Phân tích một bài thơ được đánh giá là hay Ngữ Văn 10 sách Kết Nối Tri Thức

Phân tích một bài thơ được đánh giá là hay được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Phân tích một bài thơ được đánh giá là hay
Phân tích một bài thơ được đánh giá là hay - Bánh trôi nước
Bài thơ “Bánh trôi ớc” của H Xuân Hương đã thể hin s trân trọng trước v
đẹp, phm cht trong trng của người ph n Vit Nam trong xã hội xưa. Đồng thi,
tác gi cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuc đi lận đận ca h:
“Thân em vừa trng li va tròn
By ni ba chìm vi nưc non
Rn nát mc du tay k nn
Mà em vn gi tm lòng son”
Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết nét nghĩa tả thc - miêu t hình nh bánh
trôi nước. Tác gi đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sc (va trng), hình dáng
(va tròn). Cùng với đó cách thc làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh
ni lên mt ớc nghĩa đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bng
đường phên. Viên bánh rn hay nát ph thuc vào tay người nn khéo léo. Hình
nh t thc chiếc bánh trôi t hình thc đến cách thc.
Nhưng không chỉ mang nét nghĩa nvy, H Xuân ơng còn muốn i đến v
đẹp s phn của ngưi ph n trong hi xưa qua hình nh bánh trôi nước”.
M đầu bng cm t “thân em” - đây là một mô-típ đã rt quen thuc trong ca dao:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dp sóng di biết tấp vào đâu”
Hay như:
“Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”
bài thơ “Bánh trôi ớc” hay các bài ca dao, dân ca đu xut phát t nim thương
cm, xót xa cho s phn của người ph n trong xã hội xưa. Họ những con người
nh trong hi. Cuộc đời trôi ni, bấp bênh không được t quyết định cuc
sng ca bn thân, chu s chi phi ca ngưi khác.
V đẹp của người ph n hiện lên “vừa trng li vừa tròn” gợi ra mt thân hình khá
đầy đặn, nước da trng hồng. Đó chuẩn mc của người ph n đẹp trong hi
xưa. Xinh đẹp là vy, nhưng cuộc đời li nhiu bt hnh. Thành ng “by ni ba
chìm” gi ra mt cuộc đời vt v, gp nhiều gian truân. Câu thơ “rn nát mc du
tay k nạn” đã nói lên số phn phi ph thuộc vào người khác, không được t mình
quyết định. Nhưng dù chịu nhiu bt hnh, người ph n trong thơ Hồ Xuân
Hương vẫn gìn gi đưc m hồn cao quý: “Mà em vẫn gi tm ng son”. :
cuộc đời có khó khăn, khổ cc thì h vn gi được tm lòng thy chung, son sc
không thay đổi. Hình ảnh ngưi ph n hin lên với đầy đủ nét đẹp t ngoi hình
đến tâm hn. Bài thơ s dng ngôn ng bình d, hình nh n d, th thơ thất ngôn t
tuyt cô đọng, hàm súc… nhằm làm ni bật nên ý nghĩa mà nhà thơ muốn gi gm.
Như vậy, “Bánh trôi nước” một tác phm giàu giá tr nhân văn sâu sc. T đó,
chúng ta cn phi trân trng, yêu thương những người ph n hơn.
Phân tích một bài thơ được đánh giá là hay - Mùa xuân nho nh
Thanh Hải nhà thơ tiêu biểu ca mảnh đt c đô xinh đp, ông ni tiếng vi
nhng vần thơ mượt mà, sâu lắng mang đậm văn hóa con người x Huế. Mùa xuân
nho nh mt trong nhng tác phm tiêu biu của ông. Bài thơ được ông viết vào
năm 1980, trong khung cảnh hòa bình, trong công cuc xây dựng đất nước. Mt hn
thơ trong trẻo. Mt điệu thơ ngân vang Đất nưc vào xuân vui tươi rn ràng.
Sáu câu thơ đầu như tiếng hát reo vui đón chào một mùa xuân đẹp đã v. Trên dòng
sông xanh của quê hương mọc lên mt bông hoa tím biếc. Động t "mc" nm v
trí đầu câu thơ gợi t s ngc nhiên vui thú, mt niềm vui hân hoan đón chào tín
hiu mùa xuân:
Mc gia dòng sông xanh,
Mt bông hoa tím biếc.
