Phân tích lí luận các mặt đối lập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định cókhuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. Lí luận kết hợp các mặt đối lập theo tinh thần phép biện chứng:
1. Các mặt đối lập
- Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã
hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo
triết học duy vật biện chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều
chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Ví dụ như: Trong nguyên tử có điện tử hạt nhân
hay trong sinh vật thì có sự đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu,
hàng và tiền. Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.
- Trong lý luận biện chứng về mâu thuẫn, V.I.Lênin đưa ra tư tưởng về “sự kết hợp các
mặt đối lập”. V.I.Lênin viết: “Nhưng dù sao chúng ta cũng đã học được ít nhiều chủ nghĩa
Mác, đã học được rằng làm thế nào và khi nào có thể và cần phải kết hợp các mặt đối lập,
và điều chủ yếu là trong thời gian ba năm rưỡi của cuộc cách mạng của chúng ta, trong
thực tiễn chúng ta đã nhiều lần kết hợp các mặt đối lập”(2).
- Lý luận về sự kết hợp các mặt đối lập được V.I.Lênin vận dụng để giải quyết các mâu
thuẫn xã hội, nhất là trong thực hiện “Chính sách kinh tế mới”. Sự kết hợp các mặt đối
lập không phải là xóa bỏ mâu thuẫn,cũng không phải là điều hòa mâu thuẫn một cách vô
nguyên tắc, mà đó là sự mềm dẻo trong chính sách của Nhà nước Xôviết trong việc tìm
bạn đồng minh để đấu tranh chống kẻ thù chung, trong việc sử dụng một loạt những nhân
tố tích cực của cái cũ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, trong việc giải quyết
những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng CNXH, như kết hợp chính sách dàn
đều với chính sách có trọng điểm, nhiệt tình cộng sản với hạch toán kinh tế, dân chủ với
tập trung, thuyết phục với cưỡng bức, động viên tư tưởng với khuyến khích vật chất...
bằng cách không phải thủ tiêu một trong hai mặt đối lập, mà kết hợp chúng lại trong một
thể thống nhất biện chứng, vừa đấu tranh với nhau, vừa thúc đẩy lẫn nhau cùng phát
triển. Giải quyết mâu thuẫn không phải lúc nào cũng đồng nhất với việc xóa bỏ mâu
thuẫn, lại càng không phải là xóa bỏ một mặt để mặt kia trở thành cái tuyệt đối.
- Đứng trên lập trường duy vật, kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu có
giá trị trong toàn bộ lịch sử triết học hơn 2000 năm, dựa trên những thành tựu có tính chất
vạch thời đại của khoa học hiện đại cũng như thực tiễn của thời đại, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã phát triển học thuyết về mâu thuẫn lên một tầm cao mới - học thuyết mâu
thuẫn trên cơ sở quan niệm duy vật biện chứng, khoa học, V.I.Lênin đã coi học thuyết đó
là hạt nhân của phép biện chứng.
2. Mâu thuẫn biện chứng
- Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược
nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Theo triết học duy vật biện
chứng của Engels thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến
trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu
thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng
không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải là mâu thuẫn trong logic hình thức.
Mâu thuẫn trong logic hình thức là sai lầm trong tư duy.
- Mâu thuẫn là khách quan và phổ biến, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát
triển - đó là quan điểm lý luận cơ bản, là điều sơ đẳng nhất mà bất cứ người nào đã từng
nghiên cứu, học tập triết học mácxít cũng đều lĩnh hội được. Tuy nhiên, trong thực tiễn
cuộc sống (nhất là dưới chủ nghĩa xã hội trước đây) vẫn thường xuất hiện thái độ tiêu
cực về mâu thuẫn: coi mâu thuẫn là xấu, là khó khăn, là bệnh hoạn; phủ nhận mâu thuẫn
một cách chủ quan, lẩn tránh không muốn chấp nhận mâu thuẫn và đặc biệt, họ rơi vào
tình trạng giải quyết mâu thuẫn một cách cực đoan, siêu hình.
- Những thái độ tiêu cực như vậy về mâu thuẫn, thể hiện lối nhìn nhận một cách quá ư
giản đơn về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản và về cơ bản, vẫn bị cầm tù trong lối tư
duy siêu hình mà nhân loại đã vượt qua. Khi đấu tranh với phái dân tuý ở Nga, V.I.Lênin
đã chỉ ra rằng: "Không có gì vô lý hơn là căn cứ vào những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư
bản mà suy ra rằng không thể có chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản là không có tính chất
tiến bộ, v.v., như vậy có nghĩa là chạy trốn lên chín tầng mây xanh của những mộng
tưởng lãng mạn để tránh cái thực tại không thích thú những hiển nhiên. 3. Sự thống nhất
- Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau
giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân
tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập.
