Nội dung đề bài tiểu luận nhập môn ngành | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Theo em hiểu Quản trị Marketing là gì? Các công việc mà em có thể làm sau khi ra trường? Mục tiêu của em trong 4 năm học tại trường là gì? Để thực hiện được mục tiêu đó, em cần có những kiến thức và kĩ năng gì? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản trị Marketing
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC
Nội dung đề bài tiểu luận nhập môn ngành………………….………………….1
BÀI LÀM…………………………………………………………..……...………2
1. Khái niệm…...…………………………………...……………………………3
2. Các công việc sau khi ra trường…………………………………...………..3
3. Mục tiêu khi học tại trường…………………………………………………3
4. Kiến thức và kĩ năng để đạt được mục tiêu…………..…………………….3
KẾT LUẬN………………...………...……………………………………………4
Nội dung đề bài tiểu luận nhập môn ngành
Câu 1: Theo em hiểu Quản trị marketing là gì? Các công việc mà em có thể làm sau khi ra trường?
Câu 2: Mục tiêu của em trong 4 năm học tại trường là gì? Để thực hiện được mục
tiêu đó em cần có những kiến thức và kỹ năng gì? 1 BÀI LÀM Phần I: Giới thiệu Phần II: Nội dung
1. Khái niệm Quản trị marketing là gì?
Marketing là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cầu nối giữa
doanh nghiệp và nguồn khách hàng mục tiêu. Marketing bao gồm tất cả các hoạt
động hướng tới khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của họ thông qua quá trình tiếp
thị sản phẩm phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Đây là quá trình tạo dựng các
giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu
về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra. Mục
tiêu cao nhất của marketing chính là trở thành cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp
và khách hàng. Hiện nay kinh doanh trên thị trường vô cùng khốc liệt cùng với sự
thay đổi nhanh chóng của công nghệ chính sách thương mại mới, các doanh nghiệp
đang bước vào cuộc chạy đua không ngừng nghỉ và quản trị marketing giữ một vai
trò đặc biệt quan trọng. Vậy quản trị marketing là gì? Quản trị marketing đơn giản
là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành các biện pháp nhằm
thiết lập và duy trì những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa
chọn để đạt được những mục tiêu đã định của doanh nghiệp. Quá trình hoạt động
marketing ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng trải qua các bước sau:
1. Phân tích môi trường và cơ hội marketing
2. Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu
3. Thiết lập chiến lược và kế hoạch
4. Tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động.
Thuật ngữ marketing được sử dụng từ khá lâu ngay từ đầu những năm
của thế kỷ XX và xuất phát từ Mỹ. Tại đây người ta giảng dạy marketing như một
môn học và có nhiều ứng dụng trong thực tế. Có nhiều cách để hiểu về khái niệm
marketing, họ gọi đó là tiếp thị, là quảng cáo và nhiều cách gọi khác nữa. chúng ta
cần phải thông qua nhiều cách và nhiều phương tiện khác nhau để đưa sản phẩm,
dịch vụ đến gần hơn với khách hàng và thúc đẩy quá trình tiêu thụ chúng. Do đó
marketing là tổ hợp của nhiều công việc khác nhau như quảng cáo, quan hệ công
chúng, bán hàng cá nhân, bán hàng trực tiếp,.... 2
Quản trị marketing mang những đặc thù của một ngành quản trị nói
chung. Tuy nhiên có thiên hướng tới các vấn đề về marketing và các phạm trù
thuộc về marketing. Dưới đây là các đặc điểm nổi bật của quản trị marketing :
quản trị marketing bao gồm các công việc được nối tiếp nhau và làm theo
thứ tự tuần tự trước sau
hoạt động quản trị marketing cần phải bám thật chắc tới những mục tiêu đã đề ra
để hoạt động quản trị marketing có thể dễ dàng đánh giá kết quả thì tiêu cần
bám sát các chỉ số và được đề ra trong một khoảng thời gian cụ thể.
Nhà quản trị marketing luôn cần giám sát và để ý tới các hoạt động để đảm bảo đúng tiến độ.
Đối với hoạt động marketing, để đạt được thành công cần sự phối hợp và
hợp tác của nhiều phòng ban bộ phận truyền thông, designer.....
2. Các công việc mà em có thể làm sau khi ra trường
marketing chính là cầu nối của doanh nghiệp và khách hàng vì thế đó là bộ phận
mà bất kỳ công ty nào hiện cũng có nhu cầu tuyển dụng. Học marketing ra làm gì?
Cơ hội việc làm cho các bạn trẻ bạn có thể làm việc trong 5 lĩnh vực sau:
nghiên cứu thị trường để hiểu người tiêu dùng biết họ mong muốn điều gì.
