Phân tích nguồn gốc và động lực của sự vận động - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Phân tích nguồn gốc và động lực của sự vận động - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1
I - Phân tích nguồn gốc động lực của sự vận động phát triển dựa trên quy
luật mâu thuẫn trong Triết học Mác Lê-nin
1. Nội dung của quy luật mâu thuẫn
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Mặt đối lập
Mặt đối lập là những mặt, thuộc tính, đặc điểm, khuynh hướng vận động trái ngược
nhau trong một sự vật, hiện tượng. Tuy vận động trái ngược nhưng các mặt đối lập lại
tồn tại khách quan (tồn tại bên ngoài ý thức con người) tiền đề, điều kiện tồn tại
của nhau. dụ: hai mặt thiện - ác của con người, hai quá trình quang hợp - hô hấp của
thực vật, hoạt động sản xuất tiêu thụ của một nền kinh tế,...-
1.1.2. Mâu thuẫn biện chứng
Mâu thuẫn biện chứng khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa các mặt đối lập
xoay quanh sự thống nhất, đấu tranh, đòi hỏi, loại trừ, chuyển hóa lẫn nhau giữa
chúng. Mâu thuẫn biện chứng khác với mâu thuẫn logic (mâu thuẫn của các tư tưởng sai
lầm) do mâu thuẫn biện chứng có các tính chất sau:
- Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan, phổ biến: mọi sự vật hiện tượng tồn tại
trên thế giới đều chứa đựng các mặt đối lập, chúng tạo thành mâu thuẫn vốn có của sự
vật hiện tượng và tồn tại khách quan không bị ảnh hưởng bởi ý thức con người. Khi mâu
thuẫn này mất đi sẽ có một mâu thuẫn khác nảy sinh thay thế. VD: Trong mỗi người đều
tồn tại các mặt đối lập giữa thông minh ngu dốt, nhân từ độc ác, trung thực - - - gian
dối,... hay trong các khía cạnh khác nhau của hội như sinh học, hóa học, vật lý,
hội,... đều tồn tại những mâu thuẫn nhất định.
- Mâu thuẫn biện chứng có tính đa dạng, phong phú: nhiều loại mâu thuẫn có thể tồn
tại trong mỗi một sự vật, hiện tượng, quá trình. Điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau dẫn
đến biểu hiện khác nhau của mâu thuẫn. Trong lĩnh vực khác nhau cũng có những mâu
thuẫn có tính chất khác nhau. VD: Một cá nhân có thể có mâu thuẫn với môi trường bên
ngoài (xã hội, các mối quan hệ xung quanh,...) với nội tại của chính mình (tư duy,
đạo đức, nhu cầu,...).
1.1.3. Thống nhất giữa các mặt đối lập
Thống nhất giữa các mặt đối lập khái niệm đề cập đến mối liên hệ, ràng buộc,
không thể tách rời nhau giữa các mặt đối lập, thống nhất mang tính tạm thời tương
2
đối do thống nhất chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng.
Sự thống nhất này được thể hiện thông qua:
- Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, chúng nương tựa vào nhau làm tiền đề
cho nhau tồn tại. VD: Trong nền kinh tế thị trường có hai hoạt động sản xuất và tiêu thụ
hai mặt đối lập thống nhất với nhau. Sản xuất tạo ra vật chất thỏa mãn nhu cầu
người tiêu dùng và tiêu dùng là mục tiêu cuối cùng của việc sản xuất.
- Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau. VD: Theo định luật
III Newton, khi ta tác động lực lên một vật thì đồng thời ta cũng bị vật đó tác động một
lực có độ lớn tương tự. Hai lực này được gọi là lực tác dụng và phản lực.
- Thứ ba, các mặt đối lập có sự tương đồng do bên trong chúng còn tồn tại những yếu
tố giống nhau. VD: Hai quá trình đồng a dị hóa trong thể người tuy đối lập
nhưng đều là hoạt động giúp cơ thể phát triển.
