Phân tích những yếu tố chủ yếu của thuộc về con người tác động đến hoạt động lao động | Tiểu luận Tâm lí học lao động

Loài người là một chủ thể đặc biệt và cũng là duy nhất khi cơ sở tồn tại, phát triển,  tiến bộ đặt trong mối quan hệ với lao động. Một minh chứng rõ nét để đưa ra kết  luận trên chính là đối chiếu giữa lịch sử hình thành xã hội loài người không hề  thiếu vắng bóng dáng của hoạt động lao động. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
9 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích những yếu tố chủ yếu của thuộc về con người tác động đến hoạt động lao động | Tiểu luận Tâm lí học lao động

Loài người là một chủ thể đặc biệt và cũng là duy nhất khi cơ sở tồn tại, phát triển,  tiến bộ đặt trong mối quan hệ với lao động. Một minh chứng rõ nét để đưa ra kết  luận trên chính là đối chiếu giữa lịch sử hình thành xã hội loài người không hề  thiếu vắng bóng dáng của hoạt động lao động. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

11 6 lượt tải Tải xuống
SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................3
1. Những yếu tố chủ yếu thuộc về con người................................................3
1.1. Yếu tố thể chất........................................................................................3
1.2. Trình độ nhận thức.................................................................................3
1.3. Xúc cảm, tình cảm..................................................................................4
1.4. Ý chí.......................................................................................................4
1.5. Những thuộc tính tâm lý cá nhân...........................................................4
2. Thành phần chủ yếu của lao động.............................................................5
2.1. Tổ chức quá trình lao động.....................................................................5
2.2. Năng suất lao động.................................................................................5
2.3. Kết quả lao động.....................................................................................6
3. Biện pháp để tổ chức tốt hoạt động lao động............................................6
4. Kết luận........................................................................................................7
1
SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
MỞ ĐẦU
Loài người một chủ thể đặc biệt cũng duy nhất khi
sở tồn tại, phát triển, tiến bộ đặt trong mối quan hệ với lao động. Một
minh chứng rõ nét để đưa ra kết luận trên chính là đối chiếu giữa lịch
sử hình thành hội loài người không hề thiếu vắng bóng dáng của
hoạt động lao động. Lao động hiện hữu như một lẽ tất yếu. Lao động
ra đời nhằm đáp ứng những mục đích, nhu cầu sống của mỗi cá nhân
toàn hội loài người. Hơn hết, lao động tấm gương phản ánh
tất cả những giá trị, tiềm năng sâu sắc về trí óc hay năng lực chân
tay thông qua cách thức con người vận dụng, hoạt động thực tiễn.
Từ việc đúc kết, chọn lọc các giá trị lao động giúp cho con người
bước đầu tiếp cận khám phá những tri thức, năng lực mới, đó còn
là nền tảng để xây dựng, thúc đẩy xã hội đổi mới, tiến bộ hơn.
Hoạt động lao động chủ thể con người một mối quan hệ
không thể tách rời, cùng tác động ảnh hưởng với nhau. Nhờ
hoạt động lao động, chủ thể người làm chủ bản thân, thỏa sức sáng
tạo, đóng góp trong sự phát triển của hội. Ngược lại, không thể
phủ nhận vai trò của con người trong qtrình lao động. Bởi nhờ
con người, lao động mới ý nghĩa, con người thông qua việc tác
động đến tài nguyên tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm lao động phục
vụ cho mình. Con người làm hoạt động lao động sự tiếp diễn, vận
động theo hướng tiến bộ. Lao động một chu trình hoạt động
chủ thể con người đóng vai trò người điều khiển bộ phận trung
tâm.
Ngày nay, nhiều nước đang tiến vào làn sóng văn minh mới, với
nền sản xuất hiện đại, khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nhiều
nước cách đây vài chục năm điểm xuất phát thấp hơn Việt Nam,
nhưng họ đã phát triển nhanh chóng nhờ chiến lược phù hợp,
những chính sách khôn ngoan, năng động. Nhiều quốc gia vốn cùng
nghèo về tài nguyên khoáng sản, nhưng nhờ biết phát huy yếu tố
con người, đặt con người vị trí trung tâm trong chiến lược phát
triển kinh tế hội, nên đã vươn lên đuổi kịp vượt các nước
khác. thể nói, yếu tố con người mang đến những tầm ảnh hưởng
vô cùng quan trọng, thiết thực, to lớn đến với quá trình lao động dù ở
bất kì giai đoạn lịch sử nào. Con người là chủ thể đặc biệt và là nhân
2
SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
tố không thể thay thế trong nhiều hoạt động lao động. Bởi yếu tố con
người những đóng góp, xây dựng trong việc xác định, đề ra mục
đích, những yêu cầu về mặt nội dung cùng với những cách thức,
phương pháp thực hiện và quy trình để tổ chức nhằm đáp ứng những
điều kiện cần thiết, hạn chế, giảm thiểu những sai sót không đáng có
quan trọng phải đảm bảo cho tiến trình hoạt động lao động
diễn ra suôn sẻ, đạt năng suất tốt, hiệu quả cao. Xuất phát từ nhu
cầu muốn tìm hiểu làm những nội dung trên, tôi xin chọn chủ
đề: Phân tích những yếu tố chủ yếu của thuộc về con người tác
động đến hoạt động lao động. Để tổ chức quá trình lao động hiệu
quả, cần chú ý điều liên quan đến yếu tố con người’ làm chủ đề
nghiên cứu.
