Nội dung về tội ác chiến tranh xâm lược - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nội dung về tội ác chiến tranh xâm lược - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kỹ năng Sử dụng Tiếng việt (LE 106DV01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG VỀ TỘI ÁC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC I.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MÔN HỌC LSĐCSVN
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một chuyên ngành, một bộ phận của khoa học lịch sử. Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, là cả một pho lịch sử bằng
vàng. Đó chính là tính khoa học, cách mạng, giá trị thực tiễn sâu sắc trong Cương lĩnh, đường lối
của Đảng; là sự lãnh đạo đúng đắn, đáp ứng kịp thời những yêu cầu, nhiệm vụ do lịch sử đặt ra;
những kinh nghiệm, bài học có tính quy luật, lý luận của cách mạng Việt Nam và những truyền
thống vẻ vang của Đảng. Nghiên cứu học tập môn lịch sử Đảng không chỉ nắm vững những sự
kiện cột mốc lịch sử mà cần thấu hiểu những vấn đề trong quá trình lãnh đạo và đấu tranh, để vận
dụng phát triển trong thời kì đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế hiện nay. II.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUYẾN THAM QUAN
Một số bảo tàng hiện nay còn lưu giữ lại những hình ảnh, những vũ khí, đồ vật... liên quan trong
các cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Qua đó chúng em cảm nhận sâu sắc được sự khốc liệt, tội ác, hậu
quả chiến tranh của các thế lực xâm lược đã gây ra cho người dân Việt Nam. Từ đó để thấy được
từ trong nghiệt ngã, đớn đau về cả tinh thần lẫn thể xác là sự khát khao, ý chí kiên cường vươn lên,
hướng tới hòa bình ngày càng mãnh liệt.
Chúng em tới thăm Viện bảo tàng Chứng tích Chiến tranh nằm ở số 28 Đường Võ Văn Tần –
Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng là một sự diễn đạt lịch sử trực tiếp về chặng đường tiến tới nền
độc lập của Việt Nam – một chặng đường đẫm máu đầy những chết chóc và bom mìn kéo dài gần
hết cả thế kỷ 20 và được bắt đầu với cuộc chiến chống lại sự xâm lược của người Pháp. “Việt Nam
có quyền được hưởng tự do và độc lập” – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết.
Có lẽ những gì được kể lại trong sách vở chưa thể nào tái hiện lại được tính khốc liệt của các cuộc
chiến tranh. Vì vậy chúng em đã có một cuộc ghé thăm đến bảo tàng chứng tích chiến tranh để
được tìm hiểu thêm một cách chân thực nhất lịch sử hào hùng của nước ta, quả thật đây là một trải
nghiệm giáo dục và lịch sử sâu sắc đối với chúng em.
Bảo tàng đã có một hệ thống trưng bày bao gồm:
- Chuyên đề "Những sự thật lịch sử"
Chuyên đề gồm 66 ảnh, 20 tài liệu, 153 hiện vật giới thiệu quá trình thực dân Pháp, quân đội
Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Chuyên đề "Hồi Niệm - Bộ sưu tập ảnh về chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam"
Là bộ sưu tập ảnh về chiến tranh Việt Nam do 2 nhà báo ảnh người Anh là Tim Page và
Horst Faas thực hiện dưới sự giúp đỡ của Thông tấn xã Việt Nam. Bộ sưu tập ảnh gồm 275
bức ảnh của 134 phóng viên, thuộc 11 quốc tịch đã chết trong khi làm nhiệm vụ trên chiến
trường ở Đông Dương.
- Chuyên đề "Việt Nam - Chiến tranh và hòa bình"
Bộ sưu tập ảnh phóng sự: "Việt Nam- Chiến tranh và hoà bình" gồm 123 ảnh của nhà
nhiếp ảnh Nhật Bản Ishikawa Bunyo.
- Chuyên đề "Tội ác chiến tranh xâm lược"
Chuyên đề gồm 125 ảnh, 22 tài liệu, 243 hiện vật giới thiệu những chứng tích tội ác và hậu
quả của chiến tranh xâm lược đối với đất nước và người dân Việt Nam.
