Ôn tập Tâm lý học Nghề nghiệp | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trình bày về đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS và THPT và nêu vận dụng vào dạy học. Trình bày về sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS và THPT và nêu hướng vận dụng vào phát triển trí tuệ cho học sinh. Đời sống tình cảm của  học sinh THCS, THPT vận dụng vào giáo dục tình cảm cho HS. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
10 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ôn tập Tâm lý học Nghề nghiệp | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trình bày về đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS và THPT và nêu vận dụng vào dạy học. Trình bày về sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS và THPT và nêu hướng vận dụng vào phát triển trí tuệ cho học sinh. Đời sống tình cảm của  học sinh THCS, THPT vận dụng vào giáo dục tình cảm cho HS. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

16 8 lượt tải Tải xuống
Tâm lý học Nghề nghiệp (TLH2)
Câu 1. Trình bày về đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS và THPT và nêu vận
dụng vào dạy học
* Đặc điểm của hoạt động học tập học sinh THCS
- Việc học tập ở trường trung học cơ sở là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Ở các
lớp dưới, việc học tập của các em cụ thể và đơn giản. Ở trường trung học cơ sở, việc học tập của
các em phức tạp hơn.
- HĐH của HS THCS ở trình độ phát triển cao hơn, phong phú hơn, hoàn thiện hơn.
- HĐH của các em diễn ra theo phương thức Học - Hành, học và hành gắn với nhau. Từ lớp 6 các
em đã được học các môn học với những đối tượng phong phú, đa dạng nên PP thực hành các môn
học cũng khác nhau.
- Xuất phát từ nội dung và tính chất của HĐH đòi hỏi thiếu niên phải thay đổi ppháp học tập:
+ Từ chưa có kỹ năng tổ chức việc học => mức độ cao là biết độc lập nắm vững tài liệu học tập
+ Từ học thuộc lòng từng câu, từng chữ => biết lập dàn bài, tìm ý chính để học, diễn đạt theo
ngôn ngữ của mình
+ Từ chỗ chỉ học tri thức trong sách => biết ứng dụng những tri thức học được vào thực tiễn.
- Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng khác trước, do đặc trưng của từng môn học, Sự thay
đổi này tạo ra những khó khăn nhất định cho các em nhưng nó cũng tạo điều kiện cho các em phát
triển dần phương thức nhận thức người khác.
- Động cơ học tập được hình thành rõ nét, có cấu trúc phức tạp, biểu hiện rất phong phủ nhưng
chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn của nó . Có hai động cơ được hình thành chỉ
phối HĐHT của các em: động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội.
- Thái độ tự giác đối với học tập ở tuổi thiếu niên cũng tăng lên rõ, thái độ đối với môn học đã
được phân hóa (môn “hay”, môn “không hay”…). nhưng vẫn còn một số em có thái độ thờ ơ, thiểu
trách nhiệm trong học tập.
- Hứng thú có sự phân hóa rõ rệt, hướng vào chiều sâu của tri thức và biểu hiện rất khác nhau.
Nhiều em đã có yếu tố tự học, có hứng thú bền vững đối với môn học, say mê học tập. tuy nhiên sự
hứng thú dễ bị phân tán, không bền vững do nhiều yếu tố.
= > Kết luận sư phạm : 1.Nhà trường và gia đình nên gần gũi, chia sẻ với học sinh, tránh để các
em thu nhận những thông tin ngoài luồng, tránh tình trạng phân hoá thái độ đối với môn học, học
lệch để các em có được sự hiểu biết toàn diện, phong phú.
2. Cần giúp học sinh THCS hiểu được các khái niệm đạo đức một cách chính xác, khắc phục
những quan điểm không đúng ở các em.
3. Nhà trường cần tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để học sinh THCS được
tham gia và có được những kinh nghiệm đạo đức đúng đắn, hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức và thực
hiện nghiêm túc theo các chuẩn mực đó để các em có sự phát triển nhân cách toàn diện.
4. Người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo) cần tôn trọng tính tự lập của học sinh THCS và hướng dẫn,
giúp đỡ để các em xây dựng được mối quan hệ đúng
* Đặc điểm của hoạt động học tập học sinh THPT:
1. Nội dung, tính chất hoạt động học tập
– Nhiều, khó, phức tạp hơn
– Đi sâu vào những tri thức cơ bản, những quy luật của các bộ môn khoa học
– Đòi hỏi tính năng động, tính độc lập, tính sáng tạo cao và trình độ tư duy lý luận phát triển
- Gắn liền với hoạt động hướng nghiệp => tính phân hóa trong hoạt động học tập
2. Động cơ học tập
- Hình thành rõ nét, phong phú, có cấu trúc phức tạp
- Gắn liền với động cơ nghề nghiệp => động lực thúc đẩy hoạt động học tập .
- Các thành phần cấu trúc : phát triển hoàn thiện và bền vững hơn.
+ động cơ thực tiễn.
+ động cơ nhận thức.
+ ý nghĩa xã hội của môn học.
+ động cơ hoàn thiện tri thức quan hệ xã hội ….
- Hầu như hình thành động cơ học tập bên trong nhằm nâng cao năng lực, nhận thức của mình.
Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng học lệch, học tủ, học đối phó…
3. Thái độ học tập :
- tích cực, tự giác hơn
- Còn mang tính lựa chọn, gắn liền với việc lựa chọn nghề nghiệp.
Có môn: lo lắng trách nhiệm >< thờ ơ, coi thường.
- Học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định trong hoạt động nhận thức và khả năng
tự điều khiển trong quá trình học tập
- Hạn chế: chỉ tập trung môn có liên quan đến nghề nghiệp đã chọn, xao nhãng môn khác = > giảm
kết quả học và ảnh hưởng phát triển nhân cách = > cần phải giúp các em thấy được ý nghĩaxấu
của GDPT đối với GD Con người.
4. Hứng thú học tập
- Màng tính chất sâu, rộng bền vững hơn.
- Hứng thú học tập có sự với một số môn học và lĩnh vực triổn định, phân hóa rõ rệt, đặc thù
thức nhất định= > vì vậy thường dẫn đến sự hình thành xu hướng nhận thức nghề nghiệp
của cá nhân
- Hạn chế : một số thanh niên hứng thú với HÐ thể thao, HĐ văn nghệ, thực tiễn hơn là HÐ học tập.
= > Kết luận sư phạm : -Trong giảng dạy chú ý phát triển tư duy trừu tượng
-Rèn luyện kĩ năng phân tích phê phán để phát triển tư duy độc lập ,khắc phục tình trạng có kết
luận vội vàng.
