Phân biệt tiền tệ với tư bản | Đại học Hàng Hải Việt Nam
Phân biệt tiền tệ với tư bản | Đại học Hàng Hải Việt Nam được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn sinh viên tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (2021)
Trường: Đại học Hàng Hải Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên : Bùi Thanh Vân Lớp : B30 BÀI BÁO CÁO SEMINAR
Đề : Phân biệt tiền với tư bản, sản xuất hàng hoá với sản xuất TBCN, từ đó rút ra điều kiện tồn tại và
phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Bài làm
I. Phân biệt tiền với tư bản :
Tiền tệ là một hình thức giá trị của hàng hóa, là do kết quả của quá trình phát triển sản xuất
và trao đổi hàng hóa. Nó là phương tiện được thừa nhận chung cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ
Tiền xuất hiện là do kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa. Do sản
xuất ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa những người sản xuất ngày càng thường
xuyên và mở rộng, các hình thái của giá trị hàng hóa ngày càng phát triển từ thấp đến cao : từ hình
thái giản đơn ngẫu nhiên (1 hàng hóa A = 3 hàng hóa B), hình thái đầy đủ mở rộng (1 hàng hóa A =
3 hàng hóa B = 4 hàng hóa C) sang hình thái chung của giá trị (trong đó người ta chọn một hàng
hóa nào đó làm vật ngang giá chung biểu thị giá trị sử dụng của các loại hàng hóa khác) và cuối cùng
là hình thái tiền của giá trị (trong đó vật ngang giá chung đóng vai trò tiền tệ, biểu thị cho giá trị của
tất cả hàng hóa). Như vậy, tiền là hình thái giá trị phát triển cao nhất của hàng hóa, nó xuất hiện là kết
quả của sự giải quyết liên tục những mâu thuẩn trong quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và SX
hàng hóa. Khi tiền tệ xuất hiện, thế giới hàng hóa phân hai cực: một phía là các hàng hóa thông
thường, một phía là hàng hóa đóng vai trò tiền tệ.
Về bản chất , tiền cũng là hàng hóa với đầy đủ 2 thuộc tính (giá trị và giá trị sử dụng), tuy
nhiên tiền tệ còn là một loại hàng hóa đặc biệt ở chỗ nó được tách ra làm làm vật ngang giá chung
cho tất cả mọi loại hàng hóa, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những
người sản xuất hàng hóa.
Về chức năng, tiền có 5 chức năng cơ bản. Một là tiền được dùng để đo giá trị của các hàng
hóa khác, giá trị của mỗi hàng hóa được biểu thị ở một lượng tiền nhất định, gọi là giá cả của hàng
hóa. Hai là trong lưu thông hàng hóa, tiền như một loại phương tiện lưu thông làm chức năng môi giới
trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa. Ba là tiền sau khi rút ra khỏi lưu thông nó có chức năng
cất trữ, dự trữ để đến khi cần lại được đem ra mua hàng hóa. Bốn là tiền có chức năng làm phương
tiện thanh toán khi mua hàng, trả tiền mua chịu, trả nợ. Năm là tiền tệ thế giới dùng làm công cụ mua
bán, thanh toán quốc tế, công cụ dịch vụ, di chuyển của cải từ nước này sang nước khác.
Tiền là sản phẩm cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện
đầu tiên của tư bản. Nói cách khác, sự chuyển hóa của tiền thành tư bản được bắt đầu bằng việc
nhà tư bản ứng ra một lượng tiền để mua hàng hóa rồi biến hàng hóa này thành một lượng tiền lớn
hơn số tiền bỏ ra ban đầu, số tiền trội hơn này được Mác gọi là giá trị thặng dư, Như vậy, giá trị trở
thành giá trị tự vận động và với tư cách như thế nó trở thành tư bản. Tuy nhiên không phải mọi tiền
đều biến thành tư bản. Tiền chỉ trở thành tư bản khi nó được nhà tư bản đưa vào kinh doanh để thu
về một lượng tiền lớn hơn bằng cách bóc lột lao động của người làm thuê thông qua việc chiếm hữu
giá trị thặng dư do người công nhân làm thuê tạo ra. Như vậy, tư bản liên quan đến vấn đề bóc lột, là
quan hệ giữa người với người (giữa chủ với người làm thuê), nó không chỉ là quan hệ kinh tế mà còn
là quan hệ giai cấp, quan hệ chính trị, quan hệ xã hội.
Để xem xét sự khác nhau giữa tiền và tư bản, chúng ta hãy xem xét sự khác nhau của
tiền và tư bản trong lưu thông hàng hóa 1
Trong lưu thông hàng hóa giản đơn tiền vận động với tính cách là phương tiện lưu thông
theo công thức H-T-H. Trong lưu thông tư bản, tiền tệ vận động với tính cách là tư bản theo công
thức T-H-T’ . Như vậy, ta so sánh hai công thức lưu thông nói trên để phân biệt tiền và tư bản.