- Chuyên đề "Hậu quả chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh xâm lược Việt Nam"
Chuyên đề gồm 100 ảnh, 10 tài liệu, 20 hiện vật. Trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật về hậu
quả chất độc hoá học do quân đội Mỹ gây ra và sự vượt khó vươn lên của các nạn nhân chất
độc da cam/dioxin Việt Nam.
Tuy chiến tranh đã kết thúc, nhưng những di hại của chất độc da cam vẫn tồn tại hết sức nặng nề.
Phong trào đấu tranh lên án tội ác của chính quyền và các công ty sản xuất hoá chất của Mỹ cũng
như phong trào đấu tranh đòi lại công lý cho các nạn nhân chất độc da cam đang được sự ủng hộ
rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
- Chuyên đề "Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam"
Chuyên đề gồm 40 ảnh, 14 bảng trích, bản đồ, 21 hiện vật giới thiệu hệ thống trên 200 nhà tù,
do Mỹ và chính quyền Sài Gòn dựng lên nhằm đàn áp những người Việt Nam yêu nước. Đặc
biệt chuyên đề còn giới thiệu một số nhà tù điển hình của sự tàn ác, được mệnh danh là
những địa ngục trần gian như Côn Đảo, Phú Quốc, Chí Hòa, Tân Hiệp, Thủ Đức... Người
xem được giới thiệu một số phương thức, hình cụ cực kì dã man nhằm đàn áp tra tấn hành
hạ tù chính trị và tù binh.
- Chuyên đề "Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến"
Chuyên đề gồm 100 ảnh, 145 tư liệu hiện vật giới thiệu phong trào nhân dân thế giới (kể cả
nhân dân Mỹ) đoàn kết ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống chiến tranh xâm lược.
- Chuyên đề "Hiện vật vũ khí trưng bày ngoài trời"
Vừa vào cổng sẽ là nơi trưng bày ngoài trời những khẩu pháo, xe tăng, máy bay Mỹ đã từng
được sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược VN.
Chuồng cọp: nơi biệt giam khắc nghiệt nhất, nỗi ám ảnh kinh hoàng của những người tù cách
mạng, bước vào đây sẽ nhìn thấy được bức tranh về tội ác nhà tù Phú Quốc, bên cạnh đó là
những tài liệu về hình thức tra tấn dã man ở chuồng cọp.
Máy chém - dụng cụ chặt đầu người bị án tử hình được thực dân Pháp sử dụng rộng rãi và chính
quyền Ngô Đình Diệm đưa đi nhiều nơi để sử dụng, khủng bố tinh thần những người yêu nước,
- Phòng trải nghiệm dành cho thiếu nhi: "Bồ Câu Trắng"
III. Chuyên đề 6 : tội ác chiến tranh xâm lược.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ đã gây ra nhiều tội ác mà đến nay,
những con người từng phạm tội và cả những nạn nhân vẫn không thể quên được đó là những vụ
thảm sát, tra tấn, ném bom, rải chất độc da cam… Chiến tranh đã đi xa nhưng nỗi đau vẫn còn đó,
hằng ngày, hằng giờ vẫn còn nhiều người là nạn nhân của chiến tranh đang vẫn phải vật lộn với nỗi
đau về thể xác và tinh thần. Có những nỗi đau diễn ra trong giây lát, nhưng có những nỗi đau
truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sống trong một đất nước hòa bình,
độc lập như ngày hôm nay chúng ta không quên lịch sử hào hùng của dân tộc.Trong Tuyên ngôn
