Tài liệu chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng

Tài liệu chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1. Khái niệm dân chủ
Dân chủ là cách nói tắt về chế độ dân chủ hoặc quyền dân chủ. Chế độ dân chủ là
chế độ chính trị, trong đó, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân
dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do nhân dân bầu ra.
2. Thực trạng nền dân chủ ở nước ta hiện nay
2.1.Đạt được
2.1.1. Dân chủ trong Đảng
Việc thực hiện dân chủ trong các mặt hoạt động của Đảng, như công tác
lý luận, công tác tư tưởng, công tác tổ chức và cán bộ, công tác kiểm
tra, v.v. đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể là:
- Thứ nhất, những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của đổi mới trong 30
năm qua là kết quả của việc thực hiện các chủ trương, đường lối đúng
đắn của Đảng.
- Thứ hai, về công tác tư tưởng, Đảng ta đã thường xuyên đổi mới, nâng
cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, thuyết phục và vận động
quần chúng. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, người dân ngày càng
được biết nhiều hơn về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Cùng với việc dân biết, dân cũng được bàn bạc và tham gia ý kiến
về nhiều việc quan trọng. Nhờ vậy, các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước nhận được sự đồng tình, ủng hộ của quảng đại quần chúng
nhân dân.
- Thứ ba, công tác tổ chức, cán bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực:
Các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể được sắp xếp lại, kiện
toàn theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả. Nhiều chủ trương, quan
điểm, giải pháp về công tác cán bộ được thể chế hóa, cụ thể hóa thành
các quy chế, quy định. Đảng đã triển khai tương đối đồng bộ các khâu
đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố
trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ.
- Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát có nhiều đổi mới và đạt được
những kết quả quan trọng được thực hiện trong cả hệ thống chính trị,
kiểm tra, giám sát từng người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức
nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp
trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; kiểm tra, giám sát
việc chấp hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định
của Đảng và Nhà nước.
- Thứ năm, thực hành dân chủ thông qua các quan hệ trong nội bộ Đảng.
Đảng phải gương mẫu thực hành dân chủ không chỉ trong các hoạt động
của Đảng, mà cả trong quan hệ nội bộ đảng mà chủ yếu là quan hệ giữa
cấp trên và cấp dưới.
2.1.2. Dân chủ trong Nhà nước
Dân chủ trong Đảng gắn liền với dân chủ trong Nhà nước. Nhà nước đã
tạo những điều kiện thuận lợi để nhân dân nắm bắt các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm được các thủ tục hành chính
giải quyết các công việc liên quan với nhân dân, biết được quy hoạch,
kế hoạch của Nhà nước về sử dụng đất đai, về dự toán, quyết toán ngân
sách, v.v.. Đồng thời, cùng với việc dân biết, dân còn được bàn bạc
nhiều việc quan trọng, như những dự án, mức đóng góp xây dựng cơ sở
hạ tầng ở địa phương, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy
hoạch dân cư, điều chỉnh địa giới hành chính, phương án đền bù giải
phóng mặt bằng, v.v..
Các cơ quan nhà nước đã từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động, thích
ứng và tổ chức tốt hơn yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở cửa, hội
nhập và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong những năm qua,
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có những tiến
bộ nhất định trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc
hội có những đổi mới quan trọng trong công tác lập pháp, đã thông qua
một số lượng lớn luật, bộ luật, pháp lệnh mới với chất lượng ngày càng
được nâng cao, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước và
thực hành dân chủ. Tăng cường một bước tổ chức hoạt động của bộ máy
nhà nước, tránh được tình trạng ôm đồm, cồng kềnh và quan liêu trước
đây, thực hiên sự phân cấp, giảm bớt phiền hà trong bộ máy hành chính.
Dần dần thực hiện được tư tưởng quan trọng là tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân.
2.1.3. Dân chủ trong xã hội
Dân chủ trong Đảng, dân chủ trong Nhà nước và dân chủ trong xã hội
có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó dân chủ trong Đảng có ý nghĩa
quyết định. Nhờ có những chủ trương đúng đắn của Đảng, nhờ việc thể
chế hóa của Nhà nước về những chủ trương đó nên dân chủ trong xã hội
đã có những bước tiến đáng kể:
- Một là, nhân dân ta cảm nhận bầu không khí dân chủ hơn, cởi mở hơn
trong xã hội. Ở cơ sở, người dân đã chủ động bàn bạc, tham gia ý kiến,
thực hiện quyền làm chủ, bày tỏ chính kiến của mình; đồng thời, tích
cực tham gia công tác xây dựng Đảng, chính quyền, thể hiện tốt vai trò
giám sát đối với cán bộ, đảng viên, thẳng thắn góp ý kiến về hoạt động
của các cơ quan nhà nước ở địa phương.
