-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích các hoạt động truyền thông về phòng chống Covid-19 mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua | Tiểu luận giữa kỳ lý thuyết truyền thông
Báo chí chính thống là những nguồn thông tin nhanh chóng, đáng tin cậy, chính xác đề cập, định hướng dư luận về những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và được bảo vệ bởi Hiến pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng từng xác định: Báo chí là công cụ đắc lực của Đảng với thông tin nhanh chóng nhất, phổ cập nhất, phản ánh một cách chủ động và trung thực mọi mặt của đời sống xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Phân tích các hoạt động truyền thông về phòng chống Covid-19 mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua | Tiểu luận giữa kỳ lý thuyết truyền thông
Báo chí chính thống là những nguồn thông tin nhanh chóng, đáng tin cậy, chính xác đề cập, định hướng dư luận về những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và được bảo vệ bởi Hiến pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng từng xác định: Báo chí là công cụ đắc lực của Đảng với thông tin nhanh chóng nhất, phổ cập nhất, phản ánh một cách chủ động và trung thực mọi mặt của đời sống xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ TIỂU LUẬN
LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
Đề tài: Phân tích các hoạt động truyền thông về phòng chống Covid-19
mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua. Đánh giá những thành
công và hạn chế.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nguyệt Anh - 2151050006
Lớp: K41A1 Truyền thông đại chúng
Chủ đề: Phân tích các hoạt động truyền thông về phòng chống
Covid-19 mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua. Đánh
giá những thành công và hạn chế.
I: Huy động sức mạnh của nền báo chí chính thống
1: Báo chí chính thống a. Khái niệm
Báo chí chính thống là những nguồn thông tin nhanh chóng, đáng tin
cậy, chính xác đề cập, định hướng dư luận về những vấn đề chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội và được bảo vệ bởi Hiến pháp.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng từng xác định: Báo chí là công cụ
đắc lực của Đảng với thông tin nhanh chóng nhất, phổ cập nhất, phản ánh
một cách chủ động và trung thực mọi mặt của đời sống xã hội; thông tin
cập nhật tình hình trong nước và quốc tế. b. Vai trò
Sự kiện tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra
số đầu tiên vào ngày 21-6-1925 đã đánh dấu sự ra đời chính thức của Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chứng kiến sự ra đời của các tiến bộ công nghệ như báo điện tử,
truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, radio, diễn đàn, blogs rồi đến cả
các nền tảng truyền thông xã hội nổi bật như Facebook, Youtube, Netflix,
… nhưng báo chí truyền thống vẫn giữ vững vai trò quan trọng không thể
thiếu trong đời sống xã hội của con người.
Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra nghiêm
trọng, con người ta cần đến những nguồn tin chính xác, uy tín vì vậy báo
chí chính thống chính là sự ưu tiên hàng đầu trong công tác tuyên truyền
các vấn đề về bệnh dịch trong và ngoài nước, cung cấp số liệu xác đáng cho
mọi người. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng nhất mà các nền tảng truyền
thông xã hội khác không thể thay thế được báo chí chính thống.
2: Các hoạt động truyền thông của báo chí chính thống
Ngay từ khi dịch Covid-19 mới bùng phát (12-2019), chưa lan rộng
ra thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, báo chí truyền thông trong
nước đã vào cuộc một cách tích cực. Tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin,
tuyên truyền về phòng chống dịch COVID-19, Thứ trưởng thường trực Bộ
Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhấn mạnh tính chất trọng tâm của báo chí với
quan điểm “Kịp thời - Minh bạch - Chính xác - Tin cậy” ( Cổng thông tin
của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19; 16-06-2020). Cùng với quan điểm đó,
nền báo chí chính thống càng đẩy mạnh các công tác truyền thông về đại
dịch COVID-19 với những hoạt động vô cùng hữu ích, thiết thực:
- Dịch bệnh COVID-19 diễn ra nghiêm trọng buộc các nhà báo,
phóng viên phải tác nghiệp tại những vùng tâm dịch để có thể cập nhật
được thông tin chính xác, nhanh chóng đến mọi người dân. Toàn bộ đều
được cấp khẩu trang, đồ bảo hộ; xe đưa đón trang bị nước sát khuẩn và
phun khử trùng khi đi từ vùng dịch về. Thậm chí, các phóng viên phải sử
dụng cây sào nối với micro để giữ khoảng cách theo đúng quy định. Và còn
rất nhiều những thay đổi khó khăn mà những người làm báo chí phải chấp
nhận vượt qua trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn. Cùng với sự đánh đổi
mạo hiểm đó là những cảnh quay, hình ảnh chân thực tại các ổ dịch đang
hoành hành. Đặc biệt là hình ảnh cống hiến hết mình của các chiến sỹ áo
trắng, sự hy sinh trong thầm lặng của lực lượng bộ đội, biên phòng, đội ngũ
cán bộ,… Tất cả đã góp phần chuyển tải được tinh thần “Đoàn kết, tương
thân, tương ái” đến với mọi người dân, giúp chúng ta thấu hiểu, cảm thông
sự hy sinh lớn lao của những con người tuyến đầu, nắm bắt được nỗi nguy
hại của dịch bệnh COVID-19 để từ đó có ý thức phòng tránh đúng mực, chuẩn xác.