độc lập Hoa Kỳ năm 1776 đã nêu rõ “Chúng em khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi
người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm
phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.” Thế nhưng đối với
chúng người dân Việt Nam ta không có những quyền lợi như vậy chúng tước đoạt quyền tự
do,quyền được sống,và mong muốn được hạnh phúc của người dân Việt Nam ta. Đặc biệt sau khi
đi Bảo Tàng Chứng tích chiến tranh chúng em được tìm hiểu rõ hơn về hai cuộc thảm sát mà Quân
đội Mỹ đã thực hiện với nhân dân ta. Không kể người trẻ người lớn,không kể người già trẻ
con,không kể đàn ông đàn bà tất cả đều hi sinh dưới họng súng của bọn đế quốc tàn ác. Đầu tiên là
cuộc thảm sát Thạnh Phong xảy ra vào ngày 25/2/1969 tại Khâu Băng ( ấp Thạnh Hòa,xã Thạnh
phong,huyện Thạnh Phú,tỉnh Bến Tre) do lực lượng biệt kích SEAL của quân đội Mỹ đứng đầu là
Bob Kerrey chỉ huy đã giết hại hàng loạt người dân vô tội của ta. Thạnh Phong là một xã nghèo
ven biển ở Bến Tre. Đây là một căn cứ địa cách mạng, nơi tiếp nhận chi viện vũ khí từ miền Bắc
theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Thời đó, vùng này bị chính quyền Sài Gòn đánh dấu là vùng
bắn tự do (free-fire zone). Người dân được yêu cầu di tản đến các “ấp chiến lược”, những ai không
hợp tác có thể bị coi là Việt Cộng hoặc “cảm tình Cộng Sản”. Lính Mỹ thỉnh thoảng lại đến đây tra
khảo thông tin, nghi ngờ sao trong làng không có đàn ông thanh niên, có phải tham gia Việt Cộng
hết rồi không. Theo lời kể của nhân chứng bà Phạm Thị Lãnh: Hôm đó, nghe tiếng kêu ở ngôi nhà
đầu làng, bà chạy đến nấp sau bụi chuối và thấy lính Mỹ vào nhà lôi ông già ra cắt cổ. Vợ ông
cũng bị đâm chết. 3 đứa cháu nhỏ, 2 gái 1 trai, dù sợ sệt trốn vào ống cống cũng bị lôi ra giết. Sau
đó, toán lính vào sâu trong làng.
Bà cùng 5 đứa con, đứa lớn nhất 12 tuổi, trốn xuống hầm. Lính Mỹ vào nhà bà lục soát và đập phá.
Mấy đứa nhỏ sợ quá khóc, bà phải xé mền bịt miệng lại. May thay, lũ lính không phát hiện ra. Tuy
nhiên, gia đình bà Bùi Thị Lượm (có báo gọi là Nguyễn Thị Lượm) gần đó thì không may mắn như
thế. Bà kể, khi nghe tiếng súng nổ và la hét từ đầu làng vọng lại, cả gia đình và họ hàng tổng cộng
16 người lập tức xuống hầm trú ẩn. Tuy nhiên, toán lính phát hiện ra, và bắt mọi người lên, ngồi
rúm ró lại 1 chỗ với nhau. Bọn chúng bàn luận xì xồ. Hai bà lão quỳ lạy xin tha cho mọi người. Vô
ích. Lũ lính nã đạn từ khoảng cách gần. Duy nhất bà Lượm, khi đó 12 tuổi, ở gần cửa hầm, bị sức
ép hoặc bằng cách nào đó đã trở ngược được vào hầm, bò đến góc xa, và may mắn sống sót. 15
người còn lại đều bị bắn chết dã man, tất cả là đàn bà và trẻ con, trong đó theo bà Lượm thì có 2
người đang mang thai. Bà Lượm trúng đạn bị thương ở đầu gối. Cứ nghĩ đám lính sẽ chỉ tra khảo
rồi đi như những lần trước.
