-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan | Bài tập lớn Triết học Mác
Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới. Khi nhận thức khách thể, sự vật, hiện tượng, tồn tại trong hiện thực, chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Triết học Mác-Lênin (philosophy) 99 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan | Bài tập lớn Triết học Mác
Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới. Khi nhận thức khách thể, sự vật, hiện tượng, tồn tại trong hiện thực, chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy) 99 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TRIẾT HỌC BÀI TẬP LỚN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
ĐỀ TÀI: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách
quan . Vận dụng quan điểm khách quan vào phân tích , nhận định
vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Môn : Triết học Mác Lê-nin Giảng viên hướng dẫn : Vũ Thị Hồng Nhung Sinh viên thực hiện : Phạm Trà My Lớp : Công tác xã hội k40 Mã sinh viên : 2051010036 Hà Nội, tháng 12/2021 1
Số trang: 8 trang (cả bìa) BÀI LÀM:
I. Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan. 1. Cơ sở lý luận :
Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của
nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới.
Yêu cầu của nguyên tắc này được tóm tắt như sau :
Khi nhận thức khách thể (đối tượn )
g , sự vật,hiện tượng tồn tại trong hiện thực- chủ
thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó mà không được thêm hay bớt một cách tùy tiện .
- Vật chất là cái có trước tư duy. Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đọan phát
triển nhất định của mình nó mới sản sinh ra tư duy. Do tư duy phản ánh thế giới vật
chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng ta không được xuất phát từ tư duy, từ
ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng, mà phải xuất phát từ chính bản thân đối
tượng, từ bản chất của nó, không được ”bắt” đối tượng tuân theo tư duy mà phải
“bắt” tư duy tuân theo đối tượng. Không ép đối tượng thỏa mãn một sơ đồ chủ
quan hay một “Logic” nào đó, mà phải rút ra những sơ đồ từ đối tượng, tái tạo
trong tư duy các hình tượng, tư tưởng cái logic phát triển của chính đối tượng đó.
- Toàn bộ “nghệ thuật” chinh phục bản chất của sự vật, hiện tượng được gói ghém
trong sự tìm kiếm, chọn lựa, sử dụng những con đường, cách thức, phương tiện
thâm nhập hữu hiệu vào “thế giới” bên trong của sự vật. “nghệ thuật” chinh phục
như thế không mang đến cho sự vật, hiện tượng một cái gì đó xa lạ với chính nó.
Điều này đặt ra cho chủ thể một tình thế khó khăn. Làm như thế nào để biết chắc
chắn những suy nghĩ của chúng ta về sư vật là khách quan, là phù hợp với bản thân
sự vật? Nguyên tắc khách quan đòi hỏi được bổ sung thêm yêu cầu phát huy tính
năng động sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng .
- Giới tự nhiên và xã hội không bao giờ tự phơi bày tòan bộ bản chất của mình ra
thành các hiện tượng điển hình. Con người không phải chỉ nhận thức những cái gì
bộc lộ ra trước chủ thể. Do đó để phản ánh khách thể như một chỉnh thể, chủ thể tư
duy không thể không bổ sung những yếu tố chủ quan như đề xuất các giả thuyết,
đưa ra các dự đóan khoa học ….Thiếu những điều này tư duy sẽ không mang tính 2
biện chứng, sẽ không thể hiện bản tính sáng tạo thông qua trí tưởng tượng của
chính mình. Yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể đòi hỏi chủ thể
tư duy phải biến đổi, thậm chí cải tạo đối tượng để tìm ra bản chất của nó. Những
biến đổi, cải tạo đó là chủ quan nhưng không phải tùy tiện, mà là những biến đổi
và cải tạo đối tượng phù hợp quy luật của hiện thực thuộc lĩnh vực nghiên cứu .
- Yêu cầu khách quan trong xem xét có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức các
hiện tượng thuộc đời sống xã hội. Đối tượng nghiên cứu bao gồm cái vật chất và
cái tinh thần chứa đầy những cái chủ quan, những cái lý tưởng và luôn chịu sự tác
động của các lực lượng tự phát của tự nhiên lẫn lực lượng tự giác ( ý chí,lợi ích,
mục đích, nhân cách, cá tính khác nhau ) của con người. Ở đây đối tượng, khách
thể tư duy quyện chặt vào chủ thể tư duy bằng hệ thống những mối liên hệ chằng
chịt. Do đó cần phải cụ thể hóa nguyên tắc khách quan trong xem xét các hiện
tượng xã hội, tức là phải kết hợp nó với các yêu cầu phát huy tính năng động, sáng
tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng.
Điều này có nghĩa là nguyên tắc khách quan trong xem xét không chỉ bao hàm
yêu cầu xuất phát từ chính đối tượng, từ những quy luật vận động và phát triển của
nó, không được thêm bớt tùy tiện chủ quan, mà nó còn phải biết phân biệt những
quan hệ vật chất với những quan hệ tư tưởng, các nhân tố khách quan với các nhân
tố chủ quan, thừa nhận các quan hệ vật chất khách quan tồn tại xã hội là nhân tố
quyết định, còn những hiện tượng tinh thần, tư tưởng được quy định bởi đời sống
vật chất của con người và các quan hệ kinh tế của họ nhưng chúng có ảnh hưởng
ngược lại tồn tại xã hội. Phải coi xã hội là một là một cơ thể sống tồn tại và phát
triển không ngừng chứ không phải là cái gì đó kết thành một cách máy móc.
Phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái
kinh tế xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát
triển của hình thái xã hội đó.
- Khi nhận thức các hiện tượng xã hội chúng ta phải chú trọng đến mức độ quan
tâm và năng lực nhận thức của các lực lượng xã hội đối với việc giải quyết các vấn
đề xã hội, đối với khuynh hướng phát triển của các hiện tượng xã hội, đối với việc
đánh giá tình hình xã hội….những đánh giá có giá trị hơn, những cách giải quyết
đúng hơn thường là những đánh giá, những cách giải quyết thuộc về các lực lượng
xã hội biết đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, của những lực lượng cách
mạng của thời đại đó. 3
Vì vậy, tính khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội nhất quán với
nguyên tắc tính đảng. Việc xem thường nguyên tắc này dễ dẫn đến vi phạm yêu
cầu của nguyên tắc khách quan trong xem xét, dễ biến nó thành chủ nghĩa khách
quan, cản trở việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng xã hội phức tạp.
2. Yêu cầu của quan điểm khách quan
Trong hoạt động nhận thức : Chủ thể phải :
- Xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không được
tùy tiện đưa ra những nhận định chủ quan .
- Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyết
khoa học có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả
tuyết đó bằng thực nghiệm
• Trong hoạt động thực tiễn : Chủ thể phải :
- Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó.
- Dựa trên các quy luật khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục tiêu, kế họach,
tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện. Kịp thời điều chỉnh,
uốn nắng họat động của con người đi theo lợi ích và mục đích đã đặt ra. Phát huy
tính năng động, sáng tạo của ý thức có nghĩa là phát huy vai trò tri thức, tình cảm,
ý chí, lý trí....tức là phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức
và họat động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ thế giới.
II. Vận dụng quan điểm khách quan vào phân tích , nhận định vấn đề phát
triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện n ay. 1. Khái niệm
* Lực lượng sản xuất và các yếu tố cấu thành:
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá
trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất, con người kết hợp với sức lao động của 4
mình với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động tạo thành sức mạnh khai
thác giới tự nhiên, làm ra sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của mình.
=> Lực lượng sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá
trình sản xuất, là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp
ứng nhu cầu cuộc sống của mình.
Người lao động: là yếu tố đầu tiên chủ yếu của mọi quá trình sản xuất, bao gồm các nhân tố:
+ Nhu cầu sinh sống tự nhiên của con người. Nhu cầu thúc đẩy hoạt động.
+ Sức lao động của người lao động: sức thần kinh, sức cơ bắp mà con người vận
dụng để sử dụng, điều khiển công cụ lao động (như mang, vác, đẩy...)
+ Kinh nghiệm và kỹ năng lao động: là sự hiểu biết về đối tượng lao động, tính
năng, tác dụng của công cụ lao động, môi trường, sự thành thạo ít hay nhiều trong
việc sử dụng công cụ lao động, khả năng cải tiến công cụ.. .
=> Toàn bộ những nhân tố đó kết hợp trong người lao động làm thành yếu tố người lao động.
Tư liệu sản xuất: Bao gồm: tư liệu lao động và đối tượng lao động + Tư liệu lao động:
• Công cụ lao động (búa, rìu, cuốc, máy móc...)
• Những phương tiện, vật liệu khác dùng để tăng cường, hỗ trợ cho tác động của
công cụ lao động lên đối tượng (nhà kho, sân bay, đường sá, cầu cống...)
+ Đối tượng lao động: là toàn bộ những khách thể tự nhiên, hoặc những vật liệu tự
nhiên đã được con người làm biến đổi nhưng chưa thành sản phẩm.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tức
trở thành yếu tố trực tiếp của lực lượng sản xuất, khác với trước đây việc ứng dụng
và sáng tạo những thành tựu khoa học ở cách xa sản xuất.
Trong những yếu tố của lực lượng sản xuất thì người lao động giữ vai trò quyết
định. Vì con người không chỉ tạo ra lực lượng sản xuất mà còn sử dụng nó. Lực
lượng sản xuất chỉ là biểu hiện những năng lực của bản thân con người. 2. Phân tích quy luật: 5
- Lực lượng sản xuất (LLSX) quyết định quan hệ sản xuất(QHSX)
+ LLSX là nội dung còn QHSX là hình thức của phương thức sản xuất. Nội dung quyết định hình thức.
