-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích quy trình tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt chỗ đối với hàng nguy hiểm tại công ty TNHHRCL Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Phân tích quy trình tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt chỗ đối với hàng nguy hiểm tại công ty TNHHRCL Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Reading book (RB 201) 7 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Phân tích quy trình tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt chỗ đối với hàng nguy hiểm tại công ty TNHHRCL Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Phân tích quy trình tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt chỗ đối với hàng nguy hiểm tại công ty TNHHRCL Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Reading book (RB 201) 7 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
Phân tích quy trình tiếp nhận và xử lý yêu cầu đặt chỗ đối với hàng nguy hiểm tại công ty TNHH RCL Việt Nam
Phần 2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Tổng quan về xu hướng và nhu cầu xuất nhập khẩu năm 2023 của một số nước trên
Thế giới và Việt Nam
Xu hướng, nhu cầu xuất nhập khẩu và bối cảnh quốc tế là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động đặt chỗ vì nó tác động đến giá cả vận chuyển, loại hàng hoá và các tuyến đường vận tải.
2.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và thế giới năm 2023
Tình hình thế giới có những tín hiệu tích cực, tuy nhiên vẫn chưa ra khỏi giai đoạn khó khăn, có
tính bất dịnh cao, diễn biến phức tạp cùng nhiều yếu tố mới. ( Bảo Yến, 2023). Dù đang trên con
đường hồi phục sau đại dịch Covid-19, tuy nhiên sự bùng nổ và giá cả hàng hoá và năng lượng
lại tiếp tục là những thách thức lớn cho nền kinh tế thế giới. Sự nới lỏng tiền tệ chưa từng ó năm
2020 – 2021 cộng thêm các tác động từ xung đột Nga – Ukraine đã kích hoạt lạm phát trên quy
mô toàn cầu kể từ cuối năm 2022. ( Bảo Yến, 2023).
2.1.2. Tổng quan về xuất nhập khẩu của vài nước trên thế giới:
Về thương mại hàng hóa của nhóm các nền kinh tế lớn ( G20) về mặt giá trị trong qúy 2 năm
2023, so sánh với các kỳ trước và được đo lường bằng đô la Hoa kỳ ở thời điểm hiện tại. Theo
thứ tự, xuất khẩu và nhập khẩu giảm lần lượt 3.1% và 2.0%. Điều đó phản ánh nhu cầu toàn cầu
suy yếu và giá hàng hóa giảm, đặc biệt là năng lượng. Giá năng lượng giảm góp phần làm giảm
giá trị thương mại ở miền Bắc Mỹ. Tại Hoa Kỳ, xuất khẩu và nhập khẩu giảm 5,7% và 2.0%,
trong khi tại Canada nhập khẩu vẫn bình ổn còn xuất khẩu giảm 3.7%. Tại Liên minh Châu Âu,
xuất khẩu hàng hóa giảm ở Đức và Ý nhưng tăng tưởng ở mức ổn định dù có chậm lại, tốc độ ở
Pháp được thúc đẩy bởi công cụ vận chuyển, đặc biệt là hàng không. Nhập khẩu của EU giảm
1,2%, một lần nữa chủ yếu do giá năng lượng thấp hơn. Xuất khẩu tại Vương quốc Anh tăng
2,1%, phản ánh doanh số bán máy móc và thiết bị vận tải tăng mạnh. Thương mại hàng hóa giảm
mạnh ở Đông Á. Ở Trung Quốc, xuấy khẩu giảm 5.7%, một phần do doanh số bán hàng điện tử
tiêu dùng thấp hơn. Nhập khẩu giảm rõ rệt ở Nhật( giảm 8.1%) và Hàn Quốc ( giảm 7,9%) vì
giảm chi phí nhập khẩu năng lượng. Giá hàng hóa giảm đã đẩy xuất khẩu của Australia và
Indonesia giảm. ( OECD, 2023)
2.2.2. Tổng quan về xuất nhập khẩu của Việt Nam
So với thống kê 6 tháng đầu năm thì vào tháng 9 năm 2023, xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đang
có những tính hiệu tích cực hơn. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 9 ước đạt
60.53 tỷ USD tăng 3.6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 31.41 tỷ USD tăng
4.6% và nhập khẩu đạt 29.12 tỷ USD tăng 2.6%. ( Tổng cục thống kê, (03/10/2023)). Bảng .