NỘI DUNG
1. Những yếu tố chủ yếu thuộc về con người
Trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa từng thành phần
của con người từng thành phần của lao động, rất nhiều vấn đề
tâm sẽ nảy sinh, hoặc xây dựng con người phát triển toàn diện,
hoặc thúc đẩy quá trình lao động. Những yếu tố tâm đó thể
phát triển theo chiều hướng tính cực, ngược lại cũng sẽ thể ảnh
hưởng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển toàn diện của con người, cũng
như không thúc đẩy được quá trình lao động. những yếu tố sau
của con người tác động đến lao động:
1.1. Yếu tố thể chất
Yếu tố thể chất khái niệm dùng để biểu thị những chỉ số về
chất lượng thể của một người trong các hoạt động của đời sống,
thông qua hình thái bên ngoài khả năng thực hiện các chức năng
vận động củathể. Yếu tố thể chất thể hiện chủ yếu ở sức khoẻ
tình trạng thần kinh. Trong tập thể, các chủ thể lao động sự rèn
luyện, nâng cao sức khỏe thể chất giúp việc tổ chức quá trình lao
động diễn ra với tốc độ nhanh, khối lượng công việc phân chia sự
đồng bộ, các chủ thể lao động hổ trợ, giúp đỡ nhau, thúc đẩy sản
xuất, sản phẩm làm ra trong thời gian ngắn, tối ưu hóa sức lực của
chủ thể lao động và nâng cao hiệu quả lao động.
Sức khỏe thể chất đặc biệt quan trọng trong lao động “chân
tay”, bởi thể trong trạng thái vận động thông qua việc sử dụng
các khớp cơ, hoạt động cơ bắp để thích nghi, đáp ứng những yêu cầu
3
SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
trong lao động với mục đích giúp người lao động vừa đề kháng,
phòng chống hoặc hạn chế nhất định các yếu tố gây bệnh vừa chịu
đựng sự tác động bởi các yếu tố, điều kiện khắc nghiệt từ môi trường
lao động. Dáng vóc hoặc hoạt động bắp của người lao động sẽ
ảnh hưởng nhất định đến quá trình lao động.
1.2. Trình độ nhận thức
Mức độ nhận thức của người lao động mối tương quan chặt
chẽ, mạnh mẽ đối với hiệu suất công việc. Trình độ nhận thức đóng
vai trò thiết thực trong quá trình lao động, khi đó sẽ phản ánh
toàn bộ những trong khả năng, mức độ đáp ứng của người lao
động với các yêu cầu cụ thể của công việc khả năng đảm đương,
hoàn thành nhiệm vụ lao động. Một khi bản thân người lao động
thể nhận thức được những thiếu t, khuyết điểm về phương diện
kiến thức hay năng lực, kỹ năng chuyên môn với những đòi hỏi về
nhiệm vụ, trách nhiệm với công việc để từ đó nổ lực, không ngừng
học hỏi, nâng cao trình độ nhận thức, sự hiểu biết, ý thức được tiềm
năng phát triển của bản thân thì giúp cho việc tổ chức quá trình lao
động đạt thành công bởi sự cống kiến, đống góp của các nhân,
đặt ra những triển vọng vươn xa tương lai, phát triển những khía
cạnh sáng tạo về ý tưởng, cảm hứng trong tập thể, kích thích những
đổi mới.
Ngoài ra, người lao động sẽ trực giác nhạy bén trong việc
giải quyết, xử hoàn thiện công việc đạt hiệu suất cao, tính
phát triển u dài. thế, trong một tập thể khi trình độ nhận thức
của người lao động khá đồng đều, không sự chênh lệch lớn, có sự
cạnh tranh nh mạnh, tích cực giữa những người lao động sẽ làm
động lực để thúc đẩy nhữngnhân còn lại, góp phần tạo dựng một
tập thể có quá trình lao động tiến bộ, tích cực, hiệu quả và ngược lại.
1.3. Xúc cảm, tình cảm
Trong hoạt động lao động, yếu tố xúc cảm, tình cảm sẽ vai
trò quyết định để hình thành, phát triển niềm hứng thú, khơi ngợi
đam mê khi người lao động nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Yếu tố xúc cảm, tình cảm giúp cho mỗi nhân thể biểu đạt, giãi
bày những cảm nhận của mình với các vấn đề xung quanh. thế,
một công việc phù hợp, đáp ứng đầy đủ về năng lực chuyên môn
nguyện vọng của người lao động sẽ làm động lực để giúp thúc đẩy
4
SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
niềm say mê, hào hứng, yêu thích đối với công việc đó. S nhiệt
huyết, hăng say khi thực hiện công việc của người lao động sẽ kích
thích những cảm hứng mang tính sáng tạo cao trong tổ chức quá
trình lao động, hướng tập thể đổi mới, tích cực hơn, góp phần gắn
kết, phát huy sức mạnh đoàn kết của tập thể. Hơn nữa, khi tinh thần
của các chủ thể lao động có được sự thoải mái, dễ chịu thì hoạt động
sản xuất diễn ra thuận lợi, tăng cường tính hiệu quả về chất lượng
sản phẩm và đảm bảo kết quả lao động.