-Kích thích tính tích cực và phát triển hứng thú môn học.
-Chú ý tới các em còn nhiều yếu kém trong học tập
Vận dụng vào dạy học
- Trong giáo dục, giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp thời động viên,
hdẫn thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập, hình thành nhân cách một cách tốt nhất
- Cần chú ý tới tài liệu học tập:Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học, phải gắn với
csống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học, phải gợi cảm, gây cho học sinh
hứng thú học tập và phải trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu
- Giáo viên phải giúp đỡ các em hướng dẫn cho các em cách học, có ppháp học tập phù hợp, tránh
học lệch, học tủ.
-Tổ chức hoạt động xã hội
Câu 2. Trình bày về sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS và THPT và nêu hướng vận
dụng vào phát triển trí tuệ cho học sinh.
* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ học sinh THCS:
1. Tri giác:
- Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp khi tri giác sự vật, hiện tượng phức tạp.
- Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn.
2. Trí nhớ:
-Đặc điểm bản của trí nhớ lứa tuổi này sự tăng cường tính chất pđịnh, năng lực ghi nhớ tăng
lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao.
- Có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, có những kỹ năng tổ chức hoạt
động tư duy, biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tailiệu.
- Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường
chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa.
- Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn.
- Có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình. Vì thế giáo viên cần phải:
+Dạy cho học sinh phương pháp ghi nhớ lôgic.
+Giải thích sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những quy luật.
+Rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình.
+Khi kiểm tra sự ghi nhớ, phải bằng sự tái hiện mới biết được hiệu quả của ghi nhớ.
+Gv cần hướng dẫn vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa một cách hợp lý.
+Cần chỉ cho các em thiết lập các mối ltưởng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, giúp
cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức.
3. Tư duy
-Chuyển từ tư duy trực quan sang tư duy trừu tượng
- Đầu cấp: Tư duy cụ thể vẫn phát triển và giữ vai trò quan trọng
- Cuối cấp: Tư duy trừu tượng phát triển mạnh
- Có khả năng: Phân tích, tổng hợp. Trừu tượng hóa, khái quát hóa. Suy luận, đặt giả thuyết để giải
quyết vấn đề. Phê phán. Độc lập giải quyết nhiệm vụ.
-Hạn chế: Phân tích mối quan hệ nhân quả. Phân biệt các dấu hiệu bản chất và không bản chất
trong một số trường hợp. Một số em thích học nhanh nhưng lại ngại suy nghĩ. Không có nhu cầu
tìm hiểu những vấn đề phức tạp. Giáo viên cần lưu ý:
+ Phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học
trong chương trình học tập.
+ Chỉ cho các em những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán và độc lập
4. Tưởng tượng
- Phong phú, hình ảnh tưởng tượng mang tính khái quát, sáng tạo hơn lứa tuổi trước
- Tưởng tượng tái tạo khá đầy đủ, chính xác và mang tính khách quan
- Tưởng tượng sáng tạo phát triển thể hiện ở khả năng sáng tác văn học, nghệ thuật, hội họa. Có
nhiều ước mơ cao đẹp, táo bạo và bay bổng
5. Chú ý: - Đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này là chú ý có chủ định chiếm ưu thế và khá bền vững,
các em có thể tập trung lâu dài vào một hay một số đối tượng.
- Tính lựa chọn của chú ý phát triển và phụ thuộc vào tính chất tri thức của môn học, mức độ
hứng thú của thiếu niên với tri thức đó.
- Khối lượng chú ý tăng rõ rệt, cùng một lúc có thể tập trung vào nhiều đối tượng khác nhau
mà vẫn đạt hiệu quả cao.
- Sự di chuyển của chú ý từ thao tác này sang thao tác khác, từ hành động này sang hành động
khác, từ hoạt động này sang hoạt động khác nhanh và dễ dàng, đặc biệt là hoạt động học tập.
6. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ phát triển mạnh, vốn từ tăng rõ rệt. Các em nói và diễn đạt rõ ràng, lưu loát bằng ngôn
ngữ của chính mình, dùng câu cú đúng ngữ pháp.
- Tuy nhiên, ngôn ngữ của thiếu niên vẫn còn nhiều thiếu sót, nhiều em viết sai ngữ pháp, dùng từ
sáo rỗng, thiếu chân thực…
* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ học sinh THPT:
1. Tri giác
- Tri giác có mục đích phát triển đến mức cao, giúp các em có khả năng quan sát có mục đích, có
hệ thống và toàn diện hơn.
- Khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp khi tri giác tăng lên
- Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn
- Việc tri giác thời gian và không gian của các em cũng chính xác hơn.
- Tuy nhiên, ở một số thanh niên tri giác còn chịu sự chi phối của cảm xúc, tâm trạng.
2. Trí nhớ
- Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo, tăng lên rõ rệt.
- Các em sử dụng phương pháp ghi nhớ, thủ thuật ghi nhớ ngày càng nhiều.
- Sự ghi nhớ đã có sự lựa chọn rõ ràng.
- Tuy nhiên, một số em còn ghi nhớ đại khái, chung chung, đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu.
3. Chú ý
- Chủ định cũng phát triển, khả năng phân phối chú ý của các em rất tốt. Năng lực này càng lên lớp
trên càng phát triển.
- Tính lựa chọn và ổn định của chú ý ở lứa tuổi này phát triển cao hơn hẳn học sinh lớp dưới.
4. Tư duy
– Tư duy của các em có tính chặt chẽ, nhất quán và có căn cứ hơn khi lý giải các vấn đề.
– Tính độc lập, tính phê phán và tính sáng tạo trong tư duy phát triển mạnh.
– Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa trong tư duy tăng hơn lứa
tuổi trước => các em lĩnh hội được các khái niệm trừu tượng của các môn học.
– Các em đã nắm được các mối quan hệ nhân quả của sự vật trong thế giới.
5. Tưởng tượng : Tưởng tượng phát triển mạnh mẽ, phong phú, sáng tạovà mang tính tích
cực,biết sử dụng nhiều phương pháp sáng tạo ra hình ảnh mới.
6. Ngôn ngữ
– Ngôn ngữ phát triển mạnh và gắn liền với sự phát triển của tư duy
– Ngôn ngữ giàu hình tượng, đúng ngữ pháp, điều này thể hiện rõ ở khả năng sáng tác văn thơ.
– Hạn chế: Vẫn còn một số em viết và nói còn cầu kỳ, dùng từ chưa chính xác, câu văn dài dòng,
mắc nhiều lỗi chính tả.