Kim nghạch xuất/ nhập khẩu các tháng năm 2023
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Xuất khẩu 23,61 26,02 29,67 27,86 28,06 29,46 30,74 32,76 31,41 ( Tỷ USD) Tốc độ 10,2 14,0 -6,1 0,7 5,0 4,3 6,6 -4,1 tăng/giảm so với các tháng trước (%) Nhập khẩu 22,95 23,24 28,29 25,11 25,97 26,27 27,10 29,32 29,12 ( Tỷ USD) Tốc độ tăng/ 1,3 21,7 -11,2 3,4 1,2 3,2 8,2 -0,7 giảm so với các tháng trước (%)
Tổng cục thống kê , 2023
Xu hướng xuất khẩu nông sản chiếm lợi thế và đạt mức tăng cao. Thứ nhất là rau quả tăng 160%,
thứ hai là gạo tăng 80.4%, thứ ba là sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 41.8%, thứ tư hạt điều tăng
39.6%, thứ năm hạt tiêu tăng 22.7%. Xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như điện tử, máy tính
và linh kiện kiện tăng 1.1% và điện thoại và các linh kiện tăng 3%, hàng dệt may tăng 9,6%, gỗ
và các sản phẩm gỗ tăng 6.7%, phương tiện vận tải và phù tụng tăng 24.1%, đều tăng trưởng
dương. Về có cấu nhóm hàng xuất khẩu tháng 9/2023, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm
88.3%, nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 7.9%, nhóm hàng thủy sản chiếm 2.6% và cuối cùng
nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1.2%. Tuy nhiên, tính chung tháng 9 năm 2023, kim
ngạch xuất xuất khẩu vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước. ( Tổng cục thống kê, 10/2023)
2.2. Khái niệm về hàng hoá vận chuyển trong vận tải biển và phân loại hàng hoá theo nghành vận tải
Hàng hoá vận chuyển trong vận tải biển là tất cả các vật phẩm, thương phẩm, được các phương
tiện vận tải biển tiếp nhận để vận chuyển dưới dạng có hoặc không có bao bì theo tập quán hàng
hải quốc tế. Hàng hoá vận chuyển trong vận tải biển được đặc trưng bởi các điều kiện vận
chuyển. ( Nguyễn Thị Hồng Thu, Châu Thị Huệ, 2017). Ban đầu, thuật ngữ hàng hoá ( cargo)
dùng để chỉ những loại hàng hoá đã được chất lên tàu. Tuy nhiên, hiện nay, hàng hoá ( cargo)
được dùng cho tất cả các loại hàng hoá, bao gồm những loại được vận chuyển bởi đường sắt, xe
tải, hoặc container đa phương thức ( Saloodo, Truy cập ngày 13/11/2023). Có rất nhiều cách
phân loại hàng hoá như theo ý nghĩa xã hội, phương pháp và kỹ thuật bảo quản, theo kỹ thuật
xếp dỡ hay theo nghành vận tải. Trong phân loại hàng hoá theo nghành vận tải, hàng hoá được
chia làm 3 nhóm chính như sau:
Thứ nhất: Hàng bách hoá ( General cargoes) ( hàng theo đơn chiếc) Nhóm hàng này gồm các
đơn vị hàng vận chuyển riêng rẽ có bao bì hoặc không có bao bì (kiện, bao, thùng, hòm, chiếc,
cái...). Hàng bách hóa có thể được chở trên tàu với một loại hàng hoặc nhiều loại hàng với các
hình dạng bao bì khác nhau. Hiện nay hàng bách hóa có xu hướng đóng trong các Container và
vận chuyển trên các tàu Container.( Nguyễn Thị Hồng Thu, Châu Thị Huệ, 2017).
Thứ hai: nhóm hàng chở xô ( bulk cargoes) là hàng chở theo khối lượng lớn, đồng nhất. Nhóm
hàng này được chia thành 2 nhóm là nhóm hàng chất rắn chở xô và nhóm hàng lỏng. Phương
pháp đo mớn nước ( giám định mớn nước) để xác định khối lượng hàng và thường được chở trên
các tàu chuyên dụng.( Nguyễn Thị Hồng Thu, Châu Thị Huệ, 2017). Ví dụ như đường, ca cao, cà
phê, quặng sắt, phân bón, xi măng, than đá, gỗ, đậu nành và lúa mì, gạo. Tất cả hàng hóa thuộc
loại này đều đồng nhất và không được đóng gói. Hầu hết chúng được chất lên các tàu bằng cách
xử dụng cần cẩu. ( Abdul Gafoor Payyoli, 2021).