( Nhà báo tác nghiệp trong khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Quốc Dũng - Thông tấn xã Việt Nam)
Tại các cơ quan báo chí chính thống như Đài Phát thanh Việt Nam, Đài
Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Báo
Nhân dân,…đã mở các chuyên mục phòng chống dịch bệnh COVID-19, tăng
cường thêm thời lượng tuyên truyền mỗi ngày. Đặc biệt, trên các kênh VTV1,
VTV3, tình hình dịch bệnh được cập nhật thường xuyên trong ngày với các
thông tin, văn bản, hình ảnh thực tế, nhanh chóng; có những văn bản được
cung cấp, bổ sung ngay trong đêm sau khi được các lãnh đạo ban hành. Nhắc
đến VTV không thể không nhắc đến chương trình Thời sự được phát sóng đều
đặn mỗi tối lúc 7 giờ. Nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người xem, Ban
Thời sự vẫn đặt nhiệm vụ cập nhật tin tức nhanh chóng, chính xác lên hàng
đầu dù trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn ra tràn lan. Như chia sẻ của nhà báo
Thu Hà - Trưởng Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam: “Duy trì bản tin
thời sự trong bối cảnh bị cách ly chắc cũng khó khăn như các bác sĩ Bạch Mai
phải tiếp tục chữa trị cho bệnh nhân khi bệnh viện phải tạm thời bị phong tỏa
bởi vì dù các công sở đóng thì VTV vẫn phải hoạt động, dù toà nhà VTV có
phải bị cách ly, thì tầng 4 Ban Thời sự vẫn phải hoạt động, dù Ban Thời sự có
người bị nhiễm virus thì bản tin vẫn phải lên sóng đầy đủ, cập nhật và trọn
vẹn” ( Báo Nhà báo & Công luận, 23-04-2020). Trong những cuộc phỏng vấn,
thay vì phỏng vấn trực diện, mời khách mời đến trường quay thì VTV đã linh
hoạt chuyển sang cách thức tổ chức mới thông qua điện thoại, Zalo, Skype,…
để vừa đảm bảo an toàn vừa cập nhật được những thông tin chính xác, thực tế.
(VTV vẫn hoạt động tích cực trong mùa dịch để cập nhật tin tức kịp
thời về dịch bệnh COVID-19).
( Chương trình Talk Vietnam điều chỉnh phương thức sản xuất từ phỏng vấn
trực tiếp sang phỏng vấn online).
Bên cạnh đó, nhiều chương trình mới được thực hiện với những ý tưởng
độc đáo, sáng tạo, nội dung chất lượng xoay quanh vấn đề dịch bệnh COVID- 19 như:
- Những ngày cách ly (Ban Thời sự): Chương trình dẫn người
xem đến với những khu cách ly tập trung, thu lại những cảnh quay chân thực
về môi trường cuộc sống hàng ngày nơi đây cùng với những suy nghĩ, tâm sự
của những con người đang phải cách ly do dịch bệnh COVID-19.
- Series ký sự Đi qua miền có dịch ( Trung tâm THVN khu vực
Nam Bộ): Với 12 tập có thời lượng phát sóng 15 phút/tập, series ký sự mang
đến những thông điệp đầy nhân văn, thể hiện niềm tin, sự quyết tâm của những
con người miền Nam anh hùng, giàu tình thương thông qua những câu chuyện
đầy cảm động diễn ra tại tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang,…
- Series Cuộc sống vẫn tiếp diễn (Ban Thanh thiếu niên): Với
thông điệp “Chúng ta đứng yên nhưng không dừng lại, bởi vậy cuộc sống vẫn
tiếp diễn”, series Cuộc sống vẫn tiếp diễn ghi lại hình ảnh con người Việt Nam
trên khắp mọi nơi lạc quan, nghị lực, mang đến cho cộng động những giá trị
tích cực trong mùa dịch COVID-19. Mỗi phóng sự dài khoảng 5 phút, được
lên sóng vào 20h55 hàng ngày trên kênh VTV1.