- Hai là, việc thực hành dân chủ trong xã hội đã có những bước tiến căn
bản trong các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa và xã hội.
Quyền công dân, quyền con người được khẳng định rõ ràng trong Hiến
pháp năm 2013. Có thể nói, một trong thành tựu quan trọng của đổi mới
là nền dân chủ đang được hình thành, đang đóng vai trò là động lực của
sự phát triển xã hội
2.2.Hạn chế
2.2.1. Dân chủ trong Đảng
Công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến
đấu còn hạn chế, chưa sâu sát thực tế, chưa linh hoạt. Tình trạng suy
thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống một phần là do công tác tư tưởng chưa làm tốt
chức năng, nhiệm vụ giáo dục chính trị và tư tưởng. Các thông tin chưa
được cung cấp thường xuyên để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra. Chưa thật sự mở rộng dân chủ trong tự do ngôn luận, lắng nghe các
ý kiến khác biệt. Vẫn tồn tạitình trạng nói nhiều, làm ít hoặc nói nhưng
không làm.
Công tác tổ chức, cán bộ vẫn chậm được đổi mới, còn một số biểu hiện
trì trệ, yếu kém, bất cập. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có quá
nhiều đầu mối, trách nhiệm tập thể và cá nhân không rõ ràng, chất
lượng hoạt động và hiệu quả thấp. Bộ máy còn cồng kềnh, chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền của nhiều cơ quan còn chồng chéo; cơ chế vận
hành và nhiều quan hệ còn bất hợp lý. Chưa thực sự lắng nghe ý kiến
của nhân dân về tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, sử dụng và đánh giá cán
bộ.
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là
chưa thực hành đầy đủ dân chủ trong công tác này. Hầu hết các vụ tham
nhũng, tiêu cực không phải do cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan kiểm tra
phát hiện được mà chủ yếu do nhân dân phát hiện, tố cáo hoặc báo chí
nêu. Vì vậy, phải xây dựng đầy đủ, đồng bộ cơ chế, chính sách để nhân
dân tham gia kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên,
Trong Đảng vẫn còn tệ gia trưởng, độc đoán, dân chủ hình thức, đồng
thời vô tổ chức, vô kỷ luật. Nhiều việc đưa ra tập thể cấp ủy bàn bạc,
nhưng chỉ cốt để hợp thức hóa ý đồ của cá nhân người đứng đầu.
Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều
nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối
quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót,
khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm.
2.2.2. Dân chủ trong Nhà nước
Dân chủ trong Nhà nước vẫn còn những hạn chế nhất định. Quyền lực
nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước, giao cho
những con người cụ thể, mà ở con người cụ thể khi các dục vọng, thói
quen nổi lên thì khả năng sai lầm trong việc thực thi quyền lực càng lớn.
Không thể khẳng định người được ủy quyền luôn làm đúng, làm đủ
những gì mà nhân dân ủy quyền. Vì vậy, phải kiểm soát quyền lực nhà
nước để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền.
Nhà nước còn chậm thể chế hóa các chủ trương của Đảng về dân chủ
thành pháp luật, thành quy chế, nên các chủ trương của Đảng đi vào
cuộc sống rất chậm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
2.2.3. Dân chủ trong xã hội
Thứ nhất, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và
nhân dân còn nhiều hạn chế, nên thiếu trách nhiệm trong việc triển khai
thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Thứ hai, nhiều chủ trương về thực hành dân chủ trong xã hội chưa được
thể chế hóa, nên chủ trương thì đúng và hay, nhưng thực tế thực hành
dân chủ trong xã hội chưa tốt. Việc thực hành dân chủ còn mang tính
hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ để gây chia rẽ, làm mất đoàn
kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Thứ ba, việc giải quyết yêu cầu phát huy dân chủ, tự do ngôn luận, lắng
nghe các ý kiến khác biệt, tư duy phản biện trong xã hội với việc giữ
vững kỷ luật, kỷ cương, phép nước còn nhiều bất cập. Tình trạng tách
rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, dân chủ và pháp luật
còn xuất hiện ở không ít người. Trong xã hội còn không ít hiện tượng
vừa chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ hay dân chủ hình thức, lại
vừa dân chủ quá trớn, cực đoan.
Thứ tư, chưa có cơ chế bảo đảm để nhân dân thực hiện vai trò chủ thể
của quyền lực, trên thực tế, quyền lực vẫn thuộc về các cơ quan nhà
nước. Việc nhân dân giám sát chính quyền cũng chưa có cơ chế rõ ràng,
trên thực tế, việc giám sát này còn rất mờ nhạt.
