Ôn thi cuối kì môn lịch sử văn minh thế giới | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Ôn thi cuối kì môn lịch sử văn minh thế giới | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40367505
ÔN THI CUỐI KÌ MÔN LỊCH SỬ N MINH THẾ GIỚI
I. BÀI MỞ ĐẦU
1. Định nghĩa văn minh
Văn minhtrạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hôi
loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã
man
Văn hiến: Thực chất là văn minh nhưng do trước đây dưới thời phong kiến chưa
có chữ văn minh => Thay chữ văn minh thành văn hiến
2. Định nghĩa văn hóaVăn hóa :
-Tức là giáo hóa ( do Lưu Hướng nêu ra đầu tiên)
- Đến giữa thế kỉ XIX, khái niệm văn hóa thay đổi: Văn hóa là một tổng thể phức
tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả
những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội
- Hiện nay, đa số học giả cho rằng : văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. => Nếu thấy thì
khoanh
3. Sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh
- Giống nhau: Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra
trong tiến trình lịch sử - Khác nhau:
+Văn hóa: TOÀN BỘ những giá trị mà loài người sáng tạo ra từ khi loài người
RA ĐỜI -> NAY
+Văn minh: Những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN CAO của xã hội
Văn hóa có bề dày quá khứ còn văn minh chỉ là lát cắt đồng đại
*Văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp
là cách phân kì theo trình độ phát triển của văn minh
*Văn minh cổ - trung đại, văn minh cận đại và văn minh hiện đại là cách
phân kì theo: tiến trình lịch sử văn minh 4. Các nền văn minh lớn trên
thế giới
4.1. Lịch sử hình thành
lOMoARcPSD| 40367505
Cuối thiên kỉ thứ IV TCN, xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập -> Nhà
nước ra đời -> Bước vào thời kì văn minh
4.2. Các nền văn minh lớn trên TG
- Phương Đông ( châu Á, Đông Bắc châu Phi):
+ Cuối thiên kỉ IV – đầu thiên kỉ III TCN: 4 trung tâm lớn (Ai cập, Lưỡng Hà,
Ấn Độ, Trung Quốc)
+ Tình hình chung: Cả 4 trung tâm đều năm trên những vùng chảy qua các con
sông lớn : Sông Nin – Ai Cập, sông Ophrat và Tigrơ – Tây Á, Sông Ấn (Indus),
sông Hằng (Gange) - Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang – Trung Quốc
=>Nhờ sự bồi đắp của dòng sông nên đất đai nơi này trở nên màu mỡ ->Nông
nghiệp có điều kiện phát triển -> Xuất hiện sớm của nhà nước ( do cư dân
nơi đây sớm bước vào xã hội văn minh) - Phương Tây:
+Xuất hiện nền văn minh Hy Lạp cổ đại (Xuất hiện vào thiên kỉ III TCN nhưng
nhiều thành tựu tiêu biểu là khoảng thế kỉ VII TCN trở về sau)
+ Thế kỉ VI TCN: nhà nước La Mã thành lập ; kế thừa và phát triển văn minh
Hy Lạp -> La Mã trở thành trung tâm thứ 2 ở phương tây
+ thế kỉ II TCN, La Mã chinh phục Hy Lạp -> Văn minh Hy La và tiếp đó
chinh phục các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp ở phương Đông, trở
thành đế quốc rộng lớn, hùng mạnh, duy nhất ở phương Tây.
+ Văn Minh Hy La: xán lạn, là cơ sở văn minh của châu Âu sau này. Sau khi đế
quốc Tây La Mã diệt vong -> nền văn minh Hy La lụi tàn.
+Mãi đến thế kỉ VI, văn minh phương Tây bắt đầu được phục hưng -> từ đó phát
triển mạnh và liên tục cho đến nay
4.3. Tổng kết
Trên thế giới cổ có 2 khu vực văn minh lớn : Phương Đông và phương Tây -
Phương Đông:
+ Cổ đại: 4 trung tâm văn minh lớn : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc
+ Trung đại: Tây Á và Ai Cập thuộc bản đồ đề quốc Ả Rập -> 3 trung tâm lớn:
rập, Ấn Độ, Trung Quốc
+ Ấn Độ và Trung Quốc được phát triển liên tục trong tiến trình lịch sử
lOMoARcPSD| 40367505
-Phương Tây
+ Cổ đại: Chỉ có nền văn minh Hy La
+ Trung đại : Chỉ có một trung tâm văn minh mà chủ yếu là Tây Âu
+ Ngoài ra, tại Meehico và Peru ngày nay cũng từng tồn tại nền văn minh của
người Maya, Adotec (Aztèque), Inca (Incas)
+Cận đại: tiến bộ nhanh về khoa học kĩ thuật -> nhiều nước phương Tây trở
thành quốc gia phát triển về kinh tế và quân sự -> đua nhau chinh phục thế giới (
biến hầu hết các nước Á, Phi, Mỹ la tinh thành thuộc địa và truyền bá văn minh
phương Tây khắp thế giới)
CHƯƠNG I : VĂN MINH BẮC PHI VÀY Á
A. TỔNG QUAN VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI
I. TỔNG QUAN VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI
1. Địa lý và cư dân
* Địa lý
- Nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi, dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin (
bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi (6700 km). Tuy nhiên phần chảy qua Ai
Cập dài (700km)
- Do cứ từ tháng 6 -> tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù
sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng 2 bên bờ -> nền kinh tế ở đây
phát triển -> tạo điều kiện Ai Cập bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới -
> “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”
- Địa hình: Tương đối bị đóng kín
+ Phía Bắc : Địa trung hải
+Phía Đông: giáp biển đỏ
+Phía Tây: Giáp sa mạc Xahara
+ Phía Nam: giáp Nubi ( vùng núi hiểm trở, khó qua lại)
*Chỉ có ở Đông Bắc có vùng kênh đào Xuyê -> người Ai Cập cổ đại mới có thể
qua lại vùng Tây Á
- Chia làm 2 miền rõ rệt theo dòng chảy sông Nin từ Nam -> Bắc
+ Miền Thượng Ai Cập ( miền nam): là một dải lưu vực hẹp
lOMoARcPSD| 40367505
+ Miền Hạ Ai Cập ( miền Bắc): là một đồng bằng hình tam giác
*Tài nguyên thiên nhiên
- nhiều loại đá quý: đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não,…
- Kim loại: đồng, vàng còn SẮT phải đưa từ bên ngoài vào
*Cư dân
- Ngày nay: Chủ yếu là người Ả Rập
-Thời cổ đại: Người Libi, người da đen, có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á
2. Các thời kì lịch sử của Ai Cập cổ đại
- Ra đời: Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV TCN
- Theo cách phân chia của Manetong, lịch sử Ai Cập cổ đại được chia thành 5
thời kì : Tảo vương quốc, Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc,
Hậu kì vương quốc ( Tảo, Cổ, Trung,Tân, Hậu kì)
a. Thời kì Tảo vương quốc ( khoảng 3200-3000TCN)
- Lịch sử hình thành
Do sự phân hóa giàu nghèo, các công xã nông thôn liên hiệp lại thành các nhà
nước nhỏ đầu tiên gọi là châu -> Châu hợp lại thành 2 miền Thượng và Hạ Ai
Cập -> qua đấu tranh, 2 miến thống nhất thành nước Ai Cập -> Từ khi nhà nước ra
đời cho đến khoảng năm 3000 TCN, Ai Cập trải qua 2 vương triều (I và II) gọi
chung là thời Tảo Vương quốc
- Thời kì này, người Ai Cập cổ biết làm gì? (sử dụng công cụ bằng đồng đỏ,
dùng cày, dùng súc vật để kéo cày) -Người đứng đầu gọi là gì: Pharaông
b. Thời kì Cổ vương quốc (3000-2200 TCN)
- Bao gồm : 8 vương triều ( III – X)
- Đầu thời kì : chế độ tập quyền trung ương được củng cố, kinh tế phát triển ->
Pharaong cho xây dựng kim tự tháp đồ sộ
- Từ vương triều V: Thế lực chính quyền trung ương suy giảm -Vương triều VII
: Nền thống nhất không duy trì được nữa c. Thời Trung vương quốc (2200 –
1570 TCN)
- Gồm 7 vương triều ( XI – XVII)
lOMoARcPSD| 40367505
-Thời của vương triều XI và XII thời kì ổn định nhất
- 1750 TCN,Ai Cập nổ ra một cuộc khởi nghĩa dân nghèo -> Suy yếu -Đầu năm
1710 TCN:
+ miền Bắc Ai Cập bị người Híchxốt ở Palextin chinh phục thống trị 140 năm
+Miền Nam Ai Cập: thần phục vương triều ngoại tộc ấy d. Thời Tân vương
quốc (1570 – khoảng 1100 TCN)
-1570 TCN, người Híchxốt bị đánh đuổi khỏi Ai Cập -> đất nước thống nhất
- Gồm 3 vương triều (XVIII – XX)
- Các vua đầu vương triều XVIII tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài
> chinh phục được Xyri, Pheenixi Palextin ở châu Á và Libi, Nubi ở châu Phi
- Cuối vương triều XVIII, để làm suy yếu thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần mặt
trời Amon -> vua Ichnatôn tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo (chỉ được 1 thời
gian ngắn)
- Công cụ sản suất: đồng thau được sử dụng rộng rãi, sắt đã bắt đầu xuất hiện
nhưng còn hiếm
- Sau vương triều XVIII, Ai cập ngày càng suy yếue. Ai Cập từ thế kỉ X – I TCN
II. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦAN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI
1. Chữ viết
- Xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành -> chữ viếtAi Cập ra đời
- Lúc đầu
- Đối với những khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp
mượn ý
Ví dụ: “khát”: hình con bò đứng bên cạnh chữ “nước”
-Tuy nhiên 2 phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm -> dần dần xuất hiện
những hình vẽ biểu thị âm tiết
- Dần dần những chữ âm tiết biến thành chữ cái
*Khái quát: Chữ tượng hình =>Mượn ý =>Hình vẽ biểu thị âm tiết => Chữ cái
Ai Cập
- Tổng số chữ tượng hình Ai Cập: 1000 chữ ( số chữ cái có 24 chữ)
chữ tượng hình
lOMoARcPSD| 40367505
- Thiên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học tập chữ cái người Ai Cập để ghi ngôn
ngữ của mình
- Về sau được truyền sang Phênixi, trên cơ sở ấy, người Phênêxi đã sáng tạo ra
vần chữ cái đầu tiên trên thế giới
- Chữ viết cổ Ai Cập được ghi ở đâu? ( trên đá, đồ gốm, vải gai, da nhưng phổ
biến nhất là dấy papyrus)
Giấy Papyrus là loại giấy sớm nhất thế giới
-Công cụ viết trên giấy papyrus : bút làm bằng thân cây sậy còn mực làm
bằng bồ hóng
-Chữ tượng hình Ai Cập dùng trong 3000 năm
- 1822: giải mã thành công chữ Ai Cập cổ Ngành Ai cập học ra đời
2. Văn học
- Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú ( tục ngữ, thơ ca trữ tình,
…)
3. Tôn giáo
- Thờ rất nhiều thứ: Các thần tự nhiên, thần động vật, linh hồn người chết, thần đá,
thần lửa,…
Thiên thần Nut; Địa thần Ghep; Thủythần Osiris/Thần sông
Nile/Diêm vương; Thần Mặt trời Ra/ Amôn/ Atôn; thần Mặt
Trăng Thoth; Ka; Phượng Hoàng; Nhân Sư …
4. Kiến trúc và điêu khắc
- Đạt đến trình độ rất cao. Tiêu biểu là cung điện, đền miếu. Đặc biết nhất là Kim
Tự Tháp
*Kiến trúc
*Vài thông tin về kim tự tháp
- Được xây dựng vào thời nào? ( Thời vua Giêde – vua đầu tiên của vương triều
III)
- Thời kì kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất là thời vương triều
IV
lOMoARcPSD| 40367505
- Kim tự tháp cao lớn nhất, tiêu biểu nhất là kim tự tháp của Kêốp con Xnêphru
*Điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc của Ai cập cổ đại cũng có những thành tựu lớn và tiêu biểu
-Tượng thường được tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng
- Đẹp nhất: Tượng bán thân hoàng hậu Nêfécititi- vợ của vua Ichnatôn
-Độc đáo nhất: ợng Xphanh (Sphynx)
*Vài nét về tượng Xphanh (Nhân sư)
- Là bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê
- Thường được đặt trước cổng đền miếu
- Tiêu biểu nhất là tượng Xphanh ở gần kim tự tháp Kêphren ở Ghidê
5. Khoa học tự nhiên
- Đạt nhiều thành tựu quan trọng nhất là về thiên văn và số học a. Thiên văn
- Biết các hành tinh như sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc , sao Thổ
- Tạo ra các dụng cụ đo thời gian : Nhật Khuê, đồng hồ nước
- m ra lịch: 1 năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày ( tuy nhiên chưa biết đặt
năm nhuận) b. Toán học
- Sáng tạo ra hệ đếm thập tiến vị
- Làm các phép công hoặc trừ (nhân và chia chưa biết làm, chỉ biết làm bằng cách
cộng hoặc trừ nhiều lần
- Tính diện tích hình tam giác, tròn, thể tích hình cầu, hình tháp đáy, pi =3,16 c. Y
học
- Do tục ướp xác thịnh hành sớm => Tạo điều kiện cho y học phát triển sớm
-Nhận thức rõ bệnh tật không phải do ma quỷ hoặc các mụ phù thủy gây nên mà do
sự không bình thường của mạch máu ( không bị mê tín)
- Quan hệ giữa tim và mạch máu. Mô tả về óc
- Việc chữa bệnh được chuyên môn hóa
* ĐÁNH GIÁ
lOMoARcPSD| 40367505
-Nền văn minh Ai Cập cổ đại để lại cho nhân loại nhiều thành tựu tuyệt vời, có
đóng góp trực tiếp đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn hóa thế
giới
B. VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
I. TỔNG QUAN VỀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
1. Địa lý và cư dân
a. Địa lý
- Là vùng đất nằm giữa hai con sông Tigris (Tigrơ) và Euphrates (Ơphrát)
(thuộc Tây Á)
- Đất đai màu mỡ. lượng phù sa nhiều, thuận lợi cho sản suất nông
nghiệp (Nguyên nhân là do: tuyết ở cao nguyên Acmenia tan => nước hai sông
Tigrơ và Ơphrát dâng cao gây nên lũ lụt làm ngập cả 1 vùng)
- Có nhiều đất sét chất lượng cao, ít đá và kim loại - Không có biên giới
hiểm trở che chắn b. Cư dân
- Xưa nhất : người Xume ( Trung Á di cư đến miền Nam Lưỡng Hà vào
khoảng thiên niên kỉ IV TCN)
- Thiên kỉ III TCN : Người Accát thuộc tộc Xêmít từ thảo nguyên Xyri đến
định cưở miền Trung Lưỡng Hà
TÓM LẠI: Cư dân Lưỡng Hà rất phức tạp gồm: Người Xume, người Accát,
người Arnôrít (thuộc tộ Xêmít) và nhiều tộc người khác ở vùng lân cận -Người
Arnôrít – một chi nhánh người Xêmít đã thành lập quốc gia cổ Bbilon 2. Các
quốc gia ở Lưỡng Hà cổ đại
a. Nhà nước của người Xume
Tình hình xã hội: Phân hóa giàu nghèo => xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ, lấy 1
thành thị trung tâm là các bang ( giữa các bang tranh nhau nước và đất đai) Miền
nam có Lagát.
Miền Bắc có Umma đánh bại Lagát + Chinh phục nhiều bang khác + thống
nhất miền Nam => Xume b. Accát
- Chi nhánh người Xeemit thành lập ở phía Bắc vùng Xume
lOMoARcPSD| 40367505
- Thời vua Xacgôn (2369 – 2314 TCN): Accát trở thành một quốc gia hùng mạnh
- Vua Xacgôn tự xưng là: “vua của bốn phương” do:
+ chinh phục toàn bộ vùng Xume, +thống
nhất cả vùng Lưỡng Hà.
+ Chiếm lược các khu vực tung quanh thành lập 1 quốc gia lớn mạnh là y Á
c. Vương triều III của Ua (2132 – 2024 TCN) - Được thành lập sau khi
người Guti bị đánh đuổi - Phạm vi thống trị: Rất rộng d. Cổ Babilon
- Thành phố do người Amôrit thành lập ở trung tâm Lưỡng Hà
- Dưới thời vua Hammurabi => trở nên hùng mạnh
- Ban hành bộ luật Hammurabi
- Kinh tế tiến bộ đáng kể
- Công cụ đồng thau được sử dụng phổ biến, sắt đã xuất hiện nhưng tương đối
hiếm
- Cư dân biết sử dụng cày có lưỡi đồng thau do bò kéo, sử dụng loại cày có lắp
bộ phận reo hạt
e. Tân Babilon và Ba tư
II. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦAN MINH LƯỠNG HÀ C
ĐẠI
1. Chữ viết
- Xuất hiện sớm, Cuối thiên kỉ IV TCN do người Xume tạo ra ( Ai tạo ra chữ
tiết hình ở lưỡng Hà? thời kì nào?)
- Thời kì đầu dùng chữ tượng hình sau chữ tượng hình dần ít đi thay vào đó là
chữ hài thanh ( Ban đầu 2000 chữ đến thời Lagát chỉ còn lại khoảng 600
chữ). - Ngoài ra còn có chữ tiết hình tức chữ hình nêm(Do sự bố trí khác nhau
của các nét viết trên tấm đất sét) (Không đến 600 chữ)
- Năm 1500 TCN, chữ tiết hình thành văn tự ngoại giao quốc tế
- Ai cải tiến chữ tiết hình thành chữ cái? (người Phênixi)
- Chất liệu dùng để viết: tấm đất sét còn ướt + que vót nhọn
- 1857 giải mã thành công chữ Atxiri => Ngành Atxiri học ra đời
lOMoARcPSD| 40367505
2. Văn học
Gồm 2 bộ phận chủ yếu: Văn học dân gian và sử thi
Văn học dân gian: cách ngôn, ca dao, ngụ ngôn,… phản ánh cuộc sống lao động
của nhân dân và cách cư xử ở đời
Sử thi: Ra đời từ thời Xume đến thời Babilon chiếm một vị trí quan trọng
TÓM LẠI: Văn học Lưỡng Hà cổ đại: Đạt những thành tựu đáng kể, có sức ảnh
hưởng lớn với khu vực Tây Á
-Truyện trong kinh thánh bắt nguồn từ: Nền văn học lưỡng
3. Tôn giáo
- Thờ đa thần: Các thần tự nhiên, động vật, thực vật,…
- Thần trời Anu, Thần đất Enlin,….
4. Luật Pháp
- Có bộ luật sớm nhất từ thời vương triều III của thành bang Ua
- Bộ luật quan trọng nhất : Luật Hammurabi
4. Kiến trúc và điêu khắc a. Kiến trúc
- Các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền miếu, cung điện, thành, vườn hoa
- Do thiếu đá, gỗ => xây bằng gạch
- Công trình tiêu biểu vào loại sớm: Tháp đền của thành Bang Ua ( Thế kỉ XXII
TCN)
- Thành tựu nổi bật nhất: hệ thống công trình gồm thành quách, cung điện, tháp,
vườn hóa của Tân Babilon
- Vườn hoa trên không và thành Babilon được người Hi Lạp coi là một trong
bảy kì quan thế giới b. Điêu khắc
- Gồm tượng và phù diêu
-Tiêu biểu: Bia diều hâu, cột đá Naramxin, Bia luật Hammurabi, các tượng thần
Atxiri,…
5. Toán học, thiên văn, y học
lOMoARcPSD| 40367505
a. Toán học
- Thành tựu đầu tiên là sáng tạo ra phép đếm độc đáo
- Lấy hệ đếm 60 làm cơ sở
- Làm các phép cộng, trừ, nhân, chia
- Biết phân số, lũy thừa, căn bậc 2, căn bậc 3, giải phương trình 3 ẩn- Tính diện
tích hình chữ nhật, tam giác, thang, hình tròn, pi = 3,0 b. Thiên văn
- Biết các hành tinh như sao Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ
- Biết chu kỳ của mặt trăng, sao Kim, Sao Thuyt, saoo Mộc,…-Làm ra lịch: 1 năm
có 12 tháng, c. Y học
- Giống Ai Cập (Đề cập đến các nguyên nhân của bệnh tật, các loại bệnh, khả
năng chữa trị (uống thuốc, xoa bóp, tẩy rửa, phẩu thuật)
- Việc chữa bệnh được chuyên môn hóa
-Tuy nhiên vẫn còn chịu ảnh hưởng của mê tín
CÂU HỎI: Sự khác nhau trong y học Ai Cập và Lưỡng Hà là : Ai cập sớm nhận
thức rõ bệnh tật không phải do ma quỷ còn Lưỡng Hà vẫn chưa thoát khỏi những
quan niệm về mê tín ấy
TÓM LẠI: Khu vực Lưỡng Hà đã bước vào xã hội văn minh rất sớm và đạt được
những thành tựu rực rỡ về văn hóa. Những thành tựu văn hóa ấy đặc biệt (chữ viết,
văn học, toán học, thiên văn) có ảnh hưởng quan trọng đốii với văn minh khu vực
và thế giới
C. VĂN MINH Ả RẬP
I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ Ả RẬP
1. Tình hình bán đảo Ả Rập trước khi lập nước
- Là bán đảo lớn nhất thế giới ở Tây Á ( diện tích lớn hơn ¼ châu Âu)
- Chỉ có vùng Yêmen phía Tây Nam nguồn nước phong phú, đất đai có thể
trồng trọt được, có điều kiện phát triển thương nghiệp vì nằm trên con đường
buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi
- Vùng nào là cầu nối buôn bán giữa vùng đại trung hải và phương Đông? (Trả
lời: Vùng Hegiadơ – Hejaz)
lOMoARcPSD| 40367505
- Phần lớn đất đai còn lại là sa mạc và bãi cỏ
-Khí hậu khô, nguồn nước hiếm
- Cư dân sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi mà súc vật được nuôi nhiều nhất
dê và lạc đà
2. Sự thành lập và diệt vong của nhà nước Ả Rập
- Thế kỉ VII mới thành lập nhà nước Ả Rập
- Quá trình thành lập nhà nước gắn liền với quá trình thành lập đạo hồi do
Môhamet truyền bá
- Tại sao thành phố Yatơríp lại được đổi tên thành “Thành phố tiên tri”?(Trả lời:
Do Môhamet cùng các tín đồ của mình phải chạy lên thành phố Yatơríp để trốn
thoát tầng lớp quý tộc ở Mecca. Ông tự xưng mình là tiên tri)
-Ai là người đứng đầu nhà nước Ả Rập mới thành lập? (Trả lời: Môhamet)
- Đền Caaba trở thành thánh thất chính của Hồi giáo và Mecca trở thành thánh địa
chủ yếu của tôn giáo này
- Người đứng đầu nhà nước và tôn giáo ở Ả Rập gọi là: Calipha
- Để mở rộng đất đai, truyền bá đạo Hồi Ả rập đã: Tích cực thi hành chính sách
xâm lược bên ngoài (Xiri, Palextin, Ai Cập, Ba tư) - Từ năm 632 – 661: Calipha
đều do giới quý tộc bầu
- Sau khi viên tổng đốc ở Xiri thuộc họ Ômayát được làm Calipha=> Ngôi calipha
là cha truyền con nối
- Triều Ômayát đã chinh phục được? (Trả lời: Một dải ở miền Bắc châu Phi và
bán đảo Tây Ban Nha) * Dân cư :
Trước thế kỉ VII, về cơ bản tổ chức xã hội của cư dân bán đảo là các
thị tộc, bộ lạc.
Một bộ phận nhỏ cư dân trồng trọt.
Một bộ phận khác (1/12 dân số) tập trung ở các thị trấn gần hoặc
trên bờ biển phía Tây tiến hành trao đổi buôn bán.
Khoảng 5/6 cư dân là những người du mục.
Đến thế kỉ VII, Tuy nhà nước thống nhất chưa ra đời nhưng về cơ
bản tình trạng phân hóa xã hội trong các thị tộc, bộ lạc diễn ra
lOMoARcPSD| 40367505
ngày càng gay gắt và nhu cầu thống nhất bán đảo Ả rập đặt ra
bức thiết.
II. ĐẠO HỒI / ĐẠO ISLAM
- Là tôn giáo nhất thần tuyệt đối
- Vị thần duy nhất tôn thờ là chúa Ala.
- Đạo hồi tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác nhất là của đạo Do Thái
- Đạo Hồi có một điều quan trọng không giống các tôn giáo khác là? (Trả lời:
Tuyệt đối không thờ ảnh tượng )
- Vì sao đạo Hồi không thờ ảnh tượng? (Trả lời: Họ quan niệm Ala tỏa khắp mọi
nơi, không có một hình tượng nào có thể thể hiện được Ala)
- Quan hệ gia đình: Thừa nhận đa thê nhưng chỉ cho lấy nhiều nhất 4 vợ
- Đàn ông có thể lấy người theo đạo Do Thái hoặc đạo Kitô nhưng không được
cưới người theo đa thần giáo
- Cấm việc lấy nàng hầu (Trừ Môhamet) - Nghĩa vụ:
1. Thừa nhận chỉ có chúa Ala không có chúa nào khác, còn Môhamet là sứ giả của
Ala và là vị tiên tri cuối cùng.
2. Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa, chiều, tối, và đêm. Thứ sáu
hàng tuần thì phải đến thánh thất làm lễ một lần.
*Người hướng dẫn các buổi cầu nguyện gọi là gì? (Trả lời: Iman)
3. Mỗi năm đến tháng Ramađan phải trai giới 1 tháng, tháng Ramađan là tháng 9
lịch Hồi, nhưng vì Môhamet thay đổi âm lịch cũ, bỏ tháng nhuận nên tháng
Ramađan cứ lùi dần, không tương ứng với một thời gian cố định nào của dương
lịch (Từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, các tín đồ phải nhịn ăn, uống,
hút thuốc và những ham muốn khác)
4. Phải nộp thuế cho đạo. Số thuế ấy dùng để xây cất thánh thất, bù đắp các khoản
chi tiêu của chính quyền và bố thí cho người nghèo.
5. Trong suốt đời người nếu có khả năng phải đi hành hương đến Caaba một lần.
- Kinh thánh của đạo hồi là gì? (Trả lời: Kinh Côran)
lOMoARcPSD| 40367505
- Nêu định nghĩa hồi giáo? Hồi giáo là gì? (Trả lời: Hồi giáo là tin vào Ala là vị
tiên tri của ngài, đọc những kinh cầu nguyện đã chỉ định, bố thí cho người nghèo,
nhịn ăn trong tháng Ramađan và hành hương ở thánh địa Mecca.)
- 5 cái trụ cột của hồi giáo là? (Trả lời: Cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn, hành hương
(Bổn phận) và Lòng tin vào Ala)
- Đạo hồi trở thành quốc giáo của bao nhiêu nước? (Trả lời: 24 nước)
- Đạo hồi là 1 trong 3 tôn giáo lớn trên thế giới có ảnh hưởng lớn trong đời
sống kinh tế, chính trị, xã hội
III. VĂN HỌC NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC, GIÁO DỤC
1. Văn học
-Có những thành tựu xuất sắc, chủ yếu Thơ và truyện
- Nhiều thơ ca truyền miệng trước khi nhà nước ra đời
- Nửa thế kỉ VII về sau, thơ ca chép bằng chữ viết ra đời
- Tập trung thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, ca ngợi chiến công, tình yêu, rượu
ngon,..
- Thời kì phát triển rực rỡ nhất: Từ thế kỉ VIII – Thế kỉ XI
- Các nhà thơ tiêu biểu nhất thời kì này là: Abu Nuvát ( nói về tình yêu, đàn bà,
không tôn trọng đạo giáo sau có cải hối), Abu lơ Ala Maari (ăn chay, thường
bàn về vấn đề triết lí)
- Ai được mệnh danh là “Nhà triết học trong nhà thơ và nhà thơ trong triết học”?
(Trả lời: Abu lơ Ala Maari)
- Tập văn xuôi nổi tiếng nhất là: Nghìn lẻ một đêm
2. Nghệ thuật
- Ban đầu: do ảnh hưởng của thoát thai từ kinh tế du mục, buôn bán => Rất
nghèo nàn + Môhamet cầm điêu khắc, hội họa vì cho rằng hai môn này có thể
dẫn đến sự sung bái ảnh tượng + Cấm dùng tơ lụa đẹp, các đồ trang sức đẹp để
khỏi phải ha muốn mà sinh đồi bại
- Sau khi được nới lỏng + học tập nghệ thuật Ai Cập, lưỡng Hà, Ba Tư,… => tiến
bộ đáng kể
- Thành tích: biểu hiện ở cung điện và thánh thất hồi giáo
lOMoARcPSD| 40367505
- Địa vị của họa sĩ rất thấp, ngang thợ thủ công do Hồi giáo cấm điêu khắc và hội
họa
- Âm nhạc từng bị cấm vì sao? (Trả lời: Vì bị cho rằng lời ca, điệu vũ của phụ
nữ cũng như tiếng các nhạc cụ là tiếng dụ dỗ của quỷ sứ để đày con người xuống
địa ngục.)
- Về sau người ta cho rằng: Rượu như thể xác, âm nhạc như linh hồn, nhờ hai thứ
đó cuộc sống con người mới vui vẻ
- Tuy nhiên nhạc Ả rập vẫn mang hơi hướng buồn tẻ, đơn điệu
- Từ thế kỉ VII, Ả rập đã biết Âm nhạc có thể đo được
-
- Giống họa sĩ, nhạc sĩ cũng có địa vị thấp kém, thường dành cho nô tì
3. Khoa học tự nhiên
Trên cơ sở học tập thành tựu của các nền văn minh xung quanh như Ấn Độ,
Trung Quốc, Hi Lạp… nền khoa học của Ả rập đã phát triển nhanh, có nhiều
cống hiến về các mặt toán học, thiên văn, địa lí, y học, hóa học.
a. Toán học
- Tiếp tục phát triển các môn Đại số, Lượng giác, Hình học và hoàn thiện hệ
thống chữ số:
- Tác phẩm Đại số học của AnKhoaridơmi là tác phẩm đầu tiên về môn khoa học
này.
- Các khái niệm Sin, Cosin, Tang, Cotang do Battani đặt ra. - Cải tiến và
truyền bá hệ thống chữ số của Ấn Độ trong đó có số 0. b. Thiên văn học.
- Quan sát các tinh tú, nghiên cứu các vết trên mặt trời.
- Cho rằng trái đất hình tròn, vật gì cũng bị hút về trung tâm trái đất. (Al –
Biruni)
- Cuối thế kỉ XI, người Arập đã làm được một thiên cầu bằng đồng thau đường
kính 209 mm, trên đó có 47 chòm sao gồm 1015 ngôi sao. c. Địa lí học
- Tính được chu vi trái đất khá chính xác.
- những mô tả về Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca.
lOMoARcPSD| 40367505
- Tổng kết những hiểu biết về địa lí trong các tác phẩm như: Địa chí đế quốc Hồi
giáo; Sách của Rô giê … d. Vật lí học
- Nhà khoa học tiêu biểu nhất : AI Haitơham
- nhiều đóng góp về quang học, biết sự khúc xạ của ánh sáng trong không khí
và nước.
- tính được lớp khí quyển xung quanh Trái Đất dày đến 15km
- Nghiên cứu tác động của ánh sáng chiếu trên các gương lồi, gương lõm và các
thấu kính hội tụ. Từ gợi ý này, các nhà vật lí phương Tây sau này đã chế tạo ra
kính hiển vi và kính viễn vọng. e. Hóa học
- Tạo ra nồi cất đầu tiên trên thế giới. (đặt tên là Al – ambik) - Phân tích được
nhiều chất hóa học.
- Phân biệt được ba zơ và a xít, bào chế được nhiều loại thuốc.
g. Sinh học
- Từ thế kỉ IX đã nêu ra thuyết tiến hóa (khoáng vật thực vật động vật người).
(Người đã nêu ra thuyết tiến hóa: Ôtman Am an – Giahip)
- nhiều thành tựu về thực vật học (hướng dẫn cách trồng các loại cây, cách
ghépcây, các triệu chứng và cách chữa một số bệnh của cây). h. Y học
- Biết chữa trị nhiều loại bệnh nội khoa và ngoại khoa.
- Rất giỏi chữa các bệnh về mắt.
- nhiều sách tổng kết về y học: Mười khái luận về mắt; Sách chỉ dẫn cho các
thầy thuốc khoa mắt; Bệnh đậu mùa và bệnh sởi. Các sách này được sử dụng
trong các trường y khoa ở Tây Âu trong nhiều thế kỉ.
- nhiều thầy thuốc nổi tiếng: Radi (Kha det); Xina(Avixen)…
4. Giáo dục
- Việc giáo dục được khuyến khích ở Ả rập. Mohammed nói “Kẻ nào từ biệt gia
đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang tri thức là kẻ đó đang đi trên con đường
của Chúa. Mực của nhà bác học còn linh thiêng hơn máu của người tử vì đạo”.
- Chế độ giáo dục gồm 3 cấp:
Tiểu học/ Sơ học: các môn chính là tập đọc; tập viết. Nơi học
th ờng là ở trong các thánh thất hoặc ở ngoài trờiƣ
lOMoARcPSD| 40367505
Trung học: thần học; văn học; ngôn ngữ; ngữ pháp (đặc biệt
coi trọng); toán; thiên văn.
Đại học: 3 trung tâm lớn là Bát Đa; Cai rô; Coocđôba.
-Bên cạnh hệ thống trường học, hàng loạt các thư viện được xây dựng (Bát Đa
có 36 thư viện công cộng).
- Các đại học của Ả rập thu hút nhiều sinh viên các nước Tây Âu đến học tập.
TÓM LẠI: Nền văn minh Ả rập rất rực rỡ và toàn diện
CHƯƠNG II: VĂN MINH ẤN Đ
I.TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI
1. Địa lí và cư dân
a. Địa lí
- Là một bán đảo ở Nam Á, từ Đông Bắc -> Tây Bắc có núi chắn ngang
- dãy Himalaya nổi tiếng
- Núi vinđya là ranh giới giữa hai miền Nam- Bắc
- Miền Bắc: có 2 sông lớn: Sông Ấn (Indus), sông Hằng (Gange)
- Đồng bằng lưu vực sông Ấn gọi là Pungiáp
- ng nào được coi là dòng sông thiêng? (Trả lời: Sông Hằng phía Đông)
- Cả hai sông đều bồi đắp thành 2 đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ => đã trở
thành cái nôi của nền văn minh Ấn b. Cư dân
- Gồm 2 loài chính xét về thành phần chủng tộc: Người Đraviđa( cư trú ở miền
Nam) và người Arya (cư trua ở miền Bắc)
- Ngoài ra còn nhiều tộc khác (Hy Lạp, Hung Nô,…)
=> Nhận xét: Vấn đề bộ tộc ở Ấn rất phức tạp
*Phạm vi địa lí của Ấn thời cổ trung đại bao gồm? (Trả lời: Các nước Pakixtan,
Bănglađét, Nêpan ngày nay
2. Sơ lược lịch sử cổ trung đại Ấn Đ
lOMoARcPSD| 40367505
- Chia làm 4 thời kì lớn
a. Thời kì văn minh lưu vực sông Ấn ( đầu thiên kỉ III – giữa thiên kỉ II TCN) b.
