với doanh nghiệp mà còn được coi là các
“khoản đầu tư khôn ngoan cho tương lai" của các doanh nghiệp.
Nhân đạo chiến lược đã trở thành một khái niệm được các doanh
nghiệp vận dụng củng cố và phát triển lợi ích lâu dài đa phương
của những đối tượng hữu quan chính, trong đó có bản thân doanh
nghiệp. Mặc dù vậy, nhân đạo chiến lược cũng bị phê phán là một
công cụ chiến lược dưới vỏ bọc của các hoạt động nhân đạo.
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội" thường hay
bị sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được
nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh
trong trách nhiệm xã hội về tính liêm chính và sự tuân thủ đạo
đức của các tốt chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và
quy định. Trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên
quan tới việc tăng lợi nhuận. Đạo đức của doanh nghiệp cũng
được coi là lý do quan trọng giải thích tại sao khách hàng tránh
không mua sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc
riêng, phương pháp riêng, các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ
rộng tãi lớn hơn trách nhiệm xã hội. lOMoAR cPSD| 41487872 2.7. Đạo đức PR
Trong hoạt động thực tiễn của PR, hành vi đạo đức vừa liên quan đến cá
nhân các nhà hoạt động PR, vừa liên quan đến các tổ chức nơi họ làm việc. Vì
vậy, các nhà hoạt động PR phải quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp và đạo đức
của chính bản thân mình, cũng như đạo đức của tổ chức nơi họ làm việc.
Seib và Fitzpatrick (1995) chỉ ra 5 nhiệm vụ của các chuyên gia PR liên quan
đến: cá nhân, khách hàng, nhà quản lý, những người trong nghề và xã hội.
Nhân viên PR có thể xem bảng liệt kê những nhiệm vụ đó như một chỉ
dẫn khi phải đối mặt với một tình thế khó xử về đạo đức:
Điều đầu tiên là phải nhìn nhận lại mình ở các giá trị đạo đức. Các giá trị này sẽ
giúp đưa ra các quyết định dựa trên những gì bạn thực sự tin là đúng hay sai.
Sau yếu tố cá nhân là khách hàng, hoặc tổ chức. Là một chuyên gia PR, bạn cần
phải hỗ trợ các đồng nghiệp và có trách nhiệm với những người trong nghề.
Cuối cùng, xã hội là bộ phận cấu thành quan trọng cho các quyết định
về đạo đức. Các nhà hoạt động PR phải phục vụ lợi ích của công chúng. Để
làm được điều đó, nhà hoạt động PR phải tự hỏi mình: “Liệu quyết định của
mình có đem lại lợi ích cho xã hội hay không, ngay cả khi làm hại đến bản
thân, khách hàng, ông chủ hoặc đồng nghiệp của mình?”.
Nhiều tình huống liên quan đến đạo đức không dễ xử trí. Có những tình
huống rất phức tạp liên quan đến những quyết định xem điều gì là đúng hay
sai, hoặc những tình huống đòi hỏi phải đưa ra một lựa chọn những giải pháp không mong muốn.
Trong xã hội hiện nay, vai trò của PR là phải xây dựng cầu nối với công
chúng, xây dựng các mối quan hệ thân thiết với các nhóm công chúng khác
nhau để tạo nên một môi trường kết nối cho các doanh nghiệp, các tổ chức
Chính phủ, và các cơ quan, tổ chức khác hoạt động. Để đạt được mục đích,
những tổ chức này cần phát triển các mối quan hệ hiệu quả với các nhóm công
chúng như các nhân viên, các thành viên, các khách hàng, các cộng đồng địa
phương, các cổ đông và công chúng nói chung. lOMoAR cPSD| 41487872
Hoạt động PR tốt nhất đó là phục vụ các quyền lợi của công chúng bằng việc
thúc đẩy mạnh mẽ hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức với các nhóm công chúng của nó,
góp phần cung cấp thông tin, chuẩn bị tài liệu cho các cuộc tranh luận về các vấn đề
xã hội và làm cho cuộc đối thoại trực tiếp giữa tổ chức và các nhóm công chúng dễ
dàng và thuận lợi. Việc này có tác dụng giúp những xã hội có tính phức tạp và đa
nguyên đạt được những quyết định và chức năng hiệu quả hơn, bằng việc mang lại sự
hoà hợp giữa các chính sách tư nhân và các chính sách công cộng.
Đạo đức đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự ưu việt của tổ
chức. Các nhà hoạt động PR phải đứng ở tuyến đầu của phong trào thực hiện
các hoạt động đạo đức của các tổ chức, bởi vì các chiến dịch PR thường là về
các vấn đề quan trọng của cộng đồng.
Các nhà hoạt động PR có thể liên quan đến các hoạt động có ảnh hưởng đến
cuộc sống của rất nhiều người - ví dụ, khuyến khích các lái xe giảm tốc độ, không
phóng nhanh vượt ẩu, đội mũ bảo hiểm, hoặc quảng bá rộng rãi tiết kiệm điện.
Những hành động và thông điệp của PR có ảnh hưởng sâu rộng đến xã
hội xung quanh. Những tổ chức được đánh giá và danh tiếng của họ được ưa
chuộng khi các hành vi và thông điệp của họ phù hợp với mong muốn, nguyện
vọng chính đáng của các cổ đông.
Kinh nghiệm cho thấy, các nhà hoạt động PR - những người dựa vào các
nguyên tắc đạo đức để đưa ra quyết định và những lời khuyên cho công tác
quản lý, điều hành thì ngày càng có khả năng đóng vai trò quan trọng hơn
trong các quyết định và hoạt động quản lý, điều hành (Grunig, 1992: 309).
2.8. Liên hệ thực tiễn
Là sinh viên bạn có đặt ra yêu cầu với bản thân mình là phải chấp hành nghiêm
pháp luật và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, quy tắc ứng xử trong xã hội
không? Vì sao?
Với cương vị là sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông em luôn đặt ra
yêu cầu với bản thân mình là phải chấp hành nghiêm pháp luật và tuân
thủ các nguyên tắc đạo đức, quy tắc ứng xử trong xã hội. Vì: lOMoAR cPSD| 41487872
Thứ nhất, đối với việc chấp hành nghiêm pháp luật thì dẫu cho là sinh
viên, hay bất kì ai, đã là một công dân của một quốc gia thì tuyệt đối
phải có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp của quốc gia đó đã ban hành. Đây là
một việc làm cơ bản, tối thiểu của một công dân. Việc không chấp hành
pháp luật sẽ dẫn tới việc không thể nào trở thành một công dân tốt, có
ích cho xã hội, đất nước. Và theo em, trách nhiệm cơ bản của một công
dân mà còn không tuân thủ được thì đừng nói đến việc tuân thủ các quy
tắc ở các tổ chức có quy mô nhỏ hơn như công ty, cơ quan, trường học…
Thứ hai, đối với việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, quy tắc ứng xử
trong xã hội điều này không những giúp cho bản thân mình trở thành
người có thái độ sống tích cực, mà còn giúp bản thân rèn giũa được rất
nhiều đức tính, cử chỉ theo một chuẩn mực đúng đắn, một cung cách tốt
đẹp. Ngoài ra, khi bản thân mình là người có nguyên tắc đạo đức, quy tắc
ứng xử thì sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng, tín nhiệm. Từ
đó, có thể tạo ra được nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống, có cơ hội
được học hỏi, trau dồi phát triển bản thân. Hơn nữa, đối với một số doanh
nghiệp và bản thân em luôn đề cao “thái độ” hơn “trình độ”. Vì “trình độ”
có thể đào tạo qua thời gian, nhưng còn “thái độ” phụ thuộc rất nhiều vào
bản thân của người đó, nên rất khó để thay đổi. Do vậy, người có “thái độ”
đúng đắn, hòa nhã với đồng nghiệp, nhiệt tình với tổ chức sẽ dễ dàng phát
triển và cống hiến được nhiều cho một tập thể hơn. Nên một nhân viên có
thái độ tốt sẽ được các doanh nghiệp, công ty, nhà tuyển dụng ưu ái hơn.
Thứ ba, có thể sâu xa hơn là việc mình chấp hành, tuân thủ những điều đó
không chỉ thể hiện phẩm chất đạo đức, tính cách, nếp sống của bản thân, mà
nó còn đại diện cho sự giáo dục của gia đình, nhà trường. Nên nhất định, em
phải luôn chấp hành nghiêm pháp luật và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức,
quy tắc ứng xử xã hội. Vì nếu bản thân em có những hành động không đúng
đắn, có thể sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường, danh dự của gia
đình. Đây không phải là một việc quá khó, nhưng cũng không mấy dễ dàng.
Nhưng em tin rằng khi em thực hiện tốt những điều này, em sẽ tiến được thêm
vài bước trên con đường trở thành một công dân tốt, một công dân có ích cho
xã hội, một công dân toàn cầu. Và cuối cùng, cũng phần nào đóng lOMoAR cPSD| 41487872
góp một phần giá trị đạo đức, nếp sống tốt đẹp cho gia đình, nhà trường, xã hội, dân tộc. Hãy lấy ví dụ:
1 hành vi vi phạm đạo đức xã hội nhưng chưa đến mức vi phạm pháp
luật: Ví dụ: Một sinh viên nói xấu, chê bai giảng viên với một đám bạn trong
group chat, dùng những từ ngữ tục tĩu, hỗn xược đối với giảng viên đó.
=> Trong trường hợp này, sinh viên đã vi phạm đạo đức xã hội khi không có thái độ
tôn trọng đối với giảng viên. Điều này không phù hợp với truyền thống “Tôn sư trọng
đạo” của người Việt ta. Nhưng hành vi này chưa đến mức vi phạm pháp luật.
1 hành vi vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức xã hội:
Ví dụ: Một sinh viên đăng bài trên trang Facebook cá nhân hay Fanpage
Confession của trường, để bịa chuyện không có thật nói xấu một giảng viên vì
bực tức giảng viên này đã cho mình điểm thấp.
=> Trong trường hợp này, sinh viên vừa vi phạm đạo đức khi không có thái độ
tôn trọng đối với giảng viên mà còn vi phạm pháp luật về tội vu khống, làm
ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người giảng viên đó căn cứ theo điểm d
khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018.
PHẦN III: ĐẠO ĐỨC PR
3.1. Nghề truyền thông
3.1.1. Giới thiệu chung:
Phân biệt báo chí-truyền thông:
Ở phương Tây, hai khái niệm này gần như là một, vì báo chí của phương
Tây cơ bản thuộc về xã hội dân sự, và được sử dụng chung là truyền
thông, giới truyền thông.
Trong khi đó, ở Việt Nam, báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức
trong hệ thống chính trị; còn truyền thông có thể được hiểu rộng hơn - là
truyền thông xã hội, mạng xã hội.
Truyền thông được hiểu theo đúng nghĩa là truyền tải một thông điệp, chỉ
đơn giản là như vậy thôi. Nhưng tại sao phải có truyền thông?
Vì trong cuộc sống bình thường, tất cả mọi người đều có những thông điệp
cần truyền thông. Nhu cầu này cao đến mức phát triển thành một ngành lOMoAR cPSD| 41487872
(Industry) và thậm chí có nhiều doanh nghiệp chuyên về tổ chức các hoạt
động truyền thông (Agency).
Người làm truyền thông là một storyteller (tạm dịch: người kể chuyện), tức
người xây dựng, sáng tạo và kể câu chuyện đó. Như vậy, làm truyền thông là
làm người kể chuyện, tham gia sáng tạo và đưa câu chuyện đấy đến các đối
tượng mục tiêu của thương hiệu, cá nhân, tổ chức...
David Ogilvy, người được xem là “cha đẻ” của marketing hiện đại và người
sáng lập agency quảng cáo Ogilvy & Mather, phát biểu: “Thương hiệu là
một lời hứa. Danh tiếng là tồn tại xứng đáng với lời hứa đã cam kết”.
Truyền thông không gắn liền hoàn toàn với bán hàng. Truyền thông không
thể nào ép người khác mua sản phẩm mà chỉ tạo ra sự quan tâm và từ sự
quan tâm yêu thích đó, khán thính giả sẽ nghĩ đến chuyện mua hàng. Lưu ý
là lồng ghép quá nhiều yếu tố mua hàng vào truyền thông hay quảng cáo dễ
dẫn tạo tác động ngược.
Tóm lại, làm truyền thông là làm người kể chuyện, tham gia sáng tạo và đưa
câu chuyện đấy đến các đối tượng mục tiêu của thương hiệu, cá nhân, tổ
chức => Người làm truyền thông chính là một Storyteller.
3.1.2. Chức năng của truyền thông
Truyền thông tồn tại để giúp cho doanh nghiệp kể lại câu chuyện của thương
hiệu và bảo vệ danh tiếng của thương hiệu. Có 4 chức năng chính của truyền thông:
Tăng sự nhận biết
Xây dựng tầm ảnh hưởng cho cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ…
Xây dựng và kết nối cộng đồng
Điều hướng dư luận
Trước hết, nói đến chức năng của truyền thông thì phải nói đến sự tạo
độ nhận biết. Truyền thông là quá trình kể chuyện để tạo sự nhận biết trong
khách hàng. Qua câu chuyện và thông điệp, người làm truyền thông sẽ cho
khách hàng biết được thương hiệu của doanh nghiệp, và thương hiệu này chào
bán sản phẩm gì, đưa ra thông điệp gì. lOMoAR cPSD| 41487872
Thứ hai, truyền thông giúp doanh nghiệp xây dựng tầm ảnh hưởng.
Doanh nghiệp kể câu chuyện để tăng niềm tin, làm cho khách hàng tin cậy.
Thứ ba, truyền thông có khả năng định hướng và thay đổi dư luận. Hiện
nay, truyền thông thường xuyên được sử dụng với mục đích định hướng và
thay đổi dư luận, giúp doanh nghiệp ngăn ngừa và giải quyết khủng hoảng.
Thứ tư, truyền thông giúp các thương hiệu xây dựng và kết nhóm cộng
đồng. Đối với những thương hiệu hoàn toàn mới và chưa có ai sử dụng, cũng
như chưa có nhóm người hay cộng đồng nhất định sử dụng và lan truyền
thương hiệu đó, truyền thông và quảng cáo sẽ phát huy tính xây dựng và kết
nhóm cộng đồng cho thương hiệu.
3.1.3. Sự tiến hóa của ngành truyền thông:
Những ngày đầu:
Nhìn lại lịch sử phát triển của truyền thông ở Việt Nam, do đi tắt đón đầu nên
không trải qua quá nhiều giai đoạn phát triển như thế giới. Khi vào Việt Nam,
ngành truyền thông có 3 phân mảng là Quảng cáo > Sự kiện > Quan hệ công
chúng; xếp theo doanh thu, độ yêu thích và mức độ mọi người nghĩ nó quan trọng.
Quảng cáo: luôn được mọi người nghĩ đến đầu tiên và hay bị nhầm lẫn với
truyền thông. Tuy nhiên, người Việt thường chỉ được tuyển dụng vào vị trí
“account” (chăm sóc khách hàng) hay “designer” (thiết kế đồ họa). Quảng cáo
trong giai đoạn này thường là quảng cáo trên báo, hoặc bằng các phương tiện
truyền thông đại chúng như tờ rơi, áp phích, biển quảng cáo…
Tổ chức sự kiện: Phát triển rất nhanh, thậm chí là xu hướng. Nhưng hoạt
động tại thị trường VN nên luôn cần nhân sự VN thực hiện. Cách đây hơn
mười năm, tổ chức sự kiện được xem là một xu hướng ngành nghề rất “ngầu”.
Phân ngành này thu hút giới trẻ bởi sự hấp dẫn và yêu cầu về sự sáng tạo và
năng động trong công việc. Đặc thù của tổ chức sự kiện gắn với pháp luật, văn
hóa và các yếu tố bản địa nên hầu hết nguồn nhân lực trong ngành đều là
người Việt. Tổ chức sự kiện giúp quảng bá thương hiệu, lan tỏa câu chuyện
đến công chúng, giúp thúc đẩy về mặt kinh tế. lOMoAR cPSD| 41487872
PR: Đây là phân ngành chiếm thị phần rất nhỏ trong ngành truyền thông thời
bấy giờ tại Việt Nam. Một mặt là vì PR còn mới mẻ và khó; mặt khác là do Việt
Nam chưa có một chương trình đào tạo chuẩn về PR. Thêm vào đó, người nước
ngoài chưa thể nắm bắt tình hình thị trường, quan hệ báo chí ở Việt Nam. Ngày nay
Hiện nay truyền thông có rất nhiều phân mảng khác nhau, dần tách biệt
được với quảng cáo, cũng không bị nhầm với viễn thông.
Truyền thông Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung dần bị phân
mảnh do sự phát triển của Internet và công nghệ quá nhanh và mạnh, góp
phần thay đổi ngành truyền thông hiện đại. Người dùng sử dụng nhiều kênh
truyền thông khác nhau, từ Facebook, Google, Instagram cho đến các nền tảng
mới nổi như Tiktok, hành vi của họ thay đổi liên tục nên người làm truyền
thông chuyên nghiệp phải chạy theo.
Một số ngạch đáng chú ý trong ngành truyền thông Việt Nam gồm:
Digital/Social: kết hợp các nguyên tắc truyền thông, quảng cáo và công cụ
marketing kỹ thuật số nhằm truyền tải thông điệp trên mạng xã hội.
CRM (Customer Relationship Management): quản lý các hoạt động tương
tác chăm sóc khách hàng dựa trên các dữ liệu có sẵn, đồng thời sao lưu lại các dữ liệu mới.
Commerce: làm truyền thông nhưng tập trung vào thúc đẩy hành vi mua
hàng cho một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó.
Experience: Experience ra đời để giúp thương hiệu tạo ra những trải nghiệm
riêng biệt, mới mẻ, sáng tạo cho từng đối tượng khách hàng, giúp doanh
nghiệp đào tạo nhân viên về cách phục vụ khách hàng trong quá trình sử dụng
sản phẩm mới. Các DN dựa vào Internet để dễ dàng hiểu được sở thích, nhu
cầu của một cá nhân, điều mà trước đây không làm được.
E-commerce: xây dựng và triển khai các chiến lược để lôi kéo khách hàng thực hiện
hành vi mua và tương tác với các hàng hóa tại trang E-comm của mình.“Tech
players” là những người dựa vào technology và innovation, sử dụng kênh truyền
thông để thay đổi hành vi xử lý và tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng. lOMoAR cPSD| 41487872
“Commerce players” là những người hoạt động trong phân mảnh E-commerce
- các sàn thương mại điện tử.
Influencer Marketing: là một trong những phân mảnh đặc trưng ở Việt Nam
bởi thị trường mang tính định hướng, với lượng người tiêu dùng đa số là dân
số trẻ, cởi mở và thường chạy theo hiệu ứng đám đông.
3.1.4. Phân mảng chuyên môn
Chị Nguyễn Trà Linh - giám đốc điều hành T&A Ogilvy đã phân truyền
thông thành bốn mảng chính mà chị gọi là “tứ tấu chuyên môn”, bao gồm:
Quản trị kinh doanh, tư vấn chiến lược, sáng tạo và quản trị dự án.
Tư vấn chiến lược
Hiện nay, Việt Nam đang thiếu nhân sự một cách trầm trọng về phân mảng
này. Phân mảng tư vấn chiến lược đòi hỏi sự đầu tư về trí óc, người tư vấn
chiến lược phải có tư duy phân tích logic, luôn luôn cập nhật về xu hướng và
những sự đổi mới trong lĩnh vực truyền thông. Khi khách hàng đưa ra yêu cầu,
các chuyên gia tư vấn chiến lược phải tìm hiểu, thu thập thông tin nhanh nhất
có thể và đưa ra định hướng toàn bộ kế hoạch cho khách hàng.
Quản trị kinh doanh
Trước đây, mỗi khi nhắc đến truyền thông, chúng ta sẽ nhắc đến sự sáng tạo. Chính
vì vậy mà những sản phẩm truyền thông cũng trở thành sản phẩm nghệ thuật, những
người tiêu dùng không có quyền đòi hỏi, từ chối hay trả giá. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, nhu cầu của con người ngày càng nhiều, họ cũng có nhiều sự lựa chọn
hơn khi muốn sở hữu một sản phẩm truyền thông nào đó. Hiện nay, có hai yêu cầu
tiên quyết đối với một sản phẩm truyền thông, chính là tính khả thi và chi phí thấp,
tức là tổ chức được những chiến dịch truyền thông ấn tượng mà vẫn không tốn nhiều
tiền. Chính vì vậy, những người làm truyền thông phải đưa ra những giải pháp mang
đến một hiệu quả nhất định. Đó chính là nhiệm vụ của mảng Quản trị kinh doanh.
Những người làm ở phân mảng này đòi hỏi phải có một tư duy thực tế, là những
người tham gia vào câu chuyện của doanh nghiệp, có nghiên cứu và hiểu biết về sản
phẩm, về kinh doanh, sáng tạo ra được những chiến dịch không xa rời thực tế. Không
những vậy, người làm việc ở phân mảng này còn quản trị phần vận hành lOMoAR cPSD| 41487872
của đội nhóm, quản trị dự án để có được năng suất làm việc phù hợp và những
chiến dịch truyền thông chất lượng. Sáng tạo
Sáng tạo dường như là yếu tố hoàn toàn không thể thiếu trong ngành truyền
thông, nó quyết định hướng đi cũng như là sự hấp dẫn và độc đáo của mỗi sản
phẩm hay chiến dịch. Trước đây, về cơ bản sáng tạo chỉ có hai ngạch chính là
copywriting và hình ảnh.
Copywriting là ngạch chú trọng mặt nội dung. Một người ở vị trí như “senior
copywriter” hoặc giám đốc sáng tạo cần có khả năng sáng tạo ý tưởng và tự định
hướng nội dung. Còn một “copywriter” quản lý nội dung dựa trên ý tưởng và yêu
cầu của khách hàng như viết kịch bản, lời bài hát… thì bị cạnh tranh với các
phóng viên, nhạc sĩ, những người có chuyên môn mà khách hàng yêu cầu.
Hình ảnh đòi hỏi sự đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về tư duy thẩm mỹ và
thiết kế. Truyền thông phát triển khiến cho ngạch hình ảnh cũng đa dạng hơn
với 3D, video, animation…
Hiện nay, công nghệ phát triển dẫn đến sự xuất hiện của ngạch mới trong mảng sáng
tạo, đó chính là Creative Technologist. Phân mảnh này đòi hỏi cả khả năng sáng tạo
tưởng và nền tảng công nghệ nhằm cung cấp cho khách hàng các giải pháp
đảm bảo về mặt nội dung cũng như kỹ thuật.
Quản trị dự án
Các dự án truyền thông hiện nay đa phần là các dự án phức hợp, tức là kết
hợp nhiều chuyên môn, ví dụ như media booking, tổ chức sự kiện, PR, CSR… Các dự
án kết hợp trong truyền thông tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hay các chuyên viên
truyền thông kể câu chuyện của chính mình một cách ấn tượng và thu hút nhất.
Người quản trị dự án, đặc biệt là những dự án phức hợp như trên phải có kiến thức
chuyên môn đủ sâu và đủ rộng, để đưa ra những góp ý hiệu quả nhất cho những vị trí
và phòng ban khác nhau trong chính dự án mà họ đang tham gia. Không những vậy,
những người làm truyền thông phải biết cách quản trị dự án, tự vận hành, đưa ra các
phản hồi, bố trí nhân sự và sắp xếp dòng tài chính phù hợp. lOMoAR cPSD| 41487872
3.1.5. Yêu cầu đối với người làm truyền thông:
Truyền thông liên quan mật thiết đến sự phát triển của xã hội, giúp con
người có thể tương tác với nhau một cách tốt hơn. Do đó, người làm truyền thông
phải có những kỹ năng thiết yếu, kiến thức chuyên môn vững và thái độ phù hợp.
Yêu cầu về kỹ năng
Về kỹ năng, Marjorie North, giáo sư Đại học Harvard cho rằng: “Để trở
thành một người làm truyền thông tốt, bạn phải lắng nghe, quan sát, tổ chức và kết nối”.
Thứ nhất, yêu cầu kỹ năng đầu tiên đối với người làm truyền thông là
lắng nghe. Cần có kỹ năng lắng nghe bởi họ là những người chịu trách nhiệm
tư vấn, nếu không lắng nghe sẽ không thể thu thập và chọn lọc thông tin,
không thể sắp xếp thông tin để đặt câu hỏi cần thiết.
Thứ hai là kỹ năng quan sát. Người làm truyền thông không thể vừa bắt tay
vào việc là ngay lập tức đưa ra những nhận định, bởi vì những nhận định đưa ra
ngay tại thời điểm đó không phải là những nhận định tối ưu nhất có thể. Chính vì
vậy mà người làm truyền thông cần phải có kỹ năng quan sát để nhìn thấy những
mối tương quan nhất định trong vấn đề, đồng thời, quan sát để có thể đặt câu hỏi
vì sao. Đây cũng là kỹ năng cần thiết trong quá trình làm tư vấn. Kiến thức từ
Tâm lý học và Xã hội học sẽ rất cần thiết để phân tích tình huống.
Thứ ba là kỹ năng tổ chức. Đây là một công việc cần thiết trong quá trình hoạt
động trong lĩnh vực truyền thông tùy vào khả năng mỗi người. Tuy nhiên, tổ chức ở
đây không phải là sắp xếp công việc đơn thuần mà là your thinking preference.
Thinking preference nghĩa là xác định bản thân mình có khả năng riêng, đặc biệt là
gì. Sau đó, sắp xếp bản thân vào đúng vị trí để phát triển khả năng đó.
Thứ tư là kỹ năng kết nối. Những người làm trong lĩnh vực truyền thông
không nhất thiết phải sôi nổi, hướng ngoại, tuy nhiên, họ nên tham gia vào một
câu lạc bộ hay một cộng đồng, một nhóm người nhất định. Điều đó giúp những
người làm truyền thông có thể tăng khả năng giao tiếp, kết nối với mọi người. lOMoAR cPSD| 41487872
Yêu cầu về chuyên môn
Tiếng Việt: Hiện nay, tiếng Việt của giới trẻ rất yếu, kém phong phú. Hầu hết
đều bị cuốn vào thứ ngôn ngữ internet và những xu hướng ngôn ngữ trendy.
Trong khi các doanh nghiệp rất cần tuyển dụng những người có khả năng tiếng
Việt tốt và đặc biệt khi làm tư vấn truyền thông thì phải có vốn từ phong phú,
được hình thành qua luyện tập, trau dồi, phải viết ra được những gì bản thân
thích một cách sâu sắc, có tâm, dùng từ ngữ thuần Việt (nếu viết chưa sâu sắc
nghĩa là kiến thức xã hội còn yếu). Người làm truyền thông cần có nguồn tiếng
Việt phong phú để truyền tải câu chuyện mình muốn kể một cách ngắn gọn và
nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo được độ sâu do người xem dần thiếu kiên nhẫn.
Cập nhật về ngành: Để trở thành một người làm truyền thông tốt, cần có sự cập
nhật nhất định về ngành, tìm hiểu về những chuyên môn mà mình yêu thích để đào
sâu thêm, kiến thức sâu rộng ở một lĩnh vực nhất định nào đó sẽ giúp chúng ta có
được những ý tưởng tốt và sự hiểu biết nhất định trong quá trình vận hành dự án.
Ngoại ngữ: Những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông cũng cần có
khả năng ngoại ngữ tốt, họ không chỉ dùng khả năng này để giao tiếp mà còn
để cập nhật kiến thức về ngành nghề. Thông thường, những kiến thức mới về
truyền thông sẽ xuất hiện sớm và đầu tiên ở nước ngoài, còn kiến thức trong
vòng phạm vi nước ta vẫn còn rất hạn chế, do đó sở hữu khả năng ngoại ngữ
tốt sẽ có cơ hội tiếp cận với những kiến thức mới sớm hơn, giúp cho công việc
hiệu quả hơn và bắt kịp xu hướng làm truyền thông trên toàn cầu.
Yêu cầu về tâm thế
Người làm truyền thông cần đáp ứng đủ ba tâm thế đó là: khiêm tốn,
thật thà và dũng cảm.
“Khiêm tốn” là yếu tố đạo đức tiên quyết không chỉ trong ngành truyền thông
mà bất kì ngành nghề nào cũng đòi hỏi điều đó. Tính khiêm tốn sẽ giúp con người
có tâm lý lắng nghe, quan sát và phân tích trong quá trình tư vấn, tính khiêm tốn
còn giúp chúng ta có tinh thần học hỏi và tôn trọng những người khác.
Nhiều người lầm tưởng truyền thông là ngành nghề bất chấp cả sự thật để “đổi
trắng thay đen” nhằm bảo vệ danh tiếng của một cá nhân hay tổ chức. Tuy nhiên, lOMoAR cPSD| 41487872
ngành nghề này cũng đòi hỏi người làm nghề có một tâm thế “thành thật”,
thành thật với chính bản thân mình và thành thật với các khách hàng của
doanh nghiệp. Nếu chúng ta “đổi trắng thay đen” thì có thể gây ra những
khủng hoảng truyền thông vô cùng khủng khiếp.
Ngoài ra, lĩnh vực truyền thông cũng là một lĩnh vực đầy tính khắc nghiệt, chính vì
vậy mà nó đòi hỏi người làm nghề cũng phải có một tâm thế “dũng cảm”. Bởi lẽ,
nghề truyền thông là một nghề vất vả, vừa lao động chân tay vừa lao động trí
óc. Chúng ta không có một giờ giấc làm việc cố định nào mà tiến độ công việc
sẽ tùy thuộc vào tiến độ dự án. Ngoài ra, người làm truyền thông cũng đóng vai
trò như một người trấn an tâm lý của tất cả các bên đang tham gia vào dự án.
“Dũng cảm” còn là yếu tố giúp người làm truyền thông vững vàng với lựa chọn
nghề nghiệp ban đầu.
3.1.6. Liên hệ thực tiễn
Lựa chọn nghề nghiệp tương lai của bạn là gì? Hãy nêu 3 vị trí công việc mà
bạn dự kiến sẽ làm sau khi ra trường phù hợp với sở thích và sở trường của bạn.
Đôi nét về bản thân mình, em thấy mình là người khá hòa đồng, vui vẻ,
có khả năng giao tiếp khéo léo và có thể thích ứng với bất cứ môi trường nào
một cách nhanh chóng, linh hoạt. Tuy nhiên, do em có năng khiếu, thích thú
mỗi thứ một ít nên em chưa thật sự tìm ra thứ mình yêu thích nhất. Em vẫn
đang cố gắng thử thách bản thân ở nhiều vị trí công việc khác nhau mỗi khi
làm nhóm hay làm thêm, để tìm ra cái mình đam mê. Sau đây là 3 vị trí công
việc mà em nghĩ mình có khả năng làm được trong tương lai:
Chuyên viên tư vấn chiến lược truyền thông doanh nghiệp: trong các ngách
của ngành truyền thông em đang theo học, thì em thấy mình phù hợp nhất với
lĩnh vực “truyền thông doanh nghiệp”. Bản thân em là người có cái nhìn khá
khách quan, toàn diện, nên em nghĩ mình có thể đưa ra những chiến lược
truyền thông đường dài, đúng đắn, có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền
vững. Ngoài ra, em có sở thích theo dõi các doanh nghiệp, doanh nhân thành
công trong sạch mà học hỏi cách tư duy, làm việc của họ. Điều này cũng giúp
cho em nuôi dưỡng tư duy, rèn luyện khả năng suy luận, tính toán. lOMoAR cPSD| 41487872
Cố vấn pháp lý và truyền thông: bản thân em là người có khả năng ứng biến
linh hoạt và cũng khá khéo léo trong giao tiếp. Với vai trò này, cần người có tư
duy nhạy bén, hiểu biết rõ về pháp luật, để có thể xử lý khôn khéo những
khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp thật sáng suốt, đúng đắn, đạo
đức. Khi nghe cô nói đến vị trí công việc này, em vô cùng hào hứng và nếu
không được cô dạy thì chắc em cũng sẽ không biết đến nó. Để đáp ứng yêu cầu
công việc, thì đòi hỏi bản thân em trước hết có được tấm bằng đại học ngành
Truyền thông và phải có thêm tấm bằng ngành Luật. Nên nếu thật sự đam mê,
em sẽ chinh phục thêm bằng đại học thứ hai là ngành Luật để có thể trở thành
nhà cố vấn pháp lý và truyền thông chuyên nghiệp.
Copywriter: một công việc khá mới và có thể chưa phổ biến ở Việt Nam.
Copywriter là người làm công việc copywriting-quá trình tạo nên các nội
dung tiếp thị, quảng cáo thuyết phục bằng con chữ giúp thúc đẩy khách
hàng thực hiện mong muốn như mua hàng, truy cập, quyên góp,... Tóm lại,
là người dùng con chữ để khiến cho đối tượng khách hàng mục tiêu thực
hiện 1 hành động nào đó. Như em tìm hiểu, thì làm freelancer cho lĩnh vực
này cho các công ty nước ngoài được trả lương khá cao. Không đòi hỏi
bằng cấp, nhưng để trở thành copywriter giỏi thì người đó phải biết sử
dụng thạo tiếng Việt và biết cách dùng tiếng Anh một cách tự nhiên như
người bản xứ. Hơn nữa, họ phải là những người rất tinh ý, nắm bắt được
tâm lý khách hàng, sử dụng ngôn từ điêu luyện, chau chuốt. Trong tương
lai gần, thì em sẽ cố gắng học hỏi, trau dồi để thử sức ở vị trí công việc này.
3.2. Các bộ quy tắc đạo đức truyền thông trên thế giới
3.2.1. Bộ quy tắc của Viện Quan hệ công chúng (PRIA)
Khái niệm PRIA (Public Relations Institute of Australia) dịch là Quy tắc Đạo
đức của Học viện Quan hệ Công chúng Úc. PRIA là một cơ quan ngành nghề
phục vụ lợi ích của các thành viên. Bộ quy tắc này lưu tâm đến trách nhiệm của
những người làm trong ngành quan hệ công chúng phải chịu đối với cộng đồng
cũng như đối với khách hàng và người sử dụng lao động của họ.
Nội dung: PRIA yêu cầu các thành viên tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về đạo
đức hành nghề và năng lực chuyên môn. Tất cả các thành viên có nghĩa vụ phải lOMoAR cPSD| 41487872
hành động có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Quy
tắc đạo đức sau đây ràng buộc tất cả các thành viên của PRIA:
Mọi thành viên đều phải đối xử công bằng và thành thật với ông chủ (người
sử dụng lao động), khách hàng và các khách hàng tiềm năng, với các đồng
nghiệp bao gồm cấp trên và cấp dưới, với các chính khách, với các phương
tiện truyền thông, với công chúng và với các thành viên khác của PRIA.
Mọi thành viên đều phải tránh thực hiện các hành động có khả năng gây tổn hại
đến uy tín của bản thân, của Viện, của công ty/tổ chức và khách hàng.
Mọi thành viên đều không được cố ý lan truyền tin giả hoặc thông tin gây
hiểu lầm và luôn để tâm để tránh vô ý thực hiện hành động đó.
Ngoại trừ các yêu cầu ở Khoản 9, mọi thành viên đều phải đảm bảo việc bảo mật
thông tin cho các công ty/tổ chức và khách hàng ở hiện tại và cả trước đây,
bao gồm các thông tin tuyệt mật về công việc kinh doanh, các phương pháp
hoặc quy trình kỹ thuật trừ khi có lệnh của toà án có thẩm quyền.
Không thành viên nào được đại diện cho các lợi ích xung đột cũng như, khi
không có sự đồng thuận của các bên liên quan, đại diện cho các lợi ích cạnh tranh.
Mọi thành viên đều không được đề xuất hoặc đồng ý rằng phí tư vấn hoặc
thù lao khác của họ hoàn toàn phụ thuộc vào việc đạt được các kết quả cụ thể.
Mọi thành viên đều phải thông tin ngay cho công ty/tổ chức hoặc khách
hàng nếu họ cảm thấy nghi ngờ về đánh giá của mình hay nghi ngờ về sự
không vụ lợi trong quyết định bởi sự dính líu lợi ích về mặt quan hệ cá
nhân, kinh doanh hay tài chính.
Các thành viên làm vị trí cố vấn chỉ nhận thù lao đối với những dịch vụ
được yêu cầu cụ thể.
Mọi thành viên đều phải sẵn sàng để xác định nguồn quỹ của bất cứ cơ
quan truyền thông công cộng mà họ sáng lập hoặc mang danh nghĩa là người phát ngôn. lOMoAR cPSD| 41487872
Mọi thành viên đều phải tránh các khẳng định sai, gây hiểu lầm hoặc phóng
đại trong quảng cáo và tiếp thị cũng như dịch vụ và trong các yêu cầu chuyên
môn và phải tránh bình luận hoặc thực hiện các hành vi gây tổn hại đến danh
tiếng chuyên môn, việc hành nghề hoặc dịch vụ của các thành viên khác.
Mọi thành viên đều phải thông tin cho Hội đồng quản trị của Viện
và/hoặc Hội đồng Bang/Lãnh thổ của Viện những bằng chứng nhằm thể
hiện một thành viên có tội, hoặc có thể bị kết tội cấu thành hành vi vi
phạm các quy tắc này.
Không thành viên nào được phép làm tổn hại một cách có chủ đích đến
danh tiếng chuyên môn hoặc việc hành nghề của các thành viên khác.
Mọi thành viên đều phải giúp sức để cải thiện kiến thức chung về chuyên
ngành bằng cách trao đổi thông tin và kinh nghiệm với các thành viên khác.
Mọi thành viên điều phải hành động dựa trên mục tiêu, quy định và
chính sách của Viện.
Mọi thành viên đều không được xuyên tạc theo tư cách cá nhân thông
qua việc sử dụng sai tiêu đề, phân loại hay chỉ định của FPRIA, MPRIA
hoặc APRIA. (Fellow, Member, Associate member)
3.2.2. Bộ quy tắc của Hiệp hội Quốc tế Truyền thông Kinh doanh (IABC)
Khái niệm IABC (The International Association of Business Communicators)
dịch là Bộ Quy tắc đạo đức dành cho người làm truyền thông của Hiệp hội
quốc tế những người làm truyền thông doanh nghiệp (IABC).
Nội dung: Là người làm truyền thông, bạn là người có thể ảnh hưởng đến
các nền kinh tế và cuộc sống của mọi người. Quyền lực này cũng kèm theo
những trách nhiệm lớn. IABC yêu cầu các thành viên của mình đồng ý với
Bộ quy tắc đạo đức của IABC.
Bộ Quy tắc này đóng vai trò như một cẩm nang hướng dẫn để đưa ra
các lựa chọn nhất quán, có trách nhiệm, đạo đức và pháp lý trong tất cả các
giao tiếp của chúng ta: lOMoAR cPSD| 41487872
Tôi thành thật. Hành động của tôi mang lại sự tôn trọng và tin tưởng
trong nghề truyền thông.
Tôi truyền đạt thông tin chính xác và kịp thời sửa chữa mọi sai sót.
Tôi tuân thủ luật pháp và chính sách công; nếu tôi vi phạm bất kỳ luật hoặc
chính sách công nào, tôi sẽ hành động ngay lập tức để khắc phục tình hình.
Tôi bảo vệ thông tin bí mật trong khi hành động theo luật.
Tôi ủng hộ các ý kiến về tự do ngôn luận, tự do hội họp và tiếp cận các ý kiến khác nhau.
Tôi nhạy cảm với những giá trị văn hóa và niềm tin của người khác.
Tôi ghi nhận công sức của những người khác vì công việc của họ và trích
dẫn nguồn thông tin từ tôi đưa ra.
Tôi không sử dụng thông tin bí mật cho lợi ích cá nhân.
Tôi không đại diện cho các lợi ích xung đột hoặc cạnh tranh mà không có
sự tiết lộ đầy đủ và sự đồng ý bằng văn bản của những người có liên quan.
Tôi không chấp nhận những món quà hoặc khoản thanh toán không
được tiết lộ cho các dịch vụ chính thức trong ngành từ bất kỳ ai khác
ngoài khách hàng hoặc công ty/tổ chức.
Tôi không đảm bảo kết quả vượt quá khả năng của tôi.
Bộ Quy tắc đạo đức của IABC trong thực tế:
IABC yêu cầu các thành viên của mình tuân thủ các nguyên tắc đạo đức
này trong công việc của họ và ký vào tuyên bố sau đây như một phần
của quy trình đăng ký và gia hạn: Tôi đã xem xét và hiểu Bộ Quy tắc
đạo đức của IABC.
Hiệp hội có quyền chấm dứt tư cách thành viên đối với bất kỳ thành
viên nào bị kết tội vi phạm quy tắc, luật pháp và chính sách công.
Bộ Quy tắc Đạo đức của IABC được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi
người mà bạn có thể sao chép nó và kết hợp tất cả hoặc một phần của
quy tắc vào các chính sách cá nhân hoặc công ty của riêng bạn, với tín
dụng thích hợp được cấp cho IABC.
Ngoài ra, còn có vai trò của Ủy ban Đạo đức IABC: lOMoAR cPSD| 41487872
Ủy ban Đạo đức đưa ra lời khuyên và trợ giúp cho các nhà truyền thông
về các tình huống đạo đức cụ thể và hỗ trợ các hoạt động phát triển
nghề nghiệp liên quan đến đạo đức. Mỗi thành viên đồng ý với các
nguyên tắc nghiêm ngặt về xung đột lợi ích và bảo mật.
