



Preview text:
Phân tích nhân vật Tấm chọn lọc hay nhất
Qua việc phân tích những diễn biến tâm lý của Tấm trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám sẽ
giúp các em thấy được sự hồi sinh thần kỳ của cô Tấm và cuộc đấu tranh không khoan nhượng
giữa cái thiện với cái ác. Qua đó hiểu được những ý nghĩa thông điệp mà ông cha ta đã để lại.
1. Dàn ý phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám A. Mở bài
- Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám
- Nêu khái quát về nhân vật Tấm B. Thân bài
* Hoàn cảnh xuất thân của Tấm
- Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ
- Cha Tấm ít lâu sau qua đời
- Tấm ở với dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ là cám
- Tấm làm việc quần quật ngày đêm => Tấm là con riêng nên phải chịu bao cay đắng tủi
nhục, sống trong hoàn cảnh thương tâm, tội nghiệp.
- Tính cách của Tấm nết na hiền dịu, chịu khó đó là hiện thân cho cái thiện, mẹ con cám
lười biếng độc ác đó là hiện thân cho cái ác => vẻ đẹp của Tấm càng nổi bật khi sống cạnh cái ác.
* Tấm là một cô gái hiền lành yếu đuối cam chịu
- Khi đi bắt tép tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ nhưng bị cám lừa hết cướp lấy phần thưởng.
Tấm chỉ biết ngồi khóc và được Bụt tặng cho con cá bống
- Khi đi chăn trâu, Tấm bị mẹ con Cám lừa đi chăn trâu ở đồng xa, ở nhà làm thịt cá Bống
ăn. Tấm khóc, Bụt hiện lên mách tấm cho xương cá vào bốn lọ, chôn vào bốn chân giường
- Khi đi xem hội Tấm bị mẹ con Cám bắt ở nhà nhặt thóc gạo ra riêng và không có quần áo
mới để đi dự hội. Tấm khóc bụt hiện lên sai đàn chim sẻ xuống nhặt thóc và cho Tấm quần áo mới đẹp đi dự hội
- Tấm gặp được vua và trở thành hoàng hậu
=> Sống trong hoàn cảnh đó Tấm bị mẹ con cám tước đoạt cả vật chất và tinh thần. Nhưng
Tấm chỉ biết cam chịu và bật khóc mỗi khi bị ức hiếp => luôn trong thế bị động và mất đi ý thực phản kháng
=> Bụt là hiện thân của yếu tố kỳ ảo, là sự hóa thân của nhân dân bên vực bảo vệ kẻ yếu
đứng về phía cái thiện bài trừ cái ác.
* Tấm trở thành một cô gái mạnh mẽ đứng lên giành lấy hạnh phúc của mình
- Khi Tấm về ăn giỗ cha, bị mẹ con Cám hại chết
- Tấm hóa thành chim vàng anh hót cho vua nghe
- Mẹ con Cám giết thịt chim vàng anh
- Tấm hóa thành cây xoan đào
- Mẹ con Cám chặt cây làm khung cửi, mẹ con Cám đốt khung cửi
- Tấm hóa thành quả thị bước ra giúp bà hàng nước quét dọn và gặp lại nhà vua
- Trở về Cung làm hoàng hậu
=> Dù hóa thân thành hình dạng nào nhưng Tấm vẫn ở cạnh nhà vua thực hiện bổn phận
của một người vợ => thể hiện sự chung thủy của mình
=> Quá trình đấu tranh Tấm phản kháng mạnh mẽ quyết liệt, không khoan nhượng. Tấm lúc
này không còn nhu mì yếu đuối mà đã kiên cường chống lại. Qua những lần hóa thân của tấm
cho thấy sức sống mãnh liệt của cái thiện trước cái ác.
* Tấm ra tay trừng trị cái ác
- Tấm trở về và trừng phạt
- Cho Cám xuống hố dội nước sôi và cho dì ghẻ ăn mắm làm từ thịt con gái
=> Hành động trừng phạt này phù hợp với quá trình trưởng thành đấu tranh của Tấm và phù
hợp với sự phát triển của truyện. Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng
quan niệm sống ở "hiền gặp lành ác giả ác báo". * Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật, xây dựng những mâu thuẫn tăng tiến thể hiện sự phát triển trong hành
động suy nghĩ của nhân vật Tấm.
- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập để làm nổi bật sự lương thiện của Tấm
- Sử dụng các yếu tố thần kỳ C. Kết bài
Khái quát lại nội dung bài viết, liên hệ bản thân.
2. Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám
Dân gian ta có câu "ở hiền gặp lành ác giả ác báo" câu nói đó được thể hiện qua các câu
chuyện cổ tích truyền lại cho đời sau. Truyện cổ tích thường mang những yếu tố hoang đường,
kỳ ảo thể hiện ước mơ của nhân dân ta về chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Tấm Cám là
truyện cổ tích tiêu biểu của Việt Nam, là câu chuyện đi vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi đứa trẻ.
Trong đó nổi bật nhất là nhân vật Tấm với những phẩm chất cao đẹp. Qua Tấm ta thấy được
ước mơ của nhân dân gửi gắm về một xã hội công bằng.
Mở đầu câu chuyện là hoàn cảnh đáng thương của Tấm. Từ nhỏ đã mất mẹ, cha lấy vợ rồi
cũng qua đời. Tấm sống chung với mẹ ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ là Cám. Cuộc sống
của Tấm bên cạnh mẹ con Cám là những chuỗi ngày cơ cực vất vả sáng thái khoai, chiều chăn
trâu, những công việc nặng nhọc, làm luôn tay luôn chân từ sáng đến đêm không hết việc. Còn
Cám chỉ đủng đỉnh ăn chơi tối ngày. Dân gian ta có câu:
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng
Chỉ vì Tấm là con riêng của chồng nên sự đối đãi của mụ dì ghẻ với tấm như vậy. Sống
trong cái khổ như thế Tấm chưa bao giờ than vãn. Tấm bị mẹ con cám lừa hết lần này đến lần
khác Tấm chăm chỉ làm việc nhưng cũng bị mẹ con cám cướp mất thành quả lao động của mình
Trong một lần mụ dì ghẻ bảo hai chị em đi bắt tép, ai bắt được nhiều hơn sẽ được thưởng
chiếc yếm đỏ. Nhờ sự cần cù lao động của mình mà Tấm sớm mắt được đầy giỏ. Nhưng chính
cám đã lươn lẹo lừa Tấm để lấy hết số tép đó, chạy về nhà cướp công, Khi bị người khác lừa
mất thành quả lao động của mình, Tấm không biết làm gì khác chỉ biết ngồi ôm mặt khóc.
Trong những lúc bị dồn vào đường cùng, con người ta không biết làm gì khác ngoài việc khóc
để giải tỏa bớt sự tủi thân và bất lực trước cuộc sống. Tấm cũng như vậy. Sự đáng thương của
Tấm đã động lòng đến Bụt, Bụt hiện lên và giúp đỡ Tấm trao cho tấm một người bạn tinh thần
vô cùng quý giá. Đó là con cá bống.
Đối với một cô gái từ nhỏ đã lủi thủi một mình như Tấm thì việc có thêm một người bạn là
điều vô cùng quý giá. Người bạn đó lắng nghe những tâm sự vui buồn của Tấm. Hai người coi
nhau như tri kỷ. Tưởng chừng cuộc sống của Tấm dù thiệt thòi nhưng sẽ được yên ổn. Nhưng
mụ dì ghẻ không tha cho Tấm, không những cướp của Tấm về những vật chất mà đáng ra tấm
được hưởng hai mẹ con mụ còn giết chết đi người bạn tinh thần duy nhất của Tấm. Lại một lần
nữa Tấm chỉ biết bất lực và ngồi khóc, Bụt hiện lên chỉ cho Tấm tìm xương cá để chôn vào bốn chân giường
Một ngày nọ khi nhà vua tổ chức lễ hội, giống như bao cô gái trẻ khác Tấm cũng mong
muốn mình được đi lễ hội tìm kiếm một tình yêu cho cuộc đời mình. Nhưng mụ dì ghẻ không
muốn Tấm được hạnh phúc nên đã trộn thóc và gạo bắt Tấm ngồi nhặt. Tấm lại bưng mặt khóc
nức nở. Bụt hiện lên và giúp Tấm có quần áo đẹp để mặc. Chính sự chân thành. chăm chỉ thật
thà, đáng thương của Tấm đã khiến cô được giúp đỡ.