- Chương trình “100 ngày chống dịch COVID-19” (Ban Thời sự):
Chương trình lên sóng vào ngày 15/3 trên kênh VTV1, mang đến những nội
dung diễn biến hàng ngày của dịch bệnh, xoáy sâu vào những vấn đề nổi bật
như cách ứng phó của chính quyền với dịch bệnh, những thay đổi mà toàn cầu
đang phải đối mặt trước sự lây nhiễm của dịch COVID-19. Qua đó đặt ra vấn
đề trách nhiệm của mỗi người trong công tác phòng chống dịch bệnh.
- Chương trình “Việt Nam hôm nay”: Được phát sóng lúc 17h30
hàng ngày trên kênh VTV1. Trong suốt 50 phút đó, chương trình có sự góp
mặt của người dẫn khiêm thính giúp cho những người khiêm thính cũng có thể
nắm bắt được tình hình dịch bệnh ngày nay, đúng như với thông điệp của Nhà
nước ta “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Không chỉ cập nhật tin tức thường xuyên, chính xác, nhanh chóng, báo
chí chính thống còn hoạt động góp phần chống tình trạng phát tán tin giả về
tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các tin giả chủ
yếu tập trung vào các vấn đề như: Số liệu người nhiễm bệnh tại Việt Nam;
công dụng của thuốc, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh; cách tự điều trị tại
nhà, không cần chỉ dẫn của Bộ Y tế; kêu gọi kỳ thị, chà đạp danh dự của
những người nhiễm bệnh,…Trước tình hình đó, báo chí chính thống đóng vai
trò quan trọng trong việc phát hiện tin giả, thẩm định, kiểm chứng và giải thích
thông tin. Các nhà báo phải phát huy sự chủ động, tiên phong, định hướng tin
tức đồng thời ra sức tuyên truyền để đảm bảo mọi người dân đều có sự hiểu
biết cơ bản về dịch bệnh, thái độ tin tưởng, tuân thủ chấp hành đối với các biện
pháp phòng chống dịch bệnh của Đảng và Nhà nước.
( VTV cập nhật tin tức về sự việc tin giả về dịch bệnh tràn lan). 3: Đánh giá a. Thành công
- Trong chiến dịch truyền thông về PCD COVID-19 đã có hàng trăm
nghìn tin , bài viết, phóng sự của các cơ quan báo chí, truyền hình trung
ương và địa phương; trung bình mỗi ngày có hơn 1000 tin, bài phản ánh về
dịch bệnh ở cả trong nước và quốc tế. Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền
thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ghi nhận: “Qua dịch COVID-19 đã thể hiện
niềm tin của xã hội vào báo chí tăng lên nhiều. Mỗi ngày, có tới 20-30 triệu
lượt người đọc báo chí với hàng ngàn tin, bài về dịch bệnh. Báo chí giữ vai
trò chủ đạo trong thông tin về dịch COVID-19 và điều tiết mạng xã hội dù
số người đọc mạng xã hội nhiều hơn báo chí.” (Bộ Thông tin và Truyền
thông tích cực hỗ trợ báo chí trong dịch COVID-19)
- Báo chí chính thống đã chủ động, kịp thời trong công tác làm tin
của mình cũng như chống tin giả để mang đến cho mọi người dân những
hiểu biết đúng đắn về dịch bệnh; cảnh tỉnh con người ta trước những thông
tin sai trái; bình tĩnh, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước.
- Đồng hành cùng đội ngũ y, bác sĩ, bộ đội, công an,… từ những
ngày đầu, báo chí chính thống đã ý thức được vai trò của mình, đi vào các ổ
dịch lấy thông tin trực tiếp về dịch bệnh, đặc biệt là ghi lại những khoảnh
khắc tuyệt vời, ý nghĩa của những con người tuyến đầu trong công cuộc
“chống dịch như chống giặc”. Qua đó, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để
những chiến sĩ kiên cường yên tâm dành hết thời gian, sức lực của mình
vào công tác phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời tạo nên sức mạnh đoàn
kết toàn dân, cùng chung tay, góp sức trong công tác chống dịch.
- Qua sự hy sinh, nỗ lực hết mình, báo chí chính thống một lần nữa
đã khẳng định được sức nặng của mình, vị trí không thể thay thế trong dịch bệnh COVID-19. b. Hạn chế
Dù được trang bị khẩu trang, đồ bảo hộ, khử trùng khi đi từ vùng
dịch về nhưng trong quá trình tác nghiệp tại các vùng tâm dịch, các nhà
báo, phóng viên vẫn có thể trở thành F0, F1.