"Bông hoa tím biếc" y ch th hoa lc bình, hoặc hoa súng ta thưng gp
trên ao hồ, sông nước làng quê:
Con sông nh tui thơ ta tắm
Vẫn còn đây nước chng đổi dòng
Hoa lc bình tím c b sông...
(Tr v quê ni - Lê Anh Xuân)
Màu xanh của nước hòa hp vi màu "tím biếc" của hoa đã to nên bc tranh xuân
chấm phá đằm thm. Ngng nhìn bu trời, nhà thơ vui sưng lng tai nghe chim
chin chin hót. Chim chin chin còn gọi chim sơn ca, bn thân ca nhà ng.
T "ơi" cm thán biu l nim vui ngây ngt khi nghe chim hót:
Ơi con chim chin chin
Hót chi mà vang tri.
Hai tiếng ''hót chi" giọng điệu thân thương của người dân Huế đưc tác gi đưa
vào din t cm xúc thiết tha giữa người vi to vt. Chim chin chin hót gi xuân
v. Tiếng chim ngân vang, rung động đất trời đem đến bao nim vui. Ngm dòng
sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hi sung sướng:
Tng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
"Đưa tay... hứng" mt c ch bình d trân trng, th hin s xúc động sâu xa.
"Git long lanh" là s liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai, hay giọt âm thanh
tiếng chim chin chin? S chuyển đổi cm giác (thính giác - th giác) đã tạo nên
hình khi thẩm mĩ ca âm thanh.
Tóm li, ch bng ba nét v: dòng ng xanh, bông hoa m biếc, tiếng chim chin
chin hót..., Thanh Hải đã vẽ nên mt bức tranh xuân đẹp đáng yêu cùng. Đó
là v đẹp và sc sng mn mà của đất nưc vào xuân.
Bốn câu thơ tiếp theo nói v mùa xuân sn xut chiến đấu ca nhân dân ta. Cu
trúc thơ song hành đ ch rõ hai nhim v chiến lưc y:
Mùa xuân ngưi cm súng,
Lc git đầy trên lưng.
Mùa xuân ngưi ra đng,
Lc trải dài nương mạ.
"Lộc” chồi non, cành biếc mơn mởn. Khi mùa xuân v y cối đâm chồi ny lc.
"Lộc" trong văn cnh y tượng trưng cho v đẹp mùa xuân sc sng mãnh lit
của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành ngy trang xanh biếc, mang theo
sc sng mùa xuân, sc mnh ca dân tộc để bo v T quốc. Người nông dân đem
m hôi sức lao đng cn làm nên màu xanh cho ruộng đồng, "nương mạ" bát
ngát trên qhương. Ý thơ cùng sâu sc: máu m hôi của nhân dân đã góp
phần tô điểm mùa xuân và để gi ly mùa xuân mãi mãi.
C dân tộc bước vào mùa xuân vi khí thế khẩn trương và náo nhiệt:
Tt c như hối h
Tt c như xôn xao...
"Hi hả" nghĩa là vi vã, gp gáp, khẩn trương. "Xôn xao" là có nhiều âm thanh xen
lẫn vào nhau, m cho náo đng; trong câu thơ, "xôn xao" cùng với điệp ng "tt
c như... " làm cho nhạc thơ vang lên nhịp điệu vui tươi, mạnh m khác thường. Đó
là hành khúc mùa xuân ca thi đi H Chí Minh.
Đoạn thơ tiếp theo nói lên những suy tư của nhà thơ về đất nưc và nhân dân:
Đất nưc bốn nghìn năm
Vt v và gian lao
Đất nước như vì sao
C đi lên phía trưc.
Chặng đường lch s của đất nưc vi bốn nghìn m trường tn, c suy vong, lúc
hưng thịnh vi bao th thách "vt v và gian lao". Thời gian đằng đẵng y, nhân dân
ta t thế h y qua thế h khác đã đem xương máu mồ hôi, lòng yêu c
tinh thn qu cm đểy dng và bo v đất nước. Dân ta tài trí và nhân nghĩa. Bốn
nghìn m lập quc ta sáng nền văn hiến Đại Việt, đã khẳng định sc mnh Vit
Nam. Câu thơ "Đất ớc như sao" một hình ảnh so sánh đẹp đầy ý nghĩa.
Sao ngun sáng lp lánh, v đẹp bu trời, vĩnh hằng trong không gian, thi
gian. So nh đất c vi sao biu l nim t hào đối với đất nước Vit Nam
anh hùng, giàu đẹp. Hành trang đi tới tương lai của dân tc ta không mt thế lc nào
th ngăn cản được: "C đi lên phía trước". Ba tiếng "c đi lên" th hin chí khí,
quyết tâm và nim tin st đá ca dân tc đ xây dng mt Việt Nam "dân giàu, nước
mnh".