Ta nhận thấy ở thời điểm này Tấm chỉ là một cô gái có tính tình hiền lành nết na. chịu
thương, chịu khó, chịu đắng cay tủi nhục nhưng cũng không một lời than vãn. Tấm là đại diện
cho cái thiện, còn mẹ con Cám toan tính thủ đoạn đại diện cho cái ác. Khi được đặt cạnh cái ác
thì vẻ đẹp của Tấm được hiện lên rõ ràng hơn.
Sau khi gặp nhà vua và trở thành hoàng hậu, cuộc sống của Tấm trôi qua êm đềm. Nhưng
Tấm là một người con hiếu thảo nên dù sống trong nhung lụa Tấm vẫn không quên ngày giỗ
cha mình. Khi về tới nhà Tấm một lần nữa lại tin vào lời nói của mụ dì ghẻ và bị mụ ta hại chết.
Nếu khi xưa, khi bị mẹ con mụ bắt nạt Tấm chỉ biết cắn răng chịu đựng, mượn nước mắt làm
bạn, thì đến lúc này Tấm đã bắt đầu có những dấu hiệu của sự phản kháng, đứng lên đấu tranh
giành lại hạnh phúc của mình. Khi bị mụ hại chết, Tấm hóa thành chim vàng anh, đi về cung
vua và làm bạn với vua. Tấm hóa kiếp rất nhiều lần để đòi lại hạnh phúc của mình: hóa thành
cây xoan đào để che bóng mát cho người chồng, hóa thành khung cửi để chửi rủa Cám.
Qua mỗi lần chuyển kiếp của Tấm thì sự ác độc của mẹ Con cám ngày càng cao. Hai mẹ
con Cám muốn tiêu diệt Tấm không cho Tấm một con đường sống. Làm đủ mọi cách để hại
chết Tấm. Cuối cùng Tấm hóa thành quả thị ở cùng bà hàng nước, giúp đỡ bà. Khi nhà vua đi
qua, hai người gặp lại nhau. Cuối cùng qua bao nhiêu khó khăn, Tấm cũng tìm lại hạnh phúc của mình.
Chúng ta đã thấy sự chuyển biến tâm lý của nhân vật Tấm trong giai đoạn sau, đó là sự đứng
lên đấu tranh mạnh mẽ với cái ác để dành lại hạnh phúc cho bản thân mình. Đồng thời qua đó
nhân dân ta cũng đặt niềm tin vào sự trường tồn, bất diệt của cái thiện trước cái ác.
Phần cuối truyện là hình ảnh Tấm trở về và trả thù mẹ con Cám. Tấm dội nước sôi vào Cám
và làm mắm đưa cho mụ dì ghẻ ăn thịt chính con gái của mình. Đó là kết cục của những kẻ ác
giả ác báo. Qua tác phẩm ta thấy hình ảnh Tấm hiện lên với những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ
hiền lành chăm chỉ hiếu thảo nhưng chịu nhiều bất công . Quá trình đấu tranh không khoan
nhượng với cái ác Tấm đã giành được hạnh phúc vốn vốn có của mình. Hình ảnh Tấm là đại
diện cho quan niệm sống ở hiền gặp lành của ông cha ta. Qua nhân vật cô Tấm giúp chúng ta
hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Họ bị chà đạp bất công và
không có tiếng nói riêng. Vì vậy qua các câu chuyện họ gửi gắm những ước mơ của mình,
những niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp hơn. Với nghệ thuật xây dựng cốt truyện đặc sắc, những
mâu thuẫn có sự tăng tiến thể hiện sự phát triển của mạch truyện và sự thay đổi diễn biến tâm
lý của nhân vật Tấm. Việc xây dựng hai tuyến nhân vật có sự đối lập về tính cách và ngoại hình
để làm nổi bật nhân vật Tấm. Ngầm so sánh và làm nổi bật cái thiện trước cái ác xấu xa đồng
thời việc sử dụng các yếu tố thần kỳ thể hiện niềm tin của nhân dân ta vào việc sống hiền lành
sẽ được người người giúp đỡ.
Qua nhân vật Tấm, chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới nhân vật trong truyện cổ tích dù bị đối
xử bất công nhưng họ vẫn đứng lên đấu tranh giành lại hạnh phúc cho mình. Đồng thời nhân
dân ta muốn gửi gắm thông điệp cái thiện lương sẽ được trường tồn còn cái ác sẽ bị tiêu diệt.