HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
MÔN : KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CUNG - CẦU VỀ ĐIỆN
THOẠI THÔNG MINH Ở VIỆT NAM
Họ và tên : Đinh Thị Hương Giang
Mã SV: 2055290013
Lớp : Kinh tế và Quản Lý k40
GVHD : Đinh Thu Hà
Hà Nội , tháng 12 năm 2021
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................. 3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI
ĐỘNG .............................................................................................. 4
I.Thị trường điện thoại di động thế giới ................................................ 4
II.Thị trường điện thoại di động Việt Nam ............................................ 5
CHƯƠNG II. CUNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 8
I.Công nghệ ........................................................................................... 8
II.Giá cả của điện thoại ......................................................................... 9
III.Chính sách của chính phủ ................................................................ 9
IV. Giá của các yếu tố sản xuất ............................................................ 10
V. Số lượng người bán trên thị trường ................................................. 11
CHƯƠNG III: CẦU VỀ THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE Ở
VIỆT NAM… 12
I.Thu nhập ........................................................................................... 12
II.Sở thích và thương hiệu ................................................................... 12
III.Số lượng người tiêu dùng ............................................................... 12
CHƯƠNG IV: DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THÔNG MINH VIỆT NAM ............ 14
I. Thị phần smartphone ở Việt Nam ..................................................... 14
2. Cơ hội trên thị trường smartphone tại Việt Nam dành cho các thương
hiệu
nội địa..................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 17
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ năm 2007, khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên, đó cũng
lúc kỷ nguyên bắt đầu nở rộ. Từ đó cho đến nay, smartphonesmartphone
đã phát triển một cách chóng mặt và dần trở thành thứ không thể thiếu trong
cuộc sống của chúng ta. Trong kỷ nguyên công nghệ ngày nay, smartphone
không chỉ ngày càng phổ biến còn mang đến cho con người hàng loạt
khả năng mới trên mọi lĩnh vực như: trao đổi thông tin, làm việc di động,
giải trí mọi lúc mọi nơi... thực sự đã giúp thay đổi toàn diện cuộcĐiện thoại
sống theo hướng tích cực hơn.
Để đáp ứng được nhu cầu của còn người, điện thoại di động không
ngừng cải tiến và biến đổi để phù hợp với thị hiếu của người sử dụng. Vì
vậy, tìm hiểu thị trường cung-cầu của sản phẩm là một điều cần thiết. Từ
thực tiễn, em chọn đề tài nghiên cứu về PHÂN TÍCH CUNG - CẦU VỀ
ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH Ở VIỆT NAM nhằm cung cấp cái nhìn
tổng thể về thế giới điện thoại di động và đưa ra một số ví dụ thực tiễn để
người người đọc có hiểu biết sâu sắc về chủ đề này. Bài làm của em gồm 4
phần chính:
Phần I: Tổng quan thị trường điện thoại di động
Phần II: Phân tích cung thị trường
Phần III: Phân tích cầu thị trường
Phần IV: Dự đoán xu hướng của thị trường
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
I.Thị trường điện thoại di động thế giới
Trong những năm gần đây, điện thoại di động trở thành một trong những
sản phầm tiến bộ, sự phát triển chóng mặt nhất. Bởi sự thay đổi trong
tính năng, thay liên lạc, bây giờ điện thoại di động trở thành một điều tất
yếu trong đời sống hàng ngày. Ảnh hưởng của điện thoại di động đến với
cách sống, cách sinh hoạt của con người cùng lớn. Theo chiều hướng
tích cực, điện thoại di động đã cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
Thị trường điện thoại di động được xem như một “Đại dương đỏ” trên thế
giới, có sự tham gia của rất nhiều hãng, cạnh tranh vô cùng khốc liệt qua giá
cả, chất lượng sản phẩm, kênh phân phối và chiến dịch quảng cáo. Dưới đây
biểu đồ tăng trưởng sản phẩm thị phần của một số dòng smart phone
nổi tiếng trên thị trường hiện nay từ quý 4/2019-quý 4/2020
Theo công ty nghiên cứu thị trường IDC, thị trường smartphone quý 4/2020 ghi
nhận 385,9 triệu sản phẩm được bán ra (tăng 4,3% so với quý 4/2019), trong đó
lượng iPhone xuất xưởng ba tháng cuối năm 2020 đạt 90,1 triệu máy, chiếm 23,4%
thị phần toàn cầu.
Apple ghi nhận doanh thu quý vượt 100 tỷ USD, trong đó doanh thu tại đại lục
tăng trưởng 57%. Nhờ thành tích xuất sắc, Apple đoạt ngôi đầu từ tay Samsung.
Hãng điện tử Hàn Quốc ghi nhận doanh số tăng 6,2% so với cùng kỳ 2019, lên
73,9 triệu máy, chiếm 19,1% thị phần.
Tiếp theo, Xiaomi đứng vị trí thứ ba với kỷ lục cao nhất của hãng đạt 43,4 triệu
máy, tăng 32%. Mặc dù có nhiều sản phẩm ra mắt nhưng OPPO chỉ đạt 33,8 triệu
đơn vị, tăng 10,7% trong quý 4/2020.
I. Thị trường điện thoại di động Việt Nam
Thị trường điện thoại di động là một thị trường đa dạng và phức tạp. Đây cũng là
một thị trường phát triển lớn mạnh, và chưa có dấu hiệu ngừng ở Việt Nam. Theo
tờ “Thời báo kinh tế Sài Gòn: Năm 2009”, ước tính có gần 12 triệu chiếc điện thoại
di động đã được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Trong số đó phân khúc máy có
giá dưới 2 triệu động chiếm 60%, máy 5-10 tiệu đồng chiếm 8% về số lượng
nhưng đến 25% về doanh thu. Còn phân khúc máy trên 10 triệu đồng chỉ chiếm
gần 1% về số lượng nhưng lại hơn 10% doanh thu.
Theo thống kê của Counterpoint Research, doanh số smartphone trong quý
3/2021 tại Việt Nam thị trường vẫn hoạt động tốt trong tháng 7, nhưng bắt đầu đi
xuống vào tháng 8 và sụt mạnh vào tháng 9 do ảnh hưởng đại dịch COVID 19.
Trong quý 3/2021, Samsung đạt thị phần smartphone 49%, cao nhất từ trước đến
nay. Lý do là nhu cầu với các mẫu di động như Galaxy A12, Galaxy điện thoại
A03s và Galaxy A22 tăng mạnh. Sự chú trọng của Samsung vào phân khúc
smartphone tầm trung “được đền đáp”, tạo thêm động lực cho sự phát triển của
hãng trên thị trường.
Oppo chiếm vị trí thứ 2 với 19% thị phần. Xiaomi và Vivo đứng thứ 3, 4 với lần
lượt 13% và 8% thị phần. Dòng điện thoại Redmi đem lại doanh số cho Xiaomi
trong khi các mẫu smartphone dòng Y là chủ lực của Vivo tại Việt Nam.
Kênh bán hàng trực tuyến chiếm 13% tổng doanh số điện thoại trong quý 3/2021.
Để tăng doanh số online, các hãng tích cực hợp tác với nhiều sàn thương mại điện
tử để tung ra hàng loạt sản phẩm độc quyền. Ở kênh online, Xiaomi tiếp tục dẫn
đầu về doanh số bán hàng với 36%. Theo sau là Samsung với 33%.
Điện thoại thông minh chiếm 20% tổng doanh số trong quý 3/2021. Con số này5G
dự kiến tăng cao hơn vào cuối năm 2021. Các nhà mạng Việt Nam bắt đầu triển
khai thử nghiệm 5G, đạt tốc độ tối đa 4,7 Gbps trong quá trình test. Chính phủ
cũng đang có kế hoạch đấu giá phổ tần 5G trong quý 4/2021
Như vậy, chúng ta thể thấy, người dân cũng đang nâng cao mức sống
hàng ngày xu hướng kết nối mở rộng nhiều hơn thông qua những hữu
ích điện thoại mang lại. Những điều này đã, đang thúc đẩy ngành công
nghiệp di động ngày càng phát triển trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói
riêng.