1.1.4. Đấu tranh giữa các mặt đối lập
Đấu tranh của các mặt đối lập đề cập đến sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ,
phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Kết quả của đấu tranh sẽ là sự chuyển hóa của
các mặt đối lập, tức là các mặt đối lập được biến đổi sang một trạng thái khác. Chính
điều đó đấu tranh giữa các mặt đối lập tính tuyệt đối do đấu tranh vận động,
mà vận động là tuyệt đối. VD: Hai mặt thiện ác trong mỗi con người.-
1.2. Phân loại mâu thuẫn
Do mâu thuẫn mang nh đa dạng, phong phú nên ta sẽ phân loại mâu thuẫn thành 6
loại:
Căn cứ
Loại mâu thuẫn
Đặc điểm
Vai trò của
mâu thuẫn
Mâu thuẫn chủ yếu
Mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong một giai đoạn
phát triển nhất định của sự vật, chi phối các mâu
thuẫn khác trong giai đoạn đó
Mâu thuẫn thứ yếu
Mâu thuẫn ra đời tồn tại trong một giai đoạn
phát triển của sự vật nhưng không đóng vai trò
chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối
Quan hệ
Mâu thuẫn bên trong
Sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập của cùng
3
giữa các
mặt đối lập
một sự vật
Mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn xảy ra trong mối quan giữa sự vật này
và sự vật khác
Tính chất
của các
quan hệ lợi
ích
Mâu thuẫn đối kháng
Mâu thuẫn diễn ra giữa các giai cấp, tập đoàn
người lợi ích bản giống nhau (VD: ng
dân và địa chủ)
Mâu thuẫn không đối kháng
Mâu thuẫn diễn ra giữa những lực lượng hội
có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, họ chỉ đối
lập về những mâu thuẫn không cơ bản, tạm thời
(VD: lao động chân tay và lao động trí óc)
1.3. Vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển
Sự vận động phát triển của bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào đều được quy định
bởi tính ổn định và tính thay đổi thể hiện qua sự thống nhất và đấu tranh giữa các mâu
thuẫn của chúng. Do đó ta thể kết luận, nguồn gốc động lực của sự vận động
phát triển chính là mâu thuẫn.
1.4. Quá trình vận động của mâu thuẫn
Ban đầu khi chưa có mâu thuẫn, sự vật, hiện tượng ở thể thống nhất tạm thời ban đầu
cho đến khi mâu thuẫn xuất hiện. Lúc ban đầu mâu thuẫn chỉ sự khác biệt giữa các
mặt, thuộc tính rồi dần phát triển thành khác biệt căn bản (có khuynh hướng trái ngược
nhau). Sự khác biệt dần dần phát triển trở thành các mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập
xung đột gay gắt với nhau kết hợp với điều kiện chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn
nhau, từ đó dẫn đến mâu thuẫn sẽ được giải quyết. Chính vì điều này mà thể thống nhất
cũ của sự vật, hiện tượng sẽ được thay thế bằng thể thống nhất mới; từ đó sự vật, hiện
tượng cũng được chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng các tính chất mới. Tuy mâu
thuẫn đã được giải quyết nhưng không có nghĩa sự thống nhất sẽ tồn tại mãi mãi, bởi vì
một mâu thuẫn mất đi thì một mâu thuẫn khác lại tiếp tục xuất hiện. Chính sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập sẽ giúp cho sự vật, hiện tượng không ngừng phát triển, không ngừng
đổi mới.
4
VD: Trong thời kỳ nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, một mâu thuẫn đã diễn ra đó
chính là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp, hai lực lượng này là hai
mặt đối lập trong hội vào thời ấy. Hai mặt đối lập này mâu thuẫn nhau: một bên
muốn đánh đuổi quân xâm lược, giành lại a bình, không ưu tiên giải quyết vấn đề
bằng chiến tranh (nhân dân Việt Nam) còn một bên thì có ý muốn xâm lược nước khác,
dùng vũ lực, chiến tranh để thôn tính (quân Pháp). Dần dần, cho đến khi nhân dân ta
không thể dùng biện pháp hòa bình để thương lượng với giặc nữa thì các cuộc kháng
chiến nổ ra, đây là biểu hiện cho mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm, hai mặt đối lập xung
đột gay gắt với nhau. Đến cuối cùng, mâu thuẫn được giải quyết khi cuộc kháng chiến
của nước ta giành thắng lợi, nhân dân ta giành lại được độc lập và buộc Pháp phải rút
khỏi đất nước. Sự phát triển thể hiện ở việc đất nước ta từ một nước bị xâm lược đã trở
thành một quốc gia độc lập.
