


Preview text:
Phân tích người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện siêu hay
Mời các em tham khảo một số mẫu phân tích người đàn bà hàng chài ở toà án huyện.
1. Phân tích hình ảnh người đàn bà làng chài ở tòa án huyện mẫu 1
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn mở đường cho nền văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới. Với hình tượng người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa đã cho ta thấy tình cảm thiêng lên gia đình tình mẫu tử khi ở trong hoàn cảnh khó khăn.
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ. Nguyễn Minh Châu là người mở đầu xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam
và cũng là người mở đường rực rỡ trong những cây bút trẻ tài năng sau này. Đó là nhờ nhận
xét của nhà văn Nguyễn Khải về nhà văn Nguyễn Minh Châu. Quả đúng như vậy với tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa đã mang đậm phong cách tự sự, triết lý và là tác phẩm tiêu biểu cho xu
hướng tiếp cận lối sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn đất nước thời kỳ đổi mới.
Ra đời trong hoàn cảnh đất nước trong công cuộc đổi mới, cuộc sống kinh tế còn nhiều khó
khăn, tồn tại nhiều mặt trái khiến người ta cảm thấy băn khoăn. Truyện được in trong tập Bến
Quê sau đó được Nguyễn Minh Châu lấy làm tên chung trong một tuyển tập. Truyện ngắn được
in vào năm 1987. Hình ảnh người đàn bà làng chài chính là tâm điểm xuyên suốt toàn bộ câu
chuyện. Hình ảnh người đàn bà hàng chài trong tòa án huyện là lúc chị kể về cuộc đời đầy đắng cay của mình.
Với hình ảnh người đàn bà làng chài đã dần hiện lên với một thân hình quen thuộc của đàn
bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch trên khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức
trắng kéo lưới tái ngắt dường như đang buồn ngủ. Đó là một hình ảnh về một người phụ nữ
lam lũ vất vả chịu thương, chịu khó nhưng cái nghèo đói vẫn bủa vây với gia đình của người
đàn bà ấy. Cái nghèo đói ấy còn được tái hiện qua tấm áo bạc phếch có miếng vá nửa thân dưới.
Từ cách ứng xử cho đến cách đi đúng và ngoại hình của người đàn bà càng làm cho người đàn
bà đi trở nên đáng thương và tội nghiệp.
Việc người đàn bà làng chài xuất hiện ở tòa án đó là một chuỗi bi kịch về một cuộc đời đầy
trái ngang của một số phận phụ nữ nghèo khổ, lam lũ. Theo lời mời của một chánh án tại Toán
huyện, người đàn bà hàng chài đã có mặt ở tòa án huyện nhưng bà dứt khoát từ chối trước
người đề nghị và giúp đỡ của Đẩu và Phùng. Mặc dù gã chồng vũ phu của mình luôn hành hạ
nhưng bà vẫn chấp nhận đánh đổi bằng mọi giá cho dù quý tòa bắt tội con cũng được phạt tù
con cũng được. Bởi hơn ai hết bà hiểu rằng đứa con của bà cần có một gia đình đầy đủ cả cha
và mẹ. Tại toà án bạn đã kể về cuộc đời của mình và đã gián tiếp giải thích lý do vì sao mình
nhất quyết không thể bỏ lão chồng vũ phu ấy.
Người chồng vũ phu ấy chính là chỗ dựa quan trọng và duy nhất trong cuộc đời những
người làng chài như chị đặc biệt là khi biển động bão táp. Không chỉ vậy lão chồng ấy còn
cùng với người đàn bà nuôi những đứa con còn nhỏ dại và đặc biệt là khoảnh khắc vui vẻ gia
đình hòa thuận trên thuyền khiến chị muốn gắn bó và ở lại bên chồng.
Không giống như ở lúc ban đầu khi đến tòa người đàn bà làng chài tỏ ra sợ sệt sau khi nghe
lời khuyên của Chánh án Đẩu thì trở nên mạnh dạn và chủ động hơn. Sự thay đổi cách xưng
hô đã cho thấy sự tự tin của người đàn bà hàng chài. Nguyên nhân của sự thay đổi ấy chính là
chị đã cảm nhận được thiện ý của Đẩu và Phùng hay chị hiểu được sự cảm thông của hai người.
Người đàn bà khốn khổ ấy tuy ít học nhưng không tối tăm. Bà rất thấu hiểu lẽ đời, thấu hiểu
một cách sâu sắc. Bà hiểu được thiện chí của Chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng khi khuyên bà
từ bỏ người chồng vũ phu, tàn bạo. Nhưng bà hiểu được cuộc sống trên sông nước, bà rút ra
được những chân lý mộc mạc là cần một người đàn ông để cùng bà đương đầu với những sóng
gió ngoài biển khơi kia và cùng nuôi dạy những đứa con.
