-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi hay nhất | Ngữ văn 10
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380, mất năm 1442. Ông là con đầu của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của tướng công Trần Nguyên Đán, quê ở Chí Linh, Hải Dương, sau chuyển về làng Nhị Khê, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Năm 1400, ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) rồi làm quan dưới triều Hồ. Năm 1407, nước ta bị giặc Minh xâm lược và đô hộ. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 10 224 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi hay nhất | Ngữ văn 10
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380, mất năm 1442. Ông là con đầu của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của tướng công Trần Nguyên Đán, quê ở Chí Linh, Hải Dương, sau chuyển về làng Nhị Khê, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Năm 1400, ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) rồi làm quan dưới triều Hồ. Năm 1407, nước ta bị giặc Minh xâm lược và đô hộ. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 10 224 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi hay nhất
1. Đôi nét về Nguyễn Trãi và Bình Ngô Đại Cáo
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380, mất năm 1442. Ông là con đầu của Nguyễn Phi Khanh, cháu
ngoại của tướng công Trần Nguyên Đán, quê ở Chí Linh, Hải Dương, sau chuyển về làng Nhị Khê, phủ
Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Năm 1400, ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) rồi làm quan dưới triều Hồ. Năm 1407,
nước ta bị giặc Minh xâm lược và đô hộ. Nguyền Phi Khanh bị giặc bắt đưa sang Tàu, Nguyễn Trãi bị giặc
giam lỏng ở thành Đông Quan 10 năm trời.
Năm 1418, Bình Định Vương Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở núi rừng Lam Sơn, Nguyền Trãi đã từ Đông Quan
tìm đến, gia nhập nghĩa quân với “Bình Ngô sách”. Ông trở thành cánh tay phải đắc lực của Lê Lợi, thực
hiện “mưu phạt tâm công”. Mỗi bức thư của Nguyễn Trãi gửi tướng tá giặc Minh “có sức mạnh hàng mười
vạn quân”. Ông là mưu sĩ “viết thư thảo lại tài giỏi hơn hết một thời”.
Khởi nghĩa thắng lợi, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô Đại Cáo tuyên bố nền độc lập của nước ta.
Ông đem lòng trung hiếu giúp vua dựng nước, giữ nước, song lại không được trọng dụng, bị gian thần ghen
ghét. Sau cùng, ông bị kẻ gian hãm hại, khép vào tội giết vua trong Vụ án Lệ Chi Viên. Mãi đến năm 1464,
Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông.
Nguyễn Trãi là người anh hùng văn võ toàn tài, mang một trí tuệ lớn. Về phương diện quân sự, ông là một
quân sư xuất sắc với "Bình Ngô sách" và "Quân trung từ mệnh tập". Về phương diện văn hóa, ông là một
nhà thơ lớn trong lịch sử văn học nước nhà. Hai tập "Ức Trai thi tập" bằng chữ Hán và "Quốc âm thi tập"
bằng chữ Nôm là tình yêu của Nguyễn Trãi với quê hương, gia đình, với nước, với dân, với bao éo le trong cuộc đời...
Nguyễn Trãi được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
"Bình Ngô Đại Cáo" là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Trãi, được viết sau khi quân ta
đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc Minh và công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh
Mùi 1428. Bài cáo là lời tuyên ngôn đanh thép về nền độc lập tự do của dân tộc, vạch trần tội ác của kẻ thù
xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sử dụng lý luận chặt chẽ, lời lẽ hùng hồn, kết
hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận với yếu tố văn chương cùng các biện pháp nghệ thuật liệt kê, phóng đại,
so sánh, đối lập,... bài cáo được xem là bài tuyên ngôn độc lập thứ hai trong lịch sử Việt Nam ta.
2. Phân tích đoạn 2 Bình Ngô Đại Cáo
Lịch sử Việt Nam với những cuộc chiến tranh vệ quốc hào hùng đã sinh ra trên đất nước ta bao anh hùng
lỗi lạc mà Nguyễn Trãi là một trong số đó. Là một người văn võ toàn tài, Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà
chính trị, một quân sư tài ba mà còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ kiệt xuất. Những áng thơ văn của ông
là sự hòa quyện của tình yêu nước, thương dân, nỗi trăn trở trước thời cuộc và nghệ thuật văn chương độc
đáo. Nhắc đến Nguyễn Trãi, ta không thể nhắc đến thơ văn chính luận của ông, trong đó đặc biệt nhất phải
kể đến "Bình Ngô Đại Cáo" - bản tuyên ngôn độc lập, bản hùng ca tráng lệ về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và
khẳng định chủ quyền trên đất Việt. Một trong những phân đoạn đặc sắc của bài cáo là đoạn 2, vạch trần tội
ác của giặc Minh trên nước ta.