1.4. Ý chí
Ý chí một phẩm chất tâm của con người, thể hiện sự tự
kiềm chế, tự chủ, vượt qua khó khăn, gian khổ, kiên trì theo đuổi
mục tiêu của mình. Trong lao động, ý chí vai trò quan trọng,
quyết định đến hiệu quả của lao động. Yếu tố ý chí thể hiệnnhững
phẩm chất thuộc phạm vi lao động, sức mạnh tinh thần để đảm
đương nhiệm vụ lao động. Trong quá trình lao động, không công
việc hay nhiệm vụ nào sẽ mãi trong hoàn cảnh thuận lợi. Thực tế
khi hoạt động lao động thường sẽ những giai đoạn bất ngờ phát
sinh khó khăn, thử thách nó buộc người lao động phải luôn tâm
thế sẵn sàng vượt qua. Người lao động luôn phải quyết tâm,
không được nhụt chí hay nản lòng. Bởi khi niềm tin vững chắc,
người lao động mới có động lực vươn lên thúc đẩy bản thân vượt qua
được những giai đoạn khốn khó, trở ngại đó. Nếu khi gặp khó khăn,
thử thách mà chủ thể lao động không có ý chí vượt qua thì sẽ rất khó
để thành công.
1.5. Những thuộc tính tâm lý cá nhân
Những thuộc tính tâm lý cá nhân là những dấu hiệu tiêu biểu và
đặc thù của mỗi chủ thể. Các thuộc tính đó sẽ mang đặc trưng riêng,
giúp phân biệt những biểu hiện về phương diện tâm khác nhau
mỗi nhân. Yếu tố thuộc tính tâm của nhân trong hoạt động
lao động được thể hiện hai bộ phận xu hướng tính cách. Qua
đó, người lao động tự mang một màu sắc riêng biệt, dấu ấn nhân
khi đảm đương, giải quyết nhiệm vụ, công việc. Tính cách của chủ
thể lao động một thuộc tính tâm được cấu thành bởi hình thức
cử xử, điệu bộ, cử chỉ của nhân chính những hình thức đó với
các nhân tố khác trong quá trình lao động. Chủ thể lao động cần xác
định những mong muốn, khía cạnh của bản thân thật s phù
5
SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
hợp hay đáp ứng với định hướng, triển vọng của tập thể hay không.
Nếu không xác định thì nhân đó không thể phát triển toàn vẹn
năng lực của mình. Một tập thể không tiếng nói chung thì không
thể đi lâu dài.
2. Thành phần chủ yếu của lao động
2.1. Tổ chức quá trình lao động [1]
Lànsắp xếp một cách hợp giữa 3 yếu tố của sản xuất nhằm
tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định chất lượng sản phẩm
theo ý muốn.
Để nâng cao năng suất hiệu quả lao động, việc tổ chức lao
động cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:n
- Nguyên tắc tiết kiệm các động tác, giảm bớt tối đa các động
tác thừa.n
- Làm việc theo một trình tự hợp trên sở qui trình công
nghệ hợp lí, không gian làm việc hợp lí, các thiết bị công nghệ hợp
lí.n
- Có sự tính toán hợp lí giữa các thao tác, động tác lao động với
các đặc điểm giải phẫu sinh lí cơ thể người lao động. Điều này đòi hỏi
việc bố trí thiết bị hợp lí, để các dụng cụ tại nơi sản xuất hợp lí. Tránh
để tầm với quá xa hoặc quá gần đều ảnh hưởng tới năng suất lao
động.n
- qui định tối ưu chế độ phục vụ nơi làm việc: thông gió,
thoáng, nước uống, nghỉ giải lao giữa giờ, bữa ăn giữa ca,…
- Bố trí phù hợp giữa trình độ người lao động với tính chất công
việc được giao.n
- Định mức lao động cho người lao động cần phải được xây
dựng căn cứ thuật tâm sinh lao động. Định mức lao động
phải phù hợp với điều kiện kĩ thuật tổ chức sản xuất.
2.2. Năng suất lao động [2]
Năng suất lao động (Labor Productivity)nlà giá trị của hàng hoá
dịch vụ được sản xuất ra trong một khoảng thời gian, chia cho số
giờ lao động được sử dụng để sản xuất ra chúng. Hay nói cách khác,
năng suất lao động đo lường sản lượng được tạo ra trên một đơn vị
lao động. Năng suất cao hay thấp hay việc hoàn toàn thể quyết
định hành động năng suất thao tác của người lao động đến đâu phụ
thuộc vào vào nhiều yếu tố khác nhau:
6
SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
- Người lao động sẽ thao tác hiệu suất cao hơn,Vốn vật chất:
năng suất hơn nếu như họ có nhiều công cụ lao động để vận dụng và
đặc biệt quan trọng những công cụ đó văn minh thì càng hiệu suất
cao hơn. Cụ thể lượng trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất sử dụng
để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được gọi vốn vật
chất hay cách khác là tư bản. Ví dụ: Khi một người thợ mộc thao tác,
anh ta sẽ cần công cụ lao động đục, bào, cưa, máy tiện,… Khi
nhiều công cụ hơn thì tất yếu người thợ sẽ thao tác đúng chuẩn
và nhanh gọn hơn rồi .