Quản lý thương hiệu là công việc giúp tổ chức khẳng định, định vị
được tên tuổi của họ trên thị trường đồng thời giữ vững thương hiệu như đã định vị.
Quảng cáo là các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin về sản
phẩm nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm.
Quan hệ công chúng là tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, công ty
nhằm mục đích chủ động gây dựng và giữ gìn các mối quan hệ với công chúng, cộng đồng.
Các lĩnh vực hoạt động của ngành marketing khá rộng mở và có nhiều lựa chọn
cho vị trí công việc phụ thuộc vào khả năng và sở thích của bạn. Nhìn chung người
học ngành marketing sẽ có 2 con đường làm việc: làm việc cho các Agency hoặc
làm việc In-house. Cụ thể : Làm việc trong các Agency: 3
Agency là thuật ngữ chỉ các công ty chuyên về cung cấp các dịch vụ truyền thông,
quảng cáo và tiếp thị. Bạn có thể hiểu đơn giản đây dùng see dễ truyền thông tiếp
thị cho nhiều công ty, các công ty, tổ chức là khách hàng của họ, sản phẩm họ bán
là dịch vụ truyền thông. Sau đây là các vị trí công việc cụ thể: 1. Planner
nhân viên plenue là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các chiến dịch
truyền thông tiếp thị trong các bên khách hàng. Họ chính là những người
nắm giữ vai trò đầu não trong mỗi chiến dịch
2. Copywriter và Content Creator
đây là các vị trí làm việc chủ yếu với ngôn từ, họ là những người chọn lọc sử
dụng ngôn ngữ để làm nội dung của chiến dịch tiếp thị bao gồm slogan, tiêu đề,
catalogue, tagline.... Hiện nay, phần nội dung không chỉ bao gồm chữ nghĩa mà còn
có cả hình ảnh. Vì vậy người làm content creator còn cần có tư duy hình ảnh tốt và
viết brief hình ảnh cho designer. Vị trí này khá lý tưởng cho những người có khả
năng sử dụng ngôn từ tốt và đang băn khoăn học marketing ra trường làm gì. 3. Designer
Designer là nhân viên thiết kế. Họ là những người biến những ý tưởng của
copy writer và content creator trở thành hình ảnh, video, gif...... Một cách trực
quan nhất. Designer cần có tư duy tốt và có khả năng sử dụng các phần mềm thiết
kế. Đây là công việc đòi hỏi sức sáng tạo và gu thẩm mỹ cao. 4. Account
account là vị trí chịu trách nhiệm kết nối giữa agency và client. Họ là người
tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đàm phán ký kết hợp đồng, tiếp nhận các thông tin
yêu cầu của client, tạo mối quan hệ với khách, giữ vai trò liên hệ giữa client và đội
ngũ sản xuất của agency. Hiểu một cách nôm na tức account có công việc mang
tính chất của sales trong agency tuy nhiên tác vụ của họ phức tạp hơn và yêu cầu
có kiến thức chuyên môn về marketing.
Hoặc làm việc trong các công ty client:
khi tìm việc làm marketing bạn có một sự lựa chọn khác là làm ở công ty klanh
tức là làm trong bộ phận marketing của các công ty, tổ chức. Bạn tiếp thị chỉ
cho duy nhất tổ chức bạn đang làm thay vì làm tiếp thị cho nhiều tổ chức. Về cơ bản, 4
với những tổ chức lớn, bộ phận marketing phát triển họ cũng xây dựng phòng
ban marketing với các vị trí nhân viên content, designer, planner như trong
agency. Tuy vậy với các tổ chức nhỏ hơn hoặc phòng marketing không có thì
bạn sẽ là người thực hiện rất nhiều đôi khi là làm việc như planner lẫn content
creator. Dưới đây là một số vị trí công việc trong client:
1. Nhân viên/ trợ lý marketing
vị trí này thực hiện đa dạng các đầu việc tiếp thị bao gồm cả việc nghiên
cứu thị trường, hỗ trợ xây dựng kế hoạch, tiếp thị thực hiện các tác vụ cụ thể
trong kế hoạch tiếp thị, hỗ trợ các công việc khác trong phòng marketing.
Nếu bạn là người khá toàn diện các kỹ năng kiến thức về marketing thì có
thể Xem xét vị trí này khi đặt câu hỏi học marketing ra làm gì.
2. Nhân viên/ chuyên viên nghiên cứu thị trường
nhân viên quan hệ công chúng trong các tổ chức sẽ chịu trách nhiệm các
công việc về làm việc với báo chí, quản lý quan hệ với cộng đồng, xử lý
khủng hoảng truyền thông, tổ chức sự kiện.... Câu 2: