Ôn tập pháp luật chương 1 đến chương 4 - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Nguồn gốc của pháp luật gắn với nguồn gốc ra đời của Nhà nước. Pháp luật hình thành theo 3con đường:- Giai cấp thống trị xã hội bảo vệ lợi ích của mình thông qua nhà nước bằng việc tự đặt racác quy tắc xử sự và dùng sức mạnh quyền lực nhà nước buộc mọi người phải tuân theo. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
1.1. Nguồn gốc, bản chất Nhà nước 1.1.1. Nguồn gốc
Lực lượng sản xuất và năng suất lao động phát triển => Dư thừa của cải => Chế
độ tư hữu => phân chia giai cấp => Nhà nước hình thành do yêu cầu phải dập
tắt được các/xung đột giai cấp. / 1.1.2. Bản chất
- Tính giai cấp:/Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt của giai cấp thống trị
- Tính xã hội:/Nhà nước đại diện cho lợi ích chung của xã hội /
1.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước:/5 đặc trưng
- Nhà nước thiết lập một/quyền lực công/đặc biệt
- Nhà nước phân chia dân cư theo/lãnh thổ và các đơn vị hành chính
- Nhà nước có/chủ
/mang nội dung chính trị, pháp lý quyền quốc gia
- Nhà nước ban hành/pháp luật/và quản lý xã hội bằng pháp luật
- Nhà nước có quyền đặt ra các loại/thuế và các chính sách tài chính. /
1.3. Chức năng của Nhà nước
1.3.1. Khái niệm:/Làphương diện hoạt động chủ yếucủa nhà nước nhằm
thực hiện những nhiệm vụ đã đặt ra. / 1.3.2. Phân loại
+ Chức năng/đối nội (về chính trị - kinh tế - xã hội – luật pháp): bảo đảm
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ chính trị xã hội, xây dựng và phát triển đất nước,…
+ Chức năng/đối ngoại: phòng thủ đất nước, thiết lập quan hệ với các nhà nước khác…. / 1.4. Kiểu Nhà nước
1.4.1. Khái niệm:/Là tổng thể các/dấu hiệu cơ bản,Bđặc thù của Nhà nước, thể
hiện bản chất và các điều kiện tồn tại của nhà nước trong một hình thái xã hội kinh tế nhất định. /
1.4.2. Phân loại: 4 kiểu:/
/- Nhà nước/chủ nô: tư hữu về tư liệu sản xuất (chủ yếu là đất đai) và nô lệ.
- Nhà nước/phong kiến: sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất
và bóc lột sức lao động của nông dân.
- Nhà nước/tư sản: sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột qua thặng dư và lợi nhuận.
- Nhà nước/xã hội chủ nghĩa: dân chủ, công bằng xã hội
1.5. Hình thức Nhà nước
1.5.1. Hình thức chính thể
Làcách thức tổ chức và trình tự thành lậpcáccơ quan có quyền lực cao
nhấtcủa Nhà nước vàmối quan hệgiữa các cơ quan này, chia thành 2 dạng:
-//////////Hình thức chính thể Quân chủ, gồm:
+ Quân chủ Chuyên chế (Quân chủ tuyệt đối): vua (hoàng đế) có quyền lực vô
hạn. VD: các nhà nước phong kiến Việt Nam, Trung Quốc,…
+ Quân chủ Lập hiến hay Quân chủ Đại nghị (Quân chủ tương đối): vua (hoàng
đế) có quyền lực một phần, thường chỉ mang tính tượng trưng, đại diện cho quốc
gia. VD: Nhật Bản, Anh, Thụy Điển,…
-//////////Hình thức chính thể Cộng hòa, gồm:
+ Cộng hòa Đại nghị: Nghị viện nắm quyền, tổng thống do Nghị viện bầu, Chính
phủ do Nghị viện thành lập. VD: Đức, Áo, Italia,…
+ Cộng hòa Tổng thống: Tổng thống do nhân dâu bầu, vừa đứng đầu quốc gia
vừa đứng đầu chính phủ, các thành viên chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm. VD: Hoa Kỳ
+ Cộng hòa Lưỡng tính: Nghị viện và Tổng thống do dân bầu, Tổng thống có
quyền hạn lớn, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện và Tổng thống. VD: Pháp. /
1.5.2. Hình thức cấu trúc
Là sựcấu tạo của Nhà nước thành các đơn vị hành chính – lãnh thổvà
xác lập cácmối quan hệAgiữa các đơn vị ấy với nhau, cũng như các cơ quan
nhà nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương, gồm 2 dạng:
-///////// Nhà nước đơn nhất: chủ quyền chung, một quốc hội, hệ thống cơ quan
nhà nước và pháp luật thống nhất từ trung ương đến địa phương.