Thời kì Vêđa ( giữa thiên kỉ II đến giữa thiên kỉ I TCN)
Q: Tại sao gọi thời này là Vêđa? (A: Do lịch sử Ấn được phản ánh trong các tập
Vêđa)
Q: Rich Vêđa sáng tác trong khoảng thời gian nào (A: Giữa thiên kỉ II – cuối
thiên kỉ III TCN)
-3 tập Vêđa còn lại sáng tác vào đầu thế kỉ I TCN
- Chủ nhân thời kì này là người Arya (mới di cư từ Trung Á vào Ấn Độ)
Q: Địa bàn sinh sống của người Arya trong thời kì này chủ yếu là ở đâu? (A:
Vùng lưu vực sông Hằng)
Q: Thời kì Vêđa, ở Ấn Độ đã xuất hiện 2 vấn đề có ảnh hưởng quan trọng và
lâu dài trong xã hội là gì? (A: Chế độ đẳng cấp( varna) và đạo Bàlamôn) c. Ấn
Độ từ thế kỉ VI TCN đến thế kỉ XII.
- c quốc gia ở miền Bắc Ấn Độ và sự xâm lược của Alếchxăngđrơ Makêđônia
- Vương triều Môrya (321 – 187 TCN)
+ Thời Axôca (273 – 236 TCN), vương triều Môrya đạt đến giai đoạn cường thịnh
nhất.
+ Đạo phật ra đời khoảng thế kỉ V TCN đến thời kì này phát triển nhanh và trở
thành quốc giáo
-Nước Cusan
+ Thời kì này đạo Phật rất hung thịnh do vua nước Cusan lúc bấy giờ tôn sùng đạo
phật
-Vương triều Gupta và vương triều Hacsa
*Vương triều Gupta
+ Năm 320, vương triều Gupta được thành lập
*Vương triều Hacsa
+ Nhà sư Huyền Trang của Trung Quốc sang Ấn Độ tìm kinh Phật
lOMoARcPSD| 40367505
3. Ấn Độ từ thế kỉ XIII – XIX
- Gồm 2 thời kì:
1. Xuntan Đêli (1206 – 1526)
2. Thời kì Môgôn (1526 – 1857)
II. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ
1. Chữ viết
- Được sáng tạo từ thời văn hóa Harappa
- Thế kỉ V TCN xuất hiện chữ Kharosthi và chữ Brami
- Chữ Đêvanagari được sáng tạo trên cơ sở chữ Brami và dùng để viết tiếng
Xanxcrit
- ChPali dùng để ghi kinh phật
2. Văn học
a. Kinh Veda
- Veda có nghĩa là hiểu biết. Kinh Veda gồm 4 tập: Rigveda (tụng niệm)
Samaveda (ca vịnh)
Yajurveda (tế tự)
Arthavaveda (phù chú, ma thuật)
-Ba tập Veda đầu gồm những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình
khi người Arya tràn vào Ấn Độ; cuộc đấu tranh với thiên nhiên của cư dân; sự tan
rã của chế độ thị tộc.
-Tập cuối chủ yếu là các bài chú, nội dung đề cập đến chế độ đẳng cấp, các hoạt
động khác như hành quân, chữa bệnh, tình yêu…
- Kế tiếp và liên quan đến Veda còn có nhiều tác phẩm khác viết bằng văn xuôi
như: Bramana, Araniaca, Upanishad mà nội dung là những bài cầu nguyện, thần
chú, những hình thức cúng bái, những bài thuyết pháp, những lời giải thích triết
lí trong kinh Veda. b. Sử thi
- Mahabharata gồm 110.000 câu thơ đôi, là bộ sử thi dài nhất thế giới (gấp 8 lần
Iliat và Ôđixê cộng lại). Mahabharata được đánh giá là bộ Bách khoa toàn
thư về Ấn Độ.
lOMoARcPSD| 40367505
-Ramayana gồm 48.000 câu thơ, có ảnh hưởng sâu sắc ở Ấn Độ và các nước Đông
nam Á.
c. Văn học Phật giáo:
-Tripitaka ( Tam tạng kinh); các truyện ngụ ngôn, cổ tích mang tính giáo huấn, răn
dạy con người như Jataka (tiền thân đức Phật); Panchatantra (Năm tập sách).
- Sau này còn nhiều tác phẩm của các tác giả khác:
Sơ cun tơ la của Kalidasa (TK V)
Truyện vua Harsa của Bana (TK VII)
Truyện mười chàng trai trẻ của Đanđi (TK VII)
d. Các tác phẩm văn học viết bằng phương ngữ
- Phong phú nhất là nền văn học bằng tiếng Inđi và các loại ngôn ngữ địa
phương khác
- Thiên trường ca Ramayana do Tunxi Đát viết bằng tiếng Inđi là tác phẩm nổi
tiếng và được nhiều nhân dân ưa thích
- Đặc trưng chung: Dùng ngôn ngữ dân gian chứ không dùng ngôn ngữ cung
đình, sử dụng nhiều chất liệu trong văn học dân gian, phản ánh tâm tư nguyện
vọng của nhân dân
III. NGHỆ THUẬT
-Có nền nghệ thuật phong phú và đặc sắc
- Nổi bật nhất là kiến trúc và điêu khắc
- Tháp ( Stupa theo tiếng Xanxcrít và thupo theo tiếng Pali) là công trình kiến
trúc dùng để bảo tồn các di vật của Phật ( đặt thành tích của phật)
- Trụ đá cũng là một loại công trình kiến trúc dùng để thờ Phật
- Tiêu biểu cho loại công trình nghệ thuật kết hợp kiến trúc với điêu khắc, hội họa
những gian chùa hang ở Ajanta ( Thế kỉ II TCN – Thể kVIII sau CN)
- Do Hồi giáo trở thành quốc giáo thời Xuntan Đêli và Môgôn => Xuất hiện
kiến trúc xây theo kiểu Trung và Tây Á
- Công trình tiêu biểu nhất thời Môgôn là: Lăng Taj Mahal (Thể kỉ XVII)
- Thời kì đầu đạo phật phản đối thờ thần tượng và hình ảnh => Nghệ thuật tạc
tượng bị hạn chế.
lOMoARcPSD| 40367505
- Phái Phật giáo Đại thừa ra đời=> tượng phật mới được tạo ngày một nhiều
- Tiêu biểu: Pho tượng đá ở Ganđara
IV. KHOA HỌC TỰ NHIÊN
a. Thiên văn học
- Biết các hành tinh Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ; quý đạo mặt trăng, chu kỳ trăng
tròn, trăng khuyết.
- Biết 1 năm có 12 tháng, tháng có 30 ngày, 5 năm thêm 1 tháng nhuận.
- Tác phẩm thiên văn học nổi tiếng Siddhanta, ra đời TK V TCN: giải thích sự vận
hành của mặt trời, mặt trăng; nhật thực, nguyệt thực… b. Toán học
- Hệ thống 10 chữ số (chữ sA rập) đặc biệt là số 0.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, tam giác, đa giác.
- Biết quan hệ giữa các cạnh trong 1 tam giác vuông.
- Tính được Pi = 3,1416.
- Giải được phương trình bậc 2, phương trình vô định. Biết căn bậc 2, căn bậc
3…c. Vật lí học
- Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ nêu ra thuyết nguyên tử.
- Nhà triết học Canađa cho rằng vạn vật do nguyên tử tạo nên, nguyên tử của các
loại khác nhau thì khác nhau.
- Các nhà triết học đạo Jain (Giaina) thì cho rằng nguyên tử nào cũng giống nhau,
chỉ có cách tổ hợp thì khác nhau do đó tạo nên các vật khác nhau.
- Biết được sức hút của quả đất. Sách Siddhanta viết “Quả đất do trọng lực của
nó, hút tất cả mọi vật về nó”. d. Y dược học
- Nhiều cây thuốc và cách sử dụng được ghi trong kinh Veda.
- TK II TCN Susruta đã ghi lại trên 1120 chứng bệnh và cách điều trị; đề ra
phương pháp dưỡng sinh Yoga.
- Biết phòng bệnh, phẫu thuật.
- TK II SCN xuất hiện cuốn Samhita do danh y Saraca biên soạn, cuốn bách
khoa toàn thư về y dược của Ấn Độ, cuốn sách quý của y dược thế giới.
V. TÔN GIÁO
lOMoARcPSD| 40367505
- Quan trọng nhất là đạo Bàlamôn về sau là đạo Hinđu và đạo Phật. Ngoài ra
còn có tôn giáo khác như đạo Jain, đạo xích 1. Đạo Bàlamôn – Đạo Hindu
a. Đạo Bàlamôn
- Đạo Bàlamôn là một tôn giáo không có người sáng lập, không có tổ chức tôn
giáo chặt chẽ
- Đạo Bàlamôn là một tôn giáo đa thần trong đó cao nhất là thần Brama
- Nội dung quan trọng trong giáo lí đạo Bàlamôn là thuyết luân hồi
- Đạo Bàlamôn là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ
+ Có địa vị cao nhất: Braman (Bàlamôn) là đẳng cấp của những người làm nghề
tôn giáo
+Được trở thành tín đồ đạo Bàlamôn :Ksatơrya là đẳng cấp của các chiến sĩ
+Được trở thành tín đồ đạo Bàlamôn: Vaisya: đẳng cấp xủa người bình dân (
chăn nuôi, làm ruộng, buôn bán,…)
+ Suđra: Đẳng cấp của những người cùng khổ ( là con cháu của các bộ lạc bại trận,
không có tư liệu sản xuất
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chế độ đẳng cấp: Sự phân hóa giai cấp, phân
công về nghề nghiệp, phân biệt chủng tộc b. Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo)
- Sau khi đạo Phật sụp đổ, đạo Bàlamôn dần phục hưng và bổ sung thêm nhiều
yếu tố mới => Gọi là đạo Hinđu
- Đối tượng sùng bái: 3 thần: Brama, Siva, Visnu
- Chia thành 2 phái: Thờ thần Visnu và thờ thần Siva
- Chú trọng thuyết luân hồi
-Kinh thánh: ngoài các tập Vêđa và Upanisát còn có Mahabharata, Bhagavad Gita,
Ramayana và Purana. Mahabharata, Bhagavad Gita và Ramayana là những tập
trường ca, còn Purana là tập truyện cổ nói về sự sáng tạo, sự biến chuyển và sự hủy
diệt của thế giới.
- Tục lệ: Coi trọng phân chia đẳng cấp. Trên cơ sở 4 đẳng cấp cũ, xuất hiện thêm
đẳng cấp nhỏ mới: Jati
- Duy trì nhiều tục lệ lạc hậu: tảo hôn, vợ góa phải hỏa tang theo chồng, nếu
không tuẫn tiết thì phải cạo trọc đầu và ở vậy suốt đời không được tái giá
lOMoARcPSD| 40367505
- Ngày nay có khoảng 84% theo đạo Hindu
2. Đạo Phật
- Là một trong những dòng tư tưởng chống đạo Bàlamôn
- TK VI TCN, đạo Phật ra đời. Sự ra đời của đạo Phật là kết quả của đấu tranh xã
hội của võ sĩ , quý tộc nhằm xóa bỏ trật tự đẳng cấp, xóa bỏ đặc quyền của
tầng lớp tăng lữ Bà la môn.
- Người sáng lập là Siddharta Gautama (563 – 483 TCN) hoặc (624 – 544 TCN)
… vốn là thái tử, con vua Sut đô đa na nước Capilavastu nay thuộc miền Nam
Nepan và một phần Ấn Độ.
- Sau khi đắc đạo, Phật được tôn xưng là Sakya muni / Thích ca mâu ni.
- Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo tập trung trong Tứ diệu đế - 4 chân
thánh
+Khổ đế: chân lí về nỗi khổ ( 8 nỗi khổ)
+ Tập đế: Chân lí về nguyên nhân các nỗi khổ
+ Diệt đế: Chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ
+ Đạo đế: Chân lí về con đường diệt khổ tức phương pháp thực hiện việc diệt khổ
(Bát chính đạo: Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính
mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm, chính định)
-Giới luật: Kiêng 5 thứ (Ngũ giới): Không sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dỗi, uống
rượu
- Nội dung cơ bản của thuyết phật giáo là? (A
- Chủ trương nào dùng để chống lại đạo Bà la môn?
(A:Chủ trương “vô tạo giả” – không có vị thần linh tối cao nào tạo ra vũ trụ)
- Bên cạnh đó còn có thuyết
+ “vô ngã” : là không có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố định. Con
người cũng chỉ là sự tập hợp của 5 uẩn sắc, thụ, tưởng, hành, thức chứ không phải
là một thực thể tồn tại lâu dài. Đây là nội dung thứ hai mà đạo Phật nêu ra để
chống lại đạo Bàlamôn, vì đạo Bàlamôn chủ trương có bản ngã
+ “Vô thường”: là mọi sự vật đầu ở trong quá trình sinh ra, biến đổi, tiêu diệt chứ
không bao giờ được ổn định.
*Chung quy lại vẫn là duy tâm chủ quan
: Thuyết duyên
khởi)
lOMoARcPSD| 40367505
- Mặt xã hội: Không quan tâm chế độ đẳng cấp
Sự phát triển của đạo Phật
- Sau khi ra đời, đạo Phật phát triển mạnh mẽ và trở thành quốc giáo của Ấn Đ
thời vua Ashoka/ A Dục vương của vương triều Môrya ( cầm quyền 272 – 232
TCN).
- Đầu công nguyên (TK I – II), đạo Phật bị chia thành 2 phái
Đại thừa (Mahayana): Cỗ xe lớn/ con đường cứu vớt rộng.
Tiểu thừa (Hinayana): Cỗ xe nhỏ/ con đường cứu vớt hẹp.
-Sự khác nhau giữa hai phái :
Khác nhau trong quan niệm về con đường tu hành và sự cứu
vớt.
Khác nhau trong quan niệm về sự cứu độ chúng sinh.
Khác nhau trong quan niệm về Niết bàn (là cảnh giới yên tĩnh
gắn liền với giác ngộ sáng suốt, không còn phiền não khổ đau/
là thế giới của các Phật như thiên đường của các tôn giáo khác)
-Thời vua Ashoka/ A Dục vương của vương triều Môrya ( cầm quyền 272 – 232
TCN), đạo Phật trở thành quốc giáobắt đầu được truyền bá ra bên ngoài Ấn
Độ (Srilanca; Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản...).
- Khi đạo Hindu phát triển, đạo Phật ở Ấn Độ suy tàn dần nhưng ở nhiều nước,
Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ, trở thành quốc giáo (Cam pu chia, Thái lan,
Lào, Mianma, Đại Việt thời Lý, Trần…).
- Hiện nay, Phật giáo là 1 trong 3 tôn giáo thế giới: Công giáo; Islam giáo; Phật
giáo. 3. Đạo Jain
- Không thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ không phải do một đấng hóa công
nàosáng tạo ra, nhưng lại thờ tất cả các thần thánh trong huyền thoại.
- Mọi vật đều có linh hồn, tán thành thuyết luân hồi
-Giới luật: 5 điều
+ Không được giết bất cứ một sinh vật nào.
+ Không nói dối.
lOMoARcPSD| 40367505
+ Không lấy bất kì một vật gì của kẻ khác nếu không phải là tặng phẩm.
+ Không dâm dục.
+ Không được tích lũy của cải quá nhiều. Phải sống khổ hạnh, từ chối mọi thú vui
của xã hội
-Tín đồ đạo Jain thực hiện giới luật một cách máy móc
- Đạo Jain chống lại uy quyền của kinh Vêđa ,đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp
-Thể kỉ I SCN, đạo Jain chia làm 2 phái: Phái Svetamabara là phái áo trắng và
Digambara là phái áo trời tức khỏa thân
- Đền thờ của đạo Jain mang tính chất quần thể, thường gồm nhiều ngôi đền giống
nhau.
- Do đạo Jain là một tôn giáo khắt khe và có phần kì quặc nên truyền bá không
được rộng rãi.
- Số tín đồ chiếm khoảng 0,7% dân số Ấn Độ, tập trung chủ yếu ở miền Tây và
Tây nam Ấn Độ
4. Đạo Xích (Sikh)
- Dựa vào giáo lí của đạo Hinđu và đạo Hồi => Đạo Xích
- Chỉ tin vào 1 thần tối cao duy nhất, chống việc thờ tượng thần
- Phản đối sự cuồng tín của Hinđu và Hồi
- Kinh thánh là Gran Sahep + Kinh đạo Hinđu và Hồi
- Ngôi đền thờ lớn nhất: Đền vàng ở bang Punjap
- Chống chế độ đẳng cấp, thực hiện sự khoan dung, yêu mến mọi người
- Số đạo xích chiếm khoảng 2% dân số Ấn ngày nay
CHƯƠNG III. VĂN MINH TRUNG QUỐC
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI
1. Địa lí và cư dân
a. Địa lí
- Trung Quốc là quốc gia lớn ở khu vực Đông Á.
lOMoARcPSD| 40367505
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú (đất đai, động thực vật, khoáng sản), sự
đa dạng của các vùng miền.
- ng Hoàng Hà và Trường Giang/ Dương Tử có vai trò quan trọng đối với văn
minh Trung Quốc thời cổ - trung đại (cái nôi thứ nhất và thứ hai của văn minh
Trung Quốc).
- Vùng đồng bằng được bồi tụ bởi sông Hoàng Hà chính là cái nôi của nền văn
minh Trung Quốc
*Hoàng Hà là con sông dài thứ hai châu Á (sau sông Trường Giang), dài thứ sáu
thế giới.
- ng Hoàng Hà chảy qua chín tỉnh của CHND Trung Hoa, bắt nguồn từ núi
Bayan Har thuộc dãy núi Côn Lôn trên cao nguyên Thanh Tạng phía tây tỉnh
Thanh Hải.
- Chiều dài: 5.464 km
- Lưu vực: 752.000 km²
- Lưu lượng: 2.571 m³/s
* Trường Giang là con sông dài nhất châu Á, thứ ba trên thế giới (sau sông
Nin, sông Amazon).
- Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc (Thanh
Hải), chảy về phía đông đổ ra Biển Hoa Đông, Trung Quốc.
- Lưu vực: 1.800.000 km² (695.000 dặm²) - Lưu lượng: 31.900 m³/s (1.127.000
ft³/s) b. Dân cư
- Là một trong những nơi sớm có người cư trú
- Cư dân lưu vực Hoàng Hà thuộc giống Mông Cổ, đến thời xuân thu gọi là Hoa
Hạ => Tiền thân của Hán tộc sau này
- Cư dân ở lưu vực Trường Giang khác hẳn cư dân ở lưu vực Hoàng Hà nhưng đến
thời Xuân Thu cũng bị Hoa Hạ đồng hóa. 2. Sơ lược lịch sử cổ trung đại Trung
Quốc
a. Thời kì cổ đại
- Gồm 3 vương triều nối tiếp nhau :
lOMoARcPSD| 40367505
* Hạ (khoảng thế kỉ XXI – XVI TCN)
+ Vũ là người đặt cơ sở cho triều Hạ
+Mới chỉ biết đồng đỏ, chưa có chữ viết
*Thương (còn gọi là Ấn, thể kỉ XVI – XII TCN)
+Người lập nước tên Thang
+Biết dùng đồng thau, chữ viết ra đời
* Chu (TK XI – III TCN)
+ Người lập triều Chu là Văn Vương
+ Chia làm 2 thời kì: Tây Chu và Đông Chu
+Tây Chu là thời kì xã hội tương đối ổn định
+ Thời Đông Chu chia làm 2 thời kì: Xuân Thu và Chiến Quốc – thời kì nhà Chu
suy yếu
+ Thời Xuân Chu đồ sắt đã bắt đầu xuất hiện, thời Chiến Quốc sử dụng rộng rãi
b. Thời kì trung đại
- Thời kì thống trị của các vương triều phong kiến trên đất nước Trung Quốc thống
nhất
Trong thời gian hơn 2.000 năm đó, Trung Quốc đã trải qua các triều đại sau đây:
Tần (221-206 TCN)
Tây Hán (206 TCN - 8 TCN)
Tân (9-23)
Đông Hán (25-220)
Thời kì Tam quốc: Ngụy, Thục, Ngô (220-280)
Tấn (265-420)
Thời kì Nam Bắc triều (420-581)
Tùy (581-618)
Đường (618-907)
Thời kì Ngũ đại Thập quốc (907-960)
lOMoARcPSD| 40367505
Tống (960-1279), chia thành 2 thời kì: Bắc Tống (960-1127) Nam Tống
(11271279)
Nguyên (1271-1368)
Minh (1368-1644)
Thanh (1644-1911)
-Hán, Đường, Tống, Minh là những vương triều lớn
II. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC
1. Chữ viết
- Chữ viết Trung Quốc xuất hiện từ thời nhà Thương (Được gọi là: Giáp cốt văn).
- Phương pháp cấu tạo chữ giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình
- Chữ viết Trung Quốc đã trải qua quá trình cải biến liên tục, lâu dài trong lịch sử :
Giáp cốt văn (nhà Thương) Kim Văn (Tây Chu) Đại Triện (Xuân Thu Chiến
Quốc) Tiểu Triện (thời Tần, Lý Tư) Lệ thư (Cuối thời Tần Thủy Hoàng – thời
Hán Tuyên đế) Khải thư chữ Hán .
- 6 phép tạo chữ gọi là Lục thư gồm: Tượng hình; Chỉ sự; Hội ý; Hình thanh;
Chuyển chú; Giả tá.
2. Văn học
a. Kinh Thi
- Tập thơ ca đầu tiên cũng là tác phẩm đầu tiên của Trung Quốc
- Tập hợp những sáng tác trong khoảng 500 năm từ Tây Chu đến Xuân Thu, được
Khổng Tử chỉnh lí, gồm 305 bài thơ và được chia thành 3 phần:
Phong: dân ca của các nước (có giá trị nhất)
Nhã (Đại Nhã, Tiểu Nhã) do quý tộc sáng tác
Tụng ( Chu Tụng, Lỗ Tụng, Thương Tụng): những bài thơ
do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát khi
cúng tế ở miếu đường.
Là 1 trong Ngũ Kinh: Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu. b.
Thơ Đường
lOMoARcPSD| 40367505
- Thơ thời Đường (618 – 907) là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc, đặt cơ sở nghệ
thuật, phong cách, luật thơ cho nền thi ca Trung Quốc cho các thời kỳ sau này.
- Chia làm 4 thời kì : Sơ Đường (618 -713), Thịnh Đường (713 – 766), Trung
Đường (766 – 827) và Văn Đường (827 – 904)
- Các nhà thơ nổi tiếng: Đỗ Phủ (Thánh thơ) , Lý Bạch (Tiên thơ), Bạch Cư Dị,
Vương Duy (Phật thơ)…
- Sáng tác theo 3 thể : Từ, Cổ Phong và Đường Luật
- Thơ Đường có ảnh hưởng tới nhiều nước : Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.
=> Thơ Đường đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca Trung
Quốc sau này, có ảnh hưởng lớn đến thơ ca Việt Nam c. Tiểu thuyết Minh –
Thanh
- Một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh – Thanh
- Viết theo dạng tiểu thuyết chương hồii
- Tác phẩm tiêu biểu: Thủy Hử, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Kí
3. Sử học
- Phát triển rất sớm và có một kho tàng sử sách rất phong phú
- Thời Thương trong các minh văn bằng Giáp cốt văn đã có chứa đựng một số tư
liệu lịch sử .
- Thời Tây Chu trong cung đình đã có quan viên phụ trách việc chép sử.
- Thời Đường, thành lập Sử quán là cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước.
Từ đó về sau, các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn.
- nhiều tác phẩm sử học tiêu biểu:
+ Xuân Thu do Khổng Tử biên soạn trên cơ sở quyển sử của nước Lỗ - quyển sử
do tư nhân biên soạn sớm nhất Trung Quốc.
+ Sử kí do Tư Mã Thiên viết là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc, ghi chép
lịch sử gần 3000 năm từ Hoàng Đế đến Hán Vũ Đế. Tư Mã Thiên được xem là
người đặt nền móng của sử học Trung Quốc với tư cách là một ngành độc lập
(cha đẻ của sử học Trung Quốc).
+Hán thư của Ban Cố; Tam Quốc chí của Trần Thọ; Hậu Hán thư của Phạm Diệp
cùng với Sử kí được gọi là Tiền tứ sử.
lOMoARcPSD| 40367505
+Đến thời Minh, Trung Quốc đã biên soạn được 24 bộ sử lớn gọi là Nhị thập tứ
sử.
-Ngoài ra còn nhiều tác phẩm sử học viết theo các thể loại khác như Sử thông của
Lưu Tri Cơ (viết về phương pháp biên soạn lịch sử); Thông điển của Đỗ Hữu (viết
lịch sử từng lĩnh vực như kinh tế, chế độ thi cử, quan chế…); Tư trị thông giám của
Tư Mã Quang…
- Ngoài ra còn có các bộ sách rất đồ sộ:
+Vĩnh Lạc đại điển do Minh Thành Tổ tổ chức biên soạn, quy tụ hơn 2000 người
làm việc trong 5 năm gồm 11.095 tập.
+Cổ kim đồ thư tập thành biên soạn dưới thời Khang Hy, chia thành 10.000
chương.
+Tứ khố toàn thư biên soạn thời Càn Long gồm Kinh (sách kinh điển Nho gia);
Sử, Tử (tác phẩm của các học giả thời Chiến quốc); Tập (văn, thơ, từ, khúc) gồm
36.000 tập.
4. Khoa học tự nhiên
a. Toán học
- Biết phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị).
- Thời Tây Hán xuất hiện tác phẩm Chu bễ toán kinh nói về lịch pháp, thiên văn,
hình học (tam giác, tứ giác, ngũ giác trong đó nói về quan hệ giữa 3 cạnh của một
tam giác vuông), số học (phân số, số thường).
- Thời Đông Hán có tác phẩm Cửu chương toán thuật nói tới các phép tính ( +, -,
x, :); phương pháp khai căn bậc 2, bậc 3; số âm, số dương; phương trình bậc 1;
cách tính diện tích các hình, thể tích các hình khối, diện tích xung quanh và thể
tích hình cầu; quan hệ giữa 3 cạnh của 1 tam giác vuông.
- Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều: 2 nhà toán học Lưu Huy và Tổ Xung Chi đã
chú giải sách Cửu chương toán thuật và tính được Pi = 3,1416 và Pi =
3,14159265 (số Pi chính xác nhất thế giới lúc đó).
- Thời Đường: nhà sư Nhất Hạnh nêu ra công thức phương trình bậc 2; Vương
Hiếu Thông soạn sách Tập cổ toán kinh dùng phương trình bậc 3 giải quyết
nhiều vấn đề toán học.
- Thời Tống: Giả Hiến tìm ra phương pháp giải các phương trình bậc cao;
Thẩm Quát nêu ý kiến về cấp số, cách tính độ dài của cung và dây cung khi
lOMoARcPSD| 40367505
đã biết đường kính của đường tròn và chiều cao của dây cung. - Làm ra bàn
tính rất tiện lợi cho tính toán (thời Tống – Nguyên). b. Thiên văn và phép làm
lịch
- Thời Thương trong tài liệu giáp cốt đã ghi chép về nhật thực, nguyệt thực.
- Trong sách Xuân Thu ghi trong 242 năm có 37 lần nhật thực (33 lần chính xác).
- Thiên Ngũ hành chí sách Hán thư ghi về điểm đen trong mặt trời năm 28 TCN
(tài liệu sớm nhất thế giới).
- Trương Hành (78 – 139) là nhà thiên văn học nổi tiếng nhất Trung Quốc (biết ánh
sáng của mặt trăng là nhận của mặt trời; giải thích đúng hiện tượng nguyệt thực;
tác phẩm Linh Hiến đưa ra những quan điểm: vũ trụ là vô hạn, sự vận hành của
hành tinh nhanh hay chậm là do cự li cách trái đất gần hay xa; chế tạo dụng cụ đo
động đất là Địa động nghi …).
- Chế tạo các dụng cụ đo thời gian: Nhật Khuê, Nhật quỹ, Lậu hồ - bình có lỗ rò.
- Trên cơ sở những hiểu biết về thiên văn, người Trung Quốc đã làm ra lịch từ
sớm.
- Theo truyền thuyết thời Hoàng Đế đã có lịch. Lịch đời Hạ sửa lại lịch của
Nghiêuvà lấy tháng giêng âm lịch làm tháng đầu năm.
- Thời Thương : kết hợp vòng quay của mặt trăng xung quanh trái đất và vòng
quay của trái đất xung quanh mặt trời để đặt ra lịch (1 năm có 12 tháng, tháng đủ
30 ngày, tháng thiếu 29 ngày; biết đặt tháng nhuận: 3 năm 1 tháng nhuận hoặc 5
năm 2 tháng nhuận; từ giữa thời Xuân Thu về sau 19 năm thêm 7 tháng nhuận).
- Năm Thái Sơ thứ nhất (104 TCN) dùng lịch cải cách lấy tháng giêng âm lịch là
tháng đầu năm và dùng cho đến nay. c. Y Dược học
- Nền y dược học Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời, có đóng góp lớn vào
kho tàng y dược thế giới:
- Thời Chiến Quốc có tác phẩm Hoàng đế nội kinh.
- Thời Đông Hán, có Trương Trọng Cảnh với tác phẩm Thương hàn tạp bệnh luận.
- Biển Thước, thầy thuốc nổi tiếng thời Chiến Quốc được xem là người khởi xướng
ngành mạch học của Trung Quốc.
- Thần y Hoa Đà thời Tam Quốc.
- Nhà y dược học thời Minh Lý thời Trân với tác phẩm Bản thảo cương mục ghi
chép 1892 loại cây thuốc…
lOMoARcPSD| 40367505
5. Bốn phát minh lớn về kĩ thuật
a. Kĩ thuật làm giấy
- Thời Tây Hán người Trung Quốc đã làm ra giấy tuy nhiên chất lượng còn
kém (chủ yếu dùng để gói chứ không viết).
- Năm 105, Thái Luân dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách… và cải tiến kĩ thuật tạo ra
giấy chất lượng tốt. Từ đó giấy được dùng để viết thay cho các chất liệu trước đó
(đá, đồng, thẻ tre, lụa…). Thái Luân được tôn là tổ sư của nghề làm giấy.
- Thái Luân được vua Đông Hán phong tước “Long Đình hầu”
- Nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Ả rập, châu
Âu.
- Giấy được dùng phổ biến đã góp phần thúc đẩy văn hóa phát triển.b. Kĩ thuật in
- Kĩ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu từ đời Trần.
- Hiện chưa xác định chính xác kĩ thuật in xuất hiện khi nào nhưng chậm nhất đến
thế kỉ VII chắc chắn kĩ thuật in đã xuất hiện (nhà sư Huyền Trang cho in một số
lượng lớn tranh Phổ Hiền Bồ tát để phân phát cho các nơi).
- Lúc đầu in bằng ván khắc, sau đó đến thế kỉ XI Tất Thăng phát minh ra cách
in các con chữ rời bằng đất sét nung. Thời Nguyên, Vương Trinh cải tiến
thành công con chữ rời bằng gỗ.
- Kĩ thuật in truyền từ TQ sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Ả rập châu Âu.
- Năm 1448, Gutenberg người Đức dùng chữ rời bằng hợp kim và mực dầu để
in Kinh thánh, đặt cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay. c. Thuốc
súng
- phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan/ luyện thuốc trường sinh
thuộc Đạo giáo.
- Thế kỉ X, thuốc súng bắt đầu được dùng làm vũ khí. Trong chiến tranh Tống –
Kim, quân Tống dùng một loại vũ khí là Chấn thiên lôi tiếng nổ to và có sức công
phá lớn.
- Người Mông Cổ học được cách làm thuốc súng của Trung Quốc sau đó truyền
sang Ả rập.
- Người Ả rập truyền cách làm thuốc súng sang châu Âu qua Tây Ban Nha.d. Kim
chỉ nam
lOMoARcPSD| 40367505
- Từ TK III TCN, người Trung quốc đã biết từ tính và tính chỉ hướng của đá
nam châm, từ đó phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng là nam.
- Thời Tng tạo ra Kim nam châm nhân tạo (mài mũi kim sắt vào đá nam châm để
thu từ tính rồi dùng kim sắt đó làm la bàn: xâu kim nam châm qua cọng rơm hoặc
sợi bấc đèn rồi thả nổi trên bát nước gọi là Thủy la bàn hoặc treo kim nam châm
bằng một sợi tơ ở chỗ kín gió.
- Lúc đầu la bàn chủ yếu dùng để xem hướng nhà, hướng đất. Cuối thời Bắc Tống
mới được dùng để đi biển.
- Nửa sau thế kỉ XII, la bàn được truyền sang Ả rập rồi sau đó sang châu Âu.
Người châu Âu cải tiến thành la bàn có khắc các vị trí cố định La bàn khô
truyền trở lại Trung Quốc vào thế kỉ XVI.
6. Tư tưởng và tôn giáo
- Lịch sử tư tưởng Trung Quốc rất phong phú và có từ sớm
- Quan trọng nhất là các phái tư tưởng: Nho gia, Đạo giia, Mặc gia, Pháp gia
a. Âm dương – Bát quái – Ngũ hành – Âm dương gia
- Thuyết âm dương nêu ra từ thời cổ đại nhằm giải thích nguồn gốc của vạn vật
+ Trong vũ trụ có 2 yếu tố cơ bản là âm và dương, tác động vào nhau tạo thành tất
cả mọi vật trong vũ trụ
- Bát quái: 8 quẻ tượng trưng 8 yếu tố: Càn: trời, Khôn: đất, Chấn: sấm, Tốn: gió,
Khảm: nước, Ly: lửa, Cấn: núi, Đoài: hồ. Trong đó quẻ càn và khôn là quan
trọng nhất. Ngoài ra còn tượng trưng cho mối quan hệ trong gia đình
+ Vạch liền: dương, vạch đứt: âm
+ Là một tư tưởng triết học mang tính duy vật và biện chứng
+ Trở thành cơ sở tốt cho việc bói toán
-Ngũ hành: 5 tác nhân: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy
- Âm dương gia: là trường phái tư tưởng ra đời trong thời chiến quốc
+Dựa vào thuyết Âm dương ngũ hành để giải thích sự biến hóa trong giới tự nhiên
và sự phát triển của xã hội
+ Ứng với nhiều thứ khác nhau như bốn mùa, bốn phương, ngũ sắc,…
lOMoARcPSD| 40367505
+ Nhân vật tiêu biểu của Âm dương gia là Trâu Diễn người nước Tề. Nội dung chủ
yếu của tư tưởng Tu Diễn là: “thuyết ngũ đức chuyển dịch” b. Nho gia
- Trường phái tư tưởng quan trọng nhấtTrung Quốc
- Người đặt cơ sở đầu tiên của Nho gia: Khổng Tử
- Người phát triển và làm học thuyết này hoàn chình thêm: Mạnh Tử và Trọng
Thư- Khổng Tử:
+ Ngũ Kinh: Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu
+Luận ngữ: lời nói của Khổng Tử và những câu hỏi của học trò ông
+Tư tưởng: Gồm 4 mặt: triết học, đạo đức, chính trị và giáo dục
Về Triết học
Khổng Tử ít quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của vũ trụ, quan điểm
của ông không rõ ràng (một mặt cho trời chỉ là giới tự nhiên; mặt khác
lại cho trời là một thế lực có thể chi phối số phận con người).
Về đạo đức
Khổng Tử hết sức coi trọng đạo đức. Nội dung quan điểm đạo đức
bao gồm nhiều mặt : Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng… nhưng trong
đó quan trọng nhất là Nhân.
Nhân và Lễ gắn liền với nhau, trong đó Nhân là gốc, là nội dung còn
Lễ là biểu hiện của nhân.
Về chính trị
Chủ trương dựa vào đạo đức (Đức trị) để cai trị xã hội cai trị
dân mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không
biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép
mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục”.
Nội dung của Đức trị gồm: Làm cho dân cư đông đúc; kinh tế phát
triển và dân được học hành.
Biện pháp để thi hành đường lối Đức trị là: phải thận trọng trong
công việc, phải giữ được chữ tín, tiết kiệm trong công việc chi dùng,
thương người, sử dụng sức dân vào thời gian hợp lí” .
Về giáo dục
lOMoARcPSD| 40367505
người đầu tiên thành lập trường học tư ở Trung Quốc, có 3000