Với ý nghĩa đó," sự thống nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm cả sự " đồng nhất" của
các mặt đó. Engels đã đưa ra ví dụ: “
Giai cấp vô sản và sự giàu có là hai mặt đối lập, với tính cách như vậy chúng
hợp thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất, chế độ tư hữu với tư cách là
sự giàu có buộc phải duy trì vĩnh viễn ngay cả sự tồn tại của mặt đối lập của nó là giai cấp vô sản ” ----Engels
- Do có sự "đồng nhất" của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến một
lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập
còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Song đó chỉ là trạng thái vận động
của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập. 4. Sự đấu tranh
- Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn "đấu tranh" với nhau. Đấu tranh của
các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các
mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc
vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra
cuộc đấu tranh giữa chúng.
a. Vị trí của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn)
- Trong lý luận biện chứng mácxít, vấn đề mâu thuẫn nói chung, vấn đề kết hợp biện chứng các
mặt đối lập nói riêng luôn được chú ý xem xét giải quyết. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin một
mặt khẳng địnhvai trò cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, mặt khác cũng khẳng định vai trò của
sự thống nhất giữa chúng. Từ cơ sở đó các ông đã đi đến tư tưởng biện chứng về sự kết hợp các
mặt đối lập trong thực tiễn.nói một cách khác, trong tư tưởng biện chứng về mâu thuẫn, các ông
luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn, đó là các vấn đề thống nhất,
vấn đề đấu tranh và vấn đề kết hợp các mặt đối lập. trong đó vấn đề kết hợp các mặt đối lập được
các ông xem xét với tính cách là một biểu hiện hoạt động của chủ thể con người trong việc giải
quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể nhất định, trên cơ sở đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập.
b. Nội dung quy luật (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
- Trong cuộc sống với tất cả những sự vật hiện tượng của nó, mỗi sự vật hiện tượng đều là một
thể thống nhất được tạo thành bởi các mặt, thuộc tính , khuynh hướng khác nhau, đối lập nhau
phát triển ngược với nhau. Đây là những mâu thuẫn tồn tại trong sự vật hiện tượng đó.
- Từ khi bắt đầu tồn tại cho đến khi kết thúc của một sự vật hiện tượng mâu thuẫn luôn cùng
song hành. Trong mỗi cá thể sự vật, hiện tượng không chỉ có một mà có thể nhiều mâu thuẫn
khác nhau, khi mâu thuẫn này kết thúc thì mâu thuẫn khác lại được hình thành. Cứ trên vòng
xoay như vậy thế giới, cuộc sống vận động, biến đổi liên tục.
c. Ý nghĩa phương pháp luận: (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
- Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động,
phát triển.Do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu
thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự
vận động và phát triển.
- Vì mâu thuẫn có tính đa dạng và phong phú nên trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn
cần phải có quan điểm lịch sử – cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng trường hợp và có phương
pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình hoạt động nhận thức thực tiễn, cần phân biệt đúng vai
trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của
mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp. Cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của
các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuân đó
để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất.
II. Lênin và ĐCSVN v n d ậ ng lí lu ụ n k ậ êết h p gi ợ a các m ữ t đốếi l ặ p: ậ
- Tư tưởng biện chứng này có mối quan hệ đến việc xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng,
tập hợp và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc. Trong khi mâu thuẫn dân tộc nổi lên gay gắt, vấn
đề giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu, thì phương pháp luận mà Hồ Chí Minh luôn quán
xuyến là phát huy những yếu tố tương đồng, khai thác cái giống nhau để loại bỏ cái khác nhau,
tìm ra điểm chung của toàn dân tộc thay vì sự loại trừ lẫn nhau giữa các nhân tố cấu thành cộng
đồng dân tộc. Ở đây, vấn đề kết hợp các mặt đối lập của phép biện chứng được Hồ Chí Minh vận
dụng một cách sáng tạo trong đường lối cũng như trong phương pháp, trong chiến lược cũng như
trong sách lược cách mạng. Lênin chỉ rõ: “Khái niệm “kết hợp” có nghĩa là có sự khác nhau mà
chúng ta cần phải kết hợp với nhau. Khái niệm “kết hợp” có nghĩa là phải biết vận dụng các biện
pháp của chính quyền nhà nước để bảo vệ những lợi ích vật chất và tinh thần của giai cấp vô sản
đã hoàn toàn hợp lại để cho nó khỏi bị chính quyền nhà nước đó xâm phạm”.