- Nhân tố thứ hai năng lực quyết định hànhVốn nhân lực:
động đến năng suất chính vốn năng lượng. C thể vốn nhân lực
chính thuật ngữ của những nhà kinh tế tài chính sử dụng để chỉ
những kỹ năng kiến thức kỹ năng kiến thức người lao
động thu được trải qua huấn luyện đào tạo, giáo dục kinh
nghiệm tay nghề. Vốn nhân lực sẽ gồm những kiến thức kỹ
năng tích góp được từ trong quy trình sống, từ thời còn đi học trung
học cơ sở đến trung học phổ thông lên đại học và qua những chương
trình dạy nghề cho đối tượng người dùng lao động có nhu yếu
2.3. Kết quả lao động
Hiệu quả là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo
mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó.
Hiệu quả phản ánh mức đ thực hiện các mục tiêu của lao động,
muốn sử dụng lao động hiệu quả thì người quản phải tự biết
đánh giá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp,quan mình, từ đó
những biện pháp chính sách đối với người lao động thì mới nâng
cao được năng suất lao động, việc sử dụng lao động thực sự hiệu
quả.
3. Biện pháp để tổ chức tốt hoạt động lao động [3]
- Đảm bảo tốt về đời sống vật chất cũng như tinh thần cho
người lao động
- Đảm bảo điều kiện làm việc tốt: máy c, thiết bị phải phù
hợp với cơ thể của người lao động, không đòi hỏi người lao động phải
làm việc quám căng thẳng, nhịp độ quá khẩn trương thực hiện
những thao tác gò bó...
- Đảm bảo chế độ lao động bao gồm: chế độ thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ đối với lao
7
SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
động nữ, chế độ đối với lao động chưa thành niên, chế độ đối với
người lao động cao tuổi, người tàn tật vv...
- Đối với lao động nữ cần chú ý về tâm lý, sinh lý, thiên chức
sinh con, nuôi con.
- Đối với lao động chưa thành niên cần chú ý đến tâm lý, sinh
lý, yêu cầu phát triển trí tuệ và nhân cách của họ. Không sử dụng lao
động vị thành niên trong các công việc nghề, công việc cấm lao
động chưa thành niên.
- Đối với lao động người cao tuổi, người tàn tật cần chú ý
đến sức khoẻ, tâm lý, tiềm năng về trí tuệ kinh nghiệm thực tế
của họ.
- Đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động
yếu tố độc hại, nguy hiểm cần thực hiện tốt chế độ trang bị phương
tiện bảo vệ nhân, chế đ bồi dưỡng chống độc hại, nguy hiểm
bằng hiện vật, chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Thực hiện chế độ chung bồi dưỡng hiện vật và chế độ thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thích hợp sẽ giúp cho người lao động
nhanh phục hồi sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng, giúp đào thải
các chất độc hại đã xâm nhập o thể trong quá trình lao động
sản xuất. Bồi dưỡng bằng hiện vật phải bảo đảm:
+ Đủ lượng dinh dưỡng cần thiết;
+ Ăn uống tại chỗ trong thời gian làm việc;
+ Giúp quá trình đào thải chất độc nhanh không gây tác dụng
ngược.
- Xây dựng quan hệ hài hòa, hợp tác trong lao động sự phát
triển của doanh nghiệp.
4. Kết luận
Lao động phương thức tồn tại phát triển của con người.
Không con người, quá trình lao động không thể tiếp diễn, không
đổi mới, cải tiến, không phong phú, đa dạng hoạt động lao động
sẽ chỉ dừng mức vận động thô sơ, hạn chế về hình thức, không
mang nhiều ý nghĩa. Không quá trình lao động, con người không
thể nhận thức về thế giới, không sở, nền tảng đ phát triển,
hoàn thiện bản thân; hình thành xây dựng hội văn minh, tiến
bộ. Qua đó, chứng minh được ý nghĩa quan trọng của lao động đến
chủ thể người. Thành quả của lao động được rèn giũa, đúc kết trong
8
SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
sự cống hiến của con người. Nhờ lao động, con người được sự
công nhận của hội. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động
trở thành thước đo giá trị để con người khẳng định vị trí vai trò
của mình. Một xã hội phát triển bền vững là khihội đócác chủ
thể người tích cực tham gia các hoạt động lao động. Chúng ta cũng
cần thay đổi nhận thức để bất ai cũng thấy được vai trò của lao
động. Từ đó, để mỗi người đều phát huy toàn bộ tri thức, kỹ năng,
năng lực của mình, góp sức vì sự phát triển chung của tập thể. Để tổ
chức quá trình lao động đạt hiệu quả, cần phải cân bằng sự tác động
của yếu tố con người trong hoạt động lao động, những đề xuất,
phương hướng để những yếu tố con người mang ảnh hưởng tích cực
hơn, làm động cơ, thế mạnh để tăng cường phát triển hơn nữa.
5. Tài liệu tham khảo
[1] Tổ chức lao động cho người lao động trong doanh nghiệp gì?
