-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu hay nhất | Ngữ văn 12
Tác phẩm "Rừng xà nu" của tác giả Nguyễn Trung Thành là tác phẩm mang đậm chất khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đặc biệt chỉ qua hình tượng cây xà nu nhà văn đã gợi lên
vẻ đẹp không chỉ riêng của vùng đất, con người Tây Nguyên mà còn thổi vào hình ảnh đó một
nét đẹp rất đỗi hào hùng, lãng mạn mà cũng đầy khổ đau của cả một cộng đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 12 554 tài liệu
Ngữ Văn 12 0.9 K tài liệu
Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu hay nhất | Ngữ văn 12
Tác phẩm "Rừng xà nu" của tác giả Nguyễn Trung Thành là tác phẩm mang đậm chất khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đặc biệt chỉ qua hình tượng cây xà nu nhà văn đã gợi lên
vẻ đẹp không chỉ riêng của vùng đất, con người Tây Nguyên mà còn thổi vào hình ảnh đó một
nét đẹp rất đỗi hào hùng, lãng mạn mà cũng đầy khổ đau của cả một cộng đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 12 554 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu hay nhất
Hình tượng cây xà nu chính là biểu tượng của mảnh đất và con người Tây Nguyên trong tác
phẩm Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành. Trong bài viết này, Luật Minh Khuê sẽ chia
sẻ cho quý bạn đọc một số bài mẫu phân tích hình tượng cây xà nu hay và chi tiết để giúp các
bạn nắm rõ nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.
Mục lục bài viết 1. Mẫu số 1
Tác phẩm "Rừng xà nu" của tác giả Nguyễn Trung Thành là tác phẩm mang đậm chất khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đặc biệt chỉ qua hình tượng cây xà nu nhà văn đã gợi lên
vẻ đẹp không chỉ riêng của vùng đất, con người Tây Nguyên mà còn thổi vào hình ảnh đó một
nét đẹp rất đỗi hào hùng, lãng mạn mà cũng đầy khổ đau của cả một cộng đồng.
Hình tượng cây xà nu là một trong những hình tượng xuyên suốt trong cả tác phẩm, Nguyễn
Thành Trung đầy ẩn ý khi cả mờ đầu và kết thúc tác phẩm đều thể hiện hình ảnh cây xà nu,
tạo nên một kết cấu đầu cuối tương ứng, biến hình tượng cây xà nu trở thành một cấu tứ
nghệ hoàn hảo, có vai trò chủ đạo trong việc tạo nên tính logic, hoàn hảo mạch lạc cho tác phẩm.
Hình tượng cây xà nu là nhân chứng, nạn nhân của những cuộc chiến tranh tàn khốc, vừa là
biểu tượng cho những nỗi đau mà người dân Tây Nguyên phải trải qua. Trước hết, rừng xà nu
là chứng nhân cũng chính là nạn nhân của chiến tranh. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã mở ra
khung cảnh không bình thường "làng trong tầm đại bác của đồn giặc" tức làng là địa điểm mà
liên tục bị địch đánh phá. Nhưng điều tưởng chừng như không bình thường ấy đã trở nên
quá đỗi quen thuộc với những cuộc sống con người nơi đây: "Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi
ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và buổi xế chiều hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm
và trở gà gáy". Trong hoàn cảnh đầy nỗi đau thương đó tác giả đã kịp ghi lại những hình ảnh
hết sức đau thương mà rừng xà nu phải gánh chịu: "Hầu hết đạn bác đều rơi vào ngọn đồi xà
nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào bị thương". Với giác
quan nhạy bén, con mắt tinh tường, Nguyễn Trung Thành đã quan sát được những đau
thương, mất mát mà rừng xà nu phải ngày ngày gánh chịu. Đó không chỉ dừng lại ở nỗi đau
riêng lẻ, cá thể mà đó là nỗi đau của cả một cộng đồng, tập thể nơi đây. Sau khi đã quan sát
toàn cảnh ông tập trung nhìn cận cảnh để ghi lại những gì là đau xót, kinh hoàng nhất: "Có
những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão" hình ảnh vô cùng
đau đớn, xót xa. Cây xà nu đang sinh sôi, lớn lên mạnh mẽ thì bỗng bị bom đạn của chiến
tranh ngăn cản điều đó. Đặc biệt nhất ông còn nhấn mạnh vào hình ảnh: "Ở chỗ vết thương,
nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi từ từ đen lại đặc quyện
thành từng cục máu lớn". Bằng hình ảnh hết sức tả thực, cụ thể, tác giả đã biến rừng xà nu từ
vô tri vô giác thành những cá thể sống. Chúng phải oằn mình gánh chịu nỗi đau đớn như
những người khác. Chỉ bằng những chi tiết nhỏ mà đắt giá tác giả đã làm cho nỗi đau thương,
mất mát mà rừng xà nu phải gánh chịu hiện rõ ràng cả trên bề mặt và chiều sâu. Dường như
không chỉ có con người Tây Nguyên nơi đây phải chịu cảnh đau thương đó.