1.5. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật mâu thuẫn
Thứ nhất, phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn
bằng cách thức phù hợp. Để phát hiện được mâu thuẫn, cần tìm ra những mặt đối lập
tồn tại bên trong thể thống nhất của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, khi phân tích mâu thuẫn, đối với mỗi loại mâu thuẫn cụ thể cần phân tích
một cách cụ thể để đưa ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn thích hợp.
Thứ ba, không giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp điều hòa, xóa nhòa mâu thuẫn
mà cần phải giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh. Tuy nhiên cũng không được vì nóng
vội mà tuyệt đối hóa sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, bỏ qua sự thống nhất vốn có giữa
chúng. Giải quyết mâu thuẫn trong thực tế cần mềm dẻo, linh hoạt trong từng trường
hợp.
II - Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản
thân
2.1. Vận dụng trong đời sống cá nhân
một sinh viên năm nhất, một vài mâu thuẫn sẽ xuất hiện khi bắt đầu sống xa
cha mẹ học một chương trình học mới. Thứ nhất sự mâu thuẫn giữa việc đi làm
thêm dành thời gian cho việc học, việc đi làm thêm điều đa số các bạn sinh
viên sẽ nghĩ đến khi bắt đầu năm nhất. Một mặt các bạn muốn phụ giúp cha mẹ
bằng cách tự đi làm để có tiền trang trải sinh hoạt phí, mặt khác các bạn muốn đi làm để
5
có kinh nghiệm làm việc do tự nhận thức rằng thị trường ngành nghề hiện nay vô cùng
cạnh tranh. Tuy nhiên việc đi làm thêm sẽ đồng nghĩa với việc các bạn sẽ không thể
dành nhiều thời gian cho việc học trên lớp.Dù ý thức được rằng việc học phải thứ
được ưu tiên hàng đầu trong những năm tháng học đại học, nhưng xu hướng đi làm thêm
từ năm nhất đã trở thành một điều vô cùng bình thường và nếu không thể cân bằng giữa
cả hai công việc sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, cũng như sức khỏe tinh thần lẫn
thể chất. Thứ hai mâu thuẫn giữa việc mong muốn có một sức khỏe tốt nhưng lại
lối sống hủy hoại sức khỏe ở sinh viên. Khi sống xa cha mẹ, ta sẽ có sự tự do được
làm bất kỳ những mình muốn không bị quản thúc, thế nên sự mâu thuẫn y
thường xuyên xảy ra khi các bạn buông thả bản thân để thức khuya, ăn uống tội vạ
để rồi nhận lại là một sức khỏe thể chất ngày càng đi xuống. Mình cũng là một trong số
đó khi bản thân mình nhận ra mâu thuẫn nhưng không bên trong mình không có sự đấu
tranh để phát triển trở thành một con người lối sống khoa học hơn. Mỗi khi thức
khuya mình thường lấy do bản thân cần được thư giãn để dùng điện thoại đến 1 2 giờ -
sáng, sau đó khi uể oải vào ban ngày thì tự hứa với lòng sẽ đi ngủ sớm vào đêm tiếp
theo nhưng đâu lại vào đấy, vòng lặp đấy cứ tiếp diễn khi nh không cứng rắn đấu
tranh cho sức khỏe của bản thân.
2.2. Vận dụng với mối quan hệ với người khác
Trong mối quan hệ giữa mẹ mình với mình, sự khác biệt về tư duy cũng như khoảng
cách thế hệ đã dẫn đến nhiều lần cãi vã giữa hai người, nhưng đa phần mình sẽ lựa chọn
cách im lặng để giải quyết vấn đề. Thực chất việc im lặng đấy không chỉ khiến cho vấn
đề không được giải quyết còn khiến cho mâu thuẫn giữa mẹ mình lớn dần. Sau
này mình mới nhận ra, im lặng lúc đấy hành động xóa nhòa mâu thuẫn, vờ như
không tồn tại nhưng thật ra vẫn luôn âm làm cho mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn.
Đến lúc đó mình mới thực sự một cuộc trò chuyện nghiêm túc để giải quyết vấn đề
cùng mẹ, cả hai đều đã sự đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn từ trước một cách
hợp lý. Từ sau lần đấy, mỗi khi có bất đồng ý kiến với nhau, mẹ và mình đều dành thời
gian lắng nghe và chia sẻ để cùng nhau giải quyết vấn đề và hiểu nhau hơn.