học trò trong đó có 72 người thành đạt.
Mục đích của giáo dục là uốn nắn nhân cách, bồi dưỡng nhân tài.
Phương châm giáo dục: Tiên học lễ, hậu học văn; Học đi đôi với
hành.
Đề ra phương pháp dạy học tiến bộ: dạy học tùy theo đối tượng,
khuyến khích học sinh tích cực suy nghĩ…
Khổng Tử
-Mạnh Tử ( 371 -289 TCN)
Về triết học
Tin vào mệnh trời, mọi việc do trời quyết định.
Về Đạo đức
Cho rằng đạo đức con người là yếu tố bẩm sinh gọi là tính thiện
(nhân chi sơ tính bản thiện).
Trong Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí thì đề cao Nhân và Nghĩa.
Về chính trị
Chủ trương Nhân chính (dùng đạo đức để cai trị). Đề xuất tư tưởng
quý dân (Dân quý nhất, đất nước hai, vua thì coi nhẹ). Quý dân thì
phải chăm lo đời sống của dân, đảm bảo ruộng đất cày cấy cho dân;
thu thuế nhẹ; phải bảo vệ tính mạng của dân…
Chủ trương thống nhất nhằm chấm dứt chiến tranh để Trung Quốc thái
bình trở lại.
Biện pháp để thống nhất là thực hiện Nhân chính chứ không phải
bằng chiến tranh.
Về giáo dục
Chủ trương mở rộng việc giáo dục đến nông thôn để dạy cho học sinh
cái nghĩa Hiếu, lễ. -Đổng Trọng Thư (179 – 104 TCN)
Về triết học
Đưa ra thuyết Thiên nhân cảm ứng nói về quan hệ tác động qua lại
giữa trời và người.
lOMoARcPSD| 40367505
Dùng thuyết âm dương ngũ hành kết hợp với thuyết trời sinh vạn
vật trong đó ông cho rằng trời trọng dương, không trọng âm; quy luật
của ngũ hành là liền nhau thì sinh nhau, cách nhau thì thắng nhau
(Mộc – Hỏa – Thổ - Kim – Thủy).
Về chính trị
Cụ thể hóa tư tưởng của Khổng – Mạnh trong hoàn cảnh lịch sử
mới :
Hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo; hạn chế việc chiếm đoạt ruộng
đất.
Bãi bỏ nô tì, giảm nhẹ thuế khóa, lao dịch.
Chú trọng giáo dục.
Về đạo đức
Đưa ra các phạm trù Tam cương, Ngũ thường, Lục kỉ.
Tam cương: 3 mối quan hệ Vua – tôi; Cha – con; Chồng – vợ; sử dụng
thuyết âm dương để giải thích các mối quan hệ này (vua, cha, chồng
là dương; tôi, con, vợ là âm; âm phải phục tùng dương).
Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, T, Tín (5 tiêu chuẩn đạo đức phải có
của người quân tử)
Lục kỉ: 6 mối quan hệ với những người ngang hàng với cha, ngang
hàng với mẹ, với anh em, với họ hàng, với thầy giáo, với bạn bè.
-Năm 136 TCN, Hán Vũ Đế chấp nhận ý kiến của Đổng Trọng Thư thực hiện “
bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, từ đó Nho gia trở thành hệ tư tưởng
chính thống của xã hội Trung Quốc, Khổng Tử được tôn làm giáo chủ của đạo
Học, được thờ trong Văn miếu, từ đó người ta gọi là Nho giáo.
- Những đóng góp bổ sung của Đổng Trọng Thư góp phần hoàn chỉnh tư tưởng
triết học, chính tri, đạo đức của Nho gia.
- Tam cương, Ngũ thường trở thành những tiêu chuẩn đạo đức chủ yếu của
Nho giáo, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự xã hội phong kiến Trung
Quốc.
lOMoARcPSD| 40367505
b. Đạo gia và Đạo giáo ĐẠO GIA
- Người đầu tiên đề xướng học thuyết Đạo gia là Lão Tử. Người phát triển là Trang
Tử.
* Lão Tử
- Về triết học
+ Nguồn gốc vũ trụ là Đạo. Đạo sinh ra một; một sinh hai; hai sinh ba; ba sinh vạn
vật.
+ Sau khi sự vật được tạo ra phải có quy luật để duy trì sự tồn tại ấy. Quy luật ấy là
Đức.
+Tư tưởng biện chứng thô sơ: các mặt đối lập trong cùng một sự vật (trong họa có
phúc; cứng và mềm, dài và ngắn cùng so sánh…)
-Về chính trị
+ Đưa ra quan điểm Vô vi (giai cấp thống trị không can thiệp đến đời sống nhân
dân, không thu thuế quá nhiều, không sống sa hoa) thì thiên hạ sẽ thái bình.
+ nước nhỏ dân ít.
+ tư tưởng ngu dân ( đối với người dân chỉ cần làm cho “tâm hồn họ trống rỗng
nhưng bụng họ thì no, chí của họ yếu nhưng xương cốt của họ mạnh”. Không cần
chữ viết, vũ khí, thuyền xe… *Trang Tử ( khoảng 369 – 286 TCN
-Về triết học
+Kế thừa tư tưởng của Lão Tử, cho Đạo là nguồn gốc của sự vật, trời đất, thánh
thần.
+Phủ nhận tồn tại khách quan và chân lí khách quan.
+Có ảnh hưởng của tư tưởng thần học do đó cho rằng con người lí tưởng là Chân
nhân (ngủ không thấy chiêm bao, tỉnh không có lo âu,…, lên cao không sợ, xuống
nước không ướt, vào lửa không nóng…)
-Về chính trị
+Trang Tử cũng chủ trương Vô vi, thậm chí đưa xã hội trở lại thời nguyên thủy,
như vậy thì bản tính chất phác của người dân mới còn nguyên vẹn.
+Các bài viết của Trang Tử và một số người thuộc phái Đạo gia đời sau được chép
thành sách Trang Tử, đến đời Đường gọi là Nam Hoa Kinh
lOMoARcPSD| 40367505
ĐẠO GIÁO
-Đạo giáo là một tôn giáo bản địa của Trung Quốc, ra đời cuối thời Đông Hán và
còn gọi là Lão giáo hay Đạo Hoàng Lão.
*Cần phân biệt Đạo gia và Đạo giáo:
=>Đạo gia là một hệ tư tưởng triết học, chính trị - xã hội hình thành thời Xuân
Thu – Chiến Quốc của Lão Tử và Trang Tử.
=>Đạo giáo là một tôn giáo có giáo chủ, kinh sách, nơi thờ tự, có hệ thống thần
linh, nghi lễ phụng thờ, phép tắc tu hành.
- Cội nguồn tư tưởng của Đạo giáo là tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử kết hợp với
tư tưởng về ma quỷ, thần tiên, thuật cầu đảo, phù phép, bùa chú có từ thời cổ xưa.
- Đạo giáo có 3 hình thức chính sau đây:
+ Đạo Năm đấu gạo (Ngũ đấu mễ đạo)
Do Trương Lăng sáng lập. Sau này Trương Lăng được tín
đồ tôn làm Thiên Sư nên còn gọi đạo này là Đạo Thiên
Sư.
Tôn Lão Tử làm giáo chủ, lấy Đạo Đức Kinh làm kinh
điển, tin vào cầu cúng, sử dụng bùa chú, cúng tế và trai
giới để cầu xin, giải tội, trừ nạn, chữa bệnh.
+ Đạo Thái Bình
Cuối thời Đông Hán đạo này bị trấn áp và dần chuyển
thành đạo Thiên Sư và tồn tại trong dân gian.
một hình thức của Đạo giáo do Trương Giác lập ra.
Gọi tên đạo này là Thái Bình vì đạo lấy sách “Thái Bình
Kinh” của Vu Cát làm kinh điển.
Đạo Thái Bình tuyên truyền thuyết trường sinh bất tử,
dùng phù phép, bùa chú để chữa bệnh, đề xướng chủ
nghĩa bình quân, phản đối sự bóc lột của giai cấp thống
trị nên được đông đảo nhân dân đi theo.
+ Đạo giáo chính thống
Năm 184 khởi nghĩa Hoàng Cân do Đạo Thái Bình phát
động bị đàn áp nên đạo này mai một dần.
lOMoARcPSD| 40367505
hình thức cơ bản, cuối cùng của Đạo giáo được
hình thành trong một thời gian rất dài thời Ngụy Tấn –
Nam Bắc triều trên cơ sở cải biến triệt để các hình thức
Đạo giáo đầu tiên bởi nhiều thế hệ đạo sĩ.
Lấy Đạo Đức Kinh làm giáo lý có kế thừa và phát
triển các tư tưởng khác. Sử dụng quan điểm “Đạo” của
Đạo gia nhưng Đạo lúc này đã trở thành thần tiên trên
trời, các thiên thần tối cao chính là từ Đạo biến hóa
thành.
Thờ cúng Lão Tử và các vị tiên. Lão tử được coi là
Đạo hóa thân, được suy tôn là Thái Thượng Lão Quân.
Cho rằng sống trên đời là vui sướng, chết là khổ, coi
trọng sự sống, cổ vũ con người tu luyện để kéo dài tuổi
thọ mà lý tưởng tối cao là trường sinh bất tử, trở thành
tiên (tư tưởng trung tâm của Đạo giáo chính thống)
-Đến thời Đường, Tống, Đạo giáo được giai cấp thống trị nâng đỡ nên thế lực phát
triển khá mạnh.
- Từ đời Nguyên trở về sau Đạo giáo ngày càng suy yếu.
- Đạo giáo có ảnh hưởng đáng kể đối với văn hóa Trung Quốc (phép dưỡng sinh;
văn học nghệ thuật; phát minh ra thuốc súng…). c. Pháp gia
- Pháp gia là trường phái tư tưởng ra đời thời Xuân Thu, chủ trương dùng pháp
luật để cai trị xã hội (pháp trị)..
- Người khởi xướng là Quản Trọng, tướng quốc của nước Tề. Sau này Pháp gia
tiếp tục được Thương Ưởng, Ngô Khởi… đặc biệt là Hàn Phi phát triển.
- Theo Hàn Phi muốn trị nước tốt cần có 3 yếu tố: Pháp, Thế, Thuật.
- Về đường lối xây dựng đất nước: Hàn Phi chủ trương chú ý 2 việc là sản xuất
nông nghiệp xây dựng quân đội.
- Về văn hóa giáo dục: Không cần thiết, không có lợi, thậm chí còn có hại vì nếu
khuyến khích việc học tập thì sẽ có ít người chịu cày ruộng và chiến đấu, do đó
nước sẽ nghèo. Người làm việc trí óc nhiều thì pháp luật sẽ rối loạn. d. Mặc gia
- Người sáng lập: Mặc Tử
- Chủ trương chính trị, hạt nhân của tư tưởng là thuyết : “Kiêm Ái” tức yêu
thươngmọi ngườ
lOMoARcPSD| 40367505
- Đề xuất chủ trương tiết kiệm vì nếu sống xa xỉ sẽ phải giật cái ăn cái mặc của
dân- Phản đổi nghe âm nhạc tổ chức đám tang linh đình, phản đối cuộc chiến
tranh xâm lư
- Sự khác nhau giữa thuyết kiêm ái và chữ “nhân trong Nho gia là? (A: tình
thương không có phân biệt thân sơ)
- Tổ chức bộ máy nhà nước: Chủ trương người có tài đức ( thượng hiền)
7. Giáo dục
a. Trường học
- Thời Chu, nền giáo dục TQ đã có quy chế rõ ràng
- Trường học thời Tây Chu chia làm hai loại: quốc học và hương học
- Thời Xuân chu: Nền quốc học nhà Chu dần suy thoái
- Từ đời Hán về sau: giáo dục Trung Quốc phát triển mạnh
- Trường học cao nhất thời Hán: Thái học, quan dạy ở Thái học gọi là Ngũ Kinh
bác sĩ
- Thời Tùy – Đường: giáo dục có bước phát triển quan trọng: nhiều trường chuyên
ngành được thiết lập
- Thời Minh – Thanh, các trường do trung ương lập tập trung lại thành Quốc Tử
Giám
b. Khoa cử
- Từ thời Hán – Nam Bắc triều: chưa có khoa cử
- Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều thi hành chế độ “cửu phẩm trung chính”
- Thời Tùy Đường: Thời Tùy: chế độ khoa cử đầu tiên được đặt ra; Thời
Đường: số khoa thi ngày càng nhiều
CHƯƠNG IV: VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Đông Nam Á là khu vực khá rộng lớn, trải dài từ 92 đến 120 độ kinh Đông,
từ 28 độ ví Bắc qua xích đạo đến 15 độ vĩ Nam.
lOMoARcPSD| 40367505
- Địa hình bị chia cắt mạnh (ĐNA lục địa và hải đảo; những khu vực sinh tồn
nhỏ). - Gió mùa có ảnh hưởng sâu sắc tới ĐNA biến khu vực này trở thành quê
hương của cây lúa nước, của các cây hương liệu, gia vị; thảm động thực vật
phong phú.
- ĐNA có vị trí địa lí quan trọng ( cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn
Độ; tuyến đường hàng hải nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương…).
II. DÂN CƯ
-ĐNA là khu vực phát hiện những dấu tích của con người từ rất sớm:
- Hóa thạch của người vượn Java (Pi tê can tơ rốp) có niên đại khoảng 2 triệu
năm cách ngày nay.
- Di cốt, mảnh di cốt, công cụ đá của người vượn tìm thấy ở nhiều nơi (VN,
Thái Lan, Philippin, Malaysia...).
- Di cốt của người hiện đại rất sớm (sọ người tại hang Niah đảo Boocneo có
niên đại 39.600 năm; chỏm sọ ở hang Tabon (Philippin) có niên đại 30.500 năm)
cho thấy quá trình chuyển biến từ người vượn thành người hiện đại ở ĐNA.
- Cư dân ĐNAkết quả của sự hòa huyết giữa Mongoloid và Australoid tạo
thành 1 tiểu chủng trước đây thường gọi là Mongoloid phương Nam, hiện
nay được các nhà khoa học đề nghị gọi là tiểu chủng ĐNA. - Tiểu chủng
ĐNA gồm 2 nhóm
+ Nam Á - Austroasiatic (da sáng màu hơn, có nhiều đặc điểm của Mongoloit
hơn,đông hơn)
+Anh đô nê diêng - Austronesia (da đen hơn, có nhiều đặc điểm của Oxtraloit
hơn, ít hơn).
-Hiện nay, ở các quốc gia ĐNA đều có cư dân của 2 nhóm này.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA ẤN ĐỘ, TRUNG QUỐC
-Do vị trí của ĐNA, văn minh Ấn Độ và Trung Quốc có ảnh hưởng từ sớm đến
ĐNA với những cách thức khác nhau:
- Phía Bắc VN chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc.
- Các khu vực còn lại chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn của văn minh Ấn Đ.
- Vào những thế kỉ đầu công nguyên, khi khu vực ĐNA đang đứng trước những
chuyển biến quan trọng (công cụ sx bằng đồng thau, bằng sắt xuất hiện...) tảnh
lOMoARcPSD| 40367505
hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Quốc góp phần đẩy nhanh, mạnh mẽ sự
ra đời của các nhà nước ở ĐNA.
IV. NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU
-ĐNA có những đóng góp quan trọng đối với văn minh nhân loại.
- Trên cơ sở tiếp thu sáng tạo thành tựu văn minh của Ấn Độ, Trung Quốc, Ả
rập, châu Âu, cư dân ĐNA đã tạo ra những thành tựu văn minh của mình.
- Trong thời kì phát triển của mình, ĐNA xứng đáng là một trung tâm văn
minh của nhân loại.
a. Kĩ thuật trồng lúa nước
- ĐNA là khu vực phát sinh trồng trọt sớm nhất thế giới (các cây bầu, bí, đậu…).
- ĐNA là nơi phát sinh nghề nông trồng lúa nước, quê hương của cây lúa
nước.
- Cư dân ĐNA những đóng góp quan trọng về kĩ thuật trồng lúa nước, tr
thành một khu vực có trình độ trồng lúa nước sớm và cao nhất thế giới; một
mô hình nông nghiệp quan trọng của nhân loại.
- Văn minh ĐNA là văn minh lúa nước. b. Kĩ thuật luyện đồng
- ĐNA là khu vực có kĩ thuật luyện đồng khá sớm và phát triển ở trình độ
cao, trở thành một trong những trung tâm luyện kim đồng thau của nhân loại.
- Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm tiêu biểu của kĩ thuật luyện đồng ĐNA. c.
Chữ viết
-Trên cơ sở chữ viết Ấn Độ, Trung Quốc, cư dân ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết
riêng của dân tộc mình: Chữ Chăm cổ (TK IV)
Chữ Khơ me cổ (TK VII)
Chữ Thái
Chữ Nôm ( từ chữ Hán)…
d. Tôn giáo
- Trên cơ sở tín ngưỡng của mình, các nước ĐNA đã tiếp thu những tôn giáo từ bên
ngoài, làm phong phú thêm đời sống tôn giáo của khu vực:
+ Đạo Phật, đạo Bà la môn/ Hin du của Ấn Độ
lOMoARcPSD| 40367505
+ Đạo Nho; Đạo giáo từ Trung Quốc
+ Đạo Islam (từ thế kỉ XIII) + Đạo
Kito (khi người châu Âu đến) e.
Kiến trúc
- Nhà sàn ĐNA là sự thích ứng với điều kiện tự nhiên của khu vực.
- Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo, Hin du giáo, Islam giáo, Ki tô giáo
được xây dựng, trở thành những kỳ quan kiến trúc của thế giới ( Ăng co Vát,
Ăng co Thom ở Campuchia; Chùa vàng ở Mianma; Thạt Luổng ở Lào; đền Bô rô
bu đua ở Indonesia…).
CHƯƠNG V: VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
A. VĂN MINH HY LẠP
3.1.1. Cơ sở hình thành
a. Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại rộng hơn nước Hy Lạp ngày nay nhiều bao gồm:
miền Nam bán đảo Ban Căng, các đảo trên biển Ê giê và vùng đất ven
bờ Tiểu Á.
Đất đai tương đối khô cứng, không phù hợp trồng cây lương thực
chỉ hợp với các cây công nghiệp như nho, ô liu.
nhiều mỏ kim loại: đồng, bạc, vàng; nhiều gỗ quý.
Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu, có nhiều
vũng vịnh, kín gió thuận lợi cho phát triển hàng hải.
Các đảo trên biển Ê giê trở thành những trạm nghỉ cho các thuyền đi lại
từ Hy Lạp đến Tiểu Á và Bắc Phi.
Tiểu Á là vùng đất giàu có, cầu nối Hy Lạp với các nước phương Đông c
đại.
Hy Lạp có điều kiện phát triển nền kinh tế công thương nghiệp mậu
dịch hàng hải và tiếp thu những ảnh hưởng của văn minh cổ đại
phương Đông.
b. Dân cư
lOMoARcPSD| 40367505
Cư dân Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều tộc người:
Người Êôliêng bắc bán đảo Ban Căngđồng bằng Bêôxi
miền trung Hy Lạp.
Người Iôniêng đồng bằng Át tích, vùng ven biển phía tây Tiểu Á.
Người Akêen bắc bán đảo Pêlôpônedơ.
Người Đôrien bắc bán đảo Pêlôpônedơ, đảo Cret và các đảo
khác ở phía nam biển Ê giê.
3.1.2. Những thành tựu văn minh tiêu biểu
Nền văn minh Hy Lạp phát triển toàn diện với những thành tựu rực
rỡ:
a. Chữ viết
Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Phênixi (Phoenicia), người Hy Lạp
cổ đại đã cải tiến, bổ sung thành một hệ thống chữ cái mới gồm 24 chữ cái.
Từ chữ Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ Latinh và chữ Slavơ. Đó
cơ sở chữ viết mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng.
b. Văn học
Văn học Hy Lạp cổ đại có thể chia ra làm ba bộ phận chủ yếu có liên quan
với nhau là thần thoại, kịch, thơ.
Thần thoại
Người Hy Lạp có một hệ thống thần thoại rất phong phú. Vào thế k
VIII TCN, kho tàng thần thoại này được Hêdiốt hệ thống lại trong
tác phẩm Gia phả các thần.
Thần thoại là đề tài, nguồn cảm hứng cho thơ, kịch, điêu khắc, hội
họa của Hy Lạp cổ đại.
Người La Mã hầu như tiếp thu toàn bộ kho tàng thần thoại và hệ
thống các thần của Hy Lạp.
Thơ ca
Thơ ca là thể loại văn học rất phát triển. Tiêu biểu nhất phải kể đến
hai sử thi nổi tiếng Iliat ( dài 15.683 câu ) và Ôđixê (dài 12.110 câu),
lOMoARcPSD| 40367505
tương truyền là sáng tác của nhà thơ Homer ở Tiểu Á ( thế kỉ IX
TCN ).
Tới thế kỉ VII-VI TCN, xuất hiện nhiều nhà thơ được công chúng
ưa thích như Acsilôcút, Xôlông, Xaphô, Anacrêông…
Kịch
Hy Lạp là quê hương của kịch nói phương Tây, gồm bi kịch và hài kịch.
Những nhà viết kịch nổi tiếng thời đó là Etsin,Sôphôclơ, Ơripit…
Etsin (525 – 426 TCN): được mệnh danh là “ người cha của kịch
Hy Lạp”; sáng tác 70 vở ( tiêu biểu như Orexte, Promete).
Sôphôclơ (497 – 406 TCN) được mệnh danh là “Home của nghệ
thuật kịch”; tương truyền ông sáng tác 123 vở bi kịch (tiêu biểu là vở
Ơ đip làm vua).
Ơripit (480 – 406 TCN) được xem là người sáng tạo ra kịch tâm lí
xã hội; sáng tác 92 vở (tiêu biểu nhất là Mê đê).
c. Sử học
Lịch sử thành văn của Hy Lạp bắt đầu tTK V TCN
nhiều nhà sử học nổi tiếng
Hê rô đốt (484 – 425 TCN)
Tây”, tác phẩm tiêu biểu là Lịch sử cuộc
chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư
Tuxiđit (460 – 395 TCN), tác phẩm tiêu biểu là Chiến tranh
Pêlôpônedơ
Xê nô phôn (430 – 359 TCN) , tác phẩm tiêu biểu là Lịch sử Hy Lạp.
d. Khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên của Hy Lạp phát triển ở trình độ rất cao, có đóng góp
quan trọng về Toán học, Thiên văn học, Vật lí học, Y học
Ta lét (TK VII – TK VI TCN) vừa là nhà toán học, vừa là nhà thiên
văn học.
người cha của nền sử học phương
lOMoARcPSD| 40367505
Pi ta go (580 – 500 TCN) phát triển thành định lí Pi ta go. Ông cũng
nhận thức được quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất
định.
Ơ cơ lit ( khoảng 330 – 275 TCN) , soạn sách Toán học sơ đẳng là cơ
sở của môn hình học trong đó có định đề Ơ cơ lít.
Acsimet (287 – 212 TCN) tính được Pi = 3,1416, thể tích và diện tích
toàn phần của nhiều hình khối; Nguyên lí về đòn bẩy; lực đẩy của
nước; chế tạo được máy bơm; dùng gương đốt thuyền địch...
Arixtac (310 – 230 TCN) người đầu tiên nêu ra thuyết hệ thống
mặt trời; tính toán khá chính xác thể tích của mặt trời, trái đất, mặt
trăng và khoảng cách giữa các thiên thể ấy; biết trái đất tự quay quanh
trục của nó và quay xung quanh mặt trời.
Eratoxten (284 – 192 TCN) tính được độ dài của vòng kinh tuyến
trái đất; góc tạo nên bởi hoàng đạo và xích đạo.
e. Triết học
Hy Lạp là quê hương của triết học phương Tây.
Các tác phẩm triết học của Hy Lạp bao giờ cũng đề cập đến Bản thể
luận và Nhận thức luận.
Ngay từ sớm đã hình thành 2 trường phái triết học là duy vật và
duy tâm. Cuộc đấu tranh giữa 2 trường phái đó đã thúc đẩy triết học
Hy Lạp phát triển.
Duy vật
Talet: cho nước là nguồn gốc của vũ trụ và sự sống.
Anaxi măngđrơ cho rằng vô cực là nguồn gốc của vũ trụ. Vô
cực chia thành các mặt đối lập như khô và ướt, nóng và lạnh…
các mặt đối lập kết hợp với nhau tạo thành vạn vật.
Anaximen cho rằng không khí là nguồn gốc của vũ trụ. Vạn vật
do không khí sinh ra rồi lại quay trở về thành không khí.
Heraclit cho lửa là nguồn gốc của vạn vật. Là người có
tưởng biện chứng: Đấu tranh giữa 2 mặt đối lập là cơ sở của
mọi tồn tại và tư tưởng; Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên
lOMoARcPSD| 40367505
và xã hội luôn vận động. Trong quá trình vận động ấy 2 mặt đối
lập dần dần chuyển hóa lẫn nhau.
Không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông
Empêđôcclơ cho rằng vũ trụ do 4 yếu tố là đất, nước, lửa,
không khí tạo ra.
Anaxago cho rằng vũ trụ do vô số nguyên tố tạo ra.
Đêmôcrit cho rằng nguyên tố đầu tiên tạo thành vạn vật là
nguyên tử. Nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất không thể phân chia
được nữa. Các nguyên tử chỉ khác nhau về hình dáng, khối
lượng và kết hợp với nhau mà sinh ra vạn vật.
Duy tâm
Xôcrat (Socrate).
Platông là học trò Xôcrat. Ông đưa ra quan niệm về ý niệm
tuyệt đối. Thế giới thực tại xung quanh chúng ta không phải là
thế giới chân thực mà chỉ là sự phản ánh không đầy đủ của ý
niệm tuyệt đối.
Arixtốt, học trò của Platông, nhà triết học nhị nguyên luận. f.
Nghệ thuật
Nghệ thuật của Hy Lạp gồm 3 mặt chủ yếu là: kiến trúc, điêu khắc,
hội họa.
Nghệ thuật Hy Lạp đạt đến trình độ cao, trở thành mẫu mực của
thế giới cổ đại.
Trong cac thành bang Hy Lạp, Aten là nơi có nhiều công trình kiến
trúc tiêu biểu: đền miếu, rạp hát, sân vận động.
Đền Pac tê nông (Parthenon).
Đền thờ thần Ac tê mit.
Tượng thần A tê na, tượng thần Dớt của Phi đi át.
Tượng Lực sĩ ném đĩa sắt của Mi rông.
Tượng Người cầm giáo; tượng thần Hê ra của Pôliclet.
Các tác phẩm hội họa của Pô li nhôt, Apôlôđo…
lOMoARcPSD| 40367505
3.1.3. Cách thức cột của Hy Lạp
- Thức cột Doric
lOMoARcPSD| 40367505
Downloaded by oanh ngo (ngothikimoanhvtath5@gmail.com)
Thức cột Doric là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các
thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng
phình to ở đáy.
Nói chung, thức cột này không có phần đế cột (base) lẫn không có
phần đầu cột (capital).
Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của
người đàn ông cường tráng, do nó được sử dụng ở tầng dưới cùng
của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất.
Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4. -Thức cột Ionic
Thức cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang
trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột Ionic là Ionia, thuộc địa của Hy Lạp.
Có thêm đế cột (base) ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía
trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong (volute). Các dầm
ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải.
Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ
đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9.
Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus, đền thờ Apollo
Epikourios ở Bassae, đền Erecteyon ở Athena. -Thức cột Corinth
Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ V
TCN.
Thức cột Corinth có đường nét mảnh mai, giàu sự trang trí, đầu
cột có nhiều chi tiết cực kì hoa lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp
cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe).
Thức cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Cột này
ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm
nhận được trong không gian.
B. VĂN MINH LA THỜI CỔ ĐẠI
3.2.1. Cơ sở hình thành
a. Điều kiện tự nhiên
lOMoARcPSD| 40367505
Downloaded by oanh ngo
(ngothikimoanhvtath5@gmail.com)
Nơi phát sinh ra La Mã cổ đại Italia, một bán đảo dài và hẹp hình chiếc
ủng nằm vươn dài ra Địa Trung Hải. Dãy An Pơ ngăn cách Italia với châu
Âu ở phía Bắc. Phía Nam có đảo Xixin, phía Tây có đảo Cooc xơ và Xac đe
nhơ.
Bán đảo Italia lớn gấp 5 lần Hy Lạp lục địa với nhiều đồng bằng màu mỡ,
nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc.
Có nhiều mỏ kim loại: đồng, chì, sắt để chế tạo công cụ sx, vũ khí.
Vùng bờ biển phía Nam có nhiều vịnh, hải cảng tốt thuận lợi cho phát
triển hàng hải và sớm có quan hệ với Hy Lạp.
La Mã có điều kiện phát triển nền kinh tế công thương nghiệp mậu
dịch hàng hải và tiếp thu những ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp cổ
đại.
b. Dân cư
Cư dân La Mã cổ đại bao gồm nhiều tộc người:
Người Italiot (người Ý) có mặt sớm nhất trên bán đảo trong đó bộ
phận người sống ở Latium gọi là người La tinh, những người này
đã xây đựng thành La Mã bên bờ sông Tibrơ có vai trò quan trọng
trong việc tạo dựng văn minh La Mã.
Người Gô loa cư trú ở bắc bán đảo.
Người Êtơruxcơ ở miền bắc và miền trung.
Người Hy Lạp ở phía nam và đảo Xi xin.
3.2.2. Những thành tựu văn minh tiêu biểu
La Mã chịu ảnh hưởng, tiếp thu và phát triển những thành tựu của văn
minh Hy Lạp. Tuy không rực rỡ như Hy Lạp nhưng La mã cũng đạt được
nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực:
a. Chữ viết
Trên cơ sở chữ viết của người Hy Lạp, người La Mã cổ đại đã tạo ra chữ
La tinh.
Chữ La tinh trở thành cơ sở chữ viết mà nhiều dân tộc trên thế giới
ngày nay đang sử dụng.
lOMoARcPSD| 40367505
Downloaded by oanh ngo (ngothikimoanhvtath5@gmail.com)
b. Văn học
Văn học La Mã gồm nhiều thể loại như sử thi, thơ ca trữ tình, văn xuôi,
kịch.
Văn học La Mã phát triển nhất trong thời kỳ cầm quyền của Ốctaviut.
Nhiều tác giả lớn xuất hiện
Anđrônicut dịch Ô đi xê ra tiếng La tinh.
Nơviut viết sử thi Cuộc chiến tranh Punich.
Viêcgiliut là nhà thơ La Mã lớn nhất với các tác phẩm: Những bài ca
của người chăn nuôi; Khuyến nông; Ênêit
Hô ra ti ut với các tác phẩm như: Thơ ca ngợi; Nghệ thuật thơ.
Ôviđiut với các tác phẩm: Tình ca; Nữ anh hùng; Nghệ thuật yêu
đương; Biến hình; Những bài thơ buồn; Thư về kinh
Nhiều vở kịch của Hy Lạp được dịch sang tiếng La tinh; Soạn các vở
kịch của La Mã phỏng theo kịch Hy Lạp hoặc thay đổi các vở kịch Hy
Lạp thành các vở kịch của La Mã.
c. Sử học
Lịch sử của La Mã bắt đầu từ TK III TCN
Có nhiều nhà sử học nổi tiếng
Pô li bi ut (205 – 125 TCN): tác phẩm tiêu biểu là Thông sử gồm 40
quyển viết về lịch sử Hy Lạp, La Mã và các nước phía đông Địa
Trung Hải từ 264 đến 146 TCN.
Ti tut Liviut (59 – 17 TCN), tác phẩm tiêu biểu là Lịch sử La Mã từ
khi xây thành tới nay gồm 142 chương trình bày lich sử La Mã từ
đầu đến năm 9 TCN.
Taxitut sống cuối TK I, đầu TK II , tác phẩm tiêu biểu là Lịch sử
biên niên.
d. Nghệ thuật
Nghệ thuật của La Mã gồm 2 mặt chủ yếu là: kiến trúc, điêu khắc.
lOMoARcPSD| 40367505
Downloaded by oanh ngo
(ngothikimoanhvtath5@gmail.com)
Kiến trúc La Mã kế thừa Hy Lạp cổ đại và phát triển rực rỡ: đền
miếu, cung điện, rạp hát, Khải hoàn môn, đấu trường, cầu đường, ống
dẫn nước...
Đền Pa tê nông xây dựng thời Ôc ta vi ut.
lOMoARcPSD| 40367505
Downloaded by oanh ngo (ngothikimoanhvtath5@gmail.com)
Khải hoàn môn.
Tượng của Ô gut.
Các bức phù điêu
e. Khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên của La Mã tuy không phát triển bằng Hy Lạp nhưng
cũng có những thành tựu quan trọng.
Pliniut (23 – 79) với tác phẩm Lịch sử tự nhiên gồm 37 chương tập
hợp tri thức của nhiều ngành được xem là bộ Bách khoa toàn thư của
La Mã cổ đại; Địa lí học gồm 8 chương trong đó vẽ 1 bản đồ thế giới.
Ptoleme sống vào TK II soạn tác phẩm Tổng hợp – kết cấu toán học
có ảnh hưởng lớn đối với thiên văn học châu Âu đến tận thời Phục
hưng.
Clauđiut Ga lê nut ( 131 – đầu TK III) nhà y học nổi tiếng ,
soạn sách Phương pháp chữa bệnh là sách giáo khoa dùng trong
thời trung đại.
f. Luật pháp
Trên cơ sở học tập luật pháp của Hy Lạp, Luật pháp La Mã ra đời.
Năm 451 TCN, Ủy ban 10 người soạn được 1 bộ luật khắc trên 10
bảng đồng đặt ở quảng trường.
Năm 45o TCN, 1 ủy ban mới soạn thêm 2 bảng thành Luật 12 bảng.
Nhiều Pháp lệnh được bổ sung:
Năm 445 TCN cho phép bình dân được kết hôn với quý tộc.
Năm 367 TCN thông qua 3 pháp lệnh quy định không ai được
chiếm quá 125 ha đất công; bầu 2 Quan chấp chính hàng năm
trong đó 1 người là bình dân.
Năm 326 TCN thông qua pháp lệnh thủ tiêu chế độ nô lệ đối với
công dân La Mã.
Năm 287 TCN, ban hành pháp lệnh quy định quyết nghị của Đại
hội bình dân có hiệu lực như pháp luật đối với mọi công dân La
Mã. g. Đạo ki tô
lOMoARcPSD| 40367505
Downloaded by oanh ngo
(ngothikimoanhvtath5@gmail.com)
Đạo Ki tô ra đời trên vùng đất Palextin, là kết quả của sự kết hợp:
Giáo lí của đạo Do Thái.
Tư tưởng của phái triết học khắc kỉ.
Cuộc sống cực khổ không lối thoát của cư dân vùng Palextin dưới ách
thống trị của chính quyền La Mã.
Kinh thánh của đạo Ki tô gồm 2 phần là Cựu ước và Tân ước.
Lúc đầu đạo Ki tô là tôn giáo của dân nghèo, nô lệ và bị chính quyền La
Mã đàn áp. Đến TK IV, chính quyền thay đổi thái độ đối với đạo Ki tô:
Năm 311, ra lệnh ngừng sát hại tín đồ Ki tô giáo.
Năm 313, Sắc lệnh Milano công nhận địa vị hợp pháp của đạo Ki tô.
Năm 325, Đại hội các giáo chủ được triệu tập tại Ni xê để xác định
giáo lí, chấn chỉnh tổ chức.
Năm 337, hoàng đế Cônxtantinut trước lúc chết đã chịu phép rửa tội,
là hoàng đế La Mã đầu tiên đi theo Ki tô giáo.
lOMoARcPSD| 40367505
Downloaded by oanh ngo (ngothikimoanhvtath5@gmail.com)
lOMoARcPSD| 40367505
Downloaded by oanh ngo
(ngothikimoanhvtath5@gmail.com)
| 1/56