(vietnambiz.vn) (xem 20/12/2023)
[2] https://iseo1.com/cong-thuc-tinh-nang-suat-lao-dong-1639135532/ (xem
20/12/2023)
[3] Một số biện pháp tổ chức lao động trong cải thiện điều kiện lao động phòng
ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp - Thông tin hoạt động - Cổng thông tin Bộ
Y tế (moh.gov.vn) (xem 20/12/2023)
9
| 1/9

Preview text:

SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................3
1. Những yếu tố chủ yếu thuộc về con người................................................3
1.1. Yếu tố thể chất........................................................................................3
1.2. Trình độ nhận thức.................................................................................3
1.3. Xúc cảm, tình cảm..................................................................................4
1.4. Ý chí.......................................................................................................4
1.5. Những thuộc tính tâm lý cá nhân...........................................................4
2. Thành phần chủ yếu của lao động.............................................................5
2.1. Tổ chức quá trình lao động.....................................................................5
2.2. Năng suất lao động.................................................................................5
2.3. Kết quả lao động.....................................................................................6
3. Biện pháp để tổ chức tốt hoạt động lao động............................................6
4. Kết luận........................................................................................................7 1 SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063 MỞ ĐẦU
Loài người là một chủ thể đặc biệt và cũng là duy nhất khi cơ
sở tồn tại, phát triển, tiến bộ đặt trong mối quan hệ với lao động. Một
minh chứng rõ nét để đưa ra kết luận trên chính là đối chiếu giữa lịch
sử hình thành xã hội loài người không hề thiếu vắng bóng dáng của
hoạt động lao động. Lao động hiện hữu như một lẽ tất yếu. Lao động
ra đời nhằm đáp ứng những mục đích, nhu cầu sống của mỗi cá nhân
và toàn xã hội loài người. Hơn hết, lao động là tấm gương phản ánh
tất cả những giá trị, tiềm năng sâu sắc về trí óc hay năng lực chân
tay thông qua cách thức con người vận dụng, hoạt động ở thực tiễn.
Từ việc đúc kết, chọn lọc các giá trị lao động mà giúp cho con người
bước đầu tiếp cận và khám phá những tri thức, năng lực mới, đó còn
là nền tảng để xây dựng, thúc đẩy xã hội đổi mới, tiến bộ hơn.
Hoạt động lao động và chủ thể con người là một mối quan hệ
không thể tách rời, cùng tác động và ảnh hưởng với nhau. Nhờ có
hoạt động lao động, chủ thể người làm chủ bản thân, thỏa sức sáng
tạo, đóng góp trong sự phát triển của xã hội. Ngược lại, không thể
phủ nhận vai trò của con người trong quá trình lao động. Bởi nhờ có
con người, lao động mới có ý nghĩa, con người thông qua việc tác
động đến tài nguyên tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm lao động phục
vụ cho mình. Con người làm hoạt động lao động có sự tiếp diễn, vận
động theo hướng tiến bộ. Lao động là một chu trình hoạt động mà
chủ thể con người đóng vai trò là người điều khiển ở bộ phận trung tâm.
Ngày nay, nhiều nước đang tiến vào làn sóng văn minh mới, với
nền sản xuất hiện đại, khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nhiều
nước cách đây vài chục năm có điểm xuất phát thấp hơn Việt Nam,
nhưng họ đã phát triển nhanh chóng nhờ có chiến lược phù hợp, có
những chính sách khôn ngoan, năng động. Nhiều quốc gia vốn cùng
nghèo về tài nguyên khoáng sản, nhưng nhờ biết phát huy yếu tố
con người, đặt con người ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội, nên đã vươn lên đuổi kịp và vượt các nước
khác. Có thể nói, yếu tố con người mang đến những tầm ảnh hưởng
vô cùng quan trọng, thiết thực, to lớn đến với quá trình lao động dù ở
bất kì giai đoạn lịch sử nào. Con người là chủ thể đặc biệt và là nhân 2 SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
tố không thể thay thế trong nhiều hoạt động lao động. Bởi yếu tố con
người có những đóng góp, xây dựng trong việc xác định, đề ra mục
đích, những yêu cầu về mặt nội dung cùng với những cách thức,
phương pháp thực hiện và quy trình để tổ chức nhằm đáp ứng những
điều kiện cần thiết, hạn chế, giảm thiểu những sai sót không đáng có
và quan trọng là phải đảm bảo cho tiến trình hoạt động lao động
diễn ra suôn sẻ, đạt năng suất tốt, hiệu quả cao. Xuất phát từ nhu
cầu muốn tìm hiểu và làm rõ những nội dung trên, tôi xin chọn chủ
đề: “ Phân tích những yếu tố chủ yếu của thuộc về con người tác
động đến hoạt động lao động. Để tổ chức quá trình lao động hiệu
quả, cần chú ý điều gì liên quan đến yếu tố con người’’ làm chủ đề nghiên cứu. NỘI DUNG
1. Những yếu tố chủ yếu thuộc về con người
Trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa từng thành phần
của con người và từng thành phần của lao động, rất nhiều vấn đề
tâm lý sẽ nảy sinh, hoặc xây dựng con người phát triển toàn diện,
hoặc thúc đẩy quá trình lao động. Những yếu tố tâm lý đó có thể
phát triển theo chiều hướng tính cực, ngược lại cũng sẽ có thể ảnh
hưởng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển toàn diện của con người, cũng
như không thúc đẩy được quá trình lao động. Có những yếu tố sau
của con người tác động đến lao động: 1.1. Yếu tố thể chất
Yếu tố thể chất là khái niệm dùng để biểu thị những chỉ số về
chất lượng cơ thể của một người trong các hoạt động của đời sống,
thông qua hình thái bên ngoài và khả năng thực hiện các chức năng
vận động của cơ thể. Yếu tố thể chất thể hiện chủ yếu ở sức khoẻ và
tình trạng thần kinh. Trong tập thể, các chủ thể lao động có sự rèn
luyện, nâng cao sức khỏe thể chất giúp việc tổ chức quá trình lao
động diễn ra với tốc độ nhanh, khối lượng công việc phân chia có sự
đồng bộ, các chủ thể lao động hổ trợ, giúp đỡ nhau, thúc đẩy sản
xuất, sản phẩm làm ra trong thời gian ngắn, tối ưu hóa sức lực của
chủ thể lao động và nâng cao hiệu quả lao động.
