Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm lịch sử - cụ thể | Bài tập lớn Triết học Mác Lênin

Quan điểm lịch sử - cụ thể là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển,  tức là một hệ thống các nguyên lý, quy phạm, phạm trù nói về mối liên hệ phổ biến  và về sự phát triển xảy ra trong toàn bộ thế giới. Quan điểm này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
9 trang 1 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm lịch sử - cụ thể | Bài tập lớn Triết học Mác Lênin

Quan điểm lịch sử - cụ thể là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển,  tức là một hệ thống các nguyên lý, quy phạm, phạm trù nói về mối liên hệ phổ biến  và về sự phát triển xảy ra trong toàn bộ thế giới. Quan điểm này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

31 16 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TRIẾT HỌC
BÀI TẬP LỚN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm
lịch sử - cụ thể. Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào
phân tích, nhận định vấn đề phòng chống đại dịch Covid-
19 ở Việt Nam hiện nay.
GVHD: PGS, TS Trần Hải Minh
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang
MSSV: 2056100053
LỚP: Thông tin đối ngoại K40
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
1. Những vấn đề lý luận về quan điểm lịch sử - cụ
thể
a. Nội dung của quan điểm lịch sử - cụ thể
Quan điểm lịch sử - cụ thể là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự
phát triển, tức là một hệ thống các nguyên lý, quy phạm, phạm trù nói về mối
liên hệ phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong toàn bộ thế giới.
Quan điểm này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế
giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện
thời gian và không gian cụ thể, xác định, những điều kiện này
sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật.
Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện
không gian và thời gian cụ thể khác nhau thì tính chất, đặc
điểm của nó sẽ khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hoàn
toàn bản chất của sự vật.
b. Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử – cụ thể
Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử – cụ thể bao gồm toàn bộ nội dung
của hai nguyên lý là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát
triển.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận
xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối
liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự
vật, của một hiện tượng trong thế giới.
Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong
trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải
luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát
triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự
vật).
c. Yêu cầu của quan điểm lịch sử – cụ thể
Quan điểm lịch sử - cụ thể có 3 yêu cầu:
Thứ nhất: Khi phân tích xem xét sự vật, hiện tượng phải
đặt nó trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể của nó,
phải phân tích xem những điều kiện không gian ấy có ảnh
hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện
tượng. Phải phân tích cụ thể mọi tình hình cụ thể ảnh hưởng
đến sự vật, hiện tượng.
Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa
học nào đó cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh
làm nảy sinh lý luận đó. Có như vậy mới đánh giá đúng giá trị
và hạn chế của lý luận đó. Việc tìm ra điểm mạnh và điểm yếu
có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng sau này.
Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn
phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng. Điều
kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng
đó.
2. Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào phân tích,
nhận định vấn đề phòng chống đại dịch Covid-19
ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn
diễn biến rất phức tạp với hàng trăm ngàn ca nhiễm mới SARS-
CoV-2 và hàng chục ngàn ca tử vong mỗi ngày. Kể từ khi có ca
dương tính đầu tiên với SARS-CoV-2, Việt Nam đã khẩn trương,
tích cực phòng chống dịch bệnh. Chúng ta đã thực hiện chống
dịch rất nghiêm túc và hiệu quả theo phương châm “chống
dịch như chống giặc”; cả hệ thống chính trị đều vào cuộc, cơ
bản kiểm soát được được tình hình dịch bệnh Covid-19.
