Phạm trù của phép biện chứng duy vật
Phạm trù của phép biện chứng duy vật học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36517948
1.1 Phạm trù của phép biện chứng duy vật
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối
liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. Mỗi
bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu.
Ví dụ, trong toán có phạm trù "số", "hình", "điểm", "mặt phẳng",..., trong vật lý học có các
phạm trù "khối lượng", "vận tốc", "gia tốc",... trong kinh tế học có phạm trù "hàng hóa", "giá trị", "tiền tệ".
Các phạm trù trên đây, chỉ phản ánh những mối liên hệ chung trên một lĩnh vực hiện thực
nhất định thuộc phạm vi nghiên cứu của các môn khoa học chuyên ngành. Khác với điều
đó, các phạm trù của phép biện chứng duy vật như "vật chất", "ý thức", "vận động".... là
những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ
bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy của hiện thực, mà
của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Mọi sự vật, hiện
tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, đều có quá trình vận động, biến đổi, đều có mâu
thuẫn, có nội dung và hình thức,... nghĩa là đều có những mặt, những thuộc tính, những mối
liên hệ được phản ánh trong các phạm trù của phép biện chứng duy vật. Do vậy, giữa phạm
trù của các khoa học cụ thể và phạm trù của phép biện chứng có mối quan hệ biện chứng
với nhau; đó là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Với tư cách là khoa học về mối
liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến
nhất bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản, một
trong số đó chính là cặp phạm trù hiện thực và khả năng.
1.2. Phạm trù Khả Năng Hiện Thực.
Khi đã nhận thức được bản chất và các mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng, chủ thể
nhận thức đã có thể phán đoán được sự vật, hiện tượng đó, do sự phát triển của những mâu
thuẫn bên trong nó quy định, số biến đổi theo hướng nào, nghĩa là đã có thể nhận thức được
đồng thời cả hiện thực và khả năng biến đổi của sự vật, hiện tượng đó. Biện chứng của sự
liên hệ lẫn nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai được phản ánh trong các phạm trù “hiện
thực” và “khả năng”.
1.2.1. Khả năng và các dạng khả năng lOMoARc PSD|36517948 1.2.1.1. Khả năng.
Khả năng là "cái hiện chưa có" nhưng bản thân khả năng có tồn tại, đó là một sự tồn
tại đặc biệt tức là cái sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, song bản thân
khả năng thì tồn tại. Phạm trù khả năng phản ánh thời kỳ hình thành đối tượng, khi nó
mới chỉ tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng. Vì thế khả năng là phạm
trù phản ánh tổng thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hình thành của hiện thực mới, là cái có
thể có, nhưng ngay lúc này chưa có.Ví dụ: Gỗ liệu ở thời điểm khai thác có thể được sản
xuất thành rất nhiều sản phẩm thông qua cấc công đoạn. Song, ở hiện tại khi chỉ vừa được
khai thác, các sản phẩm ấy chỉ tồn tại dưới dạng khả năng. 1.2.1.2. Dạng khả năng.
Có nhiều cơ sở phân loại dạng khả năng. Có thể chia các khả năng thành hai nhóm phụ
thuộc vào việc cái gì quy định chúng: các thuộc tính và mối liên hệ tất nhiên hay ngẫu
nhiên. Những khả năng bị quy định bởi những thuộc tính và mối liên hệ tất nhiên của đối
tượng được gọi là khả năng thực tế; còn những khả năng bị quy định bởi các thuộc tính và
mối liên hệ ngẫu nhiên là khả năng hình thức. Trong mỗi hạt thóc có khả năng thực tế hạt
thóc sẽ thành cây lúa. Khả năng con người trúng sổ xố là khả năng hình thức. Khả năng này
biến thành hiện thực chỉ là do ngẫu nhiên, may mắn.
Căn cứ vào mối liên hệ với những điều kiện này như thế nào, khả năng được chia ra thành
khả năng cụ thể và khả năng trừu tượng. Loại thứ nhất là những khả năng mà để thực hiện
chúng hiện đã có đủ điều kiện, loại thứ hai là những khả năng mà ở thời hiện tại còn chưa
có những điều kiện thực hiện, nhưng điều kiện có thể xuất hiện khi đối tượng đạt tới một
trình độ phát triển nhất định. Ví dụ: khi đã có đủ điều kiện như nước, ánh sáng,… thì hạt
thóc đã gieo sẽ có khả năng cụ thể là nảy mầm thành cây. Hạt giống cũng có khả năng trừu
tượng khi phát triển thành cây
Có hai khả năng là: khả năng bản chất và khả năng chức năng. Khả năng bản chất là những
khả năng mà việc thực hiện chúng làm biến đổi bản chất của đối tượng; còn khả năng chức
năng là những khả năng gây ra sự biến đổi thuộc tính, trạng thái của đối tượng,mà vẫn
không làm thay đổi bản chất
Việc khảo sát các khả năng thông qua quan hệ mâu thuẫn là cơ sở để chia các khảnăng
thành khả năng loại trừ và khả năng tương hợp. Loại thứ nhất là khả năng mà việcthực hiện lOMoARc PSD|36517948
nó khiến khả năng khác bị triệt tiêu, trở thành mất khả năng; loại thứ hai là khả năng mà
việc chuyển hóa nó thành hiện thực không thủ tiêu khả năng khác 1.2.2. Hiện thực.
Hiện thực là phạm trù phản ánh kết quả sinh thành, là sự thực hiện khả năng, và là cơ sở để
định hình những khả năng mới. Chiếc xe đạp bạn A đang đi là hiện thực. Suy nghĩ của bạn
B về một bộ phim hay cũng là hiện thực.
Do tất cả những gì đang tồn tại thực sự đều được coi là hiện thực nên ta cần phân biệt: Hiện
thực khách quan: chính là thế giới vật chất đang tồn tại khách quan. Hiện thực chủ quan: là
ý thức, tư tưởng đang tồn tại trong mỗi con người.
Khái niệm hiện thực ở đây khác với khái niệm hiện thực khách quan. Hiện thực là khái
niệm chỉ tất cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thực tế và
cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con người. Còn hiện thực
khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại trong thực tế và
độc lập với ý thức của con người.
Một cách đơn giản hơn, khả năng là cái hiện chưa xảy ra, nhưng nhất định sẽ xảy ra khi có
điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại gồm tất cả các sự vật, hiện tượng
vật chất đang tồn tại khách quan trong thực tế và các hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong
ý thức, là sự thống nhất biện chứng của bản chất và các hiện tượng thể hiện bản chất đó.
Theo nghĩa này, hiện thực khách quan và hiện thực chủ quan được dùng để phân biệt các
hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần, về thực chất, hiện thực là sự thống nhất
giữa bản chất của đối tượng với vô vàn các hiện tượng của nó, tạo nên tính xác định động
cho đối tượng trong một không gian, thời gian cụ thể. .Ví dụ: Gỗ liệu ở thời điểm khai thác
chính là hiện thực có thể được sản xuất thành rất nhiều sản phẩm thông qua cấc công đoạn.
Song, ở hiện tại khi chỉ vừa được khai thác, các sản phẩm ấy chỉ tồn tại dưới dạng khả năng.