CHƯƠNG II. CUNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
I.Công nghệ
Nhìn vào lịch sử ra đời của các dòng sản phẩm ta thấy được sự cải tiến
về công nghệ một cách vượt bậc trong sản xuất điện thoại.Các nhà sản xuất
rất nhạy bén với sự ra đời tiến bộ của KH-KT, đồng thời, họ cũng rất nhạy
bén trong việc phát hiện sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng, họ áp dụng
chúng vào dây truyền sản xuất ,phân phối sản phẩm, sản xuất linh kiện điện
tử.hay sự ra đời của các mạng 4G-5G tác động lên xu hướng sử dụng điện
thoại mới, sự ra đời của các sản phẩm mới với công nghệ cao hơn vs nhiều
chức năng làm thay đổi giá cả thị trường.
Lấy một dụ thiết thực nhất trong thời gian gần đây: iPhone X vừa mới
một màn xuất hiện bùng nổ đêm qua khi được Apple “trình làng” một cách
đầy bất ngờ, với cặp đôi iPhone 8 / 8 Plus làm nền trước khi ra mắt chính
thức. Nhìn chung, iPhone X mang trên mình một diện mạo hoàn toàn mới,
với những điểm đặc trưng không thể không nhận ra như: màn hình bao phủ
toàn diện mặt trước, nút Home vật bị loại bỏ, camera kép mạnh mẽ đặt
theo chiều dọc, cấu hình mạnh mẽ…
Sự xuất hiện của Camera kép sau
không tăng số “chấm” 12MP nhưng qua nhiều năm, Apple (và cả
Samsung) đã dần chứng minh được nhân tố đó không phải thứ làm nên tất
cả. Cặp camera iPhone X đặt cạnh nhau của Apple có khẩu độ f/1.8 và f/2.4 -
độ mở lớn giúp ánh sáng vào nhiều, chụp nhanh, xóa phông tốt.
Công nghệ chống rung quang học (OIS) được tích hợp cho cả 2 ống kính,
kết hợp cùng khả năng zoom quang học - Giúp cho ảnh chụp điều kiện
phức tạp vẫnnét, không mờ nhòe dù phóng to, góc cạnh chi tiết đều được
tối ưu hóa độ sắc nét. Tính năng quay video cũng được tăng cường với độ
phân giải tối đa 4K (60fps) …
Chế độ chụp cải tiến bất ngờ, vì bên cạnh Portrait Mode chụp mô phỏng xóa
phông thì Apple còn thêm vào Portrait Lighting - tính năng cho phép làm
chủ hiệu ứng ánh sáng cho ảnh chụp chân dung một cách ảo diệu.
Sự đột phá của Camera selfie
Với việc được trang bị thêm những cảm biến hồng ngoại cảm biến điểm
mặt phẳng để thỏa mãn những tính năng mới liên quan đến nhận diện khuôn
mặt, camera “tự sướng” của iPhone X chắc chắn cũng sẽ trải qua một màn
lột xác.
Bất ngờ nhất giờ đây, những chế độ như Portrait Mode Portrait
Lighting đã đề cập bên trên đều được đem lên camera mặt trước này. Như
vậy, không cần mất công cài đặt máy hẹn giờ một chỗ hoặc nhờ người khác
cẩm máy chụp bằng camera sau để được những bức ảnh đẹp xóa phông
hay hiệu ứng ánh sáng nổi bật nữa, giờ đây chính bạn cũng thể làm điều
đó chỉ bằng… 1 tay.
Tóm lại, nhìn tổng thể thì Apple vẫn luôn biết cách chiều lòng người dùng,
đặc biệt thị phần khách hàng nữ giới thế hệ trẻ với những nét thiết kế,
tính năng trẻ trung, mới lạ mà lại rất hợp thời, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế.
II.Giá cả của điện thoại
Trong quá trình thay đổi của ngành công nghiệp di động, những bước phát
triển có thể diễn ra liên tục theo một thứ tự hợp lý hoặc đôi khi là hơi chậm.
Trở lại thời điểm khoảng 2-3 năm trước thế giới cạnh tranh sản xuất giá cả
smartphone đã rất sôi động từ Iphone, Samsung, Oppo…cho đến Nokia.
tính đến quý 3/2018 việc tung ra các sản phẩm với việc cải tiến mẫu mã, chất
lượng của các nhà sáng lập vẫn chưa dấu hiệu hạ nhiệt khiến giá cả sôi
động hơn bao giờ hết.
Nhưng nhìn chung, giá cả điện thoại xu hướng giảm so với thởi đầu
2016 sản xuất ra chúng như iPhone 7 mới có giá khoảng 13 triệu VND. Nếu
mua máy chính hãng, mức giá lần lượt 16 20 triệu đồng. năm 2018
giảm xuống còn 8,5 triệu VND; mức chênh lệch ràng rất lớn. Thêm vào
đó việc cạnh tranh sản xuất ra nhiều model khiến giá cả xu hướng
giảm…. Theo dự báo, thị trường điện thoại sẽ giảm mạnh trong tháng
11/2018. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc hạ giá sản phẩm, từ việc giá ban
đầu quá cao nên sau một thời gian phải giảm về mức thường, nhưng cũng
không ít mẫu giá tụt mạnh do sức bán kém, không được ưa chuộng hay việc
áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất làm chi phí giảm.
III.Chính sách của chính phủ
Thách thức cho các nhà phân phối bán lẻ điện thoại di động không chỉ
dừng lại ở doanh số bán hàng tụt giảm. Họ cho rằng quy định về việc các sản
phẩm này chỉ được nhập khẩu qua các cảng biển chính của Bộ Công Thương
sẽ phần nào ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của họ; đây là quy định khó
bởi từ trước đến nay họ chỉ nhập điện thoại bằng đường hàng không.
Ngoài việc chỉ được đưa điện thoại di động vào qua ba hải cảng chính, các
doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu sẽ phải xuất trình thêm giấy chỉ
định hoặc ủy quyền của nhà phân phối, hãng sản xuất... Các loại giấy tờ này
phải được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa
lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Nghĩa các nhà phân phối sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mất thêm nhiều thời
gian phát sinh thêm chi phí. “Phần lớn điện thoại di động đều xuất xứ
từ Trung Quốc. Nếu vận chuyển bằng tàu biển thì phải mất vài ngày mới về
tới cảng, trong khi hiện nay, đi bằng đường hàng không chỉ mất vài tiếng
đồng hồ
Yêu cầu hàng hóa phải có giấy tờ xác nhận củaquan lãnh sự Việt Nam ở
nước ngoài càng làm cho thời gian hoàn thành thủ tục nhập hàng kéo dài
phát sinh thêm nhiều chi phí. Riêng việc kiểm hóa của hải quan cũng đã mất
khoảng 15 ngày theo các nhà doanh nghiệp, thời gian càng kéo dài, chi
phí càng bị đội lên.
IV. Giá của các yếu tố sản xuất
1.Chi phí Linh kiện: Giá linh kiện xu hướng tăng dần. Theo thông tin từ
hãng nghiên cứu thị trường Gartner, giá bán smartphone trong năm 2017
tăng thêm 4,3%, chủ yếu do việc thiếu các linh kiện cần thiết như chip nhớ,
RAM vv...
Trong khi đó, những di động cao cấp ra mắt các năm gần đây liên tục yêu
cầu linh kiện mới hoặc chất lượng cao hơn. Chẳng hạn, những module
camera trên Xperia XZ1hay Galaxy S9 đều là loại tốt nhất hiện nay hay màn
hình OLED trên iPhone X có giá cao hơn nhiều so với màn hình LCD truyền
thống.
