Nội dung thuyết trình đại cương pháp luật - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Nội dung thuyết trình đại cương pháp luật - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH PLĐC
I. Thừa kế
1. Thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại
gọi là di sản.
Thừa kế là quyền cơ bản của công dân.
2. Nguyên tắc pháp luật về thừa kế
- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật
quy định.
- Thời hiệu thừa kế để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm
đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế
đang quản lý di sản đó, theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236
của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 623.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để
lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
II. Thừa kế theo di chúc:
1. Khái niệm và đặc điểm của di chúc
Di chúc là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt của họ
cho người khác hưởng sau khi người lập di chúc chết.
Một người có thể có nhiều bản di chúc định đoạt một loại tài sản mà những bản di chúc
này đều thể hiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với những quy định của pháp luật là di
chúc thể hiện ý chí sau cùng của người lập di chúc.
- Di chúc chính là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc
- Di chúc nhằm chuyển dịch tài sản cho người khác sau khi người lập di chúc chết
- Di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết.
Người thừa kế:
Là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau
thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp
người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thời điểm mở thừa kế theo di chúc
Thời điểm mở thừa kế theo di chúc là việc công khai nội dung di chúc của người chết.
Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố
một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71
của Bộ luật dân sự.”
Như vậy, thời điểm mở thừa kế có di chúc là lúc người để lại di chúc qua đời. Thời điểm
này được xác định dựa trên giấy chứng tử của người chết hoặc Tòa án xác định ngày chết
của người bị tuyên bố là đã chết được ghi trong bản án.
*Địa điểm mở thừa kế theo di chúc
Khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định
được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có
phần lớn di sản.
Hiệu lực của di chúc
Di chúc chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế ( khoản 1 điều 667
BLDS )
Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp:
+ Người thừa kế di chúc chết hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
+ Vào thời điểm thừa kế, di sản không còn hoặc chỉ còn lại một phần
+ Di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại.
2. Người lập di chúc:
Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Điều 625. Người lập di chúc
1. Người thành niênđủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ
luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được
cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”
Như vậy, người lập di chúc theo quy định pháp luật “cá nhân” không phảiquan, tổ
chức. Căn cứ vào năng lực chủ thể của mỗi cá nhân trong việc nhận thức và thể hiện ý chí cũng
như khả năng tạo lập được tài sản thuộc sở hữu của mình pháp luật quy định hai chủ thể
người có quyền lập di chúc gồm:
2.1. Người thành niên đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
630 của BLDS 2015:
Người lập di chúc trong trường hợp này có hai điều kiện là:
“người thành niên” và
“minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép”
Về quy định người thành niên trong BLDS 2015, Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định
rằng “người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên”.
Người thành niên luôn được coi người năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp
người đó bị mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 BLDS 2015), hạn chế năng lực hành vi dân sự
(Điều 23 BLDS 2015) hoặc bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 24 BLDS 2015).
Pháp luật trao cho chủ thể này quyền lập di chúc bởi đây là chủ thể có khả năng nhận thức, thực
hiện hành vi và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong việc xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự.
2.2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc,
nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc:
Người lập di chúc trong trường hợp này có điều kiện là:
“người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi” và
“được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.
Quy định này khắc phục được sự băn khoăn về việc cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về vấn
đề cho lập di chúc hay đồng ý về nội dung định đoạt tài sản trong di chúc mà Điều 647 trong Bộ
luật Dân sự năm 2005 chưa quy định rõ. Bên cạnh đó, quy định này căn cứ vào Điều 21 Bộ Luật
Dân sự năm 2015: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực
hiện giao dịch trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân
sự khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”
Những người ở độ tuổi này thường chưa nhận thức đầy đủ của việc thực hiện hành vi cũng như
hậu quả của việc lập di chúc, vậy pháp luật quy định cần phải sự kiểm soát của cha, mẹ
hoặc người giám hộ.
3. Quyền của người lập di chúc:
Theo Điều 626 BLDS 2015, người lập di chúc có các quyền sau:
Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
2. Điều kiện và hình thức để di chúc có hiệu lực:
Điều kiện để di chúc có hiệu lực:
- Người đã thành niên, trừ trường hợp người đó đã bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ
đồng ý.
- Người lập di chúc minh mẫn sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa đối, đe
dọa hoặc cưỡng ép.
- Nội dung di chúc không trái với pháp luật, đạo đức xạ hội, hình thức không trái
quy định pháp luật.
Hình thức:
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc tự viết tay và kí
vào bản di chúc;
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ
vào di chúc trước mặt những người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Di chúc miệng: Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật
hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc
miệng, phải có ít nhất 2 người làm chứng và ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ.
Nếu sau 3 tháng kể từ khi lập di chúc mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn thì di
chúc sẽ bị hủy bỏ.
Nhận, từ chối nhận di sản
- Người thừa kế quyền nhận phần di sản từ người chết nếu người chết
đồng ý di tặng một phần tài sản cho mình, hoặc từ chối nhận di sản, trừ
trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của
mình đối với người khác.
- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải
báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di
sản, quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
- Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu
tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không từ chối nhận di sản thì được coi
là đồng ý nhận thừa kế.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa
kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập
di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định
tại Điều 620 hoặc họ những người không quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1
Điều 621 của Bộ luật này.
Như vậy, trong trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều 644 nêu trên không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng di sản thừa kế bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên quy định này không áp dụng cho trường hợp đối với người từ chối nhận di sản thừa kế
hoặc là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.
| 1/5