* Những điểm giống nhau : cả 2 công thức lưu thông trên đều cấu thành bởi 2 nhân tố
hàng và tiền, đều phản ánh 2 hành vi đối lập nhau là mua và bán và đều biểu hiện quan hệ kinh
tế giữa người mua và người bán.
* Những điểm khác nhau : Giữa 2 hình thức lưu thông trên có những điểm khác nhau về chất như sau:
- Một là trình tự các điểm xuất phát và hành vi khác nhau. Lưu thông hàng hóa giản đơn
bắt đầu bằng hành vi bán (H-T) và kết thúc bằng hành vi mua (T-H). Điểm xuất phát và kết thúc
của quá trình đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Ngược lại, lưu thông của tiền với
tư cách là tư bản bắt đầu bằng hành vi mua (T-H) và kết thúc bằng hành vi bán (H-T’), tiền vừa là
điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hóa đóng vai trò trung gian.
- Hai là sự khác nhau về mục đích. Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị
sử dụng của hàng hóa (các hàng hóa trao đổi với nhau phải có giá trị sử dụng khác nhau). Còn
mục đích của lưu thông tư bản là giá trị và giá trị lớn hơn nên số tiền thu về phải lớn hơn số tiền
ứng ra. Vậy với tính cách là tư bản, công thức vận động của tiền là T-H-T’, trong đó T’ = T+t, với
T là lượng tiền ứng ra ban đầu gọi là tư bản, t là số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra, gọi là giá
trị thặng dư. Như vậy, trong công thức chung của tư bản T-H-T’ (T’=T+m), tư bản cho dù là mang
hình thái cụ thể nào cũng đều là mang lại giá trị thặng dư
- Ba là giới hạn và phạm vi của tiền trong 2 hình thức lưu thông trên khác nhau. Trong
lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền chỉ là phương tiện lưu thông để đạt được mục đích tiêu dùng
nằm ngoài lưu thông, nên sự vận động của tiền có giới hạn. Nó sẽ chấm dứt ở giai đoạn thứ hai,
khi Tiền (T) chuyển thành Hàng hóa (H). Còn mục đích của lưu thông tư bản là làm cho giá trị
không ngừng tăng lên, (tức là làm tăng giá trị thặng dư), vì vậy sự vận động của nó là không có giới hạn
Từ công thức chung của tư bản: T-H-T’ làm cho người ta lầm tưởng rằng cả sản xuất lẫn
lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Thật ra, lưu thông có tạo ra giá trị và làm
tăng thêm giá trị không? Hay nói cách khác ý kiến của Mác “Tư bản không thể xuất hiện
từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện từ bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong
lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” là đúng hay sai?
Thật vậy, lưu thông là quá trình trong đó diễn ra các hành vi mua và bán. Nếu mua – bán
ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái, từ tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền, còn tổng số
giá trị cũng như phần giá trị trong tay mỗi người tham gia trước và sau trao đổi vẫn không thay
đổi. Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, nếu hàng hóa được bán cao hơn giá trị, thì
người bán sẽ được lời, còn nếu hàng hóa bán thấp hơn giá trị thì người mua được lời. Nhưng
trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất đều là vừa là người mua vừa là người bán, không
thể có người chỉ bán mà không mua và ngược lại. Vì vậy cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ là cái
thiệt khi mua. Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ, bán đắt thì tổng giá trị toàn xã hội
không hề tăng lên, bởi vì số giá trị mà những người này thu được chẳng qua là sự ăn chặn và
đánh cắp số giá trị của người khác mà thôi. Từ sự phân tích trên cho thấy lưu thông không tạo ra
giá trị và giá trị thặng dư. Nhưng rõ ràng nếu không có lưu thông, tức là tiền để trong tủ sắt, hàng
hóa để trong kho thì cũng không thể có được giá trị thặng dư.
Như vậy là tư bản vừa sinh ra trong quá trình lưu thông lại vừa không thể sinh ra trong
quá trình lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. Giá trị thặng dư
trong lưu thông tư bản bắt nguồn từ đặc tính của một thứ hàng hóa đặc biệt mà khi mua bán nó
tìm được giá trị tăng thêm: đó là hàng hóa sức lao động. 2
II. Phân biệt sản xuất hàng hóa với sản xuất tư bản chủ nghĩa, rút ra điều kiện tồn tại và phát
triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa :
Hình thức sản xuất của một nền kinh tế là cách thức tổ chức sản xuất của nền kinh tế đó để đáp
ứng cơ bản những vấn đề của một nền kinh tế (sản xuất ra cái gì, sản xuất bao nhiêu ? sản xuất
như thế nào ? sản xuất cho ai ?).