Mở đầu đoạn cáo, Nguyễn Trãi tái hiện bối cảnh giặc Minh tràn vào xâm lược nước ta:
"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh."
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần, lên ngôi đổi tên nước ta thành Đại Ngu. Dù thực hiện nhiều cải
cách song do không được lòng dân, nhà Hồ gặp nhiều khó khăn. Đến năm 1406, nhà Minh lấy cớ "phù Trần
diệt Hồ" xâm lược nước ta và nhanh chóng giành thắng lợi. Nước ta rơi vào vòng đô hộ của nhà Minh. Bối
cảnh đó được Nguyễn Trãi thuật lại trong những dòng cáo ngắn gọn: quân Minh lợi dụng lúc "chính sự
phiền hà" tiến vào xâm lược nước ta, ấy là giặc ngoài. Bọn gian tà cũng nhân thời cơ ấy, vội vã "bán nước
cầu vinh", ấy là thù trong. Thù trong, giặc ngoài, lại thêm lòng dân hướng về nhà Trần, những lý do ấy khiến
nhà Hồ mất nước vào tay giặc Minh.
Việc thôn tính nhà Hồ không phải là quyết định nhất thời mà là mưu kế giặc Minh tính toán đã lâu. Chúng
hành động man rợ, quỷ quyệt:
"Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán trải hai mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi"
Thực vậy, chúng dùng lá bài "phù Trần diệt Hồ" để thôn tính lòng dân vốn đang hướng sự căm hận vào nhà
Hồ, trái mệnh trời mang quân xâm lược nước ta. Nguyễn Trãi lạnh lùng khẳng định việc làm của chúng "bại
nhân nghĩa" đến độ "nát cả đất trời", đồng thời vạch trần sự bóc lột của chúng, chúng vơ vét đất nước ta "sạch không đầm núi".
Nhưng chỉ vơ vét của cải tài nguyên của đất nước ta thì không đủ thỏa mãn lòng tham không đáy của
chúng. Lũ giặc ngoại xâm man rợ đã gây ra những tội ác không thể dung thứ:
"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"
Đọc lại sử sách cũ, chúng ta có thể thấy hai câu trên hoàn toàn không phải là cách diễn đạt cường điệu mà
là sự thật: Giặc Minh hết sức hung tàn, chúng thường rút ruột người treo lên cây, nấu xác người lấy mỡ
thắp đèn, nhiều khi chúng mua vui bằng cách nướng những người dân vô tội. Bằng những hình ảnh mang
sắc thái tương phản dữ dội: "dân đen" - "con đỏ" cùng những động từ mạnh "nướng", "vùi", những tính từ
mang sắc thái căm hờn "hung tàn", "tai vạ", Nguyễn Trãi xé toạc mặt nạ cùng con bài giả dối của giặc Minh,
phơi bày tội ác của chúng ra ánh sáng. Giặc ngoại xâm không chỉ vơ vét của cải đất nước ta, mà chúng ăn
thịt, uống máu nhân dân ta, tàn hại đất nước ta. Trong những câu sau, Nguyễn Trãi làm rõ hơn những tội ác
và yêu sách chúng đày lên người nhân dân Đại Việt:
"Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng."
Giặc Minh thực hiện một chế độ sưu thuế cống nạp nặng nề nhằm vơ vét của cải, bất chấp nguy hiềm trung
trùng có thể làm hại nhân dân ta. Cách viết câu thơ biền ngẫu đối xứng càng làm nổi bật nỗi khổ của nhân
dân ta. Nguyễn Trãi khéo léo vô cùng khi sắp xếp một bên là những sản vật quý giá: "ngọc", "vàng", "sản
vật", "chim trả", "hươu đen"; một bên là những hiểm nguy trung trùng: "cá mập thuồng luồng", "rừng sâu
nước độc", "lưới chăng", "cạm đặt". Sản vật càng quý giá bao nhiêu, những gian nguy phải đối diện khi tìm
lấy sản vật càng nguy hiểm bấy nhiêu. Bằng biện pháp liệt kê, tác giả đã tài tình khắc họa về thảm cảnh
tang tóc do chính sách cai trị tàn bạo và vô luân lí của giặc Minh gây nên. Cuộc sống của nhân dân không
còn lại gì, khi chúng "tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ", đẩy nhân dân vào cảnh "góa bụa khốn cùng".
Không chỉ dừng lại ở đó, giặc Minh còn bóc lột sức lao động, tàn phá kế sinh nhai của nhân dân ta:
"Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi."