Việc liên tục nâng cấp chip, RAM, hay thay đổi chất liệu thiết kế sản phẩm
cũng góp phần khiến giá thành sản xuất của những di động này bị đẩy lên
cao.
2.Chi phí nghiện cứu và phát triển:
Chi phí nghiên cứu và phát triển ngày càng được đầu tư. Các khâu như lên ý
tưởng, thiết kế, tìm kiếm giải pháp tối ưu và thử nghiệm sản phẩm cũng tiêu
tốn của các nhà sản xuất một khoảng chi phí lớn.
3.Chi phí vận chuyển, các chi phí liên quan:
Hầu hết điện thoại trên thị trường Việt Nam hàng nhập khẩu, vậy chi
phí vận chuyển cũng ảnh hưởng không nhỉ tới gái thành của một chiếc điện
thoại
V. Số lượng người bán trên thị trường
thể thấy, thời điểm hiện tại các thương hiệu quen thuộc vẫn giữ vững
phong độ với số lượng máy bán ra ấn tượng. Hai vị trí dẫn đầu Samsung,
OPPO đang kinh doanh tốt khó thương hiệu nào chen vào được. Tuy
nhiên, sự vươn lên của một số hãng như Xiaomi, Nokia, Vivo, Huawei hay
các dòng sản phẩm Bphone của Việt Nam cũng làm thị trường điện thoại
ngày một đa dạng.
CHƯƠNG III: CẦU VỀ THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE Ở VIỆT
NAM
I.Thu nhập
Thu nhập của người dân đang tăng lên, họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua 1 thiết
bị thông minh như smartphone để phục vụ cho mọi nhu cầu trong cuộc sống:
Thu nhập bình của đầu người của Việt Nam đang có xu hướng tăng:
Năm 2016: 2376 USD / người / năm
Năm 2017: 2500 USD / người / năm
Điều này cũng tác động đến cầu của thị trường. Cụ thể, trong năm 2014,
24 triệu smartphones tiêu thụ tại Việt Nam, trong năm 2016 con số này đã
vượt quá 48 triệu (theo thống của Mediacells). vậy khi thu nhập tăng
lên sẽ làm cho nhu cầu sử dụng điện thoại, đặc biệt phân khúc điện thoại
cấu hình cao, giá thành đắt cũng sẽ tăng lên. dụ, người thu nhập cao
thường lựa chọn những dòng điện thoại cao cấp như Iphone Apple, Note
Samsung, Sony X-peria, v.v… Người tiêu dùngnhu cầu và sẵn sàng mua
1 chiếc smartphone phù hợp với mức giá thích hợp với thu nhập làm cầu
tăng.
II.Sở thích và thương hiệu
Cái đẹp hay tính thời trang của sản phẩm lại luôn luôn song hành với sự
nhanh chóng lỗi mốt. Một “chú dế" chất lượng tốt, mang lại nhiều giá trị
thiết thực cho cuộc sống lựa chọn thông minh của người tiêu dùng hiện
nay. “Cuồng smartphone” và đam công nghệ đang xu hướng trên toàn
thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Nhìn chung giá điện thoại thường giảm mẫu mã, thương hiệu đã không còn
được yêu thích bởi người tiêu dùng. Ví dụ: Apple Iphone X giá khi mới xuất
hiện rẻ nhất rơi vào khoảng 35 triệu nhưng sau vài tháng ra mắt đã tụt giá
khoảng 5-10 triệu. Khi một mặt hàng không còn được quá ưa chuộng, giá
sản phẩm sẽ giảm và khiến cho lượng cầu sẽ tăng lên và ngược lại.
III.Số lượng người tiêu dùng
Mạng lứa người tiêu dùng càng mở rộng. Cụ thể: Điện thoại di động, cụ thể
là smartphone ngày nay đã không còn là vật phẩm xa xỉ với đời sống của các
sinh viên. Trong mọi hoạt động hằng ngày, từ đi chơi, đi ăn, đi ngủ, học tập
đều ngắn liền với điện thoại di động (theo Báo Sinh viên Việt Nam).
Trên thế giới, khoảng hơn 4 tỉ người đang sử dụng điện thoại di động,
trong đó có gần 2 tỉ người sử dụng smartphone. Đặc biệt, tỉ lệ người sử dụng
smartphone để truy cập internet là gần 90%, để chơi game mobile là 60%.
Theo kết quả của cuộc điều tra thốngphổ cập dịch vụ điện thoại, Internet
nghe nhìn toàn cuộc năm 2015, số lượng người sử dụng điện thoại di
động trên cả nước hơn 40,6 triệu, trong đó khu vực thành thị chiến tới
49,5% và nông thôn là gần 33%.
Dân số tăng đồng thời trình độ dân trí cũng được nâng cao khiến cho nhu cầu sử
dụng
điện thoại di động cũng tăng lên dẫn tới Cầu tăng.
Đối với Việt Nam, độ tuổi sử dụng smartphone nhiều nhất là từ 18-40 tuổi với
gần 60%.
Đa số phục vụ cho nhu cầu công việc và giải trí.
Hơn thế nữa, người tiêu dùng Việt Nam cũng ngày càng mua sắm “thông
minh” hơn và thường có tiêu chí mua rõ ràng trước khi đưa ra quyết định:
1. Thương hiệu nổi tiếng, thường là thương hiệu nước ngoài.
2. Hình thức, mẫu mã.
3. Độ bền.
4. Các tính năng bổ sung dựa theo sở thích của mỗi người tiêu dùng
5. Giá thành.
CHƯƠNG IV: DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THÔNG MINH VIỆT NAM
Thị trường smartphone Việt trong nửa đầu năm 2018 đang dần sự thay
đổi rệt trong thị phần của các hãng smartphone, đặc biệt các hãng
smartphone Trung Quốc như Xiaomi hay Huawei đang ngày càng lấn lướt
các ông lớn như Samsung hay Apple.
I. Thị phần smartphone ở Việt Nam
Theo thống của Công ty nghiên cứu thị trường GfK đến tháng 11/2017,
tổng lượng smartphone bán ra tại Việt Nam đạt hơn 13,5 triệu máy, tăng
trưởng 3,1% so với 11 tháng cùng kỳ năm 2016. So với năm ngoái, tăng
trưởng smartphone năm nay thể coi ảm đạm. Cùng thời điểm này năm
trước, tăng trưởng của thị trường đạt 12,3%, duy trìmức hai con số, trong
khi năm nay tỷ lệ chênh lệch không đáng kể. Các chuyên gia nhận định, thị
trường smartphone đã bão hoà. Trong khi đó, mức độ cạnh tranh trong ngành
smartphone tại Việt Nam lại ngày một trở nên gay gắt. Thống bộ cho
thấy, có gần 20 nhãn hiệu điện thoại lớn nhỏ, nội ngoại, sản xuất trong nước
cũng như nhập khẩu đang được bán tại Việt Nam.
Nhưng chiếm lĩnh thị trường vẫn các nhãn hiệu nước ngoài, với 75% thị
phần thuộc về bộ 3: Samsung, OPPO và Apple.
Riêng nhãn hiệu Samsung của Hàn Quốc chiếm 46,5% thị phần. Không chỉ
bán điện thoại, tại Việt Nam, Samsung còn xây dựng cả một hệ sinh thái sản
xuất và lắp ráp smartphone thông qua việc bắt tay với các nhà cung ứng Hàn
Quốc, Nhật Bản.
Ở vị trí thứ hai là OPPO - nhãn hiệu đến từ Trung Quốc, với 19,4% thị phần
trong 11 tháng của năm 2017. Thị phần của OPPO luôn được giữ ổn định
qua thời gian dài nhờ các sản phẩm tầm trung thời thượng, cùng nhiều chiến
dịch quảng cáo, marketing hiệu quả tập trung vào nhóm khách hàng trẻ.