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40367505
ÔN THI CUỐI KÌ MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI I. BÀI MỞ ĐẦU
1. Định nghĩa văn minh
Văn minhtrạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hôi
loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man
Văn hiến: Thực chất là văn minh nhưng do trước đây dưới thời phong kiến chưa
có chữ văn minh => Thay chữ văn minh thành văn hiến
2. Định nghĩa văn hóaVăn hóa :
-Tức là giáo hóa ( do Lưu Hướng nêu ra đầu tiên)
- Đến giữa thế kỉ XIX, khái niệm văn hóa thay đổi: Văn hóa là một tổng thể phức
tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả
những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội

- Hiện nay, đa số học giả cho rằng : văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. => Nếu thấy thì khoanh
3. Sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh
- Giống nhau: Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra
trong tiến trình lịch sử - Khác nhau:
+Văn hóa: TOÀN BỘ những giá trị mà loài người sáng tạo ra từ khi loài người RA ĐỜI -> NAY
+Văn minh: Những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN CAO của xã hội
Văn hóa có bề dày quá khứ còn văn minh chỉ là lát cắt đồng đại
*Văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp
là cách phân kì theo trình độ phát triển của văn minh
*Văn minh cổ - trung đại, văn minh cận đại và văn minh hiện đại là cách
phân kì theo: tiến trình lịch sử văn minh 4. Các nền văn minh lớn trên thế giới
4.1. Lịch sử hình thành lOMoAR cPSD| 40367505
Cuối thiên kỉ thứ IV TCN, xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập -> Nhà
nước ra đời -> Bước vào thời kì văn minh
4.2. Các nền văn minh lớn trên TG
- Phương Đông ( châu Á, Đông Bắc châu Phi):
+ Cuối thiên kỉ IV – đầu thiên kỉ III TCN: 4 trung tâm lớn (Ai cập, Lưỡng Hà,
Ấn Độ, Trung Quốc)
+ Tình hình chung: Cả 4 trung tâm đều năm trên những vùng chảy qua các con
sông lớn : Sông Nin – Ai Cập, sông Ophrat và Tigrơ – Tây Á, Sông Ấn (Indus),
sông Hằng (Gange) - Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang – Trung Quốc