Các thành viên của Ủy ban Đạo đức được đề cử theo một quy trình mở
và được lựa chọn bởi Ủy ban Điều hành IABC. Tất cả các thành viên ủy
ban đều là thành viên IABC có bằng cấp và kinh nghiệm lâu năm trong
nghề. Mỗi thành viên phục vụ một nhiệm kỳ hai năm so với nhau.
3.2.3. Bộ quy tắc của Hiệp hội Quan hệ công chúng Hoa Kỳ (PRSA)
Khái niệm PRSA (Public Relations Society of America) dịch là Hội Quan hệ
Công chúng Hoa Kỳ. Bộ Quy tắc này áp dụng cho các thành viên PRSA. Bộ
Quy tắc này là bộ hướng dẫn hữu ích cho các thành viên PRSA khi thực thi
các trách nhiệm đạo đức. Tài liệu này được làm ra để dự báo và giải quyết
những vấn đề đạo đức có thể xảy ra. Các kịch bản được nêu trong Bộ Quy
định này là những ví dụ thực tế liên quan đến những hành vi sai trái. Những
ví dụ thực tế khác sẽ được cập nhật vào Bộ Quy tắc khi xảy ra.
Nội dung: Hội Quan hệ Công chúng Hoa Kỳ (PRSA) cam kết hành động đạo
đức. Các thành viên PRSA luôn tìm kiếm độ tin cậy từ cộng đồng, vì chúng
ta phục vụ lợi ích công cộng, có nghĩa là chúng ta đã thực hiện một nghĩa vụ
đặc biệt để hoạt động có đạo đức. Hoạt động có đạo đức là nghĩa vụ quan
trọng nhất của thành viên PRSA. Chúng ta xem Bộ Quy tắc đạo đức thành
viên như một hình mẫu cho các ngành nghề, tổ chức và chuyên gia khác.
Bản Tuyên bố này đưa ra các giá trị cốt lõi của các thành viên PRSA
và rộng hơn là nghề Quan hệ Công chúng. Những giá trị này đưa ra nền
tảng cho Bộ Quy tắc đạo đức thành viên và thiết lập tiêu chuẩn ngành cho
hoạt động quan hệ công chúng. Những giá trị này là niềm tin cơ bản hướng
dẫn hành vi và quá trình đưa ra quyết định của chúng ta. Chúng ta tin rằng
các giá trị nghề nghiệp của chúng ta là rất quan trọng đối với tính toàn vẹn
của nghề nghiệp nói chung. Cụ thể:
Sự ủng hộ: Chúng ta phục vụ lợi ích công cộng bằng cách đóng vai trò là người
ủng hộ có trách nhiệm cho những người chúng ta đại diện. Chúng ta lOMoAR cPSD| 41487872
góp tiếng nói về ý tưởng, sự kiện và quan điểm để hỗ trợ cho những
cuộc tranh luận công khai.
Trung thực: Chúng ta tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về tính chính
xác và sự thật trong việc ủng hộ lợi ích của những người chúng ta đại
diện cũng như việc giao tiếp với công chúng.
Kinh nghiệm: Chúng ta buộc phải có trách nhiệm trong việc sử dụng
kiến thức và kinh nghiệm chuyên ngành. Chúng ta nâng cao nghề
nghiệp thông qua tiếp tục phát triển chuyên môn, nghiên cứu và đào
tạo. Chúng ta thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau, uy tín và mối quan hệ
giữa một loạt các tổ chức và cộng đồng.
Độc lập: Chúng ta đưa ra sự tư vấn khách quan cho những người chúng
ta đại diện, chúng ta chịu trách nhiệm cho hành động của chúng ta.
Trung thành: Chúng ta trung thành với những người mà chúng ta đại diện,
đồng thời tôn trọng nghĩa vụ của chúng ta là phục vụ lợi ích công cộng.
Công bằng: Chúng ta đối xử công bằng với khách hàng, nhà tuyển
dụng, đối thủ cạnh tranh, đồng nghiệp, nhà cung cấp, phương tiện
truyền thông và công chúng. Chúng ta tôn trọng tất cả các ý kiến và
ủng hộ quyền tự do ngôn luận.
3.2.4. Bộ quy tắc của Học viện Quan hệ công chúng Chartered – Anh (CIPR)
Khái niệm CIPR (Chartered Institute of Pubic Relations) dịch là Viện
Quan hệ Công chúng Anh quốc. Tất cả thành viên của CIPR đều bị ràng
buộc bởi Bộ Quy tắc ứng xử. Họ phải cam kết tham gia và cập nhật Bộ
Quy tắc hàng năm khi tái gia nhập.
Nội dung: Theo các nguyên tắc của Bộ Quy tắc, các thành viên của CIPR đồng ý:
Duy trì các tiêu chuẩn chuyên nghiệp cao nhất về sự nỗ lực, liêm
chính, bảo mật, minh bạch tài chính và hành vi cá nhân;
Đối xử trung thực và công bằng trong kinh doanh với người sử
dụng lao động, người lao động, khách hàng, đồng nghiệp, các
ngành nghề khác và công chúng;
Tôn trọng, trong giao tiếp của họ với người khác, các quy định nghề; lOMoAR cPSD| 41487872
Duy trì danh tiếng và không làm điều gì có thể gây tiếng xấu cho
nghề quan hệ công chúng hoặc Viện quan hệ công chúng;
Tôn trọng và tuân thủ Bộ Quy tắc này và các Ghi chú Hướng dẫn liên
quan do CIPR ban hành và đảm bảo rằng những người khác mà họ
quản lý (ví dụ: cấp dưới và nhà thầu phụ) cũng phải làm như vậy;
Khuyến khích đào tạo và phát triển nghề nghiệp giữa các thành
viên cùng ngành nhằm nâng cao và duy trì các tiêu chuẩn nghề nghiệp nói chung.
Các nguyên tắc trên được áp dụng cho tất cả các thành viên không phân
biệt tính chất công việc mà họ đang đảm nhận. Các thành viên với năng lực cụ
thể cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp bổ sung liên quan từ CIPR.
CIPR đã xuất bản bộ tiêu chuẩn chuyên nghiệp dành cho vận động hành lang,
giải thích Bộ Quy tắc Ứng xử của CIPR trong bối cảnh cụ thể của các vấn đề
liên quan đến công chúng (xem bên dưới).
Khi có khiếu nại chống lại bất cứ một thành viên, hội đồng tiêu chuẩn nghề
nghiệp sẽ xem xét hành vi sai trái bị cáo buộc theo tiêu chuẩn nghề nghiệp cụ thể
của ngành liên quan khi xác định liệu quy tắc ứng xử có bị vi phạm hay không.
Tiêu chuẩn nghề nghiệp theo ngành cụ thể – vận động hành lang => 10 hành
chuyên nghiệp cần có của nhà vận động hành lang:
Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp phải cho bạn biết họ là ai và
họ đại diện cho ai - kể cả lợi ích của khách hàng hoặc lợi ích của ông chủ
(đơn vị sử dụng lao động).
Những người vận động hành lang chuyên nghiệp không cố ý gây hiểu
lầm dưới bất kỳ hình thức nào.
Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp cung cấp thông tin chính xác
và đúng sự thật. Những người vận động hành lang nên có những nỗ lực hợp
lý để xác minh các tuyên bố và họ nên rõ ràng về những gì họ không biết là
chính xác hay đúng sự thật. Không được cố ý bỏ qua hoặc che khuất thông
tin nào trong các cuộc họp giao ban, tuyên bố hoặc tài liệu khác được sử lOMoAR cPSD| 41487872
dụng trong quá trình vận động hành lang nếu làm như vậy có khả năng
tạo ra ấn tượng sai lệch.
Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp không đưa hối lộ hoặc xúi
giục - bao gồm quà tặng hoặc chiêu đãi quá mức, cho dù mục đích là để
nhận sự ưu ái hay ưu tiên.
Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp quản lý và tránh xung đột
lợi ích. Họ không được đại diện cho hai khách hàng cạnh tranh trong
cùng một thị trường hoặc có xung đột lợi ích. Xung đột lợi ích cũng có
thể nảy sinh giữa lợi ích chính trị nghề nghiệp và cá nhân của những
người vận động hành lang. Khi điều này phát sinh, nhà vận động hành
lang chuyên nghiệp phải ngừng vận động hành lang liên quan cho đến
khi mọi xung đột có thể được giải quyết. Điều này có thể phát sinh khi
vận động hành lang trong khi giữ chức vụ dân cử hoặc công chúng, theo
đuổi vai trò tự nguyện trong chính trị hoặc làm cố vấn chính trị.
Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp tôn trọng tính bảo mật -
điều này không chỉ đơn giản là giữ bí mật thông tin thương mại của
khách hàng. Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp, những người
có thể quen biết với các chính trị gia và công chức trong xã hội, không
lạm dụng thông tin đặc quyền để đạt được lợi ích thương mại.
Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp tôn trọng các quy tắc và
quy định của các tổ chức chính phủ và cơ quan đại diện ở bất cứ nơi nào
họ làm việc và các quy tắc ứng xử ràng buộc các chuyên gia khác.
Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp tôn trọng quyền của công
chúng được biết về hoạt động vận động hành lang. Điều này có nghĩa là
các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp nên sẵn sàng công khai danh
tính và tiết lộ lợi ích mà họ vận động hành lang thay mặt cho họ, cũng
như tiết lộ khách hàng của họ.
Các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp tuân thủ các quy tắc, nghị quyết,
quy tắc ứng xử và quy chế liên quan đến việc tuyển dụng hoặc ký hợp đồng lOMoAR cPSD| 41487872
với các đại diện được bầu, thành viên của Nghị viện hoặc thành viên của
Hạ viện, người giữ chức vụ công và công chức – điều này bao gồm bất kỳ
quy tắc nào áp dụng cho các khoảng thời gian sau đó họ đã rời bỏ những vai trò đó.
Những người vận động hành lang chuyên nghiệp không sử dụng các đặc
quyền tiếp cận để vận động hành lang – những người vận động hành
lang chuyên nghiệp có thẻ hoặc có đặc quyền tiếp cận các khu vực của
bất kỳ Nghị viện, Hội đồng, Hội đồng hoặc cơ quan dân cử nào khác,
hoặc bất kỳ Tổ chức Chính phủ nào, nơi mà thẻ đó không được cấp trực
tiếp cho người vận động hành lang, không được sử dụng nó trong quá
trình vận động hành lang hoặc lạm dụng đặc quyền này.
3.2.5. Liên hệ thực tiễn
Bạn lựa chọn những quy định nào trong các bộ quy tắc này làm kim chỉ
nam khi hoạt động trong ngành truyền thông trong thời gian sắp tới?
Em chọn bộ quy tắc PRSA làm kim chỉ nam hoạt động trong ngành truyền
thông cho tương lai. Vì trước hết em thấy bộ quy tắc này khá súc tích, dễ hiểu. Bộ
Quy tắc PRSA cung cấp những giá trị cốt lõi trong lĩnh vực quan hệ công chúng,
một lĩnh vực liên quan mật thiết với ngành truyền thông, như trung thực, tôn
trọng, công bằng, độc lập và trách nhiệm xã hội. Sự tập trung vào những giá trị
này giúp xây dựng một cộng đồng chuyên nghiệp, tập trung vào chất lượng dịch
vụ và đạo đức nghề nghiệp. Không chỉ là một hệ thống giá trị đạo đức, mà còn
hướng dẫn về cách ứng xử trong các tình huống cụ thể để người trong ngành có
thể hiểu được và xử lý được tình huống thực tế. Đặc biệt, nó không chỉ tập trung
vào lợi ích cá nhân mà còn nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của người làm nghề,
giúp cho chất lượng dịch vụ cao và đồng đều trong ngành. Hơn nữa, khi thực hiện
được các quy tắc này sẽ làm tăng cường niềm tin, sự uy tín và công bằng đối với
cộng đồng, khách hàng và các đối tác kinh doanh. Bằng cách tuân thủ bộ quy tắc
của PRSA, em có thể xây dựng một thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp tích
cực và chuyên nghiệp trong mắt cộng đồng và khách hàng. Điều em khá tâm đắc
ở bộ quy tắc PRSA nữa đó chính là “kinh lOMoAR cPSD| 41487872
nghiệm”. Đây như là một lời nhắc nhở đến người làm nghề phải luôn trau dồi,
học hỏi, làm giàu kiến thức, phát triển chuyên môn để bản thân có được kinh
nghiệm ngày một dày dặn hơn, đóng góp và xây dựng cộng đồng tích cực.
Tóm lại, việc chọn bộ quy tắc của PRSA không chỉ giúp duy trì chuẩn mực
đạo đức mà còn tạo ra một môi trường tích cực và chuyên nghiệp cho ngành
quan hệ công chúng nói riêng, ngành truyền thông nói chung.
PHẦN IV: ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ
4.1. Giới thiệu về ngành công nghiệp báo chí Việt Nam
4.1.1. Chức năng của báo chí
Điều 3, Luật Báo chí năm 2016 quy định về chức năng của báo chí như sau:
Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Đây là chức năng quan trọng nhất của báo chí,
thể hiện vai trò của báo chí là một phương tiện tuyên truyền, giáo dục,
định hướng dư luận xã hội. Báo chí góp phần nâng cao nhận thức, hiểu
biết của nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
giúp nhân dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
Phản ánh trung thực, kịp thời, khách quan các sự kiện, vấn đề của đời sống
xã hội. Đây là chức năng quan trọng thứ hai của báo chí, thể hiện vai trò
của báo chí là một phương tiện thông tin đại chúng. Báo chí cung cấp thông
tin đa chiều, toàn diện về các sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội, góp phần
định hướng dư luận xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nhân dân. Đây là chức năng thể hiện vai trò của báo chí là một diễn đàn
của nhân dân. Báo chí góp phần phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tiêu
cực trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Góp phần xây dựng và phát huy nền văn hóa, con người Việt Nam. Đây là
chức năng góp phần xây dựng và phát huy nền văn hóa, con người Việt
Nam. Báo chí góp phần nâng cao dân trí, xây dựng lối sống lành mạnh, văn
minh, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. lOMoAR cPSD| 41487872
Ngoài những chức năng chính trên, báo chí còn có các chức năng khác
như: Giáo dục, nâng cao dân trí; Tạo ra đời sống tinh thần phong phú
cho nhân dân; Kết nối cộng đồng.
4.1.2. Thông tin hoạt động báo chí năm 2022
Số lượng cơ quan báo chí:
Năm 2022, cả nước có 127 cơ quan báo; 670 cơ quan tạp chí (327 tạp chí
lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật); 72 cơ quan đài
phát thanh, truyền hình.
Cụ thể, có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực (Báo Nhân
Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt
Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân) và 15 cơ quan báo chí
nằm trong cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện (11 báo, 03 tạp chí và
Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC).
Về 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình:
Kênh trong nước: 77 kênh phát thanh, 194 kênh truyền hình
(gồm 7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, 63 kênh truyền hình
thiết yếu địa phương và các kênh khác);
Kênh nước ngoài: 57 kênh cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền
(giảm 01 kênh so với năm 2021)
Về số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình: Có
05 đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá;
38 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cung cấp
194 kênh truyền hình trong nước, 57 kênh truyền hình nước ngoài và khoảng
300.000 giờ nội dung theo yêu cầu (VOD) (dịch vụ OTT TV và IPTV). Số nhà báo:
Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41000 người, trong
đó khối ngành phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16500 người. Cơ quan quản lý:
Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí được quy định rõ tại Điều 7 Luật Báo lOMoAR cPSD| 41487872
chí/Tất cả báo chí Việt Nam đều trực thuộc Chính phủ và được kiểm soát
nghiêm ngặt bởi Đảng và chính phủ. ộ Thông tin và Truyền thông chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí; Cơ quan của
Đảng quản lý hoạt động báo chí là ban Tuyên giáo Trung ương. Nhóm báo VIP.
Các nhóm báo sau được xem là “điểm sáng” của báo chí Việt Nam do
chất lượng đi đầu so với các nhóm báo khác hiện hành: Báo Nhân dân, Tạp chí
cộng sản, VTV, VOV. Thông tấn xã Việt Nam.
Những điều kiêng kỵ:
Cũng như một số ngành nghề đặc thù khác, nghề báo cũng có những
điều kiêng kỵ và được quy định trong Luật báo chí như sau: Chính sách đối
nội, đối ngoại của Đảng và Chính phủ; Tôn giáo và chính quyền; Vai trò của
Đảng; Đời tư của các nhà lãnh đạo của Đảng và Chính phủ.
Nguồn thu của cơ quan báo chí:
Trong Luật báo chí có quy định, nguồn thu của các cơ quan báo chí chủ
yếu đến từ việc phát hành, quảng cáo và tài trợ. Khi bắt đầu xuất hiện nguồn
thu từ tài trợ, cũng là lúc báo chí đối diện với việc không còn giữ được các giá
trị nguyên bản hay nói cách khác, vai trò của báo chí đã bị thương mại hóa.
4.2. Quá trình hình thành và phát triển Luật Báo chí ở Việt Nam
Quá trình phát triển Luật Báo chí ở Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn chính:
Giai đoạn trước năm 1954: Trong giai đoạn này, báo chí Việt Nam hoạt động
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Các văn bản pháp luật này đã
ghi nhận quyền tự do báo chí của nhân dân, đồng thời quy định về điều kiện
thành lập, hoạt động và quản lý báo chí. Hoạt động báo chí được quy định bởi
các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, như:
Sắc lệnh số 210/SL ngày 20/11/1945 về quy định quyền tự do báo chí.
Sắc lệnh số 211/SL ngày 20/11/1945 về quy định việc thành lập cơ quan báo chí. lOMoAR cPSD| 41487872
+ Sắc lệnh số 212/SL ngày 20/11/1945 về quy định việc xuất bản và lưu hành báo chí.
Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1989: Trong giai đoạn này, báo chí Việt Nam
tiếp tục hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hoạt động
báo chí được quy định bởi một số văn bản pháp luật quan trọng, như:
Luật Báo chí năm 1982:là văn bản pháp luật đầu tiên quy định toàn diện về
hoạt động báo chí ở Việt Nam. Luật này đã xác định rõ vai trò của báo chí
trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời quy định về điều kiện thành lập, hoạt
động và quản lý báo chí.
Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1989: đã bổ sung một số quy định mới,
phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Giai đoạn từ năm 1989 đến nay: Trong giai đoạn này, báo chí Việt Nam
tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, đa dạng và phong phú. Hoạt
động báo chí được quy định bởi Luật Báo chí năm 2016.
Luật Báo chí năm 2016: là văn bản pháp luật quy định toàn diện về hoạt
động báo chí ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Luật này đã kế thừa và phát
huy những thành tựu của các văn bản pháp luật về báo chí trước đó, đồng
thời bổ sung một số quy định mới, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Theo
Luật Báo chí năm 2016, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng dùng
ngôn từ, hình ảnh, âm thanh, chữ viết, ký hiệu, tín hiệu để thông tin, tuyên
truyền, giáo dục, giải trí, phản ánh, định hướng dư luận xã hội.
Hoạt động báo chí được quy định tại Chương II Luật Báo chí năm 2016.
Theo đó, hoạt động báo chí bao gồm các hoạt động sau: Biên tập, sản
xuất, phát hành, phổ biến các sản phẩm báo chí; Cung cấp thông tin, tư
liệu cho báo chí; Tham gia các hoạt động báo chí
Các sản phẩm báo chí bao gồm: Báo in; Báo điện tử; Đài phát thanh;
Đài truyền hình; Báo ảnh; Bản tin; Phiếu tin; Tạp chí; Tập san; Tài liệu
chuyên ngành; Các sản phẩm báo chí khác.
Luật Báo chí năm 2016 đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cơ quan báo chí,
nhà báo, phóng viên, biên tập viên, người lao động khác trong cơ quan báo chí. Luật
Báo chí năm 2016 cũng quy định về việc quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.
Theo đó, Nhà nước quản lý hoạt động báo chí trên cơ sở tôn trọng quyền tự lOMoAR cPSD| 41487872
do báo chí và quyền tự do ngôn luận của công dân, bảo đảm cho báo chí hoạt
động đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Quá trình phát
triển Luật Báo chí ở Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
đối với hoạt động báo chí. Các văn bản pháp luật về báo chí đã góp phần tạo
hành lang pháp lý cho hoạt động báo chí phát triển theo hướng chuyên nghiệp,
hiện đại, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4.3. Luật Báo chí 2016
Giới thiệu chung về Luật Báo chí 2016
Luật Báo chí là luật quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa
vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo
chí; quản lý nhà nước về báo chí. Hiện nay, Luật Báo chí mà nước ta áp dụng
là Luật Báo chí năm 2016. Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 5 tháng 4 năm 2016
(Luật thay thế Luật Báo chí năm 1989, sửa đổi, bổ sung năm 1999).
Luật Báo chí hiện tại có 6 chương và 61 điều quy định. Trong Luật
Báo chí và các nguyên tắc, quy định khác liên quan đến hoạt động báo chí
có một số điều nổi bật sau:
4.3.1. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Điều 10. Quyền tự do báo chí của công dân
Sáng tạo tác phẩm báo chí.
Cung cấp thông tin cho báo chí.
Phản hồi thông tin trên báo chí.
Tiếp cận thông tin báo chí.
Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí.
In, phát hành báo in.
Điều 11. Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công
dân 1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới. lOMoAR cPSD| 41487872
Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ
chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ
chức, cá nhân khác.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của
công dân phù hợp với tôn chỉ, Mục đích và không có nội dung quy định tại các
Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này; trong trường hợp
không đăng, phát phải trả lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu.
Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản
hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.
Điều 13. Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền
tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước
bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận
trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức và công dân.
Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.
4.3.2. Các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền tự do báo chí
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:
Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân; lOMoAR cPSD| 41487872
c) Gây chiến tranh tâm lý.
2. Đăng, phát thông tin có nội dung:
Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền
nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các
tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá
nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện
thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã
hội và sức khỏe của cộng đồng.
Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động
dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức,
danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.
Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.
In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội
dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, lOMoAR cPSD| 41487872
cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính.
Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản
phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.
Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo,
phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên
hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định
tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều này.
4.3.3. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.
Nhà báo có các quyền sau đây:
Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật
bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;
Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo
quy định của pháp luật;
Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm
việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm
cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà
nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố
trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;
đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;
Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với
quy định của pháp luật.
3. Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây: lOMoAR cPSD| 41487872
Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất
nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;
Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật
của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh
phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;
Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về
nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
4.3.4. Quy định về nghiệp vụ nhập vai của báo chí
Khái niệm: “Nhập vai” là cách thức tác nghiệp mà người làm báo vì lý do
nào đó không thể công khai thân phận làm báo của mình cũng như các hoạt
động thu thập thông tin, hình ảnh. Quyền được thu thập thông tin đã được
quy định rõ trong Luật Báo chí, nhưng thực tế để có thông tin sống động và
trung thực, nhà báo không chỉ phỏng vấn trực tiếp, hoặc căn cứ trên các số
liệu báo cáo. Mà họ tiến hành một phương pháp biến mình thành người
trong cuộc để phản ánh sự việc sao cho thật nhất đó là nhập vai.
Có 10 quy định về nghiệp vụ nhập vai của báo chí theo nhà báo Đức Hiển,
(Tổng Thư ký tòa soạn Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh), đó là:
Thứ nhất, chỉ nhập vai khi đó là cách tốt nhất để thu thập thông tin;
để bài viết có tính thuyết phục cao nhất.
Thứ hai, kế hoạch nhập vai phải được sự đồng ý của cấp cao nhất (Tổng biên tập).
Thứ ba, không tác động vào sự vật, hiện tượng khiến nó thay đổi
bản chất cũng như không thúc đẩy sự kiện diễn ra hoặc khiến nó
diễn ra sớm hơn bình thường.
Thứ tư, không gài bẫy, gợi ý vi phạm. Pháp luật lẫn đạo đức đều không cho lOMoAR cPSD| 41487872
phép nhà báo thu thập chứng cứ bằng cách chủ động gợi ý hay giăng bẫy
để đưa ai đó “vào tròng”. Bởi khi đó, nếu đối tượng bị tội nhận hối lộ thì
bản thân nhà báo cũng hoàn thành hành vi gợi ý hối lộ và đưa hối lộ.
Thứ năm, phóng viên không được thực hiện hành vi có khả năng
gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự hoặc tình trạng
pháp lý của bản thân và của tờ báo.
Thứ sáu, Tòa soạn phải đảm bảo giám sát được di biến động của
phóng viên thông tin thông suốt trong mọi trường hợp.
Thứ bảy, Phải bảo đảm rằng Tòa soạn có phương án can thiệp lập tức
và hiệu quả khi phóng viên gặp nguy hiểm; Luôn đề phòng tình huống
phóng viên bị gài bẫy ngược.
Thứ tám, nếu phóng viên nhập vai buộc phải thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật, tòa soạn phải liên hệ với cơ quan công an và trình
bày rõ ngọn nguồn trước khi hành vi ấy diễn ra.
Thứ chín, việc sử dụng cộng tác viên, nguồn tin, bạn đọc phải được sự
đồng ý của Tòa soạn.
Thứ mười, phải dừng ngay việc nhập vai để thực hiện nghĩa vụ công
dân nếu việc tiếp tục nhập vai có thể gây hậu quả cho xã hội lớn hơn
tác dụng mà bài báo mang lại.
Một lưu ý khi nhập vai điều tra, khi tác nghiệp nhà báo không được
làm phương hại đến lợi ích quốc gia và không được vi phạm pháp luật. Do
vậy, khi tác nghiệp nhà báo phải tuân thủ Luật Báo chí và các ngành luật có
liên quan đến hoạt động báo chí. Nhà báo cũng là công dân, nên hành vi vi
phạm pháp luật trong quá trình tác nghiệp chỉ có thể được xem là tình tiết
giảm nhẹ chứ không thể loại trừ trách nhiệm hình sự.
4.3.5. Trả lời phỏng vấn trên báo chí
Điều 40. Trả lời phỏng vấn trên báo chí
Người phỏng vấn phải thông báo trước cho người được phỏng vấn biết mục
đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn; trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp,
không có sự thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý. lOMoAR cPSD| 41487872
Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời cung cấp,
người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp. Người phỏng vấn
phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn.
Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi
đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó.
Nhà báo không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các
cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để chuyển thành bài
phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu.
Cơ quan báo chí, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn phải chịu
trách nhiệm về nội dung thông tin đăng, phát trên báo chí.
4.3.6. Cung cấp thông tin cho báo chí và nghĩa vụ của nhà báo đối với nguồn tin
“Nguồn tin” theo cách hiểu thông thường là nơi xuất phát, cung cấp thông
tin. Nguồn tin là hạt nhân của báo chí, quyết định sự thành bại và tạo nên bí quyết
thành công của cá nhân mỗi người làm báo cũng như của một tòa soạn báo chí.
Luật Báo chí mới quy định:
Nghĩa vụ bảo vệ nguồn tin theo Điều 7 Luật báo chí 2016: “Báo chí có quyền
và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ
trường hợp có yêu cầu của viện trưởng viện KSND hoặc chánh án TAND cấp tỉnh
và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội”. Bảo vệ bí mật nguồn
tin là quyền và nghĩa vụ của nhà báo trong khi tác nghiệp. Cũng là điều khiến người
dân tin tưởng khi cung cấp thông tin cho báo chí. Luật Báo chí mới tiếp tục kế thừa
quan điểm này và làm rõ hơn, tăng quyền cho Nhà báo.
Cung cấp thông tin cho báo chí: Điều 38 Luật báo chí 2016 quy định
nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ
cung cấp thông tin cho báo chí như sau:
1.Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người
có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Việc cung cấp thông tin
cho báo chí có thể bằng văn bản, trên trang thông tin điện tử tổng hợp, lOMoAR cPSD| 41487872
họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác. Cơ quan báo chí phải sử dụng
chuẩn xác nội dung thông tin được cung cấp và phải nêu rõ xuất xứ nguồn tin.
2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp
thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau đây:
Thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc
và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy
định của pháp luật;
Thông tin về vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp
cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan điều tra cần thông tin trên báo chí những
vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;
Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận
thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những
vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá
trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà
theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;
Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà
theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.
Đối với vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố mà chưa được xét xử,
các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu
của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.
Cơ quan báo chí và nhà báo có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ
người cung cấp thông tin, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và
tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và
tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức bảo vệ người cung cấp thông tin; các cơ
quan bảo vệ pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên bảo vệ lOMoAR cPSD| 41487872
người cung cấp thông tin.
Cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm cử người phát ngôn, thực hiện
phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ và đột xuất, bất thường.
Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho
báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
Điều 40 Quy định về việc trả lời phỏng vấn trên báo chí: tiếp cận nguồn
tin, nghĩa vụ phát sinh trong cuộc phỏng vấn.
Trong trường hợp có bàn bạc trước khi phỏng vấn: Người phỏng vấn phải
cho người được phỏng vấn biết về mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn. Trường
hợp phỏng vấn trực tiếp phải được sự đồng ý của người được phỏng vấn.
Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời
cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp.
Người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của
người được phỏng vấn.
Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước
khi đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó.
Phải có sự đồng ý của người phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các
cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự nếu muốn chuyển nội
dung phát biểu của họ thành bài phỏng vấn.
Cả cơ quan, người phỏng vấn và người được phỏng vấn đều phải
chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đăng tải trên báo chí. 4.3.7. Quảng cáo
Điều 44 Luật Báo chí 2016 quy định về việc báo chí được đăng, phát
quảng cáo. Việc đăng, phát quảng cáo trên báo chí phải tuân thủ các quy định
của Luật này và quy định của pháp luật về quảng cáo. Các quy định như sau:
Quy định đối với quảng cáo báo in: Căn cứ theo quy định tại Điều 21
Luật Quảng cáo 2012 về quảng cáo trên báo in:
Diện tích quảng cáo không được vượt quá 15% tổng diện tích một ấn
phẩm báo hoặc 20% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí, trừ báo, tạp chí chuyên lOMoAR cPSD| 41487872
quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác.
Cơ quan báo chí được phép ra phụ trương quảng cáo và phải thông
báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trước ít nhất 30
ngày tính đến ngày phát hành đầu tiên của phụ trương quảng cáo.
Phụ trương quảng cáo của báo phải đánh số riêng; có cùng khuôn
khổ, phát hành kèm theo số trang báo chính. Trên trang một của phụ trương
quảng cáo phải ghi rõ các thông tin như: Tên tờ báo; Tên, địa chỉ của cơ quan
báo chí; Dòng chữ “Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán”; Không
được quảng cáo trên bìa một của tạp chí, trang nhất của báo.
Quy định đối với quảng cáo báo điện tử và trang thông tin điện tử”, căn
cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Quảng cáo 2012 (được hướng dẫn bởi
Chương 3 Nghị định 181/2013/NĐ-CP) về quảng cáo trên báo điện tử và trang
thông tin điện tử như sau:
Không được thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin;
Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc
giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng
cáo tối đa là 1,5 giây.
Quảng cáo trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước
ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu
quảng cáo tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan. 4.3.8. Họp báo Điều 41. Họp báo
Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố,
tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn
hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Việc họp báo của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt
Nam thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 56 của Luật này. lOMoAR cPSD| 41487872
Người phát ngôn hoặc người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức
chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; các bộ, cơ quan ngang bộ; Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách
nhiệm họp báo định kỳ và đột xuất để cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.
Cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này và công dân có
quyền tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí. Cơ quan, tổ chức, công
dân tổ chức họp báo phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính đến thời điểm
dự định họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí theo quy định sau đây:
Cơ quan, tổ chức trực thuộc trung ương thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
Cơ quan, tổ chức không thuộc điểm a khoản này và công dân thông báo cho
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức họp báo.
Nội dung thông báo gồm những thông tin sau
đây: a) Địa điểm họp báo;
b) Thời gian họp báo;
c) Nội dung họp báo; d)
Người chủ trì họp báo.
Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lời cơ quan, tổ chức,
công dân về việc họp báo trong thời gian quy định tại khoản 3 Điều này; trường
hợp không có văn bản trả lời, tổ chức, công dân được tiến hành họp báo.
Nội dung họp báo phải đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước
về báo chí trả lời chấp thuận, trường hợp không có văn bản trả lời thì phải
đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền đình chỉ cuộc họp báo nếu
phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo có thông tin
quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 9 của Luật này.
4.3.9. Cải chính trên báo chí
Điều 42. Cải chính trên báo chí lOMoAR cPSD| 41487872
Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín
của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời
cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ
bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông
tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật này.
Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà
báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của
cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải
đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ
quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí.
Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền
sau nội dung thông tin cải chính.
Việc đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả
tác phẩm phải thực hiện theo quy định sau đây:
Đăng, phát tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên
mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà
báo chí đã đăng, phát thông tin;
Đăng, phát đúng chuyên mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo
nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.
Khi đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy
đủ các nội dung sau đây:
Tiêu đề: “Thông tin cải chính, xin lỗi”;
Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng,
phát phải cải chính;
Những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ
quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm
báo chí và nội dung thông tin được cải chính. lOMoAR cPSD| 41487872
5. Thời điểm đăng, phát cải chính, xin lỗi được quy định như sau:
Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi của báo điện tử được thực hiện ngay khi nhận
được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm; thông tin cải chính, xin lỗi phải
được lưu giữ trên báo ít nhất là 07 ngày kể từ ngày đăng, phát cải chính, xin lỗi;
Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi trên báo in, báo nói, báo hình phải được
thực hiện trong thời hạn 02 ngày đối với báo ngày, báo nói, báo hình; trong số
ra gần nhất đối với báo tuần, tạp chí, tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được
văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm. Đối với tạp chí xuất bản trên 30
ngày một kỳ thì phải có văn bản trả lời ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và
phải đăng trong số ra gần nhất;
Cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin
của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực
hiện đăng lại nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí vi phạm.
Cơ quan báo chí đã đăng, phát nội dung thông tin vi phạm, sau khi thực hiện
cải chính, xin lỗi phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan báo chí và
trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận về việc sử dụng tin, bài của báo
mình để thực hiện việc đăng lại lời cải chính, xin lỗi.
4.4. Đạo đức nghề báo trên thế giới
4.4.1. Tôn trọng sự thật, đảm bảo tính chính xác, trung thực
Báo chí thực hiện quyền thông tin của nhân dân, các nhà báo phải đảm
bảo rằng các bài báo do mình cung cấp luôn chính xác, khách quan. trung thực
và công tâm. Nhà báo luôn thực hiện tin tức với tinh thần trách nhiệm cao nhất
khi đưa bất kỳ thông tin nào ra công luận. Tôn trọng sự thật chính là nguyên
tắc tối cao của báo chí. Tuyệt đối ngăn cấm các hành vi dàn dựng, chỉnh sửa,
cắt ghép thông tin gây sai lệch, mục đích xuyên tạc. Khi viết hoặc đưa tin, phải
sử dụng thông tin từ các nguồn chính thống. Việc trích dẫn thông tin từ bài viết
khác hoặc bài phát biểu khác, đảm bảo truyền đạt đầy đủ trích dẫn, không cắt
xén gây ra những hiểu lầm ảnh hưởng đến người phát biểu.
4.4.2. Đảm bảo tính công bằng, khách quan lOMoAR cPSD| 41487872
Báo chí công nhận, tôn trọng sự đa dạng về quan điểm và bảo vệ quyền
tự do nên lên các quan điểm khác nhau.
Khai thác tất cả các phía của một vấn đề, đưa tin về những gì tìm được
một cách chính xác và không phân biệt, thể hiện sự thiên vị với bất kỳ một yếu
tố cụ thể nào của câu chuyện hay người/nhóm/tổ chức liên quan nào.
Nhà báo phải công bằng, khách quan với tất cả các bên được đề cập
trong bài viết; không được thiên vị.
Khi đưa tin về các hoạt động chính trị, đặc biệt chiến dịch tranh cử, nhà
báo cần vô tư, công bằng, không thiên vị.
Tiêu đề không được phóng đại quá mức khiến sự thật bị bóp méo hoặc
làm sai lạc ý nghĩa của bài báo.
Nguyên tắc lắng nghe từ 2 phía không áp dụng với các bài báo thể hiện
quan điểm cá nhân (bình luận, xã luận,…). Tuy nhiên, quan điểm phải được
thể hiện 1 cách rõ ràng trung thực.
4.4.3. Tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí
Tự do ngôn luận, tự do báo chí là các yếu tố cơ bản và đảm bảo cho sự
phát triển dân chủ của một xã hội.
Các phương tiện truyền thông đại chúng phải đấu tranh để bảo vệ tự do
ngôn luận và tự do báo chí, phản đối những hành vi can thiệp thô bạo vào hoạt động báo chí.
Tự do ngôn luận phải đi liền với trách nhiệm, không được lợi dụng tự do
báo chí để mưu lợi riêng (Nghĩa vụ nghề nghiệp nhà báo Pháp), không lợi
dụng sự sợ hãi của nguồn tin để trục lợi được coi là tội nặng nhất trong việc
lạm dụng quyền tự do báo chí (Hội báo chí Australia), khi sử dụng quyền do
ngôn luận, tự do báo chí, báo chí phải tuân theo những giới hạn về đạo đức để
tránh vi phạm các quyền cơ bản khác
4.4.4. Bảo vệ giá trị và tính liêm chính của nghề báo
Nhà báo phải hành động vì lợi ích của bạn đọc và danh dự của nghề báo.
Minh bạch trong các quan hệ tài chính là yếu tố cơ bản tạo niềm tin, uy tín và
lương tâm nghề nghiệp của nhà báo. Nhà báo không được nhận bất kỳ vật phẩm, lOMoAR cPSD| 41487872
tiền thưởng, quà tặng hay ưu đãi nhằm mục đích công bố, bóp méo hay che
giấu tin tức. Nhận hối lộ, tham nhũng, tống tiền là những hành vi vi phạm
nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp.
Nhà báo không được lợi dụng thù oán nhằm mục đích trả thù cá nhân.
Không tham gia viết bài về những lĩnh vực mà mình và các thành viên
thân thiết trong gia đình có liên quan lợi ích.
Không chấp nhận vừa làm nhà báo, vừa làm quảng cáo, tư vấn quan hệ công chúng.
4.4.5. Trách nhiệm xã hội
Nhà báo phải có trách nhiệm xã hội trong việc truyền tải những vấn đề
ảnh hưởng đến công chúng và môi trường xung quanh.
Khi đưa tin về những vụ tai nạn, thảm họa, tội ác cần chú ý đến nỗi đau của
nạn nhân và người thân của họ. Nhà báo bị coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp nếu
thiếu tôn trọng cảm xúc của nạn nhân và gia đình của họ trong vụ án, vụ tai nạn…
Phải thật thận trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đến những người dễ
bị tổn thương: phụ nữ, trẻ em, nhân chứng hoặc nạn nhân của tội ác.
Không được nhầm lẫn vai trò của mình với vai trò cảnh sát, thẩm phán,
sử dụng những từ mang tính chất kết tội trước khi tòa xét xử .
Không có mô tả chi tiết hành vi mang tính tàn ác hoặc bạo lực (để tránh
nguy cơ bắt chước).
Cẩn trọng khi đưa thông tin về y tế, sức khỏe. Lưu ý rằng chỉ có cơ
quan nhà nước mới có thẩm quyền công bố dịch bệnh.
4.4.6. Bảo vệ bí mật nghề nghiệp và nguồn tin
Nhà báo có quyền và nghĩa vụ giữ bí mật nghề nghiệp và bảo vệ nguồn tin.
Nếu nhà báo đã hứa sẽ không tiết lộ danh tính của nguồn tin thì phải giữ lời hứa,
trừ khi tòa án yêu cầu (có quốc gia quy định không tiết lộ ngay cả trước tòa) hoặc
khi chứng minh nhà báo bị nguồn tin lợi dụng, cung cấp thông tin sai.
Mọi dữ liệu liên quan đến thông tin cá nhân được thu thập xử lý cho
việc đăng báo phải được bảo mật. lOMoAR cPSD| 41487872
Không được xuất bản hay công bố các tài liệu gây phương hại đến lợi ích,
an ninh quốc gia. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản giới truyền thông đưa ra
ánh sáng các vụ tham nhũng trong các cơ quan an ninh, tình báo và quốc phòng.
4.4.7. Bảo vệ quyền của trẻ em/vị thành niên và những người dễ bị tổn thương
Nhà báo phải đặc biệt tôn trọng sự riêng tư và quyền được bảo vệ của
trẻ em/ vị thành niên khỏi sự can thiệp từ bên ngoài.
Có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền của trẻ em/ vị thành niên, bao gồm
việc tránh đăng tải danh tính, hình ảnh, tránh làm ảnh hưởng xấu đến sự
trưởng thành của các em.
Không được phỏng vấn, chụp hình trẻ về các vấn đề liên quan đến, lợi ích
riêng của trẻ đó hoặc trẻ khác mà không có sự đồng ý của mẹ/ người giám hộ.
Không được phép sử dụng sự nổi tiếng, tai tiếng hay địa vị của cha mẹ
để biện minh cho việc công bố các chi tiết tiết về cuộc sống riêng tư của trẻ.