Ai ngờ. Giá như biết chúng sẽ bắn thì mọi người cứ liều chạy đi rồi, ai sống thì sống. Bà Nguyễn
Thị Khoe cho mình là người may mắn. Bà kể: “Khuya nào em cũng dẫn ba đứa con đi kéo lưới,
hôm đó vừa ra khỏi nhà được một chút thì thấy lính Mỹ đi từ bến tàu lên bờ, rồi đến từng nhà tìm
người. Nghĩ mấy ổng cũng đi như mọi lần thôi, nhưng đang kéo lưới em nghe tiếng súng nổ.” Một
số người khác, ví dụ ông Sáu Rừng, cũng kể lại câu chuyện. Tuy nhiên, họ là người đến hiện
trường sau khi lính Mỹ đã bỏ đi. Kết thúc vụ thảm sát 21 người dân vô tội đã phải chết,trong đó có
hai phụ nữ mang thai nên con số chính xác là 23 nạn nhân vô tội cho cuộc truy tìm một cán bộ của
Mặt Trận dân tộc giải phóng Miền Nam của bọn đế quốc tàn ác. Ở bảo tàng còn có một đoạn văn cụ thể như sau: “ sic
Chưa dừng lại ở đó tội ác của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ còn được thể hiện rõ nét
ở vụ thảm sát Mỹ Lai chấn động ở trong nước lẫn quốc tế. Sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, sau
một đợt công kích dọn chỗ ngắn bằng pháo và súng máy bắn từ trực thăng, Đại đội Charlie đổ bộ
vào làng Sơn Mỹ. Các binh sĩ của đơn vị này không tìm thấy bất cứ lính Việt Cộng nào trong làng,
thay vào đó chỉ có những người dân thường, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đang cố gắng tìm chỗ ẩn
nấp trước cuộc càn quét của quân đội Mỹ. Nhiều người trong làng vẫn còn đang nấu cơm sáng.
Tuy nhiên, binh lính đã răm rắp tuân lệnh đại đội trưởng Medina. Cả đại đội bắt đầu giết chóc, .
Trung đội của thiếu úy William Calley bắt đầu xả súng vào các
, những người dân thường đầu tiên bị giết chết hoặc bị thương bởi các loạt đạn bừa bãi
này. Sau đó lính Mỹ bắt đầu hủy diệt tất cả những gì chuyển động, người, gia súc, gia cầm... Họ bị
giết bằng các loạt súng, bằng lưỡi lê hoặc bằng lựu đạn với mức độ tàn bạo mỗi lúc một cao. Lính
Mỹ quăng lựu đạn vào nhà mà không thèm bận tâm xem trong nhà có gì. Một sĩ quan túm tóc một
người đàn bà và dùng súng ngắn bắn thẳng vào người đó. Một phụ nữ vừa ôm con nhỏ bước ra
khỏi nhà liền bị bắn chết ngay lập tức, khủng khiếp hơn, một lính Mỹ liền dùng khẩu súng trường
tự động M16 xả đạn bắn tung xác đứa trẻ sơ sinh khi nó vừa rơi xuống đất.
Đài BBC News mô tả lại cảnh này:
Binh lính bắt đầu nổi điên, họ xả súng vào đàn ông không mang vũ khí, đàn bà, trẻ em và cả trẻ sơ
sinh. Những gia đình tụm lại ẩn nấp trong các căn lều hoặc hầm tạm bị giết không thương tiếc.
Những người giơ cao hai tay đầu hàng cũng bị giết... Những nơi khác trong làng, nỗi bạo tàn [của
lính Mỹ] mỗi lúc chồng chất. Phụ nữ bị cưỡng bức hàng loạt; những người quỳ lạy xin tha bị đánh
đập và tra tấn bằng tay, bằng báng súng, bị đâm bằng lưỡi lê. Một số nạn nhân bị cắt xẻo với dấu
"C Company" ("Đại đội C") trên ngực. Đến cuối buổi sáng thì tin tức của vụ thảm sát đến tai
thượng cấp và lệnh ngừng bắn được đưa ra. Nhưng Mỹ Lai đã tan hoang, xác người la liệt khắp nơi.[16]
Vài chục người bị dồn vào một mương nước và xả súng giết chết, một số chỗ khác cũng xảy ra
những giết hàng loạt như vậy[17]. Một nhóm lớn gồm khoảng 70 hoặc 80 dân làng nằm trong vòng
vây của Trung đội 1 ở trung tâm làng bị Calley đích thân giết hoặc ra lệnh cho cấp dưới giết. Các
binh sĩ của Trung đội 2 đã giết ít nhất từ 60 đến 70 dân làng bao gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em
trong khi đơn vị này càn qua nửa phía bắc của thôn Mỹ Lai 4 và Bình Tây[4].