=>Nhờ sự bồi đắp của dòng sông nên đất đai nơi này trở nên màu mỡ ->Nông
nghiệp có điều kiện phát triển -> Xuất hiện sớm của nhà nước ( do cư dân
nơi đây sớm bước vào xã hội văn minh) - Phương Tây:

+Xuất hiện nền văn minh Hy Lạp cổ đại (Xuất hiện vào thiên kỉ III TCN nhưng
nhiều thành tựu tiêu biểu là khoảng thế kỉ VII TCN trở về sau)
+ Thế kỉ VI TCN: nhà nước La Mã thành lập ; kế thừa và phát triển văn minh
Hy Lạp -> La Mã trở thành trung tâm thứ 2 ở phương tây
+ thế kỉ II TCN, La Mã chinh phục Hy Lạp -> Văn minh Hy La và tiếp đó
chinh phục các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp ở phương Đông, trở
thành đế quốc rộng lớn, hùng mạnh, duy nhất ở phương Tây.
+ Văn Minh Hy La: xán lạn, là cơ sở văn minh của châu Âu sau này. Sau khi đế
quốc Tây La Mã diệt vong -> nền văn minh Hy La lụi tàn.
+Mãi đến thế kỉ VI, văn minh phương Tây bắt đầu được phục hưng -> từ đó phát
triển mạnh và liên tục cho đến nay 4.3. Tổng kết
Trên thế giới cổ có 2 khu vực văn minh lớn : Phương Đông và phương Tây - Phương Đông:
+ Cổ đại: 4 trung tâm văn minh lớn : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc
+ Trung đại: Tây Á và Ai Cập thuộc bản đồ đề quốc Ả Rập -> 3 trung tâm lớn:
rập, Ấn Độ, Trung Quốc
+ Ấn Độ và Trung Quốc được phát triển liên tục trong tiến trình lịch sử lOMoAR cPSD| 40367505 -Phương Tây
+ Cổ đại: Chỉ có nền văn minh Hy La
+ Trung đại : Chỉ có một trung tâm văn minh mà chủ yếu là Tây Âu
+ Ngoài ra, tại Meehico và Peru ngày nay cũng từng tồn tại nền văn minh của
người Maya, Adotec (Aztèque), Inca (Incas)
+Cận đại: tiến bộ nhanh về khoa học kĩ thuật -> nhiều nước phương Tây trở
thành quốc gia phát triển về kinh tế và quân sự -> đua nhau chinh phục thế giới (
biến hầu hết các nước Á, Phi, Mỹ la tinh thành thuộc địa và truyền bá văn minh
phương Tây khắp thế giới)
CHƯƠNG I : VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á
A. TỔNG QUAN VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI
I. TỔNG QUAN VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI
1. Địa lý và cư dân * Địa lý
- Nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi, dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin (
bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi (6700 km). Tuy nhiên phần chảy qua Ai Cập dài (700km)
- Do cứ từ tháng 6 -> tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù
sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng 2 bên bờ -> nền kinh tế ở đây
phát triển -> tạo điều kiện Ai Cập bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới -
> “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”

- Địa hình: Tương đối bị đóng kín
+ Phía Bắc : Địa trung hải
+Phía Đông: giáp biển đỏ
+Phía Tây: Giáp sa mạc Xahara
+ Phía Nam: giáp Nubi ( vùng núi hiểm trở, khó qua lại)
*Chỉ có ở Đông Bắc có vùng kênh đào Xuyê -> người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại vùng Tây Á
- Chia làm 2 miền rõ rệt theo dòng chảy sông Nin từ Nam -> Bắc
+ Miền Thượng Ai Cập ( miền nam): là một dải lưu vực hẹp lOMoAR cPSD| 40367505
+ Miền Hạ Ai Cập ( miền Bắc): là một đồng bằng hình tam giác
*Tài nguyên thiên nhiên
- nhiều loại đá quý: đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não,…
- Kim loại: đồng, vàng còn SẮT phải đưa từ bên ngoài vào *Cư dân
- Ngày nay: Chủ yếu là người Ả Rập
-Thời cổ đại: Người Libi, người da đen, có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á
2. Các thời kì lịch sử của Ai Cập cổ đại -
Ra đời: Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV TCN -
Theo cách phân chia của Manetong, lịch sử Ai Cập cổ đại được chia thành 5
thời kì : Tảo vương quốc, Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc,
Hậu kì vương quốc
( Tảo, Cổ, Trung,Tân, Hậu kì)
a. Thời kì Tảo vương quốc ( khoảng 3200-3000TCN)
- Lịch sử hình thành
Do sự phân hóa giàu nghèo, các công xã nông thôn liên hiệp lại thành các nhà
nước nhỏ đầu tiên gọi là châu -> Châu hợp lại thành 2 miền Thượng và Hạ Ai
Cập -> qua đấu tranh, 2 miến thống nhất thành nước Ai Cập -> Từ khi nhà nước ra
đời cho đến khoảng năm 3000 TCN, Ai Cập trải qua 2 vương triều (I và II) gọi
chung là thời Tảo Vương quốc

- Thời kì này, người Ai Cập cổ biết làm gì? (sử dụng công cụ bằng đồng đỏ,
dùng cày, dùng súc vật để kéo cày) -Người đứng đầu gọi là gì: Pharaông
b. Thời kì Cổ vương quốc (3000-2200 TCN)
- Bao gồm : 8 vương triều ( III – X)
- Đầu thời kì : chế độ tập quyền trung ương được củng cố, kinh tế phát triển ->
Pharaong cho xây dựng kim tự tháp đồ sộ
- Từ vương triều V: Thế lực chính quyền trung ương suy giảm -Vương triều VII
: Nền thống nhất không duy trì được nữa c. Thời Trung vương quốc (2200 – 1570 TCN)
- Gồm 7 vương triều ( XI – XVII) lOMoAR cPSD| 40367505
-Thời của vương triều XI và XII là thời kì ổn định nhất
- 1750 TCN, ở Ai Cập nổ ra một cuộc khởi nghĩa dân nghèo -> Suy yếu -Đầu năm 1710 TCN:
+ miền Bắc Ai Cập bị người Híchxốt ở Palextin chinh phục thống trị 140 năm
+Miền Nam Ai Cập: thần phục vương triều ngoại tộc ấy d. Thời Tân vương
quốc (1570 – khoảng 1100 TCN)
-1570 TCN, người Híchxốt bị đánh đuổi khỏi Ai Cập -> đất nước thống nhất
- Gồm 3 vương triều (XVIII – XX)
- Các vua đầu vương triều XVIII tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài
> chinh phục được Xyri, Pheenixi Palextin ở châu Á và Libi, Nubi ở châu Phi
- Cuối vương triều XVIII, để làm suy yếu thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần mặt
trời Amon -> vua Ichnatôn tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo (chỉ được 1 thời gian ngắn)
- Công cụ sản suất: đồng thau được sử dụng rộng rãi, sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn hiếm
- Sau vương triều XVIII, Ai cập ngày càng suy yếue. Ai Cập từ thế kỉ X – I TCN
II. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI 1. Chữ viết
- Xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành -> chữ viết ở Ai Cập ra đời
- Lúc đầu là chữ tượng hình
- Đối với những khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý
Ví dụ: “khát”: hình con bò đứng bên cạnh chữ “nước”
-Tuy nhiên 2 phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm -> dần dần xuất hiện
những hình vẽ biểu thị âm tiết
- Dần dần những chữ âm tiết biến thành chữ cái
*Khái quát: Chữ tượng hình =>Mượn ý =>Hình vẽ biểu thị âm tiết => Chữ cái Ai Cập
- Tổng số chữ tượng hình Ai Cập: 1000 chữ ( số chữ cái có 24 chữ) lOMoAR cPSD| 40367505
- Thiên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học tập chữ cái người Ai Cập để ghi ngôn ngữ của mình
- Về sau được truyền sang Phênixi, trên cơ sở ấy, người Phênêxi đã sáng tạo ra
vần chữ cái đầu tiên trên thế giới
- Chữ viết cổ Ai Cập được ghi ở đâu? ( trên đá, đồ gốm, vải gai, da nhưng phổ
biến nhất là dấy papyrus)
Giấy Papyrus là loại giấy sớm nhất thế giới
-Công cụ viết trên giấy papyrus là: bút làm bằng thân cây sậy còn mực làm bằng bồ hóng
-Chữ tượng hình Ai Cập dùng trong 3000 năm
- 1822: giải mã thành công chữ Ai Cập cổ Ngành Ai cập học ra đời 2. Văn học
- Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú ( tục ngữ, thơ ca trữ tình, …) 3. Tôn giáo
- Thờ rất nhiều thứ: Các thần tự nhiên, thần động vật, linh hồn người chết, thần đá, thần lửa,…
• Thiên thần Nut; Địa thần Ghep; Thủythần Osiris/Thần sông
Nile/Diêm vương; Thần Mặt trời Ra/ Amôn/ Atôn; thần Mặt
Trăng Thoth; Ka; Phượng Hoàng; Nhân Sư …
4. Kiến trúc và điêu khắc
- Đạt đến trình độ rất cao. Tiêu biểu là cung điện, đền miếu. Đặc biết nhất là Kim Tự Tháp *Kiến trúc
*Vài thông tin về kim tự tháp
- Được xây dựng vào thời nào? ( Thời vua Giêde – vua đầu tiên của vương triều III)
- Thời kì kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất là thời vương triều IV lOMoAR cPSD| 40367505
- Kim tự tháp cao lớn nhất, tiêu biểu nhất là kim tự tháp của Kêốp con Xnêphru *Điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc của Ai cập cổ đại cũng có những thành tựu lớn và tiêu biểu
-Tượng thường được tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng
- Đẹp nhất: Tượng bán thân hoàng hậu Nêfécititi- vợ của vua Ichnatôn
-Độc đáo nhất: Tượng Xphanh (Sphynx)
*Vài nét về tượng Xphanh (Nhân sư)
- Là bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê
- Thường được đặt trước cổng đền miếu
- Tiêu biểu nhất là tượng Xphanh ở gần kim tự tháp Kêphren ở Ghidê
5. Khoa học tự nhiên
- Đạt nhiều thành tựu quan trọng nhất là về thiên văn và số học a. Thiên văn
- Biết các hành tinh như sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc , sao Thổ
- Tạo ra các dụng cụ đo thời gian : Nhật Khuê, đồng hồ nước
- Làm ra lịch: 1 năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày ( tuy nhiên chưa biết đặt
năm nhuận) b. Toán học
- Sáng tạo ra hệ đếm thập tiến vị
- Làm các phép công hoặc trừ (nhân và chia chưa biết làm, chỉ biết làm bằng cách
cộng hoặc trừ nhiều lần
- Tính diện tích hình tam giác, tròn, thể tích hình cầu, hình tháp đáy, pi =3,16 c. Y học
- Do tục ướp xác thịnh hành sớm => Tạo điều kiện cho y học phát triển sớm
-Nhận thức rõ bệnh tật không phải do ma quỷ hoặc các mụ phù thủy gây nên mà do
sự không bình thường của mạch máu ( không bị mê tín)
- Quan hệ giữa tim và mạch máu. Mô tả về óc
- Việc chữa bệnh được chuyên môn hóa * ĐÁNH GIÁ lOMoAR cPSD| 40367505
-Nền văn minh Ai Cập cổ đại để lại cho nhân loại nhiều thành tựu tuyệt vời, có
đóng góp trực tiếp đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn hóa thế giới
B. VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
I. TỔNG QUAN VỀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
1. Địa lý và cư dân a. Địa lý -
Là vùng đất nằm giữa hai con sông Tigris (Tigrơ) và Euphrates (Ơphrát) (thuộc Tây Á) -
Đất đai màu mỡ. lượng phù sa nhiều, thuận lợi cho sản suất nông
nghiệp (Nguyên nhân là do: tuyết ở cao nguyên Acmenia tan => nước hai sông
Tigrơ và Ơphrát dâng cao gây nên lũ lụt làm ngập cả 1 vùng) -
Có nhiều đất sét chất lượng cao, ít đá và kim loại - Không có biên giới
hiểm trở che chắn b. Cư dân -
Xưa nhất : người Xume ( Trung Á di cư đến miền Nam Lưỡng Hà vào
khoảng thiên niên kỉ IV TCN) -
Thiên kỉ III TCN : Người Accát thuộc tộc Xêmít từ thảo nguyên Xyri đến
định cưở miền Trung Lưỡng Hà
TÓM LẠI: Cư dân Lưỡng Hà rất phức tạp gồm: Người Xume, người Accát,
người Arnôrít (thuộc tộ Xêmít) và nhiều tộc người khác ở vùng lân cận -Người
Arnôrít
– một chi nhánh người Xêmít đã thành lập quốc gia cổ Bbilon 2. Các
quốc gia ở Lưỡng Hà cổ đại

a. Nhà nước của người Xume
Tình hình xã hội: Phân hóa giàu nghèo => xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ, lấy 1
thành thị trung tâm là các bang ( giữa các bang tranh nhau nước và đất đai) Miền nam có Lagát.
Miền Bắc có Umma đánh bại Lagát + Chinh phục nhiều bang khác + thống
nhất miền Nam => Xume b. Accát
- Chi nhánh người Xeemit thành lập ở phía Bắc vùng Xume lOMoAR cPSD| 40367505
- Thời vua Xacgôn (2369 – 2314 TCN): Accát trở thành một quốc gia hùng mạnh
- Vua Xacgôn tự xưng là: “vua của bốn phương” do:
+ chinh phục toàn bộ vùng Xume, +thống
nhất cả vùng Lưỡng Hà.
+ Chiếm lược các khu vực tung quanh thành lập 1 quốc gia lớn mạnh là Tây Á
c. Vương triều III của Ua (2132 – 2024 TCN) - Được thành lập sau khi
người Guti bị đánh đuổi - Phạm vi thống trị: Rất rộng d. Cổ Babilon
- Thành phố do người Amôrit thành lập ở trung tâm Lưỡng Hà
- Dưới thời vua Hammurabi => trở nên hùng mạnh
- Ban hành bộ luật Hammurabi
- Kinh tế tiến bộ đáng kể
- Công cụ đồng thau được sử dụng phổ biến, sắt đã xuất hiện nhưng tương đối hiếm
- Cư dân biết sử dụng cày có lưỡi đồng thau do bò kéo, sử dụng loại cày có lắp bộ phận reo hạt
e. Tân Babilon và Ba tư
II. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI 1. Chữ viết
- Xuất hiện sớm, Cuối thiên kỉ IV TCN do người Xume tạo ra ( Ai tạo ra chữ
tiết hình ở lưỡng Hà? thời kì nào?)
- Thời kì đầu dùng chữ tượng hình sau chữ tượng hình dần ít đi thay vào đó là
chữ hài thanh ( Ban đầu 2000 chữ đến thời Lagát chỉ còn lại khoảng 600
chữ).
- Ngoài ra còn có chữ tiết hình tức chữ hình nêm(Do sự bố trí khác nhau
của các nét viết trên tấm đất sét) (Không đến 600 chữ)

- Năm 1500 TCN, chữ tiết hình thành văn tự ngoại giao quốc tế
- Ai cải tiến chữ tiết hình thành chữ cái? (người Phênixi)
- Chất liệu dùng để viết: tấm đất sét còn ướt + que vót nhọn
- 1857 giải mã thành công chữ Atxiri => Ngành Atxiri học ra đời lOMoAR cPSD| 40367505 2. Văn học
Gồm 2 bộ phận chủ yếu: Văn học dân gian và sử thi
Văn học dân gian: cách ngôn, ca dao, ngụ ngôn,… phản ánh cuộc sống lao động
của nhân dân và cách cư xử ở đời
Sử thi: Ra đời từ thời Xume đến thời Babilon chiếm một vị trí quan trọng
TÓM LẠI: Văn học Lưỡng Hà cổ đại: Đạt những thành tựu đáng kể, có sức ảnh
hưởng lớn với khu vực Tây Á
-Truyện trong kinh thánh bắt nguồn từ: Nền văn học lưỡng Hà 3. Tôn giáo
- Thờ đa thần: Các thần tự nhiên, động vật, thực vật,…
- Thần trời Anu, Thần đất Enlin,…. 4. Luật Pháp
- Có bộ luật sớm nhất từ thời vương triều III của thành bang Ua
- Bộ luật quan trọng nhất : Luật Hammurabi
4. Kiến trúc và điêu khắc a. Kiến trúc
- Các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền miếu, cung điện, thành, vườn hoa
- Do thiếu đá, gỗ => xây bằng gạch
- Công trình tiêu biểu vào loại sớm: Tháp đền của thành Bang Ua ( Thế kỉ XXII TCN)
- Thành tựu nổi bật nhất: hệ thống công trình gồm thành quách, cung điện, tháp,
vườn hóa của Tân Babilon
- Vườn hoa trên không và thành Babilon được người Hi Lạp coi là một trong
bảy kì quan thế giới b. Điêu khắc
- Gồm tượng và phù diêu
-Tiêu biểu: Bia diều hâu, cột đá Naramxin, Bia luật Hammurabi, các tượng thần Atxiri,…
5. Toán học, thiên văn, y học lOMoAR cPSD| 40367505 a. Toán học
- Thành tựu đầu tiên là sáng tạo ra phép đếm độc đáo
- Lấy hệ đếm 60 làm cơ sở
- Làm các phép cộng, trừ, nhân, chia
- Biết phân số, lũy thừa, căn bậc 2, căn bậc 3, giải phương trình 3 ẩn- Tính diện
tích hình chữ nhật, tam giác, thang, hình tròn, pi = 3,0 b. Thiên văn
- Biết các hành tinh như sao Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ
- Biết chu kỳ của mặt trăng, sao Kim, Sao Thuyt, saoo Mộc,…-Làm ra lịch: 1 năm
có 12 tháng, c. Y học
- Giống Ai Cập (Đề cập đến các nguyên nhân của bệnh tật, các loại bệnh, khả
năng chữa trị (uống thuốc, xoa bóp, tẩy rửa, phẩu thuật)
- Việc chữa bệnh được chuyên môn hóa
-Tuy nhiên vẫn còn chịu ảnh hưởng của mê tín
CÂU HỎI: Sự khác nhau trong y học Ai Cập và Lưỡng Hà là : Ai cập sớm nhận
thức rõ bệnh tật không phải do ma quỷ còn Lưỡng Hà vẫn chưa thoát khỏi những
quan niệm về mê tín ấy
TÓM LẠI: Khu vực Lưỡng Hà đã bước vào xã hội văn minh rất sớm và đạt được
những thành tựu rực rỡ về văn hóa. Những thành tựu văn hóa ấy đặc biệt (chữ viết,
văn học, toán học, thiên văn) có ảnh hưởng quan trọng đốii với văn minh khu vực và thế giới C. VĂN MINH Ả RẬP
I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ Ả RẬP
1. Tình hình bán đảo Ả Rập trước khi lập nước
- Là bán đảo lớn nhất thế giới ở Tây Á ( diện tích lớn hơn ¼ châu Âu)
- Chỉ có vùng Yêmen phía Tây Nam nguồn nước phong phú, đất đai có thể
trồng trọt được, có điều kiện phát triển thương nghiệp vì nằm trên con đường
buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi
- Vùng nào là cầu nối buôn bán giữa vùng đại trung hải và phương Đông? (Trả
lời: Vùng Hegiadơ – Hejaz) lOMoAR cPSD| 40367505
- Phần lớn đất đai còn lại là sa mạc và bãi cỏ
-Khí hậu khô, nguồn nước hiếm
- Cư dân sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi mà súc vật được nuôi nhiều nhất dê và lạc đà
2. Sự thành lập và diệt vong của nhà nước Ả Rập
- Thế kỉ VII mới thành lập nhà nước Ả Rập
- Quá trình thành lập nhà nước gắn liền với quá trình thành lập đạo hồi do Môhamet truyền bá
- Tại sao thành phố Yatơríp lại được đổi tên thành “Thành phố tiên tri”?(Trả lời:
Do Môhamet cùng các tín đồ của mình phải chạy lên thành phố Yatơríp để trốn
thoát tầng lớp quý tộc ở Mecca. Ông tự xưng mình là tiên tri)
-Ai là người đứng đầu nhà nước Ả Rập mới thành lập? (Trả lời: Môhamet)
- Đền Caaba trở thành thánh thất chính của Hồi giáo và Mecca trở thành thánh địa
chủ yếu của tôn giáo này
- Người đứng đầu nhà nước và tôn giáo ở Ả Rập gọi là: Calipha
- Để mở rộng đất đai, truyền bá đạo Hồi Ả rập đã: Tích cực thi hành chính sách
xâm lược bên ngoài (Xiri, Palextin, Ai Cập, Ba tư) - Từ năm 632 – 661: Calipha
đều do giới quý tộc bầu
- Sau khi viên tổng đốc ở Xiri thuộc họ Ômayát được làm Calipha=> Ngôi calipha là cha truyền con nối
- Triều Ômayát đã chinh phục được? (Trả lời: Một dải ở miền Bắc châu Phi và
bán đảo Tây Ban Nha) * Dân cư :
• Trước thế kỉ VII, về cơ bản tổ chức xã hội của cư dân bán đảo là các
thị tộc, bộ lạc.
• Một bộ phận nhỏ cư dân trồng trọt.
• Một bộ phận khác (1/12 dân số) tập trung ở các thị trấn gần hoặc
trên bờ biển phía Tây tiến hành trao đổi buôn bán.
• Khoảng 5/6 cư dân là những người du mục.
• Đến thế kỉ VII, Tuy nhà nước thống nhất chưa ra đời nhưng về cơ
bản tình trạng phân hóa xã hội trong các thị tộc, bộ lạc diễn ra lOMoAR cPSD| 40367505
ngày càng gay gắt và nhu cầu thống nhất bán đảo Ả rập đặt ra bức thiết.
II. ĐẠO HỒI / ĐẠO ISLAM
- Là tôn giáo nhất thần tuyệt đối
- Vị thần duy nhất tôn thờ là chúa Ala.
- Đạo hồi tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác nhất là của đạo Do Thái
- Đạo Hồi có một điều quan trọng không giống các tôn giáo khác là? (Trả lời:
Tuyệt đối không thờ ảnh tượng )
- Vì sao đạo Hồi không thờ ảnh tượng? (Trả lời: Họ quan niệm Ala tỏa khắp mọi
nơi, không có một hình tượng nào có thể thể hiện được Ala)
- Quan hệ gia đình: Thừa nhận đa thê nhưng chỉ cho lấy nhiều nhất 4 vợ
- Đàn ông có thể lấy người theo đạo Do Thái hoặc đạo Kitô nhưng không được
cưới người theo đa thần giáo
- Cấm việc lấy nàng hầu (Trừ Môhamet) - Nghĩa vụ:
1. Thừa nhận chỉ có chúa Ala không có chúa nào khác, còn Môhamet là sứ giả của
Ala và là vị tiên tri cuối cùng.
2. Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa, chiều, tối, và đêm. Thứ sáu
hàng tuần thì phải đến thánh thất làm lễ một lần.
*Người hướng dẫn các buổi cầu nguyện gọi là gì? (Trả lời: Iman)
3. Mỗi năm đến tháng Ramađan phải trai giới 1 tháng, tháng Ramađan là tháng 9
lịch Hồi, nhưng vì Môhamet thay đổi âm lịch cũ, bỏ tháng nhuận nên tháng
Ramađan cứ lùi dần, không tương ứng với một thời gian cố định nào của dương
lịch (Từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, các tín đồ phải nhịn ăn, uống,
hút thuốc và những ham muốn khác)

