Phân tích các hoạt động truyền thông về phòng chống COVID-19 ở Việt Nam từ khi dịch bùng phát đến nay(2020-2022). Từ đó đề xuất thông điệp truyền thông phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay
Hoạt động truyền thông khi đại dịch mới xuất hiện. Hoạt động truyền thông qua truyền hình, quảng cáo. Hoạt động truyền thông qua các trang báo mạng điện tử. Hoạt động truyền thông qua đài phát thanh, viễn thông, loa phường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ BÀI TẬP GIỮA KÌ Môn: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG Đề tài:
Phân tích các hoạt động truyền thông về phòng chống
COVID-19 ở Việt Nam từ khi dịch bùng phát đến
nay(2020-2022). Từ đó đề xuất thông điệp truyền thông
phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay
Giảng viên hướng dẫn: PGS,TS NGUYỄN VĂN DỮNG
Họ tên: NGUYỄN THỊ HUYỀN DIỆU
Lớp: Báo mạng điện tử K42
Lớp tín chỉ: BC02801_ Lớp tín chỉ 4_K42
Mã số sinh viên: 2256070009 MỤC LỤC MỞ ĐẦU I. Lời mở đầu II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu NỘI DUNG I. Cở sở lý luận
1. Khái niệm truyền thông. 2. Xã hội.
3. Bản chất xã hội của truyền thông. 4. Đại dịch COVID-19.
II. Thực tiễn hoạt động truyền thông ở Việt Nam trong đại dịch
A. Hoạt động truyền thông khi đại dịch mới xuất hiện
1. Hoạt động truyền thông qua truyền hình, quảng cáo.
2. Hoạt động truyền thông qua các trang báo mạng điện tử
3. Hoạt động truyền thông qua đài phát thanh, viễn thông, loa phường
4. Hoạt động truyền thông qua báo in
5. Hoạt động tuyên truyền trong giáo dục
6. Hoạt động truyền thông trên nền tảng mạng xã hội
B. Hoạt động truyền thông ở Việt Nam thời điểm hiện tại
1. Vaccine sớm là tốt nhất
2. Ứng dụng công nghệ và một số phương tiện truyền thông khác
III. Đề xuất thông điệp truyền thông
1. Thiết kế thông điệp
A. Thử nghiệm thông điệp B.Hoàn thiện thông điệp
C. Lựa chọn kênh truyền thông và chuẩn bị tài liệu
IV. Đánh giá hoạt động truyền thông COVID- 19 tại Việt Nam KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU
Hai năm trôi qua, thế giới vẫn chưa thực sự kiểm soát hoàn
toàn đại dịch Covid-19. Trong quãng thời gian đó, virus SARS-
CoV-2 đã lan rộng tới hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với tốc
độ và quy mô chưa từng có, cướp đi sinh mạng của hơn 5 triệu người.
Cuối năm 2019, những ca nhiễm virus Corona bắt đầu xuất hiện ở
Vũ Hán, Trung Quốc và nhanh chóng lan nhanh trên thế giới, với số
lượng nhiễm và trường hợp tử vong liên tục tăng lên chóng mặt. Theo
trang thống kê Worldometer.info, tính đến 22h ngày 26/4/2022 (theo
giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng hơn 510,2 triệu ca
nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó có hơn 6,2
triệu ca tử vong1. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 không chỉ đối với
sức khỏe, sự tự do đi lại của con người, mà nó còn khiến nền kinh tế
thế giới suy thoái nghiêm trọng: Ban đầu nó chỉ liên quan đến một số
nước bị dịch bệnh hoành hành, khiến một số hoạt động sản xuất, kinh
doanh, cung ứng dịch vụ ở những nước này tạm thời bị ngưng trệ.