+ LLSX là yếu tố động, cách mạng trong phương thức sản xuất. Vì trong quá trình
lao động con người không ngừng cải tiến công cụ do kinh nghiệm luôn được tích
luỹ, do nhu cầu sản xuất không ngừng tăng lên. Trong khi đó, QHSX có khuynh
hướng bảo thủ ổn định. Do đó, những thay đổi của PTSX đều bắt nguồn sâu xa,
trước hết từ sự biến đổi của LLSX.
+ LLSX quyết định sự phân công lao động xã hội, do đó, quyết định quan hệ giữa
các tập đoàn người về mặt sở hữu tư liệu sản xuất, thông qua đó quyết định quá
trình tổ chức lao động xã hội và phân phối sản phẩm.
+ Khi LLSX phát triển mâu thuẫn với QHSX cũ đang kìm hãm nó, thì nó đòi hỏi
phải được thay thế bằng QHSX mới phù hợp để cho sản xuất phát triển. Như vậy,
sự thay thế QHSX này bằng QHSX khác do LLSX quy định, chứ không phải do QHSX.
+ Khi QHSX mới thay thế quan hệ sản xuất cũ thì phương thức sản xuất cũ kết
thúc và phương thức sản xuất mới ra đời.
- QHSX có tính độc lập tương đối và tác dộng trở lại sự phát triển của LLSX
QHSX không chịu sự tác động của LLSX một cách thụ động, mà có tác động
ngược trở lại đối với LLSX.
+ Trước hết, QHSX là mặt không thể thiếu của PTSX. LLSX không thể tồn tại và
phát triển ở bên ngoài QHSX, quan hệ sản xuất có thể tác động thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của LLSX.
+ Khi QHSX phù hợp với LLSX thì nó mở đường cho LLSX phát triển, bằng cách
nó sắp xếp các yếu tố của LLSX đúng vị trí, chức năng, tác dụng của chúng.
Nhưng khi QHSX không phù hợp với LLSX thì nó trở thành siềng xích trói buộc
đối với LLSX, làm cho chúng không phát huy được tác dụng...Sự không phù hợp
của QHSX với LLSX có thể xảy ra theo 2 xu hướng: vượt quá hoặc lạc hậu hơn so với LLSX. 6
+ QHSX xác định mục đích xã hội của nền sản xuất, tức là sản xuất được tiến hành
vì lợi ích của tập đoàn xã hội nào, tổ chức sản xuất vì lợi ích nào và phân phối sản
phẩm có lợi cho ai. Như thế có nghĩa là, mọi mặt của QHSX đều ảnh hưởng tích
cực hay tiêu cực đến LLSX.
* Ý nghĩa phương pháp luận :
- Ở giai đoạn cuối mỗi phương thức sản xuất, khi LLSX & QHSX mâu thuẫn gay
gắt với nhau thì phải tiến hành cách mạng xã hội để xóa bỏ QHSX cũ, xây dựng QHSX mới phù hợp.
- Trong quá trình xây dựng xã hội mới , trước hết phải quan tâm LLSX, đồng thời
phải kịp thời điều chỉnh những yếu tố không phù hợp trong QHSX.
Ví dụ: Việt Nam điều chỉnh QHSX vào Đại hội VI ( 1986) kể từ sở hữu ( chuyển
từ chú trọng công hữu sang cả tư hữu )
3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay
- Thời kỳ trước đổi mới , việc vận dụng quy luật này mắc nhiều sai lầm, Đảng chủ trương :
+ Thiết lập chế độ công hữu về TLSX, không thực hiện đa dạng háo các hình thức sở hữu.
+ Thực hiện cơ chế tập chung quan liêu bao cấp
+ Phân phối sản phẩm mang tính bình quân => QHSX này không phù hợp với
trình độ , LLSX ở nước ta vốn còn nhiều hạn chế, do vậy LLSX bị kìm hãm.
- Trong thời kỳ đổi mới , việc vận dụng quy luật cơ bản là đúng đắn :
+ Về LLSX : Đảng chủ trương công nghiệp hóa- hiện đại hóa, pt nguồn nhân lực,
đẩy mạnh ứng dụng khoa học vào sản xuất
+ Về quan hệ sản xuất: Đảng chủ trương :
Đa dạng hóa các hình thức sở hữu , phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Vận hành cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 7
Phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác,..
QHSX này phù hợp với trình độ sản xuất ở nước ta vốn còn nhiều hạn chế,
không đồng đều, do vậy nó đã thúc đẩy LLSX phát triển. 8