=>Tóm lại, ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, những đặc điểm chung về mặt nhận thức, trí
tuệ thông thường của con người đã được hình thành và chúng vẫn còn tiếp tục hoàn thiện.
Vận dụng vào dạy học
- Trong GD, gv cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp thời động viên, hướng dẫn
thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập và hình thành nhân cách tốt nhất.
- Cần chú ý tới tài liệu học tập : Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học, phải gắn với
cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học, phải gây cho học sinh
hứng thú học tập và phải trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó.
- Giáo viên phải giúp đỡ các em hướng dẫn cho các em cách học, có ppháp học tập phù hợp.
Câu 3. Đsống tình cảm của học sinh THCS, THPT vận dụng vào giáo dục tình cảm cho HS.
* Đời sống tình cảm học sinh THCS:
Tình cảm của học sinh trung học cơ sở sâu sắc và phức tạp hơn các em học sinh tiểu học, cụ thể:
- các em dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng
say…Điều này do ảnh hưởng của sự phát dục thay đổi của một số bộ phận trong thể gây
nên. Nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ức chế đã làm
cho các em không tự kiềm chế nổi.
- cuối lứa tuổi học sinh trung học sở tình cảm của các em đã biết phục tùng trí, tình cảm
cao cấp phát triển mạnh cụ thể:
+ Tc đạo đức hình thành nét, thể hiện những rung động yêu ghét ràng các hvi đạo đức
phi đạo đức.
+ Tc trí tuệ& tc thẩm mỹ bắt đầu ptrien:Các em biết rung động trước cái đẹp, cái mới, cái sáng tạo..
- Tình bạn ở lứa tuổi này bền vững hơn so với lứa tuổi trước và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với
các em, vì vậy các em thường thể nghiệm chúng một cách mạnh mẽ.
- Thiếu niên dễ phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất sự đánh giá thiếu công bằng của
người lớn.
- Tâm trạng của thiếu niên thay đổi nhanh chóng, thất thường, lúc đang vui nhưng chỉ một cớ
đó lại sinh ra buồn ngay hoặc đang lúc bực mình nhưng gặp điều thích thú lại tươi cười ngay.
Do đó, nên thái độ của các em đối với những người xung quanh cũng có nhiều mâu thuẫn.
Rõ ràng, cách biểu hiện xúc cảm của thiếu niên mang tính chất độc đáo. Đó là tính bồng bột,
sôi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi.
* Đời sống tình cảm học sinh THPT:
1/ Xúc cảm: – Có tính ổn định. Khả năng làm chủ tăng.
2/ Tình cảm gia đình:
– Có trách nhiệm, yêu quý gia đình hơn à giao tiếp với các em theo nguyên tắc: tình thương, tôn
trọng, trách nhiệm, thẳng thắn và thiện chí.
3/ Tình bạn: – Có nhu cầu kết bạn tâm tình. Chủ động tìm hiểu và chọn bạn.
– Mang tính xúc cảm cao
4/ Tình yêu: – Xuất hiện nhu cầu yêu đương. Hồn nhiên, thầm kín, dễ vỡ.
= > Ko vẽ đường cho hươu chạy và cũng không làm ngư khi hươu đã muốn chạy hoặc đang chạy.
Trong công tác giáo dục cần:
+ Bất luận trong trường hợp nào đều không được can thiệp một cách thô bạo vào tình cảm
thiêng liêng này. Người lớn không được chế nhạo, tỏ thái độ bất bình đối với sự xuất hiện những
rung động mới mẻ này của thanh niên.
+ Nếu tình yêu của các em tốt đẹp, không ảnh hưởng đến học tập và rèn luyện thì gv phải
giúp các em vượt qua vươn lên, giữ mãi được tình yêu trong sáng đó.
+ Nếu tình yêu của các em ảnh hưởng xấu đến học tập và rèn luyện thì giáo viên cần phải
giúp các em nhận thức đúng, hướng nghị lực của các em vào những hứng thú khác có lợi.
+ Nếu thấy tình yêu mang tính bản năng, có khuynh hướng thỏa mãn tính dục, gv cần phải có
biện pháp nghiêm khắc, cứng rắn đối với những TH này, tránh ảnh hưởng xấu đến tập thể .
+Giáo dục tình cảm cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của gia đình, nhà
trường mà còn là của toàn xã hội. Giáo dục tình cảm là một trong những nội dung quan trọng của
việc giáo dục nhân cách, chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động xã hội.
Câu 4. Đạo đức là gì? Trình bày cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức và vận dụng vào giáo
dục đạo đức cho học sinh.
Đạo đức hệ thống quy tắc , tiêu chuẩn , chuẩn mực hội nhờ đó con người tự nguyện
điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng , xã hội.
* Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức:
Hành vi đạo đức thường được hình thành dựa trên các nhóm yếu tố tâm lý bao gồm: tri thức và
niềm tin đạo đức, thiện chí, nghị lực và thói quen đạo đức.