Nhà nước cũng đã đưa ra những chính sách phù hợp, linh
hoạt, mạnh mẽ theo hướng đổi mới, sáng tạo vận dụng theo
quan điểm lịch sử - cụ thể như kim chỉ nam để phù hợp với
từng thời điểm diễn ra trên thực tế. Công tác phòng chống dịch
COVID 19 ở nước ta đạt được những kết quả, cũng có những
hạn chế trong công tác này, cụ thể như sau:
a. Những kết quả đạt được
Thứ nhất,jViệt Nam đã huy động mọi nguồn lực cả hệ
thống chính trị vào cuộc. Ngay từ những ngày đầu khi dịch
COVID-19 bắt đầu bùng phát, Việt Nam đã chủ động huy động
sức mạnh của cả hệ thống chính trị trên toàn quốc cùng phòng
chống dịch. Hàng loạt văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ
được ban hành, nhiều phương án, biện pháp phòng chống được
triển khai nhằm nhắc nhở người dân mức độ nguy hại của dịch
bệnh, đồng thời nâng cao nhận thức sự đồng thuận, thống
nhất giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa
phương. Các hoạt động phòng chống dịch không chỉ được thực
hiện bởi ngành y tế, còn sự tham gia của lực lượng
trang, ngoại giao, các quan thông tấn, báo chí. Các chủ
trương, chính sách của Đảng Chính phủ được nhân dân ủng
hộ, chung tay thực hiện.
Thứ hai,jtạo ra khuôn khổ hành lang pháp thể chế
tương đối đầy đủ, ràng, minh bạch hiệu quả đối phó với
dịch bệnh nhấn mạnh bảo vệ quyền con người. Để đối phó
với dịch bệnh, Việt Nam đã khung pháp thể chế tương
đối đầy đủ, ràng, minh bạch hiệu quả. Về pháp lý, thể
khẳng định, các chỉ đạo, bước đi trong công tác lãnh đạo của
Đảng Chính phủ đều dựa trên sở đánh giá thực tiễn và
luật pháp (đơn cử Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm
hiệu lực từ 1/7/2008.). Trong thời gian đối phó với đại dịch
COVID-19, Nhà nước đã đưa ra nhiều văn bản cấp thiết đối với
tình hình, trong đó Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố dịch
bệnh trên cả nước, đồng thời bắt buộc thực hiện các quy định
trong các văn bản, chỉ thị của Thủ tướng như Chỉ thị 16/CT-TTg.
Thứ ba,jViệt Nam những quyết sách nhanh chóng, kịp
thời và quyết liệt. Căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ Việt Nam
đưa ra những chỉ thị, nghị định, mang tính hành động nghiêm
khắc, quyết liệt. Ngày 28/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng,
chống dịch bệnh viêm đường hấp cấp do virus SARS-CoV-2
gây ra. Đồng thời, để đẩy lùi những khó khăn về mặt kinh tế -
hội, Đảng Nhà nước ta đã ban hành những chính sách,
nghị định về hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đời sống
nhân dân và phát triển doanh nghiệp; Chính phủ ban hành Nghị
quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19. Đến đợt dịch thứ 4 kể từ tháng
05/2021, do tình hình dịch bệnh tại Việt Nam chuyển biến
nhiều ca lây nhiễm cộng đồng không kiểm soát được do đó các
Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 đều là những chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19
được ban hành để phù hợp từng địa phương trong những thời
điểm khác nhau. Không chỉ những quyết sách kịp thời, Việt
Nam còn thường xuyên cập nhật và tuyên truyền cho người dân
qua nhiều kênh thông tin.
Thứ tư,jChính phủ Việt Nam đưa ra những quyết sách tạo
sự công bằng. Trong ứng phó với dịch bệnh, Việt Nam đã
cách tiếp cận công bằng với mọi đối tượng khác nhau trong
hội, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo. Các chỉ thị của
Đảng Chính phủ đều bảo đảm để mọi người dân đều được
tiếp cận với các cơ sở, dịch vụ y tế và vật tư y tế.
