-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 10
Phân tích sáu câu thơ đầu :"Rồi hóng mát...tịch dương" - Câu thơ đầu tiên diễn tả cuộc sống của Nguyễn Trãi sau khi lui về ở ẩn sau những tháng ngày mệt mỏi chốn quan trường. - Bức tranh thiên nhiên mùa hè: "Hoè đùn...mùi hương" + Những sự vật đặc trưng, quen thuộc của mùa hè: cây hoè, cây lựu, hoa sen. + Màu sắc nổi bật: màu xanh, đỏ, hồng + Trạng thái sự vật: đùn đùn, rợp, phun , tiễn... Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 10 194 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 10
Phân tích sáu câu thơ đầu :"Rồi hóng mát...tịch dương" - Câu thơ đầu tiên diễn tả cuộc sống của Nguyễn Trãi sau khi lui về ở ẩn sau những tháng ngày mệt mỏi chốn quan trường. - Bức tranh thiên nhiên mùa hè: "Hoè đùn...mùi hương" + Những sự vật đặc trưng, quen thuộc của mùa hè: cây hoè, cây lựu, hoa sen. + Màu sắc nổi bật: màu xanh, đỏ, hồng + Trạng thái sự vật: đùn đùn, rợp, phun , tiễn... Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 10 194 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
![](/storage/uploads/documents/1b10204fd6ef9e4b088f5600827427ba/bg1.png)
![](/storage/uploads/documents/1b10204fd6ef9e4b088f5600827427ba/bg2.png)
![](/storage/uploads/documents/1b10204fd6ef9e4b088f5600827427ba/bg3.png)
![](/storage/uploads/documents/1b10204fd6ef9e4b088f5600827427ba/bg4.png)
![](/storage/uploads/documents/1b10204fd6ef9e4b088f5600827427ba/bg5.png)
![](/storage/uploads/documents/1b10204fd6ef9e4b088f5600827427ba/bg6.png)
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi chọn lọc hay nhất
1. Dàn ý phân tích bài thơ "cảnh ngày hè" 1.1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 1.2. Thân bài
* Phân tích sáu câu thơ đầu :"Rồi hóng mát...tịch dương"
- Câu thơ đầu tiên diễn tả cuộc sống của Nguyễn Trãi sau khi lui về ở ẩn sau những tháng ngày mệt mỏi chốn quan trường.
- Bức tranh thiên nhiên mùa hè: "Hoè đùn...mùi hương"
+ Những sự vật đặc trưng, quen thuộc của mùa hè: cây hoè, cây lựu, hoa sen.
+ Màu sắc nổi bật: màu xanh, đỏ, hồng
+ Trạng thái sự vật: đùn đùn, rợp, phun , tiễn...
+ Mùi hương: hương sen cuối mùa
=> Miên tả bức tranh ngày hè sống động, rực rỡ
- Bức tranh cuộc sống con người: "lao xao...tịch dương"
+ Âm thanh: Từ phiên chợ, tiếng ve kêu
+ Nghệ thuật: từ láy, đảo cấu trúc câu
=> Diễn tả cuộc sống ồn ã, tràn đầy sức sống, tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, cuộc sống.
* Phân tích hai câu thơ cuối: "Dẽ có Ngu cầm...đòi phương".
- Sử dụng điển tích tích, điển cố "ngu cầm": câu chuyện về hai vị vua nhân đức Nghiêu - Thuấn luôn chăm
lo cho đời sống nhân dân, vì vậy hai triều đại này luôn ấm no, thai bình.
- Mong ước của nhà thơ đó là muốn có cây đàn để ca ngợi cảnh thiên nhiên và cuộc sống thanh bình, mong
muốn đất nước thái bình nhân dân ấm no. 1.3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của bài thơ.
2. Một số mẫu phân tích bài thơ "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi 2.1. Mẫu 1
Nguyễn Trãi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông luôn sống giao hoà với thơ, với thiên
nhiên và con người. Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã sáng tác nhiều bài thơ
đặc sắc, trong đó có bài số 43 trong chùm thơ "Báo kính cảnh giới". Tác phẩm "cảnh ngày hè" là bức tranh
phong cảnh mùa hè độc đáo về thiên nhiên, phong cảnh sống sinh hoạt nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự
của tác giả về vận mệnh đất nước.
Những câu thơ đầu tiên, tác giả đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên rực rỡ, tràn đầy sức sống của mùa hè
với một không khí náo nhiệt, rộn ràng của cuộc sống thường nhật.