Tôn trọng các quy định khi đưa tin về các em gặp các vấn đề nghiêm trọng
liên quan đến sức khỏe (khuyết tật về thể xác, tinh thần, bệnh hiểm nghèo..).
4.4.8. Tôn trọng sự riêng tư phẩm giá con người
Nhà báo có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người và đảm bảo sự riêng tư của mỗi cá nhân.
Không can thiệp và công bố cuộc sống riêng tư của cá nhân khi không
có sự đồng ý của người đó, bao gồm việc chụp ảnh ở những nơi riêng tư, thu
thập thông tin qua thiết bị nghe lén, trừ phi việc tiết lộ điều này nhằm giúp
phát hiện và đưa ra ánh sáng những hành vi phạm tội.
Tôn trọng quyền không cung cấp thông tin hoặc trả lời câu hỏi của các cá nhân.
Những người làm trong bộ máy hành chính công có ít quyền tự do riêng
tư hơn cá nhân bình thường. Các hoạt động của họ sẽ bị chú ý vfa phê phán
nhiều hơn nếu liên quan đến tư cách công chức của họ.
4.4.9. Tôn trọng các giá trị chung và sự đa dạng văn hóa
Nhà báo phải tôn trọng, giữ gìn và phát huy nhà báo lịch sử văn hóa dân tộc lOMoAR cPSD| 41487872
tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của các dân tộc quốc gia khác.
Nhà báo phải ủng hộ các giá trị chung về chủ nghĩa nhân đạo, hòa bình,
dân chủ, nhân quyền, tiến bộ xã hội, đồng thời trân trọng những đặc điểm, giá
trị và phẩm chất khác biệt của các nền văn hóa.
Thúc đẩy văn hóa dân tộc, đề cao giá trị của sự khoan dung, trách
nhiệm công dân, dân chủ.
Khi tác nghiệp nhà báo cần có sự hiểu biết, tôn trọng các tập quán,
truyền thống các cộng đồng, không đưa những thông tin xúc phạm các phong
tục, tập quán, truyền thống của các cộng đồng địa phương.
4.4.10. Sử dụng các phương pháp trung thực, phù hợp khi thu thập thông tin
Nhà báo phải dùng các phương pháp công khai, công bằng, trung
thực và đúng đắn để thu thập tin tức, hình ảnh và tư liệu.
Nhà báo chỉ được phép sử dụng máy quay, ghi âm bí mật trong trường
hợp báo chí đang điều tra tìm cách vạch trần, phơi bày những hành vi phạm
tội, hối lộ, lạm dụng quyền lực hay để làm sáng tỏ các thông tin nhằm bảo vệ
lợi ích của công chúng nhưng không thể có được bằng phương pháp trung
thực, công khai. Việc sử dụng phương pháp này phải được cấp trên phê duyệt
và nhà báo phải nêu rõ điều này trong tác phẩm báo chí của mình.
Nhà báo phải giới thiệu rõ bản thân là đại diện của cơ quan báo chí nào
khi phỏng vấn hoặc tìm kiếm thông tin. Họ không được cải trang hoặc nói dối về
danh tính của mình, trừ một số trường hợp đặc biệt như thu thập thông tin bí
mật, phục vụ lợi ích của công chúng. Về cơ bản, với vị thế và chức năng của báo
chí, việc nhà báo cung cấp những thông tin không chính xác về danh tính và cơ
quan mình làm việc khi tìm hiểu thông tin là điều không thể chấp nhận được.
Nhà báo phải tôn trọng quyền của người được phỏng vấn, đặc biệt chú ý đến
những người không quen trả lời phỏng vấn. thông báo cho họ biết vì sao họ được
phỏng vấn, các chủ đề mà họ sẽ được hỏi, vai trò mà họ sẽ tham gia, những phát
ngôn của họ sẽ được sử dụng trong hoàn cảnh nào và trên phương tiện truyền thông
nào. Tuy nhiên nhà báo không nên đưa câu hỏi trước cho người được phỏng vấn,
nếu họ nhất quyết yêu cầu thì nên cho công chúng biết điều này. Nội dung lOMoAR cPSD| 41487872
cuộc phỏng vấn phải được diễn đạt nguyên văn, khớp từng từ với những gì họ đã trình bày.
Nhà báo phải thể hiện sự tôn trọng với tất cả mọi người khi thu thập tin tức.
Không được đe dọa, tống tiền, ép buộc lợi dụng lòng tin hoặc sử dụng bất kỳ
quyền lực nào đối với người khác khi thu thập thông tin. Các tài liệu và hình
ảnh chỉ được thực hiện với sự đồng ý của đối tượng. Nếu nhà báo phải trả tiền
cho nhân chứng hoặc người đưa tin để có thông tin thì anh ta phải chứng
minh rằng hành động này nhằm phục vụ lợi ích của xã hội, không có sự lựa
chọn nào hợp lý hơn và công khai điều này trong bài báo.
4.4.11. Tôn trọng bản quyền, không đạo văn
Quyền tác giả trong lĩnh vực báo chí hiện nay còn nhiều bất cập, tuy nhiên
với tư cách là một nhà báo, chúng ta không thể vi phạm đạo đức làm nghề và
không đạo văn dưới bất kỳ hình thức nào: nhà báo phải tôn trọng bản quyền tác
giả, không ăn cắp, chiếm đoạt thông tin; luôn xin phép và nêu tên tác giả nếu
muốn sử dụng đoạn trích của họ; không bóp méo ý nghĩa ban đầu khi trích dẫn
từ tác phẩm người khác; không gửi cùng lúc một tác phần đến 2 hoặc nhiều báo.
4.4.12. Tách biệt quảng cáo và bài báo
Về phần nhà báo, không được tham gia vào các hoạt động kinh doanh
quảng cáo hoặc các hoạt động quan hệ công chúng. Nhà báo phải phân định rõ
ràng giữa bài báo và quảng cáo, không được lồng ghép quảng cáo lộ liễu vào một
bài viết thông tin đơn thuần chỉ để “xin” tài trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp.
Báo chí không để lợi ích của các bên thứ ba hoặc lợi ích kinh tế cá
nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng các bài báo, điển hình là các bài báo
nhưng bản chất là quảng cáo trá hình. Khi được tài trợ, các bài báo cần nêu
rõ nhà tài trợ và chú thích rõ ràng.
Các cơ quan báo chí nghĩ cách để duy trì nguồn thu báo chí từ độc giả,
không được đưa ra tiêu chí được tuyển dụng bằng cách bắt ép nhà báo kiếm
hoặc viết bài quảng cáo cho các doanh nghiệp để kiếm nguồn tài trợ.
4.4.13. Đoàn kết với đồng nghiệp
Các nhà báo phải tôn trọng, đoàn kết, góp phần xây nên hình ảnh chung đẹp
đẽ của nghề báo, không nên chèn ép, cản trở gây khó khăn cho đồng nghiệp. Cần lOMoAR cPSD| 41487872
giúp đỡ nhau trong hoạt động nghiệp vụ, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp khi gặp tấn
công hay sự chỉ trích không đúng. Đoàn kết dựa trên nguyên tắc đạo đức nghề
nghiệp, đấu tranh chống lại những cái xấu, những cái không đúng chuẩn mực
4.4.14. Nghĩa vụ của chúng ta với độc giả
Độc giả chính là chủ của những tờ báo, vì vậy nghĩa vụ và trách nhiệm của
chúng ta phải cung cấp thông tin chính xác cho độc giả, nếu xảy ra bất kỳ sai
sót nào, ngay khi nhận ra nó phải sửa chữa dù sai sót đó nhỏ hay lớn. Người
làm báo công tâm, không tư lợi, không lợi dụng hoặc tiết lộ thông tin thu
được ra ngoài trước khi đến với độc giả.
4.4.15. Săn lùng tin tức
Không soi mói đời tư của mọi người một cách vô mục đích, không
được đe dọa làm tổn hại đến những nguồn tin bất hợp tác, không nhận tiền
để thực hiện bài viết
Nhân viên phải công khai danh tính cho những người họ đưa tin. Khi
làm việc với tư cách nhà báo, không được mạo danh là nhân viên cảnh sát,
luật sư hay doanh nhân (chẳng hạn để vào được những nước cấm nhà báo,
các phóng viên thường đội lốt là thương gia hoặc khách du lịch)
4.5. Đạo đức nghề báo tại Việt Nam
4.5.1. Hội Nhà báo Việt Nam – 10 điều quy định người làm báo
Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam gồm 10 điều, có
hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì
lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy
tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Bản
quyền và các quy định của pháp luật ;Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích;
nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác.
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi; Bảo vệ
công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia lOMoAR cPSD| 41487872
rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình
đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không
xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp
của tổ chức và cá nhân.
Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các
phương tiện truyền thông khác.
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại
ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.
Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Bảo vệ và phát huy các giá
trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy
định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và
trách nhiệm của người làm báo.
4.5.2. Những xu hướng tích cực của nghề báo
Tự chủ về mặt tài chính: trong xu hướng phát triển của báo chí hiện nay,
hầu hết báo đài phải tự thân vận động và hoạt động như một doanh nghiệp
về mặt tài chính, ngoại trừ một số báo đài hiện nay còn được bao cấp như:
Sài Gòn giải phóng, VTV, HTV hoạt động về mặt tài chính như một doanh
nghiệp (kê khai thuế, đóng thuế,..). Người làm báo gặp áp lực rất lớn khi
các cơ quan báo chí và mạng xã hội trong việc “cạnh tranh” đưa thông tin
đến với công chúng. Cùng với đó là tác động của kinh tế thị trường, những
tác động mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 làm sụt giảm nguồn thu và gia
tăng chi phí hoạt động của các cơ quan báo chí. Điều này đòi hỏi các tờ báo
phải thay đổi triết lý làm báo của mình.
Nâng cao chất lượng nội dung: Báo chí Việt Nam đang ngày càng nâng cao
chất lượng nội dung, thể hiện ở sự chính xác, khách quan, trung thực, cập
nhật và hấp dẫn. Điều này được thể hiện qua việc các cơ quan báo chí chú
trọng đầu tư vào đội ngũ phóng viên, biên tập viên có trình độ chuyên môn lOMoAR cPSD| 41487872
cao, trang thiết bị hiện đại, đồng thời áp dụng các phương pháp làm báo hiện đại.
Đa dạng hóa về loại hình: Báo chí Việt Nam đang ngày càng đa dạng hóa
về loại hình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Bên cạnh các
loại hình báo chí truyền thống như báo in, báo điện tử, truyền hình, đài
phát thanh, báo chí Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ các loại hình báo
chí mới như báo chí trên mạng xã hội, báo chí dữ liệu, báo chí tương tác,...
Sự phát triển của báo chí mạng: Báo chí mạng đang trở thành một xu thế phát
triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam. Báo chí mạng có nhiều ưu điểm như tính
tương tác cao, khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng, đa dạng,...
Điều này đã góp phần nâng cao vai trò và vị thế của báo chí mạng trong xã hội.
Sự tham gia của báo chí vào công tác đấu tranh phòng chống tham
nhũng, tiêu cực: Các cơ quan báo chí đã có nhiều bài viết, phóng sự
phản ánh những sai phạm của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao ý
thức pháp luật, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong xã hội.
Những xu hướng tích cực trên của nghề báo Việt Nam đã góp phần
quan trọng vào việc nâng cao vai trò và vị thế của báo chí trong xã hội, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Bên cạnh đó, sự phát triển này sẽ
đóng góp rất lớn trong việc nâng cao dân trí người Việt, làm cho người dân trở
nên hiểu biết, văn minh, tiến bộ hơn.
4.5.3. Những biểu hiện tiêu cực của nghề báo
Xu hướng giật gân, câu khách:
Ngày nay, xu hướng thương mại hóa báo chí diễn ra một cách rõ rệt dẫn đến
sự xói mòn của đạo đức nghề nghiệp báo chí. Áp lực lợi nhuận kinh doanh, thời gian
hoàn thành công việc đặt một bộ phận không nhỏ vào tình thế sẵn sàng vi phạm các
nguyên tắc đạo đức để kịp thời tạo ra những ấn phẩm truyền thông có thể tiêu thụ
nhanh với giá rẻ. Hệ quả tất yếu của quá trình này là sự xuất hiện tràn lan các thông
tin mang nặng tính giải trí, nội dung nghèo nàn, “câu khách”. Nhiều tờ báo thậm chí
còn chẳng xem xét các nội dung mình đăng tải có phù hợp hay không mà chỉ chạy
theo lợi nhuận đơn thuần, làm hạ thấp chất lượng tờ báo, một số xu lOMoAR cPSD| 41487872
hướng giật gân hiện tại đang diễn ra như: Chú trọng đến việc miêu tả rùng rợn, ly
kỳ, khêu gợi dung tục, hở hang, phản cảm, kích trí tò mò, thị hiếu thấp kém,... Xu
hướng này dễ dẫn đến việc biến cơ quan báo chí thành một công cụ nhằm mục tiêu
lợi nhuận, xa rời mục đích, tôn chí, chức năng của một cơ quan báo chí chân chính.
Quảng cáo trá hình:
Một trong các nguồn thu của các tờ báo chính là việc nhận quảng cáo. Ở Việt
Nam, nếu như báo in có những trang dành riêng cho quảng cáo, thì báo điện tử cũng
có những phần riêng biệt để các doanh nghiệp có thể quảng cáo và mất phí với các giá
thành khác nhau tùy mục đích của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, các báo đài đã
mở ra các chuyên mục để mời chào doanh nghiệp chạy bài, không kèm theo tag
“Quảng cáo” hay “Tự giới thiệu” mà đi hẳn vào trang nội dung. Với trang thông tin
được trình bày và thiết kế như một bài báo thông thường nhưng bản chất lại là một
bài quảng cáo trá hình. Điều này khiến nhiều độc giả cảm thấy không hài lòng và độ
tin cậy vào tờ báo không còn cao, cùng với đó, việc lồng ghép quảng cáo “vô tội vạ” sẽ
giảm uy tín và chất lượng của tờ báo cũng như tác giả bài báo.
Đưa tin sai sự thật, gây hậu quả nghiêm trọng:
Trong quá trình tác nghiệp, nhiều nhà báo đã không thực hiện đúng các thao
tác nghiệp vụ, cộng với việc xuất phát từ sự vội vàng, cẩu thả, luôn muốn đưa tin thật
nhanh mà quên mất phải kiểm chứng, nóng vội, sử dụng thông tin đồn thổi, thậm chí,
còn tự suy diễn theo chủ quan của mình. Nhiều thông tin sai đã ảnh hưởng nghiêm
trọng, trực tiếp đến đời sống, lợi ích của nhân dân, gây tâm lý hoang mang trong dư
luận. Cùng với đó là các nhà yếu trình độ kém, thiếu tính phản biện trong quá trình
viết tin nên rất nhiều bài báo, video clip sai sự thật được đăng tải và gỡ xuống mà
không có một lời giải thích rõ ràng cho công chúng. Dần dần trở thành một hiện
tượng tiêu cực trong làng báo - “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ”.
Sử dụng tin, bài, ảnh của người khác mà không xin phép:
Ðấu tranh với nạn "đạo văn" trên báo chí thường khó khăn hơn so với các
loại hình khác, nhất là "đạo" thông tin hay nội dung bài viết. Phát hiện bài báo gian
lận thường phải công phu, cần dựa vào sự giúp sức của nhà báo và người đọc. Tại
Việt Nam, Vấn đề vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử hiện
nay vẫn chưa tìm được hướng giải quyết thỏa đáng. Sau khi một địa chỉ truyền lOMoAR cPSD| 41487872
thông công bố tin, bài có vẻ "nóng" và giật gân là lập tức nhiều "dị bản" của
tin, bài đó xuất hiện trên nhiều địa chỉ truyền thông khác mà không cần kiểm
chứng ngọn ngành, với tiêu đề giật gân và thông tin nguồn ở cuối bài rất mơ hồ
hoặc ký tên là tác giả mới toanh, bất chấp đó là một bài viết được sao chép gần
như hoàn toàn hoặc “xào nấu lại” từ bài viết gốc.
Hiện chưa có những điều khoản răn đe cụ thể để bảo vệ quyền của một tác
phẩm báo chí chân chính. Đây là một trong những vấn đề vi phạm đạo đức bản
quyền nghiêm trọng. Trên thế giới, tình trạng “đạo nhái” tin tức không tràn lan
như làng báo chí Việt Nam vì khi hiện trạng xuất hiện sẽ bị xử lý nghiêm. Điều đó
đòi hỏi muốn một nền báo chí không bị “nghèo nàn” bởi những thông tin na ná
nhau, cần phải bài trừ những người làm báo thiếu đạo đức nghề nghiệp bằng cách
điều chỉnh và kiến nghị những hình thức răn đe hơn trong các điều lệ luật pháp.
Thiếu tính nhân văn, vô cảm :
Báo chí là một trong các loại hình nghề nghiệp đặc biệt, chủ thể hướng
đến là con người. Từng câu chữ của nhà báo vừa có thể đề cao, song cũng có
thể gây tổn hại nặng nề đến tinh thần của một ai đó. Với cương vị là người
dùng ngòi bút để hướng đến các giá trị tốt đẹp, các nhà báo không nên làm hại
người khác bằng câu chữ. Trước khi viết hoặc đăng một vấn đề nào đó, nhà
báo nên nhận thức được tác động của từ ngữ. Dù đấu tranh hay phê phán, mục
đích hướng tới phải vì con người, cho con người, giúp ích quốc gia, dân tộc.
Nguyên tắc đạo đức nghề báo khi đưa tin về trẻ em: Khi viết và chuẩn bị cho
đăng một bài báo, nhà báo phải chú ý đến mối quan hệ “đạo đức với nhân vật trong
tác phẩm của mình”. Đa số bản quy ước đạo đức báo chí trên thế giới yêu cầu nhà
báo phải đặc biệt tôn trọng quyền của trẻ em/vị thành niên dựa trên các tiêu chuẩn
đạo đức và Công ước quốc tế j trẻ em và cho rằng việc xâm phạm quyền của trẻ em/vị
thành niên là hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng trong nghề báo. Nhân vật trong
tác phẩm báo chí là nhân vật có thật, vì vậy nhà báo phải cân nhắc kỹ lưỡng xem nên
đưa thông tin gì và không nên đưa thông tin gì để không gây hại cho nhân vật. Nhà
báo phải tự đặt ra các câu hỏi như: Viết như thế này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống,
lợi ích, nhân phẩm của nhân vật không? Đưa bức ảnh này, chi tiết này, tính cách này
có gây hại gì cho nhân vật không? Nếu công bố mối lOMoAR cPSD| 41487872
quan hệ này có làm phức tạp cuộc sống hàng ngày của nhân vật không? Công
chúng liệu có hiểu đúng về nhân vật của mình không?
Không ít trường hợp đưa tin vô cảm khi tiết lộ những thông tin về các
em đã bị lợi dụng để giật gân câu khách và tăng lượng phát hành của một số
cơ quan báo chí đặc biệt các trẻ em bị xâm hại, bị lạm dụng tình dục, các báo
đăng khá tỉ mỉ, chi tiết, có báo còn đăng cả ảnh cháu bé, địa chỉ gia đình
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của báo chí để trục lợi:
“Trục lợi” là hành vi kiếm lợi riêng một cách không chính đáng. Hành
vi “trục lợi trong tác nghiệp báo chí” được các chuyên gia báo, truyền thông
nhận định là lợi dụng danh nghĩa tác nghiệp báo chí và quyền đăng tải thông
tin ra công luận như điều kiện tiên quyết để dọa dẫm, gây sức ép, thương
lượng với đối tượng phản ánh.
Trong báo chí hiện nay có hiện tượng rất đáng lo ngại là sự liên kết không
lành mạnh giữa một số phóng viên, hoặc một số lãnh đạo cơ quan báo chí để cùng
“tâng bốc”, hoặc “hạ bệ” một số tổ chức, cá nhân theo kiểu “hội đồng”. Một số
nhà báo lợi dụng nghề báo nhận phong bì, quà hay các lợi ích khác để viết tin bài
theo kiểu quảng cáo, núp bóng gương người tốt việc tốt, quảng cáo trá hình cho
các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế. Thậm chí, một số đã kết hợp vừa viết tin bài về
doanh nghiệp, vừa ép doanh nghiệp ký hợp đồng quảng cáo.
4.6. Liên hệ thực tiễn
Theo bạn, đâu là những nguyên nhân của tình trạng vi phạm, xuống cấp
đạo đức nghề báo? Hãy nêu 2 ví dụ về những vi phạm đạo đức nghề báo và các
giải pháp nâng cao đạo đức nghề báo.
a) Nguyên nhân của tình trạng vi phạm, xuống cấp đạo đức nghề báo:
Áp lực tài chính: Các tổ chức báo chí thường phải đối mặt với áp lực tài
chính, đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi mô hình kinh doanh và giảm
doanh thu quảng cáo truyền thống. Điều này có thể dẫn đến sự phụ
thuộc lớn hơn vào quảng cáo trả tiền hoặc các đối tác tài trợ, tăng khả
năng xâm phạm độc lập và đạo đức. lOMoAR cPSD| 41487872
Chạy theo doanh số, lượt người truy cập: Áp lực để thu hút số lượng xem và
click có thể dẫn đến việc sản xuất nội dung gây sốc hoặc clickbait để thu hút
độc giả. Điều này có thể dẫn đến chất lượng thông tin xuống cấp, rẻ tiền.
Cạnh tranh trong ngành, áp lực thời gian: Các cơ quan báo chí phải cố gắng
công bố tin tức sớm nhất có thể thì mới thu hút được lượng lớn độc giả. Nên vì
thông tin thì hạn chế, các đối thủ cạnh tranh thì nhiều nên phải tranh thủ lên
bài để là người tiên phong trong tin tức mới, dẫn đến việc lan truyền thông tin
không được chính xác, thiếu chất lượng và kiểm tra kỹ lưỡng.
Kiểm soát của cộng động, cơ quan Nhà nước: các cơ quan chính trị và
doanh nghiệp có quyền lực có thể đem đến áp lực cho các cơ quan báo
chí, làm mất đi tính khách quan và độc lập của báo chí.
Thiếu trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cá nhân: vì muốn trở
thành một nhà báo nổi tiếng hay được trọng dụng trong cơ quan, một số
nhà báo có thể không tuân thủ nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp
mà tạo ra những bài đăng nhằm phục vụ lợi ích cá nhân của mình.
Tư duy người lãnh đạo, đứng đầu tòa soạn: cái nhìn gai góc, trực diện, lộng
quyền của người lãnh đạo áp đặt lên nhân viên, khiến các nhà báo trẻ không
thể làm khác đi vì phải tuân theo lệnh sếp. Chính vì cái nhìn phiến diện của
người đứng đầu một tờ báo, có thể đẩy cả tòa soạn bị tai tiếng, thiếu chuyên
nghiệp trong ngành và kéo theo hệ lụy là làm xuống cấp đạo đức nhà báo.
b) Hai ví dụ về những vi phạm đạo đức nghề báo:
Ví dụ 1: Báo Phụ nữ - cử nữ phóng viên một mình đi điều tra vụ Thầy sư
Thích Thanh Toàn vào ban đêm vắng vẻ trong rừng cao su.
Nhằm để có được bài đăng giật gân và phanh phui bộ mặt thật của Thầy sư
Thích Thanh Toàn, báo Phụ nữ với người lãnh đạo lúc bấy giờ là bà Trần Ái Mỹ đã
cử nữ phóng viên tên là Thu Trang giả danh là một nữ đại gia từ nước ngoài về để
tiếp cận với sư trụ trì Thích Thanh Toàn (người mồi chài các dự án đầu tư cho tập
đoàn Sun Group). Trong quá trình điều tra đã phát hiện ra được sự bẩn thỉu khoác
áo tu hành của ông ta là cách chữa bệnh vô cùng đồi bại là đòi quan hệ tình dục để
trục vong, hay nhiều lần thầy có hành vi, cử chỉ, lời nói… biểu hiện sự bệnh hoạn
bằng các hành động như vuốt ngực, “gạ” chat sex, đòi gửi hình hở hang,... Tuy đã
biết sư Thích Thanh Toàn đồi bại như vậy, mà để có có bằng chứng là những đoạn lOMoAR cPSD| 41487872
ghi âm, video để phanh phui vị sư thầy này, Báo Phụ nữ đã để cho nữ phóng
viên phải mạo hiểm đi lấy bằng chứng vào đêm tối một mình trong rừng.
Sau vụ việc, nữ phóng viên Thu Trang đã chịu rất nhiều áp lực từ dư
luận cho đến các yếu tố pháp lý cần giải quyết, bao gồm nhận hàng loạt đơn tố
cáo và các lời chỉ trích, phê phán từ các tờ báo lớn nhỏ khác nhau. Do chỉ thị
từ cấp trên, nữ phóng viên đã vi phạm một trong những nguyên tắc cốt lõi của
nhà báo là “nghiệp vụ điều tra”. Như vậy, ta có thể thấy được báo Phụ nữ đã
không bảo vệ sự an toàn cho nữ phóng viên mà còn cố tình thúc đẩy hành vi sai
phạm của cô. Hậu quả cho vụ việc trên là Báo Phụ nữ bị tước giấy phép hoạt
động trong 1 tháng và bị phạt hành chính 55 triệu đồng.
Ví dụ 2: Báo Giáo dục Việt Nam - loạt bài đăng tố Vinamilk năm 2019 mà
không có cơ sở pháp lý, đánh giá chủ quan.
Báo Giáo dục Việt Nam trước khi đăng tải những bài viết về Vinamilk
không được nhiều độc giả quan tâm. Vì được đối thủ của Vinamilk cung cấp
thông tin sai phạm mà chưa thông qua những bằng chứng cụ thể, cơ sở pháp lý rõ
ràng Báo Giáo dục đã vôi vàng đăng tin với những tiêu đề giật tít dẫu cho không
tuân thủ nghiệp vụ báo chí. Chính vì vậy, Báo Giáo dục buộc phải đăng lời cải
chính, xin lỗi công khai trên báo chí và gỡ bỏ thông tin sai sự thật trong 5 bài viết.
Qua vụ việc đó, có thể thấy Báo Giáo dục đã bất chấp tủi ro, tai tiếng về
nghiệp vụ báo chí của mình, vi phạm đạo đức nhà báo để được nổi tiếng, thu
hút nhiều lượng độc giả hơn.
c) Một số giải pháp nâng cao đạo đức nghề báo:
Đào tạo kiến thức, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà báo: Cung cấp
kiến thức, đào tạo đạo đức thường xuyên cho nhân viên, đặc biệt là
những người làm việc trong lĩnh vực biên tập và báo cáo. Đào tạo nên
tập trung vào các nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệp và giải
quyết tình huống thực tế.
Tổ chức các cuộc thi, kiểm tra về các quy tắc, quy định, bộ luật hành nghề
báo chí cho các nhà báo để họ có thể tích cực học tập, thi đua lành mạnh.
Xây dựng, áp dụng chính sách đạo đức kỷ luật, rõ ràng ở cơ quan: tuân thủ
Luật báo chí 2016 của Việt Nam và áp dụng thêm một số bộ luật uy tín trên lOMoAR cPSD| 41487872
thế giới như PRIA, IABC, PRSA, CIPR… Đồng thời, đòi hỏi những
người đứng đầu, nhà lãnh đạo của các tòa soạn, cơ quan báo chí phải
nghiêm túc thực hiện để làm gương cho cấp dưới.
Tăng cường kiểm soát thông tin, chất lượng của bài đăng: Xây dựng hệ
thống kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng mọi thông tin được kiểm
tra kỹ lưỡng trước khi được công bố. Điều này bao gồm việc kiểm tra sự
chính xác, độ tin cậy, và nguồn gốc của thông tin.
Tạo cơ hội ý kiến đa chiều, thảo luận công khai trong cơ quan: Khuyến
khích các nhà báo đưa ra ý kiến cá nhân về chủ đề đăng tải, đảm bảo có sự
tiếp nhận, kiểm duyệt thông tin của mọi thành viên trong cơ quan. Điều
này giúp tránh được sự chi phối bởi ý kiến chủ quan của các cá nhân.
Cố gắng phát triển, duy trì sự tự chủ tài chính của cơ quan: điều này sẽ
hạn chế sự phụ thuộc tài chính vào các nhà tài trợ, doanh nghiệp. Giúp
cho các bài đăng không bị chi phối bởi lợi ích tài chính, bảo đảm được
tính độc lập ngôn ngữ báo chí.
Lắng nghe ý kiến đóng góp của độc giả và chấp nhận trách nhiệm khi
gặp sai sót, chân thành xin lỗi và khắc phục.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm cá nhân của mỗi nhà báo: chính bản thân
họ phải luôn tuân thủ nghiệp vụ của mình. Đồng thời, các nhà làm báo
nên tự chủ trong quá trình nghiên cứu và biên tập nội dung.
Nâng cao ý thức cho độc giả: giúp công chúng có thể phân biệt được
thông tin đúng, chuẩn xác hay là thông tin giả, câu view. Từ đó sẽ làm
mất đi đối tượng người tiêu thụ cho các bài báo kém chất lượng.
PHẦN V. ỨNG XỬ CHUẨN MỰC TRÊN MẠNG XÃ HỘI
5.1. Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông
5.1.1. Mục đích, đối tượng, phạm vi
Điều 1. Mục đích
Tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm
bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà
cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; lOMoAR cPSD| 41487872
Xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo
dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên
mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng Bộ Quy tắc: Các hành vi của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội;
Đối tượng áp dụng: Bộ Quy tắc áp dụng cho 03 nhóm đối tượng: (i)
Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan
nhà nước sử dụng mạng xã hội; (ii) Tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã
hội; (iii) Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.
5.1.2. Nội dung của bộ quy tắc ứng xử
Điều 3. Quy tắc ứng xử chung
Quy tắc ứng xử chung là những quy tắc áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng:
Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam,
tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với
các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng
dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.
Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên
mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung
thông tin vi phạm pháp luật.
Điều 4. Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân
Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà
cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan
và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng,
đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội. lOMoAR cPSD| 41487872
Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và
nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài
khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng
vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an
toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa,
truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích
động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc
phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các
tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ
tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây
bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước
con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những
tấm gương người tốt - việc tốt.
Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung
quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội
một cách an toàn, lành mạnh.
Điều 5. Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động trong cơ quan nhà nước
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà
nước thực hiện nội dung quy định tại Điều 4 của Bộ Quy tắc này.
Thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội.
Thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời,
giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp
luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. lOMoAR cPSD| 41487872
Điều 6. Quy tắc ứng xử cho các cơ quan nhà nước
Thực hiện nội dung quy định cho cơ quan, tổ chức nêu tại Điều 4 của Bộ Quy tắc này.
Có trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh
chóng thông báo tới nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản của cơ quan, tổ chức
bị mất quyền kiểm soát hoặc bị giả mạo.
Cung cấp thông tin trên mạng xã hội đồng bộ, thống nhất với thông
tin đã được cung cấp trên các phương tiện truyền thông chính thống khác.
Nên có phản hồi những ý kiến trên mạng xã hội về vấn đề liên quan
đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức mình.
Điều 7. Quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội
Công bố rõ ràng các điều khoản sử dụng dịch vụ, bao gồm tất cả các
quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng.
Ban hành và công khai các biện pháp phát hiện, thông báo và phối
hợp với các cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn và loại bỏ các nội dung
thông tin vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật.
Khi nhận được thông báo yêu cầu loại bỏ các thông tin vi phạm bản quyền,
phạm pháp luật từ cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhà cung cấp dịch vụ
mạng xã hội phối hợp với tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội để xử lý theo
các quy định của pháp luật Việt Nam.
Hướng dẫn người sử dụng mạng xã hội, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của “người yếu thế” trong xã hội (người nghèo, người dân tộc thiểu số,
trẻ em, trẻ vị thành niên, người khuyết tật…) sử dụng mạng xã hội an toàn, lành
mạnh nhằm tránh bị khai thác, lạm dụng, bạo lực về tinh thần trên mạng xã hội;
có biện pháp để bảo đảm sự an toàn và phát triển lành mạnh của trẻ em, trẻ vị
thành niên trên mạng xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tôn trọng quyền được bảo vệ thông tin của người sử dụng, không thu
thập thông tin cá nhân và cung cấp thông tin của người sử dụng dịch vụ cho
bên thứ ba khi chưa được sự cho phép của chủ thể thông tin. lOMoAR cPSD| 41487872
5.1.3. Tổ chức thực hiện
Điều 8. Triển khai và thực hiện
Khuyến nghị các cơ quan, tổ chức căn cứ vào các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành và Bộ Quy tắc này triển khai thực hiện và phổ biến nội
dung của Bộ Quy tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù
của cơ quan, tổ chức của mình, trong đó chú trọng đến việc bảo đảm an toàn,
lành mạnh cho “người yếu thế” khi sử dụng mạng xã hội.
Người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội được khuyến
khích thực hiện đầy đủ các nội dung Bộ Quy tắc và tuyên truyền, phổ biến
rộng rãi tới các tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội.
Điều 9. Điều khoản thi hành
Bộ Quy tắc này được phổ biến đến tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia
sử dụng mạng xã hội. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị
phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, nghiên cứu xem xét
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
5.2. Các quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không
gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành
vi xâm phạm an ninh mạng.
Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, lOMoAR cPSD| 41487872
hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực
hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Chính phủ xác lập,
quản lý và kiểm soát.
Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất,
kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin
trên không gian mạng quốc gia, bao gồm:
Hệ thống truyền dẫn bao gồm hệ thống truyền dẫn quốc gia, hệ thống
truyền dẫn kết nối quốc tế, hệ thống vệ tinh, hệ thống truyền dẫn của doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia
tăng trên không gian mạng;
Hệ thống các dịch vụ lõi bao gồm hệ thống phân luồng và điều hướng
thông tin quốc gia, hệ thống phân giải tên miền quốc gia (DNS), hệ thống
chứng thực quốc gia (PKI/CA) và hệ thống cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập
Internet của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng
Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng;
Dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm dịch vụ trực tuyến;
ứng dụng công nghệ thông tin có kết nối mạng phục vụ quản lý, điều hành của
cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính quan trọng; cơ sở dữ liệu quốc gia.
Dịch vụ trực tuyến bao gồm chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trang
thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, blog;
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị thông minh, Internet
vạn vật, hệ thống phức hợp thực - ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn,
hệ thống dữ liệu nhanh và hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Cổng kết nối mạng quốc tế là nơi diễn ra hoạt động chuyển nhận tín
hiệu mạng qua lại giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin
hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông
tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn lOMoAR cPSD| 41487872
thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và
điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông
tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
Gián điệp mạng là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã,
tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để
chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông,
mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông
tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tài khoản số là thông tin dùng để chứng thực, xác thực, phân quyền
sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
Nguy cơ đe dọa an ninh mạng là tình trạng không gian mạng xuất hiện
dấu hiệu đe dọa xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an
toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 13. Sự cố an
ninh mạng là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là sự việc xảy ra trên không
gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn
hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về an ninh mạng
Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế
xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại.
Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân.
Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh
mạng; nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và tổ chức, cá
nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, phát triển
khoa học, công nghệ để bảo vệ an ninh mạng. lOMoAR cPSD| 41487872
Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an
ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển
công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp
với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.
Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất
của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc;
phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ
thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.
Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại
mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn
sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng
không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia.
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định,
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử
dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử
dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh. lOMoAR cPSD| 41487872
Điều 5. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng
Biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
Thẩm định an ninh mạng;
Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
Kiểm tra an ninh mạng;
Giám sát an ninh mạng;
đ) Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
e) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;
Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;
Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ,
tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông,
mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo
quy định của pháp luật;
Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai
sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trên không gian mạng;
Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ
hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo
quy định của pháp luật;
Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an
ninh mạng, trừ biện pháp quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều này. lOMoAR cPSD| 41487872
Điều 6. Bảo vệ không gian mạng quốc gia
Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ không gian mạng quốc gia; phòng
ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
Điều 7. Hợp tác quốc tế về an ninh mạng
Hợp tác quốc tế về an ninh mạng được thực hiện trên cơ sở tôn trọng
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Nội dung hợp tác quốc tế về an ninh mạng bao gồm:
Nghiên cứu, phân tích xu hướng an ninh mạng;
Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa tổ chức, cá nhân
Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động về an ninh mạng;
Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; hỗ trợ đào tạo, trang thiết bị, công
nghệ bảo vệ an ninh mạng;
Phòng, chống tội phạm mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng; ngăn
ngừa các nguy cơ đe dọa an ninh mạng;
đ) Tư vấn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an ninh mạng;
Tổ chức hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế về an ninh mạng;
Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về an ninh mạng;
Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về an ninh mạng;
Hoạt động hợp tác quốc tế khác về an ninh mạng.
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện
hợp tác quốc tế về an ninh mạng, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện hợp tác quốc tế về an
ninh mạng trong phạm vi quản lý. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng trong hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng. Trường lOMoAR cPSD| 41487872
hợp hợp tác quốc tế về an ninh mạng có liên quan đến trách nhiệm của nhiều
Bộ, ngành do Chính phủ quyết định.
Hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng của Bộ, ngành khác, của
địa phương phải có văn bản tham gia ý kiến của Bộ Công an trước khi triển
khai, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo,
huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới,
phân biệt chủng tộc;
Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho
hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước
hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin
dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng;
Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm
mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch,
gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi
cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính,
hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; lOMoAR cPSD| 41487872
phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông,
mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều
khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn
thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông
tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn
công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm
chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
Điều 9. Xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật.
5.3. Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam
Trước các hạn chế về đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo khi
tham gia mạng xã hội, và từ yêu cầu trực tiếp, cụ thể đối với đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo từ đầu năm 2017, Hội Nhà báo Việt Nam đã tích
cực và khẩn trương xây dựng Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm
báo Việt Nam với những quy định cụ thể về những nguyên tắc, chuẩn mực,
những việc/điều cần làm và những việc/điều không được làm trong việc sử
dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, bảo đảm phù hợp với các quy
định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp người làm báo.
Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam được Hội Nhà
báo Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, bao gồm 03 Chương
và 07 Điều. Trong đó vấn đề trọng tâm của quy tắc này là những điều nhà báo
Việt Nam cần làm và không được làm khi tham gia mạng xã hội. Cụ thể như sau:
Điều 3, những điều Nhà báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội: lOMoAR cPSD| 41487872
Một là, sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình để tương tác,
chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước.
Hai là, đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có
trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.
Ba là, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự
thật bị phát tán trên mạng xã hội có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích
của cộng đồng, đất nước, uy tín của tổ chức, cá nhân.
Bốn là, phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về
những vấn đề mới của xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí.
Điều 4, Những việc/điều Nhà báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội
Một là, vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên
mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông
tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật.
Hai là, đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì
mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác.
Ba là, đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra
các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu,
ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
Bốn là, bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích
động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.
Năm là, sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình
ảnh có được bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.
Sáu là, thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân.
Bảy là, miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác,
thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Tám là, sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo lOMoAR cPSD| 41487872
Việt Nam; sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn
đàn, trang mạng xã hội khi chưa được phép.
5.4. Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của The New York Times
Theo Tổng Biên tập New York Times, mạng xã hội giờ đây đóng vai trò
rất lớn trong nền báo chí thế giới. Trên các trang mạng xã hội, các phóng viên,
biên tập viên có thể hỗ trợ và thúc đẩy công việc của họ, cung cấp những cập
nhật kịp thời, thu lượm và tổng hợp thông tin, khai thác các nguồn tin, tương
tác với người đọc và trải nghiệm các hình thức mới trong cách đưa tin hay lên
tiếng về một câu chuyện nào đó. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng đem đến nhiều
nguy cơ tiềm ẩn cho báo chí. Nếu các nhà báo của chúng ta theo đuổi một xu
hướng lệch lạc hay tham gia vào quá trình “tự diễn biến” trên mạng xã hội, thì
điều đó có thể làm giảm uy tín của tờ báo mà họ đang làm việc.
Báo The New York Times có quy định 13 điều về quy tắc ứng xử nhà báo.
Trong đó, những điều chính của quy định như sau:
Điều 1, Trong các bài đăng trên mạng xã hội, các nhà báo của chúng ta
không được trình bày ý kiến đảng phái, thúc đẩy quan điểm chính trị, ủng hộ
ứng cử viên, đưa ra các lời bình luận hoặc làm bất cứ điều gì làm giảm uy tín của tờ báo.
Điều 2, Các nhà báo đặc biệt chú ý đến việc đưa ra ý kiến một phía của
một vấn đề mà tòa soạn đang tìm hiểu khách quan.
Điều 3, Mặc dù bạn có thể nghĩ các tài khoản truyền thông xã hội là
riêng tư của mình, không dính líu dì đến công việc của bạn tại tờ báo. Thực tế
mọi thứ chúng ta đăng hoặc tương tác ở một mức độ nào đó, đã công khai
thông tin và có thể liên quan đến tờ báo.
Điều 4, Các nhà báo không được khiếu nại dịch vụ hay các vấn đề liên
quan đến cá nhân, những việc không hài lòng trên phương tiện truyền thông,
đây là điều quan trọng nhất. Mặc dù khiếu nại bạn đưa ra là hợp pháp nhưng
trường hợp này phải được xem xét kỹ vì bạn khiếu nại với tư cách là phóng
viên hoặc biên tập viên của tờ báo...
