-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ôn tập triết học Mác Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa của định nghĩa? Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho việc khắc phục căn bệnh chủ quan duy ý chí? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Triết học Mác-Lênin (philosophy) 45 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Ôn tập triết học Mác Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa của định nghĩa? Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho việc khắc phục căn bệnh chủ quan duy ý chí? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy) 45 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
1. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa của định nghĩa?
Theo V.lenin, vật chất là cái có trước, vật chất là cái tồn tại khách quan
bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức và là cái quyết định ý
thức, là cái tác động lại vật chất, và nó có quan hệ biện chứng qua lại với nhau
Ý nghĩa của định nghĩa: Sự ra đời của khái niệm vật chất đặt nền tảng
về nhận thức và phương pháp cho 1 thế giới quan khoa học, hiện đại,
giúp lý giải mọi vận động và biến đổi của dang vật chất trong xã hội
và những hoạt động thực tiễn của con người
2. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trên cơ
sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho việc khắc phục căn bệnh chủ quan duy ý chí?.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: Mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức là mỗi quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý
thức không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động
của con người. Theo lenin thì vật chất là 1 phạm trù triết học để chỉ
thực tại khách quan đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không lệ thuộc vào cảm giác. Đặc điểm vật chất:
Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động
Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động
Vật chất vận động trong không gian và thời gian
Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật
chất cụ thể và hình thức tồn tại của vật chất.
Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên
và lịch sử xã hội. Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế
giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn.
3. Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, trên cơ sở đó rút ra ý
nghĩa phương pháp luận cho việc khắc phục căn bệnh phiến diện?
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự
vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn
nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay
giữa các sự vật, của một hiện tượng thế giới. Nguyên lý này biểu hiện
thông qua 6 cặp phạm trù cơ bản.
“ Mối liên hệ” là 1 phạm trù triết học dùng để chr các mối ràng buộc
tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận
trong 1 đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
Bệnh phiến diện là “bệnh” khi xem xét sự vật hiện tượng chỉ nhìn thấy
những sự vật cá biệt mà không nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa những
sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại mà không nhìn thấy sự phát sinh và
tiêu vong của sự vật ấy, nhìn trạng thái tĩnh mà quên mất sự vận động
của sự vật. “nhìn thấy cây mà không thấy rừng”. Có khi cũng chú ý tới
nhiều mặt, nhiều mối liên hệ nhưng dàn trải đều, đánh giá ngang nhau ở
vị trí, vai trò của các mối liên hệ, không biết so sánh, phân tích để làm
nối bật cái cơ bản nhất, cái quan trọng nhất đang chi phối sự tồn tại, vận
động, chuyển hóa và phát triển của SVHT.
Căn bệnh này xuất phát từ việc không nhận thức và vận dụng đúng
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản của
phép biện chứng duy vật, trong đó mối liên hệ phổ biến là khái niệm
dùng để chỉ sự liên quan tác động, ràng buộc, quy định và chuyển hóa
lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng (SVHT)
hoặc giữa các SVHT với nhau. Mọi SVHT trong thế giới khách quan
đều tồn tại trong những mối liên hệ tác động lẫn nhau, sự vật này thay
đổi kéo theo sự vật kia thay đổi và không có một SVHT nào tồn tại một
cách cô lập, tách rời, do đó mối liên hệ giữa các SVHT mang tính phổ
biến. Mối liên hệ này còn mang tính khách quan do đây là cái vốn có từ
bên trong SVHT chứ không phải do áp đặt từ bên ngoài, nó bắt nguồn từ
tính thống nhất vật chất của thế giới vật chất của thế giới, từ sự tồn tại và
phát triển của chính SVHT. Các SVHT trong thế giới vật chất rất đa
dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng.
Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, chúng ta rút ra ý nghĩa phương
pháp luận là trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi chủ thể phải
có quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm toàn
diện đòi hỏi khi xem xét, đánh giá sự vật hiện tượng, ta phải đặt chúng
vào mối quan hệ với các SVHT khác, xem xét các SVHT trong mối quan
hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố các thuộc tính khác nhau của
chính bản thân SVHT và giữa SVHT đó với những SVHT khác (kể cả
trực tiếp, gián tiếp). Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi xem xét mọi
vấn đề do thực tiễn đặt ra hoặc khi đánh giá một SVHT, để nhìn thấy
được bản chất của sự vật hiện tượng chúng ta gắn nó với không gian và
thời gian cụ thể, với những điều kiện, những hoàn cảnh lịch sử cụ thể
của sự tồn tại của sự vật, không được đánh giá chung.
Vì vậy việc không nhận thức và vận dụng đúng nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến, về quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, tách rời các
mặt khi xem xét một vấn đề, hoặc xem xét không gắn với những hoàn
cảnh lịch sử cụ thể dẫn tới căn bệnh phiến diện.
Để khắc phục bệnh phiến diện một chiều, chúng ta cần phải có quan
điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét nghiên cứu SNHT,
phải biết kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách có dàn đều” và “chính sách
có trọng điểm” trong phát triển kinh tế. Đổi mới phải thực hiện toàn
diện, đồng bộ triệt để với những bước đi, hình thức, cách làm phù hợp.