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người cho đến nay, có thể có những hình thức sản
xuất chủ yếu sau : sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất mang tính hành chính và sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là việc sản xuất mà trong đó mọi hành vi sản xuất và trao đổi hàng hóa để thỏa
mãn những vấn đề cơ bản của nền kinh tế phải căn cứ vào giá cả thị trường.
Trong sản xuất hàng hóa, một số khái niệm về hàng hóa và sản xuất lao động hàng hóa
được xác định như sau :
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người và
đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán. Nhưng không phải bất kỳ sản phẩm nào cũng là hàng
hóa, những sản phẩm tiêu dùng nhưng không thông qua trao đổi mua bán thì nó không phải là hàng
hóa. Điều đó có nghĩa là khi sản phẩm mang quan hệ trao đổi mua bán nó sẽ mang hình thức mới là
hàng hóa. Khi là hàng hóa, nó sẽ có 2 thuộc tính, đó là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng của
hàng hóa là công dụng hoặc là tính có ích của hàng hóa đó đối với người mua. Giá trị sử dụng
thường do yếu tố vật chất và trình độ chuyên môn của người sản xuất quyết định. Còn giá trị của
hàng hóa là cơ sở cho các giá trị trao đổi, giữa các hàng hóa với nhau, nó chính là do lao động của
người sản xuất hàng hóa tạo ra. Giá trị của hàng hóa mang quan hệ xã hội, quan hệ của những người
trao đổi mua bán hàng hóa đó.
Lao động sản xuất hàng hóa : là lao động để làm ra hàng hóa đó nhằm bán hoặc trao đổi
chúng trên thị trường. Lao động sản xuất hàng hóa mang tính chất 2 mặt. Hai mặt đó là: lao động cụ
thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa; lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Lao động cụ
thể là lao động có ích, dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có
một đối tượng cụ thể, một hệ thống phân phối và đối tượng cụ thể để sản xuất ra một giá trị sử dụng
cụ thể có thể chuyển được những giá trị của tư liệu sản xuất vào trong hàng hóa mới. Lao động trừu
tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa biểu hiện sự hao phí sức lao động của con người về
cơ bắp, tinh thần… trong quá trình lao động chung của con người, không kể hình thức cụ thể của nó
như thế nào. sự hao phí lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, một cách cụ thể
hơn giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa đã kết tinh trong hàng
hóa đó. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt vừa thống nhất vừa mâu thuẫn của lao
động sản xuất hàng hóa, do đó, 2 thuộc tính của hàng hóa cũng vừa thống nhất và đối lập với nhau.
Sự đối lập ấy được bộc lộ ra khi thực hiện hàng hóa trên thị trường biểu hiện ở 2 cực đối lập mua và
bán. Chỉ khi sự đối lập đó được chuyển hóa thông qua sự thỏa thuận thì khi đó hàng hóa mới thực
hiện được giá trị và giá trị sử dụng của mình
Sự ra đời của sản xuất hàng hóa gắn liền với sự phát triển của phân công lao động và trao
đổi, nó tồn tại trong chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa. Theo
Mác thì SX hàng hóa chỉ tồn tại trong một số phương thức xã hội gắn với những điều kiện lịch sử nhất
định. Những điều kiện lịch sử đó là : phải có sự phân công lao động xã hội và phải có sự tách biệt
tương đối về kinh tế của những người sản xuất hàng hóa. Sự phân công lao động xã hội là sự phân
chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất, tạo nên sự chuyên môn hóa lao động.
Do có sự phân công lao động, mỗi người chỉ sản xuất một thứ hay vài thứ sản phẩm nên người sản
xuất này phải dựa vào người sản xuất khác, phải trao đổi mua bán sản phẩm của nhau. Tuy nhiên, chỉ
có sản phẩm của lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới trao đổi với nhau như
những hàng hóa. Vậy sản xuất hàng hóa ra đời không phải chỉ có điều kiện phân công lao động mà
còn điều kiện thứ hai, đó là phải có sự tách biệt tương đối về kinh tế của những người sản xuất
hàng hóa. Sự tách biệt này do lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau của những
người sản xuất hàng hóa. Đó là sự tách biệt do chế độ sở hữu quy định. Ngoài ra, sự tách biệt còn do
chế độ sử dụng, sự khác nhau giữa các loại lao động có ích với tư cách là công việc của những chủ
thể sản xuất độc lập, của những ngành nghề lao động khác nhau. Trong những điều kiện đó khi muốn
tiêu dùng sản phẩm của nhau họ phải thông qua mua bán sản phẩm, tức là phải trao đổi dưới hình
thức hàng hóa, làm cho sản xuất hàng hóa ra đời. 3
Trong kinh tế hàng hóa giản đơn, người sản xuất trực tiếp là người sở hữu tư liệu sản xuất,
hoặc thuê tư liệu sản xuất để sản xuất, làm cho sản xuất phát triển. Dưới sự trao đổi của quy luật giá
trị, sự biến động của giá cả, của cạnh tranh đã làm phân hóa những người sản xuất thành người giàu,
trở thành ông chủ, và những người nghèo trở thành người làm thuê. Thêm vào đó, quá trình tích lũy
ban đầu của tư bản bằng bạo lực đã tạo thêm điều kiện để người giàu có đủ điều kiện để xây dựng
nhà máy, mua nguyên vật liệu và thuê công nhân sản xuất nhằm thu về lợi nhuận, phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.