Vào ngày 29-3-2020, Bộ Y tế công bố 14 ca bệnh COVID-19 mới.
Trong số đó có một nữ phóng viên T.H (43 tuổi), phóng viên Việt Nam
News, thuộc Thông tấn xã Việt Nam. Đây được coi là bệnh nhân 183 tại
Việt Nam. Ngay sau đó, ngày 30-3-2020, Ban biên tập Việt Nam News,
báo Tiếng Anh thuộc Thông tấn xã Việt Nam, thông báo sẽ ngững ấn bản
báo in trong 16 ngày. (Báo Tuổi Trẻ, 29-3-2020)
II: Ứng dụng công nghệ, truyền thông 4.0
1: Thiết lập các ứng dụng trên điện thoại
Bắt kịp xu hướng thời đại công nghệ 4.0, Việt Nam đã sáng tạo ra
các ứng dụng thông minh, tiện ích để mọi người dân có thể dễ dàng sử
dụng thường xuyên góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống COVID-19.
Trong đó nổi bật là một số ứng dụng sau: a. Ứng dụng NCOVI
- NCOVI được ra mắt ngày 9-3-2020 do Ban chỉ đạo Quốc gia
phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và Bộ Thông tin & Truyền thông
phối hợp nhằm hỗ trợ người dân toàn quốc khai báo y tế.
- Các tính năng của NCOVI:
+ Cập nhật các thông tin mới nhất 24/24 từ Bộ Y tế về tình
hình dịch bệnh và biểu đồ lây nhiễm tại Việt Nam.
+ Hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh từ Bộ Y tế cho mọi đối tượng.
+ Khai báo y tế tự nguyện
+ Gửi yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp nếu có nghi ngờ tiếp xúc với
người nhiễm hoặc bị nhiễm COVID-19 b. Ứng dụng Bluezone
- Bluezone là ứng dụng do Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Y Tế
triển khai nhằm phát hiện những người đã cài đặt ứng dụng khi tiếp xúc
gần nhau bằng cách tự động thống kê và ghi lại từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh dịch.
- Nguyên tắc hoạt động:
( Nguồn: https://bluezone.gov.vn/) c.Ứng dụng PC-Covid
- PC-Covid chính thức có mặt trên App Store và Google Play vào
ngày 30-9-2021, là ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 được thống
nhất sử dụng trên toàn quốc do Bộ Thông tin & Truyền thông triển khai thực hiện.
- PC-Covid bao gồm tất cả tính năng của các ứng dụng phòng, chống
COVID khác. Bên bạnh đó còn có thêm một số tính năng khác như: khai
báo di chuyển nội địa cho người khác; chứng nhận thẻ xanh, thẻ vàng; tạo
mã QR địa điểm để check-in những nơi đã đến.
2: Liên kết với các trang mạng xã hội, hệ thống điện thoại di dộng
Đồng hành cùng với báo chí, các nền tảng mạng xã hội như
Facebook, Zalo, Youtube,… cũng đã nhanh chóng vào cuộc trong công
cuộc truyền thông phòng, chống dịch bệnh.
Bộ Y tế đã liên kết với Zalo gửi tin nhắn hàng ngày cho mọi người
dân về thông tin bệnh dịch. Màn hình điện thoại thông minh khi sử dụng
ứng dụng Zalo xuất hiện các dòng chữ “Bạn đang ở vùng dịch và cần giúp
đỡ? Gửi thông tin và cập nhật tình hình của bạn lên Zalo ngay”. Mỗi ngày,
Bộ Y tế gửi ít nhất một tin nhắn về tất cả các tin tức dịch bệnh trong ngày vào lúc 19h30.
( Bộ Y tế cập nhật tin tức tình hình dịch bệnh thông qua mxh Zalo)
Thêm vào đó, Bộ Y tế còn phát động chiến dịch thay ảnh đại diện,
ảnh bìa trên các nền tảng xã hội cá nhân (Zalo, Facebook, Lotus,..) với chủ
đề “Đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch COVID-19”.