-///////// Nhà nước liên bang: gồm hay hoặc nhiều nhà nước thành viên (bang) hợp
lại. Ngoài hệ thống nhà nước và pháp luật liên bang, mỗi bang có hệ thống nhà
nước và pháp luật riêng. VD: Hợp chủng Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức,… / /
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3 giai đoạn chính: Thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945)/ =>
Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954) => Xây dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước (1975) /
2.2. Bản chất Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Căn cứ pháp lý: Điều 2 – Hiến pháp 2013 - Biểu hiện:
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp
luật trong tổ chức và quản lý xã hội. (Điều 8)
+ Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước (Điều 6)
+ Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn (Điều 3)
+ Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 5)
+ Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các nước trên thế giới (Điều 12). /
2.3. Các nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.3.1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp:Khoản 3, Điều 2, Hiến pháp 2013.
2.3.2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:Điều 4, Hiến pháp 2013.
2.3.3. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của
Nhà nước:Khoản 2, Điều 2 và Điều 3, Hiến pháp 2013.
2.3.4. Nguyên tắc tập trung dân chủ:/Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp 2013.
2.3.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp 2013. /
2.4. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Các vấn đề: Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức,…
2.4.1. Quốc hội:/Xem Chương V – Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Quốc hội 2014
2.4.2. Chủ tịch nước: Xem Chương VI – Hiến pháp 2013
2.4.3. Chính phủ:/Xem Chương VII – Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Chính phủ 2015
2.4.4.//Hội đồng nhân và Ủy ban nhân dân/– Xem Chương IX – Hiến pháp 2013 và
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
2.4.5. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân/– Xem Chương VIII – Hiến pháp
2013/ Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
2.4.6. Hội đồng bầu cử quốc gia -Xem Chương X – Hiến pháp 2013 và Luật bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
2.4.7. Kiểm toán nhà nước:/– Xem Chương X – Hiến pháp 2013 và Luật kiểm toán Nhà nước 2015.
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
1. Những vấn đề lý luận về pháp luật
1.1. Nguồn gốc của pháp luật
Nguồn gốc của pháp luật gắn với nguồn gốc ra đời của Nhà nước. Pháp luật hình thành theo 3 con đường:
- Giai cấp thống trị xã hội bảo vệ lợi ích của mình thông qua nhà nước bằng việc tự đặt ra
các quy tắc xử sự và dùng sức mạnh quyền lực nhà nước buộc mọi người phải tuân theo.
- Nhà nước thừa nhận các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán và ban bố dưới các hình
thức văn bản pháp luật để xã hội thực hiện.
- Nhà nước thừa nhận cách xử lý trong thực tế từ các quyết định áp dụng pháp luật để áp dụng tương tự.
1.2. Khái niệm và các đặc điểm chung của pháp luật
1.2.1. Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà
nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại
của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển của xã hội.
1.2.2. Đặc điểm: 5 đặc điểm
- Tính quyền lực nhà nước: Pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện.
- Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn cách xử sự cho
mọi đối tượng trong xã hội, trên tất cả các lĩnh vực.
- Tính bắt buộc chung: Bất kỳ chủ thể nào ở điều kiện, hoàn cảnh quy phạm dự liệu đều
phải thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật.
- Tính hệ thống: Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung
- Tính xác định về mặt hình thức: Hình thức biểu hiện của pháp luật là các nguồn luật. 1.2.3. Bản chất
Tính giai cấp: ý chí của giai cấp cầm quyền
Tính xã hội: điều chỉnh các quan hệ xã hội củng cố, bảo vệ trật tự chung 1.2.4. Vai trò
- Tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế
- Cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động và giám sát đối với bộ máy nhà nước
- Cơ sở thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác quốc tế
2. Quy phạm pháp luật
2.1. Khái niệm, đặc điểm
2.1.1. Khái niệm: Khoản 1, Điều 3, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. 2.1.2. Đặc điểm:
Gần giống đặc điểm của pháp luật, gồm:
- Tính quyền lực nhà nước - Tính bắt buộc chung - Tính hệ thống.
2.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Một điều luật thông thường không nhất thiết phải đầy đủ nhưng thường gồm ba bộ phận: 2.2.1. Giả định
- Nêu rõ điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của của quy
phạm pháp luật. (Trả lời câu hỏi: Ai? Khi nào? Trường hợp nào?)
- Luôn xuất hiện, thường được viết ở đầu mỗi quy phạm pháp luật. 2.2.2. Quy định
- Chỉ ra trong điều kiện, hoàn cảnh ở phần giả định, chủ thể được làm gì, phải làm gì, không được làm gì. - Phân loại:
+ Quy định mệnh lệnh: nêu lên rõ ràng chính xác điều phải làm hoặc không được làm.