Preview text:

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH PLĐC I. Thừa kế 1. Thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.
Thừa kế là quyền cơ bản của công dân.
2. Nguyên tắc pháp luật về thừa kế
- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
- Thời hiệu thừa kế để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm
đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế
đang quản lý di sản đó, theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: 
Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236
của Bộ luật Dân sự năm 2015. 
Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623. 
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để
lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
II. Thừa kế theo di chúc:
1. Khái niệm và đặc điểm của di chúc
Di chúc là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt của họ
cho người khác hưởng sau khi người lập di chúc chết.
Một người có thể có nhiều bản di chúc định đoạt một loại tài sản mà những bản di chúc
này đều thể hiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với những quy định của pháp luật là di
chúc thể hiện ý chí sau cùng của người lập di chúc.
- Di chúc chính là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc
- Di chúc nhằm chuyển dịch tài sản cho người khác sau khi người lập di chúc chết
- Di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết. Người thừa kế:
Là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau
thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp
người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thời điểm mở thừa kế theo di chúc
Thời điểm mở thừa kế theo di chúc là việc công khai nội dung di chúc của người chết.
Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố
một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71
của Bộ luật dân sự.”
Như vậy, thời điểm mở thừa kế có di chúc là lúc người để lại di chúc qua đời. Thời điểm
này được xác định dựa trên giấy chứng tử của người chết hoặc Tòa án xác định ngày chết
của người bị tuyên bố là đã chết được ghi trong bản án.
*Địa điểm mở thừa kế theo di chúc
Khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định
được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Hiệu lực của di chúc
Di chúc chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế ( khoản 1 điều 667 BLDS )
Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp:
+ Người thừa kế di chúc chết hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
+ Vào thời điểm thừa kế, di sản không còn hoặc chỉ còn lại một phần
+ Di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại. 2. Người lập di chúc:
Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Điều 625. Người lập di chúc
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ
luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được
cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”
Như vậy, người lập di chúc theo quy định pháp luật là “cá nhân” mà không phải là cơ quan, tổ
chức. Căn cứ vào năng lực chủ thể của mỗi cá nhân trong việc nhận thức và thể hiện ý chí cũng
như khả năng tạo lập được tài sản thuộc sở hữu của mình mà pháp luật quy định hai chủ thể là
người có quyền lập di chúc gồm:
2.1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của BLDS 2015:
Người lập di chúc trong trường hợp này có hai điều kiện là:
“người thành niên” và
“minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép”
Về quy định người thành niên trong BLDS 2015, Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định
rằng “người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên”.
Người thành niên luôn được coi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp
người đó bị mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 BLDS 2015), hạn chế năng lực hành vi dân sự
(Điều 23 BLDS 2015) hoặc bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 24 BLDS 2015).
Pháp luật trao cho chủ thể này quyền lập di chúc bởi đây là chủ thể có khả năng nhận thức, thực
hiện hành vi và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2.2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc,
nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc:
Người lập di chúc trong trường hợp này có điều kiện là: 
“người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi” và
“được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.
Quy định này khắc phục được sự băn khoăn về việc cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về vấn
đề cho lập di chúc hay đồng ý về nội dung định đoạt tài sản trong di chúc mà Điều 647 trong Bộ
luật Dân sự năm 2005 chưa quy định rõ. Bên cạnh đó, quy định này căn cứ vào Điều 21 Bộ Luật
Dân sự năm 2015: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực
hiện giao dịch trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân
sự khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”

Những người ở độ tuổi này thường chưa nhận thức đầy đủ của việc thực hiện hành vi cũng như
hậu quả của việc lập di chúc, vì vậy pháp luật quy định cần phải có sự kiểm soát của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
3. Quyền của người lập di chúc:
Theo Điều 626 BLDS 2015, người lập di chúc có các quyền sau: 
Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. 
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. 
Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. 
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. 
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
2. Điều kiện và hình thức để di chúc có hiệu lực:
Điều kiện để di chúc có hiệu lực:
- Người đã thành niên, trừ trường hợp người đó đã bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Người lập di chúc minh mẫn sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa đối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
- Nội dung di chúc không trái với pháp luật, đạo đức xạ hội, hình thức không trái quy định pháp luật. Hình thức:
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc tự viết tay và kí vào bản di chúc;
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ
vào di chúc trước mặt những người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Di chúc miệng: Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật
hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc
miệng, phải có ít nhất 2 người làm chứng và ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ.
Nếu sau 3 tháng kể từ khi lập di chúc mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn thì di chúc sẽ bị hủy bỏ.
Nhận, từ chối nhận di sản
- Người thừa kế có quyền nhận phần di sản từ người chết nếu người chết
đồng ý di tặng một phần tài sản cho mình, hoặc từ chối nhận di sản, trừ
trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của
mình đối với người khác.
- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải
báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di
sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có
địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
- Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu
tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi
là đồng ý nhận thừa kế.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa
kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập
di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định
tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1
Điều 621 của Bộ luật này.
Như vậy, trong trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều 644 nêu trên không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng di sản thừa kế bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên quy định này không áp dụng cho trường hợp đối với người từ chối nhận di sản thừa kế
hoặc là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.