Hoạt động nhằm kêu gọi người dân hãy đồng tâm nêu cao tinh thần yêu
nước và thực hiện 4 khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là
trong dịp nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(30-4) và Ngày Quốc tế Lao động (1-5). Triển khai hoạt động, Bộ Y tế một
lần nữa nhấn mạnh: “Vì lợi ích của đất nước, cộng đồng và của chính mình,
mỗi người dân Việt Nam hãy đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả đã
đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19”. ( Cổng thông tin của Bộ Y
tế về đại dịch COVID-19, 30-4-2021)
Hiện nay, nhiều tỉnh đã ban hành chỉ đạo khuyến khích mỗi Công
đoàn cơ sở đăng ký một tài khoản facebook, zalo hoặc một fanpage của
đơn vị để cập nhật thông tin và các biện pháp phòng, chống COVID-19 đến
với đông đảo đoàn viên thanh niên và nhân dân địa bàn.
Bên cạnh các nền tảng mạng xã hội, Bộ Y tế tiếp tục gửi thông tin
khuyến cáo đến người dân thông qua tin nhắn SMS trên điện thoại di động.
Những tin nhắn đề cập đến các nội dung tuyên truyền biện pháp phòng
chống dịch, kêu gọi theo dõi thông tin chính thống được cung cấp từ Bộ Y
tế, khuyến cáo không đưa tin thất thiệt, không trục lợi từ dịch bệnh.
( Các thuê bao di động của mọi nhà mạng Việt Nam đều nhân được
tin nhắn từ Bộ Y tế) 3: Đánh giá a. Thành công
- Đến ngày 10-10-2021, kết quả toàn quốc có tổng số hơn 25,6 triệu
điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng PC-Covid, chiếm 26,69% dân số,
38,4% số điện thoại thông minh. Đồng thời cho thấy, toàn quốc đã có hơn
2,17 triệu địa điểm đăng ký kiểm soát thông qua mã QR, trong đó có hơn
201.968 điểm ghi nhận hoạt động. Toàn quốc có tổng số 51.797.185 mũi
tiêm cập nhật trên Nền tảng quản lý tiêm chủng trong tổng số 53.763.377
mũi đã tiêm, đạt tỷ lệ 96,34%, ( Theo báo Vietnam+, 14-10-2021)
- Các ứng dụng trên với giao diện đơn giản, thông minh cùng với
hướng dẫn cách dùng tỉ mỉ đã giúp mọi người dân dễ dàng áp dụng, mang
đến lợi ích thiết thực trong việc khai báo y tế, năm bắt tình hình dịch bệnh
và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
- “Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hơn 15 tỷ tin nhắn được các
nhà mạng viễn thông gửi đến các số thuê bao di động về các khuyến cáo về
phòng chống dịch, hơn 5 tỷ bản tin được Zalo chuyển đến người sử dụng
và ít quốc gia nào áp dụng những lời nhắc trước mỗi cuộc gọi đối với tất cả
các thuê bao”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ. ( Theo Sở
Y tế Hà Nội, 16-6-2020) b. Hạn chế
- Bên cạnh các phản hồi tích cực, góp ý về các ứng dụng COVID-19
hiện nay, một số thành phần phản động, thế lực thù địch đã lợi dụng đăng
tải những phản hồi ác ý, tiêu cực, đánh giá thấp gây hoang mang dư luận.
Đặc biệt là đối với những người dân chưa biết cách tìm hiểu, chọn lọc kĩ càng.
- Cùng với đó là các bài viết, hình ảnh, video xuyên tạc thậm chí là
các fanpage giả mạo cơ quan chính thống trên các mạng xã hội Facebook,
Zalo,… làm nhiễu loạn thông tin, hạ uy tín của Đảng và Nhà nước.
III: Tổ chức, phát động các cuộc thi tuyên truyền phòng, chống COVID-19
1: Cuộc thi “Tác phẩm âm nhạc dân gian tuyên truyền dịch Covid-19
Như ông Nguyễn Văn Bình, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình
KTS VTC, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi chia sẻ: "Đóng góp cho thành
công chống dịch của cả nước, bên cạnh lực lượng y bác sĩ, quân đội,...
tuyến đầu, các văn nghệ sĩ cũng đã sáng tạo ra tác phẩm âm nhạc đặc biệt
là thể loại dân gian mang bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam.
