Phạm trù cái chung cái riêng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong triết học Mác-Lênin, phạm trù cái chung-cái riêng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người. Và bài viết này muốn làm rõ hơn vai trò của nó trong linh vực kinh doanh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

PHẠM TRÙ CÁC CHUNG CÁI RIÊNG
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH
Trong triết học Mác-Lênin, phạm trù cái chung-cái riêng đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động nhận thức của con người. Và bài viết này muốn làm rõ
hơn vai trò của nó trong linh vực kinh doanh
I – Các khái niệm:
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một
hiện tợng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới
khách quan.
VD:Một công ty, một doanh nghiệp, một nhà hàng, khách
sạn,…..
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt,
những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện
tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng
(nhiều cái riêng) khác nữa. Cái chung thường chứa đựng ở
trong nó tinh quy luật, sự lặp lại.
VD: Quy luật cung-cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật
giá trị thặng dư, ……
Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt các
đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng ( một cái
riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào
khác.
VD: Một công ty thì có loại hình kinh doanh, tên công ty,
mặt hàng kinh doanh, trụ sở chính, chiến dịch kinh doanh,
chủ tịch, giam đốc, …Cái đơn nhất là cái để phân biệt các
cái riêng với cái riêng khác cùng loại.
II – Quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái
đơn nhất
Cái chung chỉ tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái
riêng biểu hiện sự tồn tại của mình. Không có cái chung
thuần túy nào tồn tại bên ngoai cái riêng.
VD: Quy luật cung-cầu là một cái chung. Nhưng quy luật
này chỉ được biểu hiện thông qua doanh nghiệp, khách
hàng chớ không thể nào tồn tại độc lập bên ngoài.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung . Không
có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập
VD: Mỗi công ty là một cái riêng, nhưng không có công ty
nào tồn tại bên ngoài mối liên hệ với xã hội (thị trường, con
người, đối thủ công ty khác,…) và tự nhiên ( môi trường, địa
hình, thời tiết, …. ). Nền kinh tế nào cũng chịu tác động của
quy luật cung-cầu, tiền tệ,…
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Cái
chung là cái bộ phận, sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong
phú hơn cái chung vì ngoài cái chung, cái riêng còn có cái
đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì nó phản ánh
những thuộc tinh, những mối liên hệ ổn định,tất nhiên, lặp
lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
VD: Trong thị trường thịt, thì các loại thịt như thịt bò, heo,
gà, vịt, … Mỗi cái riêng này đều có hương vị khác nhau, dinh
dưỡng khác nhau, công thức nấu khác nhau, … Nhưng bản
chất của nó, cái chung, vẫn là thức ăn, thịt để ăn cung cấp
năng lượng cho con người.
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong
quá trinh phát triển.Các đơn nhất phù hợp thì được bảo tồn,
duy trì trở thanh cái chung. Cái chung không phù hợp dần
mất đi trở thanh cái đơn nhất.
VD: Ở nước ta, trước Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường
là cái đơn nhất, còn cái chung là cơ chế bao cấp, nhưng sau
Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường trở tthành cái chung,
còn kinh tế tập trung bao cấp trở thanh cái đơn nhất chỉ tồn
tại trong một ít nhanh như an ninh quốc phòng,…
III – Ý nghĩa phương pháp luận
Cái chung tồn tại bên trong cái riêng, biểu thị thông qua cái
riêng. Chỉ có thể tìm cái chung trong những sự vật, hiện tượng
riêng.
Cái chung là cái sâu sắc, bản chất. Nên phải dựa vào cái chung
để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu
biết những nguyên lí chung sẽ không tranh khỏi rơi vào tinh
trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng.
VD: Doanh nghiệp (cái riêng) nếu không nắm rõ, hiểu biết rõ
về các quy luật cung cầu, thị trường, quy luật lưu thông tiền
tệ,…(cái chung) sẽ không thể xác định chinh xác lượng cung
và giá cả dẫn đến tinh trạng thua lỗ, không lợi nhuận
Cái đơn nhất có thể trở thanh cái chung và ngược lại. Trong
hoạt động thực tiễn, cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái
đơn nhất tích cực trở thành cái chung và cái chung tiêu cực trở
thanh cái đơn nhất.
VD: Trong kinh doanh, thời trước, giao dịch bằng tiền mặt là
chủ yếu, đến nay giao dịch trực tuyến (cái đơn nhất) thông
qua điện thoại, các app,… tiện lợi, nhanh chông nên dần trở
nên phổ biến với mọi người (cái chung)
Thời đại chưa phát triển, quản lí kế toán, ngân sách chỉ bằng
giấy tờ, sổ sách,…(cái chung) thô sơ, cồng kềnh, thủ công.
Thời đại 4.0, quản lí bằng công nghệ, phần mềm hiện đại, gọn
nhẹ, tiện lợi trở thành cái chung, quản lí bằng sổ sách tr
thanh cái đơn nhất.
| 1/3