4. Phải nộp thuế cho đạo. Số thuế ấy dùng để xây cất thánh thất, bù đắp các khoản
chi tiêu của chính quyền và bố thí cho người nghèo.
5. Trong suốt đời người nếu có khả năng phải đi hành hương đến Caaba một lần.
- Kinh thánh của đạo hồi là gì? (Trả lời: Kinh Côran) lOMoAR cPSD| 40367505
- Nêu định nghĩa hồi giáo? Hồi giáo là gì? (Trả lời: Hồi giáo là tin vào Ala là vị
tiên tri của ngài, đọc những kinh cầu nguyện đã chỉ định, bố thí cho người nghèo,
nhịn ăn trong tháng Ramađan và hành hương ở thánh địa Mecca.)
- 5 cái trụ cột của hồi giáo là? (Trả lời: Cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn, hành hương
(Bổn phận) và Lòng tin vào Ala)
- Đạo hồi trở thành quốc giáo của bao nhiêu nước? (Trả lời: 24 nước)
- Đạo hồi là 1 trong 3 tôn giáo lớn trên thế giới và có ảnh hưởng lớn trong đời
sống kinh tế, chính trị, xã hội
III. VĂN HỌC NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC, GIÁO DỤC 1. Văn học
-Có những thành tựu xuất sắc, chủ yếu ở Thơ và truyện
- Nhiều thơ ca truyền miệng trước khi nhà nước ra đời
- Nửa thế kỉ VII về sau, thơ ca chép bằng chữ viết ra đời
- Tập trung thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, ca ngợi chiến công, tình yêu, rượu ngon,..
- Thời kì phát triển rực rỡ nhất: Từ thế kỉ VIII – Thế kỉ XI
- Các nhà thơ tiêu biểu nhất thời kì này là: Abu Nuvát ( nói về tình yêu, đàn bà,
không tôn trọng đạo giáo sau có cải hối), Abu lơ Ala Maari (ăn chay, thường
bàn về vấn đề triết lí)

- Ai được mệnh danh là “Nhà triết học trong nhà thơ và nhà thơ trong triết học”?
(Trả lời: Abu lơ Ala Maari)
- Tập văn xuôi nổi tiếng nhất là: Nghìn lẻ một đêm 2. Nghệ thuật
- Ban đầu: do ảnh hưởng của thoát thai từ kinh tế du mục, buôn bán => Rất
nghèo nàn + Môhamet cầm điêu khắc, hội họa vì cho rằng hai môn này có thể
dẫn đến sự sung bái ảnh tượng
+ Cấm dùng tơ lụa đẹp, các đồ trang sức đẹp để
khỏi phải ha muốn mà sinh đồi bại
- Sau khi được nới lỏng + học tập nghệ thuật Ai Cập, lưỡng Hà, Ba Tư,… => tiến bộ đáng kể
- Thành tích: biểu hiện ở cung điện và thánh thất hồi giáo lOMoAR cPSD| 40367505
- Địa vị của họa sĩ rất thấp, ngang thợ thủ công do Hồi giáo cấm điêu khắc và hội họa
- Âm nhạc từng bị cấm vì sao? (Trả lời: Vì bị cho rằng lời ca, điệu vũ của phụ
nữ cũng như tiếng các nhạc cụ là tiếng dụ dỗ của quỷ sứ để đày con người xuống địa ngục.)
- Về sau người ta cho rằng: Rượu như thể xác, âm nhạc như linh hồn, nhờ hai thứ
đó cuộc sống con người mới vui vẻ
- Tuy nhiên nhạc Ả rập vẫn mang hơi hướng buồn tẻ, đơn điệu
- Từ thế kỉ VII, Ả rập đã biết Âm nhạc có thể đo được -
- Giống họa sĩ, nhạc sĩ cũng có địa vị thấp kém, thường dành cho nô tì
3. Khoa học tự nhiên
Trên cơ sở học tập thành tựu của các nền văn minh xung quanh như Ấn Độ,
Trung Quốc, Hi Lạp… nền khoa học của Ả rập đã phát triển nhanh, có nhiều
cống hiến về các mặt toán học, thiên văn, địa lí, y học, hóa học. a. Toán học
- Tiếp tục phát triển các môn Đại số, Lượng giác, Hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số:
- Tác phẩm Đại số học của AnKhoaridơmi là tác phẩm đầu tiên về môn khoa học này.
- Các khái niệm Sin, Cosin, Tang, Cotang do Battani đặt ra. - Cải tiến và
truyền bá hệ thống chữ số của Ấn Độ trong đó có số 0. b. Thiên văn học.
- Quan sát các tinh tú, nghiên cứu các vết trên mặt trời.
- Cho rằng trái đất hình tròn, vật gì cũng bị hút về trung tâm trái đất. (Al – Biruni)
- Cuối thế kỉ XI, người Arập đã làm được một thiên cầu bằng đồng thau đường
kính 209 mm, trên đó có 47 chòm sao gồm 1015 ngôi sao. c. Địa lí học
- Tính được chu vi trái đất khá chính xác.
- Có những mô tả về Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca. lOMoAR cPSD| 40367505
- Tổng kết những hiểu biết về địa lí trong các tác phẩm như: Địa chí đế quốc Hồi
giáo; Sách của Rô giê … d. Vật lí học
- Nhà khoa học tiêu biểu nhất : AI Haitơham
- Có nhiều đóng góp về quang học, biết sự khúc xạ của ánh sáng trong không khí và nước.
- tính được lớp khí quyển xung quanh Trái Đất dày đến 15km
- Nghiên cứu tác động của ánh sáng chiếu trên các gương lồi, gương lõm và các
thấu kính hội tụ. Từ gợi ý này, các nhà vật lí phương Tây sau này đã chế tạo ra
kính hiển vi và kính viễn vọng. e. Hóa học
- Tạo ra nồi cất đầu tiên trên thế giới. (đặt tên là Al – ambik) - Phân tích được
nhiều chất hóa học.
- Phân biệt được ba zơ và a xít, bào chế được nhiều loại thuốc. g. Sinh học
- Từ thế kỉ IX đã nêu ra thuyết tiến hóa (khoáng vật thực vật động vật người).
(Người đã nêu ra thuyết tiến hóa: Ôtman Am an – Giahip)
- Có nhiều thành tựu về thực vật học (hướng dẫn cách trồng các loại cây, cách
ghépcây, các triệu chứng và cách chữa một số bệnh của cây). h. Y học
- Biết chữa trị nhiều loại bệnh nội khoa và ngoại khoa.
- Rất giỏi chữa các bệnh về mắt.
- Có nhiều sách tổng kết về y học: Mười khái luận về mắt; Sách chỉ dẫn cho các
thầy thuốc khoa mắt; Bệnh đậu mùa và bệnh sởi. Các sách này được sử dụng
trong các trường y khoa ở Tây Âu trong nhiều thế kỉ.
- Có nhiều thầy thuốc nổi tiếng: Radi (Kha det); Xina(Avixen)… 4. Giáo dục
- Việc giáo dục được khuyến khích ở Ả rập. Mohammed nói “Kẻ nào từ biệt gia
đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang tri thức là kẻ đó đang đi trên con đường
của Chúa. Mực của nhà bác học còn linh thiêng hơn máu của người tử vì đạo”
.
- Chế độ giáo dục gồm 3 cấp:
Tiểu học/ Sơ học: các môn chính là tập đọc; tập viết. Nơi học
th ờng là ở trong các thánh thất hoặc ở ngoài trờiƣ lOMoAR cPSD| 40367505
Trung học: thần học; văn học; ngôn ngữ; ngữ pháp (đặc biệt
coi trọng); toán; thiên văn.
Đại học: 3 trung tâm lớn là Bát Đa; Cai rô; Coocđôba.
-Bên cạnh hệ thống trường học, hàng loạt các thư viện được xây dựng (Bát Đa
có 36 thư viện công cộng).
- Các đại học của Ả rập thu hút nhiều sinh viên các nước Tây Âu đến học tập.
TÓM LẠI: Nền văn minh Ả rập rất rực rỡ và toàn diện
CHƯƠNG II: VĂN MINH ẤN ĐỘ
I.TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI
1. Địa lí và cư dân a. Địa lí
- Là một bán đảo ở Nam Á, từ Đông Bắc -> Tây Bắc có núi chắn ngang
- Có dãy Himalaya nổi tiếng
- Núi vinđya là ranh giới giữa hai miền Nam- Bắc
- Miền Bắc: có 2 sông lớn: Sông Ấn (Indus), sông Hằng (Gange)
- Đồng bằng lưu vực sông Ấn gọi là Pungiáp
- Sông nào được coi là dòng sông thiêng? (Trả lời: Sông Hằng phía Đông)
- Cả hai sông đều bồi đắp thành 2 đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ => đã trở
thành cái nôi của nền văn minh Ấn b. Cư dân
- Gồm 2 loài chính xét về thành phần chủng tộc: Người Đraviđa( cư trú ở miền
Nam) và người Arya (cư trua ở miền Bắc)
- Ngoài ra còn nhiều tộc khác (Hy Lạp, Hung Nô,…)
=> Nhận xét: Vấn đề bộ tộc ở Ấn rất phức tạp
*Phạm vi địa lí của Ấn thời cổ trung đại bao gồm? (Trả lời: Các nước Pakixtan,
Bănglađét, Nêpan ngày nay
2. Sơ lược lịch sử cổ trung đại Ấn Độ lOMoAR cPSD| 40367505
- Chia làm 4 thời kì lớn
a. Thời kì văn minh lưu vực sông Ấn ( đầu thiên kỉ III – giữa thiên kỉ II TCN) b.
Thời kì Vêđa ( giữa thiên kỉ II đến giữa thiên kỉ I TCN)
Q: Tại sao gọi thời này là Vêđa? (A: Do lịch sử Ấn được phản ánh trong các tập Vêđa)
Q: Rich Vêđa sáng tác trong khoảng thời gian nào (A: Giữa thiên kỉ II – cuối thiên kỉ III TCN)
-3 tập Vêđa còn lại sáng tác vào đầu thế kỉ I TCN
- Chủ nhân thời kì này là người Arya (mới di cư từ Trung Á vào Ấn Độ)
Q: Địa bàn sinh sống của người Arya trong thời kì này chủ yếu là ở đâu? (A:
Vùng lưu vực sông Hằng)
Q: Thời kì Vêđa, ở Ấn Độ đã xuất hiện 2 vấn đề có ảnh hưởng quan trọng và
lâu dài trong xã hội là gì? (A: Chế độ đẳng cấp( varna) và đạo Bàlamôn) c. Ấn
Độ từ thế kỉ VI TCN đến thế kỉ XII.

- Các quốc gia ở miền Bắc Ấn Độ và sự xâm lược của Alếchxăngđrơ Makêđônia
- Vương triều Môrya (321 – 187 TCN)
+ Thời Axôca (273 – 236 TCN), vương triều Môrya đạt đến giai đoạn cường thịnh nhất.
+ Đạo phật ra đời khoảng thế kỉ V TCN đến thời kì này phát triển nhanh và trở thành quốc giáo -Nước Cusan
+ Thời kì này đạo Phật rất hung thịnh do vua nước Cusan lúc bấy giờ tôn sùng đạo phật
-Vương triều Gupta và vương triều Hacsa *Vương triều Gupta
+ Năm 320, vương triều Gupta được thành lập *Vương triều Hacsa
+ Nhà sư Huyền Trang của Trung Quốc sang Ấn Độ tìm kinh Phật lOMoAR cPSD| 40367505
3. Ấn Độ từ thế kỉ XIII – XIX - Gồm 2 thời kì:
1. Xuntan Đêli (1206 – 1526)
2. Thời kì Môgôn (1526 – 1857)
II. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ 1. Chữ viết
- Được sáng tạo từ thời văn hóa Harappa
- Thế kỉ V TCN xuất hiện chữ Kharosthi và chữ Brami
- Chữ Đêvanagari được sáng tạo trên cơ sở chữ Brami và dùng để viết tiếng Xanxcrit
- Chữ Pali dùng để ghi kinh phật 2. Văn học a. Kinh Veda
- Veda có nghĩa là hiểu biết. Kinh Veda gồm 4 tập: Rigveda (tụng niệm)
• Samaveda (ca vịnh)
• Yajurveda (tế tự)
• Arthavaveda (phù chú, ma thuật)
-Ba tập Veda đầu gồm những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình
khi người Arya tràn vào Ấn Độ; cuộc đấu tranh với thiên nhiên của cư dân; sự tan
rã của chế độ thị tộc.
-Tập cuối chủ yếu là các bài chú, nội dung đề cập đến chế độ đẳng cấp, các hoạt
động khác như hành quân, chữa bệnh, tình yêu…
- Kế tiếp và liên quan đến Veda còn có nhiều tác phẩm khác viết bằng văn xuôi
như: Bramana, Araniaca, Upanishad mà nội dung là những bài cầu nguyện, thần
chú, những hình thức cúng bái, những bài thuyết pháp, những lời giải thích triết
lí trong kinh Veda. b. Sử thi
- Mahabharata gồm 110.000 câu thơ đôi, là bộ sử thi dài nhất thế giới (gấp 8 lần
Iliat và Ôđixê cộng lại). Mahabharata được đánh giá là bộ Bách khoa toàn thư về Ấn Độ. lOMoAR cPSD| 40367505
-Ramayana gồm 48.000 câu thơ, có ảnh hưởng sâu sắc ở Ấn Độ và các nước Đông nam Á.
c. Văn học Phật giáo:
-Tripitaka ( Tam tạng kinh); các truyện ngụ ngôn, cổ tích mang tính giáo huấn, răn
dạy con người như Jataka (tiền thân đức Phật); Panchatantra (Năm tập sách).
- Sau này còn nhiều tác phẩm của các tác giả khác:
• Sơ cun tơ la của Kalidasa (TK V)
• Truyện vua Harsa của Bana (TK VII)
• Truyện mười chàng trai trẻ của Đanđi (TK VII)
d. Các tác phẩm văn học viết bằng phương ngữ -
Phong phú nhất là nền văn học bằng tiếng Inđi và các loại ngôn ngữ địa phương khác -
Thiên trường ca Ramayana do Tunxi Đát viết bằng tiếng Inđi là tác phẩm nổi
tiếng và được nhiều nhân dân ưa thích -
Đặc trưng chung: Dùng ngôn ngữ dân gian chứ không dùng ngôn ngữ cung
đình, sử dụng nhiều chất liệu trong văn học dân gian, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân III. NGHỆ THUẬT
-Có nền nghệ thuật phong phú và đặc sắc
- Nổi bật nhất là kiến trúc và điêu khắc
- Tháp ( Stupa theo tiếng Xanxcrít và thupo theo tiếng Pali) là công trình kiến
trúc dùng để bảo tồn các di vật của Phật ( đặt thành tích của phật)
- Trụ đá cũng là một loại công trình kiến trúc dùng để thờ Phật
- Tiêu biểu cho loại công trình nghệ thuật kết hợp kiến trúc với điêu khắc, hội họa
những gian chùa hang ở Ajanta ( Thế kỉ II TCN – Thể kỉ VIII sau CN)
- Do Hồi giáo trở thành quốc giáo thời Xuntan Đêli và Môgôn => Xuất hiện
kiến trúc xây theo kiểu Trung và Tây Á
- Công trình tiêu biểu nhất thời Môgôn là: Lăng Taj Mahal (Thể kỉ XVII)
- Thời kì đầu đạo phật phản đối thờ thần tượng và hình ảnh => Nghệ thuật tạc tượng bị hạn chế. lOMoAR cPSD| 40367505
- Phái Phật giáo Đại thừa ra đời=> tượng phật mới được tạo ngày một nhiều
- Tiêu biểu: Pho tượng đá ở Ganđara
IV. KHOA HỌC TỰ NHIÊN a. Thiên văn học
- Biết các hành tinh Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ; quý đạo mặt trăng, chu kỳ trăng tròn, trăng khuyết.
- Biết 1 năm có 12 tháng, tháng có 30 ngày, 5 năm thêm 1 tháng nhuận.
- Tác phẩm thiên văn học nổi tiếng Siddhanta, ra đời TK V TCN: giải thích sự vận
hành của mặt trời, mặt trăng; nhật thực, nguyệt thực… b. Toán học
- Hệ thống 10 chữ số (chữ số A rập) đặc biệt là số 0.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, tam giác, đa giác.
- Biết quan hệ giữa các cạnh trong 1 tam giác vuông. - Tính được Pi = 3,1416.
- Giải được phương trình bậc 2, phương trình vô định. Biết căn bậc 2, căn bậc 3…c. Vật lí học
- Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ nêu ra thuyết nguyên tử.
- Nhà triết học Canađa cho rằng vạn vật do nguyên tử tạo nên, nguyên tử của các
loại khác nhau thì khác nhau.
- Các nhà triết học đạo Jain (Giaina) thì cho rằng nguyên tử nào cũng giống nhau,
chỉ có cách tổ hợp thì khác nhau do đó tạo nên các vật khác nhau.
- Biết được sức hút của quả đất. Sách Siddhanta viết “Quả đất do trọng lực của
nó, hút tất cả mọi vật về nó”. d. Y dược học
- Nhiều cây thuốc và cách sử dụng được ghi trong kinh Veda.
- TK II TCN Susruta đã ghi lại trên 1120 chứng bệnh và cách điều trị; đề ra
phương pháp dưỡng sinh Yoga.
- Biết phòng bệnh, phẫu thuật.
- TK II SCN xuất hiện cuốn Samhita do danh y Saraca biên soạn, là cuốn bách
khoa toàn thư về y dược của Ấn Độ, cuốn sách quý của y dược thế giới. V. TÔN GIÁO lOMoAR cPSD| 40367505
- Quan trọng nhất là đạo Bàlamôn về sau là đạo Hinđu và đạo Phật. Ngoài ra
còn có tôn giáo khác như đạo Jain, đạo xích 1. Đạo Bàlamôn – Đạo Hindu a. Đạo Bàlamôn
- Đạo Bàlamôn là một tôn giáo không có người sáng lập, không có tổ chức tôn giáo chặt chẽ
- Đạo Bàlamôn là một tôn giáo đa thần trong đó cao nhất là thần Brama
- Nội dung quan trọng trong giáo lí đạo Bàlamôn là thuyết luân hồi
- Đạo Bàlamôn là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ
+ Có địa vị cao nhất: Braman (Bàlamôn) là đẳng cấp của những người làm nghề tôn giáo
+Được trở thành tín đồ đạo Bàlamôn :Ksatơrya là đẳng cấp của các chiến sĩ
+Được trở thành tín đồ đạo Bàlamôn: Vaisya: đẳng cấp xủa người bình dân (
chăn nuôi, làm ruộng, buôn bán,…)
+ Suđra: Đẳng cấp của những người cùng khổ ( là con cháu của các bộ lạc bại trận,
không có tư liệu sản xuất
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chế độ đẳng cấp: Sự phân hóa giai cấp, phân
công về nghề nghiệp, phân biệt chủng tộc b. Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo)
- Sau khi đạo Phật sụp đổ, đạo Bàlamôn dần phục hưng và bổ sung thêm nhiều
yếu tố mới => Gọi là đạo Hinđu
- Đối tượng sùng bái: 3 thần: Brama, Siva, Visnu
- Chia thành 2 phái: Thờ thần Visnu và thờ thần Siva
- Chú trọng thuyết luân hồi
-Kinh thánh: ngoài các tập Vêđa và Upanisát còn có Mahabharata, Bhagavad Gita,
Ramayana và Purana. Mahabharata, Bhagavad Gita và Ramayana là những tập
trường ca, còn Purana là tập truyện cổ nói về sự sáng tạo, sự biến chuyển và sự hủy diệt của thế giới.
- Tục lệ: Coi trọng phân chia đẳng cấp. Trên cơ sở 4 đẳng cấp cũ, xuất hiện thêm
đẳng cấp nhỏ mới: Jati
- Duy trì nhiều tục lệ lạc hậu: tảo hôn, vợ góa phải hỏa tang theo chồng, nếu
không tuẫn tiết thì phải cạo trọc đầu và ở vậy suốt đời không được tái giá lOMoAR cPSD| 40367505
- Ngày nay có khoảng 84% theo đạo Hindu 2. Đạo Phật
- Là một trong những dòng tư tưởng chống đạo Bàlamôn
- TK VI TCN, đạo Phật ra đời. Sự ra đời của đạo Phật là kết quả của đấu tranh xã
hội của võ sĩ , quý tộc nhằm xóa bỏ trật tự đẳng cấp, xóa bỏ đặc quyền của
tầng lớp tăng lữ Bà la môn.

- Người sáng lập là Siddharta Gautama (563 – 483 TCN) hoặc (624 – 544 TCN)
… vốn là thái tử, con vua Sut đô đa na nước Capilavastu nay thuộc miền Nam
Nepan và một phần Ấn Độ.
- Sau khi đắc đạo, Phật được tôn xưng là Sakya muni / Thích ca mâu ni.
- Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo tập trung trong Tứ diệu đế - 4 chân lí thánh
+Khổ đế: chân lí về nỗi khổ ( 8 nỗi khổ)
+ Tập đế: Chân lí về nguyên nhân các nỗi khổ
+ Diệt đế: Chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ
+ Đạo đế: Chân lí về con đường diệt khổ tức phương pháp thực hiện việc diệt khổ
(Bát chính đạo: Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính
mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm, chính định)

-Giới luật: Kiêng 5 thứ (Ngũ giới): Không sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dỗi, uống rượu
- Nội dung cơ bản của thuyết phật giáo là? : Thuyết duyên(A - khởi)
Chủ trương nào dùng để chống lại đạo Bà la môn?
(A:Chủ trương “vô tạo giả” – không có vị thần linh tối cao nào tạo ra vũ trụ)
- Bên cạnh đó còn có thuyết
+ “vô ngã” : là không có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố định. Con
người cũng chỉ là sự tập hợp của 5 uẩn sắc, thụ, tưởng, hành, thức chứ không phải
là một thực thể tồn tại lâu dài. Đây là nội dung thứ hai mà đạo Phật nêu ra để
chống lại đạo Bàlamôn, vì đạo Bàlamôn chủ trương có bản ngã
+ “Vô thường”: là mọi sự vật đầu ở trong quá trình sinh ra, biến đổi, tiêu diệt chứ
không bao giờ được ổn định.
*Chung quy lại vẫn là duy tâm chủ quan lOMoAR cPSD| 40367505
- Mặt xã hội: Không quan tâm chế độ đẳng cấp
• Sự phát triển của đạo Phật
- Sau khi ra đời, đạo Phật phát triển mạnh mẽ và trở thành quốc giáo của Ấn Độ
thời vua Ashoka/ A Dục vương của vương triều Môrya ( cầm quyền 272 – 232 TCN).
- Đầu công nguyên (TK I – II), đạo Phật bị chia thành 2 phái
• Đại thừa (Mahayana): Cỗ xe lớn/ con đường cứu vớt rộng.
• Tiểu thừa (Hinayana): Cỗ xe nhỏ/ con đường cứu vớt hẹp.
-Sự khác nhau giữa hai phái :
• Khác nhau trong quan niệm về con đường tu hành và sự cứu vớt.
• Khác nhau trong quan niệm về sự cứu độ chúng sinh.
• Khác nhau trong quan niệm về Niết bàn (là cảnh giới yên tĩnh
gắn liền với giác ngộ sáng suốt, không còn phiền não khổ đau/
là thế giới của các Phật như thiên đường của các tôn giáo khác) …
-Thời vua Ashoka/ A Dục vương của vương triều Môrya ( cầm quyền 272 – 232
TCN), đạo Phật trở thành quốc giáo và bắt đầu được truyền bá ra bên ngoài Ấn
Độ (Srilanca; Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản...).
- Khi đạo Hindu phát triển, đạo Phật ở Ấn Độ suy tàn dần nhưng ở nhiều nước,
Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ, trở thành quốc giáo (Cam pu chia, Thái lan,
Lào, Mianma, Đại Việt thời Lý, Trần…).
- Hiện nay, Phật giáo là 1 trong 3 tôn giáo thế giới: Công giáo; Islam giáo; Phật giáo. 3. Đạo Jain
- Không thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ không phải do một đấng hóa công
nàosáng tạo ra, nhưng lại thờ tất cả các thần thánh trong huyền thoại.
- Mọi vật đều có linh hồn, tán thành thuyết luân hồi -Giới luật: 5 điều
+ Không được giết bất cứ một sinh vật nào. + Không nói dối. lOMoAR cPSD| 40367505
+ Không lấy bất kì một vật gì của kẻ khác nếu không phải là tặng phẩm. + Không dâm dục.
+ Không được tích lũy của cải quá nhiều. Phải sống khổ hạnh, từ chối mọi thú vui của xã hội
-Tín đồ đạo Jain thực hiện giới luật một cách máy móc
- Đạo Jain chống lại uy quyền của kinh Vêđa ,đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp
-Thể kỉ I SCN, đạo Jain chia làm 2 phái: Phái Svetamabara là phái áo trắng và
Digambara là phái áo trời tức khỏa thân
- Đền thờ của đạo Jain mang tính chất quần thể, thường gồm nhiều ngôi đền giống nhau.
- Do đạo Jain là một tôn giáo khắt khe và có phần kì quặc nên truyền bá không được rộng rãi.
- Số tín đồ chiếm khoảng 0,7% dân số Ấn Độ, tập trung chủ yếu ở miền Tây và Tây nam Ấn Độ 4. Đạo Xích (Sikh)
- Dựa vào giáo lí của đạo Hinđu và đạo Hồi => Đạo Xích
- Chỉ tin vào 1 thần tối cao duy nhất, chống việc thờ tượng thần
- Phản đối sự cuồng tín của Hinđu và Hồi
- Kinh thánh là Gran Sahep + Kinh đạo Hinđu và Hồi
- Ngôi đền thờ lớn nhất: Đền vàng ở bang Punjap
- Chống chế độ đẳng cấp, thực hiện sự khoan dung, yêu mến mọi người
- Số đạo xích chiếm khoảng 2% dân số Ấn ngày nay
CHƯƠNG III. VĂN MINH TRUNG QUỐC
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI
1. Địa lí và cư dân a. Địa lí
- Trung Quốc là quốc gia lớn ở khu vực Đông Á. lOMoAR cPSD| 40367505
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú (đất đai, động thực vật, khoáng sản), sự
đa dạng của các vùng miền.
- Sông Hoàng Hà và Trường Giang/ Dương Tử có vai trò quan trọng đối với văn
minh Trung Quốc thời cổ - trung đại (cái nôi thứ nhất và thứ hai của văn minh Trung Quốc).
- Vùng đồng bằng được bồi tụ bởi sông Hoàng Hà chính là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc
*Hoàng Hà là con sông dài thứ hai châu Á (sau sông Trường Giang), dài thứ sáu thế giới.
- Sông Hoàng Hà chảy qua chín tỉnh của CHND Trung Hoa, bắt nguồn từ núi
Bayan Har thuộc dãy núi Côn Lôn trên cao nguyên Thanh Tạng phía tây tỉnh Thanh Hải. - Chiều dài: 5.464 km - Lưu vực: 752.000 km² - Lưu lượng: 2.571 m³/s
* Trường Giang là con sông dài nhất châu Á, thứ ba trên thế giới (sau sông Nin, sông Amazon).
- Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc (Thanh
Hải), chảy về phía đông đổ ra Biển Hoa Đông, Trung Quốc.
- Lưu vực: 1.800.000 km² (695.000 dặm²) - Lưu lượng: 31.900 m³/s (1.127.000 ft³/s) b. Dân cư
- Là một trong những nơi sớm có người cư trú
- Cư dân lưu vực Hoàng Hà thuộc giống Mông Cổ, đến thời xuân thu gọi là Hoa
Hạ => Tiền thân của Hán tộc sau này
- Cư dân ở lưu vực Trường Giang khác hẳn cư dân ở lưu vực Hoàng Hà nhưng đến
thời Xuân Thu cũng bị Hoa Hạ đồng hóa. 2. Sơ lược lịch sử cổ trung đại Trung Quốc
a. Thời kì cổ đại
- Gồm 3 vương triều nối tiếp nhau : lOMoAR cPSD| 40367505
* Hạ (khoảng thế kỉ XXI – XVI TCN)
+ Vũ là người đặt cơ sở cho triều Hạ
+Mới chỉ biết đồng đỏ, chưa có chữ viết
*Thương (còn gọi là Ấn, thể kỉ XVI – XII TCN)
+Người lập nước tên Thang
+Biết dùng đồng thau, chữ viết ra đời
* Chu (TK XI – III TCN)
+ Người lập triều Chu là Văn Vương
+ Chia làm 2 thời kì: Tây Chu và Đông Chu
+Tây Chu là thời kì xã hội tương đối ổn định
+ Thời Đông Chu chia làm 2 thời kì: Xuân Thu và Chiến Quốc – thời kì nhà Chu suy yếu
+ Thời Xuân Chu đồ sắt đã bắt đầu xuất hiện, thời Chiến Quốc sử dụng rộng rãi
b. Thời kì trung đại
- Thời kì thống trị của các vương triều phong kiến trên đất nước Trung Quốc thống nhất
Trong thời gian hơn 2.000 năm đó, Trung Quốc đã trải qua các triều đại sau đây: Tần (221-206 TCN) Tây Hán (206 TCN - 8 TCN) Tân (9-23) Đông Hán (25-220)
Thời kì Tam quốc: Ngụy, Thục, Ngô (220-280) Tấn (265-420)
Thời kì Nam Bắc triều (420-581) Tùy (581-618) Đường (618-907)
Thời kì Ngũ đại Thập quốc (907-960) lOMoAR cPSD| 40367505
Tống (960-1279), chia thành 2 thời kì: Bắc Tống (960-1127) Nam Tống (11271279) Nguyên (1271-1368) Minh (1368-1644) Thanh (1644-1911)
-Hán, Đường, Tống, Minh là những vương triều lớn
II. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC 1. Chữ viết
- Chữ viết Trung Quốc xuất hiện từ thời nhà Thương (Được gọi là: Giáp cốt văn).
- Phương pháp cấu tạo chữ giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình
- Chữ viết Trung Quốc đã trải qua quá trình cải biến liên tục, lâu dài trong lịch sử :
Giáp cốt văn (nhà Thương) Kim Văn (Tây Chu) Đại Triện (Xuân Thu Chiến
Quốc) Tiểu Triện (thời Tần, Lý Tư) Lệ thư (Cuối thời Tần Thủy Hoàng – thời
Hán Tuyên đế) Khải thư chữ Hán .
- Có 6 phép tạo chữ gọi là Lục thư gồm: Tượng hình; Chỉ sự; Hội ý; Hình thanh; Chuyển chú; Giả tá. 2. Văn học a. Kinh Thi
- Tập thơ ca đầu tiên cũng là tác phẩm đầu tiên của Trung Quốc
- Tập hợp những sáng tác trong khoảng 500 năm từ Tây Chu đến Xuân Thu, được
Khổng Tử chỉnh lí, gồm 305 bài thơ và được chia thành 3 phần:
Phong: dân ca của các nước (có giá trị nhất)
Nhã (Đại Nhã, Tiểu Nhã) do quý tộc sáng tác
Tụng ( Chu Tụng, Lỗ Tụng, Thương Tụng): những bài thơ
do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát khi
cúng tế ở miếu đường.
Là 1 trong Ngũ Kinh: Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu. b. Thơ Đường lOMoAR cPSD| 40367505
- Thơ thời Đường (618 – 907) là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc, đặt cơ sở nghệ
thuật, phong cách, luật thơ cho nền thi ca Trung Quốc cho các thời kỳ sau này.
- Chia làm 4 thời kì : Sơ Đường (618 -713), Thịnh Đường (713 – 766), Trung
Đường (766 – 827) và Văn Đường (827 – 904)
- Các nhà thơ nổi tiếng: Đỗ Phủ (Thánh thơ) , Lý Bạch (Tiên thơ), Bạch Cư Dị, Vương Duy (Phật thơ)…
- Sáng tác theo 3 thể : Từ, Cổ Phong và Đường Luật
- Thơ Đường có ảnh hưởng tới nhiều nước : Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.
=> Thơ Đường đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca Trung
Quốc sau này, có ảnh hưởng lớn đến thơ ca Việt Nam c. Tiểu thuyết Minh – Thanh
- Một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh – Thanh
- Viết theo dạng tiểu thuyết chương hồii
- Tác phẩm tiêu biểu: Thủy Hử, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Kí 3. Sử học
- Phát triển rất sớm và có một kho tàng sử sách rất phong phú
- Thời Thương trong các minh văn bằng Giáp cốt văn đã có chứa đựng một số tư liệu lịch sử .
- Thời Tây Chu trong cung đình đã có quan viên phụ trách việc chép sử.
- Thời Đường, thành lập Sử quán là cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước.
Từ đó về sau, các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn.
- Có nhiều tác phẩm sử học tiêu biểu:
+ Xuân Thu do Khổng Tử biên soạn trên cơ sở quyển sử của nước Lỗ - quyển sử
do tư nhân biên soạn sớm nhất Trung Quốc.
+ Sử kí do Tư Mã Thiên viết là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc, ghi chép
lịch sử gần 3000 năm từ Hoàng Đế đến Hán Vũ Đế. Tư Mã Thiên được xem là
người đặt nền móng của sử học Trung Quốc với tư cách là một ngành độc lập