Sức khỏe thể chất đặc biệt quan trọng trong lao động “chân
tay”, bởi cơ thể ở trong trạng thái vận động thông qua việc sử dụng
các khớp cơ, hoạt động cơ bắp để thích nghi, đáp ứng những yêu cầu 3 SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
trong lao động với mục đích giúp người lao động vừa đề kháng,
phòng chống hoặc hạn chế nhất định các yếu tố gây bệnh vừa chịu
đựng sự tác động bởi các yếu tố, điều kiện khắc nghiệt từ môi trường
lao động. Dáng vóc hoặc hoạt động cơ bắp của người lao động sẽ có
ảnh hưởng nhất định đến quá trình lao động.
1.2. Trình độ nhận thức
Mức độ nhận thức của người lao động có mối tương quan chặt
chẽ, mạnh mẽ đối với hiệu suất công việc. Trình độ nhận thức đóng
vai trò thiết thực trong quá trình lao động, khi đó nó sẽ phản ánh
toàn bộ những gì trong khả năng, mức độ đáp ứng của người lao
động với các yêu cầu cụ thể của công việc và khả năng đảm đương,
hoàn thành nhiệm vụ lao động. Một khi bản thân người lao động có
thể nhận thức được những thiếu sót, khuyết điểm về phương diện
kiến thức hay năng lực, kỹ năng chuyên môn với những đòi hỏi về
nhiệm vụ, trách nhiệm với công việc để từ đó nổ lực, không ngừng
học hỏi, nâng cao trình độ nhận thức, sự hiểu biết, ý thức được tiềm
năng phát triển của bản thân thì giúp cho việc tổ chức quá trình lao
động đạt thành công bởi sự cống kiến, đống góp của các cá nhân,
đặt ra những triển vọng vươn xa ở tương lai, phát triển những khía
cạnh sáng tạo về ý tưởng, cảm hứng trong tập thể, kích thích những đổi mới.
Ngoài ra, người lao động sẽ có trực giác nhạy bén trong việc
giải quyết, xử lý và hoàn thiện công việc đạt hiệu suất cao, có tính
phát triển lâu dài. Vì thế, trong một tập thể khi trình độ nhận thức
của người lao động khá đồng đều, không có sự chênh lệch lớn, có sự
cạnh tranh lành mạnh, tích cực giữa những người lao động sẽ làm
động lực để thúc đẩy những cá nhân còn lại, góp phần tạo dựng một
tập thể có quá trình lao động tiến bộ, tích cực, hiệu quả và ngược lại. 1.3. Xúc cảm, tình cảm
Trong hoạt động lao động, yếu tố xúc cảm, tình cảm sẽ có vai
trò quyết định để hình thành, phát triển niềm hứng thú, khơi ngợi
đam mê khi người lao động nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Yếu tố xúc cảm, tình cảm giúp cho mỗi cá nhân có thể biểu đạt, giãi
bày những cảm nhận của mình với các vấn đề xung quanh. Vì thế,
một công việc phù hợp, đáp ứng đầy đủ về năng lực chuyên môn và
nguyện vọng của người lao động sẽ làm động lực để giúp thúc đẩy 4 SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
niềm say mê, hào hứng, yêu thích đối với công việc đó. Sự nhiệt
huyết, hăng say khi thực hiện công việc của người lao động sẽ kích
thích những cảm hứng mang tính sáng tạo cao trong tổ chức quá
trình lao động, hướng tập thể đổi mới, tích cực hơn, góp phần gắn
kết, phát huy sức mạnh đoàn kết của tập thể. Hơn nữa, khi tinh thần
của các chủ thể lao động có được sự thoải mái, dễ chịu thì hoạt động
sản xuất diễn ra thuận lợi, tăng cường tính hiệu quả về chất lượng
sản phẩm và đảm bảo kết quả lao động. 1.4. Ý chí
Ý chí là một phẩm chất tâm lý của con người, thể hiện ở sự tự
kiềm chế, tự chủ, vượt qua khó khăn, gian khổ, kiên trì theo đuổi
mục tiêu của mình. Trong lao động, ý chí có vai trò quan trọng,
quyết định đến hiệu quả của lao động. Yếu tố ý chí thể hiện ở những
phẩm chất thuộc phạm vi lao động, sức mạnh tinh thần để đảm
đương nhiệm vụ lao động. Trong quá trình lao động, không có công
việc hay nhiệm vụ nào sẽ ở mãi trong hoàn cảnh thuận lợi. Thực tế
khi hoạt động lao động thường sẽ có những giai đoạn bất ngờ phát
sinh khó khăn, thử thách và nó buộc người lao động phải luôn ở tâm
thế sẵn sàng vượt qua. Người lao động luôn phải có quyết tâm,
không được nhụt chí hay nản lòng. Bởi khi có niềm tin vững chắc,
người lao động mới có động lực vươn lên thúc đẩy bản thân vượt qua
được những giai đoạn khốn khó, trở ngại đó. Nếu khi gặp khó khăn,
thử thách mà chủ thể lao động không có ý chí vượt qua thì sẽ rất khó để thành công.