Thứ năm, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đồng bộ, không thống
nhất, hay thay đổi gây khó khăn cho các cơ quan thi hành pháp luật và
nhân dân, ảnh hưởng đến việc thực hành dân chủ trong xã hội.
| 1/4

Preview text:

1. Khái niệm dân chủ
Dân chủ là cách nói tắt về chế độ dân chủ hoặc quyền dân chủ. Chế độ dân chủ là
chế độ chính trị, trong đó, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân
dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do nhân dân bầu ra.
2. Thực trạng nền dân chủ ở nước ta hiện nay 2.1.Đạt được
2.1.1. Dân chủ trong Đảng
Việc thực hiện dân chủ trong các mặt hoạt động của Đảng, như công tác
lý luận, công tác tư tưởng, công tác tổ chức và cán bộ, công tác kiểm
tra, v.v. đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể là:
- Thứ nhất, những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của đổi mới trong 30
năm qua là kết quả của việc thực hiện các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng.
- Thứ hai, về công tác tư tưởng, Đảng ta đã thường xuyên đổi mới, nâng
cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, thuyết phục và vận động
quần chúng. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, người dân ngày càng
được biết nhiều hơn về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Cùng với việc dân biết, dân cũng được bàn bạc và tham gia ý kiến
về nhiều việc quan trọng. Nhờ vậy, các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước nhận được sự đồng tình, ủng hộ của quảng đại quần chúng nhân dân.
- Thứ ba, công tác tổ chức, cán bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực:
Các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể được sắp xếp lại, kiện
toàn theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả. Nhiều chủ trương, quan
điểm, giải pháp về công tác cán bộ được thể chế hóa, cụ thể hóa thành
các quy chế, quy định. Đảng đã triển khai tương đối đồng bộ các khâu
đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố
trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ.
- Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát có nhiều đổi mới và đạt được
những kết quả quan trọng được thực hiện trong cả hệ thống chính trị,
kiểm tra, giám sát từng người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức
nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp
trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; kiểm tra, giám sát
việc chấp hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định
của Đảng và Nhà nước.
- Thứ năm, thực hành dân chủ thông qua các quan hệ trong nội bộ Đảng.
Đảng phải gương mẫu thực hành dân chủ không chỉ trong các hoạt động
của Đảng, mà cả trong quan hệ nội bộ đảng mà chủ yếu là quan hệ giữa
cấp trên và cấp dưới.
2.1.2. Dân chủ trong Nhà nước
Dân chủ trong Đảng gắn liền với dân chủ trong Nhà nước. Nhà nước đã
tạo những điều kiện thuận lợi để nhân dân nắm bắt các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm được các thủ tục hành chính
giải quyết các công việc liên quan với nhân dân, biết được quy hoạch,
kế hoạch của Nhà nước về sử dụng đất đai, về dự toán, quyết toán ngân
sách, v.v.. Đồng thời, cùng với việc dân biết, dân còn được bàn bạc
nhiều việc quan trọng, như những dự án, mức đóng góp xây dựng cơ sở
hạ tầng ở địa phương, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy
hoạch dân cư, điều chỉnh địa giới hành chính, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, v.v..
Các cơ quan nhà nước đã từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động, thích
ứng và tổ chức tốt hơn yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở cửa, hội
nhập và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong những năm qua,
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có những tiến
bộ nhất định trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc
hội có những đổi mới quan trọng trong công tác lập pháp, đã thông qua
một số lượng lớn luật, bộ luật, pháp lệnh mới với chất lượng ngày càng
được nâng cao, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước và
thực hành dân chủ. Tăng cường một bước tổ chức hoạt động của bộ máy
nhà nước, tránh được tình trạng ôm đồm, cồng kềnh và quan liêu trước
đây, thực hiên sự phân cấp, giảm bớt phiền hà trong bộ máy hành chính.
Dần dần thực hiện được tư tưởng quan trọng là tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân.
2.1.3. Dân chủ trong xã hội
Dân chủ trong Đảng, dân chủ trong Nhà nước và dân chủ trong xã hội
có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó dân chủ trong Đảng có ý nghĩa
quyết định. Nhờ có những chủ trương đúng đắn của Đảng, nhờ việc thể
chế hóa của Nhà nước về những chủ trương đó nên dân chủ trong xã hội
đã có những bước tiến đáng kể:
- Một là, nhân dân ta cảm nhận bầu không khí dân chủ hơn, cởi mở hơn
trong xã hội. Ở cơ sở, người dân đã chủ động bàn bạc, tham gia ý kiến,
thực hiện quyền làm chủ, bày tỏ chính kiến của mình; đồng thời, tích
cực tham gia công tác xây dựng Đảng, chính quyền, thể hiện tốt vai trò
giám sát đối với cán bộ, đảng viên, thẳng thắn góp ý kiến về hoạt động
của các cơ quan nhà nước ở địa phương.