Trong mỗi bước đi của công cuộc đổi mới đó phải xác định đúng khâu
then chốt để tập trung sức giải quyết, làm cơ sở đổi mới các khâu khác,
các lực lượng khác, như lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm thúc đẩy
mạnh mẽ các lĩnh vực khác.
4. Phân tích nguyên lý về sự phát triển, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa
phương pháp luận cho việc khắc phục căn bệnh bảo thủ trì trệ?.
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy,
phát triển là vận động nhưng không phai mọi vận động đều là phát triển
và phải theo khuynh hướng đi lên mới gọi là phát triển.
Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chúng ta rút ra được
nguyên tắc khách quan. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận
thức và hành động phải xuất phát từ chính bản thân sự vật với những
thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của nó, những quy luật khách
quan, phải có thái độ tôn trọng sự thật, không được lấy ý muốn chủ quan
của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát
cho chiến lược, sách lược cách mạng. Việc thực hiện nguyên tắc khách
quan không có nghĩa là quan điểm khách quan xem nhẹ, tính năng động,
sáng tạo của ý thức mà nó còn đòi hỏi phải phát huy tính năng động sáng
tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách
quan đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc
tìm ra những biện pháp, những con đường để từng bước thâm nhập sâu
vào bản chất của sự vật, trên cơ sở đó thực hiện việc biến đổi từ cái “vật
tự nó” thành cái phục vụ cho nhu cầu lợi ích của con người
Vì vậy trong thực tế nhận thức và hoạt động của con người, việc tuyệt
đối hóa một trong hai mặt của vật chất và ý thức đã dẫn tới bệnh chủ
quan duy ý chí và bệnh bảo thủ trì trệ.
Để khắc phục căn bệnh bảo thủ trì trệ, cần thực hiện những biện pháp là :
- Phải tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, đổi mới từ quan niệm, tư duy lý luận đến đổi
mới cơ chế chính sách, tổ chức cán bộ, phong cách và lề lối làm việc.
Thực hiện đổi mới với những hình thức, bước đi, cách làm phù hợp,
trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm mà trước hết là đổi mới tư
duy kinh tế, nâng cao năng lực nhận thức và vận dụng quy luật, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của Đảng viên.
- Tăng cường phát huy dân chủ, phát huy tiềm năng cán bộ KHKT, đội ngũ cán bộ quản lý.
- Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, tổng kết cái mới, không ngừng
bổ sung, phát triển, hoàn chỉnh lý luận.
- Phải đổi mới và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới.
5. Phân tích phạm trù thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
Phạm trù thực tiễn là 1 trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của Triết
học maclenin nói chung và của lý luận nhận thức Macxit nói riêng. Mác
và anghen đã đưa ra 1 quan điểm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai
trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của loài người.
+) Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức: Thực tiễn là
điểm xuất phát của nhận thức, nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, thách thức.
Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là giải thích và cải tạo
thế giới mà buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện
tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho các sự
vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối quan hệ và quan hệ
khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho
nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển
của thế giới. Trên cơ sở đó mà hình thành nên các lý thuyết khoa học,
nếu thoát ly thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ rời xa cơ
sở hiện thực. Vì vậy, chủ thể nhận thức không thể có được những tri
thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới. Thực tiễn còn đóng vai trò tiêu
chuẩn để kiểm tra chân lý. Thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của
nhận thức, là yếu tố quyết định đối với sự hình thành và phát triển của
nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải hướng tới để thể hiện tính đúng
đắn của mình. Vai trò của thực tiễn với nhận thức luôn đòi hỏi chúng ta
quán triệt quan điểm thực tiễn, phải coi trọng tổng kết công tác thực tiễn,
nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn, nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn
đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, máy móc, quan liêu. Ngược
lại nếu tuyệt đối hóa vai trò thực tiễn sẽ rơi vào thực dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa.
Rút ra ý nghĩa phương pháp luận: …
6. Phân tích các yếu tố cấu thành Hình thái kinh tế - xã hội và làm rõ
vai trò của từng yếu tố, liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay?
Một là, các lực lượng sản xuất của xã hội ở một trình độ phát triển nhất
định, đóng vai trò là cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội đó.
Hai là, hệ thống quan hệ sản xuất được hình thành trên cơ sở thực trạng
phát triển của lực lượng sản xuất, đóng vai trò là hình thức kinh tế của
các lực lượng sản xuất đó; những quan hệ sản xuất này hợp thành một
cơ cấu kinh tế của xã hội, đóng vai trò là cơ sở hạ tầng kinh tế của việc
xác lập trên đó một kiến trúc thượng tầng nhất định.
Ba là, hệ thống kiến trúc thượng tầng được xác lập trên cơ sở hạ tầng
kinh tế, đóng vai trò là các hình thức chính trị, pháp luật, đạo đức, văn
hoá.... của các quan hệ sản xuất của xã hội.
Liên hệ thực tiễn Việt nam: …
7. Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay?.
8. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng, liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay?.
Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
của nó. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch
sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó
cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định.
9. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội, liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay?
10. Phân tích quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất con người
và ý nghĩa đối với việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay.