Phân tích Cái chung- cái riêng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt,những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng ( nhiều cái riêng) khác nữa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1. Định nghĩa cái chung
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt,những
thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng nào đó,
mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng ( nhiều cái riêng)
khác nữa
2. Định nghĩa cái riêng:
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện
tượng nhất định
3. Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh là hoạt động buôn bán nhằm sinh lợi nhuận, các
doanh nghiệp, tập đoàn… thực hiện hoạt động sản xuất của cải
vật chất phục vụ như cầu người tiêu dùng sau đó đem bán trên
thị trường và mang về lợi nhuận được tính bằng thước đo của tiền
tệ.
4. Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng trong lĩnh vực kinh
doanh
Trong lĩnh vực kinh doanh, mỗi công ty đều có màu sắc riêng đó
là những điều kiện đặc thù về mặc hàng hóa, bao bì, chất lượng
sản phẩm. Bên cạnh đó, nhất thiết có đặc điểm chung mang tính
quy luật mà khi theo lĩnh vực này mọi công ti doanh nghiệp buộc
phải có. Và theo triết học nói rằng cái chung chỉ tồn tại trong cái
riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Điều
đó có nghĩa là cái chung thực sự tồn tại, nhưng nó chỉ tồn tại
trong cái riêng, thông qua cái riêng chứ không tồn tại biệt lập, lơ
lửng ở đâu đó bên cạnh cái riêng, ngoài cái riêng.
Vậy cái riêng ở trong lĩnh vực kinh doanh đó chính là các hoạt
động sản xuất nguyên liệu, mục đích hoạt động, cơ cấu công ty,
lĩnh vực hoạt động, hình thức thu lợi nhuận, hình thức quảng cáo
sản phẩm. Mỗi ngành nghề đều có 1 đặc thù riêng biệt khác hoàn
toàn với các ngành khác. Ví dụ ngành nông nghiệp và khai thác.
Đây là ngành liên quan đến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô
nông sản và khoáng sản. Những nguyên liệu chủ yếu là việc chăn
nuôi thủy sản, động vật, khai thác gỗ, khoáng sản hay trồng và
kinh doanh các loại cây nông nghiệp. Hoặc ngành thông tin là
ngành nghề mà những công ty kinh doanh sẽ thu lợi nhuận từ
việc bán lại quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền
mà người sở hữu những sản phẩm đó khi đăng kí có thể bán lại,
hoặc nhượng lại nhưng có thời hạn những sản phẩm đã đăng ký
để đảm bảo việc sản phẩm đã đăng ký quyền để đảm bảo việc
sản phẩm trí tuệ không bị đạo nhái một cách tùy tiện. Hay ngành
kinh doanh dịch vụ. Đây là công việc kinh doanh nhưng không tạo
ra hàng hóa hữu hình mà cung cấp các dịch vụ và hàng hóa vô
hình, thu lợi bằng cách tính giá sức lao động và trải nghiệm. Ví dụ
như kinh doanh khách sạn- nhà hàng, kinh doanh du lịch; dịch vụ
vì sức khỏe; tư vấn bất động sản; vận hành, sửa chữa điện tử,
vấn pháp lí. So với các ngành khác, ngành thông tin và ngành
kinh doanh dịch vụ có hình thức thu lợi nhuận khác so với những
hình thức khác. Đó chính là điểm riêng biệt của 2 ngành này so
với các ngành khác. Một ví dụ khác về cái riêng ở mặt hình thức
quảng cáo sản phẩm. Ở các của hàng bán lẻ, quảng cáo sản
phẩm chủ yếu bằng phương pháp nói chuyện với khách hàng để
quảng bá. Bên cạnh đó, ở các công ti, doanh nghiệp lớn hơn
thường quảng bá bằng thuê những người nổi tiếng quảng cáo
cho sản phẩm của mình ( ví dụ như HIEUTHUHAI quảng cáo
shoppe) hoặc dùng những kỉ sảo công nghệ vào quảng cáo ( như
quảng cáo Vinamilk bằng hình ảnh con bò) là những quảng cáo
đặc trưng riêng của mỗi công ti, doanh nghiệp khiến cho người
xem mỗi khi xem, nghe, hay được nhắc đều nghĩ ngay đến công
ti, doanh nghiệp đó.
