Nội dung Chủ đề 3 môn lịch sử Đảng: Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 | Lịch sử đảng | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nội dung Chủ đề 3 môn lịch sử Đảng: Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 | Lịch sử đảng | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử đảng (BKHN)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chủ đề 3: Nội dung của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 I. Hoàn cảnh ra đời
Tháng 4- 1930, đồng chí Trần Phú về nước sau quá trình học tập tại trường Quốc tế Phương Đông.
Tháng 7-1930 Trần Phú được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời và được
giao nhiệm vụ cùng với một số đồng chí soạn thảo Luận cương chuẩn bị cho hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Từ ngày 14-30/10/1930, Hội nghị ban chấp hành trung ương họp lần thứ 1 tại
Hương Cảng (TQ) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua nghị quyết về tình
hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, thảo luận luận cương chính trị của Đảng, Điều
lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế CS Hội
nghị quyết định đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương. Hội nghị cử Ban chấp
hành trung ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng bí thư II. Nội dung
Xác định mâu thuẫn giai cấp diễn ra ngày một gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao
Miên: một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa
chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa.
Về phương hướng chiến lược của cách mạng: luận cương nêu rõ tính chất của
cuộc cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc " cách mạng tư sản dân quyền","
có tính chất thổ địa và phản đế". Sau đó sẽ tiếp tục “phát triển bỏ qua thời kỳ tư
bản để trực tiếp đi lên xã hội chủ nghĩa”.
Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải tranh đấu để “đánh
đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tiền tư bổn và để
thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp,
làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan
hệ khăng khít với nhau: “… có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai
cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong
kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Luận cương nhấn mạnh: “Vấn đề
thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là cơ sở để Đảng giành
quyền lãnh đạo dân cày.
Về vai trò lãnh đạo : Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản là điều kiện cốt yếu cho
thắng lợi của cách mạng . Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn , có kỷ luật
tập trung , liên hệ mật thiết với quần chúng . Đảng là đội tiên phong của giai cấp
vô sản , lấy chủ nghĩa Mác –Lênin làm nền tảng tư tưởng đại biểu chung cho quyền
lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương , đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng
là chủ nghĩa cộng sản .
Về phương pháp cách mạng, Luận cương nêu rõ phải ra sức chuẩn bị cho quần
chúng về con đường “ võ trang bạo động”. Đến lúc có tình thế cách mạng, “ Đảng
phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chính phủ của địch nhân và giành lấy
chính quyền cho công nông”. Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ
thuật, phải tuân theo khuôn phép nhà binh”
Về mối quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng
vô sản thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai
cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, và phải mật thiết liên hệ với
phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. III. Ý nghĩa, hạn chế 1. Ý nghĩa lịch sử
Cùng với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Luận cương chính trị tháng
10-1930 của Đảng đã vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào
hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Đông Dương, vạch ra con đường cách mạng
chống đế quốc và chống phong kiến, đáp ứng những đòi hỏi của phong trào công
nhân và phong trào yêu nước việt nam 2. Hạn chế
- Chưa xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa:mâu thuẫn của
nhân dân ta>nặng về đấu tranh giai cấp, về vấn đề cách mạng ruộng đất.
- Chưa tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân cùng đấu tranh lật đổ đế quốc
mà xác định động lực cách mạng là công nhân và nông dân
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng, mặt tích cực, tinh thần yêu nước của
các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công nông trong cách mạng giải phóng dân tộc.
- Chưa thấy được sự phân hoá trong giai cấp địa chủ phong kiến, nên không đề ra
được vấn đề lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc .
– Những hạn chế trên được Đảng khắc phục dần trong quá trình lãnh đạo cách
mạng và trong thực tiễn đấu tranh CM các giai đoạn tiếp theo
IV. So sánh cương lĩnh tháng 2/1930 và luận cương tháng 10/1930 Giống nhau:
-Về phương hướng cách mạng: Cả 2 văn kiện đều xác định được tính chất của
cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ
qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi lên xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách
mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến lược
đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.
-Về nhiệm vụ cách mạng: Đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại
ruộng đất và giành độc lập dân tộc
-Về phương pháp cách mạng: Sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt
nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản là đánh đổ đế quốc và
phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
-Về mối quan hệ với cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận
khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
-Lãnh đạo cách mạng: Là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng Sản:” Đảng là
đội tiên phong của giai cấp vô sản phải thu phục cho đc đại bộ phận giai cấp mình,
phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”.
=> Có sự giống nhau trên là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác
Lênin và cách mạng vô sản chịu ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. *Khác nhau Nội dung so sánh Cương lĩnh tháng 2/1930 Luận cương 10/1930 Nhiệm vụ của CM
Đưa nhiệm vụ đánh đổ TD Đưa nhiệm vụ đánh đổ PK lên (đấu tranh dân tộc) lên, thực hành CM ruộng
đất (đấu tranh giai cấp) Lực lượng Công + nông + Tiểu tư Giai cấp công nhân và Sản + trí thức, còn phú nông dân nông, trung, tiểu địa chủ thì lợi dụng hoặc trung lập Vị trí của CM
CMVN là bộ phận của CMTG CMĐD là bộ phận của CMVS TG
Câu 1: Điểm kế thừa của LC 10/1930 so với CL 2/1930
- Phương hướng chiến lược CM
- Xđ vai trò lãnh đạo của Đảng
- Xđ mqh giữa CM Vn với CM TG
Câu 2: Điểm sáng tạo của LC 10/1930
Điểm 1: Bỏ qua thời qua thời kì tư bản chỉ là bỏ qua về chính trị
Điểm 2: xác định p2 đấu tranh CM: võ trang bạo động; phải biết dự báo thời
cơ, tạo thời cơ và chớp thời cơ
Câu 3: Hạn chế lớn nhất
4: Đóng góp/ Thành công lớn nhất
Điểm 1: Bỏ qua thời qua thời kì tư bản chỉ là bỏ qua về chính trị
Điểm 2: xác định p2 đấu tranh CM: võ trang bạo động; phải biết dự báo thời
cơ, tạo thời cơ và chớp thời cơ