III Tài liệu tham khảo
1. , B Giáo d o. Giáo trình Triết h c Marx Lenin ục và Đào tạ
2. , Khoa Lý lu n chính tr i h c Tài li ng d n ôn t p Tri t h c Mác Lêninệu hướ ế ị, Đạ
Kinh t TP.HCM. ế
| 1/5

Preview text:

I - Phân tích nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển dựa trên quy
luật mâu thuẫn trong Triết học Mác Lê-nin
1. Nội dung của quy luật mâu thuẫn 1.1. Các khái niệm
1.1.1. Mặt đối lập
Mặt đối lập là những mặt, thuộc tính, đặc điểm, khuynh hướng vận động trái ngược
nhau trong một sự vật, hiện tượng. Tuy vận động trái ngược nhưng các mặt đối lập lại
tồn tại khách quan (tồn tại bên ngoài ý thức con người) và là tiền đề, điều kiện tồn tại
của nhau. Ví dụ: hai mặt thiện - ác của con người, hai quá trình quang hợp - hô hấp của
thực vật, hoạt động sản xuất - tiêu thụ của một nền kinh tế,...
1.1.2. Mâu thuẫn biện chứng
Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa các mặt đối lập
xoay quanh sự thống nhất, đấu tranh, đòi hỏi, loại trừ, và chuyển hóa lẫn nhau giữa
chúng. Mâu thuẫn biện chứng khác với mâu thuẫn logic (mâu thuẫn của các tư tưởng sai
lầm) do mâu thuẫn biện chứng có các tính chất sau:
- Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan, phổ biến: mọi sự vật hiện tượng tồn tại
trên thế giới đều chứa đựng các mặt đối lập, chúng tạo thành mâu thuẫn vốn có của sự
vật hiện tượng và tồn tại khách quan không bị ảnh hưởng bởi ý thức con người. Khi mâu
thuẫn này mất đi sẽ có một mâu thuẫn khác nảy sinh thay thế. VD: Trong mỗi người đều
tồn tại các mặt đối lập giữa thông minh - ngu dốt, nhân từ - độc ác, trung thực - gian
dối,... hay trong các khía cạnh khác nhau của xã hội như sinh học, hóa học, vật lý, xã
hội,... đều tồn tại những mâu thuẫn nhất định.
- Mâu thuẫn biện chứng có tính đa dạng, phong phú: nhiều loại mâu thuẫn có thể tồn
tại trong mỗi một sự vật, hiện tượng, quá trình. Điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau dẫn
đến biểu hiện khác nhau của mâu thuẫn. Trong lĩnh vực khác nhau cũng có những mâu
thuẫn có tính chất khác nhau. VD: Một cá nhân có thể có mâu thuẫn với môi trường bên
ngoài (xã hội, các mối quan hệ xung quanh,...) và với nội tại của chính mình (tư duy,
đạo đức, nhu cầu,...).
1.1.3. Thống nhất giữa các mặt đối lập
Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm đề cập đến mối liên hệ, ràng buộc,
không thể tách rời nhau giữa các mặt đối lập, thống nhất mang tính tạm thời và tương 1
đối do thống nhất chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng.
Sự thống nhất này được thể hiện thông qua:
- Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, chúng nương tựa vào nhau và làm tiền đề
cho nhau tồn tại. VD: Trong nền kinh tế thị trường có hai hoạt động sản xuất và tiêu thụ
là hai mặt đối lập thống nhất với nhau. Sản xuất là tạo ra vật chất thỏa mãn nhu cầu
người tiêu dùng và tiêu dùng là mục tiêu cuối cùng của việc sản xuất.
- Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau. VD: Theo định luật
III Newton, khi ta tác động lực lên một vật thì đồng thời ta cũng bị vật đó tác động một
lực có độ lớn tương tự. Hai lực này được gọi là lực tác dụng và phản lực.
- Thứ ba, các mặt đối lập có sự tương đồng do bên trong chúng còn tồn tại những yếu
tố giống nhau. VD: Hai quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể người tuy đối lập
nhưng đều là hoạt động giúp cơ thể phát triển.
1.1.4. Đấu tranh giữa các mặt đối lập
Đấu tranh của các mặt đối lập đề cập đến sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ,
phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Kết quả của đấu tranh sẽ là sự chuyển hóa của
các mặt đối lập, tức là các mặt đối lập được biến đổi sang một trạng thái khác. Chính vì
điều đó mà đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối do đấu tranh là vận động,
mà vận động là tuyệt đối. VD: Hai mặt thiện - ác trong mỗi con người.
