Nội dung Triết học Mác - Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tất nhiên và ngẫu nhiên. Nội dung và hình thức. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Ý nghĩa phương pháp luận. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên:
- Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên:
Tất nhiên là phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu
vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được.
Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu
vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp
nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không
xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện khác đi.
- Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
+ Tất nhiên luôn bộc lộ thông qua vô số ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là hình thức
biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò nhát định trong quá trình phát triển của sự
vật, hiện tượng; trong đó, tất nhiên đóng vai trò quyết định sự phát triển, còn ngẫu
nhiên có thể chi phối, làm cho sự phát triển ấy diễn ra nhanh hay chậm.
+ Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ là tương đối, biểu hiện, thậm chí.
Giữa chúng có thể chuyển hóa cho nhau.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, cần dựa vào tất nhien chứ không thể dụa vào ngẫu nhiên
Thứ hai, chỉ có thể tìm ra được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những ngẫu nhiên.
Thứ ba, không nên bỏ qua ngẫu nhiên mà phải có những phương án dự phòng
trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ.
Thứ tư, trong thực tiễn, cần tạo ra điều kiện thuận lợi để cái ngẫu nhiên phù hợp
với thực tiễn thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp thực tiễn thành ngẫu nhiên. - Ví dụ:
Thí dụ gieo một con xúc xắc sẽ có một trong sáu mặt úp và một trong sáu mặt ngửa
là tất nhiên, nhưng mặt nào sấp, mặt nào ngửa ở mỗi lần tung lại không phải là cái
tất nhiên mà là cái ngẫu nhiên.
Cần chú ý phạm trù tất nhiên có quan hệ với phạm trù "cái chung", nguyên nhân,
tính quy luật, nhưng không đồng nhất với những phạm trù đó. Cái tất yếu là cái
chung, nhưng không phải mọi cái chung đều là tất yếu. Nếu cái chung được quyết
định bởi bản chất nội tại của sự vật, khi đó cái chung gắn liền với cái tất nhiên, là
hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Nếu cái chung không được quyết định bởi bản
chất nội tại, mà chỉ là những sự lặp lại một số những thuộc tính khác ổn định nào
đấy của sự vật, khi đó cái chung là hình thức thể hiện của cái ngẫu nhiên. Thí dụ,
mọi người sinh ra đều có nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, học tập. Đây là những nhu cầu
liên quan đến sự tồn tại của con người. Do vậy đây là cái chung tất yếu. Nhưng sự
giống nhau về sở thích ăn, mặc... không phải là cái liên quan đến sự sống còn của
con người mà do ý muốn chủ quan của mỗi người quyết định, do vậy đây là cái chung ngẫu nhiên.
Không phải chỉ có cái tất nhiên mới có nguyên nhân, mà cả ngẫu nhiên và tất nhiên
đều có nguyên nhân. Đồng thời cũng không nên cho những hiện tượng con người
chưa nhận thức được nguyên nhân là hiện tượng ngẫu nhiên, còn những hiện tượng
con người đã nhận thức được nguyên nhân và chi phối được nó là cái tất nhiên.
Quan niệm như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan, vì đã thừa nhận sự tồn
tại của cái ngẫu nhiên và tất nhiên là do nhận thức của con người quyết định. Tất
nhiên và ngẫu nhiên đều có quy luật, những quy luật quy định sự xuất hiện cái tất
nhiên khác với quy luật quy định sự xuất hiện cái ngẫu nhiên.
4. Nội dung và hình thức:
- Khái niệm nội dung và hình thức:
Nội dung là phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt, những yếu tố, những
quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
Hình thức là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,
hiện tượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.
Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có hình thức
bên trong và hình thức bên ngoài nhưng phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu
đến hình thức bên trong của sự vật (tức là cơ cấu bên trong của nội dung). Trong
cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên
trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ không chi nói đến hình
thức bề ngoài của sự vật. Ví dụ:
• Khi phân tích mỗi phân tử nước (H.O) đã cho thấy: Nội dung là các yếu tố vật
chất làm cơ sở cầu thành nên nó, gồm 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxy; hình
thức là các cách thức liên kết hóa học của chúng, đó là liên kết H -0 - H.
• Xét trong một quá trình sản xuất: Nội dung là tất cả các yếu tố con người, công
cụ lao động, đối tượng lao động, các quá trình con người sử dụng công cụ lao động
để tác động vào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm cần thiết cho con người; hình
thức là trình tự thiết cho con người; hình thức là trình tự kết hợp, thứ tự sắp xếp kết
hợp, thứ tự sắp xếp tương đối bền vững các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất,
quy định đến vị trí của người sản xuất đối với tư liệu sản xuất và sản phẩm của quá trình sản xuất.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
+ Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau.