(cha đẻ của sử học Trung Quốc).
+Hán thư của Ban Cố; Tam Quốc chí của Trần Thọ; Hậu Hán thư của Phạm Diệp
cùng với Sử kí được gọi là Tiền tứ sử. lOMoAR cPSD| 40367505
+Đến thời Minh, Trung Quốc đã biên soạn được 24 bộ sử lớn gọi là Nhị thập tứ sử.
-Ngoài ra còn nhiều tác phẩm sử học viết theo các thể loại khác như Sử thông của
Lưu Tri Cơ (viết về phương pháp biên soạn lịch sử); Thông điển của Đỗ Hữu (viết
lịch sử từng lĩnh vực như kinh tế, chế độ thi cử, quan chế…); Tư trị thông giám của Tư Mã Quang…
- Ngoài ra còn có các bộ sách rất đồ sộ:
+Vĩnh Lạc đại điển do Minh Thành Tổ tổ chức biên soạn, quy tụ hơn 2000 người
làm việc trong 5 năm gồm 11.095 tập.
+Cổ kim đồ thư tập thành biên soạn dưới thời Khang Hy, chia thành 10.000 chương.
+Tứ khố toàn thư biên soạn thời Càn Long gồm Kinh (sách kinh điển Nho gia);
Sử, Tử (tác phẩm của các học giả thời Chiến quốc); Tập (văn, thơ, từ, khúc) gồm 36.000 tập.
4. Khoa học tự nhiên a. Toán học
- Biết phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị).
- Thời Tây Hán xuất hiện tác phẩm Chu bễ toán kinh nói về lịch pháp, thiên văn,
hình học (tam giác, tứ giác, ngũ giác trong đó nói về quan hệ giữa 3 cạnh của một
tam giác vuông), số học (phân số, số thường).
- Thời Đông Hán có tác phẩm Cửu chương toán thuật nói tới các phép tính ( +, -,
x, :); phương pháp khai căn bậc 2, bậc 3; số âm, số dương; phương trình bậc 1;
cách tính diện tích các hình, thể tích các hình khối, diện tích xung quanh và thể
tích hình cầu; quan hệ giữa 3 cạnh của 1 tam giác vuông.
- Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều: 2 nhà toán học Lưu Huy và Tổ Xung Chi đã
chú giải sách Cửu chương toán thuật và tính được Pi = 3,1416 và Pi =
3,14159265
(số Pi chính xác nhất thế giới lúc đó).
- Thời Đường: nhà sư Nhất Hạnh nêu ra công thức phương trình bậc 2; Vương
Hiếu Thông soạn sách Tập cổ toán kinh dùng phương trình bậc 3 giải quyết
nhiều vấn đề toán học.
- Thời Tống: Giả Hiến tìm ra phương pháp giải các phương trình bậc cao;
Thẩm Quát nêu ý kiến về cấp số, cách tính độ dài của cung và dây cung khi lOMoAR cPSD| 40367505
đã biết đường kính của đường tròn và chiều cao của dây cung. - Làm ra bàn
tính rất tiện lợi cho tính toán (thời Tống – Nguyên). b. Thiên văn và phép làm lịch
- Thời Thương trong tài liệu giáp cốt đã ghi chép về nhật thực, nguyệt thực.
- Trong sách Xuân Thu ghi trong 242 năm có 37 lần nhật thực (33 lần chính xác).
- Thiên Ngũ hành chí sách Hán thư ghi về điểm đen trong mặt trời năm 28 TCN
(tài liệu sớm nhất thế giới).
- Trương Hành (78 – 139) là nhà thiên văn học nổi tiếng nhất Trung Quốc (biết ánh
sáng của mặt trăng là nhận của mặt trời; giải thích đúng hiện tượng nguyệt thực;
tác phẩm Linh Hiến đưa ra những quan điểm: vũ trụ là vô hạn, sự vận hành của
hành tinh nhanh hay chậm là do cự li cách trái đất gần hay xa; chế tạo dụng cụ đo
động đất là Địa động nghi …).
- Chế tạo các dụng cụ đo thời gian: Nhật Khuê, Nhật quỹ, Lậu hồ - bình có lỗ rò.
- Trên cơ sở những hiểu biết về thiên văn, người Trung Quốc đã làm ra lịch từ sớm.
- Theo truyền thuyết thời Hoàng Đế đã có lịch. Lịch đời Hạ sửa lại lịch của
Nghiêuvà lấy tháng giêng âm lịch làm tháng đầu năm.
- Thời Thương : kết hợp vòng quay của mặt trăng xung quanh trái đất và vòng
quay của trái đất xung quanh mặt trời để đặt ra lịch (1 năm có 12 tháng, tháng đủ
30 ngày, tháng thiếu 29 ngày; biết đặt tháng nhuận: 3 năm 1 tháng nhuận hoặc 5
năm 2 tháng nhuận; từ giữa thời Xuân Thu về sau 19 năm thêm 7 tháng nhuận).
- Năm Thái Sơ thứ nhất (104 TCN) dùng lịch cải cách lấy tháng giêng âm lịch là
tháng đầu năm và dùng cho đến nay. c. Y Dược học
- Nền y dược học Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời, có đóng góp lớn vào
kho tàng y dược thế giới:
- Thời Chiến Quốc có tác phẩm Hoàng đế nội kinh.
- Thời Đông Hán, có Trương Trọng Cảnh với tác phẩm Thương hàn tạp bệnh luận.
- Biển Thước, thầy thuốc nổi tiếng thời Chiến Quốc được xem là người khởi xướng
ngành mạch học của Trung Quốc.
- Thần y Hoa Đà thời Tam Quốc.
- Nhà y dược học thời Minh Lý thời Trân với tác phẩm Bản thảo cương mục ghi
chép 1892 loại cây thuốc… lOMoAR cPSD| 40367505
5. Bốn phát minh lớn về kĩ thuật
a. Kĩ thuật làm giấy
- Thời Tây Hán người Trung Quốc đã làm ra giấy tuy nhiên chất lượng còn
kém (chủ yếu dùng để gói chứ không viết).
- Năm 105, Thái Luân dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách… và cải tiến kĩ thuật tạo ra
giấy chất lượng tốt. Từ đó giấy được dùng để viết thay cho các chất liệu trước đó
(đá, đồng, thẻ tre, lụa…). Thái Luân được tôn là tổ sư của nghề làm giấy.
- Thái Luân được vua Đông Hán phong tước “Long Đình hầu”
- Nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Ả rập, châu Âu.
- Giấy được dùng phổ biến đã góp phần thúc đẩy văn hóa phát triển.b. Kĩ thuật in
- Kĩ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu từ đời Trần.
- Hiện chưa xác định chính xác kĩ thuật in xuất hiện khi nào nhưng chậm nhất đến
thế kỉ VII chắc chắn kĩ thuật in đã xuất hiện (nhà sư Huyền Trang cho in một số
lượng lớn tranh Phổ Hiền Bồ tát để phân phát cho các nơi).
- Lúc đầu in bằng ván khắc, sau đó đến thế kỉ XI Tất Thăng phát minh ra cách
in các con chữ rời bằng đất sét nung. Thời Nguyên, Vương Trinh cải tiến
thành công con chữ rời bằng gỗ.

- Kĩ thuật in truyền từ TQ sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Ả rập châu Âu.
- Năm 1448, Gutenberg người Đức dùng chữ rời bằng hợp kim và mực dầu để
in Kinh thánh, đặt cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay. c. Thuốc súng
- Là phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan/ luyện thuốc trường sinh thuộc Đạo giáo.
- Thế kỉ X, thuốc súng bắt đầu được dùng làm vũ khí. Trong chiến tranh Tống –
Kim, quân Tống dùng một loại vũ khí là Chấn thiên lôi tiếng nổ to và có sức công phá lớn.
- Người Mông Cổ học được cách làm thuốc súng của Trung Quốc sau đó truyền sang Ả rập.
- Người Ả rập truyền cách làm thuốc súng sang châu Âu qua Tây Ban Nha.d. Kim chỉ nam lOMoAR cPSD| 40367505
- Từ TK III TCN, người Trung quốc đã biết từ tính và tính chỉ hướng của đá
nam châm, từ đó phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng là Tư nam.
- Thời Tống tạo ra Kim nam châm nhân tạo (mài mũi kim sắt vào đá nam châm để
thu từ tính rồi dùng kim sắt đó làm la bàn: xâu kim nam châm qua cọng rơm hoặc
sợi bấc đèn rồi thả nổi trên bát nước gọi là Thủy la bàn hoặc treo kim nam châm
bằng một sợi tơ ở chỗ kín gió.
- Lúc đầu la bàn chủ yếu dùng để xem hướng nhà, hướng đất. Cuối thời Bắc Tống
mới được dùng để đi biển.
- Nửa sau thế kỉ XII, la bàn được truyền sang Ả rập rồi sau đó sang châu Âu.
Người châu Âu cải tiến thành la bàn có khắc các vị trí cố định – La bàn khô
truyền trở lại Trung Quốc vào thế kỉ XVI.
6. Tư tưởng và tôn giáo
- Lịch sử tư tưởng Trung Quốc rất phong phú và có từ sớm
- Quan trọng nhất là các phái tư tưởng: Nho gia, Đạo giia, Mặc gia, Pháp gia
a. Âm dương – Bát quái – Ngũ hành – Âm dương gia
- Thuyết âm dương nêu ra từ thời cổ đại nhằm giải thích nguồn gốc của vạn vật
+ Trong vũ trụ có 2 yếu tố cơ bản là âm và dương, tác động vào nhau tạo thành tất
cả mọi vật trong vũ trụ
- Bát quái: 8 quẻ tượng trưng 8 yếu tố: Càn: trời, Khôn: đất, Chấn: sấm, Tốn: gió,
Khảm: nước, Ly: lửa, Cấn: núi, Đoài: hồ. Trong đó quẻ càn và khôn là quan
trọng nhất. Ngoài ra còn tượng trưng cho mối quan hệ trong gia đình

+ Vạch liền: dương, vạch đứt: âm
+ Là một tư tưởng triết học mang tính duy vật và biện chứng
+ Trở thành cơ sở tốt cho việc bói toán
-Ngũ hành: 5 tác nhân: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy
- Âm dương gia: là trường phái tư tưởng ra đời trong thời chiến quốc
+Dựa vào thuyết Âm dương ngũ hành để giải thích sự biến hóa trong giới tự nhiên
và sự phát triển của xã hội
+ Ứng với nhiều thứ khác nhau như bốn mùa, bốn phương, ngũ sắc,… lOMoAR cPSD| 40367505
+ Nhân vật tiêu biểu của Âm dương gia là Trâu Diễn người nước Tề. Nội dung chủ
yếu của tư tưởng Trâu Diễn là: “thuyết ngũ đức chuyển dịch” b. Nho gia
- Trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc
- Người đặt cơ sở đầu tiên của Nho gia: Khổng Tử
- Người phát triển và làm học thuyết này hoàn chình thêm: Mạnh Tử và Trọng Thư- Khổng Tử:
+ Ngũ Kinh: Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu
+Luận ngữ: lời nói của Khổng Tử và những câu hỏi của học trò ông
+Tư tưởng: Gồm 4 mặt: triết học, đạo đức, chính trị và giáo dục • Về Triết học
• Khổng Tử ít quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của vũ trụ, quan điểm
của ông không rõ ràng (một mặt cho trời chỉ là giới tự nhiên; mặt khác
lại cho trời là một thế lực có thể chi phối số phận con người). • Về đạo đức
• Khổng Tử hết sức coi trọng đạo đức. Nội dung quan điểm đạo đức
bao gồm nhiều mặt : Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng… nhưng trong
đó quan trọng nhất là Nhân.
Nhân và Lễ gắn liền với nhau, trong đó Nhân là gốc, là nội dung còn
Lễ là biểu hiện của nhân. • Về chính trị
• Chủ trương dựa vào đạo đức (Đức trị) để cai trị xã hội“cai trị
dân mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không
biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép
mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục
”.
• Nội dung của Đức trị gồm: Làm cho dân cư đông đúc; kinh tế phát
triển và dân được học hành.
Biện pháp để thi hành đường lối Đức trị là: phải thận trọng trong
công việc, phải giữ được chữ tín, tiết kiệm trong công việc chi dùng,
thương người, sử dụng sức dân vào thời gian hợp lí” .
• Về giáo dục lOMoAR cPSD| 40367505
• Là người đầu tiên thành lập trường học tư ở Trung Quốc, có 3000
học trò trong đó có 72 người thành đạt.
Mục đích của giáo dục là uốn nắn nhân cách, bồi dưỡng nhân tài.
Phương châm giáo dục: Tiên học lễ, hậu học văn; Học đi đôi với hành.
Đề ra phương pháp dạy học tiến bộ: dạy học tùy theo đối tượng,
khuyến khích học sinh tích cực suy nghĩ…
Khổng Tử được đánh giá là Vạn thế sư biểu. -Mạnh Tử ( 371 -289 TCN) • Về triết học
• Tin vào mệnh trời, mọi việc do trời quyết định. • Về Đạo đức
• Cho rằng đạo đức con người là yếu tố bẩm sinh gọi là tính thiện
(nhân chi sơ tính bản thiện).
• Trong Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí thì đề cao Nhân và Nghĩa. • Về chính trị
• Chủ trương Nhân chính (dùng đạo đức để cai trị). Đề xuất tư tưởng
quý dân (Dân quý nhất, đất nước hai, vua thì coi nhẹ). Quý dân thì
phải chăm lo đời sống của dân, đảm bảo ruộng đất cày cấy cho dân;
thu thuế nhẹ; phải bảo vệ tính mạng của dân…
• Chủ trương thống nhất nhằm chấm dứt chiến tranh để Trung Quốc thái bình trở lại.
Biện pháp để thống nhất là thực hiện Nhân chính chứ không phải bằng chiến tranh. • Về giáo dục
• Chủ trương mở rộng việc giáo dục đến nông thôn để dạy cho học sinh
cái nghĩa Hiếu, lễ. -Đổng Trọng Thư (179 – 104 TCN) • Về triết học
• Đưa ra thuyết Thiên nhân cảm ứng nói về quan hệ tác động qua lại
giữa trời và người. lOMoAR cPSD| 40367505
• Dùng thuyết âm dương ngũ hành kết hợp với thuyết trời sinh vạn
vật trong đó ông cho rằng trời trọng dương, không trọng âm; quy luật
của ngũ hành là liền nhau thì sinh nhau, cách nhau thì thắng nhau
(Mộc – Hỏa – Thổ - Kim – Thủy). • Về chính trị
Cụ thể hóa tư tưởng của Khổng – Mạnh trong hoàn cảnh lịch sử mới :
• Hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo; hạn chế việc chiếm đoạt ruộng đất.
• Bãi bỏ nô tì, giảm nhẹ thuế khóa, lao dịch. • Chú trọng giáo dục. • Về đạo đức
• Đưa ra các phạm trù Tam cương, Ngũ thường, Lục kỉ.
• Tam cương: 3 mối quan hệ Vua – tôi; Cha – con; Chồng – vợ; sử dụng
thuyết âm dương để giải thích các mối quan hệ này (vua, cha, chồng
là dương; tôi, con, vợ là âm; âm phải phục tùng dương).
• Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín (5 tiêu chuẩn đạo đức phải có của người quân tử)
• Lục kỉ: 6 mối quan hệ với những người ngang hàng với cha, ngang
hàng với mẹ, với anh em, với họ hàng, với thầy giáo, với bạn bè.
-Năm 136 TCN, Hán Vũ Đế chấp nhận ý kiến của Đổng Trọng Thư thực hiện “
bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, từ đó Nho gia trở thành hệ tư tưởng
chính thống
của xã hội Trung Quốc, Khổng Tử được tôn làm giáo chủ của đạo
Học, được thờ trong Văn miếu
, từ đó người ta gọi là Nho giáo.
- Những đóng góp bổ sung của Đổng Trọng Thư góp phần hoàn chỉnh tư tưởng
triết học, chính tri, đạo đức của Nho gia.
- Tam cương, Ngũ thường trở thành những tiêu chuẩn đạo đức chủ yếu của
Nho giáo, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự xã hội phong kiến Trung Quốc. lOMoAR cPSD| 40367505
b. Đạo gia và Đạo giáo ĐẠO GIA
- Người đầu tiên đề xướng học thuyết Đạo gia là Lão Tử. Người phát triển là Trang Tử. * Lão Tử - Về triết học
+ Nguồn gốc vũ trụ là Đạo. Đạo sinh ra một; một sinh hai; hai sinh ba; ba sinh vạn vật.
+ Sau khi sự vật được tạo ra phải có quy luật để duy trì sự tồn tại ấy. Quy luật ấy là Đức.
+Tư tưởng biện chứng thô sơ: các mặt đối lập trong cùng một sự vật (trong họa có
phúc; cứng và mềm, dài và ngắn cùng so sánh…) -Về chính trị
+ Đưa ra quan điểm Vô vi (giai cấp thống trị không can thiệp đến đời sống nhân
dân, không thu thuế quá nhiều, không sống sa hoa) thì thiên hạ sẽ thái bình. + nước nhỏ dân ít.
+ tư tưởng ngu dân ( đối với người dân chỉ cần làm cho “tâm hồn họ trống rỗng
nhưng bụng họ thì no, chí của họ yếu nhưng xương cốt của họ mạnh”. Không cần
chữ viết, vũ khí, thuyền xe… *Trang Tử ( khoảng 369 – 286 TCN -Về triết học
+Kế thừa tư tưởng của Lão Tử, cho Đạo là nguồn gốc của sự vật, trời đất, thánh thần.
+Phủ nhận tồn tại khách quan và chân lí khách quan.
+Có ảnh hưởng của tư tưởng thần học do đó cho rằng con người lí tưởng là Chân
nhân (ngủ không thấy chiêm bao, tỉnh không có lo âu,…, lên cao không sợ, xuống
nước không ướt, vào lửa không nóng…) -Về chính trị
+Trang Tử cũng chủ trương Vô vi, thậm chí đưa xã hội trở lại thời nguyên thủy,
như vậy thì bản tính chất phác của người dân mới còn nguyên vẹn.
+Các bài viết của Trang Tử và một số người thuộc phái Đạo gia đời sau được chép
thành sách Trang Tử, đến đời Đường gọi là Nam Hoa Kinh lOMoAR cPSD| 40367505 ĐẠO GIÁO
-Đạo giáo là một tôn giáo bản địa của Trung Quốc, ra đời cuối thời Đông Hán và
còn gọi là Lão giáo hay Đạo Hoàng Lão.
*Cần phân biệt Đạo gia và Đạo giáo:
=>Đạo gia là một hệ tư tưởng triết học, chính trị - xã hội hình thành thời Xuân
Thu – Chiến Quốc của Lão Tử và Trang Tử.