"Rồi, hóng mát thuở ngày trường"
Câu thơ mở đầu với lời thơ thể hiện sự nhàn hạ hưởng thụ ngày hè của một con người thanh thản, không
vướng bận, chữ "rồi" như nhấn mạnh sự nhàn rỗi của nhà thơ. Nhưng có vẻ ẩn sâu trong đó là tiếng thở dài
của nhà thơ. Trong một câu thơ đời Đường viết:
"Lục thu âm nồng hạ nhật trường"
Thật đặc biệt, trong thơ của Nguyễn Trãi có sự đồng nghĩa " thuở ngày thường". Bài thơ được ra đời trong
hoàn cảnh Nguyễn Trãi lui về ở ấn, tránh xa chốn quan trường đầy cám dỗ, chính vì vậy nhà thơ đã có cơ
hội tận hưởng hết cái đẹp của ngày hè. Liệu ý thơ đó chỉ đơn thuần là những cảm nhận về thời gian hay là
những tâm tư, nỗi niềm của nhân vật trữ tình gửi gắm vào khung cảnh ngày hè căng tràn sức sống.
"Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương".
Chỉ với ba câu thơ ngắn gọn mà nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh ngày hè rực rỡ với
những màu sắc tươi sáng mang nét đặc trưng của mùa hè. Nổi bật trong bức tranh ấy là màu xanh của tán
hoè như làm dịu đi cái nắng gay gắt, Nguyễn Trãi đã khéo léo lồng ghép màu đỏ của thạch lựu trước hiên
nhà cùng sắc thắm hồng của áo sen toả ngát hương thơm.
Nếu như trong các tác phẩm thơ cổ, những thi sĩ thường dùng những màu sắc trầm, nhưng trong thơ của
Ức Trai đã có một sự phá cách, đó không còn là bức tranh tiêu điều, ảm đạm mà là những khung cảnh tươi
vui, tràn đầy sức sống. Đó không chỉ là sức sống của thiên nhiên mà còn là những mạch sống đang tràn trề
ẩn sâu bên trong mỗi sự vật, tất cả được thể hiện qua những động từ mạnh "đùn đùn", "phun". Hình ảnh ao
sen không chỉ khơi gợi cho người đọc một mùi hương thơm ngát, lan toả khắp không gian.
Hình ảnh lựu đỏ xuất hiện không ít trong các tác phẩm có thể kể tới như của Nguyễn Du với hình ảnh "Đầu
tường lửa lựu lập loè đơm bông" hay trong "Hồng đức quốc âm thi tập":
"Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi"
Tất cả có một điểm chung đó là đều miêu tả một mùa hè nóng bức, ngột ngạt. Nhưng trong thơ của Nguyễn
Trãi lại khác, một mùa hè xanh ngát xanh, phải chăng nhà thơ đã mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận cuộc
sống, để nhìn ra những sức sống tràn trề đang tràn ngập bên trong mỗi sự vật.
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương".
Không chỉ giúp người đọc cảm nhận được màu sắc, Nguyễn Trãi còn giúp chúng ta hình dung những âm
thanh của cuộc sống thật sôi động. Bức tranh với âm thanh sôi động khiến cho thiên nhiên lúc chiều tà
không hề ảm đạm. Những hình ảnh quen thuộc dần xuất hiện trong bài thơ theo một cách đặc biệt bằng
cách đảo các tính từ "lao xao", "dắng dỏi" lên đầu làm nổi bật cuộc sống náo nhiệt, xoá tan không khí hiu quạnh.
Phiên chợ chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự sống của con người hiện lên với những âm thanh của
người mua, kẻ bán, tiếng nói cười trong không gian yên bình. Nhà thơ đang hướng lòng mình về những âm
thanh bình dị. Tiếng ve là hình ảnh vô cùng quen thuộc, nó như một bản nhạc mùa hè mà thiên nhiên ban
tặng. Cùng viết về mùa hè nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Trãi diễn tả một cuộc sống đang sinh sôi,
ngay cả khi chiều tà, một khung cảnh thật thành bình, khác với mùa hè trong thơ của Nguyễn Khuyến oi nồng: "Tháng tư đầu mùa hạ Tiết trời oi ả Tiếng dế kêu thiết tha Đàn muỗi bay tơi tả".
Lí do có sự khác biệt đó chính là Nguyễn Trãi cảm nhận thiên nhiên bằng sức sôngs đang trào dâng trong
tâm hồn mình, còn Nguyễn Khuyến lại mượn cảnh ngày hè để dãi bày tâm sự. Sống trong bình yên, vô lo
vô nghĩ nhưng trong sâu thẳm tấm lòng của Ức Trai vẫn đau đáu một nỗi niềm lo cho dân, cho nước.
"Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".
Tác giả hoài bão về một thời thịnh vượng Đường Ngu, nhà thơ muốn mượn cây đàn Ngu cầm để gảy nên
khúc Nam Phong ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị hay đó chỉ là những ước mong của nhà thơ về tương lai,
về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Dù theo hướng suy nghĩ nào đi nữa thì chúng ta đều cảm nhận được
tấm lòng yêu nước của nhà thơ. Những lời thơ dản dị mộc mạc được cất lên từ một tấm lòng chân thành,
một con tim cháy bỏng với tính yêu nước thương dân, ông luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích bản thân.
Với thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, nhịp thơ đa dạng, linh hoạt. Bài thơ là một sự phá cách bằng cách sử
dụng nhiều hình ảnh sinh động qua cách miêu tả thiên nhiên bằng các động từ mạnh làm cho bức tranh
ngày hè tràn đầy sức sống. Đọc bài thơ, ta không chỉ thấy được cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà còn ẩn sâu
trong đó là tấm lòng cao cả của nhà thơ.
Bằng chiếc thuyền tâm hồn có mái chèo là ngòi bút, Nguyễn Trãi đã đặt cả tâm hồn yêu thiên nhiên và cái
đẹp vào từng câu thơ, khiến sự vật như hồi sinh. Bên cạnh đó người đọc còn nghe được tiếng lòng, tiếng
yêu cuộc sống, yêu quên hương của thi sĩ. 2.2. Mẫu 2
Nguyễn Trãi là nhà thơ lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại sự nghiệp văn học đồ sộ,
qua các tác phẩm đó, chúng ta phần nào cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn nhân cách của Nguyễn Trãi.
Vẻ đẹp tâm hồn đó được thể hiện qua hầu hết các tác phẩm của ông, đặc biệt là trong tác phẩm "cảnh ngày
hè". Tác phẩm cho thấy tình yêu thiên nhiên ẩn chứa tấm lòng vì dân vì nước.
Nguyễn Trãi hiệu là ức Trai, ông là một nhà chính trị, là danh nhân văn hoá thế giới. Sau khi từ bỏ chốn
quan trường, ông lui về ở ẩn, trong thời gian đó ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ nhưng phần lớn đã bị thất
lạc. Tác phẩm "Cảnh ngày hè" là bài thơ số 43 thuộc chùm thơ "Bảo kính cảnh giới"
"Rồi hóng mát thuở ngày thường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".
Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật với bốn phần đề- thực-luận-kết. Câu thơ đầu
với những nét vẽ đã đưa ngay không khí mùa hè đến với người đọc:
"Rồi, hóng mát thuở ngày thường"
"Rồi hóng mát" gợi ra hình ảnh thi nhân nhân dịp nhàn rỗi đang hóng mát ngày hè. Nhà thơ đã phát hiện ra
sự chênh lệch đặc trưng của mùa hè ngày dài đêm ngắn "thuở ngày trường". Câu thơ giới thiệu hoàn cảnh
thưởng an nhàn bất đắc dĩ. Lời thơ biểu đạt sự nhàn rỗi của nhà thơ trong một ngày hè không vướng bận
điều gì, chữ "rồi" được tách riêng với câu thơ như nhấn mạnh sự nhàn rỗi của nhà thơ, tuy nhiên khi đọc
sâu, hiểu khĩ, ta lại thấy như đó là tiếng thở dài của nhà thơ. Phải chăng những tâm tư nỗi niềm của nhà thơ
được dồn nén qua những câu thơ tiếp theo:
"Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương".
Chỉ với ba câu thơ ngắn, Ức Trai đã vẽ ra trước mắt chúng ta một khung cảnh mùa hè rực rỡ với những sắc
màu nổi bật. Những sự vật xung quanh đều ở trạng thái tràn đầy sức sống, đua nhau khoe sắc, toả hương.
Cây hoè với tán lá xanh mát, cây lựu với những bông hoa đỏ rực, và những bông sen hồng với mùi hương
thơm ngát, dễ chịu lan toả trong không gian. Hình ảnh những sự vật được nhà thơ khéo léo sắp xếp từ cao
xuống thấp.Ở tầm nhìn nào thi sĩ cũng cảm thấy thiên nhiên cũng căng tràn sức sống. Một loạt những động
từ mạnh "đùn đùn", "phun", "giương" càng thể hiện sức sống mãnh liệt bên trong mỗi sự vật.