Những làn điệu chèo, hát văn, hát xẩm,... đã làm đẹp cuộc sống đồng thời
tuyên truyền, cổ vũ, hướng dẫn người dân tham gia chống dịch. Trân trọng
giá trị đó, Đài Truyền hình KTS VTC phát động cuộc thi tôn vinh các tác
giả, tác phẩm tuyên truyền". ( Theo báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam, 26- 05-2020)
Cuộc thi được phát động từ ngày 15-04 đến 22-04-2020 đã nhanh
chóng thu hút đông đảo sự tham gia của các nghệ sĩ. Chỉ trong một khoảng
thời gian ngắn, cuộc thi đã nhận về gần 150 tác phẩm dự thi với các thể
loại, hình thức thể hiện vô cùng đa dạng như chèo, cải lương, hát xẩm, ví
dặm, ca Huế,... Với số lượng lớn các tác phẩm gửi về, Ban tổ chức đã lựa
chọn được 17 tác phẩm xuất sắc nhất được đưa lên sóng truyền hình nhằm
mang đến cho người xem những tinh hoa của âm nhạc và các thông điệp
nhân văn về dịch bệnh COVID-19 được truyền tải qua đó.
Điển hình là một số tác phẩm xuất sắc như:
- "Vì một Việt Nam tươi đẹp" (soạn lời: Nghệ sĩ Chu Bảo
Quế) thể hiện: NSND Thuý Hường .
- "Chống đại dịch Corona" (soạn lời và biểu diễn: Hồ Minh Đương).
- "Mười thương chống dịch Cô Vy"(soạn lời: Mai Văn Lạng,
biểu diễn: NSƯT Diệu Hương).
- “Nhớ lắm trường ơi” ( soạn lời: Thanh Lam; biểu diễn: Lê
Quang Vinh - thí sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi, 12 tuổi).
- Đặc biệt không thể không nhắc tới tác phẩm “Sợ cô nào hơn”
của NSƯT Đinh Cương, tác giả Lâm Cầu Hầm đã đạt giải Nhất cuộc thi.
Bên cạnh đó còn rất nhiều tác phẩm ý nghĩa cùng với sự đầu tư kĩ
càng của các nghệ sĩ. Các tác phẩm chỉ mang nội dung tuyên truyền cách
phòng chống COVID-19 mà còn tri ân lực lượng chiến sĩ mang áo blouse
trắng, những người lính tiên phong trong công tác chống dịch.
( Tác phẩm “Lời ca đánh giặc Corona” của Thượng tọa Thích Thanh
Thượng với làn điệu dân ca Thanh Hóa nhẹ nhàng)
2: Cuộc thi “Bình chọn các sản phẩm bản ghi âm, ghi hình về nghệ
thuật biểu diễn tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19”.
Cuộc thi do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức với chủ đề “Kết
nối yêu thương, vượt qua đại dịch” nhằm tuyên truyền, cổ vũ, động viên
tinh thần mọi tầng lớp nhân dân vượt qua khó khăn của đại dịch.
Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam trong và ngoài nước. Các
sản phẩm bản ghi âm, ghi hình phải tuân thủ yêu cầu tại Nghị định số
144/2020/NĐ-CP ngày 14-12-2020 của Chính phủ quy định về hoạt động
nghệ thuật biểu diễn và được sản xuất từ năm 2020 trở lại đây.
Sản phẩm bản ghi âm, ghi hình là MV ca múa nhạc và các chương
trình biểu diễn nghệ thuật trực tuyến tuyên truyền phòng, chống dịch
COVID-19. Thời gian cho mỗi sản phẩm bản ghi âm, ghi hình của MV ca
múa nhạc không quá 10 phút và chương trình nghệ thuật trực tuyến không
quá 120 phút. Các sản phẩm bản ghi âm, ghi hình đảm bảo chất lượng về
âm thanh, hình ảnh theo quy định. Mỗi một cá nhân/nhóm có thể dự thi
nhiều sản phẩm bản ghi âm, ghi hình. Trong trường hợp sản phẩm bình
chọn được tạo ra bởi nhóm, Ban Tổ chức sẽ tiến hành trao giải thưởng đó
cho trưởng nhóm hoặc đại diện nhóm. Ban Tổ chức sẽ hủy bỏ kết quả, thu
hồi giải thưởng khi sản phẩm bản ghi âm, ghi hình đạt giải bị phát hiện vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ, thể lệ bình chọn.
Nội dung các sản phẩm bản ghi âm, ghi hình về nghệ thuật biểu diễn
tuyên tuyền, phòng chống dịch COVID-19: cổ vũ, chăm lo đời sống tinh
thần cho nhân dân, tiếp sức lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, phát
huy tinh thần của các nghệ sĩ tích cực hưởng ứng tham gia sáng tác, trình
diễn các tác phẩm nghệ thuật.
Có 2 cách bình chọn: bình chọn qua ví điện tử MoMo và bình chọn
qua hệ thống nhắn tin đầu số 8079 (phí 1.000đồng/1sms do nhà mạng quy định).