1. Tri thức và niềm tin đạo đức
- Tri thức đạo đức : + sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi
của họ trong mối quan hệ với mọi người, xã hội
+ Đây là yếu tố quan trọng chi phối hành vi đạo đức
= > Vận dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh :
+ Các môn học cần kết hợp các câu chuyện kể, video clip
+ Cho học sinh tiếp xúc với những nhân cách cụ thể đã có hành vi đạo đức tốt
+ Tổ chức cho học sinh trải nghiệm và nhận thức kết quả hành vi bản thân thông qua các hoạt động
- Niềm tin đạo đức
+ sự tin tưởng một cách sâu sắc của con người vào tính đúng đắn , tính chân của các chuẩn
mực đạo đức và thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng các chuẩn mực đạo đức đó
+ sở để bộc lộ những phẩm chất ý thức đạo đức, tạo thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy hành
động của con người : lòng dũng cảm, tính kiên quyết, tính kiên trì
= > Vận dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh :
+ Giúp các bạn hiểu biết các chuẩn mực, các nguyên tắc đạo đức
+ Tạo sự thể nghiệm, kiểm chứng những hiểu biết trong sinh hoạt, trong cuộc sống
+ Khuyến khích các em tham gia nhiều hoạt động giáo dục tập thể lành mạnh
2. Tình cảm và động cơ đạo đức
- Tình cảm đạo đức
+ Là thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi đạo đức của người khác hoặc bản thân
+ một loại hình thức cấp cao của con người, nhân tố bên trong của hành vi đạo đức, giữ vai
trò động lực thúc đẩy con người hành động một cách đạo đức trong mối quan hệ giữa với
người khác, với xã hội
+ Khơi dậy nhu cầu đạo đức và thúc đẩy con người hành động một cách có đạo đức
= > Vận dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh
+ Tổ chức hđ như từ thiện , giúp đỡ người già ,… Để giúp các em hình thành tình cảm tích cực
+ Giúp các em tự giác , tự nguyện điều chỉnh hành vi , tình cảm cảu mình sao cho đúng
- Động cơ đạo đức
+ động bên trong do đáp ứng nhu cầu thức hiện hành động , hành vi đạo đức của con người
trong mối quan hệ giữa con người với con người
+ Bao hàm ý nghĩa về mặt mục tiêu và nguyên nhân của hành động
+ Động với cách nguyên nhân sẽ trở thành động lực tâm nội tại , phát động mọi sức
mạnh tinh thần vật chất của con người , thúc đẩy con người hành động theo tri thức niềm tin đã
+ Động với cách mục đích sẽ quy định chiều hướng tâm của hành động cũng như thái độ
của cá nhân với hành động của mình
= > Vận dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh
+ Xây dựng cho hs những động cơ đạo đức bền vững
+ Biểu dương, khích lệ những hành vi tích cực của hs , giáo dục và uốn nắn những hành vi sai lệch
+ Khơi dậy nhu cầu đạo đức , thúc đẩy các em hành động một cách đạo đức trong mối quan hệ
giữa cá nhân với người khác , với xã hội , với tập thể
3. Thiện chí , nghị lực và thói quen đạo đức
- Thiện chí đạo đức là ý hướng tạo ra các giá trị hoặc các hành vi đạo đức
- Nghị lực đạo đức là năng lực phục tùng ý thức đạo đức của con người
= > Vận dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh : - trong giáo dục cần hình thành cho học sinh
những thiện chí và làm cho học sinh có nghị lực để biến những thiện chí đó thành hành vi đạo đức
- Thói quen đạo đức những hành vi đạo đức ổn định của con người , trở thành những nhu
cầu đạo đức của người đó
= > Vận dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh : trong dạy học cần tổ chức đời sống hoạt
động của học sinh sao cho hành vi đạo đức của học sinh được lặp đi lặp lại 1 cách hệ thống ,
quy luật theo 1 phương thức nhất định
Câu 5. Trình bày năng lực dạy học của người gv và hường rèn luyện của bản thân:
Các năng lực dạy học:
Năng lực hiểu học sinh :- Năng lực hiểu học sinh là năng lực nắm vững những đặc điểm tâm lí
của học sinh và diễn biến tâm lí của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
-Năng lực hiểu học sinh được biểu hiện ở các kĩ năng sau:
+ Kỹ năng đánh giá sự nắm vững tri thức cũ (nhớ và hiểu) của học sinh làm công cụ để học bài
mới; luyện tập.
+ Kỹ năng đánh giá thái độ và hứng thú học tập của học sinh. Biện pháp:quan sát học sinh trong
quá trình học tập.
+ Kỹ năng dự đoán khả năng tiếp thu bài học mới, luyện tập của học sinh,những khó khăn và
thuận lợi của học sinh trong quá trình học tập.
Năng lực hiểu biết sâu rộng (năng lực khoa học):
- Năng lực hiểu biết sâu rộng là năng lực nắm vững nội dung, chương trình,sách giáo khoa
và các tài liệu hướng dẫn của từng môn học, có năng lực tự bồi dưỡng để hoàn thiện trí
thức, tiếp nhận cái mới nhằm không ngừng mở rộng,nâng cao vốn văn hóa chung và vốn
văn hóa sư phạm
- Năng lực này được biểu hiện ở các kĩ năng sau:
+ Kỹ năng nắm vững nội dung và chương trình các môn học: nắm vững tri thức, nội dung khái
niệm và phương pháp làm ra tri thức, nắm được phần mở rộng nội dung các môn học
+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
+ Có nhu cầu mở rộng, nâng cao vốn văn hóa chung và vốn văn hóa sư phạm.
Năng lực chế biến tài liệu
- Năng lực chế biến tài liệu là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên nhằm làm cho
tài liệu thích hợp tối đa với trình độ và đặc điểm tâm lý học sinh của mình.
- Năng lực này được thể hiện:
+ Biết xác định đúng đắn và chính xác tài liệu cần truyền đạt cho học sinh;biết chế biến tài liệu
theo logic khoa học và lôgic sư phạm, nhất thiết phải biến đổi ngôn ngữ sách giáo khoa thành ngôn
ngữ của chính mình trừ tên bài học, các đề mục và định nghĩa, công thức, quy tắc.
+ Xác định mối quan hệ của tài liệu học tập với các tài liệu học tập trước đó để xác định chính xác
nội dung kiểm tra bài cũ và mối quan hệ của tài liệu học tập với tài liệu học tập sau đó để sau khi
kết thúc tiết học, giáo viên gợi ra vấn đề bài sau giải quyết.
+ Thiết kế các nhiệm vụ học và các hành động học, dự kiến những thuận lợi và khó khăn, những
tình huống sư phạm sẽ xảy ra khi học sinh giải quyết nhiệm vụ học.
Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và chính xác những tư tưởng, tình cảm của mình
bằng ngôn ngữ cùng với nét mặt và điệu bộ tương ứng.
- Năng lực ngôn ngữ là một trong những năng lực quan trọng của người giáo viên. Nó là công cụ
sống còn đảm bảo cho người giáo viên thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của mình.
Năng lực tổ chức hoạt động học - Năng lực tổ chức hoạt động học cho học sinh là năng lực giao
cho học sinh các nhiệm vụ học, tổ chức và hướng dẫn, ktra học sinh thực hiện các hành động học
để giải quyết được nhiệm vụ học.
- được biểu hiện qua những việc làm cụ thể sau:
+ Giáo viên giao nhiệm vụ học cho học sinh (có thể gọi là việc làm, hay việc học), cung cấp
phương tiện và điều kiện cho học sinh.
+ Chỉ dẫn học sinh làm theo quy trình, quy phạm; đồng thời trong quá trình đó giáo viên
theo dõi, giúp đỡ học sinh trong trường hợp các em gặp khó khăn.
+ Đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả giải quyết nhiệm vụ học
Hướng rèn luyện của bản thân
Trong học tập :
1. Nên có kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học
2. Chăm chỉ học và chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. Việc này rất có ích cho chúng ta
3. Chuẩn bị bài vở trước khi lên lớp
4. Đánh dấu, khoanh vùng trọng tâm bài học
5. Tạo sự hứng khởi , thoải mái trong học tập
6. Rèn luyện các kỹ năng như: kể chuyện, miêu tả, tường thuật, vẽ bản đồ lịch sử, kỹ năng trình
bày bảng và sử dụng các đồ dùng trực quan minh họa cho bài học.