Sau đó, nhiều nước do không dự liệu đúng những mối hiểm họa nên
dịch bệnh lan rất nhanh trên toàn cầu, buộc Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) phải tuyên bố dịch bệnh Covid-19 là đại dịch vào ngày
11/3/2020. Khi virus lan nhanh, chuỗi sản xuất toàn cầu nhanh chóng
bị đứt gãy do hầu hết các nước thực hiện giãn cách xã hội, các doanh
nghiệp buộc phải ngưng hoạt động, điều này đã khiến nguồn cung bị
đứt gãy, hàng loạt lao động bị mất việc làm, không có thu nhập, khiến
nhu cầu tiêu dùng bị sa sút nghiêm trọng hoặc là do không có thu
nhập, hoặc là do dân chúng buộc phải tiết kiệm trong chi tiêu phòng ngừa rủi ro…
Ở Việt Nam: Ngày 23/01/2020 đã xác nhận có ca nhiễm dịch bệnh
Covid-19 đầu tiên, nhưng nhờ có các biện pháp quyết liệt của cả hệ
thống chính trị nên trong giai đoạn đầu Việt Nam đã kiểm soát tương
đối thành công dịch bệnh. Tuy vậy, dịch bệnh trên toàn cầu ngày càng
phức tạp với biến chủng liên tục diễn biến khó lường. Theo số liệu
thống kê, tính đến ngày 26/4/2022 thì tổng số mắc bệnh ở nước ta lên
tới trên 10,6 triệu người và hơn 43 nghìn người tử vong. Với diễn
biến như vậy sẽ khiến các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng cho dù
Chính phủ luôn khẳng định quan điểm “chống dịch như chống giặc”
nhưng không được làm “đứt gãy” các hoạt động kinh tế và để hiện
thực hóa chủ trương này thì một chiến lược “ngoại giao vắc-xin” đã
được triển khai mạnh mẽ, rất quyết liệt; cho đến nay, nước ta cơ bản
đã hoàn thành mục tiêu bao phủ tiêm chủng vắc-xin, tạo sự yên tâm
cho việc mở cửa các hoạt động kinh tế.
Góp phần không nhỏ trong quá trình chống dịch là các hoạt động
truyền thông. Có thể thấy, hoạt động truyền thông ở Việt Nam trong
“thời chiến” với dịch bệnh đang phát huy hết lực dưới nhiều hình
thức sáng tạo song không thể tách rời văn hoá, truyền thống yêu nước.
Dưới đây sẽ là bài phân tích những hoạt động truyền thông mà Việt
Nam đã thực hiện trong thời gian qua
II. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá tình hình thực tiễn của hoạt động truyền thông
- Đưa ra những ưu điểm và hạn chế của truyền thông Việt Nam
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Hoạt động truyền thông trong đại dịch ở Việt Nam
- Truyền thông khi Covid-19 mới xuất hiện
- Truyền thông sau 3 năm đại dịch bùng phát NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận:
1. Truyền thông là gì?
Truyền thông là gì luôn là câu hỏi gây nhiều tranh luận nhất.
Nhiều người cho rằng chỉ đơn giản là nói, đưa ra những nội dung
khác nhau nhằm thu hút và thuyết phục người khác điều chỉnh tư
tưởng theo mình. Thực chất mà nói, ý hiểu đó không sai tuy nhiên
nó chưa xát và cụ thể với đời sống của chúng ta.
-Theo S.Schaehter, “truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực
được thể hiện và tính độc đáo tang lên. Điều này phụ thuộc vào
mục đích và môi trường, cũng như phương thức truyền thông.
-Theo PGS TS Nguyễn Văn Dững, “truyền thông là quá trình liên
tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm, …. Chia sẻ kỹ
năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tang cường
hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và
thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội.”
Truyền thông là khái niệm được hiểu theo nhiều khía cạnh và
phương diện khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm chung của truyền
thông hiểu đơn giản là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, tình
cảm… giữa hai hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Mục đích của quá
trình này nhằm thay đổi nhận thức, hành vi và thái độ sao cho phù
hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. 2. Xã hội:
Đây là một từ ngữ quen thuộc trong mỗi chúng ta, luôn được sử
dụng thường xuyên và cũng có thể là nỗi sợ của nhiều người. Vậy
như thế nào là một “xã hội”?
Nói một cách đơn giản, xã hội là một thực thể tồn tại xung quanh ta,
trong đó chứ đựng nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân đều có mối quan hệ
riêng, những vấn đề riêng. Vậy nên xã hội luôn tác động tới đời sống
con người. Con người khi sinh ra trên trái đất đã sử dụng tiếng nói,
ngôn ngữ, bản tính của mình để kết nối với nhau tạo nên một xã hội.
Như vậy, xã hội gắn liền với sự ra đời của loài người, được tiến hoá
qua nhiều cấp bậc, giai đoạn khác nhau (từ đơn giản đến phức tạp)
3. Bản chất xã hội của truyền thông:
Như ta đã biết, truyền thông là hoạt động thông tin và giao tiếp xã hội. Trong đó,
giao tiếp xã hội tồn tại dưới dạng: - Liên cá nhân - Gia đình - Nhóm - Đại chúng
Để hoạt động giao tiếp được diễn ra còn phụ thuộc vào những điều kiện như:
- Năng lực, trình độ, phương tiện giao tiếp
VD: Sống trong thời đại ngày càng phát triển, con người bắt buộc phải có sự giao
tiếp mỗi ngày để học hỏi, truyền đạt, duy trì cảm xúc, …. Nếu không
có năng lực hoặc trình độ giao tiếp, ta sẽ dễ bị cô lập trong xã hội, cơ
hội bị thu hẹp và bản than không biết mình đang ở đâu, phải làm gì.