1.5. Những thuộc tính tâm lý cá nhân
Những thuộc tính tâm lý cá nhân là những dấu hiệu tiêu biểu và
đặc thù của mỗi chủ thể. Các thuộc tính đó sẽ mang đặc trưng riêng,
giúp phân biệt những biểu hiện về phương diện tâm lí khác nhau ở
mỗi cá nhân. Yếu tố thuộc tính tâm lý của cá nhân trong hoạt động
lao động được thể hiện ở hai bộ phận là xu hướng và tính cách. Qua
đó, người lao động tự mang một màu sắc riêng biệt, dấu ấn cá nhân
khi đảm đương, giải quyết nhiệm vụ, công việc. Tính cách của chủ
thể lao động là một thuộc tính tâm lý được cấu thành bởi hình thức
cử xử, điệu bộ, cử chỉ của cá nhân và chính những hình thức đó với
các nhân tố khác trong quá trình lao động. Chủ thể lao động cần xác
định rõ những mong muốn, khía cạnh của bản thân có thật sự phù 5 SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
hợp hay đáp ứng với định hướng, triển vọng của tập thể hay không.
Nếu không xác định rõ thì cá nhân đó không thể phát triển toàn vẹn
năng lực của mình. Một tập thể không có tiếng nói chung thì không thể đi lâu dài.
2. Thành phần chủ yếu của lao động
2.1. Tổ chức quá trình lao động [1]
Lànsắp xếp một cách hợp lí giữa 3 yếu tố của sản xuất nhằm
tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định và chất lượng sản phẩm theo ý muốn.
Để nâng cao năng suất hiệu quả lao động, việc tổ chức lao
động cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:n
- Nguyên tắc tiết kiệm các động tác, giảm bớt tối đa các động tác thừa.n
- Làm việc theo một trình tự hợp lí trên cơ sở qui trình công
nghệ hợp lí, không gian làm việc hợp lí, các thiết bị công nghệ hợp lí.n
- Có sự tính toán hợp lí giữa các thao tác, động tác lao động với
các đặc điểm giải phẫu sinh lí cơ thể người lao động. Điều này đòi hỏi
việc bố trí thiết bị hợp lí, để các dụng cụ tại nơi sản xuất hợp lí. Tránh
để tầm với quá xa hoặc quá gần đều có ảnh hưởng tới năng suất lao động.n
- Có qui định tối ưu chế độ phục vụ nơi làm việc: thông gió,
thoáng, nước uống, nghỉ giải lao giữa giờ, bữa ăn giữa ca,…
- Bố trí phù hợp giữa trình độ người lao động với tính chất công việc được giao.n
- Định mức lao động cho người lao động cần phải được xây
dựng có căn cứ kĩ thuật và tâm sinh lí lao động. Định mức lao động
phải phù hợp với điều kiện kĩ thuật tổ chức sản xuất.
2.2. Năng suất lao động [2]
Năng suất lao động (Labor Productivity)nlà giá trị của hàng hoá
và dịch vụ được sản xuất ra trong một khoảng thời gian, chia cho số
giờ lao động được sử dụng để sản xuất ra chúng. Hay nói cách khác,
năng suất lao động đo lường sản lượng được tạo ra trên một đơn vị
lao động. Năng suất cao hay thấp hay việc hoàn toàn có thể quyết
định hành động năng suất thao tác của người lao động đến đâu phụ
thuộc vào vào nhiều yếu tố khác nhau: 6 SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
- Vốn vật chất: Người lao động sẽ thao tác hiệu suất cao hơn,
năng suất hơn nếu như họ có nhiều công cụ lao động để vận dụng và
đặc biệt quan trọng những công cụ đó văn minh thì càng hiệu suất
cao hơn. Cụ thể lượng trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất sử dụng
để sản xuất ra sản phẩm và hàng hóa, dịch vụ được gọi là vốn vật
chất hay cách khác là tư bản. Ví dụ: Khi một người thợ mộc thao tác,
anh ta sẽ cần có công cụ lao động là đục, bào, cưa, máy tiện,… Khi
có nhiều công cụ hơn thì tất yếu người thợ sẽ thao tác đúng chuẩn và nhanh gọn hơn rồi .