Trong đạo đức
- Tu dưỡng đạo đức 1 cách bền bỉ và thường xuyên
- Tham gia nhiều hoạt động của trường , của câu lạc bộ
- Học tập tư tưởng HCM , chủ nghĩa Mác - Lênin.
| 1/10

Preview text:

Tâm lý học Nghề nghiệp (TLH2)
Câu 1. Trình bày về đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS và THPT và nêu vận dụng vào dạy học
* Đặc điểm của hoạt động học tập học sinh THCS
- Việc học tập ở trường trung học cơ sở là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Ở các
lớp dưới, việc học tập của các em cụ thể và đơn giản. Ở trường trung học cơ sở, việc học tập của các em phức tạp hơn.
- HĐH của HS THCS ở trình độ phát triển cao hơn, phong phú hơn, hoàn thiện hơn.
- HĐH của các em diễn ra theo phương thức Học - Hành, học và hành gắn với nhau. Từ lớp 6 các
em đã được học các môn học với những đối tượng phong phú, đa dạng nên PP thực hành các môn học cũng khác nhau.
- Xuất phát từ nội dung và tính chất của HĐH đòi hỏi thiếu niên phải thay đổi ppháp học tập:
+ Từ chưa có kỹ năng tổ chức việc học => mức độ cao là biết độc lập nắm vững tài liệu học tập
+ Từ học thuộc lòng từng câu, từng chữ => biết lập dàn bài, tìm ý chính để học, diễn đạt theo ngôn ngữ của mình
+ Từ chỗ chỉ học tri thức trong sách => biết ứng dụng những tri thức học được vào thực tiễn.
- Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng khác trước, do đặc trưng của từng môn học, Sự thay
đổi này tạo ra những khó khăn nhất định cho các em nhưng nó cũng tạo điều kiện cho các em phát
triển dần phương thức nhận thức người khác.
- Động cơ học tập được hình thành rõ nét, có cấu trúc phức tạp, biểu hiện rất phong phủ nhưng
chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn của nó . Có hai động cơ được hình thành chỉ
phối HĐHT của các em: động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội.
- Thái độ tự giác đối với học tập ở tuổi thiếu niên cũng tăng lên rõ, thái độ đối với môn học đã
được phân hóa (môn “hay”, môn “không hay”…). nhưng vẫn còn một số em có thái độ thờ ơ, thiểu
trách nhiệm trong học tập.
- Hứng thú có sự phân hóa rõ rệt, hướng vào chiều sâu của tri thức và biểu hiện rất khác nhau.
Nhiều em đã có yếu tố tự học, có hứng thú bền vững đối với môn học, say mê học tập. tuy nhiên sự
hứng thú dễ bị phân tán, không bền vững do nhiều yếu tố.
= > Kết luận sư phạm : 1.Nhà trường và gia đình nên gần gũi, chia sẻ với học sinh, tránh để các
em thu nhận những thông tin ngoài luồng, tránh tình trạng phân hoá thái độ đối với môn học, học
lệch để các em có được sự hiểu biết toàn diện, phong phú.
2. Cần giúp học sinh THCS hiểu được các khái niệm đạo đức một cách chính xác, khắc phục
những quan điểm không đúng ở các em.
3. Nhà trường cần tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để học sinh THCS được
tham gia và có được những kinh nghiệm đạo đức đúng đắn, hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức và thực
hiện nghiêm túc theo các chuẩn mực đó để các em có sự phát triển nhân cách toàn diện.
4. Người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo) cần tôn trọng tính tự lập của học sinh THCS và hướng dẫn,
giúp đỡ để các em xây dựng được mối quan hệ đúng
* Đặc điểm của hoạt động học tập học sinh THPT:
1. Nội dung, tính chất hoạt động học tập
– Nhiều, khó, phức tạp hơn
– Đi sâu vào những tri thức cơ bản, những quy luật của các bộ môn khoa học
– Đòi hỏi tính năng động, tính độc lập, tính sáng tạo cao và trình độ tư duy lý luận phát triển
- Gắn liền với hoạt động hướng nghiệp => tính phân hóa trong hoạt động học tập 2. Động cơ học tập
- Hình thành rõ nét, phong phú, có cấu trúc phức tạp
- Gắn liền với động cơ nghề nghiệp => động lực thúc đẩy hoạt động học tập .
- Các thành phần cấu trúc : phát triển hoàn thiện và bền vững hơn. + động cơ thực tiễn. + động cơ nhận thức.
+ ý nghĩa xã hội của môn học.
+ động cơ hoàn thiện tri thức và quan hệ xã hội ….
- Hầu như hình thành động cơ học tập bên trong nhằm nâng cao năng lực, nhận thức của mình.
Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng học lệch, học tủ, học đối phó… 3. Thái độ học tập : - tích cực, tự giác hơn
- Còn mang tính lựa chọn, gắn liền với việc lựa chọn nghề nghiệp.
Có môn: lo lắng trách nhiệm >< thờ ơ, coi thường.
- Học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định trong hoạt động nhận thức và khả năng
tự điều khiển trong quá trình học tập
- Hạn chế: chỉ tập trung môn có liên quan đến nghề nghiệp đã chọn, xao nhãng môn khác = > giảm
kết quả học và ảnh hưởng xấu phát triển nhân cách = > cần phải giúp các em thấy được ý nghĩa
của GDPT đối với GD Con người. 4. Hứng thú học tập
- Màng tính chất sâu, rộng và bền vững hơn.
- Hứng thú học tập ổn định, có sự phân hóa rõ rệt, đặc thù với một số môn học và lĩnh vực tri
thức nhất định= > vì vậy thường dẫn đến sự hình thành xu hướng nhận thức nghề nghiệp của cá nhân
- Hạn chế : một số thanh niên hứng thú với HÐ thể thao, HĐ văn nghệ, thực tiễn hơn là HÐ học tập.
= > Kết luận sư phạm : -Trong giảng dạy chú ý phát triển tư duy trừu tượng
-Rèn luyện kĩ năng phân tích phê phán để phát triển tư duy độc lập ,khắc phục tình trạng có kết luận vội vàng.
-Kích thích tính tích cực và phát triển hứng thú môn học.