Apple của Mỹ đứng thứ 3 về thị phần smartphone tại Việt Nam. Trong 11
tháng đầu năm 2017, Apple đạt 9,2% thị phần. Dòng điện thoại iPhone với
giá bán hàng chục triệu đồng của Apple vẫn lựa chọn số một của người
dùng ở phân khúc cao cấp
Cuộc chạy đua giữa Samsung Apple luôn đáng chú ý, Việt Nam
nói riêng, hay thế giới nói chung. Bởi mỗi năm, cả 2 nhà sản xuất danh tiếng
này đều tung ra những smartphone cao cấp với mức giá lên tới hàng chục
triệu đồng để so với nhau. Không phủ nhận, Việt Nam, cuộc chiến
Samsung - Apple đúng là có tạo ra tầm ảnh hưởng, nhưng chưa thể phản ánh
hết được xu hướng của toàn thị trường. Bởi theo Báo cáo của GfK trong
tháng 5/2018, nóng bỏng nhất phải nói tới sự tăng trưởng gần 100% của
phân khúc điện thoại trung cấp (trong tầm giá 7 - 10 triệu đồng). Nếu như 5
tháng đầu năm 2017, phân khúc này tại Việt Nam chỉ chiếm thị phần khoảng
5% thì nay hơn 10%. Thậm chí, thị phần của phân khúc này vào tháng
5/2018 đã lên tới 16%. Sự dịch chuyển thấy rõ từ phân khúc 5 - 7 triệu đồng
sang phân khúc 7 - 10 triệu đồng trong 1 năm qua, cho thấy người tiêu dùng
đang chịu chi nhiều tiền hơn để có một chiếc điện thoại đáp ứng nhu cầu của
mình. Điều này thúc đẩy các nhà sản xuất tung ra nhiều hơn các dòng sản
phẩm thuộc miền giá trung cao cấp. Điểm mặt các thương hiệu quen
thuộc như: Samsung, OPPO, Nokia, Huawei, Vivo hay Sony… Nhưng đóng
góp nhiều sản phẩm nhất vẫn là 2 cái tên Samsung và OPPO. Đây được xem
là 2 nhà sản xuất tích cực nhất đem tới cho thị trường Việt Nam những mẫu
sản phẩm mới lạ, liên tục quảng bá, cũng như nâng cấp, làm mới smartphone
của mình.
Số liệu từ các nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam cho thấy, trong 6 tháng đầu
năm 2018, 2 mẫu điện thoại bán chạy nhất không phải là sản phẩm nào khác
ngoài cái tên: Samsung Galaxy J7 Pro OPPO F5. Cả 2 sản phẩm này
đều có mức giá khoảng 6 triệu đồng. Trong khi phân khúc cao hơn, 7 - 10
triệu đồng, cả Samsung OPPO cũng đóng góp 2 đại diện Galaxy J7
Plus OPPO F7. Sự cạnh tranh giữa Samsung - OPPO phân khúc này
gay cấn tới mức, Galaxy J7 Pro Galaxy J7 Plus, OPPO F5 OPPO F7
liên tục thay phiên nhau là các sản phẩm đạt doanh thu, lẫn doanh số tốt nhất
trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của GfK trong tháng
5/2018, OPPO hiệnnhà sản xuất chiếm ưu thế hơn, với gần 50% thị phần
tại phân khúc điện thoại 7 - 10 triệu đồng sẽ còn tăng lên trong thời gian
tới.
Khách quan nói, ưu thế của OPPO tới từ việc hãng này đang dồn toàn
lực cho phân khúc smartphone tầm trung - vốn thế mạnh của hãng từ
trước tới nay. OPPO từ khi tham gia thị trường di động Việt Nam cũng chỉ
2 dòng sản phẩm tầm trung giá rẻ. Trong khi phía Samsung, ông
lớn Hàn Quốc phải dàn trải lực lượng đối phó với tất cả đối thủ của mọi
phân khúc. Thị trường smartphone giá rẻ sự xâm lấn của Xiaomi,
tầm trung đối thủ OPPO, còn cao cấp hơn iPhone của Apple. Về phần
chủ quan, OPPO đã làm tốt 3 chiến lược bán hàng phân khúc smartphone
tầm trung tốt hơn Samsung. Đó là sản phẩmthiết kế thời thượng, hợp với
xu hướng của người trẻ, giá cả phải chăng marketing trúng tâm tập
khách hàng chủ đạo.
2. hội trên thị trường smartphone tại Việt Nam dành cho các thương
hiệu nội
địa
Tuy thị trường smartphone đang sự tăng trưởng mạnh nhưng tổng thể thị
trường đang suy giảm tới 6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ
yếu do sự sụt giảm mạnh, lên tới 19% trong phân khúc điện thoại phổ thông.
Giám đốc liên kết Counterpoint Tarun Parthak cho rằng: "Mặc dù thị trường
smartphone Việt đang sự tăng trưởng khá lành mạnh nhưng các hãng nội
địa vẫn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Trung
Quốc và trên toàn cầu".
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ Trung Quốc đang ngày
càng leo thang, đồng nhân dân tệ dấu hiệu suy yếu, dẫn tới việc các sản
phẩm Trung Quốc ngày càng rẻ hơn khi bán tại Việt Nam. Điều này sẽ càng
làm lợi thêm cho các thương hiệu Trung Quốc, hiện đang chiếm giữ tới 39%
thị phần tại Việt Nam.
Các hãng smartphone Trung Quốc hiện đang tích cực tung ra nhiều biến thể
trong phân khúc tầm trung với đủ dung lượng lưu trữ khác nhau nhằm thu
hút khách hàng. thể thấy một số hãng như Xiaomi hay Huawei, Oppo
đang thực hiện theo chiến lược này.
Chỉ số thâm nhập thị trường smartphone Việt hiện khá thấp điều này cho
thấy tiềm năng tăng trưởng tại thị trường Việt còn rất cao. dụ như các
thương hiệu như Symphony MGT, HIYA và Vfone ít tên tuổi nhưng đã
sớm tiếp cận thị trường Việt vì nhận thấy tiềm năng lớn.
Ngoài ra, thương hiệu nội địa với tiềm lực tài chính khủng như Vingroup với
dòng sản phẩm Vsmart đang lên kế hoạch tấn công thị trường smartphone
với các mẫu smartphone giá rẻ, nhằm lấp đầy những khoảng trống còn sót lại
trên thị trường smartphone Việt vốn luôn nhạy cảm về giá bán. Thị trường
còn Bphone của Tập đoàn Bkav. Hãng này hướng đi khác, khó khăn
hơn không nhằm vào phân khúc giá rẻ hướng tới phân khúc cận cao
cấp để từ đó có thể mở rộng sang phân khúc cao cấp hoặc tầm trung...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế học vi mô cơ bản (PGS. TS Nguyễn Thị Tường Anh)
2. https:// www.nielsen.com/.../nielsen-smartphone-insights...