Ngoài yếu tố từ bản thân còn là phương tiện để giao tiếp mỗi ngày.
Nếu thời xưa người ta dùng bồ câu đưa thư, phát triển lên điện thoại
bàn, điện thoại phím thì ngày nay, con người giao tiếp chủ yếu qua
các thiết bị công nghệ. Chúng ta hoàn toàn có thể viết thư, dùng điện
thoại không cảm ứng song dễ gây bất tiện và sự truyền đạt, giao tiếp
sẽ bị hạn chế nhiều phần.
Bởi cuộc sống trôi quá nhanh và con người luôn vội vàng với tham
vọng riêng, không phải lúc nào ta cũng muốn dành thời gian ngồi viết
và gửi một bức thư hang ngày, luôn phải để ý tới điện thoại của bạn
bè hoặc nhắn tin trên bàn phím số,….
Truyền thông là hoạt động liên kết xã hội, từ đó khơi nguồn, khai
thác, phát huy sức mạnh mềm. Nó có khả năng thâm nhập vào mọi
mặt của đời sống xã hội.
- VD: thông tin là nhu cầu của xã hội -> báo chí cung cấp thông
tin, lan toả đến tất cả cấu trúc và tiểu cấu trúc xã hội. Ở đây,
sức mạnh mềm hay quyền lực mềm chính là dư luận xã hội,
niềm tin, lý tưởng, tinh thần….Sức mạnh truyền thông thể hiện
ở khả năng điều khiển kín đáo hoặc hiển nhiên trong nhận thức, thái độ, hành vi.
- VD: không ai phải trực tiếp nghe về sự đánh giá, quy kết, khuyến cáo.
- Truyền thông là hoạt động can thiệp xã hội, mang quyền lực trực
tiếp (hay chính là quyền lực dân chủ trực tiếp, tồn tại cùng dân chủ đại diện) Từ đó:
- Tác động tới công chúng thêm hiểu biết giúp giải quyết vấn đề hiệu quả
- Cảnh báo và dự báo giúp tiên liệu giải pháp để giải quyết vấn đề
- Giám sát và phản biện xã hội
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngày, bạn không còn nhận được
thông báo từ các trang mạng xã hội, không còn nhắn tin qua FB mỗi
ngày, trang báo không còn đăng tin “giật tít” và mọi thứ dần “đóng băng”?
Một xã hội, một thế giới không có truyền thông thì liệu có còn tồn
tại, phát triển được như bây giờ không?
Có thể thấy, hoạt động truyền thông dù lớn hay bé đều mang tầm
quan trọng nhất định trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Và khi
một xã hội không có truyền thông, điều tất yếu sẽ xảy ra là con người
không còn khả năng được cập nhật tin tức mỗi ngày, từ đó “giết chết”
sự giao tiếp – trao đổi thông tin giữa người với người.
Chúng ta không còn ý thức để học hỏi và sẽ dẫn tới không hiểu biết.
Điều này dẫn tới sự mất nhận thức khách quan, con người sống trong
vô thức, mất đi ý thức.
Song một điều cơ bản mà ai cũng biết: con người tồn tại trên thế
giới, nhiều con người tạo ra một xã hội và một xã hội sẽ chết khi không có truyền thông.
4. Đại dịch Covid-19:
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch với tác bệnh truyền nhiễm nhân là
virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi
. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm toàn cầu
dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại
lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc không rõ nguyên viêm phổi
nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng
tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc
tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã
tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mà Tổ
chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-nCoV, có trình tự
gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31
tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên
xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus
đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ
nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở . Sự lây nhiễm virus Nhật Bản
từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch
tăng vào giữa tháng 1 năm 2020 Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính
phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao
thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.[19]
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên
bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".
Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả
nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên
toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình
trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm cách ly xã hội , tiến hành ,
hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ
sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng
cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không
cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học
tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Ví dụ: phong tỏa để
kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện
pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương
pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt
động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm
dịch bệnh ở mức cao. Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa
trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng
đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện
nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và
xã hội, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á thông tin sai lệch , việc truyền bá trực tuyến
và vũ khí sinh học. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA %A1i_d%E1%BB%8Bch_COVID-19
Có thể thấy từ khi xuất hiện đến nay Covid-19 đã và đang để lại
nhiều ảnh hưởng lớn trên mọi lĩnh vực của nhân loại đặc biệt là vấn
đề sức khỏe. Trong rất nhiều nhiệm vụ và thách thức đặt ra thì truyền
thông về bảo vệ sức khỏe trong đại dịch vẫn giữ một vai trò quan
trọng, là mắt xích không thể thiếu để tuyên truyền giúp nâng cao ý
thức của người dân về Covid-19, trách nhiệm và bổn phận về việc bảo
vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng, từ đó giúp cho việc chống
dịch trở nên hiệu quả nhờ sự thống nhất ý chí và hành động trên phạm vi rộng rãi nhất. II.
Thực tiễn hoạt động truyền thông ở Việt Nam trong đại dịch:
A. Từ khi đại dịch mới bùng phát:
Những ca bệnh đầu tiên xuất hiện từ 23 tháng 1 đến 19 tháng 3, đều
truy tìm được nguồn gốc. Các trường hợp xác nhận nhiễm bệnh đầu
tiên đã nhập vào bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 1
nam Trung Quốc 66 tuổi (#1) đi từ Vũ Hán đến Hà Nội để thăm con
trai sống ở Việt Nam, và con trai 28 tuổi (#2) người bị cho là đã bị lây
bệnh từ cha mình khi họ gặp gỡ tại Nha Trang. Vào ngày 1 tháng 2, 1
nữ 25 tuổi (#6) bị xác định nhiễm virus corona tại . Đây là Khánh Hòa
nhân viên tiếp tân và đã tiếp xúc với trường hợp #1 và 2. Đây là
trường hợp truyền nhiễm nội địa đầu tiên tại Việt Nam sau đó thủ tướng công bố dịch tại V Nguyễn Xuân Phúc
iệt Nam và ra quyết định
"thắt chặt" biên giới, thu hồi giấy phép hàng không và hạn chế thị
thực. Tối ngày 19 tháng 3, tổng số bệnh nhân trên cả nước lên
85. Tháng 3, xuất hiện các ca lây lan trong cộng đồng. Chiều 20 tháng
3, Bộ Y tế công bố 2 BN COVID-19 thứ 86 và 87 là 2 nữ điều dưỡng
Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) với tiền sử dịch tễ không cho
thấy nguồn lây khi cả 2 không có lịch sử tiếp xúc với các BN
COVID-19. Việt Nam tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước
ngoài từ 0 giờ ngày 22 tháng 3 đồng thời thực hiện cách ly tập trung
14 ngày đối với mọi trường hợp nhập cảnh. Từ 0 giờ ngày 1 tháng 4,
Việt Nam thực hiện giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày. Cùng
ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch COVID-19 trên
phạm vi cả nước. Các biện pháp kiểm soát đã giúp Việt Nam có 99
ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Ngày 25 tháng 7, Bộ Y tế công bố ca nhiễm thứ 416 tại Đà Nẵng
nhưng không truy được nguồn lây cùng các ca nhiễm khác xuất hiện.
Ngày 28 tháng 7, thành phố Đà Nẵng bắt đầu thực hiện giãn cách xã
hội. Từ ngày 31 tháng 7, Việt Nam xác nhận những ca tử vong đầu
tiên. Từ ngày 7 tháng 9, hoạt động của máy bay, tàu lửa, ô tô đi, đến
Đà Nẵng có thể khôi phục. Đà Nẵng nới lỏng giãn cách xã hội hơn từ
ngày 11 tháng 9. Tính đến hết năm 2020, có tổng cộng 35 bệnh nhân
tử vong, tất cả đều trong đợt bùng phát thứ hai.
Toàn cảnh dịch Covid-19 tới 21.3: Hai bệnh nhân chưa rõ ... from image.thanhnien.vn
Có thể thấy, dù “biến cố” xảy ra vô cùng đột ngột và hoàn toàn
không có thông tin chi tiết về đại dịch lần này từ các trang truyền
thông thế giới, song Việt Nam vẫn nắm kịp “thời cơ” để “rào chắn”
cho sức khoẻ nhân dân cũng như cả nước. Các cơ quan đầu não của
nước ta bao gồm: Thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia,các
Bộ, ngành, chính quyền địa phương thường xuyên họp để triển khai