Ban Tổ chức nhận các sản phẩm bản ghi âm, ghi hình từ ngày 5-10
đến ngày 5-11-2021. Tổ chức bình chọn từ ngày 15-11 đến hết 15-12-2021.
Thời gian dự kiến công bố kết quả và trao thưởng vào cuối tháng 12-2021.
Với chương trình nghệ thuật trực tuyến, Ban Tổ chức sẽ trao 1 giải
Nhất trị giá 15 triệu đồng, 1 giải Nhì trị giá 10 triệu đồng và 2 giải Ba, mỗi
giải trị giá 5 triệu đồng. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức dự kiến sẽ trao thêm
một số giải thưởng từ nguồn xã hội hóa. ( Theo Sở Văn hóa và Thể thao
Thành phố Hà Nội; 4-10-2021)
Đến nay, đã có 52 bản chương trình nghệ thuật và 150 clip, video ca
múa nhạc với các thể loại như: Ca Múa Nhạc, Tiểu phẩm sân khấu Kịch,
Chèo, Tuồng, Cải lương, Xiếc, Múa rối, Ca kịch… của nhiều đơn vị nghệ
thuật : Nhà hát Tuồng Việt nam, Nhà hát Vũ kịch Việt Nam, Nhà hát Bông
Sen, Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn,…Cùng với đó là sự góp mặt của các
nghệ sĩ như ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, NSƯT Lê Thiện, NSƯT Hữu Quốc,
NSƯT Kim Tử Long, đạo diễn Lê Nguyên Đạt, NSND Trần Minh Ngọc,…
( Soạn giả Hoàng Song Việt và các nghệ sĩ tham gia MV cải lương “Niềm tin”) 3: Đánh giá
Sự hưởng ứng nhiệt tình của các nghệ sĩ, các đơn vị nghệ thuật
đã góp phần làm tăng sức nóng, sự phổ biến lan rộng đến với mọi người
trên đất nước. Qua đó thu hút sự chú ý khiến cho người dân tiếp tục theo
dõi chương trình cũng như hưởng ứng hoạt động bình chọn các tác phẩm
mình yêu thích. Đặc biệt trong hoạt động bình chọn, có xu hướng kêu gọi
mọi người bằng cách chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Điều đó càng
giúp cho các cuộc thi, chương trình có sự phổ biến ngày càng tăng cũng
như công tác tuyên truyền dịch bệnh được lan tỏa đến với tất cả mọi người.
Sự kết hợp giữa nghệ thuật và tuyên truyền giúp cho công tác tuyên
truyền không còn có cảm giác cứng nhắc, khô khan. Bởi nghệ thuật thường
dễ dàng đi vào lòng người xem và truyền tải các thông điệp một cách hiệu
quả nhất định khiến cho mọi người vừa có thể xem các sản phẩm đặc sắc
vừa có thể ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thêm vào đó là sự đa dạng trong các loại hình nghệ thuật tại các
cuộc thi đã tác động đến từng sở thích cá nhân của người xem. Công tác
tuyên truyền cũng từ đó trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
IV: Tích cực sản xuất, sáng tạo các sản phẩm nghệ thuật tuyên truyền
phòng, chống dịch COVID-19 1: Âm nhạc
Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, các nghệ sĩ đặc biệt muốn lan
tỏa với mọi người ý thức, trách nhiệm đối với công tác tuyên truyền cũng
như sự lạc quan, bình tĩnh trong những ngày đại dịch theo cách riêng của
mình thông qua âm nhạc. Hưởng ứng điều đó, hàng loạt các sản phẩm âm
nhạc đã ra mắt công chúng với các thành tích đáng kể trên nhiều nền tảng
như Youtube, Zing Mp3,…Trong đó, điển hình là:
- MV “Vững tin Việt Nam” của ca sĩ Hà Lê do nhạc sĩ trẻ Phạm
Minh Thành sáng tác. Với giai điệu trẻ trung, hiện đại, bài hát đã vẽ lên
bức tranh đời sống thường nhật của người dân Việt Nam trong đại dịch
COVID-19, đưa khán giả đến với những phố nhỏ thân quen hay cả nơi
tuyến đầu chống dịch như trạm xã, bệnh viện. Góp mặt trong MV là sự
xuất hiện của sinh viên dân tộc H’Mong Khang A Tủa, phượt thủ Trần
Đặng Đăng Khoa, chị Nguyễn Thị Vân trong cộng đồng người khuyết tật
và thủ môn Bùi Tiến Dũng đã truyền tải đến với người xem tinh thần lạc
quan, tích cực trong cuộc sống.