+ Quy định tùy nghi: không nêu cụ thể, để cho các bên tự thỏa thuận, định đoạt
+ Quy định tùy nghi lựa chọn: nêu ra những cách xử sự cụ thể để chủ thể tự lựa chọn cách xử sự phù hợp
+ Quy định giao quyền: trực tiếp xác định quyền hạn của một chức vụ, cơ quan trong bộ máy
nhà nước hoặc xác nhận quyền của một công dân hay tổ chức. 2.2.3. Chế tài
- Chỉ rõ: Nếu làm hay không làm thì chịu hậu quả thế nào.
- Phân loại: (Theo ngành luật)
+ Chế tài hành chính: hình thức xử lý vi phạm hành chính (hình thức xử phạt), hình thức
trách nhiệm kỷ luật với cán bộ, công chức. + Chế tài dân tác sự:
động đến tài sản và nhân thân của một bên gây thiệt hại cho bên khác
(bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản bị xâm phạm, hủy bỏ một cách xử sự không đúng,…) + Chế tài hình
sự (hình phạt): áp dụng cho hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm. + Chế tài kỷ Người luật:
sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động khi vi phạm kỷ
luật lao động, nội quy lao động.
*Một số dạng quy phạm đặc biệt không có cấu trúc giả định – quy định – chế tài: quy
phạm định nghĩa, quy phạm nguyên tắc, quy phạm xung đột (trong tư pháp quốc tế),…!
3. Quan hệ pháp luật
3.1. Khái niệm, đặc điểm
3.1.1. Khái niệm: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh,
trong đó các bên tham gia quan hệ có cách quyền và nghĩa vụ pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện. 3.1.2. Đặc điểm:
- Là quan hệ xã hội đặc biệt được pháp luật điều chỉnh
- Tính ý chí: có thể là ý chí của nhà nước hoặc ý chí của các bên tham gia
- Tính cụ thể, xác định: cá biệt hóa các quan hệ giữa các chủ thể cụ thể
- Nội dung biểu hiện là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia và được đảm bảo
thực hiện bằng ý chí của nhà nước.
3.2. Cơ cấu của quan hệ pháp luật
3 bộ phận: Chủ thể, khách thể, nội dung
3.2.1. Chủ thể: Là các cá nhân (thể nhân) hoặc pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật để
hưởng quyền và làm nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.
a. Năng lực chủ thể - Điều kiện trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật, gồm:
- Năng lực pháp luật: là khả năng chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ pháp lý
khi tham gia quan hệ pháp luật => tham gia quan hệ pháp luật một cách mà thụ động,
không tự tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý.
- Năng lực hành vi: là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các chủ thể bằng hành vi
của mình xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật cụ thể. Chủ động. b. Các loại chủ thể
- Cá nhân: gồm công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch – Luật quốc tịch 2008.
+ Năng lực pháp luật: xuất hiện khi cá nhân được công nhận địa vị pháp lý, chấm dứt
khi chết hoặc thay đổi quốc tịch, bị pháp luật tước đoạt, hạn chế.
+ Năng lực hành vi: xuất hiện khi sinh ra, đầy đủ khi đạt độ tuổi nhất định, có khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Cá nhân là chủ thể trực tiếp khi pháp luật và năng lực
đầy đủ năng lực hành vi.
Cá nhân là chủ thể gián tiếp khi chỉ có năng lực pháp luật => tham gia quan hệ
pháp luật qua người đại diện.
- Pháp nhân: 4 điều kiện để chủ thể được công nhận là pháp nhân: Điều 74 – Bộ luật dân sự 2015
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp luật xuất hiện cùng lúc, tại thời điểm pháp nhân thành lập.
+ Pháp nhân thương mại (mục tiêu chính lợi nhuận – DN và các tổ chức kinh tế)
+ Pháp nhân phi thương mại: các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không phải pháp nhân thương mại.
3.2.2. Khách thể: Là những lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất) mà các chủ thể tham gia
quan hệ mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ đó.
3.2.3. Nội dung: gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý
a. Quyền: Là khả năng của chủ thể được xử sự theo cách mà pháp luật cho phép.
Hình thức thực hiện quyền: tự thực hiện, ủy quyền; qua đại diện.
b. Nghĩa vụ: Là các xử sự mà các chủ thể bắt buộc phải thực hiện.
Hình thức: phải thực hiện hoặc không được thực hiện một (một số) hoạt động; phải chịu
trách nhiệm vì không thực hiện đúng.