Điều số 4 và điều số 13 có liên quan mật thiết với nhau, lOMoAR cPSD| 41487872
Điều 13, Tòa soạn muốn các nhà báo cảm thấy rằng họ có thể sử dụng
phương tiện truyền thông xã hội để diễn đạt các phong cách giao tiếp và viết
bài của mình, miễn sao những cách diễn đạt này sẽ được thể hiện chính thức
thành các bài viết chính thức trên các trang báo của tòa soạn trước tiên.
Có nghĩa là, nếu nhà báo có một đề tài về phản ánh dịch vụ của một
doanh nghiệp, nhà hàng hay tổ chức nào đó, hãy diễn đạt nó bằng tác phẩm
báo chí trước tiên thay vì đăng tải lên mạng xã hội.
Sở dĩ quy định như vậy vì khi nhà báo muốn khiếu nại bằng tác phẩm
báo chí phải qua rất nhiều bước (kiểm định thông tin, đối chứng nguồn tin,
phỏng vấn, các khâu kiểm duyệt tòa soạn,..) để đảm bảo thông tin một cách
chính xác, đồng thời đã hạn chế tối thiểu việc pháp luật xem xét trách nhiệm
với tư cách là phóng viên hoặc biên tập viên của tờ báo đó.
5.5. Liên hệ thực tiễn
Hiện nay bạn đang sử dụng mạng xã hội như thế nào và bạn sẽ làm gì để bảo
vệ mình trên thế giới số?
Hiện nay, trung bình một ngày em dành 2H cho các nền tảng mạng xã
hội bao gồm Facebook (nhiều nhất), Instagram, Zalo và Tiktok.
Facebook: Em thường xem tin tức, các trend, review phim, reels, story bạn
bè ở trên Facebook và tham gia các group tìm việc làm, học tiếng Anh. Em
không kết bạn với người lạ, hoặc người có quá ít bạn chung. Em không bao
giờ trả lời tin nhắn của những tài khoản lạ mà trang cá nhân của họ không
có thông tin hay hình ảnh cá nhân nào. Không tham gia các hội nhóm đa
cấp, lừa đảo, anti người nổi tiếng. Tuy nhiên trong các group tìm việc cũng
có những thành phần lừa đảo, nên em thường vào kiểm tra tài khoản của
họ trước khi liên hệ. Trong quá trình nhắn tin, trao đổi, nếu họ có yêu cầu
điền form, đăng kí bất cứ cái gì thì em thường search bằng google ẩn danh
để xem độ uy tín của đường link đó. Em thường đăng story trên trang cá
nhân chớ hiếm khi đăng ảnh, đa số các bài đăng, chia sẻ về trang cá nhân
em để chế độ bạn bè. Phần thông tin cá nhân, số lượng bạn bè cũng cài đặt
chế độ riêng tư. Em không bao giờ bình luận vào các bài đăng của các
fanpage, chỉ bình luận các bài đăng ảnh của bạn bè. lOMoAR cPSD| 41487872
Instagram: em thường dùng để coi ảnh người nổi tiếng, xem quần áo,
đăng ảnh của bản thân.
Zalo: chỉ kết bạn với bạn bè thân thiết, người thân gia đình, thường
dùng cho việc trao đổi những thông tin quan trọng như học tập, công
việc. Em có đăng hình ở Zalo nhưng để chế độ riêng tư toàn bộ.
Tiktok: em khá là ít sử dụng Tiktok, chỉ có tài khoản chớ không có đăng
gì. Nhưng thật sự có những trend, thông tin, mà các bạn có thói quen sử
dụng Tiktok thường xuyên sẽ biết và cập nhật nhanh hơn em.
Theo bản thân em, việc biết cách bảo vệ mình trên thế giới số là hoàn
toàn quan trọng và cần thiết. Đó không chỉ là việc làm để bảo vệ mình mà còn
bảo vệ cho bạn bè, mọi người xung quanh. Em thường áp dụng một số cách
sau đây để hạn chế được rủi ro khi sử dụng mạng xã hội:
Cài đặt quyền riêng tư chặt chẽ: thường xuyên kiểm tra, cập nhật cài
đặt quyền riêng tư để đảm bảo tính an toàn trực tuyến như số điện
thoại, nơi ở, chế độ người xem khi đăng bài, thông tin cá nhân. Phải
đảm bảo rằng mình đã kiểm soát được những đối tượng nào có thể thấy
và không được thấy thông tin của mình.
Quản lý bạn bè và theo dõi: loại bỏ hoặc chặn những người không quen biết,
hoặc không mong muốn, hoặc tài khoản đã lâu không sử dụng, bị hack. Không
chấp nhận lời mời kết bạn từ người lạ, hãy giữ quan hệ trực tuyến chỉ với
những người bạn thực sự biết hoặc nhu cầu, đặc thù tính chất công việc.
Không chia sẻ thông tin nhạy cảm: như địa chỉ nhà, số điện thoại, thông
tin căn cước công dân, biển số xe, thông tin tài khoản ngân hàng. Tránh
chia sẻ chi tiết thông tin cá nhân, đặc biệt là trạng thái nơi bạn đang ở
hoặc kế hoạch đi lại.
Sử dụng mật khẩu mạnh: nên kết hợp chữ hoa, chữ thường, số và kí tự
đặc biệt. Nên đổi mật khẩu đều đặn và không sử dụng mật khẩu giống
nhau cho nhiều tài khoản.
Kiểm tra hoạt động định kỳ: thường xuyên kiểm tra xem có các hoạt
động đáng ngờ, đăng nhập từ địa điểm lạ hay không. Kích hoạt cảnh
báo đăng nhập nếu có sự cố đăng nhập từ thiết bị mới. Chọn đăng xuất
toàn bộ thiết bị và đăng nhập lại các thiết bị khác nếu cần thiết. lOMoAR cPSD| 41487872
Tìm hiểu về Chính sách bảo mật: việc hiểu rõ về chính sách bảo mật của
các trang mạng xã hội mà mình sử dụng sẽ giúp ta biết được cách tài
khoản của mình được quản lý, bảo vệ, kiểm soát như thế nào.
PHẦN VI. PHÂN TÍCH CÁC VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH TRONG NGÀNH BÁO
CHÍ – TRUYỀN THÔNG DƯỚI GÓC NHÌN PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
6.1. Cuộc chiến giữa Sun Group và Báo Phụ nữ TP.HCM 6.1.1. Bối cảnh
Tập đoàn Sun Group: tự hào là Tập đoàn Việt Nam có những công trình
đẳng cấp sánh ngang tầm quốc tế.
Năm 1998, thành Lập tại Ukraina với tên gọi đầy đủ là Công ty
Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời.
Năm 2007, chủ tịch tập đoàn ông Lê Viết Lam trở về Việt Nam,
chọn khởi nghiệp tại Đà Nẵng. Ngày 14/9, thành lập Công ty Cổ
phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà.
Năm 2009, khánh thành tuyến cáp treo đầu tiên Suối Mơ – Bà Nà,
chính thức khai trương khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà
Nẵng) với tổng số vốn đầu tư cho dự án này là 104 triệu USD.
Năm 2019, Sun Group triển khai dự án Tam Đảo II với tầm nhìn
đưa nó chính thức thành dự án BĐS nghỉ dưỡng tiên phong được quy hoạch đồng
Đến nay, Sun Group có 51 thành viên với 113 dự án đầu tư lớn nhỏ.
Lấy vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, đầu tư bất động sản và xây
dựng hạ tầng làm lĩnh vực phát triển chiến lược của tập đoàn. Báo Phụ Nữ:
Báo Phụ Nữ tên đầy đủ là Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, là cơ
quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh do Thành
ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ quản. Bên cạnh việc tuyên truyền chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và tổ chức Hội, Báo Phụ Nữ
TP.HCM còn xác định một hướng đi riêng cho mình trong việc bám sát mục
đích tôn chỉ của một tờ báo giới: bảo vệ quyền mỗi gia đình, phản ánh sát sườn
những vấn đề an sinh xã hội. Năm 2000, Báo Phụ Nữ vinh dự đón lOMoAR cPSD| 41487872
nhận Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng; năm
2006 đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì; năm 2010 đón nhận Huân
chương Lao động hạng Nhất. Ngoài ra, năm 2009 Báo Phụ Nữ cũng ra mắt
trang thông tin điện tử với tên miền: www.phunuonline.com.vn.
Khi xảy ra sự việc giữa Báo Phụ Nữ và Sun Group, Tổng biên tập của
Báo Phụ Nữ là bà Lê Huyền Ái Mỹ. Bà Ái Mỹ sinh năm 1974, là Thạc sĩ Ngữ
văn trường Đại học Huế; bắt đầu công tác tại Báo Phụ Nữ TP.HCM từ năm
1997 và chính thức được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập vào năm 2014. 6.1.2. Diễn biến:
Ngày 28/5, Cục trưởng Báo chí Nguyễn Thanh Lâm ký quyết định
xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản với báo Phụ nữ
TP HCM, vì "thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng",
trong loạt bài liên quan đến tập đoàn Sun Group, đăng tải từ tháng 9
đến tháng 10/2019. Cụ thể các bài đăng của Báo Phụ Nữ đã bị xử phạt
bởi Bộ Thông tin Truyền thông là:
23/09/2019 - 07:01 “Sun Group - ‘ông trời’ không từ trên cao” Bài 1:
Bê tông chọc trời mọc lên, hàng trăm héc-ta rừng Bà Nà gục xuống.
25/09/2019 - 07:54 “Sun Group - ‘ông trời’ không từ trên cao” Bài 2:
Danh thắng Tây Thiên trước nguy cơ sụp đổ vì dự án Tam Đảo II.
01/10/2019 - 20:35 Cũng làm du lịch, nhưng Genting khác hẳn Bà Nà.
23/10/2019 - 08:11 Dự án Tam Đảo II: Con voi chui qua hàng loạt lỗ kim.
23/10/2019 - 08:34 Trường đua xe tốc độ cao trong lõi rừng Tam Đảo II.
25/10/2019 - 06:30 “Âm mưu” lấp biển của tập đoàn Sun Group ở biển Vân Đồn.
26/10/2019 - 09:30 Dự án Tam Đảo II như nhát dao chí mạng vào "Mẹ rừng"
6.1.3. Phân tích nguyên nhân:
Sở dĩ có loạt những bài đăng này, là do Báo Phụ Nữ được giao nhiệm vụ điều
tra độc quyền tập tìm hiểu thông tin về dự án của Tập đoàn Sun Group tại rừng quốc lOMoAR cPSD| 41487872
gia Tam Đảo - Tam Đảo II, có giá trị 25.000 tỷ đồng. Thế nên, ngoài những bài đăng
về các dự án, bí mật, vi phạm của tập đoàn Sun Group thì Báo Phụ Nữ cũng đã đăng
tải một số bài báo khác về những cá nhân, sự việc liên quan khác. Nổi bật là:
Bài 1: Sư trụ trì gạ tình Thích Thanh Toàn gạ tình phóng viên.
Nội dung: Báo Phụ Nữ chọn Chùa Địa Ngục để tiếp cận đầu tiên trong quá
trình điều tra về dự án ở Tam Đảo. Đây là một ngôi chùa nhỏ, không hề nổi tiếng,
nằm ở chân dãy núi Tam Đảo, nhưng lại có quá nhiều “con nhang đệ tử” đứng
sau sư thầy trụ trì Thích Thanh Toàn để “tiền hô hậu ủng”, đóng góp mua hàng
chục héc-ta ruộng lúa xung quanh để xây dựng và mở rộng chùa. Một nữ phóng
viên của Báo Phụ Nữ giả danh là một đại gia từ nước ngoài về muốn đầu tư bất
động sản ở Tam Đảo và chữa bệnh cho cậu em trai. Trong quá trình giả danh để
điều tra, nữ phóng viên được sư trụ trì Thích Thanh Toàn mồi chài cho những dự
án được cho là lãi khủng và tiết lộ những bí mật đầu tư của tập đoàn Sun Group.
Nhưng đáng nói nhất, là sự bẩn thỉu khoác áo tu hành của sư thầy Thích Thanh
Toàn khi có cách chữa bệnh vô cùng đồi bại là đòi quan hệ tình dục để trục vong,
hay nhiều lần thầy có hành vi, cử chỉ, lời nói… biểu hiện sự bệnh hoạn bằng các
hành động như vuốt ngực, “gạ” chat sex, đòi gửi hình hở hang, xông vào xe nữ
phóng viên đòi quan hệ tình dục nhưng không thành, rồi tự thỏa mãn…
Bài 2: Tôm hùm và chiếc túi Dior giá 75 triệu đồng
Nội dung: Nhóm phóng viên đã áp dụng nhiều biện pháp để có thể thu thập
đầy đủ văn bản theo luật định, các báo cáo đánh giá các tác động môi trường của dự
án Tam Đảo II nhưng nhận được sự bất hợp tác của nhiều bên liên quan như Vườn
Quốc gia Tam Đảo, Vụ Thẩm định giám sát đầu tư của Bộ kế hoạch và Đầu tư…
Nhóm phóng viên cũng cũng tìm cách liên hệ để làm việc với Sun Group, sau nhiều
lần bất thành thì cũng đã được người đại diện truyền thông của Tập đoàn Sun Group
hẹn gặp. Ở lần gặp đầu tiên, nữ giám đốc truyền thông của tập đoàn tên là Ánh nêu
mong muốn không có bất cứ bài viết nào về Sun Group và các dự án của họ. Đến lần
gặp thứ hai, biết rằng Báo Phụ Nữ vẫn sẽ tiếp tục loạt bài về Sun Group, bà ánh bày
tỏ mong muốn chỉ nên có một vài bài chung chung, không ảnh hướng đến tập đoàn…
Cuối cùng, trưa 12/9 bà Ánh sắp xếp cho nữ phóng viên Báo Phụ Nữ gặp gỡ lãnh đạo
Tập đoàn Sun Group tại một nhà hàng sang trọng với thực đơn là tôm lOMoAR cPSD| 41487872
hùm. Trong bữa ăn, có ông Sơn (Phó chủ tịch tập đoàn) có nhắc đến chùa Địa
Ngục và sư Thích Thanh Toàn với sự kính trọng, nể phục. Sau đó, một gói quà
được đưa đến trước nữ phóng viên, nữ phóng viên có nói trước là sẽ trả lại nếu
bên trong đó là tiền. Về đến tòa soạn, nữ phóng viên đã lập biên bản và nộp lại
gói quà trước nhiều cán bộ, phóng viên của báo. Trong gói quà, là một chiếc
túi Dior chính hãng với giá 2.500 euro, xấp xỉ 75 triệu đồng.
Một số nguyên nhân khác: Đến từ Sun Group:
Sun Group đã thu được khoản kinh tế lớn từ các dự án công trình của
mình, tuy nhiên, tuy nhiên tập đoàn đã thiếu đi minh bạch trong cách thức vận
hành và khai thác các dự án của mình.
Tập đoàn Sun Group khi mới bắt đầu xây dựng các công trình có quy mô lớn,
các khu du lịch,...đã tiến hành phá rừng với quy mô lớn. Không chỉ vậy Sun Group
còn biến “tài sản chung thành tài sản riêng của mình” khi tiến hành thu phí và kiểm
soát lối vào các địa danh du lịch - nơi vốn là món quà mà mẹ thiên nhiên đã mang
tặng cho người dân địa phương từ bao đời. Điều này khiến cho hình ảnh các khu du
lịch nói chung và Tập đoàn Sun Group nói riêng trong mắt dư luận có phần không
mấy “vui vẻ” và “tích cực”. Nếu những công trình đầu tiên của Sun Group là những
công trình phục vụ cho lợi ích cộng đồng như xây cầu đường, những dự án phúc lợi,...
thì giờ đây Sun Group lại dịch chuyển dần sang những dự án thu phí như tham gia
vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng… Chính vì những sai phạm và những hành vi
phạm đạo đức kinh doanh là nguyên nhân khiến cho Báo Phụ nữ có cơ hội
điều tra, đăng tải.
Đến từ Báo Phụ nữ:
Một năm trước khi cuộc chiến giữa Báo Phụ Nữ và Sun Group nổ ra, phía
Báo Phụ Nữ đã từng ‘đụng độ’ với một ‘người khổng lồ’ khác của ngành kinh tế.
Vào ngày 13/08/2018, Báo Phụ Nữ đăng tải bài viết “Sông - nỗi thèm khát của nhà
đầu tư”. Bài viết chủ yếu đề cập đến việc sông Sài Gòn bị xâm lấn phục vụ cho giới
bất động sản, việc xây dựng các công trình kiến trúc xâm lấn sông có thể gây ảnh
hưởng đến điều kiện tồn tại tự nhiên của dòng sông và gây ra nhiều hậu họa cho
người dân sinh sống gần khu vực này. Đồng thời qua đó, bài viết ngầm lên án các lOMoAR cPSD| 41487872
tập đoàn lớn đang có hành vi xâm lấn sông vì mục đích riêng, phá hủy cấu trúc
vốn có của sông và gọi các công trình đó là các dự án ‘gây bất an’.
Nếu trong bài viết trên, Báo Phụ Nữ chỉ bàn về tổng quan tình trạng lấn
sông xây dựng công trình hiện nay, thì trong bài viết thứ hai được đăng tải cùng
ngày 13/08/2018, Báo Phụ Nữ đã trực tiếp ‘chỉ mặt điểm tên’ tập đoàn Vingroup
với tiêu đề: “Central Park giống hệt cái 'mỏ hàn' đe dọa sông Sài Gòn”. Bài viết
xoáy sâu vào cao ốc tầng Landmark và công viên Central Park, các công trình
thuộc tập đoàn Vingroup được xây dựng trên phần sông lấn chiếm trái phép.
Như vậy, có thể thấy từ thời điểm 2018, Báo Phụ Nữ đã chủ động tuyên chiến
với các ‘ông lớn’ đứng đầu về kinh tế nước ta, mở đầu là Vingroup. Trong khi không
một tờ báo nào đăng tải bài viết đào sâu vào các dự án và công trình của Vingroup,
Báo Phụ Nữ chủ động đánh thẳng vào vấn đề nhạy cảm nhất của tập đoàn lúc bấy giờ
như tung một nắm đấm mở đầu cho một cuộc chiến gay gắt trong tương lai giữa Báo
Phụ Nữ và doanh nghiệp lớn nhất nhì quốc gia - Sun Group.
Có thể thấy, dưới ánh mắt của Tổng biên tập Lê Huyền Ái Mỹ, mọi khía
cạnh trong xã hội trở nên gai góc hơn, tiêu cực hơn, mọi vấn đề xảy ra dưới
lăng kính của bà Ái Mỹ dường như đều bị phức tạp hóa nhiều lần so với mức
độ bình thường của nó. Báo Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh là cơ quan ngôn luận của
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh do Thành ủy Thành phố Hồ
Chí Minh làm chủ quản, hoạt động với tôn chỉ hàng đầu là phản ánh hoạt động
của các cấp chính quyền, đoàn thể vì sự tiến bộ của phụ nữ, động viên phụ nữ
tích cực tham gia công tác xã hội, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh
tế - chính trị của địa phương. Tuy nhiên, dưới ‘thời đại’ của Tổng biên tập Lê
Huyền Ái Mỹ, Báo Phụ Nữ đang dần rời xa tôn chỉ hoạt động của mình: họ
‘tuyên chiến’ với các ông lớn thâu tóm thị trường kinh tế, họ dấn sâu vào
showbiz đầy phức tạp, trong khi số lượng bài đăng bảo vệ quyền mỗi gia đình,
phản ánh sát sườn những vấn đề an sinh xã hội,... lại ngày càng ít để ‘chừa chỗ’
cho những bài viết xoay quanh các chủ đề giật gân và thu hút người đọc hơn. 6.1.4. Hậu quả:
1. Đối với Sun Group: lOMoAR cPSD| 41487872
Tập đoàn này không những nhận vô số lời chỉ trích từ dư luận, đánh mất lòng
tin của khách hàng và sự uy tín danh dự của các cá nhân có liên quan, mà hàng loạt
bài chỉ trích, “vạch trần” của Báo Phụ Nữ còn gây ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề tài
chính của doanh nghiệp khi phải tập trung nhân lực và tiền bạc để giải quyết vụ việc.
Ngoài ra, không lâu trước đó Sun Group đã gặp khá nhiều khó khăn trong việc kinh
doanh do tác động của đại dịch Covid-19 và chưa thể hoàn hoàn khôi phục.
Trụ Trì chùa Nga Hoàng - Thích Thanh Toàn cũng bị UBND huyện Tam
Đảo tiến hành điều tra và bãi nhiệm ngày 07/10/2019. Từ những sai phạm liên tiếp
của sư Toàn, UBND xã Hợp Châu đã ra 6 quyết định xử phạt vi phạm hành chính
và phạt tổng cộng 14 triệu đồng. Thích Thanh Hoàng trước sự chất vấn của Ban
Trị sự giáo hội Phật giáo huyện Tam Đảo không hề phủ nhận bê bối gạ tình đã bị
Báo Phụ Nữ vạch trần và giải thích rằng là do tác động từ hai phía, sau đó còn xin
được hoàn tục và giữ số tài sản mình đứng tên lên đến hơn 200 tỷ đồng.
2. Đối với Báo Phụ Nữ:
Ngày 28/05/2022, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông)
Nguyễn Thanh Lâm đã ký Quyết định số 114/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi
phạm hành chính đối với Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại
điểm a, khoản 5, điều 8. Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Quyết định nêu rõ Báo Phụ Nữ TP.HCM đã thực hiện hành vi vi phạm hành
chính là: Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh bị áp dụng hình thức xử phạt hành
chính theo các tình tiết tăng nặng do vi phạm nhiều lần, số tiền là 55 triệu đồng; hình
thức xử phạt bổ sung là: Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động báo chí điện tử
trong thời hạn 1 tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc Báo Phụ Nữ Thành phố
Hồ Chí Minh cải chính, xin lỗi theo quy định, mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp
khắc phục hậu quả do Báo Phụ Nữ TP HCM tự chi trả. Phóng viên chính trong loạt
bài của Báo Phụ Nữ là phóng viên Thu Trang đã chịu rất nhiều áp lực từ dư luận cho
đến các yếu tố pháp lý cần giải quyết, bao gồm nhận hàng loạt đơn tố cáo và các lời
chỉ trích, phê phán từ các tờ báo lớn nhỏ khác nhau. lOMoAR cPSD| 41487872
Vì sao Báo Phụ Nữ bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng không xóa
loạt bài về bảo vệ môi trường: Sun Group – ‘Ông trời’ không từ trên cao?
Xét về pháp luật, trên phương diện quy trình nghiệp vụ trong báo chí,
Báo Phụ Nữ với tư cách là một cơ quan ngôn luận của Thành ủy TP.HCM
(thời điểm xảy ra là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM),
lại để lại nhiều sai sót trong quá trình khai thác, kiểm duyệt thông tin cũng
như liều lượng trong cách đưa tin chưa phù hợp, dẫn đến thông tin thiếu căn
cứ và sai sự thật, nhưng xét về nghiệp vụ nhà báo - Báo Phụ nữ không sai. Tuy
nhiên, họ đã không đúng khi dùng tính từ trong bài viết, phóng đại, ẩn dụ ở
tiêu đề bài đăng, vì các nhà báo chỉ nên trình bày vụ việc như nó vốn có. Và
ngoài ra, Báo Phụ nữ còn mắc phải một sai lầm nghiêm trong đó chính là
phạm một trong những nguyên tắc cốt lõi của nhà báo “nghiệp vụ điều tra”.
6.1.5. Bài học kinh nghiệm
a) Đối với Báo Phụ Nữ:
Triển khai đúng nghiệp vụ báo chí, không nên dùng các tính từ nhạy
cảm để đưa vào tiêu đề.
Tuân thủ 10 nguyên tắc trong nghiệp vụ điều tra, không được thúc đẩy hành
vi sai phạm như cố tình cử nữ phóng viên đi mô tả sự biến thái của thầy tu.
Báo Phụ nữ phải bảo vệ những người làm báo chớ không được “lộng quyền”.
Ngoài ra, Báo Phụ nữ phải đặc biệt lưu ý là không được thổi phồng sự thật,
đưa ra những lý luận vô căn cứ chỉ dựa vào suy luận, quan điểm cá nhân.
Viết đúng lĩnh vực, nhiệm vụ, chuyên môn của mình.
Có cái nhìn tổng hòa, khách quan hơn cho các sự việc.
Các nhà báo cần có khả năng độc lập nghề nghiệp, tránh bị phụ thuộc
và ảnh hưởng bởi tư duy của cấp trên.
b) Đối với Sun Group và doanh nghiệp:
Từ vụ việc giữa Tập đoàn Sun Group và Báo Phụ Nữ TP.HCM, ta có nhận
thấy rằng việc công khai một cách minh bạch các loại giấy tờ, minh chứng trong lOMoAR cPSD| 41487872
hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó việc thực hiện một công
trình hay dự án mang lại giá trị kinh tế nào cũng cần phải đi đôi với nghĩa vụ và
trách nhiệm bảo vệ tự nhiên và cũng như là lợi ích của cộng đồng và xã hội. Bài
học chung cho các doanh nghiệp rằng việc công khai và chứng minh sự trong sạch
trong kinh doanh là điều đặc biệt quan trọng. Nếu muốn phát triển lâu dài, đây là
yếu tố các doanh nghiệp cần đảm bảo để có được sự ủng hộ của dân chúng cũng
như không gặp phải sự can thiệp từ báo chí, luật pháp.
Sự bình tĩnh, giải quyết một cách thỏa đáng và kịp thời mỗi khi gặp khủng
hoảng truyền thông cũng là một điều quan trọng để doanh nghiệp có thể để lại ấn
tượng tốt cho khách hàng. Truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Truyền thông không chỉ
giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, giới thiệu các chiến lược hoạt động mới và tiếp
cận với khách hàng mà đôi khi cũng trở thành một “con dao hai lưỡi” nếu kiểm soát
không đúng mực. Như đã phân tích ở phần trên, cách giải quyết của Sun Group khi
gặp sự cố về báo chí và truyền thông chưa thật sự đúng mực, đó là lý do tại sao niềm
tin về tập đoàn này trong mắt công chúng bị giảm sút.
Có thể thấy một doanh nghiệp lớn muốn phát triển vững vàng không chỉ
có tiềm lực về kinh tế mà còn phải có một định hướng kinh doanh đúng mực.
Câu chuyện về Sun Group là một bài học mà các doanh nghiệp hay cá nhân có
ước mơ “thống lĩnh về kinh tế" chiêm nghiệm.
6.2. Chiến dịch truyền thông bất lương “Nước mắm nhiễm arsen” 6.2.1. Bối cảnh
Công ty Cổ phần tập đoàn Masan: Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan là
một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt
Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của
Việt Nam. Tập đoàn Masan, chính thức là Masan Group Corporation,
được thành lập vào năm 1996 bởi ông Nguyễn Đăng Quang. Ông
Nguyễn Đăng Quang hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị của
Masan Group và là người sáng lập tập đoàn đồng thời là thành viên Hội
đồng Quản trị của 5 công ty thành viên và công ty liên kết. lOMoAR cPSD| 41487872
Công ty TNHH Liên doanh T&A Ogilvy, Báo Thanh Niên, Hội Tiêu
Chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas)
Công ty TNHH Liên doanh T&A Ogilvy là Công ty liên doanh giữa Công
ty Tư vấn truyền thông T&A và tập đoàn WPP, một trong những tập đoàn
truyền thông lớn nhất thế giới. Trụ sở chính của T&A Ogilvy tại Hà Nội đi
vào hoạt động từ năm 1995. Năm 2005, văn phòng thứ hai của T&A Ogilvy
được đưa vào hoạt động tại TPHCM, cung cấp dịch vụ chủ yếu cho nhóm
khách hàng tiêu dùng và những thương hiệu cao cấp. T&A Ogilvy vốn khá
có tiếng trong lĩnh vực xây dựng các kế hoạch truyền thông và xử lý khủng
hoảng truyền thông cho nhiều đối tác lớn tại Việt Nam như Masan Group,
Tân Hiệp Phát, VNG, Vietnam Airlines, Vinamilk, VNG, cũng như hàng
chục các thương hiệu quốc tế khác bao gồm Boeing, GE, Tata, SCG, Ford,
Diegeo, Unilever, Nestle, Johnson&Johnson…
Ngày 21-6-1925, tại Quảng Châu, Trung Quốc, báo Thanh Niên - cơ quan
ngôn luận của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, do lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc sáng lập, đã xuất bản số đầu tiên. Báo Thanh Niên thực sự
là ngọn cờ tiên phong của báo chí cách mạng Việt Nam. Kể từ đó, ngày 21-6
hằng năm đã trở thành cột mốc vàng son cho sự ra đời của báo chí cách
mạng Việt Nam. Theo Báo Thanh Niên: “Ngày nay, Thanh Niên là tờ báo
thu hút được lượng lớn độc giả lên tới 2 triệu/tuần và trở thành một trong
những tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất ở Việt Nam.”
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là một tổ chức xã hội
– nghề nghiệp, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, không vì mục đích
lợi nhuận. Hội bao gồm những người hoạt động trong các lĩnh vực tiêu
chuẩn, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hoạt động của
hội có thể được phân chia thành hai mục tiêu chính, đó là các quy định
trong tiêu chuẩn hóa chất lượng đối với hàng tiêu dùng, nhằm mang đến
các giá trị tiêu chuẩn cho sản phẩm. Các nhà sản xuất cần thực hiện
theo nếu muốn các sản phẩm được cung cấp ra thị trường. Mục tiêu thứ
hai, đó là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam. lOMoAR cPSD| 41487872 6.2.2. Diễn biến:
Ngày 10/10: Masan chủ động gửi công văn kiến nghị tiến hành thanh tra
toàn diện ngành nước mắm, trong đó chú trọng việc tuân thủ quy định
về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, đặc biệt là hàm
lượng arsen có trong nước mắm (Tuổi trẻ Online, 2016).
Ngày 11/10: Báo Thanh Niên tiếp tục lên bài liên quan đến nước mắm với
tiêu đề: “Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Đi tìm nước mắm
sạch”. Bài báo đã đưa ra nhận định rằng: nước mắm có nồng độ đạm càng
cao thì tỷ lệ nhiễm thạch tín càng cao, đồng thời công bố kết quả:
“80/106 mẫu vượt ngưỡng thạch tín (VTC News, 2016).
Ngày 12 và 13 tháng 10, báo Thanh Niên tiếp tục đăng tải hai bài báo
tương ứng với tiêu đề “Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín” và “Tiêu
chuẩn nào cho nước mắm Việt”.
Ngày 17/10, Báo Thanh Niên cho đăng bài báo với tiêu đề “Lỗ hổng
trong quy định về phụ gia thực phẩm”. Cùng ngày, Vinastas đã mở họp
báo chính thức, công bố kết quả kiểm định cho thấy có khoảng 67,33%
(101/150) mẫu nước mắm có hàm lượng arsen vượt ngưỡng cho phép,
đặc biệt các mẫu này đều là nước mắm truyền thống.
Ngày 20/10, chỉ vài ngày sau khi Vinastas công bố kết quả kiểm nghiệm,
Masan đã lập tức đăng tải những quảng cáo sản phẩm nước mắm Nam
Ngư và nước mắm Chin-Su hương cá hồi trên tờ báo Thanh Niên với nội
dung: “Chúng tôi tin rằng nước mắm phải ngon, nhưng trước hết phải
an toàn”, với sự khẳng định về độ “sạch” và an toàn đối với nước mắm
của Masan. Theo đó, quảng cáo cung cấp thông tin “Từ năm 2011, theo
Quy định, tất cả các sản phẩm nước mắm Chin-Su, Nam Ngư đã công
bố và đạt chuẩn an toàn thạch tín (Arsen)”.
Ngày 23/10, trang điện tử của Báo Thanh Niên đăng tải bài viết với tiêu đề:
“Thanh Niên cáo lỗi và gỡ bỏ bài viết về 'nước mắm'”. Trong đó, ban biên tập
của báo Thanh Niên thể hiện mục đích đăng tải các bài báo trước đó với
“mong muốn góp ý kiến vào lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm”, đồng thời
thừa nhận sai sót trong việc đăng tải những thông tin “chủ quan và thiếu am
hiểu về thạch tín trong nước mắm”. Báo Thanh Niên đã gỡ bỏ 5 bài viết: lOMoAR cPSD| 41487872
“Nước + hóa chất = nước mắm công nghiệp”;
“Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Đi tìm nước mắm sạch”;
“Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”;
“Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt?”
“Lỗ hổng trong quy định về phụ gia thực phẩm”. (Thanh Niên, 2016)
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố quyết định xử phạt
Báo Thanh Niên và 49 cơ quan báo chí khác vì đã đăng tải những thông
tin sai sự thật về nước mắm truyền thống chứa thạch tín vượt ngưỡng
quy định. Theo đó, mức độ vi phạm của các cơ quan này được chia
thành 3 nhóm: thông tin sai sự thật gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia;
gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả nghiêm trọng.
6.2.3 Phân tích nguyên nhân: 6.2.4. Hậu quả:
Báo Thanh Niên: Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hành vi vi phạm
của báo Thanh Niên: Thông tin sai sự thật gây phương hại đến lợi ích quốc
gia theo điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động báo chí, xuất bản. Theo đó, phạt báo Thanh Niên 200.000.000 đồng.
Mức phạt tiền cao nhất đối với vi phạm hành chính trong hoạt động báo
chí. Theo đó, mức độ vi phạm của Báo Thanh Niên và 49 cơ quan này được
chia thành 3 nhóm: thông tin sai sự thật gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia;
gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả nghiêm trọng.
Đối với Vinastas: Hành vi vi phạm hành chính: Phát hành tài liệu, ấn
phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không
chính xác, không đúng sự thật gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội.
Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền 15.000.000 đồng theo khoản 2 Điều
27 và khoản 3, khoản 4 Điều 4 Nghị định số 178 năm 2013 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. lOMoAR cPSD| 41487872
Đối với Masan: Tuy không có chứng cứ nào chứng minh Masan là người
đứng sau mọi việc liên quan đến sự việc triệt hạ ngành nước mắm truyền
thống. Tuy nhiên, Theo VTC News, có tin đồn cho rằng công ty cổ phần
Tập đoàn Masan, đơn vị cung cấp nước mắm công nghiệp Chin-su, Nam
Ngư chính là người đứng đằng sau scandal này. Mặc dù Masan nhanh
chóng phủ nhận tin đồn nhưng thay vì tẩy chay nước mắm truyền thống,
không ít nhà đầu tư đã nói không với cổ phiếu MSN của Masan. Chỉ trong
vài ngày, công ty Masan “bốc hơi” gần 2.800 tỷ đồng trên thị trường chứng
khoán. Có thể thấy, sự cố truyền thông "nước mắm thạch tín" ít nhiều đã
góp phần đẩy giá cổ phiếu Masan xuống dốc trầm trọng, chịu thiệt hại lớn.
6.2.4. Bài học kinh nghiệm:
Đối với Báo Thanh Niên và 50 cơ quan:
Khi sự việc xảy ra, nhiều cơ quan báo chí đã đăng bài với nhiều
nội dung gây hoang mang cho người tiêu dùng mà không trải qua
quy trình kiểm tra tính xác thực của thông tin. Đây là lỗi cẩu thả
đối với những nhà báo thiếu kiến thức khi viết bài về lĩnh vực này,
cũng như các biên tập viên không xem xét lại tính xác thực của
nội dung trước khi cho đăng bài. Do đó trách nhiệm của giới báo
chí sau khi có thông tin chính xác là đăng tải những thông tin
đúng từ Bộ Y tế, các chuyên gia trong lĩnh vực để vực dậy nền sản
xuất nước mắm truyền thống, lấy lại uy tín, sự tin tưởng cho các
doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản.
Các báo có thể ký hợp đồng truyền thông với doanh nghiệp
nhưng tuyệt đối không được nói xấu, dìm hàng đối thủ.
Đối với Masan nói riêng và doanh nghiệp nói chung:
Việc sử dụng nỗi sợ hãi như một chiến lược tiếp thị để thu lợi nhuận
trên sự mất mát của các đối thủ và người tiêu dùng. Tuy nhiên, những
năm gần đây chiêu tiếp thị đánh vào nỗi sợ hãi đang dần không còn
hiệu quả, vì người tiêu dùng ngày càng thông thái hơn, cộng với sự lOMoAR cPSD| 41487872
phát triển mạnh mẽ của các loại hình truyền thông và sự phổ biến
của mạng xã hội, khiến mọi thứ đều có thể được đem ra mổ xẻ và
không phát triển theo định hướng ban đầu mà doanh nghiệp
muốn hướng đến. Nhưng chung quy lại, nếu sử dụng truyền thông
với mục đích cạnh tranh tích cực, lành mạnh thì sẽ mang lại hiệu
quả cao. Còn nếu duy trì hoạt động truyền thông từ động cơ cạnh
tranh không lành mạnh thì hậu quả mà doanh nghiệp phải gánh
chịu là không thể lường trước.
Đối với T&A Ogilvy Việt Nam và Vinastas: Theo tờ báo Dân trí: "Luật quy
định thì xử lý vi phạm phải đúng hành vi, đối tượng và khung hình phạt. Tuy
nhiên đối với DN, một tổ chức thì uy tín là vô cùng quan trọng. Sự quay lưng
của xã hội đối với Vinastas và T&A Ogilvy là chế tài mạnh mẽ nhất và cũng là
bài học đắt giá cho họ và cảnh báo các DN khác", Luật sư Truyền cho hay.
=> Sau sự việc này, hai đơn vị nói trên đã đánh mất niềm tin và sự uy tín
của người tiêu dùng, đây là một bài học cực lớn đối với doanh nghiệp và
tổ chức, và là bài học cho họ về việc lừa dối người tiêu dùng, mập mờ
trên kết quả kiểm nghiệm nhằm đánh lạc hướng người tiêu dùng.
6.3. Tân Hiệp Phát: Phẩm chất của tập đoàn nghìn tỷ nhìn từ vụ án con ruồi
giá nửa tỷ đồng 6.3.1. Bối cảnh:
1. Tập đoàn Tân Hiệp Phát:
Tập đoàn Tân Hiệp Phát, tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, được
sáng lập năm 1994 bởi ông Trần Quí Thanh. Trải qua 20 năm hình thành và
phát triển, tập đoàn đã vươn lên giữa sự cạnh tranh từ các đối thủ trong nước
lẫn quốc tế, trở thành thương hiệu quốc gia trong ngành công nghiệp nước giải
khát, liên tiếp được vinh danh trong nhiều năm. Tân Hiệp Phát nổi tiếng với
nhiều thương hiệu giải khát mang đặc trưng riêng, nổi bật nhất có thể kể đến
là nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh,
nucows trái cây Juicie, sữa đậu nành cao cấp Number 1 Soya… lOMoAR cPSD| 41487872
Theo bảng xếp hạng VNR500, Tân Hiệp Phát thu về 6000 tỷ đồng trong
năm 2011, không chênh lệch nhiều so với Pepsi Vietnam. Tập đoàn này có
đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, đồng thời là doanh nghiệp tiên phong
trong việc thực hiện an sinh xã hội, được ghi nhận với các giải thưởng của địa
phương, quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không tránh khỏi
những sai phạm, lùm xùm trong quá trình hoạt động. Cụ thể, từ trước khi vụ
bê bối “con ruồi” xảy ra, doanh nghiệp này cũng không ít lần vướng phải
những lùm xùm khác về chất lượng sản phẩm.
Trong hầu hết các vụ bê bối, Tân Hiệp Phát đều chọn cách từ chối
hoặc nhận ít trách nhiệm về mình. Những lời giải thích công ty đưa ra đều
quy trách nhiệm cho khâu vận chuyển, bảo quản, thậm chí là cho cấp dưới.
Người tiêu dùng dần dần không còn niềm tin vào việc mình sẽ được bảo
đảm quyền lợi khi là khách hàng của Tân Hiệp Phát. Những vụ việc này,
tuy không gây khủng hoảng như vụ “con ruồi” nhưng ít nhiều đã làm mất
đi thiện cảm của Tân Hiệp Phát trong mắt người tiêu dùng. 2. Ông Võ Văn Minh:
Ông Võ Văn Minh là người kinh doanh quán ăn (nơi phát hiện
chai nước có dị vật) ngụ xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, sinh
năm 1980. Người bị kết bản án 7 năm tù vì tội “cưỡng đoạt tài sản”
trong vụ “con ruồi giá 500 triệu đồng”. 6.3.2 Diễn tiến:
Ngày 3/12/2014: Ông Võ Văn Minh (35 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) lấy
chai Number 1 loại chai nhựa 350ml bán cho khách phát hiện con ruồi
trong chai chưa khui nắp.
Ngày 5/12/2014: Ông Minh điện thoại cho công ty Tân Hiệp Phát đề nghị
đưa 1 tỷ đồng để chuộc lại chai nước. Nếu không ông sẽ kiện ra hội bảo
vệ người tiêu dùng, đưa cho báo chí, phát tờ rơi…
Ngày 6/12/2014: Nhân viên Tân Hiệp Phát đến lần thứ nhất, không đưa
tiền chỉ tặng sản phẩm và xin lại chai nước. Nhưng ông Minh vẫn không
đồng ý và vẫn đòi 1 tỷ. lOMoAR cPSD| 41487872
Ngày 16/12/2014: Nhân viên Tân Hiệp Phát đến lần hai, lập biên bản ghi
nhận, ông Minh đề nghị xuống còn 600 triệu đồng,
Ngày 20/1/2015: Nhân viên Tân Hiệp Phát đến lần ba, cả hai bên đã
đồng ý thỏa thuận 500 triệu đồng.