Thứ năm,jtrong ứng phó với dịch COVID-19, trách nhiệm
giải trình được thể hiện qua trách nhiệm trong nội bộ trách
nhiệm đối với hội. Trách nhiệm trong nội b được nêu
trong các văn bản chỉ đạo của Ban thư Chính phủ. Chẳng
hạn, chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng nêu rõ:j“Các Bộ, quan
ngang Bộ, quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tiếp tục (...) đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách
nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp
phòng, chống dịch”.jTheo đó, các quan trách nhiệm thực
hiện nghiêm túc các chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Chính
phủ, giải trình với Chính phủ, Thủ tướng các vấn đề trong quá
trình phòng chống dịch bệnh.
b. Những vấn đề còn hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, công tác phòng chống dịch
COVID 19 cũng còn những bất cập do dịch bệnh phức tạp với
biến thể mới xảy ra trên diện rộng, nguồn lực trong nước chưa
kịp thời đáp ứng đầy đủ, cụ thể:
Thứ nhất,jhành lang pháp thể chế đối phó với dịch
bệnh còn cứng nhắc chưa phù hợp với thực tế. Đặc biệt kể từ
đợt dịch thứ 4 bùng phát, tại một số địa phương những
khung pháp khi áp dụng vào thực tế còn cứng nhắc, chưa
phù hợp. Điển hình là vấn đề “Giấy đi đường” tại khu vực TP
Nội, theo đó từ những ngày triển khai loại giấy tờ này để kiểm
soát người đi lại đã gặp không ít khó khăn. UBND TPNội ban
hành công văn rằng kể từj“0h ngày 23/8/2021, người lao động
tại các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp, sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động phải xuất trình Giấy đi
đường hoặc danh sách kèm theo xác nhận của UBND xã,
phường, thị trấn nơi đơn vị hoạt động”.jVà thời điểm TP Nội
đưa ra thông báo muộn, dẫn đến sáng hôm sau khi ban hành
công văn thì ghi nhận tại UBND một số phường, số lượng người
đến “xin xác nhận” khá đông. Gần đây nhất tại TP Nội đề
nghị xét cấp giấy đi đường mẫu mới từ 6/9/2021. Muốn mẫu
giấy đi đường mới cấp cho nhân viên sử dụng từ ngày 6-9, ngay
trong ngày chủ nhật hôm nay, các doanh nghiệp sẽ phải "vắt
chân lên cổ" triển khaic bước đề nghị xét duyệt cấp giấy,
mà mỗi bước đều phải qua các cơ quan công quyền.
Thứ hai,jcác quyết sách của chính phủ Việt Nam phát huy
hiệu lực đạt hiệu quả chưa cao. Việc giãn cách hội quá
nhiều ngày từ khi dịch bùng phát mạnh khiến nhiều người gặp
khó khăn do dịch đã chạy xe máy về quê nếu còn tiếp tục
lại không thu nhập mưu sinh. Trên thực tế vẫn còn nhiều
trường hợp không chứng minh được dẫn đến “không đủ điều
kiện” để được hưởng trợ cấp do dịch, dẫn đến việc người dân
không chấp hành Chỉ thị, chống đối
Thứ ba,jnguy vỡ chuỗi cung ứng. Kể từ khi đại dịch
COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam đến nay, cộng đồng doanh
nghiệp vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, riêng
về mặt kinh tế, tác động nguy hiểm khác với những lần bùng
phát dịch trước ứng xử của các địa phương với dịch lần này
đã gây ra đổ vỡ chuỗi cung ứng. Làn sóng bùng phát Covid-19
diễn ra tại Bắc Ninh, Bắc Giang đã khiến nhiều nhà máy hoạt
động dưới công suất ở các tỉnh miền Bắc với rất nhiều nhà cung
cấp cho Apple, Samsung các công ty công nghệ toàn cầu
khác. Bốn doanh nghiệp cho Reuters biết rằng hoạt động của
họ đã bị ảnh hưởng do một số khu vực đã bị đóng cửa, làm dấy
lên lo ngại về sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Ngoài ra, còn là khó
khăn của toàn thể các doanh nghiệp lớn, nhỏ nếu tiếp tục diễn
biến phức tạp sẽ nhiều doanh nghiệp phá sản, mất khả năng
thanh toán,..
c. Phương hướng khắc phục
Một là,jtrong các hành lang pháp như chỉ thị, quyết định
hướng về phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước
ngoài nhanh chóng, kịp thời, quyết liệt còn cần phải đặt các quy
định này trong quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa trong
các hình thức biểu hiện với không gian và thời gian nhất định.