Sau cuộc càn quét đầu tiên của Trung đội 1 và 2, Trung đội 3 được lệnh giải quyết bất cứ sự
"kháng cự còn lại" nào. Ngay lập tức lính Mỹ giết tất cả những người và gia súc nhưng
không may bị họ tìm được. Ngay cả những người giơ tay đầu hàng từ chỗ ẩn nấp hoặc những tiếng
rên cất lên từ các đống xác người cũng bị những lính Mỹ này "giải quyết". Trung đội 3 cũng là đơn
vị bao vây và giết một nhóm khoảng từ 7 đến 12 dân thường chỉ gồm phụ nữ và trẻ em[4].
Vì Đại đội Charlie không gặp bất cứ sự kháng cự nào của "quân địch", Tiểu đoàn 4 thuộc Trung
đoàn bộ binh số 3 bắt đầu chuyển hướng càn quét sang các xóm của thôn Mỹ Khê 4 và giết khoảng
90 dân thường. Có một binh sĩ Mỹ chết và 7 người khác bị thương vì mìn và bẫy cá nhân[4]. Trong
vòng 2 ngày tiếp theo, các đơn vị lính Mỹ tiếp tục việc đốt phá các làng xóm và tra tấn những người bị bắt.
Tại thôn Cổ Lũy, vừa bước ra khỏi máy bay, một trung đội đã xông vào xóm Mỹ Hội. Lính Mỹ
chia thành nhiều tốp, lục đến từng nhà, tìm đến từng hầm. Nhà bị lục đầu tiên là nhà ông Lệ lúc
trong hầm nhà này có 15 người đang trú ẩn. Thấy lính Mỹ kéo đến, 8 người trong hầm bước ra,
liền bị xả súng bắn chết tất cả, xác đè lên nhau. Lính Mỹ tiếp tục ném mìn vào hầm, giết nốt những người còn lại
Một tốp lính Mỹ khác kéo vào nhà chị Trinh ở cạnh. Con chị Trinh là cháu Đức 8 tuổi từ trong
hầm chạy ra liền bị bắn chết khi miệng còn ngậm đầy cơm. Giết xong cháu bé, tốp lính Mỹ đặt mìn
giật tung hầm giết chết cả thảy 7 người gồm mẹ con chị Trinh và ba mẹ con chị Hòa, không một ai được toàn thây.
Xác người dân bị giết bên cạnh ngôi nhà bị đốt cháy
Chị Võ Thị Mại vừa mới sinh hôm trước, sức yếu không kịp xuống hầm trú ẩn, đã bị lính Mỹ lột
hết quần áo rồi hãm hiếp cho đến chết. Đứa bé mới sinh và hai con chị đang núp trong hầm cũng bị
lính Mỹ bắn chết. Chị Ngôn có mang đến gần ngày sinh cũng bị hãm hiếp, hiếp xong lính Mỹ dùng
lưỡi lê đâm thủng bụng, bào thai lòi hai chân ra ngoài. Ba đứa con của chị cũng bị lính Mỹ bắn
chết tất cả. Chị Võ Thị Phụ bị bắn chết đang lúc cho con bú, lính Mỹ chất cỏ khô lên cả hai mẹ con
rồi châm lửa đốt. Thi thể hai mẹ con bị lửa thiêu co quắp cả chân tay, bộ xương của cháu bé vẫn
còn nằm nguyên trên xác mẹ.