Ngày 21/1/2015: Nhân viên Tân Hiệp Phát hẹn gặp ông Minh ở quán cà phê để
giao 500 triệu và nhận lại chai nước. Sau khi bàn giao xong thì lúc dắt xe ra về
ông Minh bị công an bắt. Ông Minh bị khởi tố tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Ngày 13/2/2015: Thanh tra sở Y tế tỉnh Bình Dương thanh tra dây chuyền
sản xuất của Tân Hiệp Phát và 1 ngày sau đó kết luận rằng không vi phạm.
Ngày 27/5/2015: Công an gia hạn tạm giam ông Minh và kết quả giám
định nắp chai Number 1 không còn nguyên.
Đến tháng 9/2015: Công an kết luận rằng:”Ông Minh phạm tội cưỡng
đoạt tài sản” nên đề nghị truy tố trách nhiệm hình sự
Ngày 17/12/2015: diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Không có sự xuất hiện của ban lãnh đạo cấp cao. Đại diện Tân
Hiệp Phát phủ nhận việc thương lượng giá với ông Minh và gọi
đây là cuộc gặp gỡ để bảo vệ người tiêu dùng.
Các kết luận bất lợi cho ông Minh như giám định chai nước không còn
nguyên vẹn. Tuy nhiên, dư luận và luật sư cho rằng kết quả giám định
không rõ ràng và có phần vô nghĩa khi nó không được giám định ngay
lúc ông Minh bị bắt, mà đã rơi vào tay ai sau đó cũng không rõ.
Bị cáo Võ Văn Minh tiếp tục cho mình vô tội, nhưng vẫn bị tuyên
án 7 năm tù giam theo điều 135 BLHS 2015.
Ngày 28/12/2015: Ông Võ Văn Minh có đơn kháng cáo lên tòa phúc
thẩm. Theo lịch thì ngày 30/6/2016 diễn ra, nhưng bị hoãn đến ngày
8/9/2016 phiên tòa phúc thẩm mới được diễn ra.
Ngày 15/7, bà Trần Ngọc Bích, Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát
có gửi đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Võ Văn Minh. lOMoAR cPSD| 41487872
Luật sư Hùng đã bào chữa rằng bị cáo Minh đã bị phía công ty Tân
Hiệp Phát chủ động dẫn dắt vào việc phạm tội, điều này thể hiện qua
biên bản lấy lời khai của bà Trần Ngọc Bích- bà Bích khai rằng đã
rút 500 triệu để ông Minh không làm bây. Việc này là trái đạo ý và
trái với Điều 1 Bộ luật Hình sự và luật sư Hùng nhấn mạnh:”Sự thỏa
thuận mua sự im lặng của Tân Hiệp Phát là trái pháp luật”.
Tuy nhiên, do không đủ chứng cứ nên tòa vẫn tuyên án ông Minh
phải chịu 7 năm tù vì tội cưỡng đoạt tài sản.
6.3.3. Phân tích nguyên nhân:
a) Về phía ông Võ Văn Minh
Có lẽ nhận thấy nhiều trường hợp phản ánh về các sản phẩm của tập
đoàn Tân Hiệp Phát trước đó, nên ông Minh cũng nghĩ rằng mình có thể lợi
dụng điều này để sinh lợi. Do lòng tham của con người trỗi dậy, nên ông Minh
đã tống tiền tập đoàn Tân Hiệp Phát, với mục đích có thể nhận được món tiền
khổng lồ là 1 tỷ đồng mà không mất quá nhiều công sức.
Nhưng người đàn ông thiếu kiến thức này đã không nghĩ đến mình việc
mình đang làm là một hành động đã vi phạm pháp luật. Tại phiên tòa sơ thẩm,
ông Võ Văn Minh có nói: ”Tôi hoàn toàn không nghĩ việc như thế là phạm tội.
Tôi nghĩ đây chỉ là cuộc mua bán chai nước”. Và khi được tòa hỏi rằng hành vi
của mình có sai không, ông Minh trả lời:”Không. Bị cáo bán chai nước, công ty
không mua thì thôi. Việc làm của bị cáo không có gì là sai”. Qua đó, có thể thấy
được những suy nghĩ khá là đơn giản và thiển cận của ông Minh. Nếu ông
Minh có hiểu biết hơn về luật pháp và có ý chí lao động chân chính thì có lẽ đã
dẹp bỏ đi những suy nghĩ và hành động tự đẩy mình vào con đường tù tội.
b) Về phía Tân Hiệp Phát
Thay vì trình báo sự việc với cơ quan chức năng, xác minh với công chúng một
cách rõ ràng, thì Tân Hiệp Phát lo sợ điều ông Minh sẽ làm ảnh hưởng đến danh
tiếng, lợi ích, uy tín của công ty và nhân viên mình. Thế nên sau 3 lần đàm phán trong
thầm lặng với ông Minh, Tân Hiệp Phát đã chấp nhận mua lại chai nước lOMoAR cPSD| 41487872
với mức giá 500 triệu đồng. Đại diện tập đoàn Tân Hiệp Phát bà Trần Ngọc Bích nói
tại tòa: ”Sau lần gặp thứ 3, vì gần Tết, sợ ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, nhân
viên nên chúng tôi viết đơn gửi công an, nhờ hỗ trợ. Đồng thời cũng quyết định chi 500
triệu đồng, trong tình huống chịu nhiều áp lực, buộc phải đưa ra quyết định để cứu lấy
thương hiệu và đời sống cán bộ, công nhân”. Do những cách xử lý không minh bạch
và hợp lý ngay từ đầu, Tân Hiệp Phát đã để cho người giúp sản phẩm của mình tới
tay người tiêu dùng là ông Minh vướng phải sự sai phạm pháp luật, đánh mất thiện
cảm trong lòng khách hàng. Suy cho cùng, Tân Hiệp Phát đã vi phạm đạo đức kinh
doanh khi cố tình che giấu sự thật nhầm giữ lợi ích cho mình.
c) Nền tư pháp của nước ta:
Trong quá trình điều tra có quá nhiều tình tiết chưa rõ ràng, minh bạch.
Có thể thấy, từ ban đầu khi bên Tân Hiệp Phát đến và nhìn chai nước của ông
Minh giữ thì đó là chai nước còn nguyên vẹn, nên Tân Hiệp Phát mới thỏa thuận
đưa tiền để đổi lấy chai nước. Chớ nếu không còn nguyên vẹn, thì họ sẽ không sợ
bất cứ điều gì. Tuy nhiên, khi bắt đầu vào công cuộc điều tra thì chỉ có bên Tân
Hiệp Phát và cơ quan chức năng chịu trách nhiệm quản lý chai nước đó, chưa ai
khác được tiếp xúc. Thế nên, việc nhận định rằng chai nước đã không còn nguyên
vẹn sau đó rõ ràng có điều ẩn khuất. Và điều khoản mà tòa án áp dụng pháp luật
vào tội của ông Minh là hoàn toàn vô lý. Vì phía Tân Hiệp Phát phản hồi rằng:
“Gần Tết, sợ ảnh hưởng đến uy tín công ty, sẽ ảnh hướng đến đời sống công
nhân”. Vậy câu hỏi đặt ra là:”Nếu họ không làm sai, tại sao phải sợ?”. Vậy nếu
cho rằng ông Minh đã có thể uy hiếp tinh thần của Tân Hiệp Phát thì quả thật
chai nước có vấn đề và khi đó phải xử phạt Tân Hiệp Phát chứ không phải ông
Minh, người thấp cổ bé họng trước một doanh nghiệp lớn. 6.3.4 Hậu quả: a) Ông Võ Văn Minh:
Sau khi phiên tòa phúc thẩm ngày 8/9/2016 kết thúc, ông Võ Văn Minh chính
thức bị TAND tỉnh Tiền Giang tuyên án 7 năm tù vì tội “Cưỡng đoạt tài sản”, giữ
nguyên kết quả theo bản án sơ thẩm. Chưa xét đến việc ai đúng ai sai, thì hậu lOMoAR cPSD| 41487872
quả mà gia đình ông Võ Văn Minh phải gánh chịu xét về mặt nào đó cũng không
thua kém gì tập đoàn Tân Hiệp Phát. Hậu quả ông ấy và gia đình phải gánh chịu
còn lớn hơn nhiều. Một nhà mất đi trụ cột chính, cha mẹ phải xa con, con trai tạm
thời không có ba bên cạnh để hướng dẫn bé trên bước đường trưởng thành. Mặc
dù sau vụ việc này, gia đình ông Minh, đặc biệt là cháu bé được cả nước quan
tâm, cháu bé còn được luật sư Nam nhận làm con nuôi, nhưng sự mất mát khi
không có ba ở bên cạnh là không thể nào xóa nhòa được. b) Tân Hiệp Phát:
Sau khi vụ việc xảy ra, dù là bên thắng kiện, tập đoàn Tân Hiệp Phát
phải chịu rất nhiều tổn thất liên quan đến vụ việc này. Đầu tiên, phải kể đến
doanh số của tập đoàn. Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 17/12/2015, giám đốc
của Tân Hiệp Phát - bà Trần Ngọc Bích cho biết rằng sau vụ việc, doanh số
của doanh nghiệp giảm sút, thiệt hại có thể lên tới vài nghìn tỷ đồng. Theo
CafeF, sự việc này xảy ra đã làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và doanh
thu của tập đoàn, ước tính thiệt hại thực tế khoảng hơn 2000 tỷ VND. Trong
một thời gian sau đó, theo URC, thị phần của trà xanh không độ đã giảm 20%.
Bên cạnh đó, dưới góc nhìn của báo chí và công chúng, Tân Hiệp Phát có
cách hành xử tiêu cực với khách hàng. Được cho là “gài bẫy người tiêu dùng”, uy
tín của tập đoàn sụt giảm nhanh chóng, và bị người tiêu dùng đồng loạt quay
lưng. Dù biết là đối với một doanh nghiệp có thương hiệu lớn như Tân Hiệp Phát,
việc bảo vệ uy tín thương hiệu là một điều cực kỳ quan trọng, nhưng hành vi
tuyên chiến với người tiêu dùng của Tân Hiệp Phát lại không được lòng công
chúng - một doanh nghiệp bán hàng, lại muốn phân định thắng thua với người
tiêu dùng của mình. Người tiêu dùng sẽ luôn nghi ngờ chất lượng của các sản
phẩm nước đóng chai của doanh nghiệp này. Từ tiền đề này mà đã xuất hiện
nhiều làn sóng tẩy chay sản phẩm của Tân Hiệp Phát, họ lo sợ khi tiếp tục làm
khách hàng của một doanh nghiệp có thể tống người tiêu dùng vào tù khi gặp
xung đột lợi ích. Chính vì lẽ đó, danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp bị tổn hại
nghiêm trọng, khó có thể cứu vớt. Vụ việc này, ta có thể kết luận một câu theo báo
Vietnamnet rằng, “Tân Hiệp Phát thắng một người, nhưng thua triệu người.” lOMoAR cPSD| 41487872
Từ vụ việc này, Tập đoàn Tân Hiệp Phát nợ người dân, cộng động và xã
hội một án tù. Tuy vậy, Tân Hiệp Phát vẫn chưa bị tẩy chay hoàn toàn, vì phần
lớn sản phẩm của tập đoàn này được tiêu thụ ở nông thôn, người dân ở đây
không tiếp cận được nhiều thông tin, và tin tưởng quảng cáo trên truyền hình.
6.3.5 Bài học rút ra:
a) Người tiêu dùng:
Trong quá trình tiêu dùng sản phẩm, người tiêu dùng cần lựa chọn những
nhãn hàng lớn, có uy tín trên thị trường để sử dụng. Khi phát hiện các sai phạm của
doanh nghiệp, tổ chức, người tiêu dùng cần tố tụng, yêu cầu bồi thường cần tuân thủ
pháp luật, tránh mắc “bẫy” của các doanh nghiệp thiếu đạo đức kinh doanh. Đối với
việc tố tụng và yêu cầu bồi thường, người tiêu dùng cần giữ nguyên hiện vật vi phạm,
cung cấp bằng chứng hoặc các minh chứng có liên quan một cách chính xác, chi tiết
đối với cơ quan chức năng để được giải quyết. Quan trọng hơn hết, người tiêu dùng
cũng cần thực hiện đúng lương tâm của mình, hành động theo pháp luật, tố cáo mọi
hành vi vi phạm và thực hiện quyền tiêu dùng của mình. b) Tân Hiệp Phát
Thứ nhất là những lỗi trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông của
Tân Hiệp Phát.Thay vì cố tình liên hệ riêng với ông Võ Văn Minh và xử
lý vụ việc trong im lặng, có ý định dùng tiền để mua lại chai nước có
ruồi để che giấu sự việc.Thì tập đoàn nên lên tiếng trước dư luận, khẳng
định độ uy tín và củng cố niềm tin đối với khách hàng bằng cách thông
báo sẽ kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản xuất thông báo xác thực và thu
hồi các sản phẩm tương tự và có liên quan…
Thứ hai, khắc phục và hoàn thiện khâu quản lý sản xuất. Đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, vì trước đây đã có nhiều lùm xùm liên quan đến
vấn đề này. Nhưng vụ xuất hiện con ruồi trong chai nước mang tính
chất và mức độ nghiêm trọng hơn nhiều. lOMoAR cPSD| 41487872
Thứ ba, chấn chỉnh lại đạo đức kinh doanh của tập đoàn, của người
đứng đầu. Vì nếu chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà có thể bất chấp tất cả,
đổi trắng thay đen, thì sớm muộn cũng phải đền tội trước pháp luật.
Doanh nghiệp cần có những cam kết, sự quan tâm đối với khách hàng
của mình và thực hiện đúng như cam kết. Phải giải quyết các vấn đề dựa
trên pháp luật dù lỗi có thuộc về mình hay không.
6.3.6. Đạo đức kinh doanh của Tân Hiệp Phát:
Sau nhiều lùm xùm về thị trường kinh doanh nước giải khát, Tân Hiệp
Phát dần lấn sân sang thi trường bất động sản. Trong giai đoạn 2017-2021, Tân
Hiệp Phát dưới sự lãnh đạo của ông Trần Quí Thanh và hai cô con gái (Trần
Ngọc Bích và Trần Uyên Phương), đã thành lập gần 40 công ty bất động sản. Đỉnh
điểm 2019, vợ và hai con gái ông Trần Quí Thanh lập cùng lúc 10 công ty bất
động sản, vốn điều lệ mỗi công ty lên đến 1500 tỷ. Tuy nhiên, sau khi thành lập
được ít tháng thì các công ty đều giải thể với lý do “không có dự án để đầu tư,
phát triển và việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp không có hiệu quả”.
Để trả lời cho câu hỏi vì sao 3 cha con nhà Dr Thanh vướng vào vòng lao
lý thì chính là do đạo đức kinh doanh dơ bẩn, đầu óc tối tăm của bố mẹ. Khi
tham gia vào thị trường bất động sản, những mánh mung, bản chất xảo trá của
doanh nghiệp này dần hiện hữu rõ ràng hơn qua một số hành vi như:
Khi tham gia các cuộc đấu giá đất, bằng cách thức nào đó mà doanh nghiệp
này làm cho thông tin của phiên đấu giá ít được lan truyền đến số đông
nhất có thể. Nhưng nổi bật nhất, là trong một phiên đấu lại xuất hiện 2 đại
diện trong cùng một công ty. Đó là phiên đấu giá quyền sử dụng đất Khu
dân cư Phú Thịnh ở tỉnh Bình Phước năm 2021, bà Bích và cấp dưới là ông
Phạm Phú Quốc đã cùng đăng kí tham gia. Mặc cho việc làm này đã vi
phạm Luật Đấu giá tài sản và Quy chế cuộc đấu giá. Khi thực hiện điều
này, đã giúp tập đoàn Tân Hiệp Phát có thể tung hứng giá cả và hạ giá đất
theo ý của mình, hốt được những “khu đất vàng” với giá rẻ. lOMoAR cPSD| 41487872
Cho vay nặng lãi, với lãi suất là 36% và nhà Dr Thanh còn ghê gớm đến
mức là khi cho vay sẽ cắt ngang lãi suất. Ví dụ như thay vì vay 400 tỷ, lãi
50 tỷ thì họ chỉ đưa cho người vay 350 tỷ.
Đỉnh điểm, mấu chốt tống 3 cha con này vào tù vì tội lừa đảo, chiếm đoạt tài
sản chính là “Hợp đồng giả cách”. Họ đã tạo ra một khái niệm vô cùng mới
mẻ cho chiêu trò của mình. Cụ thể là họ cho bà Trần Kim Oanh vay tiền và
thay vì tài sản thế chấp lô đất với giá ngàn tỷ của bà thì không biết bằng cách
nào họ đã biến cho mảnh đất ấy chuyển thành quyền sở hữu của mình và được
công chứng. Khi đi vay thì bà Kim Oanh không có công chứng mảnh đất đó
cho Tân Hiệp Phát, chỉ đưa giấy tờ để cầm cố, đến khi đến hạn trả tiền bà
chuyển trả thì bị chuyển tiền lại và đất đã được sang tên cho Tân Hiệp Phát.
Đồng nghĩa lô đất ngàn tỷ của bà đã bị lừa bán cho Tân Hiệp Phát với giá chỉ
350 tỷ. Sau khi phát hiện mất miếng đất, bà Oanh đã đến năn nỉ, quỳ lạy bà
Trần Uyên Phương mong được trả lại nhưng bà Phương tráo trở nói
rằng:”Em không lo được vụ này đâu chị”. Chính vì thế, bà Trần Kim Oanh
phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Cũng may mắn là do bà Oanh là
người giàu có, quyền lực thì mới có thể vạch mặt, đấu tố với Tân Hiệp Phát.
Chớ nếu người đi kiện cáo là người dân thấp cổ bé họng như ông Minh, thì
liệu có đấu lại thể chế thủ đoạn, mưu mô của nhà ông Trần Quí Thanh.
Chung quy lại, cả 3 cha con phải chịu cảnh tù tội như ngày hôm nay tất cả
vì phải trả giá cho những hành vi sai trái mà mình đã làm, vì đạo đức kinh doanh
thấp hèn, bản tính tham lam; vì cách giáo dục của cha mẹ đã ảnh hưởng đến con
cái. Từ sản xuất ra những sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
đẩy người tiêu dùng vào vòng pháp luật, im lặng và gian trá trước những scandal,
hay đến hành vi gian lận trong các phiên đấu giá, lập các công ty ma, cho vay
nặng lãi, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, với tất cả những sai phạm này, chắc chắn
cha con nhà Dr Thanh phải hứng chịu hình phạt nặng nề, thích đáng.
6.4. Asanzo: Cú ngã ngựa bất ngờ vì Báo Tuổi Trẻ 6.4.1 Bối cảnh: a) Asanzo: lOMoAR cPSD| 41487872
Asanzo là một hãng sản xuất đồ điện, điện gia dụng có tuổi đời khá trẻ ở
Việt Nam do chính người Việt sở hữu. Công ty được thành lập vào cuối năm
2013 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo do ông Phạm
Văn Tam sáng lập. Năm 2014, Asanzo gia nhập làng điện tử Việt với dòng sản
phẩm tivi giá rẻ. Năm 2017, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao
đã cấp chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình
chọn" ngành điện tử gia dụng cho Công ty Cổ phần điện tử Asanzo Việt Nam.
Có thể xem Asanzo là một thương hiệu "sinh sau đẻ muộn" trong làng
điện tử và còn là thương hiệu nội địa 100% nhưng đã có cho mình hướng đi
riêng và đạt được những thành công nhất định gây bất ngờ lớn. Lý do đến từ
việc Asanzo tập trung vào phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình -
thấp và thị trường nông thôn. Dòng sản phẩm chủ lực của Asanzo là dòng tivi
giá rẻ. Chất lượng một chiếc TV của Asanzo rẻ hơn của các thương hiệu khác
30% trong khi chất lượng lại khá tương đồng. b) Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ ra đời ngày 02/9/1975, trực thuộc Thành đoàn thành phố
Hồ Chí Minh. Tiền thân của tờ báo bắt đầu từ những tờ truyền đơn và bản tin
roneo của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào chống Mỹ. Tính đến
nay, Báo Tuổi Trẻ đã hoạt động được hơn 48 năm.
Nội dung các bài báo trên báo Tuổi Trẻ đa dạng về chủ đề (chính trị - xã
hội, giáo dục, kinh tế, văn hóa, đời sống, pháp luật...) và cả cách định dạng thông
tin (báo in, báo mạng, podcast, video...). Tuy chỉ là cơ quan ngôn luận của một tổ
chức là Thành đoàn TP. HCM nhưng những gì báo Tuổi Trẻ phản ánh không chỉ
gói gọn trong phạm vi TP.HCM mà trong cả nước và những vấn đề, sự kiện toàn
cầu. Ngoài ra, báo Tuổi Trẻ còn có các loạt bài điều tra hướng đến các vấn đề, sự
kiện quan trọng của đời sống, có xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống người
dân. Loạt bài viết "Điều tra lật tẩy Asanzo" là một trong số đó. 6.4.2 Diễn tiến: lOMoAR cPSD| 41487872
Trong loạt bài sự kiện “Điều tra lật tẩy Asanzo”, báo Tuổi Trẻ đã lên
tổng cộng 21 bài chỉ trong hơn 4 tháng. Trong đó nổi bật nhất là 2 bài Điều tra
và một bài viết ghi lại những phát biểu, đối thoại của CEO Phạm Văn Tam của
Asanzo với báo chí:
Ngày 21/6/2019: “Điều tra: Asanzo - hàng Trung Quốc ‘đội lốt’ hàng
Việt. Cụ thể trong bài viết là một video điều tra dài hơn 8 phút cùng
những chứng cứ và lý giải về việc Asanzo đã thành lập công ty ma, giả
mạo xuất xứ như thế nào. Đồng thời báo Tuổi Trẻ cũng chuyển những
thông tin này đến cơ quan chức năng.
Ngày 22/6/2019: “Điều tra: Thủ thuật xóa dấu vết ‘made in China’ của
Asanzo”. Nội dung bài viết là tiếp tục phơi bày các thủ thuật cách Asanzo
giả mạo xuất xứ kèm những hình ảnh và bằng chứng ghi chép thực tế.
Sau khi bài báo điều tra đầu tiên ngày 21/6/2019 mà báo Tuổi Trẻ đăng
tải, ngay lập tức tập đoàn Asanzo đã đề nghị một buổi gặp mặt với báo Tuổi
Trẻ và với giới báo chí:
Chiều 22/6/2019: Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch tập đoàn Asanzo đã có
một buổi gặp mặt với tòa soạn báo Tuổi Trẻ. Trong cuộc họp này, ông Tam
đã có những chia sẻ thông tin về tập đoàn, giải thích về những cáo buộc
việc xuất xứ hàng hóa của sản phẩm Asanzo, hành vi bóc gỡ tem nhãn
Trung Quốc và nhiều vấn đề liên quan khác như chuỗi công ty “ma”.
Chiều 23/6/2019: Asanzo “lên tiếng” - ông Tam đã có những phát biểu
chính thức đến công chúng về những vấn đề của công ty trong buổi gặp
gỡ báo chí. Như khẳng định giá trị cốt lõi của công ty là mang đến cho
người tiêu dùng những sản phẩm với chất lượng cao, giá cả phải chăng.
Giải thích về lời quảng cáo “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” và làm rõ
những vấn đề của các công ty con phân phối liên quan.
Những diễn biến tiếp theo: lOMoAR cPSD| 41487872
Ngày 26/7/2019: Asanzo khởi kiện báo Tuổi Trẻ. Cụ thể trong đơn khởi kiện
Asanzo cho rằng việc báo Tuổi Trẻ “quy chụp” các tội danh như “thay đổi
xuất xứ hàng hóa bằng việc gỡ và dán tem”, “lừa đảo người tiêu dùng”, “thành
lập các công ty ma”, “trốn thuế”,... là hoàn toàn vô căn cứ, xuyên tạc khi chưa
có kết luận điều tra của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, Tòa án Nhân
dân đã không xử vụ kiện này, do Asanzo đã không khởi kiện.
Ngày 9/8/2019: Asanzo gửi “đơn kêu cứu” đến Trưởng ban Tuyên giáo Trung
ương Võ Văn Thưởng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn
Mạnh Hùng. Đáng chú ý, trong thư kêu cứu Trưởng Ban Tuyên giáo, Asanzo
cho biết báo Tuổi Trẻ đã nhắn tin đe dọa và đề xuất một kế hoạch giải cứu
truyền thông, trong đó ép buộc công ty này phải xin lỗi Ban Biên tập và hướng
dẫn lãnh đạo công ty đổ lỗi cho cấp dưới và nói dối công chúng.
Ngày 17/9/2019: Asanzo tổ chức họp báo “minh oan”. Thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà báo, nhưng không có sự tham sự của đại diện Bộ Tài
chính và Bộ Công Thương. Sơ lược buổi họp báo, là đại diện Asanzo
đưa ra hai văn bản VCCI và của Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng
cục Hải quan) chứng nhận nhận mình không vi phạm quy định về xuất
xứ hàng hóa. Và một số câu trả lời với giới báo chí về lùm xùm công ty
ma và trốn thuế chỉ là đồn thổi. 6.4.3 Nguyên nhân: a) Asanzo:
Nguyên nhân đầu tiên là tư tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam thường
không chuộng sử dụng đồ Trung Quốc vì cho rằng đây là đồ kém chất lượng, thế nên
việc che đậy điều này giúp người tiêu dùng tin tưởng mua hàng của mình. Việc sử
dụng linh kiện Trung Quốc, gắn nhãn mác hàng Việt Nam, công nghệ Nhật Bản giúp
cho thương hiệu này tiết kiệm được chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận.
Nguyên nhân thứ hai, xuất phát từ slogan của Asanzo: “Đỉnh cao công nghệ
Nhật Bản” như một cú lừa đối với người tiêu dùng. Tựu trung lại, Asanzo đã thiếu lOMoAR cPSD| 41487872
trung thực đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm, vi phạm đạo đức kinh doanh
và không may rằng, con át chủ bài của bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều xuất phát
từ lòng tin của khách hàng để xây dựng thương hiệu vững chắc từng ngày.
Ngoài ra, một nguyên nhân làm cho sự việc thêm phần nghiêm trọng nữa là
do cách xử lý khủng hoảng truyền thông thiếu khôn ngoan của tập đoàn này.
Asanzo đang muốn đối đầu trực diện với Báo Tuổi Trẻ, thay vì phải lên tiếng đính
chính, xin lỗi công chúng và người tiêu dùng. Công ty này khẳng định bản thân
không muốn đối đầu với cơ quan truyền thông nhưng không còn con đường nào
khác ngoài việc khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo vệ danh dự và
uy tín thương hiệu, bảo vệ việc làm của hàng ngàn người lao động. b) Báo Tuổi Trẻ:
Thiếu khách quan: do các doanh nghiệp về điện máy (đồ điện tử, điện
lạnh, đồ gia dụng) sử dụng linh kiện có nguồn gốc từ Trung Quốc là một
thực tế trong hầu hết các sản phẩm hiện nay của các doanh nghiệp Việt
Nam nhưng báo Tuổi Trẻ chỉ đánh thẳng vào Asanzo. Bên cạnh đó, báo
Tuổi Trẻ còn vội vàng lên bài khi mà chưa có kết luận của cơ quan có
thẩm quyền hay văn bản xác minh pháp luật.
Cung cấp thiếu thông tin: về mô hình OEM. OEM ám chỉ các công ty
chuyên sản phẩm theo thiết kế và thông số kỹ thuật từ đơn đặt hàng của
đối tác. Khi hoàn thành những sản phẩm đó sẽ được mang tên thương hiệu
đối tác. Vấn đề này có ở đa số các doanh nghiệp chuyên về các thiết bị điện
máy. Nhưng khi lên bài Asanzo, báo Tuổi Trẻ không hề nhắc tới thông tin
này, khiến cho người tiêu dùng cảm thấy bị lừa đảo bởi doanh nghiệp.
Tuyến bài không được thảo luận công khai: các bài đăng tố Asanzo chỉ do
một bộ phận, đội nhóm trong báo Tuổi Trẻ phụ trách và đăng tải nhằm
phục vụ mục đích cá nhân của một số người. Chưa được kiểm duyệt kỹ
lưỡng bởi các phòng ban. c) Nhà nước:
Cơ chế pháp lý còn nhiều lỗ hổng trong quy định, khiến cho các doanh
nghiệp dễ dàng lách luật.
d) Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao: lOMoAR cPSD| 41487872
Thiếu tính kỹ lưỡng và chuyên môn trong quá trình xét duyệt, cấp bằng
chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao cho các sản phẩm của tập đoàn Asanzo. 6.4.4 Kết quả: a) Công ty Asanzo:
Cuối cùng Asanzo toàn thắng, các Bộ đều đứng về phía Asanzo, kể cả Bộ
Công an. Dù báo Tuổi Trẻ đã phá hủy danh tiếng, uy tín của tập đoàn nghìn tỷ
này nhưng người đứng đầu là ông Tam vẫn không phải vướng vào vòng lao lý.
Asanzo không bị xử phạt bởi Bộ Tài chính; Bộ Công thương - tổng cục
Quản lý thông tin; Bộ Khoa học Công nghệ; Bộ Thông tin truyền thông hay kể
cả Bộ Công an vì Bộ Công an cho rằng “không có bằng chứng kết luận rằng
Asanzo có hưởng lợi từ việc này”.
Tuy nhiên, Asanzo vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, về giao dịch liên kết,
về bán hàng không xuất hóa đơn, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (hóa đơn nội
dung không có thực), mua linh kiện rồi thuê gia công lắp ráp nhưng không kê
khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt… Tổng số tiền phạt, truy thu, chậm nộp của
Asanzo là 68 tỷ đồng.
Ngoài ra, Asanzo cho biết vì vụ việc này, công ty đã tổn thất hàng chục
tỷ đồng vì doanh nghiệp ngừng hoạt động trước những nghi vấn gian lận xuất
xứ của báo Tuổi Trẻ. Cụ thể, trong thông cáo báo chí ngày 30/8/2019, Asanzo
cho biết: “Trong 70 ngày ấy, mỗi ngày chúng tôi phải chi ra ít nhất 1 tỷ đồng do
hệ thống bán hàng tê liệt nhưng vẫn phải trả lương cho người lao động. Đó là
còn chưa kể còn vô số chi phí hoạt động khác”.
Không chỉ thiệt hại về tài chính, Asanzo cũng chịu tổn thất lớn về uy tín trên
thị trường, bị nhiều nhà bán lẻ lớn trong nước từ chối hợp tác và khách hàng mất
niềm tin. Hiện nay, hàng của Asanzo bị khóa hết ở các kênh thương mại, các siêu thị lOMoAR cPSD| 41487872
không trưng bày; các ngân hàng hiện không cho vay nợ nữa; các đối tác của
Asanzo cũng đã có những động thái "quay lưng" với doanh nghiệp này. Nhiều
hệ thống siêu thị đã tiến hành chương trình thu đổi sản phẩm tivi Asanzo cho
những người tiêu dùng có lo ngại về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Thậm chí,
một số nhà bán lẻ lớn như Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim còn có chính sách hỗ
trợ đổi sản phẩm tivi Asanzo lấy sản phẩm mang nhãn hiệu khác. b) Báo Tuổi Trẻ:
Báo Tuổi Trẻ không bị Bộ Thông tin truyền thông yêu cầu gỡ bài hay bị xử
phạt. Báo Tuổi Trẻ rõ ràng có thể chống đối lại với Asanzo, tuy nhiên do những
tuyến bài này được báo Tuổi Trẻ tự động đi điều tra hơn nữa chỉ một nhóm người
trong tòa soạn tự ý thực hiện, nên không có động cơ chính đáng để phản kháng.
Báo tuổi trẻ không bị phạt, vì không đăng thông tin sai lệch. Tuy nhiên,
có một số ý kiến trái chiều vì cho rằng tờ báo này quá phiến diện trong việc kết
luận, cung cấp thông tin, điều tra chưa tới.
6.4.5 Bài học rút ra: a) Asanzo
Cần đặt niềm tin của khách hàng là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Trong kinh
doanh, lợi nhuận là yếu tố quan trọng, mang lại lợi ích nhưng chỉ là lợi ích trước
mắt và ngắn hạn. Bên cạnh đó, niềm tin cũng như sự tín nhiệm của khách hàng
vào sản phẩm/dịch vụ mới thực sự là yếu tố quan trọng để các công ty, doanh
nghiệp có thể đi đường dài và hướng đến những mục tiêu phát triển bền vững. Có
lẽ người tiêu dùng sẽ có cái nhìn tích cực hơn về sự việc nếu như ngay từ đầu
Asanzo không che đậy các thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, tạo ra
những quảng cáo, tung những thông tin nhằm hạ gục đối thủ, nâng mình lên.
Khéo léo trong việc đưa thông tin đính chính để xử lý khủng hoảng
truyền thông một cách tốt hơn. Kiểm soát chặt chẽ việc vận hành hệ thống nội
bộ. Nhà lãnh đạo, nhân viên cần hiểu biết, nắm rõ hơn về vấn đề pháp lý trong
kinh doanh, vận hành sản phẩm. lOMoAR cPSD| 41487872 b) Báo Tuổi Trẻ:
Thông tin báo chí đăng tài cần có cái nhìn đa chiều, chứng thực và
khách quan. Không nên nêu ra các phỏng đoán, nghi ngờ vô căn cứ khi chưa
có những bằng chứng pháp lý cụ thể, rõ ràng.
Người làm báo cần phải tuân thủ nghiệp vụ nhập vai báo chí, không bao
giờ được hoạt động mờ ám.
Kỹ lưỡng hơn trong vấn đề kiểm duyệt thông tin, các bài đăng tải.
Không nên để cho các bài báo được đăng tải mà chưa qua thảo luận công khai
đến từ các phòng ban.
Không được vội vàng “kết tội” bất kì doanh nghiệp nào khi chưa có kết
luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án có hiệu lực pháp luật
của cơ quan điều tra. Điều này có thể xem xét về tội vu khống, bịa đặt. Nên là
thay vì vội vàng kết luận, thì có thể thúc đẩy cơ quan nhà nước thực hiện xác
minh nhanh chóng. Lúc này, sức mạnh của báo chí trong việc thực hiện giám
sát và phản biện xã hội về hoạt động công khai, minh bạch và trách nhiệm giải
trình của các cơ quan nhà nước mới thực sự phát huy.
Kiểm soát ngôn từ, điều chỉnh ứng xử của nhà báo trên mạng xã hội sao cho
chuẩn mực, phù hợp. Người làm báo cần ý thức rõ hơn về ứng xử trên mạng xã hội
và tòa soạn cũng nên quản lý khắt khe hơn về hoạt động này của các nhà báo. Vì
trong suốt quá trình diễn ra vụ việc, các phóng viên nói chung và nhà báo thuộc báo
Tuổi Trẻ nói riêng đã có những phát ngôn vượt quá tầm kiểm soát của toà soạn.
6.5. Đế chế tơ lụa Khaisilk đã biến mất như thế nào? 6.5.1 Bối cảnh
a) Doanh nghiệp Khaisilk:
Doanh nghiệp Khaisilk nằm trong hệ thống công ty TNHH Khải Đức, do ông
Hoàng Khải là chủ sở hữu. Ở tuổi 22, Hoàng Khải thành lập cửa hàng tơ lụa đầu tiên
lấy tên “Khaisilk”, tọa lạc ở 113 phố Hàng Gai, Hà Nội. Ban đầu, nhờ sự kiên lOMoAR cPSD| 41487872
định trong việc tạo dựng hướng đi cho thương hiệu Khaisilk là sản phẩm với
thương hiệu cao cấp và được đầu tư bài bản, ông luôn tự hào với slogan của
thương hiệu: "Tôn vinh lụa tơ tằm Việt", danh tiếng của doanh nghiệp này
nhanh chóng được biết đến bởi người tiêu dùng, nhất là khách nước ngoài.
Thương hiệu lụa Khaisilk thành công và thành công như vậy là do sự độc nhất
về thương hiệu Việt, gợi lên sự tự hào về lụa Việt, chất lượng hàng hóa Việt.
Nhờ việc khẳng định được vị thế trên thương trường, cửa hàng đầu tiên
của Khaisilk nhanh chóng phát triển và kéo theo sự thành công của các chi
nhánh khác. Hoàng Khải quyết định mở rộng doanh nghiệp bằng cách Nam
tiến và tiếp cận các lĩnh vực khác như resort, nhà hàng. Theo đăng ký kinh
doanh, Khải Đức hiện đang có vốn điều lệ là 46,5 tỷ đồng và ông Hoàng Khải
là cổ đông lớn nhất, sở hữu 99% vốn. Theo thống kê từ báo VnExpress xuất
bản vào ngày 27/10/2017, Khải Đức có hệ thống 11 chi nhánh, trong đó có 6 chi
nhánh là cửa hàng thời trang. Ở tuổi 45, Hoàng Khải xây dựng trung tâm
thương mại Saigon Paragon với vốn đầu tư 35 triệu USD. b) Công ty V:
Có thể coi là công ty gia đình của ông Đặng Như Quỳnh. Ông Quỳnh đại
diện công ty là khách hàng, đặt mua 60 chiếc khăn lụa hiệu Khaisilk kích
thước 50x50 (cm), giá 644.000đ/cái để làm quà tặng cho đối tác. 6.5.2 Diễn tiến
17/10/2017: Khách hàng đặt mua 60 chiếc khăn lụa hiệu Khaisilk tại cửa hàng
113 Hàng Gai (Hà Nội), phát hiện một chiếc vừa gắn mác “made in Vietnam” vừa
gắn mác “Made in china”. Khách hàng là người nhà của ông Đặng Như Quỳnh.
19/10/2017: Chủ cửa hàng Khaisilk tại 113 Hàng Gai trả lời khách hàng nguyên
nhân là do nhân viên soạn kho lấy nhầm một chiếc khăn trong dây chuyền đang sản
xuất cho lô hàng ở Hongkong. Vẫn khẳng định chất liệu khăn là 100% lụa tơ tằm. lOMoAR cPSD| 41487872
23/10/2017: Thấy câu trả lời không được thuyết phục, ông Đặng Như Quỳnh chia sẻ
vụ việc lên Facebook cá nhân kèm hình ảnh. Với dòng trạng thái:”Có hay không việc
cửa hàng Khaisilk trộn hàng để bán? Slogan Khaisilk ‘Tôn vinh lụa tơ tằm Việt
Nam’. Đồng thời, ông Quỳnh đưa mẫu lụa đi kiểm định tại Viện Kiểm định dệt may.
25/10/2017: Ông chủ Khaisilk thừa nhận trên báo Zing.vn 50% khăn lụa là
hàng Trung Quốc, bán từ những năm 1990. Khẳng định vẫn là hàng chất
lượng. Và xin lỗi vì do doanh nghiệp phát triển thành tập đoàn đa ngành,
khiến ông lúng túng trong khâu quản lý. Đặc biệt là mặc hàng lụa tơ tằm chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu nên thiếu kiểm tra giám sát.
26/10/2017: Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo cơ quan chức năng làm rõ vụ việc.
30/10/2017: Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan Công an.
31/10/2017: Chi cục QLTT Hà Nội đã có báo cáo gửi Cục QLTT (Bộ Công
thương) về vụ việc Khaisilk và kết quả kiểm tra, kiểm soát mặt hàng lụa tơ
tằm trên địa bàn Hà Nội.
01/11/2017: Cục QLTT mở rộng điều tra hệ thống Khaisilk ở Hà Nội,
TP.HCM và các địa phương khác.
03/11/2017: Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo
của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình – Trưởng Ban Chỉ đạo
Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về vụ việc Khaisilk.
03/11/2017: Công an TP.Hà Nội chính thức tiếp nhận hồ sơ vụ Khaisilk.
11/12/2017: Bộ Công Thương ban hành kết luận kiểm tra đối với Công ty
TNHH Khải Đức: có dấu hiệu vi phạm hình sự.
14/12/2017: Thượng tầng Công ty TNHH Khải Đức đã có sự thay đổi. Ông
Khải không tiếp tục đảm nhiệm vị trí người đại diện pháp luật. lOMoAR cPSD| 41487872 6.5.3 Nguyên nhân
Do doanh nghiệp Khaisilk sử dụng hàng hóa Trung Quốc mà đội lốt “hàng
Việt” để lợi dụng lòng tin khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận. Mặc cho dư luận đang
gọi tên thương hiệu trên mạng xã hội thì doanh nghiệp lại chọn cách “im lặng là
vàng”. Khóa fanpage Facebook, website, nhằm muốn lẩn tránh, không muốn giải
thích, từ chối tiếp nhận phản ánh của khách hàng. Càng làm cho nỗi bức xúc của
người tiêu dùng càng thêm gay gắt, dữ dội. Cách giải quyết mâu thuẫn khi đưa ra
văn bản khẳng định mình không sai nhưng chủ doanh nghiệp lại không lên tiếng
khẳng định điều đó trước báo chí. Dối trá, mập mờ khi trả lời người tiêu dùng.