Cuộc đời đầy khó khăn vất vả lam lũ nên bà luôn trân trọng những phút giây vợ chồng con
cái vui vẻ hòa thuận bên nhau. Niềm vui lớn nhất của một người đàn bà và là một người mẹ
chính là khi ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no. Đối với những kiếp người nhọc nhằn
đó, niềm vui được ăn no là một điểm vui xa xỉ. Sự hy sinh cho chồng cho con chính là niềm
vui lớn nhất của một người phụ nữ. Đối với bà quan niệm hạnh phúc thật giản đơn đó chỉ là
nhìn thấy những phút giây chồng con vui vẻ.
Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa hình ảnh người đàn bà hàng chài trong đã giúp cho
người đọc hình dung về một số phận người phụ nữ tuy chịu nhiều vất vả đắng cay nhưng họ
vẫn luôn mong cầu một sự hạnh phúc giản dị. Đó là được nhìn thấy chồng và các con hòa thuận, vui vẻ.
2. Phân tích hình ảnh người đàn bà làng chài ở tòa án huyện mẫu 2
Hình ảnh người phụ nữ luôn là một trong những đề tài khơi nguồn cảm hứng bất tận cho
những nhà văn trong văn học Việt Nam. Những người phụ nữ ấy cho dù ở hoàn cảnh như thế
nào vẫn toát lên những vẻ đẹp dịu dàng, đáng trân trọng. Khi đến với tác phẩm Chiếc Thuyền
Ngoài Xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu ta bắt gặp một hình tượng người phụ nữ với vẻ đẹp
của tình mẫu tử, sự can đảm và tấm lòng bao dung. đặc biệt hình ảnh này được thể hiện rõ hơn
qua lời giãi bày của người đàn bà ở tòa án huyện.
Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của nền văn học Việt Nam thời
kỳ đổi mới. Các tác phẩm của ông được xuất phát từ nguồn cảm hứng tới sự đời tư mang đậm
triết lý nhân sinh trong giai đoạn đổi mới. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những
sáng tác thuộc giai đoạn thứ hai của ông với hình tượng người đàn bà làng chài là nhân vật
trung tâm. Người đàn bà ấy đã để lại cho người đọc rất nhiều sự suy nghĩ trắc trở về chuyện
đời, chuyện người. Tác phẩm được in trong tập Bến Quê mang đậm phong cách tự sự triết lý của Nguyễn Minh Châu.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu người đàn bà làng chài hiện lên với số phận éo le bất
hạnh. Chị là nạn nhân của cái nghèo cái đói và là của nạn nhân của bạo lực gia đình. Chị gây
ấn tượng với người đọc bởi ngoại hình xấu xí khó nhìn của mình. Đó là một sự cam chịu, lam
lũ, vất vả của một con người đáng thương. Chị tự nhận thức được bản thân xấu nên từ lúc nhỏ
cái khổ cái nghèo đã đeo bám chị. Trong suốt cuộc đời chung sống với lão chồng vũ phu của
mình chị không hề trách mắng và oán hận chồng. Chị còn bênh vực chồng bởi chị cho rằng lão
chồng chị không xấu và chị xem việc lão chồng đánh vợ là một phương thức giải tỏa tâm lý.
Chị là một người hiểu chồng, thương chồng bởi chồng chị là nạn nhân của sự đói nghèo. Chồng
chị vừa đáng thương nhưng cũng vừa đáng trách. Hắn đã gây ra biết bao đau thương cho người
thân nhưng đáng thương bởi vì hắn là nạn nhân của cái đói, cái nghèo. Mặc dù trong cuộc sống
nghèo khổ bị đánh đập thường xuyên nhưng người đàn bà làng chài khổ cực ấy vẫn nhẫn nhục và không hề kêu than.
Tuy nghèo khổ bất hạnh nhưng ở chị có những phẩm chất vô cùng tốt đẹp đáng quý và trân
trọng. Chị hiểu được tấm lòng của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng. Nguyễn Minh Châu đã
nhấn mạnh sự thay đổi ngôn ngữ và thân thế người đàn bà với ý nghĩa chị là một con người
nhìn thấu sự đời. Tuy bị chồng đánh đập nhưng chị vẫn luôn mong chờ về một những phút giây
hạnh phúc của gia đình. Đối với chị hạnh phúc giản đơn là khi các con chị ăn no, gia đình được hạnh phúc ấm êm.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu hình tượng người phụ nữ Việt Nam hiện lên thật đẹp
với những phẩm chất đáng trân trọng và ngợi ca.