Đó là những cái riêng của mỗi công ti, doanh nghiệp trong lĩnh
vực kinh doanh. Theo triết học, cái tiêng chỉ tồn tại trong mối liên
hệ dẫn tới cái chung, bất cứ cái riêng nào cụng bao hàm cái
chung. V.I.Lenin viết: “ cái riêng không tồn tại như thế nào khác
ngoài mối liên hệ dẫn tới cái chung.” Điều này có nghĩa là cái
riêng tồn tại độc lập, nhưng sự tồn tại độc lập đó không phải là
hoàn toàn cô lập với cái khác. Ngược lại, bất cứ cái riêng nào
cụng nằm trong mối liên hệ dẫn tới cái chung và bất cứ cái riêng
nào cũng ba hàm cái chung. Ví dụ , trong lĩnh vực kinh doanh,
một đặc điểm chung cơ bản dễ nhận ra đó là đáp ứng được những
mong muốn, nhu cầu của con người. Doanh nhân là người đáp
ứng mong muốn thỏa mãn mong muốn của con người thông qua
việc tiến hành kinh doanh. Bằng cách sản xuất và cung cấp các
mặt hàng khác nhau, các doanh nhân cố gắng thúc đẩy sự hài
lòng của người tiêu dùng. Thứ hai đó là trao đổi hàng hóa và dịch
vụ. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ đổi lấy tiền
hoặc giá trị của tiền. Thứ ba là nghĩa vụ xã hội. Trong lĩnh vực
kinh doanh, mọi công ti, doanh nghiệp hiện đại đều có ý thức về
trách nhiệm xã hội của họ. Và đặc biệt lợi nhuận là động lực co sự
phát triển. Việc kinh doanh được thực hiện với mục đích tìm kiếm
lợi nhuận. Lợi nhuận chính là phần thưởng cho các dịch vụ của
một doanh nhân.
Đồng thời, lĩnh vực kinh doanh còn vận động, chịu sự chi phối của
quy luật cung- cầu, quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ… và
phát triển phong phú các loại thị trường như thị trường tài chính,
thị trường chứng khoán, thị trường khoa học công nghệ… đây là
những đặc điểm tốt mà lĩnh vực kinh doanh mang lại
Bên cạnh đó, có những mặt tiêu cực mà lĩnh vực kinh doanh
mang lại đó là sự rủi ro và không chắc chắn. Một số rủi ro, chẳng
hạn như mất mát do hỏa hoạn và trộm cắp cũng như mất mát do
thay đổi nhu cầu hoặc thị trường mất giá. Đó là những cái chung
của tất cả các ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh.
Như vậy, ta có thể thấy, trong lĩnh vực kinh doanh, các công ti,
doanh nghiệp đều có những cái chung giống nhau. Nhưng trong
mỗi công ti, doanh nghiệp đó lại có những chất riêng để làm nổi
bật công ti, doanh nghiệp của họ giữa muôn vàn công ti doanh
nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh
HỒ THẠCH THẢO –KQ003
| 1/3

Preview text:

1. Định nghĩa cái chung
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt,những
thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng nào đó,
mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng ( nhiều cái riêng) khác nữa
2. Định nghĩa cái riêng:
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định
3. Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh là hoạt động buôn bán nhằm sinh lợi nhuận, các
doanh nghiệp, tập đoàn… thực hiện hoạt động sản xuất của cải
vật chất phục vụ như cầu người tiêu dùng sau đó đem bán trên
thị trường và mang về lợi nhuận được tính bằng thước đo của tiền tệ.
4. Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng trong lĩnh vực kinh doanh
Trong lĩnh vực kinh doanh, mỗi công ty đều có màu sắc riêng đó
là những điều kiện đặc thù về mặc hàng hóa, bao bì, chất lượng
sản phẩm. Bên cạnh đó, nhất thiết có đặc điểm chung mang tính
quy luật mà khi theo lĩnh vực này mọi công ti doanh nghiệp buộc
phải có. Và theo triết học nói rằng cái chung chỉ tồn tại trong cái
riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Điều
đó có nghĩa là cái chung thực sự tồn tại, nhưng nó chỉ tồn tại
trong cái riêng, thông qua cái riêng chứ không tồn tại biệt lập, lơ
lửng ở đâu đó bên cạnh cái riêng, ngoài cái riêng.
Vậy cái riêng ở trong lĩnh vực kinh doanh đó chính là các hoạt
động sản xuất nguyên liệu, mục đích hoạt động, cơ cấu công ty,
lĩnh vực hoạt động, hình thức thu lợi nhuận, hình thức quảng cáo
sản phẩm. Mỗi ngành nghề đều có 1 đặc thù riêng biệt khác hoàn
toàn với các ngành khác. Ví dụ ngành nông nghiệp và khai thác.