Không chỉ vậy, rừng xà nu còn là biểu tượng cho những đau thương mà người dân Tây
Nguyên phải gánh chịu. Tất cả những đớn đau, mất mát của rừng xà nu hoàn toàn đồng điệu
với những đau thương, mất mát của xóm làng Xô Man phải trải qua. Đó là bà Nhan bị chặt
đầu treo lên cây xà nu, Mai và đứa con chết tức tưởi dưới sự tàn sát dã man của kẻ thù, là
mười đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa cây,...Chiến tranh thật là tàn nhẫn đã cướp đi tất cả,
không chừa một thứ gì và không tha một ai, từ trẻ đến già, chồi non bé nhỏ, chưa kịp nảy
mầm đã phải chết dưới sự tra tấn dã man của những kẻ xâm lược.
Rừng xà nu vừa là nạn nhân của chiến tranh nhưng cũng là nhân chứng sống còn cho đến tận
ngày nay, đồng thời cũng là biểu tượng phản ánh cho những tội ác mà kẻ thù đã gây ra. Tác
giả đã khắc họa đau thương này ngay từ đầu tác phẩm tạo nên sự đồng điệu và chuẩn bị cho
sự xuất hiện, làm nổi bật lên những số phận khổ đau của dân làng Xô Man. Đi sâu vào miêu tả
cây xà nu cũng chính là để nói lên sự tàn ác của kẻ thù mà tác giả đang hướng tới.
Nhấn mạnh vào nỗi đau của rừng xà nu, tác giả không chỉ dụng ý phê phán, tố cáo tội ác man
rợ của bọn cướp nước mà còn với mục đích dùng những nỗi đau đó để ca ngợi sức mạnh vô
hạn, ý chí nghị lực kiên cường của thiên nhiên và con người nơi Tây Nguyên. Rừng xà nu đã
trở thành biểu tượng đầy đủ, toàn vẹn nhất cho vẻ đẹp của con người nơi đây.
Dựa vào khả năng sinh sôi, phát triển mạnh mẽ của cây xà nu, "trong rừng ít có loài cây nào
sinh sôi, nảy nở khỏe như vậy, cảnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc
lên, ngọn xanh rờn, hình mũi tên, lao thẳng lên bầu trời". Tác giả đã thể hiện nên được cả
khoảng thời gian dài đằng đẵng phải nằm dưới bom đạn của kẻ thù và sự đấu tranh bền bỉ ,
vô cùng hào hùng và kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên, người này ngã xuống
đã có thế sau tiếp bước chiến đấu với kẻ thù. Có sự tương ứng kỳ lạ giữa các cây xà nu với
thế hệ dân làng Xô Man: Bà Nham như một cây xà nu lớn bị giết hại đã có Dít, Heng tiếp
bước. Bởi vậy, đồi xà nu nối nhau chạy tới tận chân trời không chỉ là hình ảnh bất tận của
thiên nhiên mà còn là biểu tượng truyền thống của những anh hùng Tây Nguyên.