Hai là,jmọi thông tin liên quan đến dịch COVID-19 hoạt
động phòng, chống dịch của chính phủ phải được công bố đầy
đủ, cập nhật, ràng, dễ truy cập dễ hiểu đối với mọi người
dân. Mọi người dân đều phải được tiếp cận để thể nhận thức
được vấn đề nghiêm trọng trong việc phòng chống dịch COVID
19 để có thể tạo được sự đồng thuận trong xã hội.
Ba là,jcác quyết sách của Nhà nước cần đi vào thực tế
triển khai. Bổ sung thêm nguồn ngân sách hỗ trợ các Doanh
nghiệp, người dân thất nghiệp do đại dịch COVID 19, cũng như
kêu gọi các tỉnh thành chung tay quyên góp hỗ trợ những khu
vực còn khó khăn, và thực tế đến tận tay các hoàn cảnh, không
để xảy ra các vấn đề trung gian. Triển khai các chính sách hỗ
trợ tới từng người dân bị ảnh hưởng Covid để người dân sớm ổn
định đời sống trong sau dịch bệnh. Đồng thời, các tổ chức
doanh nghiệp cần có chính sách hỗ trợ trong thời gian dịch sớm
ổn định sản xuất và phát triển kinh tế.
Bốn là,jNhà nước cần đẩy mạnh việc tiếp cận nguồn vắc
xin ngoài nước và đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vắc xin trong
nước để chủ động hơn nữa trong công tác đẩy lùi dịch bệnh.
Năm là,jhài hòa giữ việc chống dịch COVID 19 tạo một
nền kinh tế sức chịu đựng ứng biến linh hoạt, một nền
văn hóa nhân văn, một đất nước tươi đẹp, an toàn, một dân tộc
tử tế. Đại dịch COVID-19 thể làm đứt gãy các chuỗi giá trị
toàn cầu, định hình lại toàn cầu hóa liên kết kinh tế. song
những giá trị nói trên bất biến bất cứ đối tác nào cũng
mong muốn làm bạn, nhà đầu nào cũng cần đến để làm ăn
lâu dài.
Tài liệu tham khảo:
Các website:
1. https://luatminhkhue.vn/
2. http://soytetiengiang.gov.vn/trang-chu
| 1/9

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TRIẾT HỌC BÀI TẬP LỚN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm
lịch sử - cụ thể. Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào
phân tích, nhận định vấn đề phòng chống đại dịch Covid- 19 ở Việt Nam hiện nay.
GVHD: PGS, TS Trần Hải Minh
SVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang MSSV: 2056100053
LỚP: Thông tin đối ngoại K40 Hà Nội, tháng 12 năm 2021
1. Những vấn đề lý luận về quan điểm lịch sử - cụ thể
a. Nội dung của quan điểm lịch sử - cụ thể
Quan điểm lịch sử - cụ thể là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự
phát triển, tức là một hệ thống các nguyên lý, quy phạm, phạm trù nói về mối
liên hệ phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong toàn bộ thế giới.
Quan điểm này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế
giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện
thời gian và không gian cụ thể, xác định, những điều kiện này
sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật.
Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện
không gian và thời gian cụ thể khác nhau thì tính chất, đặc
điểm của nó sẽ khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hoàn
toàn bản chất của sự vật.
b. Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử – cụ thể
Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử – cụ thể bao gồm toàn bộ nội dung
của hai nguyên lý là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận
xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối
liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự
vật, của một hiện tượng trong thế giới.
Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong
trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải
luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát
triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật).
c. Yêu cầu của quan điểm lịch sử – cụ thể
Quan điểm lịch sử - cụ thể có 3 yêu cầu:
Thứ nhất: Khi phân tích xem xét sự vật, hiện tượng phải
đặt nó trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể của nó,
phải phân tích xem những điều kiện không gian ấy có ảnh
hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện
tượng. Phải phân tích cụ thể mọi tình hình cụ thể ảnh hưởng
đến sự vật, hiện tượng.
Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa
học nào đó cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh
làm nảy sinh lý luận đó. Có như vậy mới đánh giá đúng giá trị
và hạn chế của lý luận đó. Việc tìm ra điểm mạnh và điểm yếu
có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng sau này.
Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn
phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng. Điều
kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó.
2. Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào phân tích,
nhận định vấn đề phòng chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn
diễn biến rất phức tạp với hàng trăm ngàn ca nhiễm mới SARS-
CoV-2 và hàng chục ngàn ca tử vong mỗi ngày. Kể từ khi có ca
dương tính đầu tiên với SARS-CoV-2, Việt Nam đã khẩn trương,
tích cực phòng chống dịch bệnh. Chúng ta đã thực hiện chống
dịch rất nghiêm túc và hiệu quả theo phương châm “chống
dịch như chống giặc”; cả hệ thống chính trị đều vào cuộc, cơ
bản kiểm soát được được tình hình dịch bệnh Covid-19.
Nhà nước cũng đã đưa ra những chính sách phù hợp, linh
hoạt, mạnh mẽ theo hướng đổi mới, sáng tạo vận dụng theo
quan điểm lịch sử - cụ thể như kim chỉ nam để phù hợp với
từng thời điểm diễn ra trên thực tế. Công tác phòng chống dịch
COVID 19 ở nước ta đạt được những kết quả, cũng có những
hạn chế trong công tác này, cụ thể như sau:
a. Những kết quả đạt được
Thứ nhất,jViệt Nam đã huy động mọi nguồn lực và cả hệ
thống chính trị vào cuộc. Ngay từ những ngày đầu khi dịch
COVID-19 bắt đầu bùng phát, Việt Nam đã chủ động huy động
sức mạnh của cả hệ thống chính trị trên toàn quốc cùng phòng
chống dịch. Hàng loạt văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ
được ban hành, nhiều phương án, biện pháp phòng chống được
triển khai nhằm nhắc nhở người dân mức độ nguy hại của dịch
bệnh, đồng thời nâng cao nhận thức và sự đồng thuận, thống
nhất giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa
phương. Các hoạt động phòng chống dịch không chỉ được thực
hiện bởi ngành y tế, mà còn có sự tham gia của lực lượng vũ
trang, ngoại giao, các cơ quan thông tấn, báo chí. Các chủ
trương, chính sách của Đảng và Chính phủ được nhân dân ủng hộ, chung tay thực hiện.
Thứ hai,jtạo ra khuôn khổ hành lang pháp lý và thể chế
tương đối đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả đối phó với
dịch bệnh và nhấn mạnh bảo vệ quyền con người. Để đối phó
với dịch bệnh, Việt Nam đã có khung pháp lý và thể chế tương
đối đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả. Về pháp lý, có thể
khẳng định, các chỉ đạo, bước đi trong công tác lãnh đạo của
Đảng và Chính phủ đều dựa trên cơ sở đánh giá thực tiễn và
luật pháp (đơn cử là Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm có
hiệu lực từ 1/7/2008.). Trong thời gian đối phó với đại dịch
COVID-19, Nhà nước đã đưa ra nhiều văn bản cấp thiết đối với
tình hình, trong đó có Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố dịch
bệnh trên cả nước, đồng thời bắt buộc thực hiện các quy định
trong các văn bản, chỉ thị của Thủ tướng như Chỉ thị 16/CT-TTg.
