Nội Dụng Bài Thuyết Trình Về Chính Phủ | Pháp luật đại cương
Nội Dụng Bài Thuyết Trình Về Chính Phủ | Pháp luật đại cương với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PLDC201)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tài liệu tham khảo: CP trang 92
CHỦ ĐỀ: CHÍNH PHỦ
1. Cơ chế thành lập của chính phủ:
Điều 3 Luật Tổ chức chính phủ 2015:
- Chính phủ do Quốc hội thành lập, có nhiệm kỳ
theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm).
- Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục
làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới
thành lập Chính phủ mới.
Các thành viên Chính phủ ra mắt trước Quốc hội
khóa XV, ngày 10 tháng 8 năm 2021
Theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức chính phủ 2015:
- Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong
số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu
Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước.
2. Vị trí pháp lý của chính phủ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 94, Hiến pháp năm 2013 thì:
- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Bộ máy Nhà nước Việt Nam
+ Cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của
NN: đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính từ
trung ương đến địa phương, lãnh đạo hoạt
động quản lý NN trong mọi lĩnh vực
+ Cơ quan chấp hành của Quốc hội: do Quốc hội
thành lập, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, tổ
chức thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội
- Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất VÍ DỤ:
+ Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm
trước Quốc hội về hoạt động của Chính
phủ và những nhiệm vụ được giao
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
chịu trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội
về ngành, lĩnh vực được phân công phụ
trách, cùng các thành viên khác của Chính
phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ
(các Điều 94, 95, 96 Hiến pháp)
- Với tư cách chủ thể thực hiện quyền hành pháp,
Chính phủ tham gia vào cơ chế phân công, phối
hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước
*Câu hỏi mở rộng: Vậy theo các bạn, những năm
gần đây, có người quan niệm trong Hiến pháp chỉ
cần ghi: “Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền
hành pháp, hay Chính phủ là cơ quan hành pháp” có đúng không? => Giải thích:
+ Ý kiến này dựa vào lý thuyết phân quyền, tuy
vậy phải thấy rằng quan niệm như vậy thật đơn
giản, mặt khác đã đồng nhất giữa quyền hành
pháp - một nhánh quyền lực nhà nước với cơ
quan nhà nước là Chính phủ. Để thực hiện một
nhánh quyền lực nhà nước nào đó đòi hỏi sự
tham gia của nhiều cơ quan nhà nước, nếu
quan niệm quyền hành pháp là quyền thi hành
pháp luật thì không chỉ có Chính phủ mới thi
hành pháp luật mà còn nhiều bộ máy Nhà nước khác.
+ Trong Hiến pháp chỉ nói về quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp, mà không
khẳng định cơ quan nào là cơ quan lập pháp,
cơ quan hành pháp hay tư pháp. Tuy vậy, thuật
ngữ quyền hành pháp cũng chưa được giải
thích rõ, trong khi đó thuật ngữ hành chính
được sử dụng phổ biến trong các văn bản chính
thống và cả trong thực tiễn nhà nước và xã hội.
Vì vậy, khi sử dụng cũng cần phải tính toán
cân nhắc. Vì ngôn ngữ là sự thể hiện của tư duy.
3. Chức năng của chính phủ:
a.Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp
- Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Nhà
nước ta, Hiến pháp đã chính thức thừa nhận
Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành
pháp. Cùng với các quy định:
+ Quốc hội thực hiện quyền lập pháp
+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp
+ Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
=> Quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện
quyền hành pháp được coi là bước tiến quan trọng
trong việc tạo cơ sở hiến định nhằm cụ thể hóa
nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền
lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, vừa chỉ rõ Chính phủ không chỉ là cơ quan
chấp hành của Quốc hội mà còn tạo cho Chính phủ
có đầy đủ vị thế và thẩm quyền độc lập nhất định
trong quan hệ với cơ quan lập pháp và cơ quan tư
pháp; thực hiện sự kiểm soát đối với cơ quan lập
pháp và cơ quan tư pháp để quyền lực nhà nước
được thực hiện đúng đắn, hiệu quả vì mục tiêu xây
dựng và phát triển đất nước. Đồng thời cũng tạo
điều kiện để Nhân dân, người chủ của quyền lực nhà
nước có cơ sở để kiểm soát và đánh giá hiệu lực,
hiệu quả của mỗi cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện quyền lực được Nhân dân giao phó.
b.Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Chính phủ không chỉ có nhiệm vụ tổ chức thi
hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường
vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch
nước (khoản 1 Điều 96), báo cáo công tác
trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước mà còn có trách nhiệm giải
trình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước về việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình.