• Bất kỳ sự vật nào cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức. Không có sự vật
nào chi cô nội dung mà không cô hinh thức, hoạc chi cô hinh thức mà không có nội
dung. Do vậy, nội dung và hình thức phải thông nhât với nhau thì sự vật mới tôn tại.
• Những mặt, những yếu tố... vừa là chất liệu làm nên nội dung, vừa tham gia vào
các mỗi liên hệ tạo nên hình thức. Do đó, nội dung và hình thức không tách rời
nhau mà gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau. Không có một hình thức nào không
chứa đựng nội dung, và cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong hình thức.
• Cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức.
Ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau. Vi dụ:
• Nội dung của ngôi nhà là để ở, ở trong có nhiều đồ gia dụng. Hình thức ban đầu
của ngôi nhà là có 02 phòng ngủ, 01 phòng khách... Chủ nhà thu hẹp diện tích
phòng khách đề có 03 phòng ngủ. Như vậy, hình thức ngôi là đã thay đổi.
• Một thời gian sau, chủ nhà bán nhà, người khác sử dụng chính căn nhà đó làm
văn phòng. Khi đó, nội dung căn nhà đã thay đổi.
- Nội dung quyết định hình thức
• Nội dung có khuynh hướng biến đồi, còn hình thức có khuynh hướng ổn định
tương đối, biến đồi chậm hơn nội dung. Vì vậy, sự biến đổi và phát triển của sự vật
bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung, nội dung biến đổi trước, hình thức biến đổi sau
cho phù hợp với nội dung. • Ví dụ:
Nội dung quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ bạn bè, khi đó hình thức quan hệ
giữa hai người không có "giấy chứng nhận". Khi anh A và chị B kết hôn, nội dung
quan hệ đã thay đổi, thì hình thức quan hệ buộc phải thay đổi khi hai người buộc
phải có "giây chứng nhận kết hôn".
+ Hình thức có tính tác động trở lại với nội dung
: Hình thức phủ hg pvồi nợp dùng ổi thứng sâ hội dùm hảá sư phát trin của nội dung.
Song sự kìm hãm ây chi mang tính tạm thời, theo tính tất yếu khách quan hình thức
cũ phải được thay thế bằng hình thức mới cho phủ hợp với nội dung
- Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau
• Ví dụ: trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí tác phẩm là hình
thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc trang trí tác phẩm
cũng dc coi như là nội dung công việc của người họa sỹ trình bày.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Không tách rời nội dung với hình thức.
Do nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động thực
tiễn, ta cân chông lại mọi khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức. Ở đây cần
chống lại hai thái cực sai lầm:
• Tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung.
Ví dụ: Trong cuộc sống chi coi trọng vật chất xa hoa mà coi nhẹ tâm hồn con người.
• Tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức.
Ví dụ: Trong cuộc sống, chi biết đến rèn luyện nhân cách, tâm hồn mà không chú ý
đến phương tiện vật chất tối thiểu.
+ Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật.
Vì nội dung quyết định hình thức nên để xét đoán sự vật nào đấy, cần cặn cứ trước
hết vào nội dung của nó. Và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì cần tác động để thay
đổi trước hết nội dung của nó.
+ Phải theo dõi sát mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
Hình thức chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung nên để
thúc đây sự vật, hiện tượng phát triền nhanh, cần chú ý theo dõi mỗi quan hệ giữa
nội dung đang phát triển với hình thức ít thay đổi, và khi giữa nội dung với hình
thức xuất hiện sự không phù hợp thì trong những điều kiện nhất định, phải can
thiệp vào tiến trình khách quan, đem lại sự thay đổi cần thiết về hình thức đề nó trở
nên phù hợp với nội dung đã phát triển và bảo đảm cho nội dung phát triển hơn
nữa, không bị hình thức cũ kim hãm.
+ Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật
Một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại nên cần sử dụng mọi
hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc phải cải biến các hình thức vốn
có, lấy hình thức này bổ sung, thay thế cho hình thức kia để làm cho bất kỳ hình
thức nào cũng trở thành công cụ phục vụ nội dung mới.
Ví dụ: Lòng yêu nước cân phải biêu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh của mỗi người dân Việt Nam, chẳng hạn: quyên góp tiền
ủng hộ người nghèo,ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, tỏng quân khi đất nước
yêu cầu,học giỏi để giúp nước,...
V.I. Lênin kịch liệt phê phán những thái độ:
Chi thừa nhận các hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ, chi muốn làm theo hình thức cũ.
Phủ nhận vai trò của hình thức cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội, thay
đổi hình thức cũ một cách tuỳ tiện, vô căn cứ.