Dưới ngòi bút Nguyễn Trãi, lũ giặc ngoại xâm man rợ hiện lên như những con quỷ "thằng há miệng, đứa
nhe răng", ăn thịt uống máu nhân dân ta "no nê chưa chán". Chúng hạch sách, thi hành chính sách phu
phen nặng nề, hủy hoại những nét văn hóa, những ngành nghề truyền thống của ta. Cuộc sống của nhân
dân ta hoàn toàn bị đình trệ khi "nay xây nhà, mai đắp đất", "tan tác cả nghề canh cửi". Một lần nữa cách
sắp xếp câu văn biền ngẫu lại phát huy tác dụng; các câu văn được sắp xếp có chủ ý tạo giọng điệu dồn
dập, đẩy nỗi hờn căm lên đến cao trào. Tất cả những tội ác của chúng đều được vạch rõ và chứng minh
bằng những chứng cứ xác đáng, không thể chối cãi, rồi dồn lại vào hình tượng đối lập giữa lũ giặc mọi rợ
hung hăng với người dân nhỏ bé bị chúng hành hạ, vắt kiệt sức lực, mồ hôi, máu và nước mắt.
Chỉ trong vỏn vẹn 20 câu văn, Nguyễn Trãi đã ghi lại trọn vẹn tội ác của giặc Minh từ khi chúng âm mưu
cướp nước ta cho đến khi đô hộ nước ta. Chúng lợi dụng tình thế rối ren khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần,
xen vào để xâm lược nước ta. Khi đã thành công biến ta thành một quận của mình, giặc Minh hạch sách,
hành hạ nhân dân ta đủ điều; chúng ăn thịt, uống máu, giết hại nhân dân vô tội, vơ vét sản vật, thu thuế
nặng nề, áp dụng chế độ phu phen hà khắc, tàn phá kế sinh nhai của nhân dân ta. Đây đều là sự thật lịch
sử. Song, thay vì những dòng chính sử lạnh lùng, Nguyễn Trãi tái hiện thảm cảnh đau thương trong những
năm giặc Minh đô hộ bằng những câu văn biền ngẫu có nhịp điệu dồn dập, hình ảnh, ngôn từ chân thực và
dữ dội. Trong những câu văn ấy, ta thấy nỗi hờn căm dâng lên không ngừng, ngòi bút Nguyễn Trãi như biến
thành ngọn giáo, và cuối cùng đâm vào kẻ thù bằng một lời buộc tội đanh thép:
"Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được?"
Trúc Nam Sơn nhiều không đếm xuể, nước Đông Hải chẳng bao giờ cạn. Ấy vậy mà Nguyễn Trãi viết rằng
"trúc Nam Sơn không ghi hết tội", "nước Đông Hải không rửa sạch mùi" để nói về những tội ác của giặc
Minh. Trong những câu văn của Nguyễn Trãi, giặc Minh hiện ra là những kẻ độc ác tột cùng, dơ bẩn tột
cùng. Dẫu lấy trúc Nam Sơn làm sách, hay dùng nước Đông Hải mà gột rửa cũng không cách nào ghi hết
hay rửa sạch tội lỗi của chúng. Lẽ thường "ác giả ác báo", trước tội ác chất chồng như vậy, "lẽ nào trời đất
dung tha"? Nguyễn Trãi đã sử dụng hiệu quả biện pháp nói quá, thổi bùng lòng căm hận với giặc Minh,
nhấn mạnh vào tội ác của chúng, rồi bật thốt lên một câu hỏi tức tưởi:
"Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được?"
Đó là một câu hỏi không cần lời đáp. Bởi lẽ, sự thật lịch sử đã đáp lời Nguyễn Trãi: ác giả phải có ác báo.
Trước những tội ác chất chồng của giặc Minh, trước hành động xâm lược trái với lẽ trời của chúng, nhân
dân ta không thể mãi khom lưng uốn gối, cam chịu cảnh bị đô hộ. Hàng loại các cuộc khởi nghĩa chống giặc
Minh ra đời, mà trong đó có nghĩa quân Lam Sơn. Sau cùng, với tài chỉ huy của Lê Lợi, kế sách tuyệt diệu
của Nguyễn Trãi, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, giành lại tự do cho nhân dân ta, quét sạch giặc Minh khỏi
bờ cõi ta, buộc chúng phải rời khỏi nước ta trong bộ dạng đớn hèn nhất.
Bằng ngòi bút tài hoa, trí tuệ hơn người cùng trái tim nhân đạo nhìn thấu được khổ đau trên khắp bờ cõi Đại
Việt, Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu thâm độc xâm lược nước ta, đồng thời vạch trần tội ác man rợ của
giặc Minh. Với tư tưởng nhân đạo sâu sắc, đoạn 2 Bình Ngô đại cáo như một bản luận tội đanh thép dành
cho giặc Minh, đồng thời là lời tuyên ngôn đòi hỏi nhân quyền cho nhân dân Đại Việt. Đây đồng thời cũng là
phần quan trọng của bài cáo khi là tiền đề, là nguyên nhân trực tiếp diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, được
tác giả đề cập ở phần sau của tác phẩm