Preview text:

PHẠM TRÙ CÁC CHUNG CÁI RIÊNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH
Trong triết học Mác-Lênin, phạm trù cái chung-cái riêng đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động nhận thức của con người. Và bài viết này muốn làm rõ
hơn vai trò của nó trong linh vực kinh doanh
I – Các khái niệm:
 Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một
hiện tợng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan.
VD:Một công ty, một doanh nghiệp, một nhà hàng, khách sạn,…..
 Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt,
những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện
tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng
(nhiều cái riêng) khác nữa. Cái chung thường chứa đựng ở
trong nó tinh quy luật, sự lặp lại.
VD: Quy luật cung-cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật giá trị thặng dư, ……
 Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt các
đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng ( một cái
riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
VD: Một công ty thì có loại hình kinh doanh, tên công ty,
mặt hàng kinh doanh, trụ sở chính, chiến dịch kinh doanh,
chủ tịch, giam đốc, …Cái đơn nhất là cái để phân biệt các
cái riêng với cái riêng khác cùng loại.
II – Quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
 Cái chung chỉ tồn tại
bên trong cái riêng, thông qua cái
riêng biểu hiện sự tồn tại của mình. Không có cái chung
thuần túy nào tồn tại bên ngoai cái riêng.
VD: Quy luật cung-cầu là một cái chung. Nhưng quy luật
này chỉ được biểu hiện thông qua doanh nghiệp, khách
hàng chớ không thể nào tồn tại độc lập bên ngoài.
 Cái riêng chỉ tồn tại tr
ong mối liên hệ với cái chung . Không
có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập
VD: Mỗi công ty là một cái riêng, nhưng không có công ty
nào tồn tại bên ngoài mối liên hệ với xã hội (thị trường, con
người, đối thủ công ty khác,…) và tự nhiên ( môi trường, địa
hình, thời tiết, …. ). Nền kinh tế nào cũng chịu tác động của
quy luật cung-cầu, tiền tệ,…  Cái riêng là cái t
oàn bộ, phong phú hơn cái chung. Cái
chung là cái bộ phận, sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong
phú hơn cái chung vì ngoài cái chung, cái riêng còn có cái
đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì nó phản ánh
những thuộc tinh, những mối liên hệ ổn định,tất nhiên, lặp
lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
VD: Trong thị trường thịt, thì các loại thịt như thịt bò, heo,
gà, vịt, … Mỗi cái riêng này đều có hương vị khác nhau, dinh
dưỡng khác nhau, công thức nấu khác nhau, … Nhưng bản
chất của nó, cái chung, vẫn là thức ăn, thịt để ăn cung cấp
năng lượng cho con người.  Cái đơn nhất và c
ái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong
quá trinh phát triển.Các đơn nhất phù hợp thì được bảo tồn,
duy trì trở thanh cái chung. Cái chung không phù hợp dần
mất đi trở thanh cái đơn nhất.
VD: Ở nước ta, trước Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường
là cái đơn nhất, còn cái chung là cơ chế bao cấp, nhưng sau
Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường trở tthành cái chung,
còn kinh tế tập trung bao cấp trở thanh cái đơn nhất chỉ tồn
tại trong một ít nhanh như an ninh quốc phòng,…
III – Ý nghĩa phương pháp luận
 Cái chung tồn tại bên trong cái riêng, biểu thị thông qua cái
riêng. Chỉ có thể tìm cái chung trong những sự vật, hiện tượng riêng.
 Cái chung là cái sâu sắc, bản chất. Nên phải dựa vào cái chung
để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu
biết những nguyên lí chung sẽ không tranh khỏi rơi vào tinh
trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng.
VD: Doanh nghiệp (cái riêng) nếu không nắm rõ, hiểu biết rõ
về các quy luật cung cầu, thị trường, quy luật lưu thông tiền
tệ,…(cái chung) sẽ không thể xác định chinh xác lượng cung
và giá cả dẫn đến tinh trạng thua lỗ, không lợi nhuận
 Cái đơn nhất có thể trở thanh cái chung và ngược lại. Trong
hoạt động thực tiễn, cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái
đơn nhất tích cực trở thành cái chung và cái chung tiêu cực trở thanh cái đơn nhất.
VD: Trong kinh doanh, thời trước, giao dịch bằng tiền mặt là
chủ yếu, đến nay giao dịch trực tuyến (cái đơn nhất) thông
qua điện thoại, các app,… tiện lợi, nhanh chông nên dần trở
nên phổ biến với mọi người (cái chung)
Thời đại chưa phát triển, quản lí kế toán, ngân sách chỉ bằng
giấy tờ, sổ sách,…(cái chung) thô sơ, cồng kềnh, thủ công.
Thời đại 4.0, quản lí bằng công nghệ, phần mềm hiện đại, gọn
nhẹ, tiện lợi trở thành cái chung, quản lí bằng sổ sách trở thanh cái đơn nhất.