4. Sự kiện pháp lý
4.1. Khái niệm: Là những sự kiện xảy ra trong thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
được dự liệu trong các quy phạm pháp luật, làm xuất hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.
4.2. Đặc điểm:
- Là 1 trong 3 căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật, gồm: quy phạm
pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý.
4.3. Phân loại: căn cứ vào ý chí của chủ thể
- Sự biến: sự kiện - không do ý chí (ngoài ý thức, không do ý thức)
+ Sự biến tuyệt đối: do quy luật tự nhiên, con người không thể tác động.
+ Sự biến tương đối: con người có thể tác động gián tiếp.
- Hành vi: xử sự - có ý chí (hành động hoặc không hành động)
+ Hành vi hợp pháp: phù hợp cả về nội dung và hình thức
+ Hành vi bất hợp pháp (trái pháp luật): không phù hợp cả về nội dung, hình thức, là 1
trong các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
+ Hành vi vi phạm pháp luật: đủ 4 yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể.
5. Vi phạm pháp luật
5.1. Khái niệm và dấu hiệu của vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
=> 4 dấu hiệu tương ứng.
5.2. Cấu thành của vi phạm pháp luật
5.2.1. Khách thể: là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
5.2.2. Chủ thể: là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
5.2.3. Mặt khách quan: Là biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật gồm: - Hành vi vi phạm
- Hậu quả của hành vi vi phạm
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thực tế
- Điều kiện, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi
5.2.4. Mặt chủ quan: Là biểu hiện tâm lý bên trong của hành vi vi phạm pháp luật gồm: lỗi, động cơ, mục đích. /
5.3. Phân loại vi phạm pháp luật (theo lĩnh vực: 4 loại)
- Vi phạm hình sự (tội phạm): Khoản 1, Điều 8 Bộ luật hình sự 2015
- Vi phạm hành chính: Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Vi phạm dân sự: (vi phạm nghĩa vụ dân sự): là hành vi trái pháp luật dân sự, có lỗi, do
chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự thực hiện, xâm hại các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- Vi phạm kỷ luật (lao động): là hành vi trái kỷ luật lao động hoặc nội quy lao động, có lỗi
do NLĐ thực hiện, đến mức phải chịu các hình thức kỷ luật.
VD: Học sinh vi phạm nội quy lớp không gọi là vi phạm kỷ luật!
6. Trách nhiệm pháp lý
6.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý
6.1.1. Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm
pháp luật phải gánh chịu trước các chủ thể có quyền (cơ quan nhà nước, nhà chức trách,
người có quyền dân sự bị vi phạm. 6.1.2. Đặc điểm
- Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước buộc chủ thể vi
phạm pháp luật phải gánh chịu.
- Trách nhiệm pháp lý luôn phát sinh trong phạm vi của quan hệ pháp luật giữa các bên.
- Nội dung của trách nhiệm pháp lý được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật.
- Việc xác định trách nhiệm pháp lý phải tuân theo trình tự, thủ tục được quy định trong
văn bản quy phạm pháp luật. 6.1.3. Ý nghĩa
- Trừng phạt, giáo dục, cải tạo chủ thể vi phạm pháp luật.
- Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của mọi người.
- Tạo và nâng cao lòng tin của người dân về công lý, luật pháp.
6.2. Phân loại trách nhiệm pháp lý
Tương ứng với 4 loại vi phạm pháp luật có: Trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm , trách dân sự
nhiệm kỷ luật lao động. Ngoài ra, còn có trách nhiệm vật là chất
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản do vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần,
trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ lao động gây ra.
7. Hình thức pháp luật
7.1. Khái niệm
Hình thức pháp luật là cách mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của mình thành pháp luật.
7.2. Các hình thức pháp luật bên ngoài
7.2.1. Tập quán pháp: Là những tập quán được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở
thành những nguyên tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
7.2.2. Tiền lệ pháp (án lệ): Là những bản án, quyết định của Tòa án được Nhà nước thừa
nhận làm khuôn mẫu và cơ sơ để đưa ra phán quyết cho các vụ việc tương tự về sau.
7.2.3. Văn bản quy phạm pháp luật: mục 7.3
7.3. Văn bản quy phạm pháp luật
7.3.1. Khái niệm: Điều 2, khoản 1, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 7.3.2. Đặc điểm
- Do các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành
- Hình thức do luật định.
- Việc ban hành phải theo thủ tục, trình tự luật định.
- Nội dung chứa các quy phạm pháp luật
- Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp thích hợp.
- Là loại nguồn quan trọng nhất của pháp luật.