Thứ ba: Nhóm hàng vận chuyển đòi hỏi có chế độ bảo quản riêng, những loại hàng này do tính
chất riêng của chúng nên cần phải được bảo quản theo những chế độ đặc biệt quy định trong vận
tải. Nếu không tuân theo những quy định này thì hàng sẽ bị hư hỏng hoặc gây nguy hiểm cho
tàu. .( Nguyễn Thị Hồng Thu, Châu Thị Huệ, 2017). Bảng. Nhóm hàng bách hoá Nhóm hàng chở xô Nhóm hàng vận chuyển theo chế độ riêng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Bao Hàn Hàng Hàng Hàng Kim Hàng Hàn Hàn Hàn Gỗ Hàn Hàng Hàng Gia mềm g đóng thùng tính loại thùn g g rót g g hạt nguy mau cầm đóng hòm lớn chiếc và sản g cồng lỏng cục rời hiểm hỏng gia kiện phẩm đáy kềnh rời súc kim tròn và loại các sản phẩm của chún g
2.2.3 Khái niệm hàng thông thường
Tuy nhiên trong một yêu cầu đặt chỗ, thường chia làm ba loại hàng hoá như Hàng thông thường,
hàng nguy hiểm và hàng lạnh.
Hàng thông thường ( Normal Cargo/ General Cargo) được định nghĩa là bất kỳ hàng hoá nào
không thuộc danh mục cụ thể chẳng hạn như: hàng dễ hỏng, động vật sống, hàng nguy hiểm.
( DFREIGHT, 2022). Mỗi loại hàng thông thường sẽ có những yêu cầu riêng để đảm bảo tính
chất của hàng hoá, tuy nhiên không có những yêu cầu khắc khe về nhiệt độ hay giấy chứng nhận
như hàng lạnh hay hàng nguy hiểm.. Hàng thông thường rất đa dạng như: Quần áo, sản phẩm
nông nghiệp như gạo, cà phê, đồ điện tử, đồ nội thất, máy móc, hàng lương thực, vật dụng cá nhân.
2.2.4 Khái niệm về hàng lạnh
Là những mặt hàng không bảo quản được trong thời gian dài ở điều kiện bình thường. Muốn kéo
dài thời gian bảo quản cần phải bảo quản ở điều kiện đặc biệt.( Nguyễn Thị Hồng Thu, Châu Thị
Huệ, 2017). Ví dụ như rau củ hoa quả, thuỷ hải sản, thịt, trứng.
2.3 Tổng quát về hàng nguy hiểm
2.3.1.Khái niệm hàng nguy hiểm ( dangerous goods)
Theo phân loại hàng hoá theo nghành hàng, hàng nguy hiểm được xếp vào nhóm hàng vận
chuyển theo chế độ riệng. Hàng nguy hiểm được định nghĩa là loại hàng trong quá trình vận
chuyển, bảo quản, xếp dỡ có thể sinh ra cháy nổ, ăn mòn, ngộ độc, sinh ra tia phóng xạ, gây nguy
hiểm cho người, tài sản (hàng hóa, trang thiết bị vận chuyển xếp dỡ), và môi trường. Một số loại
hàng nguy hiểm như sản phẩm dầu mỏ ( Petroleum products), hoá chất ( dùng trong công nghiệp,
dược phẩm( ( Chemicals industrial, pharmaceutical, agricultural), khoáng sản ( Minerals), sản
phẩm động vật ( Animals products), sản phẩm thực vật ( Plant products), chất phóng xạ
( Radioactive materials).( Nguyễn Thị Hồng Thu, Châu Thị Huệ, 2017).
2.3.2. Phân loại hàng nguy hiểm
Danh mục hàng hoá nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc và số
hiệu nguy hiểm quy định tại Phụ lục I của Nghị định này. (Thư viện pháp luật, 2020). Hàng nguy
hiểm được phân loại làm 9 loại chất tuỳ thuộc bào tính chất hoá, lý và được sắp xếp theo màu.