-Chú ý tới các em còn nhiều yếu kém trong học tập Vận dụng vào dạy học
- Trong giáo dục, giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp thời động viên,
hdẫn thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập, hình thành nhân cách một cách tốt nhất
- Cần chú ý tới tài liệu học tập:Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học, phải gắn với
csống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học, phải gợi cảm, gây cho học sinh
hứng thú học tập và phải trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu
- Giáo viên phải giúp đỡ các em hướng dẫn cho các em cách học, có ppháp học tập phù hợp, tránh học lệch, học tủ.
-Tổ chức hoạt động xã hội
Câu 2. Trình bày về sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS và THPT và nêu hướng vận
dụng vào phát triển trí tuệ cho học sinh.
* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ học sinh THCS: 1. Tri giác:
- Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp khi tri giác sự vật, hiện tượng phức tạp.
- Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn. 2. Trí nhớ:
-Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất pđịnh, năng lực ghi nhớ tăng
lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao.
- Có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, có những kỹ năng tổ chức hoạt
động tư duy, biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tailiệu.
- Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường
chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa.
- Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn.
- Có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình. Vì thế giáo viên cần phải:
+Dạy cho học sinh phương pháp ghi nhớ lôgic.
+Giải thích sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những quy luật.
+Rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình.
+Khi kiểm tra sự ghi nhớ, phải bằng sự tái hiện mới biết được hiệu quả của ghi nhớ.
+Gv cần hướng dẫn vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa một cách hợp lý.
+Cần chỉ cho các em thiết lập các mối ltưởng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, giúp
cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức. 3. Tư duy
-Chuyển từ tư duy trực quan sang tư duy trừu tượng
- Đầu cấp: Tư duy cụ thể vẫn phát triển và giữ vai trò quan trọng
- Cuối cấp: Tư duy trừu tượng phát triển mạnh
- Có khả năng: Phân tích, tổng hợp. Trừu tượng hóa, khái quát hóa. Suy luận, đặt giả thuyết để giải
quyết vấn đề. Phê phán. Độc lập giải quyết nhiệm vụ.
-Hạn chế: Phân tích mối quan hệ nhân quả. Phân biệt các dấu hiệu bản chất và không bản chất
trong một số trường hợp. Một số em thích học nhanh nhưng lại ngại suy nghĩ. Không có nhu cầu
tìm hiểu những vấn đề phức tạp. Giáo viên cần lưu ý:
+ Phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học
trong chương trình học tập.
+ Chỉ cho các em những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán và độc lập 4. Tưởng tượng
- Phong phú, hình ảnh tưởng tượng mang tính khái quát, sáng tạo hơn lứa tuổi trước
- Tưởng tượng tái tạo khá đầy đủ, chính xác và mang tính khách quan
- Tưởng tượng sáng tạo phát triển thể hiện ở khả năng sáng tác văn học, nghệ thuật, hội họa. Có
nhiều ước mơ cao đẹp, táo bạo và bay bổng
5. Chú ý: - Đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này là chú ý có chủ định chiếm ưu thế và khá bền vững,
các em có thể tập trung lâu dài vào một hay một số đối tượng.
- Tính lựa chọn của chú ý phát triển và phụ thuộc vào tính chất tri thức của môn học, mức độ
hứng thú của thiếu niên với tri thức đó.
- Khối lượng chú ý tăng rõ rệt, cùng một lúc có thể tập trung vào nhiều đối tượng khác nhau
mà vẫn đạt hiệu quả cao.
- Sự di chuyển của chú ý từ thao tác này sang thao tác khác, từ hành động này sang hành động
khác, từ hoạt động này sang hoạt động khác nhanh và dễ dàng, đặc biệt là hoạt động học tập. 6. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ phát triển mạnh, vốn từ tăng rõ rệt. Các em nói và diễn đạt rõ ràng, lưu loát bằng ngôn
ngữ của chính mình, dùng câu cú đúng ngữ pháp.
- Tuy nhiên, ngôn ngữ của thiếu niên vẫn còn nhiều thiếu sót, nhiều em viết sai ngữ pháp, dùng từ
sáo rỗng, thiếu chân thực…
* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ học sinh THPT: 1. Tri giác
- Tri giác có mục đích phát triển đến mức cao, giúp các em có khả năng quan sát có mục đích, có
hệ thống và toàn diện hơn.
- Khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp khi tri giác tăng lên
- Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn
- Việc tri giác thời gian và không gian của các em cũng chính xác hơn.
- Tuy nhiên, ở một số thanh niên tri giác còn chịu sự chi phối của cảm xúc, tâm trạng. 2. Trí nhớ
- Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo, tăng lên rõ rệt.
- Các em sử dụng phương pháp ghi nhớ, thủ thuật ghi nhớ ngày càng nhiều.
- Sự ghi nhớ đã có sự lựa chọn rõ ràng.
- Tuy nhiên, một số em còn ghi nhớ đại khái, chung chung, đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu. 3. Chú ý
- Chủ định cũng phát triển, khả năng phân phối chú ý của các em rất tốt. Năng lực này càng lên lớp trên càng phát triển.
- Tính lựa chọn và ổn định của chú ý ở lứa tuổi này phát triển cao hơn hẳn học sinh lớp dưới. 4. Tư duy
– Tư duy của các em có tính chặt chẽ, nhất quán và có căn cứ hơn khi lý giải các vấn đề.
– Tính độc lập, tính phê phán và tính sáng tạo trong tư duy phát triển mạnh.
– Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa trong tư duy tăng hơn lứa
tuổi trước => các em lĩnh hội được các khái niệm trừu tượng của các môn học.
– Các em đã nắm được các mối quan hệ nhân quả của sự vật trong thế giới.
5. Tưởng tượng : Tưởng tượng phát triển mạnh mẽ, phong phú, sáng tạovà mang tính tích
cực,biết sử dụng nhiều phương pháp sáng tạo ra hình ảnh mới. 6. Ngôn ngữ
– Ngôn ngữ phát triển mạnh và gắn liền với sự phát triển của tư duy
– Ngôn ngữ giàu hình tượng, đúng ngữ pháp, điều này thể hiện rõ ở khả năng sáng tác văn thơ.
– Hạn chế: Vẫn còn một số em viết và nói còn cầu kỳ, dùng từ chưa chính xác, câu văn dài dòng,
mắc nhiều lỗi chính tả.
=>Tóm lại, ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, những đặc điểm chung về mặt nhận thức, trí
tuệ thông thường của con người đã được hình thành và chúng vẫn còn tiếp tục hoàn thiện. Vận dụng vào dạy học
- Trong GD, gv cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp thời động viên, hướng dẫn
thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập và hình thành nhân cách tốt nhất.
- Cần chú ý tới tài liệu học tập : Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học, phải gắn với
cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học, phải gây cho học sinh
hứng thú học tập và phải trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó.