7.3.3. Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật: Điều 4 – Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
- Thẩm quyền ban hành các văn bản cụ thể: Điều 15 – Điều 30
- Số, ký hiệu văn bản: Điều 10
- Sửa đổi, bổ sung, thay thế (Điều 12).
8. Thực hiện pháp luật: Tham khảo giáo trình trang 111 - 116
9. Ý thức pháp luật: Tham khảo giáo trình trang 116 - 121
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1. Khái niệm
Bộ máy NN: Là/hệ thống CQNN/từ trung ương đến địa phương, được tổ
chức và hoạt động theo những/nguyên tắc chung, thống nhấtBthực hiện
những nhiệm vụ và chức năng/của NN.
Cơ quan nhà nước: Là/bộ phận cấu thành, mang/quyền lực, được
thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để/thực hiện
nhiệm vụ và chức năng/nhà nước. /
1.2. Phân loại cơ quan Nhà nước
Tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Cơ quan quyền lực nhà nước;
Cơ quan quản lý nhà nước; Cơ quan xét xử; Cơ quan kiểm sát.
Phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ: trung ương; địa phương.
Chế độ làm việc: chế độ tập thể; chế độ thủ trưởng; chế độ kết hợp. /
2. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Các vấn đề: Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức,…
2.1. Quốc hội:/Xem Chương V – Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Quốc hội 2014
2.2. Chủ tịch nước: Xem Chương VI – Hiến pháp 2013
2.3. Chính phủ:/Xem Chương VII – Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Chính phủ 2015
2.4.//Hội đồng nhân và Ủy ban nhân dân/– Xem Chương IX – Hiến pháp 2013 và
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
2.5. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân/– Xem Chương VIII – Hiến pháp
2013/ Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
2.6. Hội đồng bầu cử quốc gia -Xem Chương X – Hiến pháp 2013 và Luật bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
2.7. Kiểm toán nhà nước:/– Xem Chương X – Hiến pháp 2013 và Luật
kiểm toán Nhà nước 2015. / I. Nội dung cần nhớ 1. Luật hành chính
a. Khái niệm:/Bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành –
điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.
b. Đối tượng điều chỉnh:/Những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản
lý hành chính nhà nước, phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước.
c. Phương pháp điều chỉnh:/Tính mệnh lệnh giữa một bên có quyền nhân
danh nhà nước và ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ phục tùng.
d. Quan hệ pháp luật hành chính
- Chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính:/Là các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và
nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Có thể không có
sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước.
- Khách thể trong quan hệ pháp luật hành chính:/Được xác định chính là trật tự
quản lý hành chính trong từng lĩnh vực.
e. Vi phạm pháp luật hành chính
Vi phạm pháp luật hành chính: Là/hành vi trái pháp luật hành chính, có lỗi, do
chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm.
Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính:
- Mặt khách quan: Hành vi vi phạm hành chính (Là hành vi xâm phạm các quy
tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm). - Mặt chủ quan:
+/ Là lỗi của chủ thể vi phạm, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
+ Chủ thể thực hiện phải có đầy đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình. - Mặt chủ thể:
+ Là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chình.
+ Không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh làm mất khả năn nhân
thức, khả năng điều khiển hành vi.
+ Đủ từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với lỗi cố ý.
+ Đủ từ 16 tuổi trở lên đối với mọi trường hợp.
+ Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính: cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội,
các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể vi phạm hành chính.
- Mặt khách thể: Xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật
hành chính quy định và bảo vệ.
f. Trách nhiệm hành chính
- Là hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính phải gành chịu.
- Các hình thức xử phạt hành chính:/Cảnh cáo; Phạt tiền; Trục xuất; Tước quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính.
- Các biện pháp ngăn chặn và việc xử phạt vi phạm hành chính:/Tạm giữ người;
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Khám người; Khám phương
tiện vận tải, đồ vật; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
Bảo lãnh hành chính; Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam
trong thời gian làm thủ tục trục xuất; Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết
định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.
- Thẩm quyền xử phạt vi phạn hành chính:/Uỷ ban nhân dân các cấp; Cơ quan
công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cơ quan cảnh sát biển; Cơ quan hải quan;
Cơ quan kiểm lâm; Cơ quan thuế; Cơ quan quản lý thị trường; Cơ quan thanh tra
chuyên ngành; Cảng vụ hàng hải, cảng vụ thuỷ nội địa, cảng vụ hàng không; Toà
án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự, cơ quan khác được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt
Nam ở nước ngoài, Cục quản lý lao động ngoài nước; Hội đồng cạnh tranh và cơ
quan quản lý cạnh tranh;Uỷ ban chứng khoán nhà nước.