3. http://genk.vn/dien-thoai/smartphone-da-thay-doi-cuoc-song-cua-
chung-ta-nhu-the- nao-20140505234921753.chn
4. http://cafef.vn/thi-truong-dien-thoai-di-dong-du-bao-tang-truong-
khiem-ton- digiworld-dgw-tim-kiem-co-hoi-tu-xiaomi-va-nokia-
20181121090138155.chn
5. https://www.slideshare.net/appota/bo-co-th-trng-ng-dng-in-thoi-di-ng-ti-
vit-nam-na- u-2018

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN : KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CUNG - CẦU VỀ ĐIỆN
THOẠI THÔNG MINH Ở VIỆT NAM
Họ và tên : Đinh Thị Hương Giang Mã SV: 2055290013
Lớp : Kinh tế và Quản Lý k40 GVHD : Đinh Thu Hà
Hà Nội , tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
....................................................... ....... ... ... ... ... ... ... .3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
....................................................................... ....... ... ... ... ... ... .4
I. Thị trường điện thoại di động thế giới
................................................ 4
II.Thị trường điện thoại di động V iệt Nam
.............................. .... ... ... ... . 5
CHƯƠNG II. CUNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 8 I. Công nghệ
............................................................................... .... ... ... .. 8 II.Giá cả của điện thoại
......................................................................... 9 III.Chính sách của chính phủ
...................................... .... ...... ... ... ... ... ... . 9 IV. Giá của các yếu tố sản xuất
................................................... ....... .. 10
V. Số lượng người bán trên thị trường ........................... ....... ... ... ... ... ... 1 1
CHƯƠNG III: CẦU VỀ THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE Ở VIỆT NAM… 12 I. Thu nhập
....................................................................... ....... ... ... ... ... . 12 II.Sở thích và thương hiệu
.................................................... .... ... ... ... .. 12 III.Số lượng người tiêu dùng
........................................ ....... ... ... ... ... ... . 12
CHƯƠNG IV: DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THÔNG MINH VIỆT NAM ..... .. . .. . .14 I. Thị phần smartphone ở V iệt Nam
............................................ .... ... .. 14
2. Cơ hội trên thị trường smartphone tại Việt Nam dành cho các thương hiệu
nội địa..................................................................................................16 TÀI LIỆU THAM KHẢO
.......................................................... ..17 2 LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ năm 2007, khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên, đó cũng
là lúc kỷ nguyên smartphone bắt đầu nở rộ. Từ đó cho đến nay, smartphone
đã phát triển một cách chóng mặt và dần trở thành thứ không thể thiếu trong
cuộc sống của chúng ta. Trong kỷ nguyên công nghệ ngày nay, smartphone
không chỉ ngày càng phổ biến mà còn mang đến cho con người hàng loạt
khả năng mới trên mọi lĩnh vực như: trao đổi thông tin, làm việc di động,
giải trí mọi lúc mọi nơi... Điện thoại thực sự đã giúp thay đổi toàn diện cuộc
sống theo hướng tích cực hơn.
Để đáp ứng được nhu cầu của còn người, điện thoại di động không
ngừng cải tiến và biến đổi để phù hợp với thị hiếu của người sử dụng. Vì
vậy, tìm hiểu thị trường cung-cầu của sản phẩm là một điều cần thiết. Từ
thực tiễn, em chọn đề tài nghiên cứu về PHÂN TÍCH CUNG - CẦU VỀ
ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH Ở VIỆT NAM nhằm cung cấp cái nhìn
tổng thể về thế giới điện thoại di động và đưa ra một số ví dụ thực tiễn để
người người đọc có hiểu biết sâu sắc về chủ đề này. Bài làm của em gồm 4 phần chính:
Phần I: Tổng quan thị trường điện thoại di động
Phần II: Phân tích cung thị trường
Phần III: Phân tích cầu thị trường
Phần IV: Dự đoán xu hướng của thị trường NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
I. Thị trường điện thoại di động thế giới
Trong những năm gần đây, điện thoại di động trở thành một trong những
sản phầm có tiến bộ, và sự phát triển chóng mặt nhất. Bởi sự thay đổi trong
tính năng, thay vì liên lạc, bây giờ điện thoại di động trở thành một điều tất
yếu trong đời sống hàng ngày. Ảnh hưởng của điện thoại di động đến với
cách sống, cách sinh hoạt của con người là vô cùng lớn. Theo chiều hướng
tích cực, điện thoại di động đã cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
Thị trường điện thoại di động được xem như một “Đại dương đỏ” trên thế
giới, có sự tham gia của rất nhiều hãng, cạnh tranh vô cùng khốc liệt qua giá
cả, chất lượng sản phẩm, kênh phân phối và chiến dịch quảng cáo. Dưới đây
là biểu đồ tăng trưởng sản phẩm và thị phần của một số dòng smart phone
nổi tiếng trên thị trường hiện nay từ quý 4/2019-quý 4/2020
Theo công ty nghiên cứu thị trường IDC, thị trường smartphone quý 4/2020 ghi
nhận 385,9 triệu sản phẩm được bán ra (tăng 4,3% so với quý 4/2019), trong đó
lượng iPhone xuất xưởng ba tháng cuối năm 2020 đạt 90,1 triệu máy, chiếm 23,4% thị phần toàn cầu.
Apple ghi nhận doanh thu quý vượt 100 tỷ USD, trong đó doanh thu tại đại lục
tăng trưởng 57%. Nhờ thành tích xuất sắc, Apple đoạt ngôi đầu từ tay Samsung.
Hãng điện tử Hàn Quốc ghi nhận doanh số tăng 6,2% so với cùng kỳ 2019, lên
73,9 triệu máy, chiếm 19,1% thị phần.
Tiếp theo, Xiaomi đứng vị trí thứ ba với kỷ lục cao nhất của hãng đạt 43,4 triệu
máy, tăng 32%. Mặc dù có nhiều sản phẩm ra mắt nhưng OPPO chỉ đạt 33,8 triệu
đơn vị, tăng 10,7% trong quý 4/2020.
I. Thị trường điện thoại di động Việt Nam
Thị trường điện thoại di động là một thị trường đa dạng và phức tạp. Đây cũng là
một thị trường phát triển lớn mạnh, và chưa có dấu hiệu ngừng ở Việt Nam. Theo
tờ “Thời báo kinh tế Sài Gòn: Năm 2009”, ước tính có gần 12 triệu chiếc điện thoại
di động đã được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Trong số đó phân khúc máy có
giá dưới 2 triệu động chiếm 60%, máy 5-10 tiệu đồng chiếm 8% về số lượng
nhưng đến 25% về doanh thu. Còn phân khúc máy trên 10 triệu đồng chỉ chiếm
gần 1% về số lượng nhưng lại hơn 10% doanh thu.
Theo thống kê của Counterpoint Research, doanh số smartphone trong quý
3/2021 tại Việt Nam thị trường vẫn hoạt động tốt trong tháng 7, nhưng bắt đầu đi
xuống vào tháng 8 và sụt mạnh vào tháng 9 do ảnh hưởng đại dịch COVID 19.
Trong quý 3/2021, Samsung đạt thị phần smartphone 49%, cao nhất từ trước đến
nay. Lý do là nhu cầu với các mẫu điện thoại di động như Galaxy A12, Galaxy
A03s và Galaxy A22 tăng mạnh. Sự chú trọng của Samsung vào phân khúc
smartphone tầm trung “được đền đáp”, tạo thêm động lực cho sự phát triển của hãng trên thị trường.
Oppo chiếm vị trí thứ 2 với 19% thị phần. Xiaomi và Vivo đứng thứ 3, 4 với lần
lượt 13% và 8% thị phần. Dòng điện thoại Redmi đem lại doanh số cho Xiaomi
trong khi các mẫu smartphone dòng Y là chủ lực của Vivo tại Việt Nam.
Kênh bán hàng trực tuyến chiếm 13% tổng doanh số điện thoại trong quý 3/2021.
Để tăng doanh số online, các hãng tích cực hợp tác với nhiều sàn thương mại điện
tử để tung ra hàng loạt sản phẩm độc quyền. Ở kênh online, Xiaomi tiếp tục dẫn
đầu về doanh số bán hàng với 36%. Theo sau là Samsung với 33%.
Điện thoại thông minh 5G chiếm 20% tổng doanh số trong quý 3/2021. Con số này
dự kiến tăng cao hơn vào cuối năm 2021. Các nhà mạng Việt Nam bắt đầu triển
khai thử nghiệm 5G, đạt tốc độ tối đa 4,7 Gbps trong quá trình test. Chính phủ
cũng đang có kế hoạch đấu giá phổ tần 5G trong quý 4/2021
Như vậy, chúng ta có thể thấy, người dân cũng đang nâng cao mức sống
hàng ngày và có xu hướng kết nối mở rộng nhiều hơn thông qua những hữu
ích mà điện thoại mang lại. Những điều này đã, đang thúc đẩy ngành công
nghiệp di động ngày càng phát triển trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng.
CHƯƠNG II. CUNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG I. Công nghệ
Nhìn vào lịch sử ra đời của các dòng sản phẩm ta thấy được sự cải tiến
về công nghệ một cách vượt bậc trong sản xuất điện thoại.Các nhà sản xuất
rất nhạy bén với sự ra đời tiến bộ của KH-KT, đồng thời, họ cũng rất nhạy
bén trong việc phát hiện sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng, họ áp dụng
chúng vào dây truyền sản xuất ,phân phối sản phẩm, sản xuất linh kiện điện
tử.hay sự ra đời của các mạng 4G-5G tác động lên xu hướng sử dụng điện
thoại mới, sự ra đời của các sản phẩm mới với công nghệ cao hơn vs nhiều
chức năng làm thay đổi giá cả thị trường.
Lấy một ví dụ thiết thực nhất trong thời gian gần đây: iPhone X vừa mới có
một màn xuất hiện bùng nổ đêm qua khi được Apple “trình làng” một cách
đầy bất ngờ, với cặp đôi iPhone 8 / 8 Plus làm nền trước khi ra mắt chính
thức. Nhìn chung, iPhone X mang trên mình một diện mạo hoàn toàn mới,
với những điểm đặc trưng không thể không nhận ra như: màn hình bao phủ
toàn diện mặt trước, nút Home vật lý bị loại bỏ, camera kép mạnh mẽ đặt
theo chiều dọc, cấu hình mạnh mẽ…
Sự xuất hiện của Camera kép sau
Dù không tăng số “chấm” 12MP nhưng qua nhiều năm, Apple (và cả
Samsung) đã dần chứng minh được nhân tố đó không phải thứ làm nên tất
cả. Cặp camera iPhone X đặt cạnh nhau của Apple có khẩu độ f/1.8 và f/2.4 -
độ mở lớn giúp ánh sáng vào nhiều, chụp nhanh, xóa phông tốt.
Công nghệ chống rung quang học (OIS) được tích hợp cho cả 2 ống kính,
kết hợp cùng khả năng zoom quang học - Giúp cho ảnh chụp ở điều kiện
phức tạp vẫn rõ nét, không mờ nhòe dù phóng to, góc cạnh chi tiết đều được
tối ưu hóa độ sắc nét. Tính năng quay video cũng được tăng cường với độ
phân giải tối đa 4K (60fps) …
Chế độ chụp cải tiến bất ngờ, vì bên cạnh Portrait Mode chụp mô phỏng xóa
phông thì Apple còn thêm vào Portrait Lighting - tính năng cho phép làm
chủ hiệu ứng ánh sáng cho ảnh chụp chân dung một cách ảo diệu.
Sự đột phá của Camera selfie
Với việc được trang bị thêm những cảm biến hồng ngoại và cảm biến điểm
mặt phẳng để thỏa mãn những tính năng mới liên quan đến nhận diện khuôn
mặt, camera “tự sướng” của iPhone X chắc chắn cũng sẽ trải qua một màn lột xác.
Bất ngờ nhất là giờ đây, những chế độ như Portrait Mode và Portrait
Lighting đã đề cập bên trên đều được đem lên camera mặt trước này. Như
vậy, không cần mất công cài đặt máy hẹn giờ một chỗ hoặc nhờ người khác
cẩm máy chụp bằng camera sau để có được những bức ảnh đẹp xóa phông
hay hiệu ứng ánh sáng nổi bật nữa, giờ đây chính bạn cũng có thể làm điều đó chỉ bằng… 1 tay.
Tóm lại, nhìn tổng thể thì Apple vẫn luôn biết cách chiều lòng người dùng,
đặc biệt là thị phần khách hàng nữ giới và thế hệ trẻ với những nét thiết kế,
tính năng trẻ trung, mới lạ mà lại rất hợp thời, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế.
II.Giá cả của điện thoại
Trong quá trình thay đổi của ngành công nghiệp di động, những bước phát
triển có thể diễn ra liên tục theo một thứ tự hợp lý hoặc đôi khi là hơi chậm.
Trở lại thời điểm khoảng 2-3 năm trước thế giới cạnh tranh sản xuất giá cả
smartphone đã rất sôi động từ Iphone, Samsung, Oppo…cho đến Nokia. Và
tính đến quý 3/2018 việc tung ra các sản phẩm với việc cải tiến mẫu mã, chất
lượng của các nhà sáng lập vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến giá cả sôi động hơn bao giờ hết.
Nhưng nhìn chung, giá cả điện thoại có xu hướng giảm so với thởi kì đầu
2016 sản xuất ra chúng như iPhone 7 mới có giá khoảng 13 triệu VND. Nếu
mua máy chính hãng, mức giá lần lượt là 16 và 20 triệu đồng. năm 2018
giảm xuống còn 8,5 triệu VND; mức chênh lệch rõ ràng rất lớn. Thêm vào
đó việc cạnh tranh sản xuất ra nhiều model khiến giá cả có xu hướng
giảm…. Theo dự báo, thị trường điện thoại sẽ giảm mạnh trong tháng
11/2018. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc hạ giá sản phẩm, từ việc giá ban
đầu quá cao nên sau một thời gian phải giảm về mức thường, nhưng cũng có
không ít mẫu giá tụt mạnh do sức bán kém, không được ưa chuộng hay việc
áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất làm chi phí giảm.
III.Chính sách của chính phủ
Thách thức cho các nhà phân phối và bán lẻ điện thoại di động không chỉ
dừng lại ở doanh số bán hàng tụt giảm. Họ cho rằng quy định về việc các sản
phẩm này chỉ được nhập khẩu qua các cảng biển chính của Bộ Công Thương
sẽ phần nào ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của họ; đây là quy định khó
bởi từ trước đến nay họ chỉ nhập điện thoại bằng đường hàng không.
Ngoài việc chỉ được đưa điện thoại di động vào qua ba hải cảng chính, các
doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu sẽ phải xuất trình thêm giấy chỉ
định hoặc ủy quyền của nhà phân phối, hãng sản xuất... Các loại giấy tờ này
phải được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa
lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Nghĩa là các nhà phân phối sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mất thêm nhiều thời
gian và phát sinh thêm chi phí. “Phần lớn điện thoại di động đều có xuất xứ
từ Trung Quốc. Nếu vận chuyển bằng tàu biển thì phải mất vài ngày mới về
tới cảng, trong khi hiện nay, đi bằng đường hàng không chỉ mất vài tiếng đồng hồ
Yêu cầu hàng hóa phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan lãnh sự Việt Nam ở
nước ngoài càng làm cho thời gian hoàn thành thủ tục nhập hàng kéo dài và
phát sinh thêm nhiều chi phí. Riêng việc kiểm hóa của hải quan cũng đã mất
khoảng 15 ngày mà theo các nhà doanh nghiệp, thời gian càng kéo dài, chi phí càng bị đội lên.
IV. Giá của các yếu tố sản xuất
1. Chi phí Linh kiện: Giá linh kiện có xu hướng tăng dần. Theo thông tin từ
hãng nghiên cứu thị trường Gartner, giá bán smartphone trong năm 2017
tăng thêm 4,3%, chủ yếu do việc thiếu các linh kiện cần thiết như chip nhớ, RAM vv...