Nếu như trong thơ của các nhà thơ thế hệ trước, những màu sắc trong đó thường là những màu ảm đạm, u
buồn, cảnh vật không có sức sống, nhưng Nguyễn Trãi đã thoát khỏi "con đường mòn" đó, bức tranh trong
thơ của Nguyễn Trãi đầy màu sắc và sức sống. Cái độc đáo mới lạ của nhà thơ đó là đã khéo léo thổi hồn
vào những sự vật vô tri vô giác.
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
Nếu như bên trên là sự miêu tả cảnh sắc thiên nhiên độc đáo thì hai câu thơ tiếp theo lại diễn tả cuộc sống
náo nhiệt. Hình ảnh chợ là một hình ảnh vô cùng quen thuộc ở làng quê Việt Nam, chợ trong thơ của
Nguyễn Trãi đã là lúc về chiều tà "tịch dương", nhưng trái với vẻ ảm đạm của cảnh vật, những âm thanh từ
chợ cá "lao xao" và tiếng ve đã xua tan đi cái u ám ấy. Hai từ láy "lao xao", "dắng dỏi" được đảo lên đầu câu
làm nổi bật lên âm thanh sôi động, náo nhiệt, xoá tan không khí quạnh hiu. Đặc biệt là cảnh chợ cá là sự
xuất hiện của sự sống với những âm thanh của người bán kẻ mua, tiếng nó cười...đó là những âm thanh
bình dị quen thuộc . Nhà thơ hướng về cuộc sống, cảm nhận bằng tất cả các giác quan của mình. Tiếng ve
là đặc trưg của mùa hè, nó như là một bản nhạc du dương trầm bổng rộn ràng. Ý thơ như diễn tả một cuộc
sống đang sinh sôi, tiếp diễn ngay cả khi sắp tàn. Nếu như ta cảm nhận được cuộc sống đang trào dâng
trong bức tranh mùa hè của Nguyễn Trãi, thì đối với mùa hè của Nguyễn Khuyến oi nồng, u uất: "Tháng tư đầu mùa hạ Tiết trời thực oi ả Tiếng dế kêu thiết tha Đàn muỗi bay tơi tả"
Những câu thơ diễn tả sự nhộn nhịp của cuộc sống con người là sự gợi ý mong ước của Nguyễn Trãi
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"
Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng của Nguyễn Trãi không còn ý
nghĩa gì nữa, hai câu thơ kết bài chính là tiếng lòng của nhà thơ. Thi nhân mượn điển tích đàn Ngu cầm của
vua Nghiêu Thuấn với hình ảnh về đời sống nhân dân an cư lạc nghiệp, thái bình thịnh trị. Mặc dù sống
giữa thiên nhiên an nhàn, nhưng trong thâm tâm mình tác giả không nhàn, lúc nào cũng đau đáu một nỗi
niềm với đất nước, với dân tộc, ông khao khát một cuộc sống nhân dân bình yên, dất nước thịnh trị, không có đao binh.
Những lời thơ rất đỗi giản dị và mộc mạc được cất lên từ mộ tấm lòng rất đỗi chân thành, một con tim luôn
cháy bỏng với tình yêu nước. Ức Trai luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu với một niềm mong
mỏi cao cả, sự nhàn rỗi thảnh thơi luôn phải song hành với cuộc sống no đủ, bình yên. Với kết cấu đầu cuối
tương ứng đã tạo nên mạch đầy ẩn ý trong toàn bài thơ.
Bằng việc sử dụng ngôn ngữ sinh động, hình ảnh tiêu biểu, các động từ mạnh diễn tả nội lực từ bên trong
sự vật. Nguyễn Trãi không chỉ khắc hoạ bức tranh mùa hè sống động mà còn đặt trong đó những cảm xúc
từ đáy lòng mình. Cảnh ngày hè là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi về hình thức thơ, cũng như cách
sử dụng ngôn ngữ. Tấm lòng nhà thơ đầy tình nghĩa và cao cả khiến người đọc kính trọng biết ơn những
đóng góp của nhà thơ dành cho đất nước.
"Cảnh ngày hè" không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên sinh động mà hàm chứa một tâm tình của nhà
thơ. Bản thân Nguyễn Trãi muốn thoát tục, ngắm ánh hoàng hôn nhưng chính thiên nhiên xung quanh đã
làm lay động tấm lòng nhà thơ muốn hoà cùng niềm vui cuộc sống, đó không phải cuộc sống lẩn tránh thực
tại mà là phản chiếu tâm hồn yêu dới thiết tha, đón nhận cuộc sống để quên đi muộn phiền.