Thứ ba,jViệt Nam có những quyết sách nhanh chóng, kịp
thời và quyết liệt. Căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ Việt Nam
đưa ra những chỉ thị, nghị định, mang tính hành động nghiêm
khắc, quyết liệt. Ngày 28/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng,
chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2
gây ra. Đồng thời, để đẩy lùi những khó khăn về mặt kinh tế -
xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chính sách,
nghị định về hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đời sống
nhân dân và phát triển doanh nghiệp; Chính phủ ban hành Nghị
quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19. Đến đợt dịch thứ 4 kể từ tháng
05/2021, do tình hình dịch bệnh tại Việt Nam chuyển biến có
nhiều ca lây nhiễm cộng đồng không kiểm soát được do đó các
Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 đều là những chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19
được ban hành để phù hợp từng địa phương trong những thời
điểm khác nhau. Không chỉ có những quyết sách kịp thời, Việt
Nam còn thường xuyên cập nhật và tuyên truyền cho người dân qua nhiều kênh thông tin.
Thứ tư,jChính phủ Việt Nam đưa ra những quyết sách tạo
sự công bằng. Trong ứng phó với dịch bệnh, Việt Nam đã có
cách tiếp cận công bằng với mọi đối tượng khác nhau trong xã
hội, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo. Các chỉ thị của
Đảng và Chính phủ đều bảo đảm để mọi người dân đều được
tiếp cận với các cơ sở, dịch vụ y tế và vật tư y tế.
Thứ năm,jtrong ứng phó với dịch COVID-19, trách nhiệm
giải trình được thể hiện qua trách nhiệm trong nội bộ và trách
nhiệm đối với xã hội. Trách nhiệm trong nội bộ được nêu rõ
trong các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ. Chẳng
hạn, chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng nêu rõ:j“Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tiếp tục (...) đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách
nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp
phòng, chống dịch”.jTheo đó, các cơ quan có trách nhiệm thực
hiện nghiêm túc các chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính
phủ, giải trình với Chính phủ, Thủ tướng các vấn đề trong quá
trình phòng chống dịch bệnh.
b. Những vấn đề còn hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, công tác phòng chống dịch
COVID 19 cũng còn những bất cập do dịch bệnh phức tạp với
biến thể mới xảy ra trên diện rộng, nguồn lực trong nước chưa
kịp thời đáp ứng đầy đủ, cụ thể:
Thứ nhất,jhành lang pháp lý và thể chế đối phó với dịch
bệnh còn cứng nhắc chưa phù hợp với thực tế. Đặc biệt kể từ
đợt dịch thứ 4 bùng phát, tại một số địa phương có những
khung pháp lý khi áp dụng vào thực tế còn cứng nhắc, chưa
phù hợp. Điển hình là vấn đề “Giấy đi đường” tại khu vực TP Hà
Nội, theo đó từ những ngày triển khai loại giấy tờ này để kiểm
soát người đi lại đã gặp không ít khó khăn. UBND TP Hà Nội ban
hành công văn rằng kể từj“0h ngày 23/8/2021, người lao động
tại các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động phải xuất trình Giấy đi
đường hoặc danh sách kèm theo có xác nhận của UBND xã,
phường, thị trấn nơi đơn vị hoạt động”.jVà thời điểm TP Hà Nội
đưa ra thông báo muộn, dẫn đến sáng hôm sau khi ban hành
công văn thì ghi nhận tại UBND một số phường, số lượng người
đến “xin xác nhận” khá đông. Gần đây nhất tại TP Hà Nội đề
nghị xét cấp giấy đi đường mẫu mới từ 6/9/2021. Muốn có mẫu
giấy đi đường mới cấp cho nhân viên sử dụng từ ngày 6-9, ngay
trong ngày chủ nhật hôm nay, các doanh nghiệp sẽ phải "vắt
chân lên cổ" triển khai các bước đề nghị xét duyệt và cấp giấy,
mà mỗi bước đều phải qua các cơ quan công quyền.