Trong khi đó, những di động cao cấp ra mắt các năm gần đây liên tục yêu
cầu linh kiện mới hoặc chất lượng cao hơn. Chẳng hạn, những module
camera trên Xperia XZ1hay Galaxy S9 đều là loại tốt nhất hiện nay hay màn
hình OLED trên iPhone X có giá cao hơn nhiều so với màn hình LCD truyền thống.
Việc liên tục nâng cấp chip, RAM, hay thay đổi chất liệu thiết kế sản phẩm
cũng góp phần khiến giá thành sản xuất của những di động này bị đẩy lên cao.
2.Chi phí nghiện cứu và phát triển:
Chi phí nghiên cứu và phát triển ngày càng được đầu tư. Các khâu như lên ý
tưởng, thiết kế, tìm kiếm giải pháp tối ưu và thử nghiệm sản phẩm cũng tiêu
tốn của các nhà sản xuất một khoảng chi phí lớn.
3.Chi phí vận chuyển, các chi phí liên quan:
Hầu hết điện thoại trên thị trường Việt Nam là hàng nhập khẩu, vì vậy chi
phí vận chuyển cũng ảnh hưởng không nhỉ tới gái thành của một chiếc điện thoại
V. Số lượng người bán trên thị trường
Có thể thấy, ở thời điểm hiện tại các thương hiệu quen thuộc vẫn giữ vững
phong độ với số lượng máy bán ra ấn tượng. Hai vị trí dẫn đầu Samsung,
OPPO đang kinh doanh tốt và khó có thương hiệu nào chen vào được. Tuy
nhiên, sự vươn lên của một số hãng như Xiaomi, Nokia, Vivo, Huawei hay
các dòng sản phẩm Bphone của Việt Nam cũng làm thị trường điện thoại ngày một đa dạng.
CHƯƠNG III: CẦU VỀ THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE Ở VIỆT NAM I. Thu nhập
Thu nhập của người dân đang tăng lên, họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua 1 thiết
bị thông minh như smartphone để phục vụ cho mọi nhu cầu trong cuộc sống:
Thu nhập bình của đầu người của Việt Nam đang có xu hướng tăng:
Năm 2016: 2376 USD / người / năm
Năm 2017: 2500 USD / người / năm
Điều này cũng tác động đến cầu của thị trường. Cụ thể, trong năm 2014, có
24 triệu smartphones tiêu thụ tại Việt Nam, trong năm 2016 con số này đã
vượt quá 48 triệu (theo thống kê của Mediacells). Vì vậy khi thu nhập tăng
lên sẽ làm cho nhu cầu sử dụng điện thoại, đặc biệt là phân khúc điện thoại
cấu hình cao, giá thành đắt cũng sẽ tăng lên. Ví dụ, người có thu nhập cao
thường lựa chọn những dòng điện thoại cao cấp như Iphone Apple, Note
Samsung, Sony X-peria, v.v… Người tiêu dùng có nhu cầu và sẵn sàng mua
1 chiếc smartphone phù hợp với mức giá thích hợp với thu nhập làm cầu tăng.
II.Sở thích và thương hiệu
Cái đẹp hay tính thời trang của sản phẩm lại luôn luôn song hành với sự
nhanh chóng lỗi mốt. Một “chú dế" chất lượng tốt, mang lại nhiều giá trị
thiết thực cho cuộc sống là lựa chọn thông minh của người tiêu dùng hiện
nay. “Cuồng smartphone” và đam mê công nghệ đang là xu hướng trên toàn
thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Nhìn chung giá điện thoại thường giảm mẫu mã, thương hiệu đã không còn
được yêu thích bởi người tiêu dùng. Ví dụ: Apple Iphone X giá khi mới xuất
hiện rẻ nhất rơi vào khoảng 35 triệu nhưng sau vài tháng ra mắt đã tụt giá
khoảng 5-10 triệu. Khi một mặt hàng không còn được quá ưa chuộng, giá
sản phẩm sẽ giảm và khiến cho lượng cầu sẽ tăng lên và ngược lại.
III.Số lượng người tiêu dùng
Mạng lứa người tiêu dùng càng mở rộng. Cụ thể: Điện thoại di động, cụ thể
là smartphone ngày nay đã không còn là vật phẩm xa xỉ với đời sống của các
sinh viên. Trong mọi hoạt động hằng ngày, từ đi chơi, đi ăn, đi ngủ, học tập
đều ngắn liền với điện thoại di động (theo Báo Sinh viên Việt Nam).
Trên thế giới, có khoảng hơn 4 tỉ người đang sử dụng điện thoại di động,
trong đó có gần 2 tỉ người sử dụng smartphone. Đặc biệt, tỉ lệ người sử dụng
smartphone để truy cập internet là gần 90%, để chơi game mobile là 60%.
Theo kết quả của cuộc điều tra thống kê phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet
và nghe nhìn toàn cuộc năm 2015, số lượng người sử dụng điện thoại di
động trên cả nước là hơn 40,6 triệu, trong đó khu vực thành thị chiến tới
49,5% và nông thôn là gần 33%.
Dân số tăng đồng thời trình độ dân trí cũng được nâng cao khiến cho nhu cầu sử dụng
điện thoại di động cũng tăng lên dẫn tới Cầu tăng.
Đối với Việt Nam, độ tuổi sử dụng smartphone nhiều nhất là từ 18-40 tuổi với gần 60%.
Đa số phục vụ cho nhu cầu công việc và giải trí.
Hơn thế nữa, người tiêu dùng Việt Nam cũng ngày càng mua sắm “thông
minh” hơn và thường có tiêu chí mua rõ ràng trước khi đưa ra quyết định:
1. Thương hiệu nổi tiếng, thường là thương hiệu nước ngoài. 2. Hình thức, mẫu mã. 3. Độ bền.
4. Các tính năng bổ sung dựa theo sở thích của mỗi người tiêu dùng 5. Giá thành.
CHƯƠNG IV: DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THÔNG MINH VIỆT NAM
Thị trường smartphone Việt trong nửa đầu năm 2018 đang dần có sự thay
đổi rõ rệt trong thị phần của các hãng smartphone, đặc biệt các hãng
smartphone Trung Quốc như Xiaomi hay Huawei đang ngày càng lấn lướt
các ông lớn như Samsung hay Apple.
I. Thị phần smartphone ở Việt Nam
Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường GfK đến tháng 11/2017,
tổng lượng smartphone bán ra tại Việt Nam đạt hơn 13,5 triệu máy, tăng
trưởng 3,1% so với 11 tháng cùng kỳ năm 2016. So với năm ngoái, tăng
trưởng smartphone năm nay có thể coi là ảm đạm. Cùng thời điểm này năm
trước, tăng trưởng của thị trường đạt 12,3%, duy trì ở mức hai con số, trong
khi năm nay tỷ lệ chênh lệch không đáng kể. Các chuyên gia nhận định, thị
trường smartphone đã bão hoà. Trong khi đó, mức độ cạnh tranh trong ngành
smartphone tại Việt Nam lại ngày một trở nên gay gắt. Thống kê sơ bộ cho
thấy, có gần 20 nhãn hiệu điện thoại lớn nhỏ, nội ngoại, sản xuất trong nước
cũng như nhập khẩu đang được bán tại Việt Nam.
Nhưng chiếm lĩnh thị trường vẫn là các nhãn hiệu nước ngoài, với 75% thị
phần thuộc về bộ 3: Samsung, OPPO và Apple.
Riêng nhãn hiệu Samsung của Hàn Quốc chiếm 46,5% thị phần. Không chỉ
bán điện thoại, tại Việt Nam, Samsung còn xây dựng cả một hệ sinh thái sản
xuất và lắp ráp smartphone thông qua việc bắt tay với các nhà cung ứng Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ở vị trí thứ hai là OPPO - nhãn hiệu đến từ Trung Quốc, với 19,4% thị phần
trong 11 tháng của năm 2017. Thị phần của OPPO luôn được giữ ổn định
qua thời gian dài nhờ các sản phẩm tầm trung thời thượng, cùng nhiều chiến
dịch quảng cáo, marketing hiệu quả tập trung vào nhóm khách hàng trẻ.