1.2. Phân loại mâu thuẫn
Do mâu thuẫn mang tính đa dạng, phong phú nên ta sẽ phân loại mâu thuẫn thành 6 loại: Căn cứ Loại mâu thuẫn Đặc điểm
Mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong một giai đoạn Mâu thuẫn chủ yếu
phát triển nhất định của sự vật, chi phối các mâu Vai trò của
thuẫn khác trong giai đoạn đó mâu thuẫn
Mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn Mâu thuẫn thứ yếu
phát triển của sự vật nhưng không đóng vai trò
chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối Quan hệ Mâu thuẫn bên trong
Sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập của cùng 2 giữa các một sự vật mặt đối lập Mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn xảy ra trong mối quan giữa sự vật này và sự vật khác
Mâu thuẫn diễn ra giữa các giai cấp, tập đoàn Mâu thuẫn đối kháng
người có lợi ích cơ bản giống nhau (VD: nông Tính chất dân và địa chủ) của các
Mâu thuẫn diễn ra giữa những lực lượng xã hội
quan hệ lợi Mâu thuẫn không đối kháng có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, họ chỉ đối ích
lập về những mâu thuẫn không cơ bản, tạm thời
(VD: lao động chân tay và lao động trí óc)
1.3. Vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển
Sự vận động và phát triển của bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào đều được quy định
bởi tính ổn định và tính thay đổi thể hiện qua sự thống nhất và đấu tranh giữa các mâu
thuẫn của chúng. Do đó ta có thể kết luận, nguồn gốc và động lực của sự vận động và
phát triển chính là mâu thuẫn.
1.4. Quá trình vận động của mâu thuẫn
Ban đầu khi chưa có mâu thuẫn, sự vật, hiện tượng ở thể thống nhất tạm thời ban đầu
cho đến khi mâu thuẫn xuất hiện. Lúc ban đầu mâu thuẫn chỉ là sự khác biệt giữa các
mặt, thuộc tính rồi dần phát triển thành khác biệt căn bản (có khuynh hướng trái ngược
nhau). Sự khác biệt dần dần phát triển trở thành các mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập
xung đột gay gắt với nhau kết hợp với điều kiện chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn
nhau, từ đó dẫn đến mâu thuẫn sẽ được giải quyết. Chính vì điều này mà thể thống nhất
cũ của sự vật, hiện tượng sẽ được thay thế bằng thể thống nhất mới; từ đó sự vật, hiện
tượng cũng được chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng có các tính chất mới. Tuy mâu
thuẫn đã được giải quyết nhưng không có nghĩa sự thống nhất sẽ tồn tại mãi mãi, bởi vì
một mâu thuẫn mất đi thì một mâu thuẫn khác lại tiếp tục xuất hiện. Chính sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập sẽ giúp cho sự vật, hiện tượng không ngừng phát triển, không ngừng đổi mới. 3
VD: Trong thời kỳ nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, một mâu thuẫn đã diễn ra đó
chính là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp, hai lực lượng này là hai
mặt đối lập trong xã hội vào thời ấy. Hai mặt đối lập này mâu thuẫn nhau: một bên
muốn đánh đuổi quân xâm lược, giành lại hòa bình, không ưu tiên giải quyết vấn đề
bằng chiến tranh (nhân dân Việt Nam) còn một bên thì có ý muốn xâm lược nước khác,
dùng vũ lực, chiến tranh để thôn tính (quân Pháp). Dần dần, cho đến khi nhân dân ta
không thể dùng biện pháp hòa bình để thương lượng với giặc nữa thì các cuộc kháng
chiến nổ ra, đây là biểu hiện cho mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm, hai mặt đối lập xung
đột gay gắt với nhau. Đến cuối cùng, mâu thuẫn được giải quyết khi cuộc kháng chiến
của nước ta giành thắng lợi, nhân dân ta giành lại được độc lập và buộc Pháp phải rút
khỏi đất nước. Sự phát triển thể hiện ở việc đất nước ta từ một nước bị xâm lược đã trở
thành một quốc gia độc lập. 1.5.
Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật mâu thuẫn
Thứ nhất, phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn
bằng cách thức phù hợp. Để phát hiện được mâu thuẫn, cần tìm ra những mặt đối lập
tồn tại bên trong thể thống nhất của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, khi phân tích mâu thuẫn, đối với mỗi loại mâu thuẫn cụ thể cần phân tích
một cách cụ thể để đưa ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn thích hợp.