Thứ hai,jcác quyết sách của chính phủ Việt Nam phát huy
hiệu lực và đạt hiệu quả chưa cao. Việc giãn cách xã hội quá
nhiều ngày từ khi dịch bùng phát mạnh khiến nhiều người gặp
khó khăn do dịch đã chạy xe máy về quê vì nếu còn tiếp tục ở
lại không có thu nhập mưu sinh. Trên thực tế vẫn còn nhiều
trường hợp không chứng minh được dẫn đến “không đủ điều
kiện” để được hưởng trợ cấp do dịch, dẫn đến việc người dân
không chấp hành Chỉ thị, chống đối
Thứ ba,jnguy cơ vỡ chuỗi cung ứng. Kể từ khi đại dịch
COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam đến nay, cộng đồng doanh
nghiệp vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, riêng
về mặt kinh tế, tác động nguy hiểm khác với những lần bùng
phát dịch trước là ứng xử của các địa phương với dịch lần này
đã gây ra đổ vỡ chuỗi cung ứng. Làn sóng bùng phát Covid-19
diễn ra tại Bắc Ninh, Bắc Giang đã khiến nhiều nhà máy hoạt
động dưới công suất ở các tỉnh miền Bắc với rất nhiều nhà cung
cấp cho Apple, Samsung và các công ty công nghệ toàn cầu
khác. Bốn doanh nghiệp cho Reuters biết rằng hoạt động của
họ đã bị ảnh hưởng do một số khu vực đã bị đóng cửa, làm dấy
lên lo ngại về sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Ngoài ra, còn là khó
khăn của toàn thể các doanh nghiệp lớn, nhỏ nếu tiếp tục diễn
biến phức tạp sẽ nhiều doanh nghiệp phá sản, mất khả năng thanh toán,..
c. Phương hướng khắc phục
Một là,jtrong các hành lang pháp lý như chỉ thị, quyết định
và hướng về phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước
ngoài nhanh chóng, kịp thời, quyết liệt còn cần phải đặt các quy
định này trong quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa trong
các hình thức biểu hiện với không gian và thời gian nhất định.
Hai là,jmọi thông tin liên quan đến dịch COVID-19 và hoạt
động phòng, chống dịch của chính phủ phải được công bố đầy
đủ, cập nhật, rõ ràng, dễ truy cập và dễ hiểu đối với mọi người
dân. Mọi người dân đều phải được tiếp cận để có thể nhận thức
được vấn đề nghiêm trọng trong việc phòng chống dịch COVID
19 để có thể tạo được sự đồng thuận trong xã hội.
Ba là,jcác quyết sách của Nhà nước cần đi vào thực tế
triển khai. Bổ sung thêm nguồn ngân sách hỗ trợ các Doanh
nghiệp, người dân thất nghiệp do đại dịch COVID 19, cũng như
kêu gọi các tỉnh thành chung tay quyên góp hỗ trợ những khu
vực còn khó khăn, và thực tế đến tận tay các hoàn cảnh, không
để xảy ra các vấn đề trung gian. Triển khai các chính sách hỗ
trợ tới từng người dân bị ảnh hưởng Covid để người dân sớm ổn
định đời sống trong và sau dịch bệnh. Đồng thời, các tổ chức
doanh nghiệp cần có chính sách hỗ trợ trong thời gian dịch sớm
ổn định sản xuất và phát triển kinh tế.
Bốn là,jNhà nước cần đẩy mạnh việc tiếp cận nguồn vắc
xin ngoài nước và đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vắc xin trong
nước để chủ động hơn nữa trong công tác đẩy lùi dịch bệnh.
Năm là,jhài hòa giữ việc chống dịch COVID 19 và tạo một
nền kinh tế có sức chịu đựng và ứng biến linh hoạt, một nền
văn hóa nhân văn, một đất nước tươi đẹp, an toàn, một dân tộc
tử tế. Đại dịch COVID-19 có thể làm đứt gãy các chuỗi giá trị
toàn cầu, định hình lại toàn cầu hóa và liên kết kinh tế. song
những giá trị nói trên là bất biến và bất cứ đối tác nào cũng
mong muốn làm bạn, nhà đầu tư nào cũng cần đến để làm ăn lâu dài. Tài liệu tham khảo: Các website: 1. https://luatminhkhue.vn/ 2. http://soytetiengiang.gov .vn/trang-chu