- Giáo viên phải giúp đỡ các em hướng dẫn cho các em cách học, có ppháp học tập phù hợp.
Câu 3. Đsống tình cảm của học sinh THCS, THPT vận dụng vào giáo dục tình cảm cho HS.
* Đời sống tình cảm học sinh THCS:
Tình cảm của học sinh trung học cơ sở sâu sắc và phức tạp hơn các em học sinh tiểu học, cụ thể:
- các em dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng
say…Điều này là do ảnh hưởng của sự phát dục và thay đổi của một số bộ phận trong cơ thể gây
nên. Nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ức chế đã làm
cho các em không tự kiềm chế nổi.
- Ở cuối lứa tuổi học sinh trung học cơ sở tình cảm của các em đã biết phục tùng lý trí, tình cảm
cao cấp phát triển mạnh cụ thể:
+ Tc đạo đức hình thành rõ nét, thể hiện ở những rung động yêu ghét rõ ràng các hvi đạo đức và phi đạo đức.
+ Tc trí tuệ& tc thẩm mỹ bắt đầu ptrien:Các em biết rung động trước cái đẹp, cái mới, cái sáng tạo..
- Tình bạn ở lứa tuổi này bền vững hơn so với lứa tuổi trước và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với
các em, vì vậy các em thường thể nghiệm chúng một cách mạnh mẽ.
- Thiếu niên dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sự đánh giá thiếu công bằng của người lớn.
- Tâm trạng của thiếu niên thay đổi nhanh chóng, thất thường, có lúc đang vui nhưng chỉ là một cớ
gì đó lại sinh ra buồn ngay hoặc đang lúc bực mình nhưng gặp điều gì thích thú lại tươi cười ngay.
Do đó, nên thái độ của các em đối với những người xung quanh cũng có nhiều mâu thuẫn.
Rõ ràng, cách biểu hiện xúc cảm của thiếu niên mang tính chất độc đáo. Đó là tính bồng bột,
sôi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi.
* Đời sống tình cảm học sinh THPT:
1/ Xúc cảm: – Có tính ổn định. Khả năng làm chủ tăng. 2/ Tình cảm gia đình:
– Có trách nhiệm, yêu quý gia đình hơn à giao tiếp với các em theo nguyên tắc: tình thương, tôn
trọng, trách nhiệm, thẳng thắn và thiện chí.
3/ Tình bạn: – Có nhu cầu kết bạn tâm tình. Chủ động tìm hiểu và chọn bạn. – Mang tính xúc cảm cao
4/ Tình yêu: – Xuất hiện nhu cầu yêu đương. Hồn nhiên, thầm kín, dễ vỡ.
= > Ko vẽ đường cho hươu chạy và cũng không làm ngư khi hươu đã muốn chạy hoặc đang chạy.
Trong công tác giáo dục cần:
+ Bất luận trong trường hợp nào đều không được can thiệp một cách thô bạo vào tình cảm
thiêng liêng này. Người lớn không được chế nhạo, tỏ thái độ bất bình đối với sự xuất hiện những
rung động mới mẻ này của thanh niên.
+ Nếu tình yêu của các em tốt đẹp, không ảnh hưởng đến học tập và rèn luyện thì gv phải
giúp các em vượt qua vươn lên, giữ mãi được tình yêu trong sáng đó.
+ Nếu tình yêu của các em ảnh hưởng xấu đến học tập và rèn luyện thì giáo viên cần phải
giúp các em nhận thức đúng, hướng nghị lực của các em vào những hứng thú khác có lợi.
+ Nếu thấy tình yêu mang tính bản năng, có khuynh hướng thỏa mãn tính dục, gv cần phải có
biện pháp nghiêm khắc, cứng rắn đối với những TH này, tránh ảnh hưởng xấu đến tập thể .
+Giáo dục tình cảm cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của gia đình, nhà
trường mà còn là của toàn xã hội. Giáo dục tình cảm là một trong những nội dung quan trọng của
việc giáo dục nhân cách, chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động xã hội.
Câu 4. Đạo đức là gì? Trình bày cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức và vận dụng vào giáo
dục đạo đức cho học sinh.
Đạo đức là hệ thống quy tắc , tiêu chuẩn , chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện
điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng , xã hội.
* Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức:
Hành vi đạo đức thường được hình thành dựa trên các nhóm yếu tố tâm lý bao gồm: tri thức và
niềm tin đạo đức, thiện chí, nghị lực và thói quen đạo đức.
1. Tri thức và niềm tin đạo đức
- Tri thức đạo đức : + Là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi
của họ trong mối quan hệ với mọi người, xã hội
+ Đây là yếu tố quan trọng chi phối hành vi đạo đức
= > Vận dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh :
+ Các môn học cần kết hợp các câu chuyện kể, video clip
+ Cho học sinh tiếp xúc với những nhân cách cụ thể đã có hành vi đạo đức tốt
+ Tổ chức cho học sinh trải nghiệm và nhận thức kết quả hành vi bản thân thông qua các hoạt động - Niềm tin đạo đức
+ Là sự tin tưởng một cách sâu sắc của con người vào tính đúng đắn , tính chân lý của các chuẩn
mực đạo đức và thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng các chuẩn mực đạo đức đó
+ Là cơ sở để bộc lộ những phẩm chất ý thức đạo đức, tạo thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy hành
động của con người : lòng dũng cảm, tính kiên quyết, tính kiên trì
= > Vận dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh :
+ Giúp các bạn hiểu biết các chuẩn mực, các nguyên tắc đạo đức
+ Tạo sự thể nghiệm, kiểm chứng những hiểu biết trong sinh hoạt, trong cuộc sống
+ Khuyến khích các em tham gia nhiều hoạt động giáo dục tập thể lành mạnh
2. Tình cảm và động cơ đạo đức - Tình cảm đạo đức
+ Là thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi đạo đức của người khác hoặc bản thân
+ Là một loại hình thức cấp cao của con người, là nhân tố bên trong của hành vi đạo đức, giữ vai
trò là động lực thúc đẩy con người hành động một cách đạo đức trong mối quan hệ giữa nó với
người khác, với xã hội
+ Khơi dậy nhu cầu đạo đức và thúc đẩy con người hành động một cách có đạo đức
= > Vận dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh
+ Tổ chức hđ như từ thiện , giúp đỡ người già ,… Để giúp các em hình thành tình cảm tích cực
+ Giúp các em tự giác , tự nguyện điều chỉnh hành vi , tình cảm cảu mình sao cho đúng - Động cơ đạo đức