- Vốn nhân lực: Nhân tố thứ hai có năng lực quyết định hành
động đến năng suất chính là vốn năng lượng. Cụ thể vốn nhân lực
chính là thuật ngữ của những nhà kinh tế tài chính sử dụng để chỉ
những kỹ năng và kiến thức và kỹ năng và kiến thức mà người lao
động thu được trải qua huấn luyện và đào tạo, giáo dục và kinh
nghiệm tay nghề. Vốn nhân lực sẽ gồm có những kiến thức và kỹ
năng tích góp được từ trong quy trình sống, từ thời còn đi học trung
học cơ sở đến trung học phổ thông lên đại học và qua những chương
trình dạy nghề cho đối tượng người dùng lao động có nhu yếu 2.3. Kết quả lao động
Hiệu quả là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo
mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó.
Hiệu quả phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu của lao động,
muốn sử dụng lao động có hiệu quả thì người quản lý phải tự biết
đánh giá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp, cơ quan mình, từ đó
có những biện pháp chính sách đối với người lao động thì mới nâng
cao được năng suất lao động, việc sử dụng lao động thực sự có hiệu quả.
3. Biện pháp để tổ chức tốt hoạt động lao động [3]
- Đảm bảo tốt về đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động
- Đảm bảo điều kiện làm việc tốt: máy móc, thiết bị phải phù
hợp với cơ thể của người lao động, không đòi hỏi người lao động phải
làm việc quám căng thẳng, nhịp độ quá khẩn trương và thực hiện những thao tác gò bó...
- Đảm bảo chế độ lao động bao gồm: chế độ thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ đối với lao 7 SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
động nữ, chế độ đối với lao động chưa thành niên, chế độ đối với
người lao động cao tuổi, người tàn tật vv...
- Đối với lao động nữ cần chú ý về tâm lý, sinh lý, thiên chức sinh con, nuôi con.
- Đối với lao động chưa thành niên cần chú ý đến tâm lý, sinh
lý, yêu cầu phát triển trí tuệ và nhân cách của họ. Không sử dụng lao
động vị thành niên trong các công việc nghề, công việc cấm lao động chưa thành niên.
- Đối với lao động là người cao tuổi, người tàn tật cần chú ý
đến sức khoẻ, tâm lý, tiềm năng về trí tuệ và kinh nghiệm thực tế của họ.
- Đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động có
yếu tố độc hại, nguy hiểm cần thực hiện tốt chế độ trang bị phương
tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng chống độc hại, nguy hiểm
bằng hiện vật, chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Thực hiện chế độ chung bồi dưỡng hiện vật và chế độ thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thích hợp sẽ giúp cho người lao động
nhanh phục hồi sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng, giúp đào thải
các chất độc hại đã xâm nhập vào cơ thể trong quá trình lao động
sản xuất. Bồi dưỡng bằng hiện vật phải bảo đảm:
+ Đủ lượng dinh dưỡng cần thiết;
+ Ăn uống tại chỗ trong thời gian làm việc;
+ Giúp quá trình đào thải chất độc nhanh không gây tác dụng ngược.
- Xây dựng quan hệ hài hòa, hợp tác trong lao động vì sự phát triển của doanh nghiệp. 4. Kết luận
Lao động là phương thức tồn tại và phát triển của con người.
Không có con người, quá trình lao động không thể tiếp diễn, không
đổi mới, cải tiến, không phong phú, đa dạng mà hoạt động lao động
sẽ chỉ dừng ở mức vận động thô sơ, hạn chế về hình thức, không
mang nhiều ý nghĩa. Không có quá trình lao động, con người không
thể nhận thức về thế giới, không có cơ sở, nền tảng để phát triển,
hoàn thiện bản thân; hình thành và xây dựng xã hội văn minh, tiến
bộ. Qua đó, chứng minh được ý nghĩa quan trọng của lao động đến
chủ thể người. Thành quả của lao động được rèn giũa, đúc kết trong 8 SVTH: Đào Minh Quân MSSV: 3200222063
sự cống hiến của con người. Nhờ lao động, con người có được sự
công nhận của xã hội. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động
trở thành thước đo giá trị để con người khẳng định vị trí và vai trò
của mình. Một xã hội phát triển bền vững là khi xã hội đó có các chủ
thể người tích cực tham gia các hoạt động lao động. Chúng ta cũng
cần thay đổi nhận thức để bất kì ai cũng thấy được vai trò của lao
động. Từ đó, để mỗi người đều phát huy toàn bộ tri thức, kỹ năng,
năng lực của mình, góp sức vì sự phát triển chung của tập thể. Để tổ
chức quá trình lao động đạt hiệu quả, cần phải cân bằng sự tác động
của yếu tố con người trong hoạt động lao động, có những đề xuất,
phương hướng để những yếu tố con người mang ảnh hưởng tích cực
hơn, làm động cơ, thế mạnh để tăng cường phát triển hơn nữa. 5. Tài liệu tham khảo
[1] Tổ chức lao động cho người lao động trong doanh nghiệp là gì?
(vietnambiz.vn) (xem 20/12/2023)
[2] https://iseo1.com/cong-thuc-tinh-nang-suat-lao-dong-1639135532/ (xem 20/12/2023)
[3] Một số biện pháp tổ chức lao động trong cải thiện điều kiện lao động phòng
ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp - Thông tin hoạt động - Cổng thông tin Bộ Y
tế (moh.gov.vn) (xem 20/12/2023) 9