=>Đạo giáo là một tôn giáo có giáo chủ, kinh sách, nơi thờ tự, có hệ thống thần
linh, nghi lễ phụng thờ, phép tắc tu hành.
- Cội nguồn tư tưởng của Đạo giáo là tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử kết hợp với
tư tưởng về ma quỷ, thần tiên, thuật cầu đảo, phù phép, bùa chú có từ thời cổ xưa.
- Đạo giáo có 3 hình thức chính sau đây:
+ Đạo Năm đấu gạo (Ngũ đấu mễ đạo)
• Do Trương Lăng sáng lập. Sau này Trương Lăng được tín
đồ tôn làm Thiên Sư nên còn gọi đạo này là Đạo Thiên Sư.
• Tôn Lão Tử làm giáo chủ, lấy Đạo Đức Kinh làm kinh
điển, tin vào cầu cúng, sử dụng bùa chú, cúng tế và trai
giới để cầu xin, giải tội, trừ nạn, chữa bệnh.
• Cuối thời Đông Hán đạo này bị trấn áp và dần chuyển
thành đạo Thiên Sư và tồn tại trong dân gian. + Đạo Thái Bình
• Là một hình thức của Đạo giáo do Trương Giác lập ra.
• Gọi tên đạo này là Thái Bình vì đạo lấy sách “Thái Bình
Kinh” của Vu Cát làm kinh điển.
• Đạo Thái Bình tuyên truyền thuyết trường sinh bất tử,
dùng phù phép, bùa chú để chữa bệnh, đề xướng chủ
nghĩa bình quân, phản đối sự bóc lột của giai cấp thống
trị nên được đông đảo nhân dân đi theo.
• Năm 184 khởi nghĩa Hoàng Cân do Đạo Thái Bình phát
+ Đạo giáo chính thống động bị đàn áp nên đạo này mai một dần. lOMoAR cPSD| 40367505
• là hình thức cơ bản, cuối cùng của Đạo giáo được
hình thành trong một thời gian rất dài thời Ngụy Tấn –
Nam Bắc triều trên cơ sở cải biến triệt để các hình thức
Đạo giáo đầu tiên bởi nhiều thế hệ đạo sĩ.
Lấy Đạo Đức Kinh làm giáo lý có kế thừa và phát
triển các tư tưởng khác. Sử dụng quan điểm “Đạo” của
Đạo gia nhưng Đạo lúc này đã trở thành thần tiên trên
trời, các thiên thần tối cao chính là từ Đạo biến hóa thành.
Thờ cúng Lão Tử và các vị tiên. Lão tử được coi là
Đạo hóa thân, được suy tôn là Thái Thượng Lão Quân.
• Cho rằng sống trên đời là vui sướng, chết là khổ, coi
trọng sự sống, cổ vũ con người tu luyện để kéo dài tuổi
thọ mà lý tưởng tối cao là trường sinh bất tử
, trở thành
tiên (tư tưởng trung tâm của Đạo giáo chính thống)
-Đến thời Đường, Tống, Đạo giáo được giai cấp thống trị nâng đỡ nên thế lực phát triển khá mạnh.
- Từ đời Nguyên trở về sau Đạo giáo ngày càng suy yếu.
- Đạo giáo có ảnh hưởng đáng kể đối với văn hóa Trung Quốc (phép dưỡng sinh;
văn học nghệ thuật; phát minh ra thuốc súng…). c. Pháp gia
- Pháp gia là trường phái tư tưởng ra đời thời Xuân Thu, chủ trương dùng pháp
luật để cai trị xã hội (pháp trị)..
- Người khởi xướng là Quản Trọng, tướng quốc của nước Tề. Sau này Pháp gia
tiếp tục được Thương Ưởng, Ngô Khởi… đặc biệt là Hàn Phi phát triển.
- Theo Hàn Phi muốn trị nước tốt cần có 3 yếu tố: Pháp, Thế, Thuật.
- Về đường lối xây dựng đất nước: Hàn Phi chủ trương chú ý 2 việc là sản xuất
nông nghiệp xây dựng quân đội.
- Về văn hóa giáo dục: Không cần thiết, không có lợi, thậm chí còn có hại vì nếu
khuyến khích việc học tập thì sẽ có ít người chịu cày ruộng và chiến đấu, do đó
nước sẽ nghèo. Người làm việc trí óc nhiều thì pháp luật sẽ rối loạn. d. Mặc gia
- Người sáng lập: Mặc Tử
- Chủ trương chính trị, hạt nhân của tư tưởng là thuyết : “Kiêm Ái” tức yêu thươngmọi ngườ lOMoAR cPSD| 40367505
- Đề xuất chủ trương tiết kiệm vì nếu sống xa xỉ sẽ phải giật cái ăn cái mặc của
dân- Phản đổi nghe âm nhạc tổ chức đám tang linh đình, phản đối cuộc chiến tranh xâm lượ
- Sự khác nhau giữa thuyết kiêm ái và chữ “nhân trong Nho gia là? (A: tình
thương không có phân biệt thân sơ)
- Tổ chức bộ máy nhà nước: Chủ trương người có tài đức ( thượng hiền) 7. Giáo dục
a. Trường học
- Thời Chu, nền giáo dục TQ đã có quy chế rõ ràng
- Trường học thời Tây Chu chia làm hai loại: quốc học và hương học
- Thời Xuân chu: Nền quốc học nhà Chu dần suy thoái
- Từ đời Hán về sau: giáo dục Trung Quốc phát triển mạnh
- Trường học cao nhất thời Hán: Thái học, quan dạy ở Thái học gọi là Ngũ Kinh bác sĩ
- Thời Tùy – Đường: giáo dục có bước phát triển quan trọng: nhiều trường chuyên ngành được thiết lập
- Thời Minh – Thanh, các trường do trung ương lập tập trung lại thành Quốc Tử Giám b. Khoa cử
- Từ thời Hán – Nam Bắc triều: chưa có khoa cử
- Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều thi hành chế độ “cửu phẩm trung chính”
- Thời Tùy Đường: Thời Tùy: chế độ khoa cử đầu tiên được đặt ra; Thời
Đường: số khoa thi ngày càng nhiều
CHƯƠNG IV: VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN -
Đông Nam Á là khu vực khá rộng lớn, trải dài từ 92 đến 120 độ kinh Đông,
từ 28 độ ví Bắc qua xích đạo đến 15 độ vĩ Nam. lOMoAR cPSD| 40367505 -
Địa hình bị chia cắt mạnh (ĐNA lục địa và hải đảo; những khu vực sinh tồn
nhỏ). - Gió mùa có ảnh hưởng sâu sắc tới ĐNA biến khu vực này trở thành quê
hương của cây lúa nước, của các cây hương liệu, gia vị; thảm động thực vật phong phú
. -
ĐNA có vị trí địa lí quan trọng ( cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn
Độ; tuyến đường hàng hải nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương…). II. DÂN CƯ
-ĐNA là khu vực phát hiện những dấu tích của con người từ rất sớm: -
Hóa thạch của người vượn Java (Pi tê can tơ rốp) có niên đại khoảng 2 triệu năm cách ngày nay. -
Di cốt, mảnh di cốt, công cụ đá của người vượn tìm thấy ở nhiều nơi (VN,
Thái Lan, Philippin, Malaysia...). -
Di cốt của người hiện đại rất sớm (sọ người tại hang Niah đảo Boocneo có
niên đại 39.600 năm; chỏm sọ ở hang Tabon (Philippin) có niên đại 30.500 năm)
cho thấy quá trình chuyển biến từ người vượn thành người hiện đại ở ĐNA.
- Cư dân ĐNA là kết quả của sự hòa huyết giữa Mongoloid và Australoid tạo
thành 1 tiểu chủng trước đây thường gọi là Mongoloid phương Nam, hiện
nay được các nhà khoa học đề nghị gọi là tiểu chủng ĐNA.
- Tiểu chủng
ĐNA gồm 2 nhóm

+ Nam Á - Austroasiatic (da sáng màu hơn, có nhiều đặc điểm của Mongoloit hơn,đông hơn)
+Anh đô nê diêng - Austronesia (da đen hơn, có nhiều đặc điểm của Oxtraloit hơn, ít hơn).
-Hiện nay, ở các quốc gia ĐNA đều có cư dân của 2 nhóm này.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA ẤN ĐỘ, TRUNG QUỐC
-Do vị trí của ĐNA, văn minh Ấn Độ và Trung Quốc có ảnh hưởng từ sớm đến
ĐNA với những cách thức khác nhau:
- Phía Bắc VN chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc.
- Các khu vực còn lại chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn của văn minh Ấn Độ.
- Vào những thế kỉ đầu công nguyên, khi khu vực ĐNA đang đứng trước những
chuyển biến quan trọng (công cụ sx bằng đồng thau, bằng sắt xuất hiện...) thì ảnh lOMoAR cPSD| 40367505
hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Quốc góp phần đẩy nhanh, mạnh mẽ sự
ra đời của các nhà nước ở ĐNA
.
IV. NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU
-ĐNA có những đóng góp quan trọng đối với văn minh nhân loại. -
Trên cơ sở tiếp thu sáng tạo thành tựu văn minh của Ấn Độ, Trung Quốc, Ả
rập, châu Âu, cư dân ĐNA đã tạo ra những thành tựu văn minh của mình. -
Trong thời kì phát triển của mình, ĐNA xứng đáng là một trung tâm văn
minh của nhân loại.
a. Kĩ thuật trồng lúa nước
- ĐNA là khu vực phát sinh trồng trọt sớm nhất thế giới (các cây bầu, bí, đậu…).
- ĐNA là nơi phát sinh nghề nông trồng lúa nước, quê hương của cây lúa nước.
- Cư dân ĐNA có những đóng góp quan trọng về kĩ thuật trồng lúa nước, trở
thành một khu vực có trình độ trồng lúa nước sớm và cao nhất thế giới; một
mô hình nông nghiệp quan trọng của nhân loại
.
- Văn minh ĐNA là văn minh lúa nước. b. Kĩ thuật luyện đồng
- ĐNA là khu vực có kĩ thuật luyện đồng khá sớm và phát triển ở trình độ
cao, trở thành một trong những trung tâm luyện kim đồng thau của nhân loại.
- Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm tiêu biểu của kĩ thuật luyện đồng ĐNA. c. Chữ viết
-Trên cơ sở chữ viết Ấn Độ, Trung Quốc, cư dân ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết
riêng của dân tộc mình: • Chữ Chăm cổ (TK IV)
• Chữ Khơ me cổ (TK VII) • Chữ Thái
• Chữ Nôm ( từ chữ Hán)… d. Tôn giáo
- Trên cơ sở tín ngưỡng của mình, các nước ĐNA đã tiếp thu những tôn giáo từ bên
ngoài, làm phong phú thêm đời sống tôn giáo của khu vực:
+ Đạo Phật, đạo Bà la môn/ Hin du của Ấn Độ lOMoAR cPSD| 40367505
+ Đạo Nho; Đạo giáo từ Trung Quốc
+ Đạo Islam (từ thế kỉ XIII) + Đạo
Kito (khi người châu Âu đến) e. Kiến trúc
- Nhà sàn ĐNA là sự thích ứng với điều kiện tự nhiên của khu vực.
- Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo, Hin du giáo, Islam giáo, Ki tô giáo
được xây dựng, trở thành những kỳ quan kiến trúc của thế giới ( Ăng co Vát,
Ăng co Thom ở Campuchia; Chùa vàng ở Mianma; Thạt Luổng ở Lào; đền Bô rô bu đua ở Indonesia…).
CHƯƠNG V: VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI A. VĂN MINH HY LẠP
3.1.1. Cơ sở hình thành
a. Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại rộng hơn nước Hy Lạp ngày nay nhiều bao gồm:
miền Nam bán đảo Ban Căng, các đảo trên biển Ê giê và vùng đất ven bờ Tiểu Á.
• Đất đai tương đối khô cứng, không phù hợp trồng cây lương thực
chỉ hợp với các cây công nghiệp như nho, ô liu.
nhiều mỏ kim loại: đồng, bạc, vàng; nhiều gỗ quý.
• Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu, có nhiều
vũng vịnh, kín gió thuận lợi cho phát triển hàng hải.
• Các đảo trên biển Ê giê trở thành những trạm nghỉ cho các thuyền đi lại
từ Hy Lạp đến Tiểu Á và Bắc Phi.
• Tiểu Á là vùng đất giàu có, cầu nối Hy Lạp với các nước phương Đông cổ đại.
Hy Lạp có điều kiện phát triển nền kinh tế công thương nghiệp mậu
dịch hàng hải và tiếp thu những ảnh hưởng của văn minh cổ đại phương Đông. b. Dân cư lOMoAR cPSD| 40367505
Cư dân Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều tộc người:
Người Êôliêngbắc bán đảo Ban Căngđồng bằng Bêôximiền trung Hy Lạp.
Người Iôniêngđồng bằng Át tích, vùng ven biển phía tây Tiểu Á.
Người Akêenbắc bán đảo Pêlôpônedơ.
– Người Đôrienbắc bán đảo Pêlôpônedơ, đảo Cret và các đảo
khác ở phía nam biển Ê giê.
3.1.2. Những thành tựu văn minh tiêu biểu
• Nền văn minh Hy Lạp phát triển toàn diện với những thành tựu rực rỡ: a. Chữ viết
• Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Phênixi (Phoenicia), người Hy Lạp
cổ đại đã cải tiến, bổ sung thành một hệ thống chữ cái mới gồm 24 chữ cái.
• Từ chữ Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ Latinh và chữ Slavơ. Đó
cơ sở chữ viết mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng. b. Văn học
• Văn học Hy Lạp cổ đại có thể chia ra làm ba bộ phận chủ yếu có liên quan
với nhau là thần thoại, kịch, thơ. • Thần thoại
– Người Hy Lạp có một hệ thống thần thoại rất phong phú. Vào thế kỉ
VIII TCN, kho tàng thần thoại này được Hêdiốt hệ thống lại trong
tác phẩm Gia phả các thần
.
– Thần thoại là đề tài, nguồn cảm hứng cho thơ, kịch, điêu khắc, hội
họa của Hy Lạp cổ đại.
– Người La Mã hầu như tiếp thu toàn bộ kho tàng thần thoại và hệ
thống các thần của Hy Lạp. • Thơ ca
– Thơ ca là thể loại văn học rất phát triển. Tiêu biểu nhất phải kể đến
hai sử thi nổi tiếng Iliat ( dài 15.683 câu ) và Ôđixê (dài 12.110 câu), lOMoAR cPSD| 40367505
tương truyền là sáng tác của nhà thơ Homer ở Tiểu Á ( thế kỉ IX TCN ).
– Tới thế kỉ VII-VI TCN, xuất hiện nhiều nhà thơ được công chúng
ưa thích như Acsilôcút, Xôlông, Xaphô, Anacrêông… • Kịch
• Hy Lạp là quê hương của kịch nói phương Tây, gồm bi kịch và hài kịch.
• Những nhà viết kịch nổi tiếng thời đó là Etsin,Sôphôclơ, Ơripit…
Etsin (525 – 426 TCN): được mệnh danh là “ người cha của kịch
Hy Lạp”; sáng tác 70 vở ( tiêu biểu như Orexte, Promete).
Sôphôclơ (497 – 406 TCN) được mệnh danh là “Home của nghệ
thuật kịch”; tương truyền ông sáng tác 123 vở bi kịch (tiêu biểu là vở Ơ đip làm vua).
Ơripit (480 – 406 TCN) được xem là người sáng tạo ra kịch tâm lí
xã hội; sáng tác 92 vở (tiêu biểu nhất là Mê đê). c. Sử học
Lịch sử thành văn của Hy Lạp bắt đầu từ TK V TCN
• Có nhiều nhà sử học nổi tiếng
Hê rô đốt (484 – 425 TCN) người cha của nền sử học phương
Tây”, tác phẩm tiêu biểu là Lịch sử cuộc
chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư
Tuxiđit (460 – 395 TCN), tác phẩm tiêu biểu là Chiến tranh Pêlôpônedơ
Xê nô phôn (430 – 359 TCN) , tác phẩm tiêu biểu là Lịch sử Hy Lạp.
d. Khoa học tự nhiên
• Khoa học tự nhiên của Hy Lạp phát triển ở trình độ rất cao, có đóng góp
quan trọng về Toán học, Thiên văn học, Vật lí học, Y học
Ta lét (TK VII – TK VI TCN) vừa là nhà toán học, vừa là nhà thiên văn học. lOMoAR cPSD| 40367505
Pi ta go (580 – 500 TCN) phát triển thành định lí Pi ta go. Ông cũng
nhận thức được quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định.
Ơ cơ lit ( khoảng 330 – 275 TCN) , soạn sách Toán học sơ đẳng là cơ
sở của môn hình học trong đó có định đề Ơ cơ lít.
Acsimet (287 – 212 TCN) tính được Pi = 3,1416, thể tích và diện tích
toàn phần của nhiều hình khối; Nguyên lí về đòn bẩy; lực đẩy của
nước; chế tạo được máy bơm; dùng gương đốt thuyền địch...
Arixtac (310 – 230 TCN) người đầu tiên nêu ra thuyết hệ thống
mặt trời; tính toán khá chính xác thể tích của mặt trời, trái đất, mặt
trăng và khoảng cách giữa các thiên thể ấy; biết trái đất tự quay quanh
trục của nó và quay xung quanh mặt trời.
Eratoxten (284 – 192 TCN) tính được độ dài của vòng kinh tuyến
trái đất; góc tạo nên bởi hoàng đạo và xích đạo. e. Triết học
– Hy Lạp là quê hương của triết học phương Tây.
– Các tác phẩm triết học của Hy Lạp bao giờ cũng đề cập đến Bản thể
luận và Nhận thức luận.
– Ngay từ sớm đã hình thành 2 trường phái triết học là duy vật và
duy tâm. Cuộc đấu tranh giữa 2 trường phái đó đã thúc đẩy triết học Hy Lạp phát triển. – Duy vật
Talet: cho nước là nguồn gốc của vũ trụ và sự sống.
Anaxi măngđrơ cho rằng vô cực là nguồn gốc của vũ trụ. Vô
cực chia thành các mặt đối lập như khô và ướt, nóng và lạnh…
các mặt đối lập kết hợp với nhau tạo thành vạn vật.
Anaximen cho rằng không khí là nguồn gốc của vũ trụ. Vạn vật
do không khí sinh ra rồi lại quay trở về thành không khí.
Heraclit cho lửa là nguồn gốc của vạn vật. Là người có tư
tưởng biện chứng: Đấu tranh giữa 2 mặt đối lập là cơ sở của
mọi tồn tại và tư tưởng; Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên lOMoAR cPSD| 40367505
và xã hội luôn vận động. Trong quá trình vận động ấy 2 mặt đối
lập dần dần chuyển hóa lẫn nhau.
Không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông
Empêđôcclơ cho rằng vũ trụ do 4 yếu tố là đất, nước, lửa, không khí tạo ra.
Anaxago cho rằng vũ trụ do vô số nguyên tố tạo ra.
Đêmôcrit cho rằng nguyên tố đầu tiên tạo thành vạn vật là
nguyên tử. Nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất không thể phân chia
được nữa. Các nguyên tử chỉ khác nhau về hình dáng, khối
lượng và kết hợp với nhau mà sinh ra vạn vật. • Duy tâm • Xôcrat (Socrate).
Platông là học trò Xôcrat. Ông đưa ra quan niệm về ý niệm
tuyệt đối. Thế giới thực tại xung quanh chúng ta không phải là
thế giới chân thực mà chỉ là sự phản ánh không đầy đủ của ý niệm tuyệt đối.
Arixtốt, học trò của Platông, nhà triết học nhị nguyên luận. f. Nghệ thuật
– Nghệ thuật của Hy Lạp gồm 3 mặt chủ yếu là: kiến trúc, điêu khắc, hội họa.
– Nghệ thuật Hy Lạp đạt đến trình độ cao, trở thành mẫu mực của
thế giới cổ đại.
– Trong cac thành bang Hy Lạp, Aten là nơi có nhiều công trình kiến
trúc tiêu biểu: đền miếu, rạp hát, sân vận động.
• Đền Pac tê nông (Parthenon).
• Đền thờ thần Ac tê mit.
• Tượng thần A tê na, tượng thần Dớt của Phi đi át.
• Tượng Lực sĩ ném đĩa sắt của Mi rông.
• Tượng Người cầm giáo; tượng thần Hê ra của Pôliclet.
• Các tác phẩm hội họa của Pô li nhôt, Apôlôđo… lOMoAR cPSD| 40367505
3.1.3. Cách thức cột của Hy Lạp - Thức cột Doric lOMoAR cPSD| 40367505 •
Thức cột Doric là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các
thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy.
• Nói chung, thức cột này không có phần đế cột (base) lẫn không có
phần đầu cột (capital).
Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của
người đàn ông cường tráng, do nó được sử dụng ở tầng dưới cùng
của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất.
Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4. -Thức cột Ionic
• Thức cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang
trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột Ionic là Ionia, thuộc địa của Hy Lạp.
Có thêm đế cột (base) ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía
trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong (volute). Các dầm
ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải.
Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ
đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9.
• Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus, đền thờ Apollo
Epikourios ở Bassae, đền Erecteyon ở Athena. -Thức cột Corinth
• Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ V TCN.
• Thức cột Corinth có đường nét mảnh mai, giàu sự trang trí, đầu
cột có nhiều chi tiết cực kì hoa lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp
cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe).
• Thức cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Cột này
ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm
nhận được trong không gian.

B. VĂN MINH LA MÃ THỜI CỔ ĐẠI
3.2.1. Cơ sở hình thành
a. Điều kiện tự nhiên
Downloaded by oanh ngo (ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505 •
Nơi phát sinh ra La Mã cổ đại là Italia, một bán đảo dài và hẹp hình chiếc
ủng nằm vươn dài ra Địa Trung Hải. Dãy An Pơ ngăn cách Italia với châu
Âu ở phía Bắc. Phía Nam có đảo Xixin, phía Tây có đảo Cooc xơ và Xac đe nhơ.
• Bán đảo Italia lớn gấp 5 lần Hy Lạp lục địa với nhiều đồng bằng màu mỡ,
nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc.
Có nhiều mỏ kim loại: đồng, chì, sắt để chế tạo công cụ sx, vũ khí.
• Vùng bờ biển phía Nam có nhiều vịnh, hải cảng tốt thuận lợi cho phát
triển hàng hải và sớm có quan hệ với Hy Lạp.
La Mã có điều kiện phát triển nền kinh tế công thương nghiệp mậu
dịch hàng hải và tiếp thu những ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp cổ đại. b. Dân cư
• Cư dân La Mã cổ đại bao gồm nhiều tộc người:
Người Italiot (người Ý) có mặt sớm nhất trên bán đảo trong đó bộ
phận người sống ở Latium gọi là người La tinh, những người này
đã xây đựng thành La Mã bên bờ sông Tibrơ có vai trò quan trọng
trong việc tạo dựng văn minh La Mã.

– Người Gô loa cư trú ở bắc bán đảo.
– Người Êtơruxcơ ở miền bắc và miền trung.
– Người Hy Lạp ở phía nam và đảo Xi xin.
3.2.2. Những thành tựu văn minh tiêu biểu
• La Mã chịu ảnh hưởng, tiếp thu và phát triển những thành tựu của văn
minh Hy Lạp. Tuy không rực rỡ như Hy Lạp nhưng La mã cũng đạt được
nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực: a. Chữ viết
• Trên cơ sở chữ viết của người Hy Lạp, người La Mã cổ đại đã tạo ra chữ La tinh.
Chữ La tinh trở thành cơ sở chữ viết mà nhiều dân tộc trên thế giới
ngày nay đang sử dụng. Downloaded by oanh ngo
(ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505 • b. Văn học
Văn học La Mã gồm nhiều thể loại như sử thi, thơ ca trữ tình, văn xuôi, kịch.
• Văn học La Mã phát triển nhất trong thời kỳ cầm quyền của Ốctaviut.
• Nhiều tác giả lớn xuất hiện
– Anđrônicut dịch Ô đi xê ra tiếng La tinh.
– Nơviut viết sử thi Cuộc chiến tranh Punich.
– Viêcgiliut là nhà thơ La Mã lớn nhất với các tác phẩm: Những bài ca
của người chăn nuôi; Khuyến nông; Ênêit
– Hô ra ti ut với các tác phẩm như: Thơ ca ngợi; Nghệ thuật thơ.
– Ôviđiut với các tác phẩm: Tình ca; Nữ anh hùng; Nghệ thuật yêu
đương; Biến hình; Những bài thơ buồn; Thư về kinh
– Nhiều vở kịch của Hy Lạp được dịch sang tiếng La tinh; Soạn các vở
kịch của La Mã phỏng theo kịch Hy Lạp hoặc thay đổi các vở kịch Hy
Lạp thành các vở kịch của La Mã. c. Sử học
• Lịch sử của La Mã bắt đầu từ TK III TCN
• Có nhiều nhà sử học nổi tiếng
Pô li bi ut (205 – 125 TCN): tác phẩm tiêu biểu là Thông sử gồm 40
quyển viết về lịch sử Hy Lạp, La Mã và các nước phía đông Địa
Trung Hải từ 264 đến 146 TCN.
Ti tut Liviut (59 – 17 TCN), tác phẩm tiêu biểu là Lịch sử La Mã từ
khi xây thành tới nay gồm 142 chương trình bày lich sử La Mã từ đầu đến năm 9 TCN.
Taxitut sống cuối TK I, đầu TK II , tác phẩm tiêu biểu là Lịch sử biên niên. d. Nghệ thuật
– Nghệ thuật của La Mã gồm 2 mặt chủ yếu là: kiến trúc, điêu khắc.
Downloaded by oanh ngo (ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505 •
Kiến trúc La Mã kế thừa Hy Lạp cổ đại và phát triển rực rỡ: đền
miếu, cung điện, rạp hát, Khải hoàn môn, đấu trường, cầu đường, ống dẫn nước...
• Đền Pa tê nông xây dựng thời Ôc ta vi ut. Downloaded by oanh ngo
(ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505 • Khải hoàn môn. • Tượng của Ô gut. • Các bức phù điêu
e. Khoa học tự nhiên
• Khoa học tự nhiên của La Mã tuy không phát triển bằng Hy Lạp nhưng
cũng có những thành tựu quan trọng.
Pliniut (23 – 79) với tác phẩm Lịch sử tự nhiên gồm 37 chương tập
hợp tri thức của nhiều ngành được xem là bộ Bách khoa toàn thư của
La Mã cổ đại; Địa lí học gồm 8 chương trong đó vẽ 1 bản đồ thế giới.
Ptoleme sống vào TK II soạn tác phẩm Tổng hợp – kết cấu toán học
có ảnh hưởng lớn đối với thiên văn học châu Âu đến tận thời Phục hưng.
Clauđiut Ga lê nut ( 131 – đầu TK III) nhà y học nổi tiếng ,
soạn sách Phương pháp chữa bệnh là sách giáo khoa dùng trong thời trung đại. f. Luật pháp
• Trên cơ sở học tập luật pháp của Hy Lạp, Luật pháp La Mã ra đời.
Năm 451 TCN, Ủy ban 10 người soạn được 1 bộ luật khắc trên 10
bảng đồng đặt ở quảng trường.
Năm 45o TCN, 1 ủy ban mới soạn thêm 2 bảng thành Luật 12 bảng.
• Nhiều Pháp lệnh được bổ sung:
– Năm 445 TCN cho phép bình dân được kết hôn với quý tộc.
– Năm 367 TCN thông qua 3 pháp lệnh quy định không ai được
chiếm quá 125 ha đất công; bầu 2 Quan chấp chính hàng năm
trong đó 1 người là bình dân.

– Năm 326 TCN thông qua pháp lệnh thủ tiêu chế độ nô lệ đối với công dân La Mã.
– Năm 287 TCN, ban hành pháp lệnh quy định quyết nghị của Đại
hội bình dân có hiệu lực như pháp luật đối với mọi công dân La Mã. g. Đạo ki tô
Downloaded by oanh ngo (ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505
• Đạo Ki tô ra đời trên vùng đất Palextin, là kết quả của sự kết hợp:
– Giáo lí của đạo Do Thái.
– Tư tưởng của phái triết học khắc kỉ.
– Cuộc sống cực khổ không lối thoát của cư dân vùng Palextin dưới ách
thống trị của chính quyền La Mã.
Kinh thánh của đạo Ki tô gồm 2 phần là Cựu ước và Tân ước.
Lúc đầu đạo Ki tô là tôn giáo của dân nghèo, nô lệ và bị chính quyền La
Mã đàn áp. Đến TK IV, chính quyền thay đổi thái độ đối với đạo Ki tô:
– Năm 311, ra lệnh ngừng sát hại tín đồ Ki tô giáo.
– Năm 313, Sắc lệnh Milano công nhận địa vị hợp pháp của đạo Ki tô.
– Năm 325, Đại hội các giáo chủ được triệu tập tại Ni xê để xác định
giáo lí, chấn chỉnh tổ chức.
– Năm 337, hoàng đế Cônxtantinut trước lúc chết đã chịu phép rửa tội,
là hoàng đế La Mã đầu tiên đi theo Ki tô giáo. Downloaded by oanh ngo
(ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505
Downloaded by oanh ngo (ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505 Downloaded by oanh ngo
(ngothikimoanhvtath5@gmail.com)