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ là những chất có mức độ phân giải chậm ở nhiệt độ bình
thường nhưng khi gặp chấn động hoặc ma sát sẽ thay đổi nhiệt độ dẫn đến tốc độ phân giải rất
nhanh cùng lúc sinh ra một lượng khí lớn dẫn đến áp suất tăng đột ngột, sinh nổ. Có biểu tượng
màu cam.( Nguyễn Thị Hồng Thu, Châu Thị Huệ, 2017).
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Chất khí dễ cháy ( flammable gases) là những chất vô cơ và hữu cơ được nến trong bình
cao áp hoặc hoá lỏng để thuận tiện cho quá trình vận chuyển. Khi nhiệt độ thay đổi, gặp chấn
động, áp suốt thay đổi sẽ sinh ra cháy nổ nguy hiểm, đặc biệt sinh ra khí độc. ( Nguyễn Thị Hồng
Thu, Châu Thị Huệ, 2017). Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại. Nhóm 2.3: Khí độc hại. Hình. Chất khí ( Gases) (Trần Kim Phượng, 2023)
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy là những chất lỏng có nhiệt độ bắt lửa nhỏ
hơn 65oC. Khi cháy nổ sẽ sinh ra khí độc. (Nguyễn Thị Hồng Thu, Châu Thị Huệ, 2017). Ví dụ
như dầu, xăng, sơn, cồn, các loại rượu có nồng độ cồn cao. (Trần Kim Phượng, 2023). Hình. Chất lỏng dễ cháy
Nguồn:(Trần Kim Phượng, 2023).
Loại 4. Chất rắn dễ cháy
Nhóm 4.1 (spontaneously combustible substances) là chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất
nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy. ( Thư viện pháp luật, 2020).
Nhóm 4.2 (flammable solids) là chất có khả năng tự bốc cháy.(Thư viện pháp luật, 2020).
Nhóm 4.3 ( dangerous when wet) là chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy ví dụ như kim loại kiềm, kiềm thổ) Hình. Hàng nguy hiểm loại 4 (DgAir Freight, 2014)
Loại 5. Chất oxy hoá ( oxidizer) là những chất trong nguyên tử chứa nhiều oxy nên kém ổn định,
dễ bị oxy hoá. (Nguyễn Thị Hồng Thu, Châu Thị Huệ, 2017).
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa ( oxidizing agent)
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ (organic peroxide) phản ứng chậm hơn 5.1 nhưng khi cháy sinh ra khí
độc, đặc biệt là chất phenol
Loại 6. Chất độc hại và chất truyền nhiểm là những chất có thể gây ngộ độc cho con người qua
đường hô hấp, tiêu hoá.(Nguyễn Thị Hồng Thu, Châu Thị Huệ, 2017).
Nhóm 6.1: Chất độc như thuốc trừ sâu.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh chứa mầm bệnh như vi-rút, vi khuẩn, kí sinh trùng và các loại
nấm. Nguyên nhân gây bệnh cho con người và động vật. Hình. Nhóm chất độc (Trần Kim Phượng, 2023).
Loại 7: Chất phóng xạ (Radioactive Materials) là những chất có khả năng sinh ra các tia có khả
năng đâm xuyên hoặc ion hoá rất mạnh gây nguy hiểm về lâu dài cho con người.
Loại 8: Chất ăn mòn (Corrosives) là những chất khi tiếp xúc vơi da người, động vật tạo thành
những vết thương, khi tiếp xúc với vật hữu cơ thì phá huỷ ví dụ acquy, pin, axit. (Trần Kim Phượng, 2023).
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác ( Other Hazardous Materials) gồm những chất nguy
hiểm không nằm trong 8 loại trên. Hình.
Nhản dán 9 nhóm hàng nguy hiểm Nguồn :
2.3.3 Các thông số hàng nguy hiểm trên một yêu cầu đặt chỗ
Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, đối với hàng nguy hiểm, ở bước đầu tiên
trong quy trình tiếp nhận yêu cầu đặt chỗ, khách hàng phải cung cấp đầy đủ những thông tin như
số UN (UN Number), Tên vận chuyển phù hợp (UN PROPER SHIPPING NAME), Phân loại
hàng nguy hiểm (TRANSPORT HAZARD CLASS(ES), Bao bì nhóm (PACKING GROUP),
Mức độ ô nhiễm môi trường (MARINE POLLUTANT), Điểm chớp cháy ( Flash Point). Tất cả
những thông số này được phê duyệt của Liên Hiệp Quốc ( UN – United Nation approved
packaging). Người gửi hàng phải đảm bảo rằng tất cả các thủ tục giấy tờ đều được điền đầy đủ
và chính xác, thông tin đó rõ ràng, có chữ ký hợp lệ và lô hàng đã được chuẩn bị theo các quy tắc và quy định của IATA.