Sau lời suy điều tâm nim ca Thanh Hải. Trước hết li nguyn cầu đưc
hóa thân:
Ta làm con chim hót
Ta làm mt nhành hoa
Ta nhp vào hòa ca
Mt nt trm xao xuyến.
"Con chim hót" để gi xuân về, đem đến nim vui cho con người. "Mt nhành hoa"
để điểm cuc sống, làm đẹp thiên nhiên ng núi. "Mt nt trm" ca bn "hòa
ca" êm ái để làm xao xuyến lòng người, c nhân dân. "Con chim hót", "mt
nhành hoa", "mt nt trm" ba hình nh n d ợng trưng cho cái đp, nim vui,
cho tài trí ca đt nước và con ngưi Vit Nam.
Vi Thanh Hải, hóa thân là để hiến dâng, đ phc v cho mt mục đích cao cả:
Mt mùa xuân nho nh
Lng l dâng cho đi
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bc.
Lời thơ m tình thiết tha. Mỗi con người y tr thành "mt mùa xuân nho nhỏ" đ
làm nên mùa xuân bt dit của đất nước. Ai cũng phải có ích cho đời. Mùa xuân nho
nh, là mt n d đầy sáng to khắc sâu ý tưởng: "Mi cuộc đời đã hóa núi sông ta"
(Nguyễn Khoa Điềm). "Nho nh" "lng l" cách i khiêm tn, chân thành.
"Dâng cho đời" l sống đẹp, cao c. Bi l "Sống cho, đâu chỉ nhn riêng
mình" (T Hu), sng hết mình thy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình
phc v đất nước, t lúc "tuổi hai mươi" trai tráng cho đến khi v già "tóc bạc". Thơ
hay cm c chân thành. Thanh Hải đã nói lên nhng li "gan rut" ca mình.
Ông đã sống như lời tông tâm tình. Khi đất nước b - Dim tay sai
âm mưu chia ct làm hai min, ông hoạt động mt trong ng gic, y dng
phong trào cách mạng, coi thường cnh máu chảy đầu rơi. Cảm động hơn nữa bài
thơ Mùa xuân nho nh được ông viết ra trên giường bnh, một tháng trước lúc ông
qua đời.
Thanh Hi s dng bin pháp ngh thuật điệp ng rt tài tình: "Ta làm... ta làm... ta
nhp...", "dù tuổi... khi..." đã m cho âm điệu thơ, giọng thơ tha thiết, sâu
lắng, ý thơ đưc khc sâu nhn mạnh. Người đọc xúc động biết bao trước mt
giọng điệu thơ trữ tình, ấm áp tình đời như vy. th xem đoạn thơ y những
li trăn tri ca ông.
Kh thơ cuối là tiếng hát yêu thương:
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
c non ngàn dm mình
c non ngàn dm tình
Nhp phách tiền đất Huế.
Nam ai Nam bình hai điệu dân ca Huế rt ni tiếng my trăm m nay. Phách
tin mt nhc c n tộc để điểm nhp cho li ca, tiếng đàn tranh, đàn tam thập
lục. Câu thơ "Mùa xuân - ta xin hát" din t nim khao khát bi hi của nhà thơ đối
với quê hương yêu du bui xuân về. Quê hương đất c tri dài ngàn dặm,’chứa
chan tình yêu thương. Đó "ngàn dm mình", "Nghàn dặm tình" đối với non c
x Huế quê m thân thương! Câu thơ của người con đất Huế qu "du ngt"
vy.
Mùa xuân đ tài truyn thng trong thơ ca dân tc. th nói, Thanh Hải đã góp
cho vườn thơ Việt một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Th thơ năm chữ, ging
thơ lúc mạnh m, lúc tha thiết ngân vang. Ngôn ng thơ trong sáng hiểu cm,
hàm súc hình tượng. Các bin pháp tu t như so sánh, n d song hành đối xng,
các điệp ngữ... đưc vn dng sc so, tài hoa. Tình yêu mùa xuân gn lin vi tình
yêu đất nước, quê hương đưc Thanh Hi din t mt cách sâu sc, cảm động. Mi
mt cuc đời hãy một mùa xuân. Đấtc ta mãi mãi s những mùa xuân tươi
đẹp.
| 1/6

Preview text:

Phân tích một bài thơ được đánh giá là hay
Phân tích một bài thơ được đánh giá là hay - Bánh trôi nước
Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ
đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời,
tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết là nét nghĩa tả thực - miêu tả hình ảnh bánh
trôi nước. Tác giả đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng
(vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh
nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng
đường phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo. Hình
ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.