Apple của Mỹ đứng thứ 3 về thị phần smartphone tại Việt Nam. Trong 11
tháng đầu năm 2017, Apple đạt 9,2% thị phần. Dòng điện thoại iPhone với
giá bán hàng chục triệu đồng của Apple vẫn là lựa chọn số một của người
dùng ở phân khúc cao cấp
Cuộc chạy đua giữa Samsung và Apple luôn đáng chú ý, dù là ở Việt Nam
nói riêng, hay thế giới nói chung. Bởi mỗi năm, cả 2 nhà sản xuất danh tiếng
này đều tung ra những smartphone cao cấp với mức giá lên tới hàng chục
triệu đồng để so kè với nhau. Không phủ nhận, ở Việt Nam, cuộc chiến
Samsung - Apple đúng là có tạo ra tầm ảnh hưởng, nhưng chưa thể phản ánh
hết được xu hướng của toàn thị trường. Bởi theo Báo cáo của GfK trong
tháng 5/2018, nóng bỏng nhất phải nói tới sự tăng trưởng gần 100% của
phân khúc điện thoại trung cấp (trong tầm giá 7 - 10 triệu đồng). Nếu như 5
tháng đầu năm 2017, phân khúc này tại Việt Nam chỉ chiếm thị phần khoảng
5% thì nay là hơn 10%. Thậm chí, thị phần của phân khúc này vào tháng
5/2018 đã lên tới 16%. Sự dịch chuyển thấy rõ từ phân khúc 5 - 7 triệu đồng
sang phân khúc 7 - 10 triệu đồng trong 1 năm qua, cho thấy người tiêu dùng
đang chịu chi nhiều tiền hơn để có một chiếc điện thoại đáp ứng nhu cầu của
mình. Điều này thúc đẩy các nhà sản xuất tung ra nhiều hơn các dòng sản
phẩm thuộc miền giá trung và cao cấp. Điểm mặt là các thương hiệu quen
thuộc như: Samsung, OPPO, Nokia, Huawei, Vivo hay Sony… Nhưng đóng
góp nhiều sản phẩm nhất vẫn là 2 cái tên Samsung và OPPO. Đây được xem
là 2 nhà sản xuất tích cực nhất đem tới cho thị trường Việt Nam những mẫu
sản phẩm mới lạ, liên tục quảng bá, cũng như nâng cấp, làm mới smartphone của mình.
Số liệu từ các nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam cho thấy, trong 6 tháng đầu
năm 2018, 2 mẫu điện thoại bán chạy nhất không phải là sản phẩm nào khác
ngoài cái tên: Samsung Galaxy J7 Pro và OPPO F5. Cả 2 sản phẩm này có
đều có mức giá khoảng 6 triệu đồng. Trong khi ở phân khúc cao hơn, 7 - 10
triệu đồng, cả Samsung và OPPO cũng đóng góp 2 đại diện là Galaxy J7
Plus và OPPO F7. Sự cạnh tranh giữa Samsung - OPPO ở phân khúc này
gay cấn tới mức, Galaxy J7 Pro và Galaxy J7 Plus, OPPO F5 và OPPO F7
liên tục thay phiên nhau là các sản phẩm đạt doanh thu, lẫn doanh số tốt nhất
trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của GfK trong tháng
5/2018, OPPO hiện là nhà sản xuất chiếm ưu thế hơn, với gần 50% thị phần
tại phân khúc điện thoại 7 - 10 triệu đồng và sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
Khách quan mà nói, ưu thế của OPPO tới từ việc hãng này đang dồn toàn
lực cho phân khúc smartphone tầm trung - vốn là thế mạnh của hãng từ
trước tới nay. OPPO từ khi tham gia thị trường di động Việt Nam cũng chỉ
có 2 dòng sản phẩm là tầm trung và giá rẻ. Trong khi ở phía Samsung, ông
lớn Hàn Quốc phải dàn trải lực lượng đối phó với tất cả đối thủ của mọi
phân khúc. Thị trường smartphone giá rẻ là sự xâm lấn của Xiaomi,
tầm trung là đối thủ OPPO, còn cao cấp hơn là iPhone của Apple. Về phần
chủ quan, OPPO đã làm tốt 3 chiến lược bán hàng ở phân khúc smartphone
tầm trung tốt hơn Samsung. Đó là sản phẩm có thiết kế thời thượng, hợp với
xu hướng của người trẻ, giá cả phải chăng và marketing trúng tâm lý tập khách hàng chủ đạo.
2. Cơ hội trên thị trường smartphone tại Việt Nam dành cho các thương hiệu nội địa
Tuy thị trường smartphone đang có sự tăng trưởng mạnh nhưng tổng thể thị
trường đang suy giảm tới 6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ
yếu do sự sụt giảm mạnh, lên tới 19% trong phân khúc điện thoại phổ thông.
Giám đốc liên kết Counterpoint Tarun Parthak cho rằng: "Mặc dù thị trường
smartphone Việt đang có sự tăng trưởng khá lành mạnh nhưng các hãng nội
địa vẫn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Trung Quốc và trên toàn cầu".
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày
càng leo thang, đồng nhân dân tệ có dấu hiệu suy yếu, dẫn tới việc các sản
phẩm Trung Quốc ngày càng rẻ hơn khi bán tại Việt Nam. Điều này sẽ càng
làm lợi thêm cho các thương hiệu Trung Quốc, hiện đang chiếm giữ tới 39% thị phần tại Việt Nam.
Các hãng smartphone Trung Quốc hiện đang tích cực tung ra nhiều biến thể
trong phân khúc tầm trung với đủ dung lượng lưu trữ khác nhau nhằm thu
hút khách hàng. Có thể thấy một số hãng như Xiaomi hay Huawei, Oppo
đang thực hiện theo chiến lược này.
Chỉ số thâm nhập thị trường smartphone Việt hiện khá thấp và điều này cho
thấy tiềm năng tăng trưởng tại thị trường Việt còn rất cao. Ví dụ như các
thương hiệu như Symphony MGT, HIYA và Vfone dù ít tên tuổi nhưng đã
sớm tiếp cận thị trường Việt vì nhận thấy tiềm năng lớn.
Ngoài ra, thương hiệu nội địa với tiềm lực tài chính khủng như Vingroup với
dòng sản phẩm Vsmart đang lên kế hoạch tấn công thị trường smartphone
với các mẫu smartphone giá rẻ, nhằm lấp đầy những khoảng trống còn sót lại
trên thị trường smartphone Việt vốn luôn nhạy cảm về giá bán. Thị trường
còn có Bphone của Tập đoàn Bkav. Hãng này có hướng đi khác, khó khăn
hơn là không nhằm vào phân khúc giá rẻ mà hướng tới phân khúc cận cao
cấp để từ đó có thể mở rộng sang phân khúc cao cấp hoặc tầm trung... TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế học vi mô cơ bản (PGS. TS Nguyễn Thị Tường Anh) 2. https:// www
.nielsen.com/.../nielsen-smartphone-insights... 3. htt
p://genk.vn/dien-thoai/smartphone-da-thay-doi-cuoc-song-cua-
chung-ta-nhu-the- nao-20140505234921753.chn 4. http://cafef.vn/thi
-truong-dien-thoai-di-dong-du-bao-tang-truong-
khiem-ton- digiworld-dgw-tim-kiem-co-hoi-tu-xiaomi-va-nokia- 20181121090138155.chn
5. https://www.slideshare.net/appota/bo-co-th-trng-ng-dng-in-thoi-di-ng-ti- vit-nam-na- u-2018