Thứ ba, không giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp điều hòa, xóa nhòa mâu thuẫn
mà cần phải giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh. Tuy nhiên cũng không được vì nóng
vội mà tuyệt đối hóa sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, bỏ qua sự thống nhất vốn có giữa
chúng. Giải quyết mâu thuẫn trong thực tế cần mềm dẻo, linh hoạt trong từng trường hợp.
II - Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân
2.1. Vận dụng trong đời sống cá nhân
Là một sinh viên năm nhất, có một vài mâu thuẫn sẽ xuất hiện khi bắt đầu sống xa
cha mẹ và học một chương trình học mới. Thứ nhất là sự mâu thuẫn giữa việc đi làm
thêm và dành thời gian cho việc học, việc đi làm thêm là điều mà đa số các bạn sinh
viên sẽ nghĩ đến khi bắt đầu năm nhất. Một mặt là vì các bạn muốn phụ giúp cha mẹ
bằng cách tự đi làm để có tiền trang trải sinh hoạt phí, mặt khác các bạn muốn đi làm để 4
có kinh nghiệm làm việc do tự nhận thức rằng thị trường ngành nghề hiện nay vô cùng
cạnh tranh. Tuy nhiên việc đi làm thêm sẽ đồng nghĩa với việc các bạn sẽ không thể
dành nhiều thời gian cho việc học trên lớp.Dù ý thức được rằng việc học phải là thứ
được ưu tiên hàng đầu trong những năm tháng học đại học, nhưng xu hướng đi làm thêm
từ năm nhất đã trở thành một điều vô cùng bình thường và nếu không thể cân bằng giữa
cả hai công việc sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, cũng như sức khỏe tinh thần lẫn
thể chất. Thứ hai là mâu thuẫn giữa việc mong muốn có một sức khỏe tốt nhưng lại có
lối sống hủy hoại sức khỏe ở sinh viên. Khi sống xa cha mẹ, ta sẽ có sự tự do và được
làm bất kỳ những gì mình muốn mà không bị quản thúc, vì thế nên sự mâu thuẫn này
thường xuyên xảy ra khi các bạn buông thả bản thân để thức khuya, ăn uống vô tội vạ
để rồi nhận lại là một sức khỏe thể chất ngày càng đi xuống. Mình cũng là một trong số
đó khi bản thân mình nhận ra mâu thuẫn nhưng không bên trong mình không có sự đấu
tranh để phát triển trở thành một con người có lối sống khoa học hơn. Mỗi khi thức
khuya mình thường lấy lý do bản thân cần được thư giãn để dùng điện thoại đến 1-2 giờ
sáng, sau đó khi uể oải vào ban ngày thì tự hứa với lòng sẽ đi ngủ sớm vào đêm tiếp
theo nhưng đâu lại vào đấy, vòng lặp đấy cứ tiếp diễn khi mình không cứng rắn đấu
tranh cho sức khỏe của bản thân.
2.2. Vận dụng với mối quan hệ với người khác
Trong mối quan hệ giữa mẹ mình với mình, sự khác biệt về tư duy cũng như khoảng
cách thế hệ đã dẫn đến nhiều lần cãi vã giữa hai người, nhưng đa phần mình sẽ lựa chọn
cách im lặng để giải quyết vấn đề. Thực chất việc im lặng đấy không chỉ khiến cho vấn
đề không được giải quyết mà còn khiến cho mâu thuẫn giữa mẹ và mình lớn dần. Sau
này mình mới nhận ra, im lặng lúc đấy là hành động xóa nhòa mâu thuẫn, vờ như nó
không tồn tại nhưng nó thật ra vẫn luôn âm ỉ làm cho mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn.
Đến lúc đó mình mới thực sự có một cuộc trò chuyện nghiêm túc để giải quyết vấn đề
cùng mẹ, cả hai đều đã có sự đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn có từ trước một cách
hợp lý. Từ sau lần đấy, mỗi khi có bất đồng ý kiến với nhau, mẹ và mình đều dành thời
gian lắng nghe và chia sẻ để cùng nhau giải quyết vấn đề và hiểu nhau hơn.
III Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Triết hc Marx Lenin, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Tài liệu hướng dn ôn tp Triết hc Mác Lênin, Khoa Lý luận chính trị, Đại học Kinh tế TP.HCM. 5