Đặc biệt, tác giả còn sử dụng đến hình ảnh cây xà nu với tất cả đặc điểm của nó để tượng
trưng cho sức mạnh, khả năng chịu đựng phi thường, sự dũng mãnh của những người dân
Tây Nguyên. Bởi vậy việc những cây đã ngã xuống lại có những cây sau mọc lên vượt cao hơn
đầu người, cành lá sum suê mà bom đạn có như nào cũng không thể tàn phá nổi sức sống của
chúng. Hình ảnh cây xà nu trưởng thành với sức sống bền bỉ, dẻo dai, mãnh liệt như thách
thức sức mạnh của kẻ thù cũng như hình ảnh Tnú, mặc dù bàn tay đã bị nhựa xà nu đốt cháy,
nhưng anh vẫn cứ tiếp tục tham gia cách mạng, vẫn cứ chiến đấu và dùng chính bàn tay bị
thiêu đốt đó để giết chết kẻ thù. Cây xà nu là biểu tượng về sức sống mãnh liệt phi thường
cũng như sự bất khuất, anh dũng của con người Tây Nguyên.
Đặc điểm, dáng vẻ, tính chất của cây xà nu đã thể hiện đầy đủ cuộc đời cũng như phẩm chất
của con người Tây Nguyên. Đó chính là vẻ đẹp của sự anh hùng, kiên cường, bất khuất, không
bao giờ chịu khuất phục trước bọn cướp nước tàn bạo. Có thể nói cây xà nu là hình tượng
đặc trưng, tiêu biểu và chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất trong tác phẩm này. 2. Mẫu số 2
Viết về mảnh đất đã gắn bó với một phần của cuộc sống của mình là đề tài không khó để bắt
gặp trong các tác phẩm văn học. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một trong số những
tác phẩm đó. Đây có thể coi là một trong những tác phẩm thành công nhất trong việc phác
họa lại sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu đã trở
thành biểu tượng của mảnh đất và con người Tây Nguyên.
Trong tác phẩm này, những cây xà nu đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bản thân cây xà nu
và những biến thể của nó đã được tác giả lặp lại mười lần trong tác phẩm này. Bởi vậy nó đã
trở thành hình tượng xuyên suốt trong câu chuyện.
Cây xà nu hiện lên qua lời văn của tác giả thật là mạnh mẽ, hùng vĩ tràn đầy sức sống, chúng
vô cùng dẻo dai, mãnh liệt mà đến cả những bom đạn có sức công phá lớn nhất cũng không
thể khuất phục chúng. Cây này ngã xuống thì lại có cây khác lớn lên, không ngừng sinh sôi,
phát triển. Những cây xà nu sống trong tầm đại bác của giặc, thường phải chịu sự công kích
tàn khốc của bom đạn. Nhưng rừng xà nu vẫn kiên trì đứng vững để bảo vệ cuộc sống con
người. Và điều đó đã khiến rừng xà nu rộng lớn là vậy nhưng hầu hết cây nào cũng mang
trong mình đầy thương tích: "ở chỗ vết thương nhựa ứa tràn trề, thơm ngọt ngào, long lanh
nắng hè gay gắt". Cái chết không thể đàn áp sự sống của rừng xà nu, chúng vẫn vươn lên
mạnh mẽ. Cạnh những cây đã ngã xuống thì lại có bốn năm cây lớn vươn lên: "Từng luồng lớn
thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mơ màng". Rừng xà nu bất
khuất, mạnh mẽ đến đạn bác cũng không thể giết nổi chúng, cây vẫn vươn mình to lớn giơ
thân ra che chở cho dân làng...Rừng xà nu chính là hình ảnh tượng trưng cho mảnh đất Tây Nguyên.
Rừng xà nu còn là biểu tượng cho số phận của con người Tây Nguyên. Những gì mà rừng xà
nu phải gánh chịu, những làn mưa bom đạn ngày ngày dội xuống nơi nó sinh sống cũng chính
là nỗi đau mà con người phải đối mặt hàng ngày. Hình ảnh bom đạn đó tưởng chừng như lạ
nhưng nó đã trở thành quá đỗi quen thuộc, một phần cuộc sống của con người nơi đây.