Ban đầu đổ lỗi cho nhân viên, sau đó im lặng, khẳng định hàng Việt Nam, nhưng
rồi lại thừa nhận là hàng Trung Quốc. Từ đầu đến cuối, ta có thể thấy đây là một
tập đoàn thiếu đạo đức kinh doanh một cách trầm trọng, lừa dối khách hàng từ
chất lượng sản phẩm đến những phát ngôn, trả lời người tiêu dùng. 6.5.4 Kết quả
Cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa có câu trả lời cụ thể về
bản án đối với doanh nghiệp Khaisilk, các bên liên quan và người tiêu dùng.
Câu trả lời của các cơ quan chỉ dừng lại ở việc các sai phạm của cửa hàng
Khaisilk và vẫn đang trong quá trình điều tra.
Câu chuyện Khaisilk từ khi phát sinh sự cố, bê bối và trở thành khủng
hoảng truyền thông chỉ trong một tuần, kéo chìm một thương hiệu nổi tiếng suốt
30 năm ở Việt Nam. Cửa hàng Khaisilk tại 113 Hàng Gai - nơi bị phát hiện gian
lận đã đóng cửa im lìm và hiện đã giải thể. 2 công trình từng là biểu tượng của
doanh nhân Hoàng Khải là lâu đài trắng TajmaSago và nhà hàng Cham Charm
cũng đã được bán cho Công ty TNHH Chloe Hospitality. Món quà “Khaisilk –
made in Vietnam” biến mất kéo theo đế chế khổng lồ của ông Hoàng Khải. lOMoAR cPSD| 41487872
Sau Khaisilk, các lĩnh vực kinh doanh khác của ông Hoàng Khải cũng bị
ảnh hưởng nặng nề, thua lỗ lớn. Theo Tạp chí Công thương, Công ty Hoàng
Khải với các dự án bất động sản âm gần 60 tỷ đồng; Công ty Khải Đức phụ
trách các nhà hàng cao cấp âm gần 48 tỷ đồng… Đây là một tình huống khủng
hoảng lớn trong quản trị thương hiệu, khiến chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp
mất uy tín, thậm chí còn liên quan đến vấn đề hình sự. 30 năm gây dựng sự
nghiệp sụp đổ chỉ trong vòng 7 ngày.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại ông Trần Hoàng Khải vẫn không bị
xử phạt hình sự hay vi phạm hành chính. Và ông ta gần như biến mất, không
ai biết tung tích của người đứng đầu đế chế tơ lụa đã biến mất như thế nào.
Câu chuyện dùng hàng Trung Quốc nhưng để nhãn mác hàng Việt Nam
của tập đoàn Khaisilk nói riêng, hay các doanh nghiệp khác nói chung như
Asanzo, đã đánh mất niềm tin của người tiêu dùng về hàng Việt Nam Chất
lượng cao. Giờ đây, người tiêu dùng sẽ luôn trong trạng thái hoài nghi, ngờ
vực, liệu rằng hàng Việt có thực sự Việt ?
6.5.5 Bài học rút ra
a) Đối với doanh nghiệp Khaisilk:
Toàn bộ doanh nghiệp sụp đổ chỉ vì 1 lời khiếu nại của khách hàng. Điều này
như một lời nhắc nhở trọng đại cho Khaisilk và các doanh nghiệp khác rằng
phải chỉnh đốn đạo đức kinh doanh của mình:
Phải luôn tôn trọng ý kiến, phản hồi của khách hàng. Có những phản hồi,
giải đáp thắc mắc nhanh chóng, tận tâm, thành thật. Không được lẩn
tránh, im lặng và không quan tâm đến ý kiến của khách hàng, vì điều này
sẽ không giải quyết được vấn đề mà còn làm tăng thêm tính nghiêm trọng.
Tuân theo giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, cố gắng giữ gìn quá trình hoạt
động, phát triển của doanh nghiệp theo những nguyên tắc đúng đắn.
Đảm bảo chất lượng hàng hóa, đây không chỉ là lời cam kết tạo nên đạo
đức kinh doanh tốt đẹp mà còn giúp cho doanh thu của doanh nghiệp
được phát triển bền vững, lâu dài. lOMoAR cPSD| 41487872
Cụ thể ở vụ việc này, Khaisilk có thể xử lý khôn khéo bằng cách xin anh
Quỳnh một cuộc gặp gỡ và đi cùng là một người lãnh đạo, có tiếng nói,
vị thế lớn trong công ty. Điều này trước hết sẽ giúp cho người khách
hàng là ông Quỳnh sẽ cảm thấy được tôn trọng. Trong cuộc gặp gỡ ấy,
công ty nên giải thích với ông Quỳnh một cách rõ ràng, từ tốn theo văn
bản và xin được tặng ông Quỳnh một chiếc khăn khác, kèm theo
voucher. Thật tâm xin lỗi ông Quỳnh vì sai sót này và hứa hẹn mong
được đóng tiếp ông tới cửa hàng Khaisilk trong những lần sau. Đây
được xem như là một cách giải quyết hợp tình, hợp lý nhất có thể mà
được đại đa số các tập đoàn uy tín trên thương trường áp dụng.
Và đáng lý ra sự việc có thể cứu vãn, không đến mức nghiêm trọng như thế
nếu Khaisilk thực sự thức tỉnh từ ý kiến kia. Thực hiện như bên trên, sau đó
rút dần hàng hóa Trung Quốc và dần thay vào các sản phẩm Việt Nam. Thay
đổi cách kinh doanh, quay về con đường đúng đắn thì có lẽ không phải đóng cửa doanh nghiệp.
b) Đối với người tiêu dùng:
Cách xử lý của ông Đặng Như Quỳnh quả là một hành động đúng đắn, hợp
lý đáng được người tiêu dùng như chúng ta học hỏi. Trước hết sẽ liên hệ riêng với
doanh nghiệp để được giải đáp, đền bù thỏa đáng. Nếu không nhận được lời phản
hồi rõ ràng, hợp lý như mong đợi, ta có thể đăng lên mạng xã hội đúng theo sự
thật để mọi người được biết và đưa ra những bình luận, đánh giá. Rồi gửi sản
phẩm đến cơ quan chức năng, có thẩm quyền đưa ra những kết luận theo đúng
pháp luật. Tuyệt đối không được tự ý đòi bồi thường mà không có căn cứ, cơ sở rõ
ràng, điều này có thể đưa ta đến tội cưỡng đoạt tài sản như ông Võ Văn Minh của
vụ con ruồi trong chai Number1 với tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Nếu có bất cứ phát hiện sai sót gì của sản phẩm hay của doanh nghiệp, thì
người tiêu dùng phải đảm bảo hành động tuân thủ theo pháp luật. Tuyệt đối
không đưa ra điều kiện bồi thường, hay đe dọa với doanh nghiệp. Vì như thế có
thể khiến cho người tiêu dùng bị vi phạm vào tội đe dọa, cưỡng đoạt tài sản. lOMoAR cPSD| 41487872
6.6. Gấu đỏ - Gắn kết yêu thương: Bài học xương máu cho thương hiệu Việt 6.6.1 Bối cảnh
a) Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu:
Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu là một nhà sản xuất sản phẩm ăn liền có
tuổi đời lên đến hơn 30 năm, là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong
lĩnh vực của mình ở thời điểm hiện tại. Sản phẩm chủ yếu của công ty là ba phân
khúc sản phẩm ăn liền lớn, đó là mì ăn liền, cháo ăn liền và hủ tiếu - phở.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu đã xác định giá trị cốt lõi của mình là
“Đội ngũ nhân viên giàu chuyên môn và nhiều kinh nghiệm đã tạo ra các sản
phẩm thực phẩm truyền thống, ngon và an toàn bằng việc ứng dụng dây chuyền
khoa học kỹ thuật hiện đại.” Với tầm nhìn: “Là công ty Việt Nam sản xuất thực
phẩm tiện dụng hàng đầu Đông Nam Á, có nền tảng kinh doanh chính trực và
vững bền, được người tiêu dùng ưa thích và tin tưởng.” Họ mang sứ mệnh: “Đem
đến người tiêu dùng những bữa ăn tiện dụng, ngon và đa dạng. Chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm là yếu tố tiên quyết. Từng 4 thành viên trong gia đình
công ty Á Châu tự hào góp phần làm cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn với mỗi sản
phẩm được người tiêu dùng lựa chọn và thưởng thức mỗi ngày.” b) Gấu Đỏ:
Mì Gấu Đỏ của công ty đã được ra đời từ sớm, từ những năm đầu tiên
lúc nhà máy mới được xây dựng. Tuy nhiên Gấu Đỏ không tạo được tiếng vang
lớn lao nào trên thị trường cho đến khi chiến dịch “Gấu Đỏ - Gắn kết yêu
thương” bùng nổ và đưa Gấu Đỏ đến gần hơn với mọi người vào năm 2012.
Tuy chiến dịch rầm rộ này đã dính phải nhiều tai tiếng và tranh cãi, nhưng
chiến dịch cũng coi như thành công khi đưa Gấu Đỏ đến một vị thế có thể cạnh
tranh với các đối thủ mạnh trên thị trường. lOMoAR cPSD| 41487872
“Gấu Đỏ gắn kết yêu thương” năm 2012 được Công ty Cổ phần Thực phẩm
Châu và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam thành lập, nhằm hỗ trợ cứu chữa các em
từ 0 - 14 tuổi bị bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Với mỗi sản phẩm Mì Gấu
Đỏ, người tiêu dùng thông qua Công ty đóng góp 10 đồng vào Chương trình. Dự kiến
số tiền tài trợ thu được là 12 tỷ đồng/năm (từ tháng 3.2012 - 2.2013) và có thể sẽ cao
hơn nữa từ sự chung tay ủng hộ của người tiêu dùng trên cả nước” - Theo ông Trần
Bảo Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu.
c) Ông Trần Bảo Minh
Là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu. Nhưng hơn thế,
ông Minh còn được người trong ngành Marketing ví như “Phù thủy
Marketing” hay “người làm thuê số 1”. Ông chính là người đứng sau chiến
dịch “Gấu Đỏ: Gắn kết yêu thương. Ông chưa từng làm chủ doanh nghiệp nào
nhưng cái tên của ông đã gắn bó với nhiều các chức vụ như CEO, phó tổng
giám đốc, giám đốc marketing của các nhãn hàng như Pepsi, Vinamilk, TH
True Milk, Asia foods, IDP… Hiện tại ông đang làm việc tại Nutifoods. 6.6.2 Diễn tiến
11/3/2012: Gấu Đỏ tung chiến dịch “Gắn kết yêu thương”. Thời gian
diễn ra sự kiện từ tháng 3/2012 đến tháng 2/2013).
12/3/2012: Gấu Đỏ tung TVC quảng cáo ở nhiều phương tiện, đặc biệt
trên các khung giờ vàng của VTV.
Nội dung TVC gây tranh cãi: Đoạn TVC kéo dài 45 giây, xuất hiện một cậu bé
tên Tuấn không còn tóc do di chứng bệnh hiểm nghèo, nhưng ánh mắt cụ bé
rất lạc quan, nụ cười ngây thơ khiến người xem cảm thấy rất thương cảm. “Đó
là ký ức về câu chuyện vui của bệnh nhân tên Long, về nụ cười ấm áp của cô y
tá Mai, sự ân cần, hóm hỉnh của bác sĩ Quang. Tuy nhiên, với bố mẹ Tuấn,
ngày ra viện lại là ký ức buồn vì họ không đủ kinh phí để tiếp tục điều trị cho
con” - trích nội dung quảng cáo. Và đoạn TVC có ghi “hình ảnh chỉ mang tính
chất minh họa” xuất hiện ở 2 giây đầu tiên. Cuối TVC, có đưa ra thông điệp
“Thêm một gói mì Gấu Đỏ là thêm một hy vọng cho những trẻ lOMoAR cPSD| 41487872
em nghèo như Tuấn có cơ hội được chữa bệnh. Hãy cùng Gấu Đỏ gắn
kết yêu thương!”. Nội dung về những mảnh đời trẻ em không có đủ chi
phí chữa bệnh nên phải dừng điều trị đã lấy đi rất nhiều nước mắt,
chạm vào lòng trắc ẩn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bé Tuấn và các
nhân vật khác trong TVC đều là diễn viên, nên câu chuyện của em chỉ là
dựng nên chớ không phải là sự thật, khiến cho người tiêu dùng cảm thấy
đã bị lừa dối, lợi dụng tình thương.
15/5/2012: Báo Giáo Dục đã đăng 1 bài báo có tiêu đề:”Phải mất 3 năm
ăn 1000 gói mì Gấu Đỏ để góp cho trẻ em 10.000 đồng”.
18/5/2012: Báo Tuổi Trẻ đăng bài “Thực tâm từ thiện hay chủ yếu vì lợi nhuận?”.
18/5/2012: Báo Giáo Dục đăng bài:”Sửng sốt: Mỳ Gấu Đỏ thuê ‘diễn
viên’ để mua nước mắt của khách hàng”. Nhằm giải thích rằng những
nhân vật với cái tên cụ thể như bé Tuấn, y tá Mai, bác sĩ Quang trong
TVC đều được dựng nên, không có thật.
19/5/2012: Báo Giáo dục tiếp tục 2 đăng bài “Độc giả phản đối và ủng hộ
“nảy lửa” với Clip quảng cáo mì Gấu Đỏ- Báo Giáo dục Việt Nam” và
“Bệnh nhân được mì Gấu Đỏ tài trợ 100% vẫn phải nộp 5 triệu viện phí?”
19/5/2012: Báo Tuổi Trẻ đăng bài “Gấu Đỏ không đủ chức năng kêu gọi đóng góp”.
21/5/2012: Báo Giáo Dục “Phát hiện mới: có bệnh nhân chỉ được Gấu
Đỏ tài trợ 35 suất ăn?” và “Mì Gấu Đỏ đòi đính chính và cuộc “điện
thoại lạ” gọi bố bệnh nhân”.
22/5/2012: Báo Giáo Dục “Hội bảo vệ quyền trẻ em lên tiếng về clip
quảng cáo mì Gấu Đỏ”.
23/5/2012: VnExpress “Quảng cáo Mì Gấu Đỏ gây tranh cãi”.
24/05/2012: Trong buổi sơ kết hoạt động của chương trình “Gấu đỏ - Gắn
kết yêu thương”, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu
Trần Bảo Minh đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam.
25/05/2012: Báo Giáo Dục:”Mì Gấu đỏ chưa chịu nhận sai nhưng sẽ
thay đổi nhân vật đóng bé Tuấn”.
Tháng 8/2012: ông Trần Bảo Minh rời doanh nghiệp Asia Foods. lOMoAR cPSD| 41487872
6.6.3 Phân tích nguyên nhân:
Nguyên nhân khiến cho giới Báo chí biết được câu chuyện trong TVC quảng
cáo là không có thật, do diễn viên đóng thế là vì có 1 Việt Kiều Mỹ không thể
ăn mì Gấu Đỏ nhưng muốn quyên góp cho bé Tuấn. Thế nên người này đã tìm
hiểu thông tin liên hệ của bé để quyên góp, vậy là vỡ lẽ ra sự thật.
Không thực hiện đúng cam kết là đưa ra đúng số tiền hỗ trợ cho các
bệnh nhân. Gấu Đỏ đã đổ tiền vào Marketing mà không dùng để làm từ
thiện như lời đã nói. Do khủng hoảng xảy ra, doanh số không về như
mong đợi, không đủ tiền để giải ngân nên mới dẫn đến tình trạng là
không đủ tiền từ thiện. Tiền tài trợ quá ít mà sử dụng hình ảnh bệnh
nhân, người nghèo quá nhiều để quảng bá cho sản phẩm, kêu gọi quyên
góp. Hành động này, chẳng khác gì lợi dụng các bệnh nhân để tăng
doanh thu cho doanh nghiệp. Tất cả những việc làm trên, đã khiến cho
thiện cảm bấy lâu mà Gấu Đỏ tạo dựng với khách hàng mất trắng.
TVC quảng cáo quá dễ gây hiểu lầm. Về pháp lý, việc sử dụng diễn viên
đóng thế là được phép và Asia Foods không sai khi thực hiện đoạn TVC
với hình ảnh cậu bé Tuấn được đóng thế. Nhưng xét về chuyên môn, nội
dung được truyền tải quá nhạy cảm, thiếu tinh tế và dòng chữ quá nhỏ
“hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa” không thể giúp người xem
tránh được hiểu lầm. Thay vì như chiến dịch “Đèn đom đóm” của
thương hiệu sữa Cô gái Hà Lan cũng khơi gợi lên lòng trắc ẩn cho người
tiêu dùng, nhưng họ chỉ thể hiện cái nghèo của các trẻ em cần được giúp
đỡ, còn Gấu Đỏ thì quá không cẩn trọng khi đề cập đến người bệnh ung
thư, bệnh hiểm nghèo, tức là nhắc đến cái chết.
Một trong những nguyên nhân khiến sự việc trầm trọng đó chính là khâu xử
lý khủng hoảng truyền thông với người tiêu dùng. Gấu Đỏ đã đưa ra những lời
giải thích về vấn đề diễn viên đóng thế nhưng không hề thiện chí, họ vẫn
khẳng định là làm như thế vẫn không có gì sai. Có phần trách ngược lại người
tiêu dùng khi không xem rõ là trong clip có ghi “hình ảnh chỉ mang tính chất
minh họa”. Thay vì chân thành xin lỗi, xoa dịu tâm lý người tiêu lOMoAR cPSD| 41487872
dùng thì Gấu Đó giải quyết quá hời hợt, thiếu tinh tế và bộc trực làm
cho công chúng lại càng bất mãn hơn.
Chậm trễ trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông, làm tình trạng càng
thêm trầm trọng. Khi làn sóng tranh cãi dấy lên về đoạn TVC, về phía Asia
Foods lúc ban đầu vẫn giữ im lặng bởi họ cho rằng mình không sai. Công ty
Thực phẩm Á Châu đã thật sự bỏ lỡ thời gian vàng để xử lý khủng hoảng
(trong vòng 24h) bởi đến tận ngày 21/05 mới có động thái phản hồi mặc dù
những tranh cãi đã nổ ra trước đó một tuần vào ngày 15/05. Sự ỷ y, không
nắm bắt tâm lý công chúng và sự chậm trễ trong việc xử lý khủng hoảng đã
khiến thương hiệu của Asia Foods có bước chững lại ngay lập tức.
Cuối cùng nguyên nhân có thể gọi là chí mạng mà Gấu Đỏ đã quá sai lầm
khi có quan hệ với báo chí chưa tốt. Báo chí có vai trò rất quan trọng khi
xảy ra khủng hoảng bởi họ là người định hướng dư luận xã hội , giúp đọc
giả có cái nhìn đa chiều. Những tranh cãi của Gấu Đỏ vẫn sẽ được giải
quyết ổn thỏa nếu quan hệ với giới báo chí tốt. Thời điểm đó những phương
tiện truyền thông hiện đại như mạng xã hội vẫn chưa phát triển và mọi
thông tin mà công chúng nhận biết đa phần đều xuất phát từ báo chí.
Những khủng hoảng không đáng có ấy vẫn có thể nằm trong tầm kiểm soát
của Asia Foods và được xử lý nhanh gọn nếu các tít báo không liên tục
nhắm vào vụ việc. Đã có rất nhiều bài báo xuất hiện với thông tin tiêu cực,
bất lợi cho Asia Foods khi khủng hoảng xảy ra. Trước đó vẫn có những đầu
báo đưa tin về những lợi ích mà quỹ Gắn kết yêu thương đã đem đến cho
cộng đồng. Tuy nhiên sự im lặng và cách giải quyết thiếu thỏa đáng của
Asia Foods càng khiến nhà báo muốn “tấn công” để đưa mọi thông tin ra
ánh sáng nhằm tìm lại sự công bằng cho người tiêu dùng. 6.6.4. Kết quả:
Với những gì đang diễn ra sau khi chạy TVC liên tục trên truyền hình, có thể
nhận định Gấu Đỏ đã thành công trong việc củng cố sự ghi nhớ của người tiêu dùng
mỗi khi họ nghĩ đến sản phẩm mì ăn liền. Không thể phủ nhận có một bộ phận người
tiêu dùng sẽ bị “cảm” bởi những giọt nước mắt của Gấu Đỏ. Một bằng chứng lOMoAR cPSD| 41487872
không thể bàn cãi rằng doanh số của Gấu Đỏ khi chạy chiến dịch này ở giai
đoạn mới tung TVC liên tục tăng (được ông Trần Bảo Minh xác nhận).
Tuy nhiên, chiến dịch “Gấu đỏ - Gắn kết yêu thương” và TVC quảng cáo kia
đã khiến thương hiệu nhận về không ít những ý kiến trái chiều và phản ứng gay gắt
từ phía cộng đồng. Làm cho doanh thu từ sản phẩm này của công ty bị chững lại và
suy giảm đáng kể. Với cách xử lý khủng hoảng truyền thông thiếu chuyên nghiệp,
không thực hiện đúng cam kết ban đầu đã làm mất đi sự tin yêu của khách hàng. Từ
đó, thương hiệu mì Gấu Đỏ gần như bị mất đi chỗ đứng trên thị trường cả nước.
6.6.5 Bài học kinh nghiệm
a) Đối với Công ty Asia Foods và các doanh nghiệp khác:
Mỗi chiến dịch phải được phân tích hợp lý dưới góc độ pháp luật: các công
ty không được lập quỹ từ thiện từ việc huy động tiền của mọi người. Muốn
thực hiện quỹ từ thiện công ty cần đưa ra một đề án đưa lên Nhà nước để
cấp phép. Doanh nghiệp chỉ có thể có “chương trình” khuyến mãi, hỗ trợ
hay tự lấy tiền túi của mình để quyên góp cho người dân.
Doanh nghiệp cần phải lựa chọn chiến dịch Marketing phù hợp. Biết là
phải sáng tạo nhưng cũng phải đảm bảo được tính khả thi, hiệu quả và
hạn chế rủi ro, đặc biệt là các chiến dịch liên quan đến “lòng trắc ẩn”
của khách hàng. Doanh nghiệp cần xem xét lại vấn đề quản trị dự án,
khéo léo phát triển những chiến dịch hiệu quả, an toàn.
Doanh nghiệp cần hoạt động thật sự có trách nhiệm với xã hội, với người tiêu
dùng, phát triển bền vững và uy tín. Cần phải tính toán được dòng tiền thu
vào là bao nhiêu, để thực hiện đúng theo lời hứa. Doanh nghiệp cần thận trọng
khi đưa ra lời hứa, vì hứa bao nhiêu phải chắc chắn thực hiện được bấy nhiêu.
Như thế mới tạo được lòng tin vững chắc trong lòng người tiêu dùng.
Khi đưa ra một chiến dịch nào đó, thì đòi hỏi phải có sự nghiên cứu các khủng
hoảng, rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra và chuẩn bị trước các phương án dự trù.
Để khi rơi vào khủng hoảng truyền thông, doanh nghiệp có thể xử lý một cách
khôn ngoan, khéo léo, rõ ràng và minh bạch trước công chúng. lOMoAR cPSD| 41487872
Thái độ chuyên nghiệp, nhanh chóng, linh hoạt và “mềm mỏng”. Như cách
xử lý của Asia Food đã có phần kém chuyên nghiệp và chậm trễ khi lựa
chọn im lặng và lên tiếng khá lâu sau đó. Và thay vì nhận phần sai về mình,
đưa ra lời xin lỗi chân thành, “mềm mỏng” hơn trong cách đáp trả dư luận
thì Gấu Đỏ lại có thái độ đổ lỗi cho khách hàng, không chịu hạ mình.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan báo chí và truyền thông. Không
phải để lấp liếm, che đậy sai phạm mà phòng khi có những khủng hoảng xảy
ra, có được sự giúp đỡ, hỗ trợ đến từ phía báo chí, truyền thông sẽ
giúp cho doanh nghiệp giảm thiệt hại rất nhiều.
b) Đối với người xem, người tiêu dùng:
Thứ nhất, Người tiêu dùng cần tiếp nhận thông tin từ các chiến dịch quảng
cáo, truyền thông một cách chủ động, khách quan, tránh bị dẫn dắt bởi những
thông sai sự thật hay chưa được xác minh. Đặc biệt là các sản phẩm
truyền thông đánh vào cảm xúc và lòng trắc ẩn trong mỗi con người.
Thứ hai, Người tiêu dùng cần tỉnh táo, quan sát kĩ các thông tin xuất
hiện trên các sản phẩm của các chiến lược truyền thông.
Thứ ba, Người tiêu dùng tránh bị tác động bởi hiệu ứng đám đông, dẫn đến
những suy nghĩ hoặc quyết định gấp gáp, lệch lạc, thấu hiểu chưa trọn vẹn
thông điệp truyền tải. Ngoài ra, người tiêu dùng cần suy xét vấn đề trên
nhiều phương diện, không chỉ trên góc nhìn bản thân mà còn trên góc nhìn
doanh nghiệp, từ đó đưa ra những nhận định đúng đắn, đi tới kết luận vấn
đề một cách khách quan, tránh để cảm xúc cá nhân lấn át.
6.7. Báo Giáo dục Việt Nam tuyên chiến với Vinamilk và FLC 6.7.1 Bối cảnh
a) Báo Giáo dục Việt Nam:
Dự đoán trước sự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử và xu hướng thoái
trào của báo in do thành tựu khoa học công nghệ, nhà báo Nguyễn Tiến Bình đề
nghị thành lập Báo điện tử Giáo dục Việt Nam mà không thành lập báo in. Ngày
17/05/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức cấp giấy phép hoạt động lOMoAR cPSD| 41487872
báo điện tử số 748/GP-BTTTT. Ngày 01/04/2020, theo Quyết định số 272/QĐ-HH của
Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam
được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Tôn chỉ hoạt động của Tạp chí Giáo dục Việt Nam là: Cập nhật tin tức,
hoạt động của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Đồng thời, trong
tôn chỉ của mình, Báo Giáo dục nhấn mạnh rằng sẽ chú trọng vào pháp luật để
thông tin chuyên sâu, tham gia tư vấn, phản biện chính sách về giáo dục. Mục đích
cuối cùng Báo Giáo dục muốn hướng đến là phát triển sự nghiệp của nền giáo dục
Việt Nam. Vì vậy, trong hoạt động của mình, Báo Giáo Dục dành sự để tâm rất
lớn đến các sự việc diễn ra hoặc liên quan trong môi trường học trường học
đường, có thể kể đến Chương trình Sữa học đường của Vinamilk. b) Vinamilk: Tổng quan Vinamilk:
Thành lập vào ngày 20/8/1976, Vinamilk hay Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam có mã chứng khoán là HOSE: VNM. Có tuổi đời hơn 40 năm, Vinamilk là
doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại nước ta. Hệ
thống của Vinamilk hiện chiếm lĩnh 54,5% thị phần sữa nước, mặc cho sự tấn
công ồ ạt của các dòng sữa nước ngoài vào nước ta. Sản phẩm của hãng còn
được xuất khẩu đến hơn 200 quốc gia trên thế giới. Điểm đặc biệt là Vinamilk
rất chú tâm vào chất lượng của sản phẩm, cũng như luôn chú trọng vào việc
tạo ra sản phẩm với khung dinh dưỡng đạt chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Vinamilk
còn tập trung vào cải tiến công nghệ và tiên phong với các xu hướng sản phẩm
mới. Vinamilk còn cung cấp các thiết bị, máy móc cho ngành sữa tại Việt Nam.
Thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Đơn vị kể trên là công
ty lớn thứ 15 ở nước ta. Năm 2016, theo xếp hạng của Tạp chí Campaign Asia-
Pacific (dựa theo AC Nielsen. Vinamilk đứng thứ 4 trong số 1.000 thương hiệu
hàng đầu Châu Á. Thế nhưng, “thuyền càng to, sóng càng lớn”. Đơn vị này
cũng nhiều lần đối mặt với khủng hoảng truyền thông.
Chương trình Sữa học đường của Chính phủ kết hợp với Vinamilk: Sữa
học đường trở thành một chương trình mang tính toàn cầu do Liên Hợp lOMoAR cPSD| 41487872
Quốc kêu gọi các quốc gia thực hiện. Nhận thấy được nhiều lợi ích mà Chương
trình Sữa học đường mang đến, ngày 08/07/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành
quyết định 1340/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình
trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến
năm 2020. Đến nay, đã có rất nhiều tỉnh/thành phố triển khai thực hiện chương
trình Sữa học đường và nhiều trẻ em được hưởng lợi. Mục đích của chương trình
là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học. Thủ tướng
chính phủ mong muốn thông qua phát triển các loại sữa với tỉ lệ dinh dưỡng đạt
chuẩn quốc tế sẽ giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ
em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.
Vinamilk tham gia đấu thầu Chương trình Sữa học đường của Chính
phủ cùng nhiều nhãn hiệu khác như Nutifood, TH True milk,... Với mức 6.286
đồng/hộp, loại dung tích 180ml (có đường hoặc không đường), Vinamilk đã
thành công trúng thầu với gói hợp đồng hơn 3.828 tỉ. Vinamilk đã tận dụng
được lợi thế của mình như kinh nghiệm lâu năm (với hơn 10 năm triển khai
chiến dịch Sữa học đường của riêng mình), hệ thống dây chuyền sản xuất và
Vinamilk cũng đã mang tới mức giá tốt hơn các đơn vị cùng đấu thầu. c) Tập đoàn FLC:
Năm 2001, ông Trịnh Văn Quyết cho ra đời Công ty Cổ phần Tư vấn
quản lý và Giám sát đầu tư (viết tắt là SMiC) chuyên tư vấn luật doanh nghiệp,
luật đầu tư, bất động sản và các vấn đề sở hữu trí tuệ doanh nghiệp. Đến năm
2010, sau khi sáp nhập các công ty thành viên, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC
(Finance - Tài chính, Land - Bất động sản, Commerce - Thương mại) chính
thức ra đời, đây chính là bước ngoặt phát triển về chất của doanh nghiệp.
Một năm sau, mã chứng khoán FLC chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội. Đến tháng 8 năm 2013, Ban lãnh đạo FLC chuyển sang niêm
yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và trở thành một tập đoàn đa
ngành với lĩnh vực chiến lược là bất động sản. Bằng phương pháp đẩy mạnh dự án lOMoAR cPSD| 41487872
M&A (Mergers and Acquisitions - Đại sáp nhập và thâu tóm), Tập đoàn FLC
nhanh chóng trở thành một trong những cái tên “hot” nhất trong giới chứng
khoán và bất động sản, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng với hàng loạt tòa
nhà, khu du lịch, sân golf mà tiêu biểu nhất là Quần thể du lịch nghỉ dưỡng
sinh thái FLC Sầm Sơn với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng.
Được đánh giá là có bước phát triển thần tốc, song FLC là “bông hoa sớm nở
tối tàn”. Nhiều dự án của công ty bị chậm tiến độ, dở dang, kiện tụng triền miên làm
lãng phí nguồn lực và gây ra nhiều thiệt hại, khiến giá cổ phiếu tụt dốc, nhiều nhà
đầu tư lao đao vì thua lỗ nặng nề. Riêng về nhà sáng lập FLC - ông Trịnh Văn Quyết
từ “người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2017” trở thành bị can và bị khởi tố với tội
danh “thao túng thị trường chứng khoán” và “che giấu thông tin trong hoạt động
chứng khoán” vào ngày 29/03/2022. Cùng với việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm
giam và đình chỉ chứng chỉ hành nghề luật sư, Tập đoàn FLC bị hủy niêm yết các mã
cổ phiếu như FLC, ROS và ngừng mọi giao dịch trên sàn chứng khoán, đồng thời các
dự án xây dựng như Eo Gió ở Bình Định hay Quần thể du lịch Yên Thủy bị chấm dứt
hợp đồng. Doanh nghiệp dù đã thay đổi hàng loạt người thuộc Ban lãnh đạo cấp cao
nhưng vẫn không thể vực dậy sau biến cố. 6.7.2 Diễn tiến
1. Báo Giáo dục Việt Nam tuyên chiến với Vinamilk:
5 bài báo mà Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam buộc phải gỡ bỏ vì sai phạm:
09/4/2019 "Vinamilk pha vượt quy định 14 loại vitamin, khoáng chất
vào Sữa học đường Hà Nội" - tác giả Hồng Thủy;
10/4/2019 "Ai phải chịu trách nhiệm về việc pha thêm 14 chất khác vào
Sữa học đường Hà Nội” - tác giả Hồng Thủy;
12/4/2019 "Học sinh Hà Nội đang uống thực phẩm chức năng mà cứ ngỡ
Sữa học đường?" - tác giả Hồng Thủy;
13/4/2019 "Sản phẩm của Vinamilk trái quy định hồ sơ mời thầu Sữa
học đường Hà Nội" - tác giả Hồng Thủy;
15/4/2019 "Đừng lấy sức khỏe trẻ em Hà Nội tham gia Sữa học đường ra
đánh cược cho Vinamilk" - tác giả Hồng Thủy; lOMoAR cPSD| 41487872
Quá trình kiện tụng của Vinamilk và Báo Giáo Dục:
17/4/2019, Vinamilk tiến hành nộp đơn khởi kiện Báo Giáo dục Việt
Nam cùng các tài liệu chứng cứ liên quan.
10/5/2019, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã thụ lý vụ án dân sự số
471/2020/TLPT-DS ngày 09 tháng 11 năm 2020 về việc "tranh chấp liên
quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí" với nguyên đơn là Vinamilk và
bị đơn là Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam;
20/01/2020, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam bổ sung yêu cầu phản tố
đối với nguyên đơn trước phiên xét xử sơ thẩm;
6/10/2020, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam không đồng ý với bản án
sơ thẩm, tiến hành kháng cáo toàn bộ bản án và đề nghị Tòa án cấp
phúc thẩm để giải quyết;
28/01/2021, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử phúc thẩm vụ
án dân sự giữa Vinamilk và Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam quyết
định y án sơ thẩm;
31/1/2021, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã gỡ bỏ các bài viết trên
theo phán quyết phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
9/3/2021, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bản án dân sự phúc
thẩm số 54/2021/DS-PT ngày 28/1/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội về việc "tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí".
10/03/2021 “Thông tin cải chính, xin lỗi”.
2. Báo Giáo dục tuyên chiến với FLC:
Sau khi xây dựng các hạng mục thuộc Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh
thái FLC Sầm Sơn do FLC làm chủ đầu tư tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Hòa
Bình nhiều lần đề nghị được quyết toán tiền thi công, nhưng trong quá trình đó xảy
ra bất đồng không thống nhất giữa Hòa Bình và FLC. Vì vậy, Hòa Bình đã gửi đơn
kêu cứu đến các cơ quan truyền thông, và trong đó có Báo điện tử Giáo dục Việt
Nam, với mục đích để FLC nhanh chóng thanh toán tiền nợ 213 tỷ đồng. lOMoAR cPSD| 41487872
Từ năm 2017 đến tháng 9 năm 2018, Báo Giáo dục đã đăng tải 63 bài
viết liên quan đến tập đoàn FLC với tần suất liên tục, nhắm thẳng vào các hoạt
động của tập đoàn này trên các sàn chứng khoán, bất động sản và xây dựng.
Trong số đó, một số bài nổi bật như:
Ngày 14/11/2017 lúc 06:09 “Công trường còn ngổn ngang, FLC Garden
City đã ép dân nhận nhà”.
Ngày 16/12/2017 lúc 06:09 “Ủy ban Chứng khoán có dễ dãi trước hành vi
bán “chui” cổ phiếu của Chủ tịch FLC?”
Ngày 16/04/2018 lúc 09:59 “Tập đoàn FLC gây nhiều tai tiếng, sao vẫn
ẵm giải “uy tín nhất?”
Ngày 21/04/2018 lúc 06:21 “Ai dung túng cho FLC chây ì hàng trăm tỷ đồng?”
Đứng trước mũi tên nhắm thẳng vào mình, ngày 22/09/2018 tập đoàn FLC đã
gửi văn bản phản ánh đến Cục Báo chí - Bộ Thông tin & Truyền thông, đề nghị được
xem xét và đưa ra câu trả lời thích đáng. Theo đó, FLC cho rằng Báo Giáo dục không
chỉ đang rời xa tôn chỉ, mục đích của báo, mà nhiều bài viết của cơ quan này không
thực hiện xác định thông tin một cách rõ ràng, khách quan, cố tình dùng lời lẽ bôi
xấu danh dự và ảnh hưởng đến uy tín của FLC, gây ra nhiều tổn thất.
Tiếp theo là thái độ đáp trả của Báo Giáo dục sau khi bị FLC kiện. Ngày
01/10/2019 với tiêu đề “ Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ kháng cáo bản án của
Tòa án Cầu Giấy”, từ ngày 02/10/2019 đến ngày 18/10/2019, Báo Giáo dục liên tục
thể hiện sự bất bình và quyết tâm kháng cáo bằng cách đăng tải hàng loạt các bài
viết với nội dung không đồng tình kết quả phán quyết sơ thẩm, chỉ ra những mâu
thuẫn trong lập luận của nguyên đơn, kèm theo đó là việc ủng hộ dẫn chứng của
mình. Tổng cộng 12 bài viết được báo Giáo dục đăng tải với tần suất dày đặc:
Bài báo “Thẩm phán Tòa án quận Cầu Giấy đánh giá chứng cứ chưa đầy
đủ và thiếu khách quan” của tác giả Đỗ Thơm ngày 02/10/2019;
Bài báo “Nói thẳng với 6 luật sư của FLC, "chây ì nghĩa là nợ mà không
chịu trả" của tác giả Tùng Dương ngày 03/10/2019; lOMoAR cPSD| 41487872
Bài báo “Tập đoàn FLC tự công bố nợ Tập đoàn Hòa Bình 213 tỷ đồng,
đến nay vẫn chưa trả” của tác giả Bạch Đằng ngày 04/10/2019;
Bài báo “Đến bao giờ Tập đoàn FLC mới chịu trả tiền cho Tập đoàn Hòa
Bình?” của tác giả Tùng Dương ngày 07/10/2019;
Bài báo “Thưa Tòa Cầu Giấy, tôn chỉ mục đích tối thượng của báo chí
phải là sự thật” của tác giả Nhật Minh ngày 08/10/2019;
Bài báo “Luật sư Trần Đình Triển: Tòa Cầu Giấy ra phán quyết vô căn
cứ” của tác giả Trinh Phúc ngày 09/10/2019;
Bài báo “Liêm chính tư pháp nhìn từ vụ xét xử của Tòa án Cầu Giấy, Hà Nội
(1)” của tác giả Xuân Dương ngày 10/10/2019;
Bài báo “Chỉ có một sự thật duy nhất, FLC tự nhận nợ và chưa trả tiền
cho Hòa Bình” của tác giả Trần Phương ngày 11/10/2019;
Bài báo “Liêm chính tư pháp nhìn từ vụ xét xử của Tòa án quận Cầu Giấy
(2)” của tác giả Xuân Dương ngày 12/10/2019;
Bài báo “Bằng chứng viết bài FLC nợ Hoà Bình có thật, Tòa dựa vào đâu
buộc báo gỡ bài?” của tác giả Bạch Đằng ngày 14/10/2019;
Bài báo “Nhiều bất thường khi Tòa án quận Cầu Giấy "quên" chứng cứ
thể hiện nợ của FLC” của tác giả Kiến Văn ngày 15/10/2019;
Bài báo “Tòa án quận Cầu Giấy không làm rõ những chứng cứ quan
trọng xác nhận nợ của FLC” của tác giả Kiến Văn ngày 18/10/2019
6.7.3 Phân tích nguyên nhân
1. Báo Giáo dục Việt Nam tuyên chiến với Vinamilk
Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ bản thân Chương trình Sữa học đường có
vấn đề về quy trình đấu thầu dẫn đến sai quy chuẩn sản phẩm và giá. Thay vì đấu
thầu trên những sản phẩm có sẵn, với 1 tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là lượng đạm
từ 2,7g/100g. Thì Vinamilk không đạt đủ lượng đạm tiêu chuẩn này, và có dư 14 vi
chất thì không được phép gọi là sữa tươi, mà Sở Giáo dục Hà Nội phải đặt ra 1 tiêu
chuẩn mới cho sản phẩm của Vinamilk. Nếu như đúng hồ sơ mời thầu thì Vinamilk
rớt thầu, không đủ tiêu chuẩn để tham gia do không đạt quy chuẩn lượng đạm
2,7/100. Do muốn giữ sản phẩm này vì nó thật sự tốt thì đã phải sữa hồ sơ mời thầu, lOMoAR cPSD| 41487872
sửa quy cách sản phẩm. Trong sự việc này, quy trình mời thầu đã không thực
hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Tiếp đến, vì quy chuẩn không giống ai, bằng cách tạo ra một sản phẩm
hoàn toàn mới mà loại bỏ những sản phẩm có sẵn dù là sản phẩm rất tốt, làm
cho những nhà sản xuất sữa hàng đầu không thể làm theo, khiến cho những
nhà thầu tốt nhất về sữa bị rớt thầu. Khiến cho có sự bất xúc của các hãng sữa,
nên một trong số đó đã tung tin mật về việc bổ sung 14 vi chất của Vinamilk
cho các cơ quan báo chí, truyền thông, trong đó có Báo Giáo dục.