Hai chị Ngô Thị Mùi, Ngô Thị Một bị lính Mỹ lôi ra khỏi hầm, thay nhau hãm hiếp, hiếp xong lính
Mỹ xô hai chị em vào lại trong hầm, giật mìn giết luôn cả hai chị em cùng 4 đứa con nhỏ của chị
Mùi trong đó. Gia đình ông Võ Mãi có bốn người bị giết hết. Hầm nhà ông Võ Toan có sáu người,
bị lính Mỹ ném lựu đạn vào giết chết 4 người. Hầm nhà bà Nguyễn Thị Thi bị đánh sập, có 2 bà
già và 6 em nhỏ bị chết, chỉ sót lại một cháu bé 10 tuổi bị thương nặng. Trong số 16 gia đình khác
trong xóm có 7 cụ già, 12 phụ nữ, 17 trẻ em dưới 15 tuổi đều bị bắn chết. Nhà cửa trong xóm đều
bị thiêu hủy. Cả thôn Cổ Lũy có 97 người bị tàn sát, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em. Con
số ghi lại tại Khu chứng tích Sơn Mỹ là 504 dân thường từ 1 tuổi đến 82 tuổi, trong đó có: 182 phụ
nữ (có 17 người đang mang thai), 173 trẻ em (có 56 em dưới 5 tháng tuổi), 60 cụ già trên 60 tuổi,
89 trung niên. Vụ thảm sát đã gây nên sự chấn động cho toàn thế giới vì sự khủng khiếp của quân
đội mỹ.về sau các chiến sĩ trong quân đội Mỹ vẫn luôn ám ảnh tâm lý về cuộc thảm sát này và cầu
mong sự tha thứ từ người dân Việt Nam. Vụ thảm sát Mỹ Lai đã để lại cho dân tộc Việt Nam một
mất mát quá lớn và sự căm phẫn sự tàn độc của bọn thực dân dế quốc.
Như vậy, chiến tranh đã qua đi thế nhưng hậu quả mà chiến tranh mang lại vẫn còn in hằn trong
tâm trí của những người dân Việt Nam. Trong số những người lính đã tham gia chiến đấu có
những người may mắn trở về với cuộc sống đời thường. Tuy nhiên họ vẫn phải mang trên vai gánh
nặng của chiến tranh. Nổi ám ảnh mang tên chiến tranh không chỉ hiện hữu ở những vết thương da
thịt. Mà nó hiện hữu trên chính con cái họ, trong những nụ cười ngây ngô, những ánh mắt không
bao giờ biết lớn, nỗi bất hạnh đau thương mà người dân vô tội đã phải gánh chịu xót xa hơn khi
trong số ấy có rất nhiều trẻ em ngây thơ là nạn nhân của “ chất độc màu da cam”. IV.
Cảm nhận sau chuyến tham quan tại bảo tàng chứng tích chiến tranh.
Sau buổi tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, đã lột trần sự tàn khốc của chiến tranh và
những tội ác của các thế lực thực dân đối với những phong trào mưu cầu độc lập thời bấy giờ.
Những đồ vật, những chứng tích, những bức ảnh và vật dụng cá nhân trưng bày đều là những
chứng nhân sống động về sự khốc liệt những mất mác của chiến tranh và tinh thần kiên cường bất
khuất của cả dân tộc Việt Nam. Những hình ảnh tư liệu ở bảo tàng là minh chứng cho sự tàn ác của
Đế quốc Mĩ. Nét trang trí cổ kính, những câu chuyện về anh hùng và đau thương, tất cả đều khiến
nhóm chúng em hiểu rõ hơn về sự khốc liệt trong quá khứ. Dù cuộc sống lúc bấy giờ của người
dân tuy nghiệt ngã, đau đớn từ thể xác đến tinh thần nhưng họ vẫn luôn cố gắng hướng tới một thế
giới hòa bình. Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ di tích, mà còn là không gian để ta suy ngẫm về ý
nghĩa của hòa bình và giữ gìn hồn quê hương. Làm nổi bật lên ý chí đấu tranh to lớn của các dân
tộc được xem là nhỏ bé trước các đế quốc hùng mạnh. Chiến tranh thật sự chưa bao giờ là có
nghĩa, nó chỉ mang đến những mất mát, những sự hy sinh cao cả mà đau đớn cho những người ở
lại. Những gì mà chiến tranh để lại chỉ toàn là máu và nước mắt của đồng bào, các anh đã ngã
xuống hi sinh anh dũng để có được nền hòa bình của nhân loại. Chiến tranh cũng chưa bao giờ là
sự lựa chọn của những con người vô tội và yêu chuộng hòa bình, mong muốn được sống được tự
do hạnh phúc và phát triển một cách bình thường. Nhưng có lẽ, chiến tranh lại chọn chúng ta, chọn
Việt Nam ta, chọn cho đất nước ta một sự phát triển trên những mất mát, đau thương đầy đau khổ.