Nhưng trước bao nhiêu đau thương, mất mát con người nơi đây vẫn không bao giờ chịu
khuất phục, gục ngã, họ vẫn tin tưởng vào sự chiến thắng mà nhân dân, Đảng và cách mạng
sẽ mang lại, vẫn kiên cường, đoàn kết, bền bỉ chiến đấu không ngừng kế tiếp truyền thống vẻ vang của ông cha anh.
Cụ Mết là biểu tượng cho những cây xà nu lớn, vươn mình ưỡn thân bảo vệ dân làng. Cụ
cũng là biểu tượng quật khởi của truyền thống đánh giặc bao đời nay. Cụ Mết là người đã chỉ
huy, lãnh đạo người dân trong lành đứng lên chiến đấu với địch. Cụ là người đã đem đến
chân lý, chúng nó đã cầm súng mà ta không có súng thì dùng giáo. Phải làm mọi cách để sử
dụng bạo lực cách mạng để đấu tranh lại bạo lực phản cách mạng. Cụ là người truyền và giữ
lửa cho thế hệ mai sau. Vẻ đẹp của cụ cũng là vẻ đẹp được hun đúc từ núi rừng Tây Nguyên,
từ những cây xà nu, đó là cái ngực căng "như một cây xà nu lớn, là nét từng trải của đôi bàn
tay", giọng nói hùng vĩ mang âm thanh vang vọng của rừng núi: "ồ ồ thanh âm quen thuộc dội
vang trong lồng ngực". Mỗi lời cụ nói không chỉ là mệnh lệnh mà còn là những kinh nghiệm,
sự từng trải được đúc kết từ cuộc sống: "không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ra, cây mẹ
ngã, cây con mọc lên".
Những cây con mọc lên cũng chính là hình ảnh của Tnú, Mai, Dít, của Heng - thế hệ tiếp bước
cha anh. Từng cây xà nu không màng ngày đêm vẫn đứng hiên ngang bảo vệ dân làng, cũng
như mong những đứa trẻ kia, sự khôn lớn, dũng cảm của chúng cũng chính là đem sức lực để
bảo vệ dân làng, bảo vệ quê hương nơi họ được sinh ra.
Tnú là người sinh ra và lớn lên trong sự bao bọc của dân làng. Tnú coi người làng như chính
người thân ruột thịt của mình, anh gắn bó mật thiết với con người và mảnh đất nơi đây. Sớm
hình thành tư tưởng yêu nước, chí hướng cách mạng và được Đảng giác ngộ, Tnú đã góp sức
mình vào nhiệm vụ cứu nước bằng cách nuôi giấu cán bộ trong rừng, tìm được khó mà đi
thay vì đường bằng, sẵn sàng nuốt thư vào bụng. Lớn lên cả gia đình thân yêu của anh bị giặc
giết hại, bản thân bị bắt giam, bị hành hung như một cây xà nu không bao giờ ngã xuống, chịu
khuất phục, Tnú đã vượt ngục, hoạt động cách mạng và dùng chính đôi bàn tay bị đốt cháy
đen của mình giết kẻ thù.
Rừng xà nu mang trong mình vẻ đẹp bất diệt, mãnh liệt và vô cùng hào hùng, không bao giờ
lụi tàn dù cho có năm tháng, hoàn cảnh ra sao cũng như con người Tây Nguyên nơi đây. Hình
tượng cây xà nu là hình ảnh biểu tượng xuyên suốt tác phẩm, làm bật lên vẻ đẹp mạnh mẽ
của thiên nhiên và con người nơi đây.
Với hình tượng cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã mang đến cho bạn đọc những mạch cảm
xúc mới mẻ về con người Tây Nguyên. Rừng xà nu là biểu tượng rõ ràng nhất cho sự kiên
cường, anh dũng, bất khuất của con người Tây Nguyên. Rừng xà nu và những người anh hùng
Tây Nguyên mãi tỏa rạng vẻ đẹp muôn đời.
Vừa rồi Luật Minh Khuê đã trình bày nội dung về Phân tích hình tượng cây xà nu. Hy vọng đây
sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!