Thay vì đợi có những chứng minh rõ ràng từ cơ quan chức năng và sợ
khi ấy thông tin sẽ bị nguội lạnh. Báo Giáo dục mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để
đăng một loạt bài viết về Vinamilk nhằm phơi bày sự thật và phần thu hút độc
giả về tạp chí của mình.
2. Báo Giáo dục tuyên chiến với FLC:
Do ngày 22/08/2018, Công ty Hòa Bình đã gửi lời cầu cứu đến các cơ quan 40
truyền thông đại chúng liên quan đến công nợ về hai hợp đồng được ký kết giữa
FLC và Hòa Bình. Đại diện này cũng khẳng định, sau khi nhận được tin bài
đầu tiên do báo Giáo dục viết, Công ty Hòa Bình có gửi thư cảm ơn đến cơ
quan này, vì đã bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ.
Qua đó có thể thấy được loạt bài Báo Giáo dục tuyên chiến với FLC
được cung cấp thông tin và lời cầu cứu từ Công ty Hòa Bình. Tất nhiên, việc
Báo Giáo dục có nhận được sự hỗ trợ tài chính đến từ Công ty Hòa Bình hay
không thì khó có thể khẳng định. 6.7.4 Hậu quả
Hậu quả sau vụ việc Báo Giáo dục Việt Nam tuyên chiến với Vinamilk: Về phía Vinamilk:
Tuy Vinamilk là bên thắng kiện nhưng cũng bị một số thiệt hại nhất định.
Những bài báo “gán tội” cho Vinamilk của Báo điện tử Giáo dục điện tử Việt Nam lOMoAR cPSD| 41487872
đã gây ra những ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của công ty Vinamilk. Có thể
thấy rõ nhất đó chính là sự suy giảm lòng tin của khách hàng, phụ huynh cũng
đã bị lung lay đối với hãng sữa này sau vụ việc. Bên cạnh đó, những lượt chia
sẻ, bình luận tiêu cực về Vinamilk cũng được lan tỏa nhanh chóng trên các nền
tảng truyền thông, mạng xã hội làm cho Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đã có
những thiệt hại về uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp.
Sữa học đường - chính sách lớn của chính phủ và là một nguồn doanh
thu khủng đối với hãng sữa nào được đấu thầu thành công. Từ sau vụ việc này,
không còn tỉnh nào tiếp tục triển khai Chương trình Sữa học đường, một
chương trình lớn bị chững lại, chưa có dấu hiệu được khởi động lại. Mặc dù nó
rất có lợi cho học sinh và phụ huynh, đặc biệt đây là nguồn lợi nhuận khổng lồ
và bền vững cho Vinamilk nếu chương trình còn được duy trì. Theo như gói
hợp đồng trúng thầu vào năm 2019 có giá trị lên đến hơn 3.823 tỷ đồng, nên có
thể nói đây là một mất mát khá lớn về kinh tế của công ty Vinamilk.
Đối với Báo Giáo dục Việt Nam:
Chính vì những bài báo với đánh giá chủ quan và không có cơ sở pháp
lý, công ty Vinamilk đã khởi kiện Báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Theo như
bản án dân sự phúc thẩm số 54/2021/DS-PT ngày 28/1/2021:
Buộc Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phải đăng lời cải chính, xin lỗi công
khai trên báo chí theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Báo chí; Buộc Tạp chí điện
tử Giáo dục phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng trong 5 bài viết nhưng phải
lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo
quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật Báo chí, bao gồm:
Bài “Vinamilk pha vượt quy định 14 loại Vitamin, khoáng chất vào Sữa học
đường Hà Nội” do tác giả Hồng Thủy đăng hồi 11:06 ngày 09/4/2019;
Bài “Ai phải chịu trách nhiệm về việc pha thêm 14 chất khác vào Sữa học
đường Hà Nội?” do tác giả Hồng Thủy đăng hồi 06:50 ngày 10/4/2019;
Bài “Học sinh Hà Nội đang uống thực phẩm chức năng mà cứ ngỡ
Sữa học đường?” do tác giả Hồng Thủy đăng hồi 10:16 ngày 12/4/2019;
Bài “Sản phẩm của Vinamilk trái quy định hồ sơ mời thầu Sữa học đường Hà
Nội” do tác giả Hồng Thủy đăng hồi 07:57 ngày 13/4/2019;
Bài “Đừng lấy sức khỏe trẻ em Hà Nội tham gia Sữa học đường ra đánh cược cho lOMoAR cPSD| 41487872
Vinamilk” do tác giả Hồng Thủy đăng hồi 08:46 ngày 15/4/2019.
Sau vụ việc này, dù phải chịu những tai tiếng về nghiệp vụ báo chí của
mình. Nhưng Báo Giáo dục dường như cũng đã tính trước được hậu quả và
chấp nhận rủi ro để mạo hiểm, giúp cho lượt truy cập đến trang báo này tăng
nhanh chóng sau vụ việc. Vì việc bổ sung 14 vi chất vào sữa của Vinamilk là
thông tin mật, nhưng Báo Giáo dục biết được thì có thể là do phía đối thủ rớt
thầu cung cấp thông tin. Dẫu biết rằng thông tin chưa được chứng minh từ cơ
quan chức năng, nhưng việc chấp nhận 1 cái giá để đăng các loạt bài này đã
giúp Báo Giáo dục trở nên nổi tiếng hơn trước kia.
Hậu quả sau vụ việc Báo Giáo dục Việt Nam tuyên chiến với FLC: - Về phía FLC:
Tập đoàn FLC đã giành được phần thắng trước báo điện tử Giáo dục
Việt Nam trong cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Những bằng chứng từ
phía báo điện tử Giáo dục Việt Nam đưa ra chưa đủ để thể hiện được việc Tập
đoàn FLC đang chây ì khoản nợ như bài viết mà báo Giáo dục đã đăng tải.
Tập đoàn FLC đã nhận được lời xin lỗi công khai trên các phương tiện đại
chúng và một khoản đền bù 14,9 triệu từ Báo Giáo dục.
Mặc dù Tập đoàn FLC giành được chiến thắng trong vụ kiện với báo Giáo
dục nhưng đến năm 2020, tập đoàn này cũng rơi vào lao đao khi Công ty Hòa
Bình chính thức đệ đơn kiện Tập đoàn FLC liên quan đến Hợp đồng 57 và Hợp
đồng 18 mà hai doanh nghiệp này đã ký kết với nhau. Cụ thể, Công ty Hòa Bình
kiện Tập đoàn FLC vì kéo dài thời gian quyết toán. Kết quả, Tập đoàn FLC toàn
thua trong cả hai vụ kiện, buộc phải đền bù số tiền rất lớn cho Công ty Hòa Bình.
Vụ kiện kết thúc vào năm 2021 nhưng đến năm 2023, Công ty Hòa Bình mới xác
nhận đã thu hồi được hơn 300 tỷ đồng nợ từ Tập đoàn FLC. Số tiền thu hồi được
bao gồm hơn 270 tỷ đồng tiền mặt và 34 tỷ đồng bất động sản từ FLC.
Về phía Báo Giáo dục Việt Nam:
Ngày 01/11/2018, sau phản ánh của Tập đoàn FLC gửi tới Cục Báo chí – Bộ
Thông tin & Truyền thông vào ngày 22/9 về hơn 60 bài viết mà Báo Giáo dục nhắm
vào FLC, Cục đã quyết định đưa ra quyết định xử phạt. Cụ thể, Cục đã ban hành
quyết định số 290/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng
đối với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Sau khi rà soát, đánh giá nội dung thông lOMoAR cPSD| 41487872
tin, Cục cho rằng Báo Giáo dục đã không tuân thủ đúng tôn chỉ, mục đích ghi
trong giấy phép hoạt động báo chí.
Ngày 30/9/2019, trong tuyên tòa xét xử sơ thẩm vụ kiện, Tòa án Nhân
dân Quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tuyên án Tập đoàn FLC thắng kiện báo điện
tử Giáo dục Việt Nam. Sau phiên tòa sơ thẩm, tòa buộc báo điện tử Giáo dục
Việt Nam phải bồi thường 14.900.000 đồng (tương đương 10 tháng lương cơ
bản) cho Tập đoàn FLC cũng như được đề nghị gỡ những bài viết với thông tin
sai lệch. Đồng thời, tòa còn yêu cầu báo điện tử Giáo dục Việt Nam phải công
khai phát lời cải chính, xin lỗi Tập đoàn FLC trên báo chí Tập đoàn FLC trên
các phương tiện truyền thông đại chúng. Báo Giáo dục phải đăng tải 3 bài viết
xin lỗi công khai trên 3 tờ báo trung ương Sau đơn kháng cáo của báo điện tử
Giáo dục Việt Nam, ngày 15/5/2020, phiên tòa phúc thẩm đã được diễn ra. Tuy
nhiên, Hội đồng xét xử TAND TP. Hà Nội đã tuyên bác kháng cáo của báo
điện tử Giáo dục Việt Nam, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.
6.7.5 Bài học kinh nghiệm
1. Đối với Báo Giáo dục và các cơ quan báo chí:
Các nhà báo, cơ quan báo chí cần cẩn trọng với những thông tin được
đăng tải. Việc đưa tin sai sự thật là một hành vi bị nghiêm cấm trong báo chí
theo khoản 8 Điều 9 Luật Báo chí. Dù mục đích ban đầu có thể là tích cực như
mong muốn bảo vệ những quyền lợi cho cộng đồng, xã hội, thúc đẩy tinh thần
trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức làm đúng theo các quy định được ban
hành. Và việc báo chí đưa tin để phản ánh về các vấn đề xã hội là vô cùng cần
thiết. Tuy nhiên, người làm báo cũng cần phải xác nhận chính xác những thông
tin được truyền tải là đúng sự thật, có căn cứ và trung thực, loại bỏ những quy
kết mang tính chủ quan, thiếu minh chứng.
Trong vụ việc, Báo Giáo dục có thể đặt nghi vấn về sản phẩm của Vinamilk
nhưng không được quy kết các vấn đề một cách chủ quan như loạt bài được nêu
trong đơn khởi kiện và bị phạt. Vì vậy, trước khi đưa những tin tức thuộc về một lĩnh
vực nào đó, người làm báo, cơ quan báo chí cần tham khảo ý kiến của các cơ quan có
chuyên môn và có thẩm quyền như Bộ Y tế, các cơ quan thuộc Bộ Y tế như Viện dinh
dưỡng, Cục an toàn thực phẩm,… Dựa trên những dữ kiện được xác minh thì báo chí
sẽ có thể đưa tin đúng sự thật, làm tròn trọng trách “phụng công, thủ lOMoAR cPSD| 41487872
pháp”, không thiên lệch, đảm bảo thông tin đến cho công chúng và tránh
những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Đối với các doanh nghiệp:
Có thể thấy cách xử lý vấn đề, xử lý khủng hoảng truyền thông của Công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FLC trong cả 2 vụ việc gần như
là thành công. Khi cả 2 doanh nghiệp đều rất nhanh chóng và dứt khoát trong giải
quyết vấn đề. Từ đây, các doanh nghiệp và người làm truyền thông (đặc biệt là xử
lý khủng hoảng truyền thông) có thể đút rút ra những kinh nghiệm.
Cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Vinamilk:
Thứ nhất, xử lý khủng hoảng truyền thông một cách mạnh mẽ,
quyết đoán và nhanh chóng. Vinamilk đã rất không ngoan khi
việc đầu tiên họ làm chính là trấn an người tiêu dùng và ngay lập
tức phản hồi chính thức trên website của công ty để đính chính về
mọi cáo buộc trên là không đúng. Song song đó là hành động ngay
lập tức trong việc gửi các văn bản báo cáo đến cơ quan chức năng
có thẩm quyền, khẳng định rằng các sản phẩm của Vinamilk
dùng trong Chương trình Sữa học đường không vi phạm, hoàn
toàn phù hợp với yêu cầu chất lượng và quy định. Bên cạnh đó,
Vinamilk còn đề nghị Sở giáo dục Hà Nội phải có văn bản báo cáo
các bài viết trên trang Báo giáo dục Việt Nam nhằm tránh ảnh
hưởng đến lòng tin của những khách hàng trung thành cũng như
cảnh tỉnh các “báo bẩn” khác để tránh những việc tương tự.
Thứ hai, cần đánh giá tình hình và phạm vi khủng hoảng để đưa ra
những phương án giải quyết phù hợp. Cuộc khủng hoảng truyền
thông này có mức độ ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng và doanh
số của thương hiệu Vinamilk. Ngay sau khi đánh giá tình hình và
mức độ ảnh hưởng của vấn đề trên, Vinamilk đã chỉ định bà Mai
Kiều Loan là người đại diện và lập tức triệu tập cuộc họp cổ đông
vào ngày 19/04/2019. Đồng thời, nêu rõ quan điểm và thực hiện xử lý
khủng hoảng. Như vậy, trước khi bắt tay vào xử lý khủng hoảng,
Vinamilk đã có cái nhìn toàn cảnh để từ đó đưa ra các giải pháp phù
hợp và đánh giá tính rủi ro trong quá trình thực hiện. lOMoAR cPSD| 41487872
Thứ ba, xây dựng các hệ thống phương tiện truyền thông chặt
chẽ. Đánh giá một cách khách quan, việc sử dụng truyền thông để
phản bác lại các tin đồn thất thiệt và đính chính thông tin của
Vinamilk rất thành công và hiệu quả. Tuy chưa từng tuyên bố rõ
ràng nhưng có thể thấy được, Vinamilk đã tính toán và đầu tư từ
trước cho hoạt động quảng cáo truyền thông, tạo mối quan hệ
chặt chẽ với những người có tiếng nói trong lĩnh vực truyền thông
và trên hết là biết cách tận dụng một cách hiệu quả mọi phương
tiện truyền thông. Vinamilk đã sử dụng truyền thông để phản bác
lại các tin đồn thất thiệt và đính chính thông tin rất thành công.
Thứ tư, không dừng lại ở việc nhờ luật pháp, bên cạnh những bài
báo chính thống, thông cáo báo chí cụ thể, rõ ràng. Vinamilk còn
truyền thông mạnh mẽ trên mọi phương tiện truyền thông đại
chúng, xử lý truyền thông bằng cách minh bạch hoá mọi thông tin
trên mọi mặt trận, nhất là từ các mạng xã hội Facebook cho tới
các group, trang tin. Vinamilk vô cùng khôn khéo khi sử dụng
“thế lực vô hình" là các bài đăng từ góc độ cá nhân dàn trải khắp
mọi mặt trận. Bắt đầu từ những bài viết bênh vực của những
người với tư cách là chuyên gia, sau đó dần mở rộng đối tượng
sang những người với tư cách là cá nhân, người tiêu dùng,...
Thứ năm, khôi phục, củng cố niềm tin của công chúng, hướng đến
xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp bền vững. Song song
với ngân sách được dành cho quảng cáo, Vinamilk ngay từ đầu đã
nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc đầu tư bài bản để xây
dựng hình ảnh thương hiệu bền vững. Chính vì vậy, Vinamilk không
đợi đến khi xảy ra khủng hoảng mới bắt đầu xử lý và xây dựng lại
hình ảnh. Ngay từ đầu, công ty đã thực hiện các hoạt động tình
nguyện vì xã hội, vì cộng đồng, luôn có mặt “mọi lúc, mọi nơi". Nhãn
hàng đã không cần đợi đến mùa PR, quảng cáo, ra mắt sản phẩm,
cũng không đợi thời điểm mà thực hiện các chiến dịch trong suốt
nhiều năm. Hình ảnh thương hiệu sữa Việt cũng từ đó dành được
tình yêu và lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam. lOMoAR cPSD| 41487872
khía cạnh này, Vinamilk đã cho chúng ta một bài học kinh nghiệm về
tính thiết yếu của việc tạo dựng một kế hoạch lâu dài nhằm xây dựng hình ảnh
bên vững cho doanh nghiệp. Mục đích là khi xảy ra khủng hoảng, chúng ta sẽ
dễ dàng hơn trong việc rẽ hướng dư luận cũng như khi xử lý khủng hoảng
truyền thông, các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề ở
hiện tại mà còn phải đưa ra phương án hoạt động cho tương lai.
Cách xử lý khủng hoảng truyền thông của FLC
Từ vụ việc của FLC, bài học đầu tiên cho các doanh nghiệp chính là nên nắm
rõ tất cả các quy định về luật pháp liên quan đến hoạt động của công ty, bao gồm
cả hoạt động trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Tuân thủ luật pháp là rất
quan trọng trong việc tránh những rủi ro về pháp lý và giải quyết các sự cố.
Tương tự như Vinamilk, Tập đoàn FLC cũng xây dựng một quy trình
chặt chẽ để kiểm tra và xác minh thông tin và đối phó với các thông tin một
cách chuyên nghiệp và tự tin. Tập đoàn FLC sẵn sàng đưa ra lời giải thích và
cải thiện thông tin để bảo vệ danh dự và uy tín; đồng thời, chủ động trong việc
đưa ra các biện pháp và giải quyết vấn đề.
Giải quyết nhanh chóng: Ở vụ việc giữa Tập đoàn FLC và Báo điện tử
Giáo dục Việt Nam, Tập đoàn đã nhận thấy được mức độ nghiêm trọng
mà vấn đề mang lại. Thế nên, vào đầu tháng 10, FLC đã chính thức khởi
kiện Báo điện tử Giáo dục Việt Nam lên Tòa án nhân dân quận Cầu
Giấy thành phố Hà Nội, đồng thời kiến nghị tới các cơ quan chức năng
có thẩm quyền để hỗ trợ giải quyết vụ việc và bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của doanh nghiệp theo các quy định hiện hành.
Giải thích rõ ràng: Trong đơn khởi kiện, Tập đoàn FLC cho rằng thông tin
đăng trên báo về việc Tập đoàn "vẫn tìm các lý do chưa chịu trả tiền" cho 2
hợp đồng với Công ty CP tập đoàn xây dựng Hòa Bình là sai sự thật. Tập
đoàn FLC và Công ty Hòa Bình vẫn đang trong quá trình đàm phán, trao đổi
để thực hiện 2 hợp đồng trên. Thực tế cuối 7/2018, giữa FLC và Công ty Hòa
Bình vẫn chưa thống nhất được phương thức thỏa thuận, số tiền phải thanh
toán với nhau. Từ đó, Tập đoàn FLC hoàn toàn có minh chứng để khẳng định
việc Báo Giáo dục đăng bài báo với nội dung "Doanh nghiệp tố FLC chây ì, nợ
hàng trăm tỉ đồng" là thông tin mang tin quy chụp và chưa được kiểm lOMoAR cPSD| 41487872
định xác thực. Như vậy, việc đính chính thông tin và quyết đoán trong cách xử
lý là yếu tố tiên quyết mà các doanh nghiệp cần phải nắm vững và thực hiện
nhanh chóng mỗi khi có sự cố liên quan đến những vấn đề truyền thông. Bởi
nó sẽ ảnh hưởng và gây ra góc nhìn tiêu cực đến hình ảnh và uy tín của doanh
nghiệp nếu họ không có biện pháp xử lý kịp thời và nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu xét dưới khía cạnh đạo đức kinh doanh, thì FLC còn
nhiều thiếu sót và sai phạm. FLC cần thay đổi cách thức hoạt động của mình
theo hướng tích cực, phát triển một cách bền vững, có ích cho cộng đồng, xã
hội và giữ lời hứa với các đối tác kinh doanh. Có như vậy, FLC mới có thể
phục hồi và tồn tại lâu dài trên thương trường.
6.8. VinaCafe và “canh bạc” cà phê sạch 6.8.1 Bối cảnh Vinacafe
Năm 1990, Vinacafé ra đời ở thị trường Việt Nam với sản phẩm cà phê hòa
tan 3 trong 1. Cà phê hòa tan 3 trong 1 nhanh chóng nhận được sự đón nhận
và ủng hộ từ người tiêu dùng. Ngày 29 tháng 12 năm 2004, Nhà máy cà phê
Biên Hòa chuyển đổi loại hình doanh nghiệp - từ doanh nghiệp nhà nước sang
công ty cổ phần và đặt tên mới cho công ty là: Công ty Cổ phần Vinacafé Biên
Hòa (Vinacafé BH). Năm 2011, đánh dấu bước chuyển lớn của Vinacafé khi về
chung nhà với Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan. Đến ngày 20 tháng 12
năm 2013, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đã bán lại phần lớn cổ phiếu tại
Vinacafé của mình. Đến nay, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan nắm
53,2% cổ phần, sau đó là Quỹ Gaoling (23,3%) và Tổng Công ty Cà phê Việt
Nam (12,8%). Năm 2020, Vinacafé Biên Hòa lọt top 10 Công ty đồ uống uy tín
năm 2020 - Nhóm ngành: đồ uống không cồn (Theo Vietnam Report).
Trong nhiều năm qua, Công ty đã thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý về
chất lượng, môi trường năng lượng, an toàn sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, trách
nhiệm xã hội an toàn thực phẩm thể hiện cam kết cao nhất của Công ty nhằm đáp
ứng mong đợi của người tiêu dùng về sản phẩm an toàn, chất lượng cao, tuân thủ
các quy định về an toàn thực phẩm và trách nhiệm với cộng đồng.
Ngoài ra, Vinacafé Biên Hòa tiếp tục được công nhận là Thương hiệu quốc
gia 2022 - 2024, đây là lần thứ 8 liên tiếp (từ năm 2008 - 2022) Vinacafé Biên Hòa lOMoAR cPSD| 41487872
được vinh danh. Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao - chuẩn hội nhập,
ngành hàng thực phẩm. Và đặc biệt được người tiêu dùng lựa chọn là “Hàng hóa,
dịch vụ tin cậy năm 2022” do Hội bảo vệ người tiêu dùng tiến hành khảo sát.
Tuy nhiên, Vinacafe có một số vụ bê bối trong cách làm truyền thông
cho sản phẩm cũng như chất lượng cà phê:
TVC quảng cáo vào năm 2013 của Vinacafe đã lừa dối người xem với tiêu đề
“Cà phê chỉ làm từ cà phê” tuyên bố sản phẩm của họ là cà phê nguyên chất
của 8 vùng đặc sản : Buôn Ma Thuột, Cầu Đất, Đắk Mil, Đắk Hà, Khe Sanh,
Chiềng Ban, Long Khánh, Chư Sê. Sự thật là cà phê của họ không hoàn toàn
làm từ cà phê 100%, có sử dụng thêm các thành phần như “hương tổng hợp
dùng trong thực phẩm (cà phê hương chồn) và chỉ có Buôn Mê Thuột là đã
đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn lại 7 khu vực kia thì chưa.
Vinacafe bị thu hồi sản phẩm năm 2017: do sản phẩm cà phê hòa tan Wake-
up của Vinacafe có chứa các chất gây dị ứng từ sữa mà trên bao bì không ghi
rõ có thành phần từ sữa. Điều đáng nói ở đây là đây không phải lần đầu tiên,
việc các sản phẩm cà phê hòa tan của Vinacafé Biên Hòa bị thu hồi vì không
ghi rõ thành phần sữa tại thị trường Bắc Mỹ đã xảy ra trước đó vào tháng 11-
2014, Cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada (CFIA) sau khi kiểm tra cũng đã
phát hiện các sản phẩm cà phê hòa tan của thương hiệu này không ghi rõ
thành phần sữa trên bao bì và công ty phải thu hồi sau đó.
Vinacafe xâm phạm nhãn hiệu: Tháng 03/2013, anh Phạm Lê Tuấn
Nghĩa nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của mình là café PHINN - gu cà phê
Việt lên Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ vào ngày
25/3/2013 dưới hình thức là xe bán cà phê lưu động. Tuy nhiên bất ngờ
vào tháng 4/2013, sau khi anh có đơn đăng ký 1 tháng, Vinacafé cũng
nộp đơn đăng ký với tên “Cafe đen hòa tan có đường – PHINN café
uống liền”. Cục Sở hữu trí tuệ sau đó đã từ chối cấp bản quyền thương
hiệu cho Vinacafé vì trùng lắp ý tưởng và có đơn xin cấp sau anh Nghĩa.
Vinacafe bị phạt và truy thu thuế: Tháng 09/2020, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
quyết định xử lý vi phạm về thuế đối với Vinacafé Biên Hòa vì kê khai sai trên
tờ thuế thu nhập doanh nghiệp và tờ khai thuế giá trị gia tăng làm thiếu số
thuế phải nộp. Vinacafé Biên Hòa bị xử phạt theo các hành vi kê khai sai lOMoAR cPSD| 41487872
là 53,1 triệu đồng. Doanh nghiệp phải khắc phục hậu quả bằng cách truy
thu 147,4 triệu đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và 118,2 triệu đồng thuế
giá trị gia tăng – số tiền đã tính thiếu trong năm 2017 và 2018. Đồng thời,
họ cũng phải nộp thêm số tiền hơn 78 triệu đồng là tiền chậm nộp thuế tính
đến 21-8-2020. Như vậy, tổng số tiền xử phạt và khắc phục hậu quả mà
Vinacafé Biên Hòa phải nộp là 396,88 triệu đồng, tính đến 21-8.
b) Thực trạng cà phê bẩn ở Việt Nam:
Việt Nam sở hữu diện tích đất trồng cà phê bạt ngàn và hiện đứng thứ 2 thế
giới về xuất khẩu cà phê nhưng giá trị kim ngạch lại rất thấp. Nguyên nhân ở đây
chính là do chất lượng cà phê chưa được tốt, chưa đồng đều. Cà phê được thu
mua từ nhiều hộ gia đình trồng cà phê nhỏ lẻ, quy trình chăm sóc không đảm bảo,
không đồng bộ khiến cho chất lượng hạt cà phê Việt Nam chưa được đánh giá cao.
Năm 2015, người Việt tiêu thụ gần 1,7 tỷ ly cafe nhưng đến 50% trong số đó
không phải cafe nguyên chất, hầu hết đều là cafe rang xay pha tạp với tỉ lệ khoảng
30% cà phê nguyên chất và 70% chất độn gồm đậu nành, bắp cùng các loại hương
liệu tẩm ướp (nhiều loại hóa chất độc hại để tạo màu, tạo mùi, cầm hương). Điều
này tạo nên một nghịch lý rằng người Việt đang tiêu thụ cà phê độn, cà phê bẩn
không đủ chất lượng nhưng mang lại lợi nhuận lớn cho nhà sản xuất. Rõ ràng việc
người tiêu dùng muốn biết mình đang uống gì, tỉ lệ ra sao, được sản xuất thế nào
là một yêu cầu chính đáng.
Hiện nay, trong tình hình nạn cà phê giả (không hề có hàm lượng
caffeine), cà phê bẩn (được sản xuất trong những cơ sở ẩm thấp, thiếu vệ sinh),
cà phê độc (hóa chất không rõ nguồn) đang gây quan ngại thì để tự bảo vệ
mình, người tiêu dùng chỉ còn biết “trông cậy” vào những hãng cà phê lớn, với
niềm tin về chất lượng và uy tín. Báo Tuổi trẻ:
Báo Tuổi Trẻ ra đời ngày 02/9/1975, trực thuộc Thành đoàn thành phố Hồ
Chí Minh. Tiền thân của tờ báo bắt đầu từ những tờ truyền đơn và bản tin
roneo của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào chống Mỹ. Tính đến
nay, Báo Tuổi Trẻ đã hoạt động được hơn 48 năm. lOMoAR cPSD| 41487872
Nội dung các bài báo trên báo Tuổi Trẻ đa dạng về chủ đề (chính trị - xã hội,
giáo dục, kinh tế, văn hóa, đời sống, pháp luật...) và cả cách định dạng thông tin (báo
in, báo mạng, podcast, video...). Tuy chỉ là cơ quan ngôn luận của một tổ chức là
Thành đoàn TP. HCM nhưng những gì báo Tuổi Trẻ phản ánh không chỉ gói gọn
trong phạm vi TP.HCM mà trong cả nước và những vấn đề, sự kiện toàn cầu.
d) Vinastas - Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam:
Là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt động trên nguyên tắc tự
nguyện, không vì mục đích lợi nhuận. Hội bao gồm những người hoạt động
trong các lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hoạt động của hội có thể được phân chia thành hai mục tiêu chính, đó là các
quy định trong tiêu chuẩn hóa chất lượng đối với hàng tiêu dùng, nhằm mang
đến các giá trị tiêu chuẩn cho sản phẩm. Các nhà sản xuất cần thực hiện theo
nếu muốn các sản phẩm được cung cấp ra thị trường. Mục tiêu thứ hai, đó là
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam. 6.8.2 Diễn tiến
Tháng 3/2013: Vinacafé theo đuổi chiến lược tái định vị thương hiệu của
bản thân bằng TVC với tiêu đề “Thế nào là cà phê THẬT?”, tuy nhiên
TVC này ở thời điểm đó lại không gây được tiếng vang.
Ngày 18 và 19/7/2016: Báo Tuổi Trẻ đăng hai bài báo về nội dung cà phê
bẩn với tựa đề lần lượt là “Sự thật về cà phê nguyên chất - Kỳ 1: Đủ chiêu
độn cà phê” và“Sốc với cà phê nguyên chất… “tinh” hóa chất”. Hai bài
viết này có nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề cà phê trộn, cà
phê không có chất caffeine. Báo Tuổi Trẻ kể những câu chuyện một cách
rất chân thật và có phỏng vấn các bên liên quan. Để kết luận lại vấn đề,
báo Tuổi Trẻ có đề cập đến các số liệu của Vinastas (Hội Tiêu chuẩn và
bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) từ kết quả khảo sát 400 mẫu cà phê
thu thập được trên thị trường. Kết quả khảo sát này xác định có tới 9
mẫu cà phê hoàn toàn không phát hiện hàm lượng caffeine, trên 30%
mẫu cà phê có lượng caffeine không đáng kể.
Ngày 20/7/2016: Vinacafé tham gia tọa đàm “Cà phê bẩn – thực trạng và
giải pháp” do báo Tuổi Trẻ phối hợp Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu lOMoAR cPSD| 41487872
dùng Việt Nam (Vinastas) tổ chức. Trong buổi tọa đàm, Vinastas đưa ra các
kết quả khảo sát hàm lượng caffeine trong 253 mẫu cà phê tại 4 địa phương
lớn trong cả nước. Các kết quả này cho thấy nhiều mẫu cà phê chứa caffeine
rất ít, thậm chí không có caffeine. Đại diện Vinacafé tham gia tọa đàm này
như là bước đầu tham gia vào công cuộc chống lại thực trạng cà phê không
nguyên chất, với mong muốn tạo ra cà phê đúng nghĩa cho người Việt.
Đến ngày 25/7/2016: Vinacafé tham gia vào lễ ký “Cam kết minh bạch
trong sản xuất và kinh doanh cà phê, bảo vệ người tiêu dùng” của
Vinastas. Và tuyên bố “Từ ngày 1/8/2016, Vinacafé Biên Hòa nỗ lực sản
xuất tất cả sản phẩm là 100% cà phê nguyên chất, không trộn đậu nành.”
Ngày 23/8/2016: Ngay trong buổi diễn đàn kết nối doanh nghiệp - người tiêu
dùng “Đón sóng thực phẩm sạch” do báo điện tử Trí Thức Trẻ phối hợp với
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, ông Nguyễn Tân Kỷ - đại
diện Vinacafé đã thừa nhận rằng kể từ năm 2012, đứng trước sức ép của thị
trường, sức ép của gu thưởng thức cà phê mới, Vinacafé đã làm ra hai sản
phẩm Wake-up và PHINN có trộn đậu nành vào trong cà phê.
6.8.3 Phân tích nguyên nhân
Đến từ Báo Tuổi trẻ:
Báo Tuổi Trẻ trong hai ngày 18 và 19/7/2016 có viết hai bài về thực trạng cà
phê bẩn, nội dung chủ yếu của bài báo là về vấn nạn độn bắp và đậu nành vào cà phê.
Sau khi hai bài viết này được đăng lên, ngay hôm sau, tức 20/7/2016, báo Tuổi Trẻ
hợp tác với Vinastas để tổ chức một cuộc tọa đàm “Cà phê bẩn – thực trạng và giải
pháp” với sự tham gia của Vinacafé. Báo Tuổi Trẻ cùng Vinastas đã nêu ra một thực
trạng đáng lo ngại trong thị trường. Đồng thời, vào chính thời điểm này, các doanh
nghiệp cà phê đều xuất hiện, nhưng đáng chú ý nhất là sự quan tâm đặc biệt đến từ
phía Vinacafé. Vinacafé tham gia vào thực trạng của thị trường với một thời điểm
đúng lúc đến mức dư luận phải hoài nghi liệu nó có phải sắp đặt, không giống với đối
thủ của họ là Nestlé cũng tiếp nhận thực trạng này, nhưng lại không đưa ra một chiến
dịch nổi bật nào trong thời điểm “ngàn vàng” đó. Dư luận nghi vấn chính báo Tuổi
Trẻ đã tạo ra một thời điểm mang lại lợi thế cho Vinacafé. Ở thời điểm này, khi khái
niệm an toàn vệ sinh thực phẩm một lần nữa trở nên nóng, lOMoAR cPSD| 41487872
chênh vênh bên bờ vực, thì báo Tuổi Trẻ lại thổi phồng lên câu chuyện cà phê
với hàng loạt scandal hàng trộn, hàng bẩn, như vậy dường như thông điệp của
Vinacafé sẽ tạo nên cầu nối giữa họ và người dùng một cách nhanh chóng hơn.
b) Đến từ Vinastas - Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam:
Ngày 20/7/2016, Vinastas cùng với Báo Tuổi trẻ đã phối hợp tổ chức buổi
tọa đàm “Cà phê bẩn - thực trạng và giải pháp” tại TP. Hồ Chí Minh, Vinastas đã
đưa ra lời kêu gọi các doanh nghiệp, các hộ và các cá nhân chế biến và kinh doanh
cà phê hãy vì lợi ích lâu dài của mình, nêu cao trách nhiệm với người tiêu dùng,
cùng nhau cam kết minh bạch thông tin về sản phẩm, bảo đảm cung cấp cà phê
chất lượng ra thị trường. Từ đó góp phần tạo nên uy tín và sự tin cậy của người
tiêu dùng với doanh nghiệp và thương hiệu cà phê nhất là cà phê Việt Nam.
Có thể thấy, vào thời điểm tháng 07/2016, việc Vinastas liên tục tổ chức
các buổi toạ đàm, lễ cam kết xoay quanh thực trạng cà phê bẩn và khẳng định
sự cần thiết của việc sản xuất và cung cấp cho thị trường tiêu dùng nguồn cà
phê chất lượng đã trở thành một “bước đệm” lí tưởng cho Vinacafé thực hiện
chiến dịch tái định vị thương hiệu với khẳng định “ Tại Vinacafé, chúng tôi tin
rằng “Cà phê phải là cà phê”, “Từ ngày 01/08, trong mỗi ly cà phê từ Vinacafé
là cà phê nguyên chất.”
Đến từ công ty mẹ Masan:
Bên cạnh hàng loạt chiến dịch nổi tiếng mang về doanh thu khủng, Masan
Group vẫn nhận về nhiều chỉ trích liên quan đến chiêu trò truyền thông từ dư
luận. Masan từng nhiều lần bị vạch trần “chiến dịch truyền thông bẩn” đánh
lừa người tiêu dùng, chơi xấu đối thủ cạnh tranh nhằm giành thế độc tôn trên
thị trường. Điển hình là các vụ việc như vụ nước tương không chứa 3mcpd, vụ
nước mắm có asen hồi năm 2016, câu chuyện cà phê trộn pin con ó,...
Chịu sự ảnh hưởng từ phong cách truyền thông của Masan, Vinacafé
cũng từng gây xôn xao dư luận khi có nhiều chiến dịch quảng cáo nhằm nhấn
mạnh triết lý về cà phê nguyên chất của thương hiệu lâu đời này. Tuy nhiên
qua nhiều thực tế được phơi bày, các sản phẩm của Vinacafé không hề nguyên
chất như chính lời quảng cáo của họ. Với phong cách truyền thông thương hiệu
của Masan, các quảng cáo từ Vinacafé bị dư luận hoài nghi cũng là trò bẩn
đánh lừa người tiêu dùng về khái niệm cà phê thật. lOMoAR cPSD| 41487872
Đáng chú ý, vào thời điểm đó Masan đang trong tình trạng kinh doanh
không mấy khả quan. Một số chỉ tiêu tài chính như tiền và các khoản tương
đương tiền của Tập đoàn giảm gần một nửa còn 8.057 tỷ đồng tính đến ngày
31/12/2017. Do vậy, chiến dịch truyền thông đen lần này hoàn toàn có khả
năng là do Masan tác động điều phối nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
cho sản phẩm cà phê mới, kiếm lại những khoản lợi nhuận đã mất.
Dưới sự dẫn dắt của đội ngũ Masan Group, chiến dịch “Cà phê chỉ là cà
phê” của công ty Vinacafé vào năm 2016 mang bản chất của chiến dịch đánh
vào nỗi sợ hãi - một công thức marketing quen thuộc của Masan, trở thành
một chiến dịch trọng tâm thu hút sự chú ý của thị trường. 6.8.4 Hậu quả Đối với Vinacafe:
Sau một năm kể từ khi ngừng trộn đậu nành vào các sản phẩm cà phê, doanh
thu kinh doanh mảng cà phê của Vinacafé tiếp tục đi xuống. Theo báo cáo 6
tháng đầu năm 2017, doanh thu từ cà phê của Vinacafé giảm 18% so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu nội địa và doanh thu xuất khẩu đều giảm.
Kết quả là lợi nhuận của mảng cà phê chỉ đem về 180 tỷ đồng trong nửa đầu
năm 2017, giảm hơn 12% so với nửa đầu 2016.
Tuy nhiên khi nhìn chung, doanh thu của Vinacafé Biên Hòa tăng đột biến
trong những năm kể trên không xuất phát từ việc sản xuất và buôn bán cà phê mà
đến từ hai mảng ngành khác là ngũ cốc và nước giải khát. Từ đó có thể nhận thấy
rằng chiến dịch “Cà phê phải là cà phê” vào năm 2016 không mang lại nhiều lợi
ích cho doanh thu của công ty. Vậy phải chăng, chiến dịch truyền thông cho cà
phê như một chiếc đòn bẩy nhằm thúc đẩy doanh số của hai mặt hàng kia.
Khiến cho người tiêu dùng ghét bỏ bởi những lối truyền thông bẩn muôn
đời cứ tiếp diễn của Masan. Như lời tuyên bố “Tại Vinacafé chúng tôi luôn tin rằng
Cà phê phải là cà phê. Từ ngày 01/08 trong mỗi ly của Vinacafé là cà phê nguyên
chất”. Câu viết được các chuyên gia nhận định rằng họ đã thành công trong việc
“đánh vào nỗi sợ hãi của khách hàng” mà Masan vẫn thường làm, cùng với chiêu
mới là “đánh vào lòng tự hào dân tộc”, ông Kỷ xúc động: “Không gì đau hơn khi
cái tên Vietnam Coffee dành cho người nước ngoài, để người nước ngoài nhận biết
đây là cà phê của Việt Nam, mà lại là cà phê trộn đậu chứ không phải là cà phê lOMoAR cPSD| 41487872
thật”. Chiến dịch trở thành “con dao hai lưỡi”, họ đang nghĩ rằng việc thành
thật sẽ được tha thứ? Nhưng sự thật người tiêu dùng đã không chấp nhận cho
khoảng thời gian vừa qua mình bị lừa dối. Người tiêu dùng cảm thấy như lòng
tin, sức khỏe của mình chỉ là một “canh bạc”của Vinacafe.
Đối với Báo Tuổi trẻ và Vinastas:
Không bị xử phạt hay tổn thất gì về mặt tài chính. Tuy nhiên một lần
nữa, niềm tin của người dân bị vơi đi trước sự cộng tác của Báo Tuổi trẻ với
Vinacafe và sự kiểm duyệt Vinastas, liệu rằng những cơ quan này có thật sự
liêm chính, công minh.
6.8.5 Bài học kinh nghiệm
a) Đối với Vinacafe nói riêng, Masan và doanh nghiệp nói chung:
Các doanh nghiệp cần nghiêm túc tuân thủ đạo đức kinh doanh, nói
phải đi đôi với làm. Định vị và tái định vị thương hiệu doanh nghiệp phải có
những bước phát triển rõ ràng và hợp lý. Tránh dùng chiến thuật đánh vào nỗi
sợ hãi như Vinacafé vì nhận thức khách hàng ngày càng cao, việc lựa chọn
chiến lược như vậy sẽ dẫn tới nguy cơ mất niềm tin của khách hàng và hạ thấp
uy tín doanh nghiệp. Dù thế nào thì mục tiêu cần được ưu tiên hàng đầu vẫn là
chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
Doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần có những chiến lược cạnh
tranh lành mạnh bởi sự thành công của một công ty không phải bắt nguồn từ
sự hạ bệ đối thủ mà đó phải là sự cạnh tranh công bằng cùng hướng đến giá trị
cốt lõi là chất lượng và người tiêu dùng. Mỗi doanh nghiệp cần ý thức xây
dựng thương hiệu Việt Nam uy tín, chất lượng, không chỉ chiếm lĩnh thị trường
Việt mà còn đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế.