c.Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội
- Tính chất, vị trí và chức năng của Chính phủ
là cơ quan chấp hành của Quốc hội suy cho
cùng là việc Chính phủ chấp hành và tổ chức
thi hành các đạo luật, các nghị quyết của
Quốc hội; là thể hiện tính chịu trách nhiệm
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các
thành viên Chính phủ trước Quốc hội; là cơ
sở cho việc thực hiện quyền giám sát tối cao
của Quốc hội đối với Chính phủ; là đảm bảo
sự gắn bó chặt chẽ giữa Chính phủ và Quốc
hội, tính thống nhất trong việc thực hiện
quyền lập pháp và hành pháp. Và trên hết là
thể hiện đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước
là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất, cơ quan duy nhất do cử tri cả
nước bầu ra, là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân. Chính phủ có trách nhiệm phải
tuân thủ và thực hiện các luật, nghị quyết của
Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội,
chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
*Câu hỏi mở rộng: Theo bạn, việc Chính phủ có
trách nhiệm báo cáo công tác của Chính phủ với
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch
nước theo các thời hạn khác nhau có những mục tiêu và hiệu quả gì? *Giải thích:
- Mục tiêu: Việc báo cáo công tác của Chính phủ
nhằm thể hiện sự chịu trách nhiệm và minh
bạch của Chính phủ trước các cơ quan nhà
nước khác; nhằm cung cấp thông tin đầy đủ,
chính xác và kịp thời về tình hình kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và các vấn
đề quan trọng khác; nhằm tham vấn, lấy ý kiến
và nhận sự giám sát, chỉ đạo của các cơ quan
nhà nước khác trong việc thực hiện các nhiệm
vụ và quyền hạn được giao.
- Hiệu quả: Việc báo cáo công tác của Chính phủ
góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực của
hoạt động của Chính phủ; góp phần duy trì sự
ổn định và phát triển của đất nước; góp phần
xây dựng lòng tin và sự ủng hộ của Nhân dân
đối với Chính phủ; góp phần thúc đẩy sự hợp
tác và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện chính sách và luật của Nhà nước.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn chính của chính phủ:
Căn cứ theo điều 96 Hiến pháp 2013, nhiệm vụ và
quyền hạn của chính phủ thuộc điều 6 -27 theo Luật
Tổ chức Chính Phủ nhưng nhìn chung chính phủ có
nhiệm vụ và quyền hạn chính là quản lý hành chính
nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Cụ thể bao gồm:
- Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết
của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ,
môi trường, thông tin, truyền thông, đối
ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên
hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình
trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết
khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính
mạng, tài sản của Nhân dân;
- Thiết lập trật tự hành chính quốc gia.
- Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo
thẩm quyền của Chính phủ; ban hành các văn bản dưới luật.
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã
hội, quyền con người, quyền công dân; bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế
nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ
tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê
duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc
tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc
tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại
khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và
công dân Việt Nam ở nước ngoài;
=> Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước
cao nhất, cho nên có thẩm quyền quản lý tất cả lĩnh vực
từ kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, quốc phòng an
ninh và đối ngoại đảm bảo việc tôn trọng và thực hiện
pháp luật nghiêm minh và hiệu quả.
*Câu hỏi mở rộng: Theo bạn chính phủ cần làm gì
để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước? *Giải thích:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về công tác thanh tra,
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, triển
khai có hiệu quả các văn bản này trong toàn bộ cơ quan nhà nước.
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và
xử lý kịp thời các sai phạm, vi phạm của cán
bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện
các quy định pháp luật về phòng, chống tham
nhũng. Đặc biệt, chú trọng đến các lĩnh vực
có nguy cơ cao về tham nhũng như đất đai,
thuế, hải quan, xây dựng, giao thông vận tải, y tế, giáo dục…
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp
cận thông tin và tham gia giám sát công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng. Khuyến khích và
bảo vệ người có công trong việc phát hiện và
báo cáo các hành vi tham nhũng.
5. Cơ cấu tổ chức chính phủ:
Theo Hiến pháp năm 2013, Điều 95 Mục 1
- Để thực hiện được nhiệm vụ quyền hạn được
giao, cơ cấu tổ chức của chính phủ gồm có:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức chính phủ
● Đứng đầu là thủ tướng chính phủ.
● Các phó thủ tướng chính phủ - giúp thủ
tướng chính phủ làm nhiệm vụ theo sự
phân công của thủ tướng chính phủ và chịu
trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ về
nhiệm vụ được phân công.
● Các bộ, các cơ quan ngang bộ thực hiện
chức năng quản lý đối với ngành hoặc lĩnh
vực nhất định trên phạm vi cả nước.
*Câu hỏi mở rộng: Theo bạn, việc Chính phủ bao
gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ có những lợi ích và thách thức gì trong
việc làm việc theo chế độ tập thể? *Giải thích: - Lợi ích:
+ dễ phân chia rõ ràng trách nhiệm và
quyền hạn cho từng ngành, lĩnh vực.
+ tăng cường sự hợp tác và phối hợp giữa
các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị, văn hoá, kinh tế,....
+ giúp tận dụng được sự đa dạng và bổ
sung các ý kiến, kinh nghiệm và chuyên
môn của các thành viên trong một tập thể.
+ Nâng cao sự minh bạch, dân chủ trong hoạt động chính phủ. - Thách thức:
+ Dễ gây ra những mâu thuẫn trong việc thống
nhất quan điểm và hành động.
+ có thể xảy ra việc chồng chéo, trùng lặp trong
sự phân công nhiệm vụ và quyền hạn.
+ có thể gây ra sự mất cân đối hoặc thiên vị
phân bổ và điều hành các bộ, cơ quan ngang bộ.