Số UN ( Un Number) là số có bốn chữ số, được quy định bởi Tổ chức Liên hợp quốc, dùng để
định dạng hàng nguy hiểm như chất nổ, chất lỏng dễ cháy, chất oxy hoá và một số chất độc hại
cấp tính.Ví dụ như acrylamide có UN 2074). Nếu không có số/ hoặc chữ Not Available/ hoặc
NA/ hoặc Not Apllication là hàng Non -DG.
Tên vận chuyển phù hợp (UN PROPER SHIPPING NAME) hàng nguy hiểm phải có tên gọi
theo đúng kỹ thuật trong vận tải mà không đượ chỉ gọi theo tên thương mại. Mã ký hiệu đó phải
được viết hay dán ở những nơi dễ nhìn thấy nhất và phải chỉ rõ tính chất nguy hiểm của hàng bên
trong. Mỗi kiện hàng phải có đầy đủ ký hiệu, nhãn hiệu. ( Đỗ Minh Cường, n.d. Truy cập ngày 16/11/2023).
Bao bì nhóm (PACKING GROUP) được xác định dựa trên mức độ nguy hiểm của mặt hàng, bên
cạnh đó việc đóng gói theo nhóm giúp việc dễ dàng hơn trong vận chuyển.
Nhóm 1 ( Packaging groups I) nguy hiểm mức độ cao
Nhóm 2 ( Packing groups II) nguy hiểm mức độ trung bình
Nhóm 3 ( Packing group III ) nguy hiểm mức độ thấp
Mức độ ô nhiễm môi trường (MARINE POLLUTANT) ở mục này phải nêu rõ hàng đó có gây ô
nhiễm môi trường hay không. Có gây ô nhiễm môi trường ký hiệu Positive (P), gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng PP, không gây ô nhiễm môi trường Negative (N). Hình.
Thông số liên quan đến hàng nguy hiểm (HungPham, 2011)
2.5 Khái niệm một số loại container phổ biến trong vận tải
Bên cạnh container chở hàng khô hay hàng bách hoá, còn có container dùng chở hàng lạnh như
rau củ tươi sống, cá, chiếm 6% thị phần. Mỗi loại container sẽ có những đặc tính phù hợp với
từng loại hàng hoá khác nhau.
Container 20’ General purpose container (GP): là loại container 20 feet khô, rất phổ biến hiện
nay. Công năng để chứa hàng hoá khô, hàng nặng, hàng cầu có nơi chứa yêu cầu ít về thể tích.
( Quang Vũ, 2022). Một số mặt hàng như gạo, thực phẩm khô, xi măng, thép, hàng dân dụng.
Đặc tính kín khí, không thấm nước. Container được làm bằng chất liệu thép cao cấp, khả năng
chịu lực cao có thể sử dụng trong môi trường đường biển.( Quang Vũ, 2022). Bảng.
Kích thước container 20’ GP Nguồn: Hình.
Container 20’ GP và Container 40’ HC
Container 40’ HC ( High Cubes container) là container có 40 feet dạng cao. Thiết kế cao hơn loại
thông thường để đóng được nhiều hàng hoá và phục vụ hàng cồng kềnh. Container cao có chiều
dài và chiều rộng giữ nguyên so với container bách hoá, tuy nhiên chỉ có chiều cao được tăng lên
để có thể vận chuyển hàng cồng kềnh hơn như máy míc công nghiệp, thiết bị nặng, vật liệu xây dựng. Bảng. Thông số container HC Nguồn:
Container lạnh ( Reefer container) là container có trang bị hệ thống làm lạnh, được sử dụng để
duy trì môi trường được kiểm soát nhiệt độ để vận chuyển hàng hoá dễ hỏng như rau củ, thịt cá
sống, hoa, dược phẩm, sàn làm bằng thanh kim loại chữ T. Các container lạnh được cung cấp
năng lượng bằng điện hoặc máy phát điện diesel. Container lạnh có thể duy trì nhiệt độ từ -30oC
đến +30oC. (Quang Vũ, 2022). Bảng.
Kích thước container lạnh