+ Là động cơ bên trong do đáp ứng nhu cầu thức hiện hành động , hành vi đạo đức của con người
trong mối quan hệ giữa con người với con người
+ Bao hàm ý nghĩa về mặt mục tiêu và nguyên nhân của hành động
+ Động cơ với tư cách là nguyên nhân sẽ trở thành động lực tâm lý nội tại , phát động mọi sức
mạnh tinh thần vật chất của con người , thúc đẩy con người hành động theo tri thức và niềm tin đã có
+ Động cơ với tư cách là mục đích sẽ quy định chiều hướng tâm lý của hành động cũng như thái độ
của cá nhân với hành động của mình
= > Vận dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh
+ Xây dựng cho hs những động cơ đạo đức bền vững
+ Biểu dương, khích lệ những hành vi tích cực của hs , giáo dục và uốn nắn những hành vi sai lệch
+ Khơi dậy nhu cầu đạo đức , thúc đẩy các em hành động một cách có đạo đức trong mối quan hệ
giữa cá nhân với người khác , với xã hội , với tập thể
3. Thiện chí , nghị lực và thói quen đạo đức
- Thiện chí đạo đức là ý hướng tạo ra các giá trị hoặc các hành vi đạo đức
- Nghị lực đạo đức là năng lực phục tùng ý thức đạo đức của con người
= > Vận dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh : - trong giáo dục cần hình thành cho học sinh
những thiện chí và làm cho học sinh có nghị lực để biến những thiện chí đó thành hành vi đạo đức -
Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người , nó trở thành những nhu
cầu đạo đức của người đó
= > Vận dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh : trong dạy học cần tổ chức đời sống và hoạt
động của học sinh sao cho hành vi đạo đức của học sinh được lặp đi lặp lại 1 cách có hệ thống , có
quy luật theo 1 phương thức nhất định
Câu 5. Trình bày năng lực dạy học của người gv và hường rèn luyện của bản thân:
● Các năng lực dạy học:
Năng lực hiểu học sinh :- Năng lực hiểu học sinh là năng lực nắm vững những đặc điểm tâm lí
của học sinh và diễn biến tâm lí của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
-Năng lực hiểu học sinh được biểu hiện ở các kĩ năng sau:
+ Kỹ năng đánh giá sự nắm vững tri thức cũ (nhớ và hiểu) của học sinh làm công cụ để học bài mới; luyện tập.
+ Kỹ năng đánh giá thái độ và hứng thú học tập của học sinh. Biện pháp:quan sát học sinh trong quá trình học tập.
+ Kỹ năng dự đoán khả năng tiếp thu bài học mới, luyện tập của học sinh,những khó khăn và
thuận lợi của học sinh trong quá trình học tập.
Năng lực hiểu biết sâu rộng (năng lực khoa học): -
Năng lực hiểu biết sâu rộng là năng lực nắm vững nội dung, chương trình,sách giáo khoa
và các tài liệu hướng dẫn của từng môn học, có năng lực tự bồi dưỡng để hoàn thiện trí
thức, tiếp nhận cái mới nhằm không ngừng mở rộng,nâng cao vốn văn hóa chung và vốn văn hóa sư phạm
- Năng lực này được biểu hiện ở các kĩ năng sau:
+ Kỹ năng nắm vững nội dung và chương trình các môn học: nắm vững tri thức, nội dung khái
niệm và phương pháp làm ra tri thức, nắm được phần mở rộng nội dung các môn học
+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
+ Có nhu cầu mở rộng, nâng cao vốn văn hóa chung và vốn văn hóa sư phạm.
Năng lực chế biến tài liệu -
Năng lực chế biến tài liệu là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên nhằm làm cho
tài liệu thích hợp tối đa với trình độ và đặc điểm tâm lý học sinh của mình.
- Năng lực này được thể hiện:
+ Biết xác định đúng đắn và chính xác tài liệu cần truyền đạt cho học sinh;biết chế biến tài liệu
theo logic khoa học và lôgic sư phạm, nhất thiết phải biến đổi ngôn ngữ sách giáo khoa thành ngôn
ngữ của chính mình trừ tên bài học, các đề mục và định nghĩa, công thức, quy tắc.
+ Xác định mối quan hệ của tài liệu học tập với các tài liệu học tập trước đó để xác định chính xác
nội dung kiểm tra bài cũ và mối quan hệ của tài liệu học tập với tài liệu học tập sau đó để sau khi
kết thúc tiết học, giáo viên gợi ra vấn đề bài sau giải quyết.
+ Thiết kế các nhiệm vụ học và các hành động học, dự kiến những thuận lợi và khó khăn, những
tình huống sư phạm sẽ xảy ra khi học sinh giải quyết nhiệm vụ học. Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và chính xác những tư tưởng, tình cảm của mình
bằng ngôn ngữ cùng với nét mặt và điệu bộ tương ứng.
- Năng lực ngôn ngữ là một trong những năng lực quan trọng của người giáo viên. Nó là công cụ
sống còn đảm bảo cho người giáo viên thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của mình.
Năng lực tổ chức hoạt động học - Năng lực tổ chức hoạt động học cho học sinh là năng lực giao
cho học sinh các nhiệm vụ học, tổ chức và hướng dẫn, ktra học sinh thực hiện các hành động học
để giải quyết được nhiệm vụ học.
- được biểu hiện qua những việc làm cụ thể sau:
+ Giáo viên giao nhiệm vụ học cho học sinh (có thể gọi là việc làm, hay việc học), cung cấp
phương tiện và điều kiện cho học sinh.
+ Chỉ dẫn học sinh làm theo quy trình, quy phạm; đồng thời trong quá trình đó giáo viên
theo dõi, giúp đỡ học sinh trong trường hợp các em gặp khó khăn.
+ Đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả giải quyết nhiệm vụ học
Hướng rèn luyện của bản thân Trong học tập :
1. Nên có kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học
2. Chăm chỉ học và chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. Việc này rất có ích cho chúng ta
3. Chuẩn bị bài vở trước khi lên lớp
4. Đánh dấu, khoanh vùng trọng tâm bài học
5. Tạo sự hứng khởi , thoải mái trong học tập
6. Rèn luyện các kỹ năng như: kể chuyện, miêu tả, tường thuật, vẽ bản đồ lịch sử, kỹ năng trình
bày bảng và sử dụng các đồ dùng trực quan minh họa cho bài học. Trong đạo đức
- Tu dưỡng đạo đức 1 cách bền bỉ và thường xuyên
- Tham gia nhiều hoạt động của trường , của câu lạc bộ
- Học tập tư tưởng HCM , chủ nghĩa Mác - Lênin.