-
Thông tin
-
Quiz
Ôn tập trang 112 | Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo
Tài liệu Soạn văn 7: Ôn tập trang 112, đến các bạn học sinh tham khảo. Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thể chuẩn bị bài nhanh chóng, đầy đủ hơn.
Bài 10: Lắng nghe trái tim mình (CTST) 25 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu
Ôn tập trang 112 | Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo
Tài liệu Soạn văn 7: Ôn tập trang 112, đến các bạn học sinh tham khảo. Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thể chuẩn bị bài nhanh chóng, đầy đủ hơn.
Chủ đề: Bài 10: Lắng nghe trái tim mình (CTST) 25 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Soạn văn 7: Ôn tập (trang 112)
Câu 1. Em đã học ba bài thơ Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ.
Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào Phiếu
học tập sau (kẻ vào vở): Nét Một con mèo nằm độc Đợi mẹ Mẹ
ngủ trên ngực tôi đáo Từ
vầng trăng non, ngọn trái tim mèo, đôi mắt lưng mẹ còng, cau ngữ
lửa bếp chưa nhen, biếc, hàm răng dài thẳng, cau ngọn xanh
căn nhà tranh trống nhọn hoắt, mùa đông rờn, mẹ đầu bạc trắng,
trải, đom đóm bay, nằng nặng đám mây cau ngày càng cao, mẹ
bàn chân mẹ lội bùn ì chì, lâng lâng như ngày một thấp, cau gần
oạp, trời khuya lung hạnh phúc, nghe trái giời mẹ gần đất, một linh trắng… tim mình ca hát... miếng cau khô, khô gầy như mẹ… Hình
Đứa con ngồi đợi mẹ Con mèo nằm trên Cây cau ảnh về. ngực của “tôi”. Vần, Vần lưng Vần cách Vần cách nhịp Nhịp 3/3, 2/3, 3/2 Nhịp 3/5, 4/5, 3/4 Nhịp 2/2 Biện Ẩn dụ Điệp từ, so sánh Đối lập, so sánh pháp tu từ Nhận
Bài thơ giàu cảm xúc, Bài thơ thể hiện sự Bài thơ thể hiện tình xét
thể hiện tình cảm trân trọng đối với cảm xót xa khi mẹ ngày
chung mẫu tử thiêng liêng. các loài động vật. càng có tuổi, cùng lời
gửi gắm hãy trân trọng những phút giây khi ở bên mẹ.
Câu 2. Qua việc học các bài thơ trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi đọc thể loại này?
Xác định được thể thơ, vần, nhịp.
Phân tích các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo.
Tìm hiểu về tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình. …
Câu 3. Đọc đoạn thơ sau:
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao. (Xuân Quỳnh, Khát vọng)
a. Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ “bay” trong đoạn văn trên.
b. Nghĩa của các từ “bay” có liên quan với nhau không? Gợi ý:
a. Nghĩa của từ “bay”:
bay (1): di chuyển trên không
bay (2), (3): trưởng thành, ngày càng phát triển hơn.
b. Nghĩa của các từ “bay” không liên quan với nhau.
Câu 4. Hoàn chỉnh sơ đồ sau về đặc điểm của bài văn biểu cảm (về con người).
Bài văn biểu cảm của con người:
Tình cảm, cảm xúc về nhân vật.
Những điều đáng nhớ về nhân vật
Kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả.
Sử dụng ngôi thứ nhất
Câu 5. Qua bài học này, em rút kinh nghiệm gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống?
Tìm hiểu trước về vấn đề, chuẩn bị nội dung cho bài nói.
Trình bày rõ ràng, cụ thể và có sự kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ.
Tiếp nhận phản hồi của người nghe.
Trao đổi, bảo vệ ý kiến của bản thân.
Câu 6. Ba tác phẩm Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ và đoạn
trích Lời trái tim đều nói về những cung bậc cảm xúc khác nhau, những “tiếng
nói” của “trái tim”. Những điều em học được từ các văn bản này gợi cho em
những suy nghĩ gì về cách lắng nghe trái tim mình? Theo em, vì sao chúng ta
cần lắng nghe trái tim mình?
- Lắng nghe trái tim là cảm nhận mọi điều mà trái tim muốn thể hiện, từ những
rung động nhỏ bé nhất.
- Lắng nghe trái tim giúp con người hiểu được bản thân, từ đó có những suy
nghĩ và hành động đúng đắn để cuộc sống của chính mình luôn vui vẻ, tốt đẹp.