- Ở đây vấn đề kết hợp các mặt đối lập được đề lên thành một nguyên tắc lý luận về sự thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, đồng thời khi vận dụng vào thực tế, lại giúp ta nhận rõ một
sự kết hợp như vậy trong chiến lược cũng như trong sách lược, trong chính trị cũng như trong
kinh tế. Chính trên ý nghĩa ấy mà Lênin đã chỉ rõ: “Dù sao chúng ta cũng đã học được ít nhiều
chủ nghĩa Mác, đã học được rằng làm thế nào và khi nào có thể và cần phải kết hợp các mặt đối
lập, và điều chủ yếu là trong thời gian ba năm rưỡi của cuộc cách mạng của chúng ta, chúng ta
thực tế đã nhiều lần kết hợp các mặt đối lập”.
- Đối với Việt Nam, trong khi trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, với lý thuyết mâu thuẫn
của triết học Mác, Đảng và Nhà nước Việt Nam chưa khi nào xem nhẹ vấn đề đoàn kết các dân
tộc, đoàn kết trong và ngoài Đảng, đại đoàn kết toàn dân hay liên minh giai cấp công nông và đội
ngũ trí thức. Tất cả các văn kiện Đảng qua các thời kỳ đều đã đề cao vai trò của đoàn kết; nhiều
đại hội gần đây coi đoàn kết là động lực của sự phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội IX viết:
“Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công
nhân, nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo”. Văn kiện Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định:
“Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lồi chiến lược của cách mạng Việt Nam; là
nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền
vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Đoàn kết chắc chắn là một động lực của sự phát triển xã hội. Đoàn kết đã được Đảng và Nhà
nước Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới coi là động lực của sự phát triển và
tiến bộ xã hội. Không thể coi quan điểm này là trái với tư tưởng về mâu thuẫn và quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trong lúc thù trong giặc ngoài đang rình rập thôn
tính nước ta, đất nước đang ở trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Hồ Chí Minh và Đảng ta phải
chèo chống con thuyền cách mạng lướt qua sóng to gió lớn, Người đã thực hiện một loạt kết hợp
các mặt đối lập, để đưa con thuyền đến bến bờ vinh quang. Chiến lược sáng suốt lúc này là làm
sao củng cố, giữ vững chính quyền cách mạng đang còn trong “trứng nước”. Tư duy chiến lược
của Hồ Chí Minh là quy tụ cho được lực lượng toàn dân “không phân biệt thợ thuyền, dân cày,
phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt
trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, đánh tan giặc Pháp –
Nhật xâm chiếm nước ta. Sự liên minh tất cả lực lượng của các giai cấp, đảng phái, các nhóm
cách mạng cứu nước, các tôn giáo các dân tộc kháng Nhật, đó là công việc cốt yếu của Đảng ta”.
- Trong nghệ thuật chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn phân biệt lúc nào thì
không thể kết hợp các mặt đối lập, biết suy xét kịp thời, quyết đoán mau lẹ những vấn đề mà
trong đó biểu hiện ra sự kết hợp không thể dung thứ được, sự kết hợp mà hiện thân của nó là chủ
nghĩa cơ hội nguy hại. Nhưng, ngay trong những trường hợp không tránh được sự kết hợp các
mặt đối lập, thì Hồ Chí Minh bao giờ cũng trung thành với lời dặn của Lênin rằng, phải biết
xuyên qua mọi sự kết hợp ấy mà “giữ lấy thái độ trung thành với những nguyên tắc của mình,
với giai cấp của mình, với nhiệm vụ cách mạng của mình, với sự nghiệp của mình là chuẩn bị
cuộc cách mạng và giáo dục quần chúng để đi đến cách mạng thành công”. Phép biện chứng chỉ
rõ kết hợp các mặt đối lập mà không xa rời nguyên tắc, vẫn giữ được bản lĩnh và thanh danh
chính trị của mình, đó là một sự kết hợp đúng đắn, có nguyên tắc, một sự vận dụng sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh trong chiến lược và sách lược, trong phương pháp và nghệ thuật lãnh đạo của Đảng.
- Nhờ nắm được cái cốt, cái hồn của phép biện chứng, Hồ chí Minh đã phát hiện được điểm
chung, tương đồng và do đó đã giải quyết thành công vấn đề kết hợp các mặt đối lập trong chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo cách mạng của Người thể hiện ở
khả năng và tài nghệ tập hợp quần chúng lại thành những tổ chức cách mạng rộng lớn, mạnh mẽ,
những tổ chức hoạt động tích cực, tự giác, với nhận thức rõ ràng về mục đích chiến đấu của
mình, và được giáo dục theo tinh thần Không có gì quý hơn độc lập tự do.
Em xin chân thành c m ả n thâầy ơ
Trâần Nguyên Ký và cuốến sách “ S KẾẾT Ự H P Ợ CÁC M T Ặ ĐỐẾI L P Ậ TRONG TH I
Ờ KÌ QUÁ ĐỘ LẾN CHỦ NGHĨA XÃ H I
Ộ Ở VIỆT NAM HI N NA Ệ Y”