Đây là ngành liên quan đến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô
nông sản và khoáng sản. Những nguyên liệu chủ yếu là việc chăn
nuôi thủy sản, động vật, khai thác gỗ, khoáng sản hay trồng và
kinh doanh các loại cây nông nghiệp. Hoặc ngành thông tin là
ngành nghề mà những công ty kinh doanh sẽ thu lợi nhuận từ
việc bán lại quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền
mà người sở hữu những sản phẩm đó khi đăng kí có thể bán lại,
hoặc nhượng lại nhưng có thời hạn những sản phẩm đã đăng ký
để đảm bảo việc sản phẩm đã đăng ký quyền để đảm bảo việc
sản phẩm trí tuệ không bị đạo nhái một cách tùy tiện. Hay ngành
kinh doanh dịch vụ. Đây là công việc kinh doanh nhưng không tạo
ra hàng hóa hữu hình mà cung cấp các dịch vụ và hàng hóa vô
hình, thu lợi bằng cách tính giá sức lao động và trải nghiệm. Ví dụ
như kinh doanh khách sạn- nhà hàng, kinh doanh du lịch; dịch vụ
vì sức khỏe; tư vấn bất động sản; vận hành, sửa chữa điện tử, tư
vấn pháp lí. So với các ngành khác, ngành thông tin và ngành
kinh doanh dịch vụ có hình thức thu lợi nhuận khác so với những
hình thức khác. Đó chính là điểm riêng biệt của 2 ngành này so
với các ngành khác. Một ví dụ khác về cái riêng ở mặt hình thức
quảng cáo sản phẩm. Ở các của hàng bán lẻ, quảng cáo sản
phẩm chủ yếu bằng phương pháp nói chuyện với khách hàng để
quảng bá. Bên cạnh đó, ở các công ti, doanh nghiệp lớn hơn
thường quảng bá bằng thuê những người nổi tiếng quảng cáo
cho sản phẩm của mình ( ví dụ như HIEUTHUHAI quảng cáo
shoppe) hoặc dùng những kỉ sảo công nghệ vào quảng cáo ( như
quảng cáo Vinamilk bằng hình ảnh con bò) là những quảng cáo
đặc trưng riêng của mỗi công ti, doanh nghiệp khiến cho người
xem mỗi khi xem, nghe, hay được nhắc đều nghĩ ngay đến công ti, doanh nghiệp đó.
Đó là những cái riêng của mỗi công ti, doanh nghiệp trong lĩnh
vực kinh doanh. Theo triết học, cái tiêng chỉ tồn tại trong mối liên
hệ dẫn tới cái chung, bất cứ cái riêng nào cụng bao hàm cái
chung. V.I.Lenin viết: “ cái riêng không tồn tại như thế nào khác
ngoài mối liên hệ dẫn tới cái chung.” Điều này có nghĩa là cái
riêng tồn tại độc lập, nhưng sự tồn tại độc lập đó không phải là
hoàn toàn cô lập với cái khác. Ngược lại, bất cứ cái riêng nào
cụng nằm trong mối liên hệ dẫn tới cái chung và bất cứ cái riêng
nào cũng ba hàm cái chung. Ví dụ , trong lĩnh vực kinh doanh,
một đặc điểm chung cơ bản dễ nhận ra đó là đáp ứng được những
mong muốn, nhu cầu của con người. Doanh nhân là người đáp
ứng mong muốn thỏa mãn mong muốn của con người thông qua
việc tiến hành kinh doanh. Bằng cách sản xuất và cung cấp các
mặt hàng khác nhau, các doanh nhân cố gắng thúc đẩy sự hài
lòng của người tiêu dùng. Thứ hai đó là trao đổi hàng hóa và dịch
vụ. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ đổi lấy tiền
hoặc giá trị của tiền. Thứ ba là nghĩa vụ xã hội. Trong lĩnh vực
kinh doanh, mọi công ti, doanh nghiệp hiện đại đều có ý thức về
trách nhiệm xã hội của họ. Và đặc biệt lợi nhuận là động lực co sự
phát triển. Việc kinh doanh được thực hiện với mục đích tìm kiếm
lợi nhuận. Lợi nhuận chính là phần thưởng cho các dịch vụ của một doanh nhân.
Đồng thời, lĩnh vực kinh doanh còn vận động, chịu sự chi phối của
quy luật cung- cầu, quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ… và
phát triển phong phú các loại thị trường như thị trường tài chính,
thị trường chứng khoán, thị trường khoa học công nghệ… đây là
những đặc điểm tốt mà lĩnh vực kinh doanh mang lại
Bên cạnh đó, có những mặt tiêu cực mà lĩnh vực kinh doanh
mang lại đó là sự rủi ro và không chắc chắn. Một số rủi ro, chẳng
hạn như mất mát do hỏa hoạn và trộm cắp cũng như mất mát do
thay đổi nhu cầu hoặc thị trường mất giá. Đó là những cái chung
của tất cả các ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh.
Như vậy, ta có thể thấy, trong lĩnh vực kinh doanh, các công ti,
doanh nghiệp đều có những cái chung giống nhau. Nhưng trong
mỗi công ti, doanh nghiệp đó lại có những chất riêng để làm nổi
bật công ti, doanh nghiệp của họ giữa muôn vàn công ti doanh
nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh HỒ THẠCH THẢO –KQ003