- MV “Đã bao lâu” của ca sĩ Nguyên Hà đã khơi dậy nhiều tâm tư
của mọi người trong cuộc sống thời Covid khi nhận ra những điều đã vô
tình bỏ quên bấy lâu như bóng cha ngồi lúc hoàng hôn buông xuống, tiếng
mẹ chuyện trò những trăn trở to nhỏ,…Những hình ảnh vô cùng giản dị
nhưng đã thật sự chạm đến trái tim, suy nghĩ của người xem đồng thời đặt
ra cho họ một câu hỏi “Đã bao lâu rồi chưa về nhà?”. Đặc biệt hơn cả là sự
tham gia của dàn đồng ca là những y bác sĩ cùng các sinh viên, tình nguyện
viên nơi tuyến đầu chống dịch và tất cả đều được thu live 100% qua điện
thoại di động. Ca khúc thực sự đã nói hộ tiếng lòng, động viên, cổ vũ, kết
nối những tâm hồn trong tình hình dịch bệnh.
- MV “Việt Nam tử tế” được ra mắt với sự góp mặt của nhiều ca sĩ:
Lam Trường, Tóc Tiên, Hoàng Thùy Linh, Erik cùng rapper Karik do
nhóm DTAP sáng tác. Được đầu tư tỉ mỉ, MV đã lan tỏa thông điệp tích
cực: “Việt Nam không bỏ ai lại phía sau” thông qua các hình ảnh đẹp trong
công tác điều trị bệnh dịch tại Việt Nam: chữa trị thành công và miễn phí
cho người nhiễm Covid-19, kể cả người nước ngoài; chăm lo cho đời sống
lẫn tinh thần của những người ở khu cách ly; không bỏ rơi bất kỳ người
Việt nào ở nước ngoài…
- MV “Niềm tin chiến thắng” do Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM vừa
phối hợp với các đơn vị nghệ thuật để thực hiện. Đặc biệt là sự góp mặt của
gần 200 nghệ sĩ đến từ nhiều lĩnh vực hay thậm chí là vận động viên thể
thao. Ca khúc được cất lên đầy tự hào, thể hiện niềm tin to lớn của toàn dân
trong công cuộc chống dịch bệnh COVID-19 đồng thời tri ân sự hy sinh
thầm lặng của những chiến sĩ tuyến đầu. 2: Vũ điệu
Bên cạnh các sản phẩm âm nhạc, việc tạo ra các vũ điệu đơn giản,
ngắn gọn nhưng ý nghĩa về dịch bệnh Covid đã gây không ít sự chú ý của
cộng đồng mạng Việt Nam cũng như nước ngoài.
- Hưởng ứng cuộc chiến chống dịch Covid-19, bộ ba Khắc
Hưng - Min - Erik cho ra đời phiên bản mới từ ca khúc Ghen là Ghen Cô
Vy. Ngoài giai điệu bắt tai, Ghen Cô Vy còn có phiên bản vũ đạo vui mắt
do vũ công Quang Đăng thể hiện. Phần hình ảnh thể hiện bởi Yang
Animation Artist. Phiên bản được đặt lời mới phù hợp với tình hình dịch
Covid-19 được trang Thông Tin Chính Phủ đăng trên Facebook ngày
23/02/2020. Vũ điệu rửa tay đã trở thành một trào lưu trên mạng xã hội
Tiktok được mọi người ủng hộ tích cực. Vũ điệu với 6 động tác đơn giản,
bắt trend rất được giới trẻ ưa chuộng.
- Tiếp nối lan tỏa thông điệp nâng cao nhận thức cộng đồng xã
hội về phòng, chống dịch Covid-19, ngày 19-6, Bộ Y tế phối hợp cùng Quỹ
Unilever Việt Nam thực hiện video "Vũ điệu 5K", kêu gọi người dân
nghiêm túc tuân thủ và chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch để đẩy
lùi dịch bệnh, cùng nhau xây dựng một Việt Nam khỏe mạnh. “Vũ điệu
5K” nhằm truyền tải thông điệp “5K” phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ
Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y
tế. Phần ca khúc do nhạc sĩ trẻ Bùi Công Nam sáng tác với lời bài hát ngắn
gọn, dễ nhớ: "Chịu khó đừng đi chơi/Khẩu trang đeo chẳng rời/Tạm xa
nhau 2 mét/Thành thật khai báo nha/Quan trọng là nhớ trong lòng/Rửa tay
sạch mọi lúc/Cùng thông điệp 5K". Video "Vũ điệu 5K" được Bộ Y tế cho