Nhưng không chỉ mang nét nghĩa như vậy, Hồ Xuân Hương còn muốn nói đến vẻ
đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa qua hình ảnh “bánh trôi nước”.
Mở đầu bằng cụm từ “thân em” - đây là một mô-típ đã rất quen thuộc trong ca dao:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” Hay như:
“Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”
Ở bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương
cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người
nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc
sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.
Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá
đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội
xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Thành ngữ “bảy nổi ba
chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu
tay kẻ nạn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình
quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân
Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. : Dù
cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và
không thay đổi. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình
đến tâm hồn. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ
tuyệt cô đọng, hàm súc… nhằm làm nổi bật nên ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm.
Như vậy, “Bánh trôi nước” là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Từ đó,
chúng ta cần phải trân trọng, yêu thương những người phụ nữ hơn.
Phân tích một bài thơ được đánh giá là hay - Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của mảnh đất cố đô xinh đẹp, ông nổi tiếng với
những vần thơ mượt mà, sâu lắng mang đậm văn hóa con người xứ Huế. Mùa xuân
nho nhỏ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. Bài thơ được ông viết vào
năm 1980, trong khung cảnh hòa bình, trong công cuộc xây dựng đất nước. Một hồn
thơ trong trẻo. Một điệu thơ ngân vang Đất nước vào xuân vui tươi rộn ràng.
Sáu câu thơ đầu như tiếng hát reo vui đón chào một mùa xuân đẹp đã về. Trên dòng
sông xanh của quê hương mọc lên một bông hoa tím biếc. Động từ "mọc" nằm ở vị
trí đầu câu thơ gợi tả sự ngạc nhiên vui thú, một niềm vui hân hoan đón chào tín hiệu mùa xuân:
Mọc giữa dòng sông xanh, Một bông hoa tím biếc.
"Bông hoa tím biếc" ấy chỉ có thể là hoa lục bình, hoặc hoa súng mà ta thường gặp
trên ao hồ, sông nước làng quê:
Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông...
(Trở về quê nội - Lê Anh Xuân)
Màu xanh của nước hòa hợp với màu "tím biếc" của hoa đã tạo nên bức tranh xuân
chấm phá mà đằm thắm. Ngẩng nhìn bầu trời, nhà thơ vui sướng lắng tai nghe chim
chiền chiện hót. Chim chiền chiện còn gọi là chim sơn ca, bạn thân của nhà nông.
Từ "ơi" cảm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe chim hót: Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời.
Hai tiếng ' hót chi" là giọng điệu thân thương của người dân Huế được tác giả đưa
vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật. Chim chiền chiện hót gọi xuân
về. Tiếng chim ngân vang, rung động đất trời đem đến bao niềm vui. Ngắm dòng
sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng: Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
"Đưa tay... hứng" là một cử chỉ bình dị trân trọng, thể hiện sự xúc động sâu xa.
"Giọt long lanh" là sự liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai, hay giọt âm thanh
tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác (thính giác - thị giác) đã tạo nên
hình khối thẩm mĩ của âm thanh.
Tóm lại, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền
chiện hót..., Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh xuân đẹp và đáng yêu vô cùng. Đó
là vẻ đẹp và sức sống mặn mà của đất nước vào xuân.
Bốn câu thơ tiếp theo nói về mùa xuân sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta. Cấu
trúc thơ song hành để chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược ấy:
Mùa xuân người cầm súng,
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng,
Lộc trải dài nương mạ.
"Lộc” là chồi non, cành biếc mơn mởn. Khi mùa xuân về cây cối đâm chồi nẩy lộc.
"Lộc" trong văn cảnh này tượng trưng cho vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt
của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc, mang theo
sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân đem
mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng, "nương mạ" bát
ngát trên quê hương. Ý thơ vô cùng sâu sắc: máu và mồ hôi của nhân dân đã góp
phần tô điểm mùa xuân và để giữ lấy mùa xuân mãi mãi.
Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt: Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao...