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải duy trì được mối
quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. Tuân thủ những quy định của pháp luật
trong khâu sản xuất và phân phối. Đảm bảo đến tay người tiêu dùng phải là
những sản phẩm có chất lượng cao về cả hình thức lẫn thành phần bên trong
sản phẩm. Đặt cái tâm vào những hoạt động kinh doanh - sản xuất, doanh
nghiệp sẽ gặt hái được tầm ảnh hưởng xứng đáng. Từ đó giúp cho doanh
nghiệp không chỉ nâng cao giá trị của mình mà còn tồn tại và phát triển bền
vững trong môi trường kinh tế đầy biến động trong xã hội ngày nay. lOMoAR cPSD| 41487872
Đối với các cơ quan Nhà nước:
Nhà nước cần thiết lập quy trình kiểm tra và giám sát chặt chẽ để đảm bảo
rằng các thành phần được đưa vào cà phê tuân thủ các quy định. Đồng thời phối
hợp cùng các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra tính minh bạch trong sản
xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo sự tuân thủ và
trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm.
Nhà nước cần đưa ra quy chuẩn cụ thể và rõ ràng trong việc chế biến và
sản xuất cà phê. Việc tập trung vào chất lượng là yếu tố quan trọng trong việc
giữ gìn truyền thống làm cà phê và đẩy mạnh công cuộc đưa cà phê Việt Nam
ra thị trường thế giới.
Ngoài ra, Nhà nước cần đưa ra những quy định rõ ràng hơn trong việc sản
xuất và xuất khẩu hàng hóa, phải đảm bảo đáp ứng mọi tiêu chuẩn trước khi đến
với khách hàng nhằm hạn chế những rủi ro sau khi đến với thị trường tiêu dùng.
c) Đối với Báo Tuổi trẻ và các cơ quan báo chí:
Xem xét mức độ ảnh hưởng thông tin đăng tải đến độc giả, rằng những
thông tin ấy có đem đến những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc hay không. Khi cộng
tác hay nhận được sự tài trợ từ doanh nghiệp nào đó thì phải cân nhắc đến
những yêu cầu của doanh nghiệp có đảm bảo về mặt đạo đức, pháp luật hay
không. Không nên vì lợi nhuận mà làm mất đi uy tín, đạo đức nghề nghiệp.
Cơ quan báo chí phải đảm bảo rằng sự hỗ trợ tài chính không ảnh
hưởng đến tính độc lập của cơ quan báo chí trong quá trình thu thập, xử lý và
đăng tin. Bảo đảm rằng doanh nghiệp không có quyền can thiệp vào nội dung
thông tin Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp, như bảo
vệ quyền riêng tư, tránh gian lận và đảm bảo chính xác thông tin. lOMoAR cPSD| 41487872
PHẦN VII. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
7.1. Luật Quảng cáo
Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2019.
Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Quảng cáo do Văn
phòng Quốc hội ban hành.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý
nhà nước về hoạt động quảng cáo.
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng
cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.
Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thuốc lá.
Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh
dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo. lOMoAR cPSD| 41487872
Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có
tính chất kích động bạo lực.
Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy
định khi có phát sinh trên thực tế.
Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền
quốc gia, an ninh, quốc phòng.
Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức,
thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc
huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh
đạo Đảng, Nhà nước.
Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được
cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. lOMoAR cPSD| 41487872
Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả
năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu
dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn
bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất
lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất
lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”
hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh
theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của
pháp luật về cạnh tranh.
Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức,
thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát
triển bình thường của trẻ em.
Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận
quảng cáo trái ý muốn.
Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín
hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Điều 11. Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo
Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành
chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. lOMoAR cPSD| 41487872
Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về
quyết định xử lý của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động quảng cáo.
Điều 19. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo
Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây
thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Điều 20. Điều kiện quảng cáo
Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu
chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo
quy định của pháp luật.
Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng
nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây: lOMoAR cPSD| 41487872
Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế;
phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử
dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy
định của pháp luật về y tế;
Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực
gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định
tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng
nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước;
đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản
phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
đ) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký
chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh
mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận
hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực
phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu
chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế
sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư
bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm
dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và
bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm; lOMoAR cPSD| 41487872
Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn
nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất
lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
Chính phủ quy định điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ đặc biệt khác khi có phát sinh trên thực tế.
7.2. Luật An ninh mạng
Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 12/06/2018,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo,
huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho
hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước
hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm
ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng;
gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn,
ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. lOMoAR cPSD| 41487872
Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi
cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng
máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương
tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng
viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý
và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng
viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển
thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công,
vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
Điều 9. Xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ
phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây
bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế (các khoản 1, 2, 3, 4 và 5)
Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận
giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; lOMoAR cPSD| 41487872
Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá
rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ
trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống
người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn
định về an ninh, trật tự.
Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây
thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín
phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương
mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh
đa cấp, chứng khoán.
Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang
mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó
khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. lOMoAR cPSD| 41487872
Điều 17. Phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà
nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và
đời sống riêng tư trên không gian mạng (khoản 1)
Hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí
mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên
không gian mạng bao gồm:
Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước,
bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống
riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí
mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống
riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng;
Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật được xây
dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí
mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư;
Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật
công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng
tư trái quy định của pháp luật;
đ) Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại;
Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh
doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.
Điều 18. Phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin,
phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (khoản 1)
Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử
để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm: lOMoAR cPSD| 41487872
Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;
Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm
cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu
trí tuệ trên không gian mạng;c) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan,
tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái
phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành,
cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán;
Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm
theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện
điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
7.3. Luật Xuất bản
Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 20/11/2012, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013.
Điều 5. Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm
thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.
Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác
phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản lOMoAR cPSD| 41487872
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc
và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối
sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại
thuần phong mỹ tục;
Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân
tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng
chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh
dự, nhân phẩm của cá nhân.
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có
giấy phép xuất bản;
Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài
liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;d) Phát hành xuất bản
phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi,
tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản lOMoAR cPSD| 41487872
Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp
luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm
hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của
pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu
hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
Xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử và tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt
động xuất bản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu trách nhiệm về
quyết định của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
7.4. Luật Tiếp cận thông tin 2016
Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 được Quốc hội ban hành ngày
06/04/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018.
Điều 5. Thông tin công dân được tiếp cận
Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không
được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này; được tiếp cận có điều kiện đối
với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật này.
Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận lOMoAR cPSD| 41487872
Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung
quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại,
kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận
theo quy định của Luật này.
Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh
hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn
xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng,
cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông
tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước
soạn thảo cho công việc nội bộ.
Điều 7. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện
Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp
chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.
Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp
cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia
đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng
đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh
doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết
vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà
không cần có sự đồng ý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin
1. Công dân có quyền:
Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin. lOMoAR cPSD| 41487872
2. Công dân có nghĩa vụ:
Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;
Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của
người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Điều 10. Cách thức tiếp cận thông tin
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau:
Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai;
Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông
tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin.
Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.
Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.
Điều 14. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo
Người yêu cầu cung cấp thông tin có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với cơ
quan nhà nước, người có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này.
Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo trong việc tiếp cận thông tin được thực hiện theo
quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính. lOMoAR cPSD| 41487872
Điều 15. Xử lý vi phạm
Người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin
thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người cung cấp thông tin có một trong các hành vi quy định tại Điều 11 của
Luật này mà gây thiệt hại thì cơ quan nhà nước cung cấp thông tin phải bồi
thường thiệt hại, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm hoàn trả theo quy
định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Người thực hiện quyền tiếp cận thông tin sử dụng thông tin được cung cấp
gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc
của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Xử lý thông tin công khai không chính xác
Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra và đã được công khai không
chính xác thì cơ quan đó có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông
tin đã được đính chính.
Trường hợp phát hiện thông tin do cơ quan khác tạo ra nhưng do mình
công khai không chính xác thì cơ quan đã công khai thông tin có trách nhiệm
kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra nhưng được cơ quan khác công
khai không chính xác thì cơ quan tạo ra thông tin có trách nhiệm yêu cầu cơ quan đã
công khai thông tin kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
Trường hợp công dân cho rằng thông tin công khai không chính xác thì kiến
nghị với cơ quan đã công khai thông tin đó. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày
nhận được kiến nghị, cơ quan đó có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của
thông tin và trả lời cho công dân; trường hợp xác định thông tin công khai không
chính xác thì phải kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
Thông tin công khai không chính xác bằng hình thức nào thì phải được đính
chính bằng hình thức đó. lOMoAR cPSD| 41487872
7.5. Luật sở hữu trí tuệ 2022
Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội, có hiệu
lực kể từ ngày 01/07/2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010;
Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu
lực kể từ ngày 01/11/2019;
Luật số 07/2022/QH15 ngày 16/06/2022 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023.
Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ do Tổng Thư ký Quốc
hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường ký xác thực ngày 08/7/2022.
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác
được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
Tác phẩm báo chí;
Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự
(sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
Tác phẩm nhiếp ảnh;
Tác phẩm kiến trúc; lOMoAR cPSD| 41487872
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu
không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm
tác phẩm phái sinh.
Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do
tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ
tác phẩm của người khác.
Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Lưu ý: Khoản 3, Điều 6, Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan quy
định: “Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu
trí tuệlà tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể
loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình
luận... các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình,
báo điện tử hoặc các phương tiện khác”.
Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh
vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. lOMoAR cPSD| 41487872
Lưu ý: Khoản 1, Điều 8, Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan quy
định: “Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 điều 15 của Luật
Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật,
chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo”.
Điều 25. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không
phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất
xứ của tác phẩm bao gồm:
Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không
nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp
sao chép bằng thiết bị sao chép;
Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu
khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy.
Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với
điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người
dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này;
Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước;
đ) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới
thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn
phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu; lOMoAR cPSD| 41487872
Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại,
bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản
sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo
quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm
bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc
truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng
máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá
số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp
được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm
đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số;
Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ
thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tuyên truyền cổ động
không nhằm mục đích thương mại;
Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật
ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác
phẩm đó, không nhằm mục đích thương mại;
Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng cá nhân, không
nhằm mục đích thương mại;
Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc
các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài
nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục
đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền;
Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời
sự, trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó;
Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và
người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách
thông thường (sau đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng, chăm sóc
cho người khuyết tật, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ
sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 25a của Luật này. lOMoAR cPSD| 41487872
Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được mâu
thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một
cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Việc sao chép quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác
phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính; việc làm tuyển
tập, hợp tuyển các tác phẩm.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này
7.6. Liên hệ thực tiễn
Theo bạn, vì sao các tác phẩm âm nhạc được bảo vệ bản quyền chặt chẽ,
còn các tác phẩm báo chí thì không thể? Hãy lý giải nguyên nhân và theo bạn,
cần có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?
Bản quyền là một cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi và công bằng cho
người sáng tác, những người liên quan đến tác phẩm sáng tạo. Tác phẩm âm nhạc
hay tác phẩm báo chí thì đều là sản phẩm sáng tạo. Nhưng về cơ bản, chúng có sự
khác nhau về nguồn gốc, quy trình sáng tạo và cách thức vận hành:
Tác phẩm âm nhạc:
Nguồn gốc: xuất phát từ ý tưởng của cá nhân. Nội dung trong tác phẩm
âm nhạc như ý nghĩa, thông điệp, lời bài hát, tên bài hát, giai điệu
thường chỉ do một hay một số ít người suy nghĩ, tạo ra.
Tính chất sáng tạo cao: do tác phẩm âm nhạc thường yêu cầu sự sáng
tạo và kỹ năng nghệ thuật, kiến thức chuyên sâu từ người sáng tác. Vì
mỗi tác phẩm âm nhạc phải khác nhau từ ca từ, giai điệu lời bài hát,
nhạc dạo hay hình ảnh thể hiện, không được giống nhau, hay gần giống
nhau như các tác phẩm báo chí.
Khả năng thương mại hóa cao: vì các tác phẩm âm nhạc có thể tạo ra
doanh thu từ việc bán đĩa, tải nhạc trực tuyến, sử dụng trong quảng cáo,
phim ảnh, biểu diễn trực tiếp, truyền thông cho các nhãn hàng… Nên
việc bảo vệ bản quyền giúp ngăn chặn việc sử dụng trái phép tác phẩm
và đảm bảo nguồn thu nhập cho người sáng tác. lOMoAR cPSD| 41487872
Đầu tư tiền bạc: vì nếu là một ca sĩ, họ phải tốn tiền trả cho nhạc sĩ,
người sản xuất âm nhạc, hòa âm, phối khí. Đặc biệt nếu là tác phẩm
phát hành trên Youtube thì người ca sĩ đó còn phải đầu tư rất lớn về
khoản quay MV, bối cảnh trong MV, diễn viên, dancer,... Để có được
một tác phẩm chỉn chu về mặt hình ảnh lẫn âm thanh, trung bình có thể
cần người nghệ sĩ đầu tư số tiền từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Nên
việc bảo vệ sản phẩm người nghệ sĩ đã đầu tư, cũng như bảo vệ bản
quyền của các sản phẩm vật lý, hữu hình trong kinh doanh.
Tính chất độc quyền: vì tác phẩm âm nhạc thường đính kèm theo đó là
tên cá nhân một người nghệ sĩ nào đó, nên việc quản lý bản quyền chặt
chẽ giúp họ có thể kiểm soát cách tác phẩm của được sử dụng như thế
nào và đảm bảo được rằng nó không bị biến đổi sai lệch, gây ảnh hướng
đến danh tiếng của mình.
Thể thức: tác phẩm âm nhạc được trình bày bởi âm thanh, giọng hát.
Nên những người tiêu thụ chúng sẽ thường nhận ra được đó là tác phẩm
của ai bởi nét đặc trưng, sự khác biệt trong giọng hát, giai điệu, phong
cách nghệ thuật. Còn đối với tác phẩm báo chí, người ta sẽ không biết
được bài báo đó là do ai viết nếu không tìm tên người viết, vì giọng văn
riêng của từng người đã khá khó để phân biệt nay lại càng khó hơn khi
áp đặt trong môi trường phải tuân thủ theo ngôn ngữ báo chí.
Tần suất sử dụng: người tiêu thụ các tác phẩm âm nhạc sẽ có thói quen
nghe đi nghe lại nhiều lần sẽ khiến họ thuộc được bài hát đó, nhớ rõ
được người thể hiện, sáng tác. Vòng đời của tác phẩm âm nhạc cũng dài
hơn so với tác phẩm báo chí. Hiếm khi có ai đọc lại một bài báo 2 lần,
hay tìm lại những bài báo của nhiều năm trước để đọc. Tác phẩm báo chí:
Nguồn gốc: thường thì nội dung được lấy từ xã hội, chớ không phải do
cá nhân nghĩ ra. Các tác phẩm báo chí chỉ là thông tin từ đời sống xã hội
của con người, được các nhà báo thu thập, biên soạn. lOMoAR cPSD| 41487872
Tính chủ thể: người đọc sẽ chỉ quan tâm nội dung trong bài báo, các
nhân vật trong câu chuyện đó, chớ họ thường không để ý đến người viết
là ai. Vì nhu cầu giải trí, tò mò của họ chỉ nằm ở những sự kiện, câu
chuyện trong bài báo chớ không phải nhắm đến người làm báo. Còn tác
phẩm âm nhạc, ngoài việc thưởng thức bài hát đó họ còn đặc biệt quan
sát, chú tâm đến người nghệ sĩ thể hiện, vì người nghệ sĩ cũng là một chủ
thể trong khẩu phần giải trí của họ.
Tính tin tức, nhanh chóng: các tác phẩm báo chí thường được tạo ra với
tần suất cao và thời gian đăng tải nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu độc
giả. Làm cho số lượng tác phẩm được phát hành vô cùng lớn, điều này
khiến cho việc áp dụng và duy trì bản quyền trở nên phức tạp hơn.
Tính thực tế và sự kiện hiện trường: các bài viết báo chí mô tả một sự
kiện ở hiện trường, trong thực tế thì không thể áp dụng bản quyền vào
bài đăng đó. Vì nội dung, thông tin trong bài viết này thuộc quyền sở
hữu công cộng, không thể áp đặt quyền sở hữu riêng tư lên nó.
Dễ dàng chia sẻ: với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền
thông và mạng Internet, thì thông tin từ các tác phẩm báo chí có thể dễ
dàng chuyển giao, chia sẻ, lan truyền một cách nhanh chóng. Điều này
khiến cho việc kiểm soát và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên khó nhằn.
Không có tính thương mại hóa cao: trái ngược với tác phẩm âm nhạc thì tác
phẩm báo chí không đem lại lợi nhuận, doanh thu trực tiếp cho người đăng tải.
Với một số tính chất khác biệt trên, đó chính là nguyên nhân làm cho
việc bảo vệ bản quyền cho tác phẩm báo chí trở nên khá phức tạp và đôi khi
không thể thực hiện chặt chẽ được như trong lĩnh vực âm nhạc. Hơn nữa,
những yếu tố trên làm cho tác phẩm âm nhạc trở nên quan trọng, cần thiết
hơn trong việc áp dụng và duy trì bản quyền so với tác phẩm báo chí.
Để làm giảm độ chênh lệch của phạm vi bảo vệ quyền lợi của tác phẩm
âm nhạc so với báo chí, ta không thể nào nới lỏng sự kiểm soát chặt chẽ của tác
phẩm âm nhạc, mà chỉ có phương hướng duy nhất đó là thắt chặt bản quyền
báo chí. Thông qua một số biện pháp như: lOMoAR cPSD| 41487872
Chính sách bản quyền linh hoạt, chi tiết hơn: có thể xem xét và áp dụng các
chính sách bản quyền linh hoạt hơn trong lĩnh vực báo chí giúp người viết,
người đọc, người chia sẻ xác định được rõ ràng về quyền và trách nhiệm
của mình đối với tác phẩm báo chí và các bên liên quan. Cụ thể như quy
định lại thời hạn bảo vệ bản quyền và quy định về quyền sử dụng hợp lý.
Đa dạng hóa tính độc quyền cá nhân: in hình người viết báo trước mỗi
bài đăng của họ, kèm theo một số thông tin cá nhân như thuộc cơ quan
báo chí nào, hoạt động bao nhiêu năm trong nghề và các bài viết khác do
họ viết. Điều này giúp người đọc ghi nhớ được chủ sở hữu bài báo, tăng
độ nhận diện cá nhân nhà báo, tăng ý thức về việc bảo vệ bản quyền cho
người viết. Và nếu người đọc tìm đọc thêm các bài viết khác được đính
kèm của nhà báo đó viết, biết đâu họ sẽ yêu thích phong cách báo chí
của người làm báo, sinh ra sự quý mến, hâm mộ, từ đó có thể thúc đẩy ý
thức người đọc về việc bảo vệ quyền lợi, công sức sáng tạo cho nhà báo
mình yêu. Cũng như việc fan bảo vệ, bênh vực các idol, nghệ sĩ mà họ
thần tượng mỗi khi có ai đó đạo nhái, bắt chước phong cách nghệ thuật,
âm nhạc hay đơn giản là trang phục giống idol của họ.
Cần có những quy định, chế tài gắt gao hơn cho hành vi đạo nhái, sử
dụng các tác phẩm báo chí trái phép, không trích nguồn đầy đủ.
Đặt ra quy định về việc chia sẻ, lan truyền về tác phẩm báo chí trên các
nền tảng số. Buộc những người chia sẻ phải ghi rõ, đầy đủ hơn thông tin
về nguồn gốc, người đăng tải.
Sử dụng công nghệ AI vào việc rà soát, quét các bài đăng trên mạng xã
hội như Facebook, Youtube, Tiktok hay các trang web trên Google rằng
đó có phải là một bản sao của tác phẩm báo chí nào hay không. Nếu có
sẽ đánh bản quyền vào bài đăng đó, buộc họ phải gỡ xuống.
Thương mại hóa các tác phẩm báo chí: tìm ra các mô hình kinh doanh mới,
bền vững cho lĩnh vực báo chí như đăng quảng cáo, dịch vụ trả phí…
Khuyến khích giáo dục: tăng cường giáo dục về quyền sở hữu trí tuệ và
các vấn đề liên quan đến bản quyền trong lĩnh vực báo chí đối với độc
giả, người làm báo. lOMoAR cPSD| 41487872
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Phụ Nữ. (2019). Điều tra độc quyền: Sun Group, Địa Ngục Tự và ma
trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo. Truy cập ngày 27/09/2023 tại:
https://www.phunuonline.com.vn/dieu-tra-doc-quyen-sun-group-dia-nguc-
tu-va-ma-tran-chiem-linh-rung-quoc-gia-tam-dao-a1391283.html
Amazon AWS. (27/03/2023). VCF-BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2022
CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA. Truy cập ngày 29/10/2023
tại:https://vinacafebienhoa-cms-production.s3-ap-southeast%201.amazonaws
.com/iblock/a6b/a6bd06624935fb579c1f3949218ed067/d72b7bcae1e%20%2
0%203e3cfaa4f6cfea021dbc.pdf
Anh Minh. (03/01/2020). Ban Chỉ đạo 389: Cơ quan điều tra đang thụ lý
vụ Asanzo. Báo Điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 05/10/2023 tại:
https://www.baogiaothong.vn/asanzo-tu-34minh-oan34-khang-dinh-cao-
buoc -tron-thue-chi-la-don-thoi-192435037.htm
Asanzo Việt Nam. (09/8/2019). Thông cáo báo chí. Truy cập ngày 7/10/2023
tại:https://www.facebook.com/share/Z2zU1hruHLUBccQH/?mibextid=WC7 FNe
Báo Chính Phủ. (21/10/2016). Bộ trưởng TT&TT nói về 'nước mắm
chứa thạch tín' và trách nhiệm báo chí. Báo điện tử Chính phủ. Truy
cập 9/10/2023:https://baochinhphu.vn/bo-truong-tttt-noi-ve-nuoc-mam-
chua-thac h-tin-va-trach-nhiem-bao-chi-102210960.htm
Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. (05/09/2020). Vinacafé Biên Hòa
bị truy thu thuế gần 400 triệu đồng. Truy cập ngày 22/10/2023 tại:
https://congan.com.vn/an-ninh-kinh-te/vinacafe-bien-hoa-bi-truy-thu-
thue-ga n-400-%20%20trieu-dong_99089.html#google_vignette
Báo Dân Trí (23/10/2016). Doanh nghiệp nước mắm có quyền kiện Vinastas
vì thông tin gây thiệt hại! Báo Điện Tử Dân Trí. https://dantri.com.vn/kinh-
%20doanh/doanh-nghiep-nuoc-mam-co-quyen-kie n-vinastas-vi-thong-tin-
gay-thiet-hai-%2020161023144934329.htm lOMoAR cPSD| 41487872
Báo Dân Trí. (3/12/2016). Có hay không T&A Ogilvy lập "liên minh"
truyền thông khảo sát nước mắm? Báo Dân trí. Truy cập 8/10/2023, từ
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/co-hay-khong-ta-ogilvy-lap-lien-minh-
truy en-thong-khao-sat-nuoc-mam-20161203092731827.htm
Báo Dân Trí. (30/11/2016). T&A Ogilvy đứng sau tài trợ khảo sát nước
mắm tai tiếng của Vinastas là ai? Báo Dân trí. Truy cập 8/10/2023, từ
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/ta-ogilvy-dung-sau-tai-tro-khao-sat-
nuoc-m am-tai-tieng-cua-vinastas-la-ai-20161130115534268.htm
Báo Giao Thông. (17/9/2019). Asanzo tự "minh oan", khẳng định cáo buộc trốn thuế chỉ là đồn thổi. Truy cập từ:
https://www.baogiaothong.vn/asanzo-tu-34minh-oan34-khang-dinh-cao-
buoc -tron-thue-chi-la-don-thoi-192435037.htm
Báo Lao Động. (22/10/2016). Các hiệp hội nước mắm truyền thống đồng
loạt “kêu cứu”. Báo Lao Động. Truy cập 8/10/2023, từ
https://laodong.vn/archived/cac-hiep-hoi-nuoc-mam-truyen-thong-dong-
loat-keu-%20cuu-700382.ldo
Báo Pháp luật Việt Nam. (16/02/2018). “Con kiến” thắng kiện tập đoàn
cafe. Truy cập ngày 23/10/2023 tại: https://m.baophapluat.vn/404
Báo Phụ Nữ. (23/09/2019). Sun group - 'ông trời' không từ trên cao:
https://www.phunuonline.com.vn/sun-group-ong-troi-khong-tu-tren- cao-a13 91284.html
Báo Phụ Nữ. (25/09/2019). Sun Group - 'ông trời' không từ trên cao - Bài 2:
Danh thắng Tây Thiên trước nguy cơ sụp đổ vì dự án Tam Đảo II.
https://www.phunuonline.com.vn/sun-group-ong-troi-khong-tu-tren-cao-bai-
2-danh-thang-tay-thien-truoc-nguy-co-sup-do-vi-du-an-t-a1391313.html
Báo Thanh Niên. (04/08/2016). Vinacafé Biên Hòa cam kết sản xuất cà
phê ‘sạch’. Truy cập ngày 22/10/2023 tại: https://thanhnien.vn/
Báo Thanh Niên. (23/08/2016). Vinacafe Biên Hòa khẳng định đã từng
trộn đậu nành vào cà phê để bán. Truy cập ngày 24/10/2023 tại:
https://thanhnien.vn/vinacafe-bien-hoa-khang-dinh-da-tung-tron-dau-
nanh-va o-ca-%20phe-de-ban-185587254.htm lOMoAR cPSD| 41487872
Báo Tuổi trẻ (17/12/2015). Toàn cảnh vụ án con ruồi trong chai nước ngọt
NumberOne:https://tuoitre.vn/toan-canh-vu-an-con-ruoi-trong-
chai-nuoc-ngo t-number-one-1021906.htm
Báo Tuổi Trẻ. (04/10/2017). Mỹ thu hồi cà phê Wake-up của Vinacafé:
https://tuoitre.vn/my-thu-hoi-ca-phe-wake-up-cua-vinacafe-%202017100420
3832798.htm?fbclid=IwAR1PEGZe55b78u5nGknGGS6FeGC4zrOq8%20kx
cQBQWTTixe8-YAVwN2DaB78Q
Đào Thanh Tùng. (2014). Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Phân tích thương vụ
M&A giữa Masan Consumer và Vinacafé Biên Hòa bài học rút ra cho bên bán
và bên mua. Truy cập ngày 22/10/2023 tại :
https://www.academia.edu/29949111/TR%C6%AF%E1%BB%9CNG_%C4
%%20%2090%E1%BA%A0I_H%E1%BB%8CC_NGO%E1%BA%A0I_T
H%C6%AF%%20%20C6%A0NG_B%C3%81O_C%C3%81O_TH%E1%B
B%B0C_T%E1%BA%A%20%20CP_T%E1%BB%90T_NGHI%E1%BB%
86P_PH%C3%82N_T%C3%8DCH%20_TH%C6%AF%C6%A0NG_V%E1
%BB%A4_M_and_A_GI%E1%BB%AE%20A_MASAN_CONSUMER_V
%C3%80_VINACAFE_BI%C3%8AN_H%C3%20%92A_B%C3%80I_H%
E1%BB%8CC_R%C3%9AT_RA_CHO_B%C3%8A
Đào Việt Hồng. (23/12/2015). Những vụ bê bối về chất lượng sản phẩm
của Tân Hiệp Phát từ 2009 đến 2015. Truy cập ngày 30/9/2023, tại:
https://dantri.com.vn/dien-dan/nhung-vu-be-boi-ve-chat-luong-san-
pham-cua -tan-hiep-phat-tu-2009-den-2015-20151222200338222.htm
Đỗ Hải. (09/10/2012). Trần Bảo Minh và "sự cố" của Asia Foods. Tạp
chí Doanh nhân Sài Gòn. Truy cập ngày 19/10/2023 tại:
https://doanhnhansaigon.vn/tran-bao-minh-va-su-co-cua-asia-foods- 269117.h tml
Doãn Phong (23/12/2015). Ông chủ Tân Hiệp Phát bất ngờ xin lỗi người tiêu
dùng. Truy cập ngày 30/09/2023, tại: https://vietnamnet.vn/ong-chu-tan-
hiep-phat-bat-ngo-xin-loi-nguoi-tieu-dung -348185.html lOMoAR cPSD| 41487872
Dung Phương. (2/12/2016). Giữa tâm bão nước mắm, công ty T&A
Ogilvy đóng cửa website. Báo Dân trí. Truy cập 9/10/2023, từ
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/giua-tam-bao-nuoc-mam-cong-ty-ta-
ogilvy -dong-cua-website-20161202113531947.htm
FLC Group. (30/09/2019). TẬP ĐOÀN FLC THẮNG KIỆN BÁO ĐIỆN
TỬ GIÁO DỤC VIỆT NAM. Truy cập ngày 20/10/2023 tại:
https://www.flc.vn/bai-viet/tap-doan-%20flc-thang-kien-bao-dien-tu- giao-du c-viet-nam/
Gia Minh. (06/02/2015). Chai trà xanh không độ có gián, 50 triệu đồng và 3
năm tù. Truy cập ngày 30/9/2023, tại: https://tuoitre.vn/chai-tra-xanh-
khong-do-co-gian-50-trieu-dong-va-3-nam-tu -708312.htm
Hà Hòa. (29/10/2017). Khaisilk bội tín và bài học chưa bao giờ cũ.
https://vietnamnet.vn/khaisilk-boi-tin-va-bai-hoc-chua-bao-gio-cu- 407520.ht ml
Hà Nhi. (22/05/2012). Hội bảo vệ quyền trẻ em lên tiếng về clip quảng
cáo mì Gấu đỏ. Báo Giáo dục Việt Nam. Truy cập ngày 19/10/2023 tại:
https://m.giaoduc.net.vn/hoi-bao-ve-quyen-tre-em-len-tieng-ve-clip-
quang-ca o-mi-gau-do-post62285.gd
Hoàng Lực. (19/05/2012). Bệnh nhân được mì Gấu đỏ tài trợ 100% vẫn
phải nộp 5 triệu viện phí? Báo Giáo dục Việt Nam. Truy cập ngày
19/10/2023 tại:https://m.giaoduc.net.vn/benh-nhan-duoc-my-gau-do-tai-
tro-100-van-phai -nop-5-trieu-vien-phi-post60958.gd
Hoàng Lực. (21/05/2012). Phát hiện mới: có bệnh nhân chỉ được Gấu Đỏ
tài trợ 35 suất ăn? Báo Giáo dục Việt Nam. Truy cập ngày 19/10/2023
tại:https://m.giaoduc.net.vn/phat-hien-moi-co-benh-nhan-chi-duoc-gau-
do-tai -tro-35-suat-an-post61636.gd
Hồng Mây. (15/05/2020). Tập đoàn FLC thắng kiện Tạp chí điện tử Giáo
dục Việt Nam. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam. Truy cập ngày 20/10/2023 tại:
https://baophapluat.vn/tap-doan-flc-thang-kien-tap-chi-dien-tu-giao-
duc-viet-nam- post346246.html18. FLC Group. (30/09/2019). lOMoAR cPSD| 41487872
Hồng Thủy. (02/4/2019). Để Vinamilk đưa sữa bột pha lại vào Sữa học
đường là coi thường phép nước. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
https://m.giaoduc.net.vn/de-vinamilk-dua-sua-bot-pha-lai-vao-sua-hoc-
duong -la-coi-thuong-phep-nuoc-post197108.gd
Huân Cao. (26/7/2019). Công ty Asanzo khởi kiện báo Tuổi Trẻ, yêu cầu
xin lỗi và bồi thường. Báo Lao Động. Truy cập ngày 07/10/2023 tại:
https://laodong.vn/phap-luat/cong-ty-asanzo-khoi-kien-bao-tuoi-tre-yeu-
cau-%20xin-loi-va-boi-thuong-746395.ldo
Lê Thịnh. (29/8/2020). Bộ Công an kết luận: Chưa có căn cứ xác định
Asanzo lừa dối khách hàng. Báo điện tử VTC News:https://vtc.vn/ket-
qua-dieu-tra-asanzo-cua-c03-chua-co-can-cu-xac-din h-lua-doi-khach- hang-ar566768.html
Linh Vũ, Thái Dương (07/09/2023). Công ty Tân Hiệp Phát đề nghị toà
cấp cao giảm án cho Võ Văn Minh: https://congan.com.vn/
Lt. (28/05/2020). Phạt báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh 55 triệu đồng, đình
bản ấn phẩm điện tử một tháng. Báo Nhân Dân Điện Tử.
https://nhandan.vn/phat-bao-phu-nu-tp-ho-chi-minh-55-trieu-dong-
dinh-ban-an-pham-dien-tu-mot-thang-post459544.html
Mai Phương-Hà Mai. (27/10/2017). Vụ Khaisilk gắn mác hàng Việt Nam
vào khăn lụa Trung Quốc: Đánh cắp niềm tin hàng Việt.
https://thanhnien.vn/vu-khaisilk-gan-mac-hang-viet-nam-vao-khan-lua-
trung -quoc-danh-cap-niem-tin-hang-viet-185705914.htm
Michael Modler. (10/11/20117). Vụ bê bối Khaisilk và bài học cho thương
hiệu Việt. Truy cập ngày 23/10/2023, từ https://m.theleader.vn/vu-be-
boi-khaisilk-va-bai-hoc-cho-thuong-hieu-viet-2 017110917184588.htm
N.P.V. (05/03/2022). Tân Hiệp Phát vi phạm tại dự án 4 mặt tiền: Đà
Nẵng “lập tức chỉ đạo rà soát, kiểm tra.” Truy cập ngày 16/10/2023, tại:
https://m.baophapluat.vn/tan-hiep-phat-vi-pham-tai-du-an-4-mat-tien-
da-nan g-lap-tuc-chi-dao-ra-soat-kiem-tra-post436560.html lOMoAR cPSD| 41487872
Nguyễn Đình Bình. (03/07/2021). Xử lý khủng hoảng truyền thông mì
Gấu Đỏ: 5 bài học lớn không nên bỏ qua!. Truy cập ngày 09/10/2023 tại:
https://azacan.net/khung-hoang-truyen-thong-mi-gau-do/
Nguyen Hoang (10/05/2023). “Phù thủy” Trần Bảo Minh thực sự là “Người
làm thuê số 1 Việt Nam”: Quá tài giỏi và năng lực, chinh chiến khắp các công ty lớn, Vietnam Bussiness Insider tại:
https://vietnambusinessinsider.vn/phu-thuy-tran-bao-minh-thuc-su-la- nguoi-l
am-thue-so-1-viet-nam-qua-tai-gioi-va-nang-luc-chinh-chien-
khap-cac-cong-ty-lon-%20a31454.html
Nguyễn Hưng. (15/05/2023). Y án vụ Tập đoàn FLC kiện Tạp chí điện tử
Giáo dục. Báo Công An Nhân Dân. Truy cập ngày 20/10/2023 tại:
https://cand.com.vn/Ban-tin-113/Y-an-vu-Tap-doan-FLC-kien-Tap-chi-
dien-t u-Giao-duc-i565919/
Nguyễn Tuyền. (31/01/2018). Vụ Khaisilk: Có đúng hai cán bộ quản lý thị
trường Hà Nội chỉ bị hạ mức khen thưởng?. Truy cập ngày 14/10/2023, từ
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/vu-khaisilk-co-dung-hai-can-bo-quan-ly-
thi -truong-ha-noi-chi-bi-ha-muc-khen-thuong-20180131125135517.htm
Nhóm phóng viên (23/09/2019). Điều tra độc quyền: Sun Group, Địa
Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo. Báo Phụ Nữ.
https://www.phunuonline.com.vn/dieu-tra-doc-quyen-sun-group-dia-
nguc-tu-va-ma-tran-chiem-linh-rung-quoc-gia-tam-dao-a1391283.html
Quang Anh. (31/10/2023). 9 ngày, 90 báo đăng 900 bài về vụ lụa “Made
in China” của Khaisilk. Truy cập ngày 22/10/2023, từ
https://m.theleader.vn/9-ngay-90-bao-dang-900-bai-ve-vu-lua-made-in-
china -cua-khaisilk-20171031173115087.htm
Sữa học đường. (n.d.). Chương trình Sữa học đường quốc gia được triển khai
thế nào?. Truy cập ngày 20/10/2023 tại: http://suahocduong.vn/chuong-
trinh-sua-hoc-%20duong-quoc-gia-duoc-trien -khai-the-nao.html lOMoAR cPSD| 41487872
Tạp chí điện tử Kiểm sát. (05/10/2020). Chương trình sữa học đường -
nỗ lực chăm sóc dinh dưỡng vì sự phát triển của trẻ em toàn cầu:
https://kiemsat.vn/chuong-trinh-sua-hoc-duong-no-luc-cham-soc-dinh-
duong -vi-su-phat-trien-cua-tre-em-toan-cau-58197.html
Thành Chung. (06/07/2012). Sau sự cố: Mì Gấu đỏ đã thay nhân vật
trong clip quảng cáo. Báo Giáo dục Việt Nam. Truy cập ngày 19/10/2023
tại: https://m.giaoduc.net.vn/sau-su-co-mi-gau-do-da-thay-nhan-vat-
trong-clip-q uang-cao-post72169.gd
Thiện Văn. (22/2/2019). Báo chí phải giữ vững tôn chỉ, mục đích, tôn
trọng sự thật. Báo Quân đội nhân dân. Truy xuất từ
https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/bao-chi-phai-giu-vung-ton-chi-
muc-d ich-ton-trong-su-that-567104
Thời báo Tài chính Việt Nam. (02/8/2019). Vinamilk là thương hiệu có
giá trị cao nhất Việt Nam năm 2019. Thời báo Tài chính Việt Nam. Truy
xuất từ: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/vinamilk-la-thuong-hieu-co-
gia-tri-cao-nh at-viet-%20nam-nam-2019-19484.html
Thư viện pháp luật. Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8-3-2018 quy
định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa:
https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-31-2018-
ND-CP-huong-dan-Luat-Quan-ly-ngoai-thuong-ve-xuat-xu-hang-hoa- 376559.asp x
Thư viện pháp luật. Trích Nghị định 43/2017/NĐ-CP Điều 15 về xuất xứ
hàng hóa: https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-
dinh-43-2017-ND-CP-nhan-hang-hoa-346310.aspx
Tr.Uyên. (16/05/2012). Clip quảng cáo gây tranh cãi. Báo Tuổi trẻ:
https://tuoitre.vn/clip-quang-cao-gay-tranh-cai-%20492091.htm
Trân Bảo. (21/11/2016). Vụ 'nước mắm nhiễm asen': Xử phạt 50 cơ quan
báo chí. Báo Người lao động. Truy cập 9/10/2023, từ
https://nld.com.vn/thoi-su-%20trong-nuoc/vu-nuoc-mam-nhiem-asen-
xu-pha t-50-co-quan-bao-chi-%2020161121225215489.htm lOMoAR cPSD| 41487872
Trần Vũ Nghi. (19/4/2019). Vinamilk không phải là bị bông, không phải
ai muốn nói gì thì nói. Tuổi Trẻ Online. Truy xuất từ
https://tuoitre.vn/vinamilk-khong-phai-la-bi-bong-khong-phai-ai-muon-
noi-g i-thi-noi-2019041815565314417.
Trang thông tin điện tử Cafebiz. (11/08/2016). Cà phê phải là cà phê: Chủ đích tạo scandal, Vinacafe đang “chơi dao hai
lưỡi”:https://m.cafebiz.vn/ca-phe-phai-la-ca-phe-chu-dich-tao-scandal-
vinaca fe-dang-choi-%20dao-2-luoi-20160811113343771.chn
Trang thông tin điện tử Cafebiz. (29/03/2017). “Đánh động” dư luận với
chiến dịch “cà phê phải là cà phê” nhưng doanh thu từ cà phê của
Vinacafe năm nay còn thấp hơn năm trước. Truy cập ngày 22/10/2023
tại : https://m.cafebiz.vn/danh-dong-%20du-luan-voi-chien-dich-ca-phe-
phai-la-c a-phe-nhung-doanh-thu-tu-ca-phe-cua-%20vinacafe-nam-nay-
con-thap-hon-nam-truoc-20170328153642543.chn
Trang thông tin điện tử tổng hợp CAFEF.VN. (15-08-2016). CEO
Vinacafé Biên Hòa Nguyễn Tân Kỷ: Ngưng sản xuất cà phê trộn đậu
nành là quyết định khó khăn nhưng đúng. Truy cập ngày 22/10/2023 tại:
https://m.cafef.vn/ceo-vinacafe-bien-hoa-%20nguyen-tan-ky-ngung-san-
xuat -ca-phe-tron-dau-nanh-la-quyet-dinh-kho-khan-%20nhung-dung-
Trang thông tin điện tử tổng hợp CAFEF.VN. (18/04/2018). Cà phê “bẩn” tràn
lan thị trường: Do người Việt thích dùng cà phê “đặc, đắng, sánh, bọt” ?.
Truy cập ngày 22/10/2023 tại : https://m.cafef.vn/ca-phe-ban-tran-lan-
thi-truong-do-nguoi-viet-%20thich-du
ng-ca-phe-dac-dang-sanh-bot-- 20180418100056087.chn
Vinacafe. Câu chuyện từ 1968 - Vinacafe - Tinh túy vị thời gian. Truy cập
ngày 22/10/2023 tại: https://vinacafe-heritage.vn/page/hanh-trinh-tu-1968