Đồng thời đây cũng là 1 lời nhắc nhở đến các thế hệ mai sau hướng tới tương lai tốt đẹp nhưng
không được quên đi quá khứ, cội nguồn, những gì mà ông cha ta đã làm trong quá khứ để chúng ta
sống trong một đất nước hòa bình, yên ấm như hiện nay.
Qua sự chuyến trải nghiệm ở bảo tàng chứng tích chiến tranh em mới cảm nhận được một cách sâu
sắc, sống động cuốn phim lịch sử chiến tranh của dân tộc ta. Những gì được nghe, được học trong
sách vở thật sự là chưa thể đủ so với một buổi đi tham quan những hiện vật, tư liệu, những hình
ảnh chân thật tại bảo tàng. Tội ác của thực dân Mỹ gây ra cho Việt Nam là vô cùng lớn, không một
điều gì có thể bù đắp, có thể xóa bỏ được nỗi ám ảnh kinh hoàng trong lịch sử. Hòa bình hiện tại là
sự đánh đổi quá lớn của biết bao nhiêu sinh mạng vô tội. Cái giá của nó thật sự quá đắt đỏ, thật sự
quá bi thương. Thông qua đó ta lại cảm thấy khâm phục và tự hào về những người chiến sĩ Việt
Nam đã hết lòng vì dân, vì Tổ quốc, ý chí của cha ông thật kiên cường, thà chịu nhục, chịu khổ,
chịu bị hành hạ chứ nhất quyết không bán nước.Xin hãy luôn ghi nhớ những công lao của người
lính Việt Nam, hãy luôn nhớ về hình ảnh của cha ông thời chiến tranh để cảm nhận được giá trị
cuộc sống. Những con người may mắn khi được sinh ra trong thời bình, được sống giữa tình yêu
thương của người với người. Hòa bình, tự do và hạnh phúc có lẽ là ba từ mà em cảm thấy biết ơn
khi nói với chính bản thân về cuộc sống hiện tại hay đúng hơn là phần lớn những người dân Việt
Nam hiện nay đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta đang sống trong một cuộc sống bình yên, tự do và tràn
đầy niềm vui trong cuộc sống. Vì vậy, nhóm chúng em Chúng ta, những công dân Việt Nam đã và
đang được sinh sống trong bình yên và tự do, nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng chúng ta thật may mắn
vì những điều mà chúng ta có được ngày hôm nay được đánh đổi bởi xương máu của bao anh hình
dân tộc đã đứng lên chống thực dân đô hộ để trao cho chúng ta những giây phút bình yên, được
sống dưới bầu trời tự do đầy nắng và đầy tình yêu thương con người như này! Hãy biết ơn ghi nhớ
công lao của ông cha ta mà không ngừng nỗ lực, phấn đấu giúp đỡ những mảnh đời khó khăn bất
hạnh, để tiếp nối những trang sử vẻ vang của dân tộc, trang sử xây dựng Việt Nam trong thời kì đổi
mới xây dựng đất nước để đất nước phát triển phồn vinh sánh vai cùng “các cường quốc năm
châu” như lời Bác đã từng căn dặn. Chỉ bằng vài trang viết thì không thể nào diễn tả hết những
cảm xúc và sự thật của cuộc chiến tranh, em nghĩ nếu là người Việt Nam hay bất kì ai đặt chân lên
đất nước Việt Nam đều nên một lần ghé thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh, để có thể thấy được
một phần của nỗi đau đã hằn lên thân xác con người Việt Nam nói riêng và tội ác của chiến tranh
nói chung. Mỗi chúng ta phải nhìn vào đó mà ý thức sự hủy diệt, tàn ác của chiến tranh, từ đó
chung tay góp sức để giữ gìn hòa bình cho đất nước mình và hướng tới hòa bình toàn thế giới.