"Hối hả" nghĩa là vội vã, gấp gáp, khẩn trương. "Xôn xao" là có nhiều âm thanh xen
lẫn vào nhau, làm cho náo động; ở trong câu thơ, "xôn xao" cùng với điệp ngữ "tất
cả như... " làm cho nhạc thơ vang lên nhịp điệu vui tươi, mạnh mẽ khác thường. Đó
là hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh.
Đoạn thơ tiếp theo nói lên những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân:
Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.
Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc
hưng thịnh với bao thử thách "vất vả và gian lao". Thời gian đằng đẵng ấy, nhân dân
ta từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem xương máu và mồ hôi, lòng yêu nước và
tinh thần quả cảm để xây dựng và bảo vệ đất nước. Dân ta tài trí và nhân nghĩa. Bốn
nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt, đã khẳng định sức mạnh Việt
Nam. Câu thơ "Đất nước như vì sao" là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa.
Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian, và thời
gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam
anh hùng, giàu đẹp. Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào
có thể ngăn cản được: "Cứ đi lên phía trước". Ba tiếng "cứ đi lên" thể hiện chí khí,
quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh".
Sau lời suy tư là điều tâm niệm của Thanh Hải. Trước hết là lời nguyện cầu được hóa thân: Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
"Con chim hót" để gọi xuân về, đem đến niềm vui cho con người. "Một nhành hoa"
để tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên sông núi. "Một nốt trầm" của bản "hòa
ca" êm ái để làm xao xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân. "Con chim hót", "một
nhành hoa", "một nốt trầm" là ba hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui,
cho tài trí của đất nước và con người Việt Nam.
Với Thanh Hải, hóa thân là để hiến dâng, để phục vụ cho một mục đích cao cả: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.
Lời thơ tâm tình thiết tha. Mỗi con người hãy trở thành "một mùa xuân nho nhỏ" để
làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Ai cũng phải có ích cho đời. Mùa xuân nho
nhỏ, là một ẩn dụ đầy sáng tạo khắc sâu ý tưởng: "Mỗi cuộc đời đã hóa núi sông ta"
(Nguyễn Khoa Điềm). "Nho nhỏ" và "lặng lẽ" là cách nói khiêm tốn, chân thành.
"Dâng cho đời" là lẽ sống đẹp, cao cả. Bởi lẽ "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng
mình" (Tố Hữu), sống hết mình thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình
phục vụ đất nước, từ lúc "tuổi hai mươi" trai tráng cho đến khi về già "tóc bạc". Thơ
hay là ở cảm xúc chân thành. Thanh Hải đã nói lên những lời "gan ruột" của mình.
Ông đã sống như lời thơ ông tâm tình. Khi đất nước bị Mĩ - Diệm và bè lũ tay sai
âm mưu chia cắt làm hai miền, ông hoạt động bí mật trong vùng giặc, gây dựng
phong trào cách mạng, coi thường cảnh máu chảy đầu rơi. Cảm động hơn nữa là bài
thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết ra trên giường bệnh, một tháng trước lúc ông qua đời.
Thanh Hải sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ rất tài tình: "Ta làm... ta làm... ta
nhập...", "dù là tuổi... dù là khi..." đã làm cho âm điệu thơ, giọng thơ tha thiết, sâu
lắng, ý thơ được khắc sâu và nhấn mạnh. Người đọc xúc động biết bao trước một
giọng điệu thơ trữ tình, ấm áp tình đời như vậy. Có thể xem đoạn thơ này là những
lời trăn trối của ông.
Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương: Mùa xuân - ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế rất nổi tiếng mấy trăm năm nay. Phách
tiền là một nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn tranh, đàn tam thập
lục. Câu thơ "Mùa xuân - ta xin hát" diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối
với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm,’chứa
chan tình yêu thương. Đó là "ngàn dặm mình", "Nghàn dặm tình" đối với non nước
và xứ Huế quê mẹ thân thương! Câu thơ của người con đất Huế quả là "dịu ngọt" vậy.
Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Có thể nói, Thanh Hải đã góp
cho vườn thơ Việt một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Thể thơ năm chữ, giọng
thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang. Ngôn ngữ thơ trong sáng và hiểu cảm,
hàm súc và hình tượng. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ song hành đối xứng,
các điệp ngữ... được vận dụng sắc sảo, tài hoa. Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình
yêu đất nước, quê hương được Thanh Hải diễn tả một cách sâu sắc, cảm động. Mỗi
một cuộc đời hãy là một mùa xuân. Đất nước ta mãi mãi sẽ là những mùa xuân tươi đẹp.