Như vậy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời từ sự chuyển kinh tế hàng hóa giản
đơn thành kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chúng phải có hai điều kiện: một là có sự tập trung một
số tiền lớn vào trong tất yếu một số ít người đủ để lập ra các xí nghiệp; hai là có một lớp người tự do,
không phải là nô lệ, họ không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản. Trong
sản xuất tư bản chủ nghĩa, người sản xuất trực tiếp là những công nhân làm thuê, không phải là
người sở hữu tư liệu sản xuất, còn tư liệu sản xuất thuộc nhà tư bản, sản phẩm lao động do công
nhân làm thuê tạo ra thuộc về chủ sở hữu tư liệu sản xuất.
Sự phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa do tác động của quy luật giá trị tạo ra 2
điều kiện tồn tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa , tuy nhiên nếu để chúng hình thành tự
phát thì rất chậm chạp, cần phải có một thời gian dài mới có thể tạo ra những điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Trong thực tế, sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được đẩy nhanh nhờ
quá trình tích lũy ban đầu của tư bản. Quá trình tích lũy ban đầu của tư bản là quá trình con người
bằng bạo lực tách rời sức lao động ra khỏi tư liệu sản xuất và tập trung những tư liệu sản xuất ấy vào
trong tay nhà tư bản. Thực chất đó là quá trình giai cấp tư sản dùng bạo lực tước đoạt TLSX của
người sản xuất nhỏ, nó vừa là tiền đề kinh tế vừa là điều kiện góp phần đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Tóm lại, sản xuất tư bản chủ nghĩa phát sinh từ nền sản xuất hàng hóa nhỏ qua quá trình
phân hóa những người sản xuất bởi quy luật khách quan và quá trình tích lũy nguyên thủy đẫm máu
do giai cấp tư sản tiến hành.
Nền sản xuất hàng hóa và nền sản xuất tư bản chủ nghĩa có những đặc điểm giống và khác
nhau về mặt cơ bản như sau :
- Những điểm giống nhau : sản xuất hàng hóa và sản xuất tư bản chủ nghĩa đều là nền sản
xuất dựa trên sự phân công lao động xã hội và có chế độ tư hữu với nhiều hình thức sở hữu độc lập
độc lập tương đối của những người sản xuất hàng hóa
- Những điểm khác nhau : trong sản xuất hàng hóa, người sản xuất trực tiếp là người sở hữu
về tư liệu sản xuất, trong khi đó ở sản xuất TBCN người sản xuất trực tiếp là công nhân làm thuê,
không phải là người sở hữu về tư liệu sản xuất , tư liệu sản xuất thuộc về nhà tư bản. Trong sản xuất
hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra thuộc về người sản xuất trực tiếp, trong khi đó ở sản xuất TBCN sản
phẩm sản xuất ra thuộc về nhà tư bản. 4
Document Outline
- Lớp : B30
- BÀI BÁO CÁO SEMINAR
- Bài làm
- Từ công thức chung của tư bản: T-H-T’ làm cho người ta lầm tưởng rằng cả sản xuất lẫn lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Thật ra, lưu thông có tạo ra giá trị và làm tăng thêm giá trị không? Hay nói cách khác ý kiến của Mác “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện từ bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” là đúng hay sai?
- II. Phân biệt sản xuất hàng hóa với sản xuất tư bản chủ nghĩa, rút ra điều kiện tồn tại và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa :
- Hình thức sản xuất của một nền kinh tế là cách thức tổ chức sản xuất của nền kinh tế đó để đáp ứng cơ bản những vấn đề của một nền kinh tế (sản xuất ra cái gì, sản xuất bao nhiêu ? sản xuất như thế nào ? sản xuất cho ai ?).
- Trong sản xuất hàng hóa, một số khái niệm về hàng hóa và sản xuất lao động hàng hóa được xác định như sau :