-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nội dung phần phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng
Nội dung phần phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH34) 6 tài liệu
Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng 130 tài liệu
Nội dung phần phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng
Nội dung phần phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH34) 6 tài liệu
Trường: Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng 130 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Preview text:
Nội dung phần phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt
Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, gia đình Việt Nam có những biến đổi
sâu sắc về nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực. Những giá trị truyền thống tốt đẹp
của gia đình Việt Nam như: vợ chồng hòa thuận, yêu thương con cái, tôn trọng
người già, đoàn kết xóm giềng,... vẫn được gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, cũng xuất hiện một số vấn đề tiêu cực như: ly hôn, bạo lực gia đình,...
Để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, cần thực hiện tốt các phương hướng cơ bản sau:
Có 4 phương hướng:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về
xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyển,các tổ chức
đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan
trọng của gia đình và nhiệm vụ xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình.
- Dưới đây là một số giải pháp cụ thể để thực hiện các phương hướng xây dựng và
phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: * Về kinh tế:
* Thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho các gia đình.
* Tạo điều kiện cho các gia đình tiếp cận với các nguồn lực phát triển kinh tế.
* Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gia đình hiệu quả. * Về văn hóa:
* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
* Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh trong gia đình.
* Tăng cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái về văn hóa. * Về xã hội:
* Xây dựng môi trường xã hội an toàn, lành mạnh cho sự phát triển của gia đình.
* Tăng cường sự quan tâm của xã hội đối với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
* Đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em, người cao tuổi. * Về pháp luật:
* Hoàn thiện hệ thống pháp luật về gia đình.
* Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về gia đình.
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
- Cần có chính sách kịp thời hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh.
- Tích cực khai thác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn ngắn hạn và dài hạn.
Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những
tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.
- Gia đình truyền thông được hun đúc từ lâu đời trong lịch sử dân tộc. Bưởc vào
thời kỳ mới, gia đình ấy bộc lộ cả những mặt tích cực và tiêu cực.
Do vậy, Nhà nước cũng như các cơ quan văn hóa, các ban ngành liên quan cần
phải xác định, duy trì những nét đẹp có ích; đồng thời, tìm ra những hạn chế và
tiến tới khắc phục những hủ tục của gia đình cũ.
- Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay là xây dựng mô hình gia đình hiện đại, phù
hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay vừa phải kế thừa và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thốhg tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp vói
những giá tri tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội.
Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế
bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa.
- Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đây là mục tiêu
tổng quát của việc xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
* Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình.
* Xây dựng các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng, yêu
thương, giúp đỡ lẫn nhau.
* Nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết, kỹ năng sống của các thành viên trong gia đình.
* Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của gia đình.
- Xây dựng gia đình văn hóa, tiến bộ
Khái niệm gia đình văn hóa: - Là một mô hình gia đình tiến bộ, một danh hiệu hay
chỉ tiêu mà nhiều gia đình Việt Nam mong muốn hướng đến.
- Gia đình văn hóa là gia đình có nền nếp, gia phong
tốt đẹp, có lối sống văn minh, lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa,
xã hội. Để xây dựng gia đình văn hóa, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
* Giáo dục các thành viên trong gia đình về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
* Tạo môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình.
* Tăng cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái.
Lịch sử gia đình văn hóa:
- Được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ XX tại một địaphương của tỉnh Hưng Yên.
- Đến nay, xây dựng gia đình văn hóa đã trở thành phong trào thi đua có độ bao
phủ hầu hết các địa phương ở Việt Nam.
Vì sao cần phải xây dựng gia đình văn hóa ?
- Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã thực sự tác động đến nền tảng gia đình
với những quy tắc ứng xử tốt đẹp, phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam.
- Chất lượng cuộc sống gia đình ngày càng được nâng cao.
Do vậy, để phát triển gia đình Việt Nam hiện nay cần tiếp tục nghiên cứu,nhân
rộng xây dựng các mô hình gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa với những giá trị mới tiên tiến cần tiếp thu và dự báo những biến đổi về gia
đình trong thời kỳ mới, đề xuất hướng giải quyết những thách thức trong lĩnh vực gia đình.
Cần tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất phong
trào và chất lượng gia đình văn hóa.
Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với
đời sống của nhân dân.
Công tác bình xét danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí
thống nhất, trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm
tư, tình cảm, tạo được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân.
- Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Hòa thuận, hạnh phúc là yếu tố quan
trọng nhất để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ. Để xây dựng gia đình
hòa thuận, hạnh phúc, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
* Xây dựng các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở tình yêu thương, tôn
trọng, hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau.
* Giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, bất đồng trong gia đình.
* Tạo môi trường sống lành mạnh, tích cực trong gia đình.