- Hai là, việc thực hành dân chủ trong xã hội đã có những bước tiến căn
bản trong các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa và xã hội.
Quyền công dân, quyền con người được khẳng định rõ ràng trong Hiến
pháp năm 2013. Có thể nói, một trong thành tựu quan trọng của đổi mới
là nền dân chủ đang được hình thành, đang đóng vai trò là động lực của sự phát triển xã hội 2.2.Hạn chế
2.2.1. Dân chủ trong Đảng
Công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến
đấu còn hạn chế, chưa sâu sát thực tế, chưa linh hoạt. Tình trạng suy
thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống một phần là do công tác tư tưởng chưa làm tốt
chức năng, nhiệm vụ giáo dục chính trị và tư tưởng. Các thông tin chưa
được cung cấp thường xuyên để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra. Chưa thật sự mở rộng dân chủ trong tự do ngôn luận, lắng nghe các
ý kiến khác biệt. Vẫn tồn tạitình trạng nói nhiều, làm ít hoặc nói nhưng không làm.
Công tác tổ chức, cán bộ vẫn chậm được đổi mới, còn một số biểu hiện
trì trệ, yếu kém, bất cập. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có quá
nhiều đầu mối, trách nhiệm tập thể và cá nhân không rõ ràng, chất
lượng hoạt động và hiệu quả thấp. Bộ máy còn cồng kềnh, chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền của nhiều cơ quan còn chồng chéo; cơ chế vận
hành và nhiều quan hệ còn bất hợp lý. Chưa thực sự lắng nghe ý kiến
của nhân dân về tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, sử dụng và đánh giá cán bộ.
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là
chưa thực hành đầy đủ dân chủ trong công tác này. Hầu hết các vụ tham
nhũng, tiêu cực không phải do cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan kiểm tra
phát hiện được mà chủ yếu do nhân dân phát hiện, tố cáo hoặc báo chí
nêu. Vì vậy, phải xây dựng đầy đủ, đồng bộ cơ chế, chính sách để nhân
dân tham gia kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên,
Trong Đảng vẫn còn tệ gia trưởng, độc đoán, dân chủ hình thức, đồng
thời vô tổ chức, vô kỷ luật. Nhiều việc đưa ra tập thể cấp ủy bàn bạc,
nhưng chỉ cốt để hợp thức hóa ý đồ của cá nhân người đứng đầu.
Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều
nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối
quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót,
khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm.
2.2.2. Dân chủ trong Nhà nước
Dân chủ trong Nhà nước vẫn còn những hạn chế nhất định. Quyền lực
nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước, giao cho
những con người cụ thể, mà ở con người cụ thể khi các dục vọng, thói
quen nổi lên thì khả năng sai lầm trong việc thực thi quyền lực càng lớn.
Không thể khẳng định người được ủy quyền luôn làm đúng, làm đủ
những gì mà nhân dân ủy quyền. Vì vậy, phải kiểm soát quyền lực nhà
nước để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền.
Nhà nước còn chậm thể chế hóa các chủ trương của Đảng về dân chủ
thành pháp luật, thành quy chế, nên các chủ trương của Đảng đi vào
cuộc sống rất chậm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
2.2.3. Dân chủ trong xã hội
Thứ nhất, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và
nhân dân còn nhiều hạn chế, nên thiếu trách nhiệm trong việc triển khai
thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Thứ hai, nhiều chủ trương về thực hành dân chủ trong xã hội chưa được
thể chế hóa, nên chủ trương thì đúng và hay, nhưng thực tế thực hành
dân chủ trong xã hội chưa tốt. Việc thực hành dân chủ còn mang tính
hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ để gây chia rẽ, làm mất đoàn
kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Thứ ba, việc giải quyết yêu cầu phát huy dân chủ, tự do ngôn luận, lắng
nghe các ý kiến khác biệt, tư duy phản biện trong xã hội với việc giữ
vững kỷ luật, kỷ cương, phép nước còn nhiều bất cập. Tình trạng tách
rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, dân chủ và pháp luật
còn xuất hiện ở không ít người. Trong xã hội còn không ít hiện tượng
vừa chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ hay dân chủ hình thức, lại
vừa dân chủ quá trớn, cực đoan.
Thứ tư, chưa có cơ chế bảo đảm để nhân dân thực hiện vai trò chủ thể
của quyền lực, trên thực tế, quyền lực vẫn thuộc về các cơ quan nhà
nước. Việc nhân dân giám sát chính quyền cũng chưa có cơ chế rõ ràng,
trên thực tế, việc giám sát này còn rất mờ nhạt.
Thứ năm, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đồng bộ, không thống
nhất, hay thay đổi gây khó khăn cho các cơ quan thi hành pháp luật và
nhân dân, ảnh hưởng đến việc thực hành dân chủ trong xã hội.